Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

ĐỀ TÀI-QUY CHẾ ĐÀO TẠO NGHỀ TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHỆ HÀ TĨNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.74 KB, 18 trang )

1

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG
VIỆT NAM
TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
CÔNG NGHỆ HÀ TĨNH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Tĩnh, ngày 04 tháng 3 năm 2013


NỘI QUY ĐÀO TẠO TRONG DẠY NGHỀ

Chƣơng I
QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tƣợng áp dụng
1. Nội quy này quy định công tác đào tạo Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề
và Sơ cấp nghề hệ chính quy bao gồm: tổ chức đào tạo; kiểm tra đánh giá kết
thúc mô đun, môn học, thi tốt nghiệp, kiểm tra kết thúc khóa học; điều kiện công
nhận, xếp loại và cấp bằng tốt nghiệp, chứng chỉ sơ cấp nghề…
2. Nội quy này áp dụng đối với tất cả Giáo viên; cán bộ quản lý dạy nghề;
học sinh, sinh viên, học viên (sau đây gọi là người học nghề) thuộc Trường Cao
đẳng nghề Công nghệ Hà Tĩnh.

Chƣơng II
TỔ CHỨC ĐÀO TẠO

Điều 2. Chƣơng trình, giáo trình dạy nghề


1. Chương trình dạy nghề (sau đây gọi tắt là chương trình) thể hiện mục
tiêu đào tạo rõ ràng; quy định cụ thể chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu
trúc nội dung giảng dạy, phương pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánh giá
kết quả đào tạo đối với mỗi mô đun, môn học, nghề học, khoá học; bảo đảm yêu
cầu liên thông với các trình độ, các nghề khác.
2. Chương trình dạy nghề trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề được
trường xây dựng trên cơ sở chương trình khung Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội ban hành. Chương trình dạy nghề trình độ Sơ cấp nghề ban hành theo
hướng dẫn tại Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội Hướng dẫn xây dựng chương trình, biên
soạn giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp trên cơ sở dựa vào các mô đun, môn
học trong chương trình dạy nghề trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề, mỗi
chương trình tương ứng với một công việc cụ thể.
3. Chương trình được cấu trúc từ các mô đun, môn học thuộc các khối
kiến thức, kỹ năng bao gồm: khối kiến thức các môn học chung; khối kiến thức
các môn cơ sở, khối kiến thức kỹ năng các môn chuyên môn nghề; khối kiến
2

thức các môn văn hóa (đối với đối tượng tốt nghiệp trung học cơ sở được xét
tuyển vào học Trung cấp nghề).
4. Giáo trình dạy nghề là tài liệu chủ yếu sử dụng trong quá trình dạy học.
Giáo trình được biên soạn dựa vào kết cấu của chương trình mô đun, môn học,
cụ thể hoá yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng, thái độ mà người học cần đạt
trong chương trình dạy nghề, tạo điều kiện để thực hiện phương pháp dạy học
tích cực, đáp ứng yêu cầu đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học.
Điều 3. Đơn vị học trình và mô đun, môn học
1. Đơn vị học trình là đơn vị được dùng để tính khối lượng học tập của
học sinh. Một đơn vị học trình được quy định bằng 15 giờ học lý thuyết; bằng
40 giờ học thực hành, thí nghiệm, thực tập. Một giờ học lý thuyết có thời lượng
45 phút, một giờ học thực hành có thời lượng 60 phút.

