BỘ GIÁO DỤC VÀO ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TRÃI
BÀI THẢO LUẬN NHÓM
MÔN: THANH TOÁN QUỐC TẾ
Đề tài: Thực trạng và giải pháp của phương
thức nhờ thu
Nhóm 3 – Lớp 09TCN
1. Đào Thị Liễu
2. Lê Thị Thùy Linh A
3. Nguyễn Diệu Linh
4. Nguyễn Hồng Phương
5. Nguyễn Thị Khánh Phương
6. Quách Tú Quyên
7. Nguyễn Thu Trang
MỤC LỤC
Phần 1: Tổng quan về phương thức nhờ thu
Chương 1: Khái quát chung về phương thức nhờ thu
I. Khái niệm
II. Đặc điểm và các văn bản pháp lý nhờ thu
III. Phân loại
IV. Thủ tục, hồ sơ
Chương II: Phương thức nhờ thu trơn
I. Định nghĩa
II. Quy trình
III. Rủi ro trong phương thức nhờ thu trơn
Chương III: Phương thức nhờ thu kèm chứng từ
I. Định nghĩa
II. Quy trình
III. Lợi ích và rủi ro trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ
Phần 2: Thực trạng và giải pháp phương thức nhờ thu
Chương 1: Thực trạng phương thức nhờ thu
Chương 2: Giải pháp và các đề xuất
NỘI DUNG
Phần 1: Tổng quan về phương thức nhờ thu
Chương I: Khái quát chung về phương thức nhờ thu
I. Khái niệm
Nhờ thu là phương thức thanh toán, theo đó, bên bán ( nhà xuất khẩu)
sau khi giao hàng hay cung ứng dịch vụ, ủy thác cho ngân hàng phục
vụ mình xuất trình bộ chứng từ thông qua ngân hàng đại lý cho bên
mua (nhà nhập khẩu) để được thanh toán, chấp nhận hối phiếu hay
chấp nhận các điều kiện và điều khoản khác.
II. Đặc điểm và các văn bản pháp lý nhờ thu
1. Đặc điểm:
- Thanh toán bằng phương thức nhờ thu sẽ giảm thiểu một
phần rủi ro cho nhà xuất khẩu vì chứng từ chỉ được giao cho người
nhập khẩu khi người nhập khẩu thanh toán tiền hàng hoặc đã ký chấp
nhận hối phiếu (đối với nhờ thu chứng từ). Tuy nhiên thanh toán theo
phương thức này người bán/xuất khẩu vẫn phải chịu rủi ro trong
trường hợp người mua/nhập khẩu không chấp nhận chứng từ hoặc từ
chối thanh toán hối phiếu khi đáo hạn.
2. Văn bản pháp lý:
- Quy tắc thống nhất về nhờ thu (The ICC Uniform rules for
collection) được phát hành lần đầu bởi ICC vào năm 1956; sau
đó, được tái bản vào các năm 1967,1978 và lần tái bản sau cùng
được Hội đồng của ICC chấp thuận vào tháng 6 năm 1995, với
tiêu đề “ICC Uniform rules for collection, Publication No 522 “
( viết tắt URC 522). Do ICC là tổ chức Hiệp hội phi chính phủ,
do đó, cũng như các văn bản khác do ICC phát hành, các phiên
bản URC mang tính chất pháp lý tùy ý. Điều này được thể hiện
ở chỗ:
Tất cả các phiên bản URC còn nguyên giá trị, nghĩa là
các phiên bản không phủ nhận lẫn nhau mà độc lập với
nhau. Điều này là hoàn toàn ngược với quy tắc của các
nguồn luật quốc gia hay quốc tế.
Các bên được tự do thỏa thuận áp dụng hay không áp
dụng URC để điều chỉnh nhờ thu. Vì tất cả các phiên
bản đều còn nguyên hiệu lực, nên khi lựa chọn áp dụng
thì phải nói rõ là áp dụng phiên bản nào. Thông
thường, phiên bản mới nhất hiện hàn được các bên lựa
chọn áp dụng bằng việc dẫn chiếu trong “Đơn yêu cầu
nhờ thu “ và “Lệnh nhờ thu” câu : “Thí Collection is
subject to the Uniform Rules for Collection, 1995
Revision ICC Pub, No. 522”. Khi đã có dẫn chiếu như
vậy, thì URC 522 trở thành văn bản quy phạm pháp
luật bắt buộc thực hiện đối với tất cả các bên liên quan.
Các bên có thể thỏa thuận:
Loại trừ (không áp dụng) một hay một số điều khoản
của URC.
Bổ sung (đưa thêm ) một hay một số các điều khoản
khác mà URC không điều chỉnh.
Thay đổi, điều chỉnh nội dung của một hay một số các
điều khoản của URC.
Chính vì vậy, khi xử lý nhờ thu thì những quy định cụ
thể trong Lệnh nhờ thu phải được ưu tiên thực hiện
trước các điều khoản của URC.
Tính chất pháp lý của URC là dưới luật quốc gia. Điều
này hàm ý, nếu có sung đột giữa URC với Luật quốc
gia, thì luật quốc gia được ưu tiên vượt lên trên về mặt
pháp lý. Do đó, khi áp dụng URC, các bên liên quan
còn phải tính đến đặc điểm luật pháp của các quốc gia
liên quan đến nhờ thu.
3. Phân loại
Căn cứ theo thời hạn, có 2 loại Nhờ thu:
- Nhờ thu trả ngay (D/P): Phương thức này qui định người
mua/người nhập khẩu phải thanh toán tiền ngay khi nhận bộ
chứng từ.
- Nhờ thu trả chậm (D/A): Phương thức này cho phép người mua
không phải thanh toán ngay nhưng phải ký chấp nhận thanh
toán trên hối phiếu có kỳ hạn, được ký phát bởi người
bán/người xuất khẩu. Thông thường hối phiếu đã chấp
nhận sẽ được giữ tại nơi an toàn của ngân hàng nhờ thu (ngân
hàng người nhập khẩu) cho đến ngày đáo hạn. Tới ngày này,
người mua phải thực hiện thanh toán như đã chấp nhận.
Căn cứ theo chứng từ, có 2 loại Nhờ thu:
- Nhờ thu phiếu trơn: Bộ chứng từ Nhờ thu chỉ gồm Hối phiếu
và yêu cầu nhờ thu của Ngân hàng của người xuất khẩu.
- Nhờ thu kèm chứng từ: Bộ chứng từ Nhờ thu ngoài Hối phiếu,
yêu cầu nhờ thu của Ngân hàng còn có bộ chứng từ gửi hàng.
Khi đó người nhập khẩu nếu muốn nhận chứng từ thì sẽ phải
thanh toán (D/P) hoặc ký chấp nhận hối phiếu (D/A).
