ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA MÔI TRƯỜNG
Bộ môn: Quản lý môi trường
Chuyên ngành: Công nghệ và Quản lý môi trường
Tiểu luận:
SẢN XUẤT SẠCH HƠN
Đề tài:
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ DÒNG THẢI
VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG
NGÀNH CÔNG NGHIỆP THUỘC DA
Họ và tên: Nguyễn Trường An
MSSV: 91100025
GVHD: TS. Võ Lê Phú
TP. Hồ Chí Minh, 10/03/2014
MỤC LỤC
I. Đặt vấn đề: 3
II. Mục tiêu bài tiểu luận: 3
III.Giới thiệu về sản xuất sạch hơn và ngành công nghiệp thuộc da: 3
1.Sản xuất sạch hơn (SXSH): 3
2.Ngành công nghiệp thuộc da: 3
a.Công nghiệp thuộc da: 3
b.Các quá trình cơ bản của công nghệ thuộc da: 4
IV. Phân tích dòng thải: 5
1.Mô tả đặc tính dòng thải: 5
2.Nguyên nhân phát sinh dòng thải của từng công đoạn: 6
3.Tác nhân gây ô nhiễm của dòng thải: 8
V. Tác động đến môi trường của ngành thuộc da: 8
1.Tác động của từng công đoạn đến môi trường: 8
2.So sánh mức độ ảnh hưởng của các công đoạn: 9
3.Ảnh hưởng đến môi trường: 9
VI.Kết luận: 10
VII.Tài liệu tham khảo: 10
2
I. Đặt vấn đề:
Ngành công nghiệp da giày Việt Nam đã phát triển rất nhanh và được xem là một
trong những ngành công nghiệp chính đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển. Trong giai đoạn
2009-2013, năng lực sản xuất trong nước đạt 350 triệu sqft/năm (Sqft - square feet= 0,3048
m
2
), tăng gần gấp 3 lần so với 2006. Trong đó 60% phục vụ cho xuất khẩu EU, Hoa Kỳ,
Nhật Bản, Trung Quốc và Brazin là các đối tác lớn nhát nhập khẩu giầy dép của Việt Nam.
Tổng kim ngạch của 5 thị trường này đạt 5,77 tỷ USD. [1]
Quan trong hơn nữa, Việt Nam chuẩn bị tham gia Hiệp định Đối tác Xuyên Thái
Bình Dương (TPP), đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho ngành da giày.Đối với lĩnh vực
da giày thì phát triển và nâng cao chất lượng công nghiệp thuộc da là ưu tiên hàng đầu.
Tuy nhiên, ngành công nghiệp thuộc da đang đứng trước thử thách lớn do chất thải
trong sản xuất gây ô nhiễm nặng cho môi trường và nhiều doanh nghiệp chưa tạo ra được
sản phẩm hợp vệ sinh theo tiêu chuẩn châu Âu.Do đó ngành thuộc da cần phải có biện pháp
nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và giải quyết vấn đề môi trường. Một trong những
biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay là: SẢN XUẤT SẠCH HƠN
II. Mục tiêu bài tiểu luận:
Xác định nguyên nhân gây ra dòng thải và tác động của nó đến môi trường. Từ đó
tìm ra giải pháp khắc phục tránh lãng phí nguyên - nhiên liệu, tăng lượng sản phẩm và giảm
thiểu thiệt hại môi trường.
III. Giới thiệu về sản xuất sạch hơn và ngành công nghiệp
thuộc da:
1. Sản xuất sạch hơn (SXSH):
Mỗi quá trình sản xuất công nghiệp đều sử dụng một lượng nguyên, nhiên liệu để sản
xuất ra sản phẩm mong muốn. Bên cạnh sản phẩm, quá trình sản xuất đồng thời sẽ phát sinh
ra chất thải. SXSH là biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn thông qua việc sử dụng
nguyên, nhiên liệu, và năng lượng hiệu quả hơn. Do đó, SXSH giúp các doanh nghiệp cắt
giảm chi phí sản xuất, đồng thời giảm chi phí vận chuyển và xử lý môi trường.