2. Mô đun, môn học là khối lượng kiến thức, kỹ năng tương đối trọn vẹn,
thuận tiện cho người học tích luỹ trong quá trình học tập. Mỗi mô đun, môn học
có khối lượng lớn hơn hoặc bằng một đơn vị học trình, được bố trí giảng dạy
trọn vẹn và dứt điểm trong một học kỳ.
Số lượng học trình của mỗi mô đun, môn học được xác định như sau:
- Đối với môn học lý thuyết thì lấy tổng số giờ học của môn học đó chia
cho 15 và quy tròn về số nguyên (nếu chữ số phần thập phân sau dấu phẩy nhỏ
hơn 5 thì kết quả là phần nguyên trước dấu phẩy; nếu chữ số phần thập phân sau
dấu phẩy lớn hơn hoặc bằng 5 thì kết quả là phần số nguyên cộng thêm 1).
- Đối với mô đun, môn học thực hành thì lấy tổng số giờ của mô đun,
môn học đó chia cho 40 và quy tròn về số nguyên.
- Đối với mô đun tích hợp cả lý thuyết và thực hành thì số lượng học trình
là tổng của thương hai phép chia tính theo cách tính trên.
3. Có hai loại nhóm mô đun, môn học: Nhóm mô đun, môn học bắt buộc
và nhóm mô đun, môn học tự chọn.
a. Mô đun, môn học bắt buộc là những mô đun, môn học chứa đựng nội
dung kiến thức chủ yếu của mỗi chương trình, bắt buộc người học phải tích lũy;
b. Mô đun, môn học tự chọn là những mô đun, môn học chứa đựng nội
dung kiến thức liên quan cần thiết đến chuyên môn, được tự chọn nhằm đa dạng
hoá hướng chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp, phù hợp với điều kiện kinh tế
xã hội, đặc thù về sử dụng lao động của ngành, vùng, miền địa phương, diều
kiện cơ sở vật chất kỹ thuật của Trường và yêu cầu của sự thay đổi công nghệ để
tích lũy đủ số học phần quy định cho mỗi chương trình;
Các khoa tham mưu cụ thể số giờ đối với từng mô đun, môn học tự chọn,
Hiệu trưởng nhà Trường ra quyết định ban hành.
Điều 4. Khối lƣợng kiến thức, kỹ năng và thời gian đào tạo
3

1. Khối lượng kiến thức, kỹ năng và thời gian đào tạo Cao đẳng nghề,
Trung cấp nghề và Sơ cấp nghề hệ chính quy tuỳ thuộc vào đối tượng tuyển

sinh và nghề đào tạo, cụ thể:
a. Cao đẳng nghề:
- Thực hiện từ hai đến ba năm học đối với người có bằng tốt nghiệp
trung học phổ thông hoặc tương đương, có tỷ lệ thời lượng dành cho dạy thực
hành, thực tập chiếm từ 70 % trở lên;
- Thực hiện một năm đối với người học đã có trình độ Trung cấp nghề
đúng với nghề đăng ký học (Liên thông dọc) tỷ lệ thời lượng dành cho dạy thực
hành, thực tập chiếm từ 80 % trở lên;
- Người học nghề có nguyện vọng học liên thông ngang thì căn cứ vào
điều kiện cụ thể, các khoa chuyên môn tham mưu nội dung và thời lượng các mô
đun, môn học cần bổ sung để bố trí thời gian và kế hoạch hợp lý.
b. Trung cấp nghề:
- Thực hiện từ một đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp
trung học phổ thông hoặc tương đương tùy vào chương trình của nghề cần
học, có tỷ lệ thời lượng dành cho dạy thực hành, thực tập chiếm từ 70 % trở lên;
đối với người học có trình độ Trung học cơ sở, phải học bổ sung các môn văn
hóa phổ thông theo quy định tại Điều 7 chương II - Quy định về chương trình
khung trung cấp chuyên nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 16/2010/TT-
BGDĐT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, cụ
thể như sau:
+) Nhóm I, áp dụng cho các nghề thuộc các lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật,
Kinh tế gồm các môn học: Toán, Vật lý, Hoá học, Ngữ văn;
+) Nhóm II áp dụng cho các nghề thuộc các lĩnh vực Nông - Lâm - Ngư
nghiệp, Y tế, Thể dục Thể thao gồm các môn học: Toán, Vật lý, Hoá học, Sinh
vật, Ngữ văn;
+) Nhóm III áp dụng cho các nghề thuộc các lĩnh vực Văn hoá Nghệ
thuật, Du lịch, Hành chính, Văn thư, Pháp luật gồm các môn học: Toán, Vật lý,
Hoá học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý.
+) Đối với các nghề đào tạo có tính chất đặc thù riêng, không phù hợp với
các nhóm trên, Hiệu trưởng nhà Trường xem xét kết hợp hai hay ba nhóm để lựa