4. Thủ tuc, hồ sơ
1. Nhờ thu hàng nhập khẩu
- Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp (đối với khách hàng lần
đầu giao dịch): Quyết định thành lập doanh nghiệp (đối với
DN thành lập trước năm 1999), Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh hoặc quyết định thành lập tổ chức do cơ quản
chủ quản cấp (đối với những DN thành lập trước năm
1999), Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh, Quyết định
bổ nhiệm Giám đốc kinh doanh của Hội đồng sáng lập viên
Công ty hoặc quyết định bổ nhiệm người đứng đầu tổ chức
do cơ quan cấp trên trực tiếp ban hành, Điều lệ công ty (nếu
có).
- Hợp đồng ngoại thương và các phụ lục (nếu có)
- Giấy phép nhập khẩu hoặc hạn ngạch (nếu cần)
Hợp đồng ngoại hối (theo mẫu của ngân hàng/ trong trường
hợp khách hàng có nhu cầu mua ngoại tệ để thanh toán).
2. Nhờ thu hàng xuất khẩu
- Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp (đối với khách hàng lần
đầu giao dịch).
- Giấy phép xuất khẩu hoặc hạn ngạch (nếu cần).
- Hợp đồng ngoại thương và các phụ lục (nếu có)
- Các chứng từ khác theo quy định trong Hợp đồng ngoại
thương
Chương II : Phương thức nhờ thu trơn
I. Định nghĩa
- Nhờ thu trơn là phương thức thanh toán, trong đó chứng từ
nhờ thu chỉ bao gồm chứng từ tài chính, còn các chứng từ
thương mại được gửi trực tiếp cho người nhập khẩu thông
qua ngân hàng.
- “ Chứng từ tài chính” bao gồm: hối phiếu, kỳ phiếu, séc
hoặc thanh toán các phương tiện tương tự khác sử dụng
trong việc chi trả, thanh toán tiền.
- “ Chứng từ thương mại” bao gồm: hóa đơn, chứng từ vận tải,
các chứng từ có tiêu đề hoặc các chứng từ tương tự khác,
hoặc bất kỳ chứng từ nào khác không phải là chứng từ tài
chính.
II. Quy trình
1. Ký kết hợp đồng mua bán, trong đó điều khoản thanh toán quy
định áp dụng phương thức “ Nhờ thu phiếu trơn”.
2. Người ủy thác ( nhà xuất khẩu) gửi hàng hóa và bộ chứng từ
thương mại trực tiếp cho người trả tiền ( Nhà nhập khẩu )
3. Nhà xuất khẩu gửi đơn yêu cầu nhờ thu cùng chứng từ tài chính
cho NHNT để thu tiền từ Nhà nhập khẩu.
(4)
(7)
(3) (8) (6) (5)
(1)
(2)
4. NHNT lập và gửi Lệnh nhờ thu cùng chứng từ tài chính tới
NHTH để thu tiền từ nhà nhập khẩu
5. NHTH thông báo Lệnh nhờ thu để nhà nhập khẩu:
Trả tiền ngay ( séc, kỳ phiếu hay hối phiếu trả ngay); hoặc
NHNT
( Remiting Bank)
Người trả tiền
(Drawee)
Người ủy thác
(Principal)
NHTH
( Collecting Bank)
Ký chấp nhận hối phiếu ( hối phiếu kỳ hạn); hoặc
Chấp nhận các điều kiện và điều khoản khác
6. Nhà nhập khẩu trả tiền ngay, hoặc chấp nhận trả tiền
7. NHTH chuyển tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu kỳ hạn đã chấp nhận
cho NHNT.
8. NHNT chuyển tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu kỳ hạn đã chấp nhận
cho nhà xuất khẩu.
III. Rủi ro trong phương thức nhờ thu trơn
Do việc trả tiền trong nhờ thu phiếu trơn không căn cứ vào chứng
từ thương mại, mà chỉ dựa vào chứng từ tài chính. Do đó:
1. Rủi ro chủ yếu thuộc về nhà xuất khẩu, bao gồm:
Nếu nhà nhập khẩu vỡ nợ thì nhà sản xuất chẳng bao giờ
nhận được tiền thanh toán.
Nếu năng lực tài chính của nhà nhập khẩu yếu kém thì việc
thanh toán sẽ dây dưa, chậm trễ và tốn kém.
Nếu nhà nhập khẩu chú tâm lừa đảo, vẫn nhận hàng nhưng
từ chối thanh toán, hoặc từ chối chấp nhận thanh toán.
Đến hạn thanh toán hối phiếu kỳ hạn nhưng nhà nhập khẩu
không thể thanh toán hoặc không muốn thanh toán ( do tình
hình tài chính, tình hình kinh doanh trở nên xấu đi, hay nhà
nhập khẩu phát sinh chủ tâm lừa đảo) thì nhà xuất khẩu có
thể kiện ra tòa nhưng rất tốn kém và không phải lúc nào
cũng nhận được tiền.
2. Rủi ro đối với nhà nhập khẩu:
Rủi ro có thể phát sinh khi Lệnh nhờ thu đến trước hàng
hóa và nhà nhập khẩu phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán
hoặc chấp nhận trong khi hàng hóa không được gửi đi,
hoặc đã gửi đi nhưng chưa tới, hoặc khi nhận hàng hóa có
thể là không đảm bảo đúng chất lượng, chủng loại, số
lượng như đã thỏa thuận trong hợp đồng thương mại.
Như vậy, rủi ro với nhà XK là rât lớn vì việc nhận hàng và
thanh toán của nhà nhập khẩu không có sự ràng buộc với
nhau, cho nên nhờ thu phiếu trơn thường chỉ áp dụng trong
trường hợp nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu thực sự tin
tưởng lẫn nhau, cụ thể, nhà xuất khẩu phải có thiện chí
giao hàng, còn nhà nhập khẩu có thiện chí thanh toán.
Chương III: Phương thức nhờ thu kèm chứng từ
Trong bối cảnh hoạt động thương mại và giao lưu kinh tế ngày càng phát
triển mạnh mẽ, không còn bị giới hạn trong phạm vi khu vực mà đã trở
thành xu thế toàn cầu. Và hoạt động thanh toán quốc tế ra đời trên nền
tảng thương mại quốc tế nhằm hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động kinh doanh
xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài . Ngày nay thanh toán quốc tế ngày
càng đóng vai trò hết sức quan trọng bởi thương mại quốc tế có tồn tại và
phát triển được hay không phụ thuộc rất nhiều vào khâu thanh toán có
thông suốt, kịp thời, an toàn và chính xác. Nhận thấy tầm quan trọng của
các phương thức thanh toán trong thương mại quốc tế nói chung cùng với
mong muốn đi sâu khai thác một phương thức thanh toán khá phổ biến đó
là phương thức thanh toán nhờ thu, mà nổi bật là nhờ thu kèm chứng từ
để có một cái nhìn toàn diện hơn về phương thức này và lý giải được vì
sao trong phương thức nhờ thu thì nhờ thu kèm chứng từ lại được ưa
chuộng nhất.