2. Ngành công nghiệp thuộc da:
a. Công nghiệp thuộc da:
Thuộc da là việc dùng hoá chất để tạo nên vật liệu bằng da từ da động vật như da bò,
trâu, dê, cừu non, nai, cá sấu, đà điểu để phục vụ cho nhu cầu của con người. Mục đích của
nó là chống lại sự phân huỷ của da động vật và có thể được nhuộm màu khi cần thiết.
Công nghiệp thuộc da là ngành sản xuất da thuộc, dùng để cung cấp nguyên liệu làm
các sản phẩm như giày, túi xách.
Công nghiệp thuộc da có phát thải gây ô nhiễm môi trường dưới cả 3 dạng rắn, lỏng
và khí. Chất hữu cơ không mong muốn như lông, mỡ, thịt… trong nguyên liệu ban đầu (da
tươi, da muối) được loại bỏ cùng hóa chất dư thừa trong sử dụng (vô cơ và hữu cơ, đặc biệt
là crôm III). Sự phân hủy các chất hữu cơ có trong nguyên liệu ban đầu tạo mùi hôi thối đặc
trưng cho khu vực sản xuất và khu vực xung quanh. Dung môi bay hơi và khí thải của nồi
hơi cũng góp phần vào đặc trưng hiện trạng môi trường của ngành.
3
b. Các quá trình cơ bản của công nghệ thuộc da:
Thuộc da là quá trình biến đổi protit của da động vật sang dạng bền vững để sử dụng.
Tức là biến đổi da sống thành da thuộc. Nguyên liệu chính cho quá trình thuộc da:
Da động vật (da tươi hoặc da được bảo quản…)
Hóa chất: crom, vôi, tanin, dầu mỡ khoáng, phẩm nhuộm, axit, kiềm, muối,
các chất tẩy rửa, enzym….
Sơ đồ công nghệ ngành thuộc da [2]
ĐẦU VÀO CÔNG ĐOẠN ĐẦU RA
4
• Cân bằng vật chất và năng lượng cho toàn bộ quá trình thuộc da: [3]
Nếu sử dụng 1 tấn nguyên liệu đầu vào chỉ thu được 200 – 250 kg sản phẩm
Hiệu suất quá trình chưa cao, dẫn đến lượng chất thải tăng lên.
Cần phải phân tích dòng thải để tìm ra các biện pháp khắc phục.
IV. Phân tích dòng thải:
1. Mô tả đặc tính dòng thải:
Các chất thải trong công nghệ thuộc da bao gồm 3 dạng: rắn, lỏng, khí . Trong đó
dạng lỏng là chiếm chủ yếu.
- Dạng rắn bao gồm: rẻo da, bạc nhạc, ghét, mùn bào Gồm hai dạng chủ yếu
Da muôi vụn ( sinh ra ở công đoạn nạo thịt): khoảng 350kg/tấn da muôi được
đóng bao và có người tới thu về làm thức ăn cho cá
Da phèn bào ra, da bùn ( khoảng 130kg/tấn da muôi), được đóng bao và thải
bỏ ở các bãi rác sinh hoạt.
- Dạng khí: chủ yếu ở công đoạn trao chuốt phun xì và các phản ứng hoá học trong
công nghệ giải phóng ra các khí như NH
3
, H
2
S, SO
2
, formol, aldehit. Ngoài ra còn có
bụi sơn, mùi hôi.
- Dạng lỏng: nước thải gồm các chất hoà tan dưới dạng huyền phù.
a. Đặc tính nước thải thuộc da:
Nồng độ đầu ra của nước thải thuộc da [4]
STT Thông số Đơn vị Giá trị
QCVN
40:2011/BTNMT
Loại A Loại B
1 pH - 7.5 – 8.5 6 – 9 5.5 – 9
2 BOD
5
(20
o
C) mg/l 1200 – 2500 30 50
3 COD mg/l 3000 – 6000 75 150
4 SS mg/l 3000 – 4500 50 100
7 Clorua mg/l 4500 – 6500 500 1000
8 Sunfua mg/l 20 – 40 0.2 0.5
9 Độ kiềm mgCaCO
3
/l 1100 – 2000 - -
5
10 Tổng Crom III mg/l 80 - 250 0.2 1
Loại A: Quy chuẩn nước thải vào nguồn tiếp nhận dùng cho mục đích sinh hoạt.