chọn các môn văn hóa cho phù hợp, đồng thời dự kiến ba môn thi tốt nghiệp
phần văn hoá phổ thông để triển khai thực hiện.
- Người học nghề có nguyện vọng học liên thông thì căn cứ vào điều kiện
cụ thể, các khoa chuyên môn tham mưu nội dung và thời lượng các mô đun,
môn học cần bổ sung để bố trí thời gian và kế hoạch hợp lý.
c. Sơ cấp nghề:
Thực hiện từ 3 tháng đến dưới 12 tháng đối với người học có trình độ học
vấn, đạo đức và sức khỏe phù hợp với nghề cần học.
4

2. Tổ chức đào tạo
a. Thời gian của một khoá học được tính từ khi nhập học đến khi hoàn
thành chương trình đào tạo. Khóa học được thiết kế theo quy định tại Quyết
định số 58/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 19/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội về việc ban hành Quy định về chương khung trình độ
trung cấp nghề, chương trình khung trình độ cao đẳng nghề
b. Một năm học được chia thành hai học kỳ, mỗi học kỳ có ít nhất 21 tuần
thực học và từ 1 đến 1,5 tuần kiểm tra kết thúc các mô đun, môn học. Mỗi tuần
không bố trí quá 30 giờ học lý thuyết hoặc 40 giờ học thực hành.
c. Căn cứ các chương trình đào tạo, các khoa lập kế hoạch phân bổ các
mô đun, môn học cho từng năm học, từng học kỳ. Tổ chức đào tạo theo hình
thức cuốn chiếu theo thứ tự và điều kiện thực hiện các mô đun, môn học
Đầu khoá học, phòng Thanh tra giáo dục và QLHSSV phối hợp với phòng
Đào tạo tuyển sinh và các đơn vị liên quan tổ chức Chỉnh huấn đầu khóa, thông
báo cho học sinh về nội quy đào tạo; nội dung và kế hoạch học tập của các
chương trình đào tạo; nội dung chương trình đào tạo cho từng học kỳ; danh sách
các mô đun, môn học bắt buộc và mô đun, môn học tự chọn, kế hoạch kiểm tra
kết thúc các mô đun, môn học; thi tốt nghiệp; các quyền lợi và nghĩa vụ liên
quan của học sinh, sinh viên;
Điều 5: Công tác dạy và học

1. Giáo viên lên lớp phải phải đúng giờ, ăn mặc gọn gàng lịch sự, kín
đáo, mang thẻ trong khi lên lớp, tác phong gương mẫu, cư xử hoà nhã đối với
người học nghề và có đầy đủ các loại hồ sơ sau:
a. Giáo án soạn theo mẫu quy định tại Quyết định số 62/2008/QĐ-
BLĐTBXH ngày 04/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội về việc ban hành hệ thống biểu mẫu, sổ sách quản lý dạy và học trong
đào tạo nghề, đã được trưởng phòng, khoa, bộ môn ký duyệt;
b. Đề cương bài giảng hoặc giáo trình đã được phê duyệt;
c. Sổ tay giáo viên, sổ lên lớp.
2. Giáo viên phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
a. Thực hiện đúng các quy định về giảng dạy và quản lý đối với người
học nghề;
b. Giảng dạy đúng theo chương trình, đề cương môn học; kiểm tra, thi
đúng nội quy; không tự tiện thay đổi nội dung chương trình cũng như danh sách
người học nghề đã được bố trí;
c. Nộp kết quả học tập, giáo án, sổ tay giáo viên, sổ lên lớp và hồ sơ liên
quan về khoa hoặc phòng Đào tạo tuyển sinh chậm nhất là 3 ngày sau khi kết
thúc mô đun, môn học;
d. Kiểm tra quản lý HSSV trong suốt thời gian giảng dạy học tập;
5