I. Định nghĩa
Phương pháp nhờ thu kèm chứng từ là phương thức thanh toán
trong đó chứng từ gửi đi nhờ thu gồm:
- Hoặc chứng từ thương mại cùng chứng từ tài chính
- Chỉ chứng từ thương mại(không có chứng từ tài chính gửi cùng)
Ngân hàng thu hộ (NHTH) chỉ trao bộ chứng từ cho người trả tiền
khi người này đã trả tiền, chấp nhận thanh toán hoặc thực hiện các
điều kiện khác quy định trong lệnh nhờ thu.
Phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ có 04 loại:
a. D/P: (Documents against payment): Là điều kiện thanh toán
tiền trả ngay khi chứng từ được xuất trình(payable at sight).
NHTH chỉ trao chứng từ thương mại khi nhà Nhập khẩu thanh
toán nhờ thu.
Đối với điều kiện D/P, trong lệnh nhờ thu phải có chỉ thị”
Release Documents against payment”. Về mặt lí thuyết, thanh
toán theo điều kiện D/P không nhất thiết phải có hối phiếu kèm
theo, số tiền nhờ thu sẽ căn cứ vào giá trị hóa đợn thương
mại,trong thực tế nếu không có hối phiếu thì không có căn cứ để
kiện nhà nhập khẩu ra tòa với lí do là không thanh toán hối
phiếu, Do đó bộ chứng từ thanh toán theo điều kiện D/P thường
kèm theo hối phiếu.
b. D/P X days sight :Là quy tắc nhờ thu trong đó lệnh nhờ thu quy
định trong khoảng thời gian x ngày kể từ ngày bộ chứng từ xuất
trình, nhà nhập khẩu trả tiền để đối chứng lấy bộ chứng từ, tuy
nhiên nhà nhập khẩu không trả tiền ngay khi nhìn thấy mà được
phép trong khoảng thời gian x ngày sau khi nhìn thấy bộ chứng
từ.
Điều kiện D/P X days sight được áp dụng chủ yếu trong các
trường hợp sau:
- Trong trường hợp bộ chứng từ đến trước hàng hóa để tạo điều kiện
cho nhà nhập khẩu chỉ trả tiền khi hàng tới đích, người xuất khẩu chấp
nhận để nhà nhập khẩu trả tiền trong khoảng thời gian là X ngày sau
khi bộ chứng từ được xuất trình.
- Nhà xuất khẩu muốn chắc bộ chứng từ chỉ được thanh toán khi đã
nhận được tiền tuy nhiên không phải lúc nào nhà nhập khẩu cũng có
sẵn tiền để thanh toán, do đó nhà xuất khẩu cho phép nhà nhập khẩu
thanh toán sau khoảng thời gian x ngày sau khi xuất trình bộ chứng từ
để nhà nhập khẩu có thể tìm được nguồn tài trợ.
- Điều kiện D/P x days sight có lợi hơn đối với nhà nhập khẩu => nhà
nhập khẩu có thể bán được nhiều hàng hơn, tăng doanh thu và mở
rộng được thị phần.
c. D/A: Là điều kiện chấp nhận thanh toán đối chứng từ, NHTH
chỉ trao chứng từ thương mại khi nhà nhập khẩu chấp nhận
thanh toán nhờ thu.
Đối với điều kiện D/A, trong lệnh nhờ thu phải có chỉ thị
“Release Documents against acceptance”.
Điều kiện D/A: - Người xuất khẩu cấp tín dụng cho người nhập
khẩu thời hạn tín dụng chính là thời hạn của hối phiếu.
- Người nhập khẩu được yêu cầu chấp nhận hối phiếu,tức là phải kí
chấp nhận thanh toán hối phiếu sau một ngày nhất định, khi đã kí chấp
nhận, người nhập khẩu nhận được bộ chứng từ và đi nhận hàng.
- Thời điểm để tính thời hạn của hối phiếu có thể là:
+ Từ ngày nhìn thấy hối phiếu
+ Từ ngày giao hàng được ghi trên hối phiếu
+Từ ngày kí phát hối phiếu
+Một ngày cụ thể trong tương lai.
d. D/OT (D/TC) = Documents against acceptance. Chấp nhận các
điều kiện khác trao chứng từ.
Điều kiện D/OT: Nhìn chung điều kiện trao chứng từ D/A, D/P là
phổ biến, trong thực thế còn bao gồm nhiều loại nữa, cụ thể:
- Thanh toán từng phần: Đây là điều kiện trao chứng từ trong đó một
phần số tiền nhờ thu được thanh toán ngay, số tiền còn lại sẽ được
thanh toán theo điều kiện D/A.
- Trao đổi chứng từ đổi kỳ phiếu: Nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu có
thể thỏa thuận dung một kỳ phiếu thay thế, kỳ phiếu này do người
nhập khẩu lập và kí với nội dung hứa và trả một số tiền nhất định tại
một thời điểm cụ thể trong tương lai.
- Trao chứng từ đổi lấy giấy nợ: Nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu thỏa
thuận không dùng hối phiếu hay lệnh phiếu mà thay vào đó là một
giấy nhận nợ, Điều kiện trao chứng từ là khi nhận được giấy nhận nợ
của nhà nhập khẩu trong đó cam kết trả một số tiền nhất định trong
tương lai.
- Trao chứng từ trên cơ sở biên lai tín thác: Trong một số trường hợp,
nhà xuất khẩu có thể ưu tiên nhận một giấy tín thác được kí bởi nhà
nhập khẩu thay cho các công cụ thanh toán khác và ủy quyền cho ngân
hàng thu hộ trao chứng từ khi nhận được giấy tín thác này.
- Bank undertaking (AVAL): AVAL là thuật ngữ châu Âu nói lên sự
bảo lãnh của người thứ 3 về thanh toán hối phiếu hoặc kỳ phiếu được
kí hậu bằng chữ kí của người bảo lãnh. Nếu trao chứng từ theo điều
kiện D/A thì nhà xuất khẩu nhận được hối phiếu chấp nhận bởi người
nhập khẩu, tức là sau khi chứng từ được trao nhà xuất khẩu mất quyền
kiểm soát hàng hóa, như vậy khả năng thanh toán hối phiếu phụ thuộc
vào nhà nhập khẩu, chính vì vậy rủi ro không được thanh toán đối với
nhà nhập khẩu có thể là rất lớn. Để được thanh toán chắc chắn nhà
xuất khẩu có thể đề nghị một điều khoản ghi trong hợp đồng thương
mại và lệnh nhờ thu là “ chỉ trao chứng từ khi hối phiếu đã dược chấp
nhận bởi người trả tiền và được ngân hàng chấp nhận bảo lãnh”.
II. Quy trình
(1): Nhà xuất khẩu giao hàng hóa cho nhà nhập khẩu.