Loại B: Quy chuẩn nước thải vào nguồn tiếp nhận không dùng cho mục đích sinh hoạt.
Nhận xét:
Nước thải từ thuộc da đều vượt các quy chuẩn cho phép rất nhiều lần (Tính theo
QCVN 40:2011/BTNMT). So với quy chuẩn loại B
BOD
5
vượt quá: 24 – 50 lần
COD vượt quá: 20 – 40 lần
SS vượt quá: 30 – 45 lần
Cần phải có hệ thống xử lý nước thải đủ lớn để đảm bảo vấn đề môi trường
b. Chất thải rắn:
Lượng chất thải phát sinh khi sử dụng 1 tấn da nguyên liệu: [5]
STT Các chất ô nhiễm Đơn vị Khối lượng
1 Mỡ, bạc nhạc kg 150 – 200
2 Diềm da kg 90 – 100
3 Váng xanh, cặn vôi và xỉ than kg 50 – 60
4 Mùn bào, diềm da da sau thuộc kg 50 – 60
5 Bụi da, diềm da sau hoàn thiện kg 12 – 22
6 Xỉ than kg 30 – 50
c. Khí thải:
Vấn đề gây ô nhiễm không khí trong công nghệ thuộc da ngoài vấn đề gây mùi khó
chịu do công đoạn hồi tươi, khí thải của khu vực nồi hơi, bụi sơn, hơi dung môi…
- CO, NO
x
, SO
2
và bụi.
- NH
3
, H
2
S và các hợp chất chứa N, S.
- Hơi của các axit dễ bay hơi.
- Hơi dung môi, chất hữu cơ bay hơi (VOC).
2. Nguyên nhân phát sinh dòng thải của từng công đoạn:
Bảng liệt kê nguyên nhân ô nhiễm của từng dòng thải [6]
CÔNG ĐOẠN NGUYÊN NHÂN
Hồ tươi - Sử dụng lượng nước nhiều
6
- Hoá chất sử dụng chưa phù hợp
- Chưa tái sử dụng nước, hoá chất hồi tươi
- Muối toàn trong da muối
- Da hư, do bảo quản không tốt
Quay vôi - Dung dịch vôi quá bão hoà
- Chưa tái sử dụng nước và hoá chất tẩy vôi, tẩy lông
- Bã vôi còn thừa nhiều
- Rơi vãi hoá chất khi thao tác
- Tỷ lệ dung dịch vôi / da chưa hợp lý
Rửa vôi - Lượng nước rửa quá dư, không xác định lượng nước thích hợp
- Kiểm tra bằng cảm quan và kinh nghiệm của công nhân
- Vôi và hoá chất dư
- Chưa sử dụng lại lượng nước rửa khá lớn
Thuộc Crôm - Tỷ lệ hoá chất chưa tối ưu, theo kinh nghiệm
- Chưa tái sử dụng lượng dung dịch thuộc da
- Tỷ lệ dung dịch thuộc da / da chưa tối ưu
- Rơi vãi hoá chất khi thao tác
Rửa sau khi
thuộc phèn
- Lượng nước rửa quá dư, không xác định lượng nước thích hợp
- Kiểm tra bằng cảm quan và kinh nghiệm của công nhân
- Chưa sử dụng lại lượng nước rửa khá lớn
Cán khô - Nước chảy ra sàn nhà
Nhuộm màu,
ăn dầu
- Tỷ lệ hoá chất chưa tối ưu, theo kinh nghiệm
- Chưa tái sử dụng lượng dung dịch nhuộm da
- Tỷ lệ dung dịch nhuộm da / da chưa tối ưu
- Rơi vãi hoá chất khi thao tác
- Thùng quay bị rò rỉ do quá cũ
- Tỷ lệ dầu mềm / da chưa tối ưu
Rửa sau khi
nhuộm màu
- Lượng nước rửa quá dư, không xác định lượng nước thích hợp
- Kiểm tra bằng cảm quan và kinh nghiệm của công nhân
- Chưa sử dụng lại lượng nước rửa khá lớn
Sơn bằng thủ
công
Không đảm bảo toàn bộ nước sơn bám vào da phát tán bụi sơn, hôi
dung môi vào môi trường làm việc
7
3. Tác nhân gây ô nhiễm của dòng thải:
- Do vi khuẩn và các quá trình vi sinh:
Trong quá trình hồi tươi, các vi khuẩn có mặt trên da sống càng có điều kiện
thuận lợi để hoạt động phát triển bởi độ ẩm và nhiệt độ thích hợp cho chúng
Chúng được thoát ra theo nước hồi tươi, nước rửa gây truyền nhiễm cho
người và gia súc khi tiếp xúc với nước đó.