e. Nhắc nhỡ, kiểm tra việc thực hiện các công tác an toàn lao động và vệ
sinh công nghiệp để tránh việc đáng tiếc xảy ra,
3. HSSV phải thực hiện đầy đủ các quy định trong học tập như: Đi học
đúng giờ, trang phục gọn gàng lịch sự, sử dụng tài liệu học tập, mang Phù hiệu,
mặc trang phục bảo hộ lao động khi học thực hành. Đóng nộp học phí và khác
khoản khác theo quy định hiện hành.
Điều 6. Điều kiện, thủ tục bảo lƣu kết quả học tập; chuyển nghề,
chuyển trƣờng
1. Bảo lưu kết quả học tập

a. Người học nghề được bảo lưu kết quả học tập nếu có đủ các điều kiện
dưới đây:
- Đã hoàn thành ít nhất một kỳ học;
- Đã đóng nộp tất cả các khoản chi phí theo quy định đến thời điểm xin
bảo lưu kết quả học tập
- Có đơn xin bảo lưu kết quả học tập, trình bày lý do chính đáng được
đại diện gia đình, giáo viên chủ nhiệm, khoa xác nhận và được Hiệu trưởng
nhà Trường ra quyết định đồng ý cho bảo lưu.
b. Thời gian bảo lưu: Người học nghề được bảo lưu kết quả học tập tối
đa là 04 năm đối với trình độ Cao đẳng, 03 năm đối với trình độ Trung cấp và
01 năm đối với trình độ Sơ cấp nghề đối với những nghề có thời gian đào tạo
06 tháng trở lên kể từ ngày quyết định có hiệu lực.
Không bảo lưu kết quả học tập cho những người học các nghề có thời
gian đào tạo dưới 06 tháng
2. Chuyển nghề trong trường.
a. Người học nghề được chuyển nghề nếu có các điều kiện dưới đây:
- Chuyển trong thời gian học kỳ đầu tiên của khóa học;
- Lượng kiến thức, kỹ năng đã được học tại lớp nghề đang học nhiều
hơn hoặc bằng số lượng môn học, mô đun mà lớp nghề sẽ chuyển đến đang
học.
- Có đơn xin chuyển nghề và được đại diện gia đình, giáo viên chủ
nhiệm, Khoa, phòng Đào tạo tuyển sinh đồng ý, Hiệu trưởng ra Quyết định
cho chuyển nghề.
3. Chuyển trường (chuyển đi và chuyển đến)
a. Người học nghề được chuyển trường nếu có các điều kiện dưới đây:
- Trường xin chuyển đến có cùng hình thức tuyển sinh và có đào tạo
nghề mà người học nghề đang theo học tại trường xin chuyển đi;
- Đã hoàn thành ít nhất một kỳ học;
6


- Có đơn xin chuyển trường và được Hiệu trưởng trường xin chuyển đi
và trường xin chuyển đến đồng ý.
b. Người học nghề bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên đang trong
thời gian rèn luyện thử thách không được chuyển trường.
c. Người học nghề chuyển trường được chứng nhận và bảo lưu kết quả
học tập đã đạt được ở trường chuyển đi.

Chƣơng II
THI, KIỂM TRA VÀ CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP

Mục 1
KIỂM TRA TRONG QUÁ TRÌNH HỌC TẬP ĐỐI VỚI
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ

Điều 7. Thi, kiểm tra trong dạy, học nghề
1. Kiểm tra trong quá trình học tập gồm:
a. Kiểm tra định kỳ;
b. Kiểm tra kết thúc môn học, mô-đun.
2. Thi tốt nghiệp, kiểm tra kết thúc khoá học gồm:
a. Thi tốt nghiệp đối với trình độ cao đẳng nghề bao gồm thi kiến thức, kỹ
năng nghề và thi môn chính trị;
b. Thi tốt nghiệp đối với trình độ trung cấp nghề bao gồm thi kiến thức, kỹ
năng nghề và thi môn chính trị; đối với người học nghề được tuyển sinh ở trình
độ trung học cơ sở còn phải thi các môn văn hoá phổ thông theo quy định;
c. Kiểm tra kết thúc khoá học đối với trình độ sơ cấp nghề bao gồm kiểm
tra kiến thức, kỹ năng nghề.
Điều 8. Đánh giá và lƣu kết quả thi, kiểm tra
1. Đánh giá kết quả thi, kiểm tra được thực hiện theo quy định sau:
a. Kết quả thi, kiểm tra được đánh giá theo phương pháp tính điểm và
dùng thang điểm 10 (từ 0 đến 10);