- Người xuất khẩu chỉ giao hàng theo địa chỉ của người nhập khẩu
chỉ định. Không giao chứng từ cho người nhập khẩu. Với quy định
này, người nhập khẩu muốn nhận hàng thì phải trả tiền mới được
ngân hàng trao bộ chứng từ để đi nhận hàng.
- Người xuất khẩu không gửi trực tiếp hàng hóa cho ngân hàng nhờ
thu trừ khi là có thỏa thuân trước với ngân hàng đó, nếu không
ngân hàng sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm đối với hàng hóa đó,
mà sẽ do người ủy thác chịu.
- Đối với những hàng hóa quý hiếm ,người xuất khẩu sẽ thỏa thuận
với ngân hàng của người nhập khẩu để lưu kho hàng hóa, và ngân
hàng sẽ chỉ giao khi người nhập khẩu đảm bảo các điều khoản
thanh toán của phương thức này.
(2): Ký kết hợp đồng mua bán, trong đó điều khoản thanh toán quy
định áp dụng phương thức nhờ thu kèm chứng từ.
(3): Ngân hàng nhờ thu lập lệnh nhờ thu gửi cùng bộ chứng từ tới
ngân hàng thu hộ:
- Trên cơ sở đơn yêu cầu nhờ thu, ngân hàng nhờ thu lập một lệnh
nhờ thu với các chỉ thị không được mâu thuẫn với đơn yêu cầu nhờ
thu.
Drawee
Người ủy thác
(Principal)
3
5
7
5’
’’
4
1
HĐTM
2
Remiting Bank
Collecting bank
6
- Nhà xuất khẩu điền những nội dung vào lệnh nhờ thu và ủy thác
cho ngân hàng thu hộ tiền, thực chất đây là hợp đồng ký kết giữa
người ủy thác với ngân hàng nhờ thu.
- Ngân hàng nhờ thu gửi lệnh nhờ thu và bộ chứng từ tới ngân hàng
thu hộ. Ngân hàng nhờ thu không có trách nhiệm kiểm tra chứng từ
do nhà xuất khẩu xuất trình, tuy nhiên , ngân hàng nhờ thu phải lập
bản sao kê chứng từ để chuyển cho ngân hàng thu hộ.
(4) Ngân hàng thu hộ thông báo lệnh nhờ thu và xuất trình bộ
chứng từ cho nhà nhập khẩu. Thông báo về việc trả tiền.
- Ngân hàng thu hộ tiếp nhận chứng từ từ ngân hàng nhờ thu nhưng
không có trách nhiệm phải kiểm tra chứng từ, ngân hàng nhận
chứng từ như thế nào thì xuất trình cho nhà nhập khẩu như thế ấy,
ngoài ra không chịu trách nhiệm gì cả.
- Ngân hàng thu hộ thực hiện quyền khống chế chứng từ đối với
nhà nhập khẩu: D/P hoặc D/A, D/TC.
(5) Nhà nhập khẩu chấp nhận lệnh nhờ thu bằng các cách:
- Thanh toán ngay ( hối phiếu trả ngay, séc hoặc kỳ phiếu)
- Chấp nhập hối phiếu (hối phiếu kỳ hạn)
- Ký phát hành kỳ phiếu hoặc giấy nhận ghi nợ
(5’) Ngân hàng thu hộ trao bộ chứng từ thương mại cho nhà nhập
khẩu
- Ngân hàng thu hộ lập tức gửi thông báo về việc đồng ý thanh toán
hoặc từ chối thanh toán của nhà nhập khẩu cho ngân hàng nhờ thu.
- Trường hợp nhà nhập khẩu đồng ý thanh toán thì ngân hàng thu
hộ phải lâp tức thông báo chi tiết về việc thanh toán của nhà nhập
khẩu cho ngân hàng nhờ thu, và trao bộ chứng từ cho nhà nhập
khẩu.
-Trường hợp nhà nhập khẩu từ chối thanh toán thì ngân hàng thu
hộ cần tìm ra lý do của việc từ chối thanh toán rồi thông báo ngay
cho ngân hàng nhờ thu. Khi nhận được thông báo này, ngân hàng
nhờ thu phải có chỉ thị thích hợp về việc xử lý các chứng từ. Nếu
60 ngày kể từ khi gửi thông báo về việc không thanh toán mà ngân
hàng thu hộ vẫn không nhận được những chỉ thị nói trên thì các
chứng từ sẽ được chuyển trả lại cho ngân hàng nhờ thu, ngân hàng
thu hộ sẽ không chịu trách nhiệm gì thêm.
(6)Ngân hàng thu hộ chuyển tiền nhờ thu hoặc hối phiếu chấp nhận
hoặc kỳ phiếu chấp nhận hay giấy nhận nợ cho ngân hàng nhờ thu.
(7) Ngân hàng nhờ thu chuyển tiền nhờ hu hoặc hối phiếu chấp
nhận hoặc kỳ phiếu hay giấy chấp nhận nợ cho nhà xuất khẩu.
III. Lợi ích và rủi ro trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ
1. Lợi ích
- Nhà xuất khẩu: Nhà XK chắc chắn rằng bộ chứng từ chỉ được
trao cho nhà NK ngay sau khi người này đã thanh toán hay chấp
nhận thanh toán. Nhà XK có quyền đưa nhà nhập khẩu ra tòa
nếu người này không trả tiền hối phiếu đã chấp nhận khi đến
hạn thanh toán.
- Nhà nhập khẩu: Nhà NK được kiểm tra bộ chứng từ trc khi
thanh toán hay chấp nhận thanh toán. Đối với D/A nhà NK được
sử dụng hay bán hàng hóa mà chưa phải thanh toán cho đến thời
hạn của hối phiếu.
- Đối với 2 ngân hàng:
Có thu nhập từ phí nhờ thu
Mở rộng tín dụng, các quan hệ với các ngân hàng khác
2. Rủi ro đối với các bên
- Nhà xuất khẩu: Nếu ngân hàng thu hộ sai sót trong việc thực hiện
lệnh nhờ thu thì hậu quả phát sinh do nhà XK chịu. Nhà NK khước từ
thanh toán hay chấp nhận thanh toán trong khi hàng hóa đã được gửi
đi trc. Nhà XK có thể kiện nhưng sẽ tốn nhiều thời gian.
- Nhà nhập khẩu: Chịu rủi ro khi có gian lận trong thương mại ( nhà
XK lập bộ chứng từ giả), các ngân hàng không chịu trách nhiệm khi
chứng từ là giả mạo hay có sai sót hay hàng hóa không khớp với
chứng từ
- Ngân hàng nhờ thu: nếu không nhận được tiền từ NH thu hộ thì NH
nhờ thu phải chịu rủi ro tín dụng từ phía nhà XK.