- Do hoá chất sử dụng trong quá trình sản xuất:
Sau công đoạn sản xuất, hoá chất đã biến tính sau các phản ứng hoá.
Chúng gồm các hợp chất acid, kiềm, vô cơ, hữu cụ… dưới dạng khí ( NH3, H2
S, SO2, dung môi bay hơi ) và dạng lỏng.
Đây là nguyên nhân nguy hiểm nhất đối với sự ô nhiễm môi trường và đối với
con người cũng như động vật.
- Do tác động cơ học và vật lý:
Các quá trình nạo xẻ, vò mềm, đánh chải… đã tạo ra lượng rẻo da, mùn bào,
bột da, bụi… các chất này cũng thải ra gây ô nhiễm môi trường sinh thái.
V. Tác động đến môi trường của ngành thuộc da:
1. Tác động của từng công đoạn đến môi trường:
Nếu xét từng công đoạn của ngành thuộc da hầu hết đều gây ảnh hưởng đến môi
trường như: nước thải, chất thải, mùi hôi, tiếng ồn… Nhưng tác động lớn nhất là nước thải.
Sau đây là bảng tóm tắt các tác động đến môi trường của cơ sở thuộc da, và đánh giá
mức độ gây ô nhiễm của nước thải từ các công đoạn sản xuất: [7]
CÔNG ĐOẠN CHẤT GÂY Ô NHIỄM TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG
Rửa, ngâm, hồi tươi
Nước thải nhiễm BOD
5
,
COD, SS, Cl
-
Gây ra sự thiếu hụt oxy trong nước,
phân huỷ yếm khí gây ra mùi, gây độc
hại cho các thuỷ sinh vật
Ngâm vôi
Nước thải nhiễm BOD
5
sunfit,
SS và độ kiềm cao
Sunfit : nồng độ hơn 600 mg/1 có tính
chất tẩy mạnh.
SS : gây lắng cặn trong đường ông và bồi
lấp nguồn tiếp nhận. Nếu cặn là chất hữu cơ,
gây ra thiếu hụt Oxy phân huỷ yếm khí sinh
ra mùi, gây độc hại cho các thuỷ sinh vật.
Clo : nước có vị mặn, hàm lượng TDS
tăng, ảnh hưởng thuỷ sinh vật.
Tẩy, rửa lông
Nạo, bạc nhạc
Rửa sạch
Ngâm acid Nước thải nhiễm acid, DS Gây ô nhiễm nguồn nước, khi tiếp xúc
với con người và động vật sẽ gây
bệnh ngoài da, nặng hơn có thể gây
phỏng, gây chết thuỷ sinh vật, ăn mòn
8
công trình và kim loại
Thuộc da và rửa
Nước thải nhiễm acid, Crôm
Acid Crôm gây lở loét da, viêm phế
quản, viêm da, dị ứng da, là tác nhân
gây ung thư, quái thai.
Nước thải nhiễm dầu làm cản trở quá
trình khuếch tán, hấp thu oxy vào nước
làm chết thuỷ sinh.
Nhuộm ăn dầu
Hãm và rửa Nước thải nhiễm màu, COD
Gây ra sự thiếu hụt oxy trong nước, phân
huỷ yếm khí, sinh ra mùi, khí H
2
S, NH
3
gây
độc hại đến thuỷ sinh.