b. Điểm đánh giá bài thi, kiểm tra được được tính tròn đến một chữ số thập
phân.
2. Kết quả thi, kiểm tra của cá nhân người học nghề được lưu trong Sổ kết
quả học tập và Bảng tổng hợp kết quả học tập.
Điều 9. Kiểm tra định kỳ
7

1. Tất cả các mô đun, môn học đều phải được tổ chức kiểm tra định kỳ,
mỗi người học có số điểm kiểm tra định kỳ ít nhất bằng số đơn vị học trình trong
mô đun, môn học đó.
2. Kiểm tra định kỳ lý thuyết được thực hiện theo hình thức viết trong thời
gian từ 45 - 90 phút; Kiểm tra định kỳ thực hành được thực hiện theo hình thức
thực hành một bài tập kỹ năng trong thời gian không quá 04 giờ.
3. Việc ra đề kiểm tra, đáp án và chấm bài kiểm tra định kỳ do giáo viên
trực tiếp giảng dạy thực hiện.
4. Người học nghề phải tham dự đầy đủ các bài kiểm tra định kỳ. Trường
hợp người học nghề không dự kiểm tra định kỳ thì được được giáo viên trực tiếp
giảng dạy bố trí kiểm tra định kỳ bổ sung trước khi tổ chức kiểm tra kết thúc mô
đun, môn học đó.
5. Người học nghề có điểm trung bình cộng các điểm kiểm tra định kỳ
dưới 5,0 điểm thì được giáo viên trực tiếp giảng dạy xem xét, bố trí kiểm tra lần
thứ hai một số bài kiểm tra định kỳ có điểm dưới 5,0 điểm trước khi tổ chức
kiểm tra kết thúc mô đun, môn học đó.
Đối với bài kiểm tra định kỳ được kiểm tra hai lần thì lấy điểm cao nhất
của hai lần kiểm tra để tính điểm trung bình cộng các điểm kiểm tra định kỳ và
điểm tổng kết mô đun, môn học.
6. Điểm kiểm tra định kỳ được tính hệ số 2 trong điểm tổng kết mô đun,
môn học.
Điều 10. Điều kiện dự kiểm tra kết thúc môn học, mô-đun
1. Người học nghề được dự kiểm tra kết thúc mô đun, môn học khi có đầy

đủ các điều kiện sau:
a. Tham dự ít nhất 80% thời gian quy định của học lý thuyết trong chương
trình mô đun, môn học;
b. Tham gia đầy đủ thời gian rèn luyện kỹ năng thực hành được quy định
trong chương trình mô đun, môn học;
c. Đủ số điểm kiểm tra định kỳ theo quy định tại Điều 9 của Nội quy này
và có điểm trung bình cộng các điểm kiểm tra định kỳ đạt từ 5,0 điểm trở lên.
2. Người học nghề không đủ điều kiện dự kiểm tra kết thúc môn học, mô-
đun được giải quyết như sau:
a. Đối với người học nghề có số thời gian nghỉ học lý thuyết trên 20% đến
dưới 30% thời gian quy định thì phải tham gia học bổ sung khối lượng học tập
còn thiếu.
b. Đối với người học nghề có thời gian không tham gia rèn luyện kỹ năng
thực hành dưới 15% thời gian quy định thì phải tham gia rèn luyện kỹ năng thực
hành bổ sung đầy đủ các bài tập rèn luyện kỹ năng thực hành của mô đun, môn
học.
8