- Ngân hàng thu hộ: nếu NH này chuyển tiền cho ngân hàng nhờ thu
trước khi nhà NK chấp nhận thanh toán thì phải chịu rủi ro nếu như
nhà NK không nhận chứng từ và không thanh toán.
=>Trong phương thức nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ, người
xuất khẩu ngoài việc uỷ thác cho ngân hàng thu tiền mà còn nhờ
ngân hàng thông qua việc khống chế bộ chứng từ hàng hoá để
buộc người nhập khẩu phải trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền. Nhờ
vậy phương thức này đảm bảo khả năng thu tiền hơn phương
thức chuyển tiền và nhờ thu hối phiếu trơn. Đã có sự ràng buộc
chặt chẽ giữa việc thanh toán tiền và việc nhận hàng của bên
mua. Tuy nhiên việc bên mua có nhận hàng và thanh toán hay
không vẫn tuỳ thuộc vào thiện chí của người mua, như vậy
quyền lợi của bên bán vẫn chưa được bảo đảm.
Phần 2: Thực trạng và giải pháp phương thức nhờ thu
Chương 1: Thực trạng phương thức nhờ thu
I. Thực trạng chung của phương thức nhờ thu
1. Nhờ thu trơn
- Nhờ thu trơn là phương thức thanh toán trong đó khách hàng nhờ ngân
hàng thu hộ tiền trên cơ sở hối phiếu đòi tiền do mình lập. Phương thức
nhờ thu trơn không đảm bảo an toàn trong việc đòi tiền nên rất ít khách
hàng sử dụng phương thức thanh toán này. Do vậy, doanh số nhờ thu trơn
thực hiện qua ngân hàng hầu như không đáng kể, chủ yếu là các giao dịch
với giá trị nhỏ, nhờ thu cho các khoản phí hoa hồng hoặc phí dịch vụ đại
lý.
2. Nhờ thu kèm chứng từ
- Nhờ thu kèm chứng từ là phương thức thanh toán trong đó khách hàng
nhờ ngân hàng thu hộ tiền trên cơ sở bộ chứng từ giao hàng. Trong
phương thức nhờ thu kèm chứng từ, ngân hàng chỉ giữ vai trò trung gian
thu hộ tiền và không có bất kỳ một cam kết thanh toán nào.
II. Hoạt động nhờ thu của một số Ngân hàng
1. Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam BIDV
- Hoạt động thanh toán theo phương thức nhờ thu kèm chứng từ được triển
khai tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đồng thời với hoạt
động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ. Tuy nhiên do đặc
điểm của phương thức nhờ thu là tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn đối với cả nhà
xuất khẩu lẫn nhà nhập khẩu nên được các khách hàng sử dụng ít hơn so
với phương thức tín dụng chứng từ.
- Trong hoạt động thanh toán theo phương thức nhờ thu kèm chứng từ, uy
tín của ngân hàng là một yếu tố rất quan trọng để các ngân hàng phục vụ
người xuất khẩu lựa chọn làm ngân hàng nhờ thu bộ chứng từ. Từ khi
thực hiện nghiệp vụ Thanh toán quốc tế (TTQT) đến nay, uy tín của
BIDV ngày càng được nâng cao trong quan hệ thanh toán giữa các ngân
hàng trên thế giới nên số lượng các bộ chứng từ nhờ thu thực hiện của
BIDV ngày càng tăng, cả xuất khẩu lẫn nhập khẩu.
- Bảng 2.2: Doanh số thanh toán của các nghiệp vụ TTQT chủ yếu của
BIDV
- Đơn vị tính: Triệu USD
Chỉ tiêu
92-97
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
L/C nhập khẩu
770
265.4
356
1072
1615
2006
2186
2286
L/C xuất khẩu
230
199.4
217
495
555
732.1
753
893
Nhờ thu nhập
12.2
7.9
14
50.5
26
40
71
91
Nhờ thu xuất
12.2
6.7
11
41.5
13.4
31.9
33
39
Chuyển tiền đi
222
105
142
201
296
331
340
420
Chuyển tiền đến
162.6
83
135
192
295
359
417
471
Doanh số TTQT
1409
667
1300
2052
2800
3500
3800
4200
-
Hoạt động nhờ thu của chi nhánh BIDV Quang Trung
Quy trình nhờ thu đi
- Khách hàng lập bộ hồ sơ nhờ thu gồm chỉ thị nhờ thu và bộ chứng từ gửi
đến ngân hàng. Thanh toán viên tiếp nhận bộ hồ sơ, kiểm tra số lượng chứng từ
với liệt kê chứng từ trên giấy chỉ dẫn nhờ thu để đảm bảo khớp đúng. Nếu đáp
ứng đủ, ký giao nhận chứng từ với khách hàng. Sau đó, thanh toán viên kiểm tra
chỉ dẫn nhờ thu, nếu chỉ dẫn không rõ ràng thì liên hệ với khách hàng, nếu phù
hợp sẽ khởi tạo giao dịch, lập lệnh nhờ thu và gửi kèm bộ chứng từ tới ngân
hàng nhờ thu ở nước ngoài theo chỉ dẫn của khách hàng. Sau một thời gian nhất
định, ngân hàng sẽ nhận được phản hồi từ ngân hàng bên phía nhà nhập khẩu.
- Nếu nhận được từ chối bộ chứng từ thì ngân hàng kiểm tra lý do từ chối
xem có hợp lý không. Thông báo cho khách hàng biết về việc bị từ chối thanh
toán và đề nghị khách hàng có chỉ dẫn, tùy thuộc vào phản hồi từ khách hàng
mà ngân hàng có xử lý thích hợp như gửi chứng từ đã chỉnh sửa hoặc bổ sung,
sửa đổi chỉ dẫn đòi tiền…
- Nếu nhận được tiền thanh toán hoặc điện chấp nhận bộ chứng từ, thông
báo cho khách hàng biết để đến nhận tiền hàng.
Quy trình nhờ thu đến
Thanh toán viên tiếp nhận bộ chứng từ từ ngân hàng nhờ thu bên nước
ngoài. Kiểm tra số lượng chứng từ với liệt kê chứng từ trên giấy chỉ dẫn nhờ thu
và chỉ dẫn nhờ thu để khẳng định rằng nhờ thu tuân thủ theo URC 522. Nếu có
sai lệch, thông báo ngay lại cho ngân hàng nhờ thu bên nước ngoài.