2. So sánh mức độ ảnh hưởng của các công đoạn:
Bảng so sánh lượng nước thải và mức độ ô nhiễm của từng công đoạn [8]
Công đoạn % nước thải Độ ô nhiễm
Rửa, hồi tươi, rửa lần 3
của các công đoạn
75 Ít
Rửa láng 2 sau hồi tươi,
sau tẩy lông, sau tẩy vôi,
trung hoà, nhuôm dầu ăn
10 Trung bình
Rửa da muối, rửa tẩy
lông lần 1, rửa sau thuộc
10 Mạnh
Nhận xét:
- Nguyên nhân gây ô nhiễm chính là các lần rửa thứ 1.
- Nguyên nhân gây nhiều lượng nước thải nhất, cũng chính là nguyên nhân lãng phí
nước là rửa lần thứ 3.
3. Ảnh hưởng đến môi trường:
a. Ảnh hưởng nguồn nước tiếp nhận:
Muôi hydrogen sunfit có trong nước thải sẽ có tác động xấu đến chất lượng dòng
nước và gây ra mùi khó chịu. Nước thải chứa lượng lớn vôi, lông, thịt làm cho dòng nước bị
vẩn đục và sa lắng, ảnh hưởng đến các loài động vật như cá, các loại phù du khác. Nước thải
có chứa crôm có hại cho cá và các thuỷ sinh khác.
b. Ảnh hưởng đến đất:
Do trong nước thải có lượng muối dư nên khi thải vào đất sẽ làm cho đất trở nên cằn
cỗi, mặn.
c. Ảnh hưởng đến nước ngầm:
Nước thải ngấm vào đất và thấm vào mực ước ngầm, gây ô nhiễm mực nước ngầm vì
trong nước thải có chứa clorit, crôm và các dung môi hữu cơ
9
d. Ảnh hưởng đến cống thải:
Do quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải, tạo khí CO
2
, khí này sẽ tác
dụng với vôi tạo ra CaCO
3
lắng đọng trong rãnh công thải và làm tắt công thải và làm hỏng
công thoát. Thường người ta làm công bằng xi măng để khắc phục nhược điểm này và nó có
thể chịu được với cả nước thải có nồng độ H
2
S cao.
VI. Kết luận:
Qua qua trình phân tích dòng thải cho thấy nguyên nhân gây ra dòng thải không chỉ
là do đặc thù của ngành thuộc da, mà còn do công nghệ, quy trình sản xuất hiệu suất chưa
cao. Ngoài ra còn do sử dụng nguyên nhiên liệu không hợp lý, gây lãng phí. Dẫn đến lượng
chất thải phát sinh tăng lên. Từ đó gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến môi trường
sống của các loài sinh vật và có cả con người.
Áp dụng SXSH là biện pháp hoàn toàn đúng đắn cho ngành thuộc da. Không những
mang lại lợi ích từ việc tiết kiệm năng lượng sử dụng, giảm lượng nước tiêu thụ, giảm phát
thải, mà còn giúp doanh nghiệp phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng
định uy tín thương hiệu.
VII. Tài liệu tham khảo:
[1] Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương Việt Nam. Hội nghị Phát triển
ngành công nghiệp thuộc da Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế 2014. Nguồn:
/>[2], [3] TS. Lưu Hữu Thục, TS. Nguyễn Trí Hạnh, TS. Đặng Tùng, KS. Nguyễn Hữu
Cường (2001). Sổ tay kỹ thuật thuộc da.
[4], [5] ThS. Nguyễn Mạnh Khôi (2008). Điều tra đánh giá hiện trạng môi trường
ngành da giầy, xây dựng sổ tay hướng dẫn bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp ngành
da giầy.
[6] [7] [8] ThS. Nguyễn Kim Thanh, KS. Nguyễn Thị Ngọc Mai, KS. Nguyễn Ngọc
Bình, KS Lê Thị Thu Trang. Báo cáo Hiện trạng sản xuất và đề xuất một sô giải pháp sản
xuất sạch hơn cho một cơ sở thuộc da điển hình qui mô nhỏ và vừa.
10