- Lập thông báo nhờ thu và chuyển bộ chứng từ đến cho khách hàng, nhắc
nhở khách hàng thanh toán, chấp nhận theo chỉ dẫn nhờ thu. Tùy vào những
phản hồi của khách hàng mà ngân hàng có các bước tiếp theo
- Nếu chỉ dẫn nhờ thu yêu cầu thanh toán trả chậm/trả ngay và khách hàng
đáp ứng được các điều kiện nhờ thu và sau khi nộp tiền vào ngân hàng thì ngân
hàng tiến hành chuyển tiền nhờ thu được cho ngân hàng nhờ thu bên nước ngoài
- Nếu khách hàng không đáp ứng được chỉ dẫn nhờ thu, ngân hàng lập
điện, thông báo cho bên ngân hàng của nhà xuất khẩu. Sau đó, theo dõi, xử lý
phản hồi/ chỉ dẫn của ngân hàng nhờ thu bên nước ngoài
Nếu ngân hàng nhờ thu có thay đổi chỉ dẫn thanh toán về giá cả, thời
hạn… hoặc gửi chứng từ bổ sung thì thông báo cho khách hàng biết
Nếu ngân hàng nhờ thu yêu cầu gửi lại chứng từ hoặc sau một thời gian
nhất định mà không nhận được phản hồi thì gửi lại các chứng từ cho ngân hàng
nhờ thu bên nước ngoài và đòi các phí liên quan.
Kết quả kinh doanh của phương thức nhờ thu
- Thực tế qua 4 năm hoạt động và phát triển, so với các phương thức thanh
toán quốc tế khác như chuyển tiền hay tín dụng chứng từ thì phương thức
nhờ thu không phải là phương thức được khách hàng lựa chọn nhiều.
Doanh số từ hoạt động nhờ thu trong tương quan với các hoạt động thanh
toán khác là rất nhỏ, thường chỉ chiếm từ 1% - 2%.
Bảng 2.6. Doanh số nhờ thu của chi nhánh Quang Trung
Đơn vị: nghìn USD
Năm
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
Nhờ thu
310,91
788,80
2.020,78
1.679,35
Doanh
số
TTQT
Giá trị
17.155,64
96.848,63
203.848,58
284.623,08
Tỷ
trọng
1,2%
1,7%
2,0%
1,1%
(Nguồn Báo cáo kết quả kinh doanh hoạt động thanh toán quốc tế
2005, 2006 ,2007, 2008 của chi nhánh Quang Trung)
Tuy doanh số không bằng các phương thức khác nhưng tốc độ tăng trưởng của
phương thức nhờ thu luôn ở mức khá và cũng đem lại một nguồn thu đáng kể
cho chi nhánh.
Bảng 2.7. Doanh số các loại hình nhờ thu của chi nhánh Quang Trung
Đơn vị: nghìn USD
2005
2006
2007
2008
Nhờ thu nhập khẩu
134,82
457,87
1.342,19
1.307,06
Thông báo
67,41
247,80
710,75
633,07
Thanh toán
67,41
210,07
631,44
673,99
Nhờ thu xuất khẩu
176,09
330,93
678,59
372,29
Kèm chứng từ không
theo L/C
176,09
330,93
678,59
372,29
Nhờ thu trơn (séc, hối
phiếu )
0,00
0,00
0,00
0,00
(Nguồn Báo cáo kết quả kinh doanh hoạt động thanh toán quốc tế 2005,
2006 ,2007, 2008 của chi nhánh Quang Trung)
Nhờ thu nhập khẩu:
Nhìn bào bảng số liệu ta thấy rằng, doanh số từ hoạt động nhờ thu nhập
khẩu có tốc độ tăng trưởng khá cao trong 3 năm đầu tiên, năm sau thường gấp 3
lần năm trước, đó là một thành công rất lớn thể hiện sự phát triển của phương
thức này. Năm đầu tiên khi mới thành lập, doanh số chỉ mới là 134,82 nghìn
USD, một con số khá khiêm tốn nếu so với doanh số từ các hoạt động dịch vụ
khác của chi nhánh. Nhưng đến năm 2006, với nỗ lực của mình, ngân hàng đã
thu về 457,87 nghìn USD, đạt mức tăng trưởng hơn 200%. Đây là thành tích rất
đáng khích lệ với một chi nhánh mới thành lập. Bước sang năm 2007, tiếp đà
thắng lợi của năm 2006, chi nhánh cũng đã đạt doanh số tương đối khả quan là
1.342,19 nghìn USD. Tuy nhiên, bước sang năm 2008, với nhiều biến động của
nền kinh tế trong nước và thế giới buộc các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải
chú trọng trong việc giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình,
nhờ thu nhập khẩu đã không còn giữ được đà tăng trưởng của mình, doanh số
thu về trong năm 2008 chỉ xấp xỉ bằng năm 2007, đạt 1.307,06 nghìn USD. Nói
chung, để đạt được kết quả này, chi nhánh cũng đã phải phấn đấu rất nhiều.
Nhờ thu xuất khẩu
Trong nhờ thu xuất khẩu, khách hàng của chi nhánh chỉ sử dụng phương thức
nhờ thu kèm chừng từ, phương thức nhờ thu phiếu trơn không được khách hàng
lựa chọn trong việc thực hiện thanh toán quốc tế, đó cũng là điều dễ hiểu bởi nhờ
thu phiếu trơn đem lại rủi ro rất cao cho khách hàng mà phí của 2 phương thức
trên lại như nhau. Trong 4 năm, hoạt động nhờ thu xuất khẩu là hoạt động có kết
quả kinh doanh tương đối thấp. Trong 3 năm đầu tiên, doanh số từ hoạt động nhờ
thu xuất khẩu còn có những tín hiệu lạc quan khi qua mỗi năm, doanh số đều tăng
cao gấp đôi năm trước, năm 2005 là 176,09, năm 2006 là 330,93 và năm 2007 là
678,59. Tuy nhiên, có thể thấy rằng, bước sang năm 2007 thì doanh số từ nhờ thu
xuất khẩu kém nhiều so với nhờ thu nhập khẩu, đó là vì năm 2007, Việt Nam đã
gia nhập WTO và hoạt động đầu tư vào Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh. Bước
sang năm 2008, không như nhờ thu nhập khẩu còn giữ được doanh số như năm
2007 thì doanh số từ nhờ thu xuất khẩu bị giảm mạnh, bằng một nửa của năm
2007. Một mặt đây là do nguyên nhân khách quan từ môi trường kinh tế không
thuận lợi nhưng đó cũng là trách nhiệm của chi nhánh từ việc không quan tâm phát
triển đúng mức phương thức này.
2. Hoạt động thanh toán nhờ thu của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á.
- Đây là phương thức TTQT trong đó ngân hàng chỉ đóng vai trò là người thu
hộ theo chỉ dẫn của khách hàng và là trung gian thanh toán mà không có
nghĩa vụ cam kết trả tiền. Bản thân hoạt động thanh toán nhờ thu phải dựa
trên sự tin tưởng, uy tín của các bên tham gia thanh toán nếu không như vậy
thì thiệt thòi sẽ thuộc về người xuất khẩu. Mặt khác ở Việt Nam hiện nay hệ
thống thông tin chưa đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu về đối tác nước ngoài,
do đó các nhà xuất khẩu Việt Nam ít lựa chọn phương thức này để thanh
toán. Cũng vì lí do đó mà hoạt động nhờ thu tại SeABank có xu hướng giảm
dần từ năm 2007-2010.
- Bảng 2.7: Số món thanh toán nhờ thu của SeABank 2007-2010
- Đơn vị: món
2007
2008
2009
2010
Nhờ thu XK
463
239
98
20
Nhờ thu NK
105
100
50
5
Tổng
568
339
143
25
Phân tích thấy số món thanh toán nhờ thu qua SeABank giảm mạnh giai
đoạn 2007-2010. Nếu như năm 2007, tổng số món nhờ thu qua ngân hàng là 568
trong năm 2010 ngân hàng chỉ thực hiện 25 món nhờ thu. Số món nhờ thu nhập
khẩu chiếm đa số các món nhờ thu qua Ngân hàng.
Biểu đồ 2.2: Giá trị thanh toán nhờ thu tại SeABank 2007-2010
(nguồn báo cáo kết quả hoạt động TTQT SeABank)
Doanh số thanh toán nhờ thu trong năm 2007 tại Ngân hàng đạt 4.170 nghìn
USD, doanh số năm 2008 giảm xuống còn 3.391 nghìn USD, giảm 18,68% so vs
năm 2006. Năm 2009, Ngân hàng thực hiện nhờ thu với giá trị 1.640 nghìn USD,
giảm 15,9%. Qua các con số trên ta thấy: Thanh toán nhờ thu tại SeABank đang
giảm dần qua các năm. Nguyên nhân là do phương thức nhờ thu ngày càng ít được
áp dụng bởi đây là phương thức được xem là không an toàn đối với người bán.
Một nguyên nhân nữa là do phí nhờ thu cao hơn phí chuyển tiền, mà hai phương
thức này có điểm chung là hai bên mua bán phải tin tưởng lẫn nhau nên các DN
thương thỏa thuận với nhau thực hiện thanh toán qua phương thức chuyển tiền.
Chương II: Giải pháp và các đề xuất
I. Đối với khách hàng
Rủi ro trong hoạt động TTQT phần lớn phát sinh từ khách hàng – những
người trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động TTQT. Do vậy, để giảm bớt
rủi ro trong quá trình hoạt động TTQT, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần
phải trang bị tốt kiến thức chuyên môn và trình độ ngoại ngữ cho cán bộ lãnh
đạo doanh nghiệp và cán bộ chuyên môn nghiệp vụ trực tiếp làm công tác xuất
nhập khẩu. Cần am hiểu về thông lệ quốc tế trong buôn bán ngoại thương, am
hiểu phong tục, tập quán và pháp luật của nước có quan hệ ngoại thương.
1. Phương thức nhờ thu hối phiếu trơn
Trong phương thức nhờ thu hối phiếu trơn ngân hàng chỉ đóng vai trò
trung gian trong thanh toán bởi vì bộ chứng từ hàng hóa đã giao cho người nhập
khẩu nên ngân hàng không thể khống chế người nhập khẩu được. Vì vậy, người
nhập khẩu chỉ nên áp dụng phương thức này trong trường hợp có quan hệ lâu
năm và tín nhiệm người nhập khẩu.
Phương thức nhờ thu trơn không đảm bảo quyền lợi của bên bán, vì việc
nhận hàng và việc thanh toán không ràng buộc nhau. Người mua có thế nhận
hàng rồi mà không chịu trả tiền hoặc chậm trễ trong thanh toán. Ngân hàng chỉ
làm trung gian đơn thuần thu được tiền hay không Ngân hàng cũng thu phí,
Ngân hàng không chịu trách nhiệm nếu bên nhập không thanh toán. Vì vậy nếu
là người xuất khẩu ta chỉ nên sử dụng phương thức này trong những trường hợp
tín nhiệm hoàn toàn bên nhập khẩu, giá trị hàng hóa nhỏ, thăm dò thị trường,
hàng hóa ứ đọng khó tiêu thụ…….
2. Phương thức nhờ thu kèm chứng từ
Trong phương thức nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ, người xuất khẩu
ngoài việc uỷ thác cho ngân hàng thu tiền mà còn nhờ ngân hàng thông qua việc
khống chế bộ chứng từ hàng hoá để buộc người nhập khẩu phải trả tiền hoặc
chấp nhận trả tiền. Nhờ vậy phương thức này đảm bảo khả năng thu tiền hơn
phương thức chuyển tiền và nhờ thu hối phiếu trơn. Đã có sự ràng buộc chặt chẽ
giữa việc thanh toán tiền và việc nhận hàng của bên mua. Tuy nhiên việc bên
mua có nhận hàng và thanh toán hay không vẫn tuỳ thuộc vào thiện chí của
người mua, như vậy quyền lợi của bên bán vẫn chưa được bảo đảm.
II. Đối với Ngân hàng
1. Tăng cường quản lý rủi ro trong thanh toán quốc tế
- Hiện đại hoá công nghệ hoạt động TTQT của NH theo mặt bằng trình
độ quốc tế. Công nghệ ngân hàng là một trong những yếu tố quyết định sự thành
công của ngân hàng trong quá trình hoạt động. Do vậy, các NHTM cần tiếp tục
đầu tư củng cố nền tảng công nghệ, tăng cường khai thác tiện ích, tạo các sản
phẩm có giá trị gia tăng phục vụ khách hàng. Hiện đại hoá cơ sở kỹ thuật đáp
ứng yêu cầu tăng khối lượng TTQT, hội nhập với khu vực và thế giới.
- Nâng cao năng lực quản trị rủi ro đối với đội ngũ cán bộ quản trị, điều
hành các cấp và tăng cường công tác kiểm tra giám sát rủi ro trong hoạt động
TTQT.
- Tăng cường công tác thông tin phòng ngừa rủi ro. Các NH cần cập nhật
đầy đủ thông tin kinh tế, đặc biệt là thông tin phòng ngừa rủi ro nhằm mục đích
giảm thiểu rủi ro cho quá trình hoạt động TTQT của NHTM. Lựa chọn, áp dụng
những phương pháp và công cụ phòng ngừa, hạn chế rủi ro thích hợp theo thông
lệ và chuẩn mực quốc tế.
- Tăng cường công tác đối ngoại với các NH nước ngoài. Các NHTM cần
phải thiết lập mới và củng cố mạng lưới các NH đại lý và các văn phòng đại
diện ở nước ngoài. Thông qua đó cung cấp thông tin, hỗ trợ cho doanh nghiệp
tìm kiếm bạn hàng và thực hiện các hoạt động TTQT một cách an toàn, hiệu quả
và nhanh chóng.
- Ngoài ra nên thực hiện các biện pháp như: Tăng cường hơn nữa việc
kiểm soát tín dụng cho vay xuất khẩu, Củng cố và tăng cường khả năng quản trị
rủi ro gây ra do nghiệp vụ của nhân viên
2. Tăng cường đào tạo, đãi ngộ đội ngũ nhân viên
Trong hoạt động ngân hàng, chất lượng của sản phẩm dịch vụ mà khách
hàng cảm nhận được chính là sự tổng hợp của nhiều yếu tố khác nhau, trong đó
có yếu tố thuộc về đội ngũ nhân viên ngân hàng. Nhân viên là người trực tiếp
giao dịch với khách hàng, vì vậy, thái độ và trình độ của họ quyết định phần lớn
đến chất lượng dịch vụ và hình ảnh của ngân hàng. Tìm hiểu những mong muốn
của khách hàng đối với nhân viên sẽ giúp cho ngân hàng ngày càng hoàn thiện
hơn nữa trong công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ nhân viên của mình.Kinh
nghiệm của nhiều nước trên thế giới và khu vực cho thấy công tác đào tạo là
một trong những nhân tố quyết định thành công đối với sự phát triển của đất
nước nói chung cũng như của từng NHTM nói riêng. Vì vậy, để giảm thiểu rủi
ro trong hoạt động TTQT nói riêng, thì vấn đề đào tạo được một đội ngũ cán bộ
quản lý, cán bộ làm công tác chuyên môn có trình độ, năng lực, phẩm chất là
hết sức quan trọng và cần thiết.
Các ngân hàng nên xây dựng một quy trình tuyển dụng nhân viên khoa
học, chính xác và hợp lý nhằm tuyển dụng được những nhân viên có trình độ và
phù hợp với yêu cầu công việc. Định kỳ tổ chức các khoá đào tạo kỹ năng
nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ nhân viên về khả năng thực hiện
công việc với kỹ thuật công nghệ hiện đại, khả năng ứng xử khi tiếp xúc với
khách hàng. Đồng thời, lập kế hoạch cử các cán bộ trẻ có năng lực đi đào tạo
chuyên sâu ở các lĩnh vực kinh doanh chủ chốt, các dịch vụ mới nhằm xây dựng
được đội ngũ chuyên gia giỏi, làm nồng cốt cho nguồn nhân lực trong tương lai.
Tổ chức các cuộc thi về nghiệp vụ chuyên môn, thể thao và các vấn đề xã hội
khác. Đối với những nhân viên mới lẫn nhân viên cũ, cần làm cho họ hiểu rõ
tầm quan trọng của việc thường xuyên nghiên cứu, học tập để cập nhật những
kiến thức về chuyên môn và những kiến thức xã hội, gắn lý luận với thực tiễn
để có thể vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo và có hiệu quả. Nâng cao tính
kỷ cương, kỷ luật của cán bộ và nhân viên trong ngân hàng .Trong chính sách
đãi ngộ cán bộ cần chú trọng đến trình độ, năng lực của cán bộ và có chính sách
thoả đáng đối với những cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có nhiều đóng góp
cho ngân hàng. Đổi mới phong cách giao dịch, thể hiện sự văn minh lịch sự của
cán bộ nhân viên đối với khách hàng. Có cơ chế khuyến khích vật chất đối với
cán bộ trong ngân hàng như: cần thiết có chế độ lương, thưởng khác nhau đối
với những nhiệm vụ quan trọng khác nhau để khuyến khích sự làm việc của đội
đội ngũ cán bộ ngân hàng.
Kỹ năng giao tiếp của cán bộ giao dịch là một trong những yếu tố quan
trọng tạo ấn tượng tốt đẹp, sự tin tưởng nhất định của khách hàng đối với ngân
hàng, quyết định đến việc họ trở thành khách hàng của ngân hàng. Vì vậy, cần
phải nâng cao khả năng giao tiếp của cán bộ giao dịch, ngoài việc nắm vững
chuyên môn còn cần thực hiện tốt các nguyên tắc sau:
Một là, nguyên tắc tôn trọng khách hàng
Hai là, nguyên tắc giao dịch viên góp phần tạo nên và duy trì sự khác biệt về
sản phẩm dịch vụ của ngân hàng
Ba là, nguyên tắc biết lắng nghe hiệu quả và biết cách nói
Bốn là, nguyên tắc trung thực trong giao dịch với khách hàng
Năm là, nguyên tắc kiên nhẫn, biết chờ đợi và tìm điểm tương đồng, mối quan
tâm chung để cung cấp dịch vụ, hợp tác hai bên cùng có lợi
Sáu là, nguyên tắc gây dựng niềm tin vàduy trìmối quan hệlâu dài với khách
hàng
3. Thực hiện chính sách khách hàng mở rộng
4. Tăng cường hoạt động tiếp thị, quảng bá nhãn hiệu
III. Đối với Nhà nước:
1. Nhà nước cần tạo sự ổn định về môi trường kinh tế vĩ mô, tiếp tục hoàn
thiện các chính sách, pháp luật nhằm tạo dựng môi trường kinh tế thông thoáng,
ổn định và thuận lợi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển phù hợp với
yêu cầu của các tổ chức kinh tế, các quy ước, định chế thương mại quốc tế mà
chúng ta tham gia.
2. Củng cố, phát triển và hoàn thiện môi trường pháp luật cho hoạt động
TTQT. Sớm hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật trong nghiệp vụ TTQT
của NHTM đáp ứng các yêu cầu mới của nền kinh tế. Các quy định này cần
được tiến hành từng bước phù hợp với tiến trình vận động của nền kinh tế, đảm
bảo phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa đảm bảo tính độc lập, đặc thù của nước
ta.
3. Nâng cao chất lượng điều hành vĩ mô về tiền tệ, tín dụng. Duy trì chính
sách tỷ giá thị trường có sự quản lý của nhà nước và thực hiện chính sách quản
lý ngoại hối có hiệu quả.
4. Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với hoạt động TTQT.
Nhà nước cần tiếp tục đưa ra các giải pháp cơ cấu lại nền kinh tế, củng cố và
phát triển hệ thống tài chính, thị trường chứng khoán và hệ thống NH. Tăng
cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động TTQT, nhằm hạn chế đến
mức thấp nhất các rủi ro trong quá trình hoạt động TTQT của NHTM. Nâng cao
chất lượng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm.
IV. Đối với NHNN:
Tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát và đánh giá an toàn đối với hệ
thống NHTM. Phối hợp với các Bộ, ngành hoàn thiện các quy trình, quy định
cho hoạt động TTQT. Xây dựng các phương pháp kiểm tra, giám sát hoạt động
TTQT của NHTM theo luật pháp nước ta và các chuẩn mực quốc tế.Hoàn thiện
hoạt động thông tin phòng ngừa rủi ro trong hoạt động TTQT cho toàn bộ hệ
thống NHTM. Xây dựng một hệ thống công nghệ đảm bảo thu thập được những
thông tin quản trị cần thiết cho NH kịp thời để làm cơ sở cho những quyết định
kinh doanh NH.