Trưởng khoa, trưởng bộ môn bố trí giáo viên phụ đạo, kiểm tra bổ sung để
người học nghề đáp ứng được các điều kiện trên.
3. Người học nghề không đáp ứng được các điều kiện quy định tại khoản 1
và khoản 2 của Điều này phải đăng ký học lại mô đun, môn học đó trong các
khoá học sau.
Điều 11. Kiểm tra kết thúc mô đun, môn học
1. Kiểm tra kết thúc mô đun, môn học được thực hiện cho tất cả các mô
đun, môn học trong chương trình dạy nghề.
2. Kiểm tra kết thúc mô đun, môn học được tổ chức hai lần.
a. Lần kiểm tra thứ nhất được thực hiện đối với những người học nghề có
đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Nội quy này;
b. Lần kiểm tra thứ hai dành cho người học nghề có điểm kiểm tra kết

thúc môn học, mô-đun lần thứ nhất dưới 5,0 điểm; người học nghề quy định tại
khoản 2 Điều 10 của Nội quy này sau khi đáp ứng đủ điều kiện và người học
nghề có đủ điều kiện dự kiểm tra kết thúc mô đun, môn học lần thứ nhất nhưng
chưa tham dự kiểm tra. Thời điểm tổ chức kiểm tra kết thúc mô đun, môn học
lần hai cách thời điểm kiểm tra kết thúc mô đun, môn học lần thứ nhất tối thiểu
là 15 ngày.
Đối với người học nghề không tham dự kiểm tra kết thúc mô đun, môn
học lần thứ nhất, có lý do chính đáng thì khi tham dự kiểm tra kết thúc mô đun,
môn học lần thứ hai có kết quả dưới 5,0 điểm được đăng ký kiểm tra kết thúc
mô đun, môn học bổ sung một lần nữa khi nhà trường có tổ chức kiểm tra kết
thúc mô đun, môn học đó tại kỳ kiểm tra khác.
Đối với người học nghề không tham dự kiểm tra kết thúc mô đun, môn
học lần thứ nhất, không có lý do chính đáng thì chỉ được phép kiểm tra một lần
trong lần kiểm tra thứ hai.
3. Kế hoạch tổ chức kiểm tra kết thúc mô đun, môn học:
- Đối với các môn học chung và môn học cơ sở do phòng đào tạo chủ trì
tổ chức, phối hợp với các khoa, bộ môn trên cơ sở kế hoạch đào tạo của khoá
học và phải được thông báo cho người học nghề biết khi bắt đầu tổ chức thực
hiện chương trình mô đun, môn học đó và thông báo lại cho người học nghề
trước khi kết thúc chương trình mô đun, môn học đó 5 ngày.
- Đối với các mô đun, môn học thực hành chuyên môn do các khoa chủ trì
tổ chức và phải được thông báo cho người học nghề biết khi bắt đầu tổ chức
thực hiện chương trình mô đun, môn học đó và thông báo lại cho người học
nghề trước khi kết thúc chương trình mô đun, môn học đó 5 ngày. Hàng tháng
vào trước ngày 05, các khoa báo cáo kế hoạch tổ chức kiểm tra kết thúc mô đun,
môn học cho phòng đào tạo trong tháng đó và phải báo trước khi tổ chức kiểm
tra kết thúc mô đun, môn học đầu tiên trong tháng ít nhất là 5 ngày.
9

- Việc tổ chức kiểm tra kết thúc mô đun, môn học phải tiến hành trong

vòng từ 5 đến 10 ngày sau ngày kết thúc chương trình mô đun, môn học đó.
4. Kiểm tra kết thúc mô đun, môn học lý thuyết được thực hiện theo một
hoặc kết hợp hai hình thức trong các hình thức sau: hình thức kiểm tra vấn đáp
có thời gian cho 1 thí sinh là 30 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời; hình thức kiểm
tra tự luận trong thời gian từ 60 - 120 phút. Kiểm tra kết thúc mô đun, môn học
thực hành được tiến hành theo hình thức kiểm tra thực hành bài tập kỹ năng tổng
hợp có thời gian thực hiện không quá 8 giờ.
5. Đề kiểm tra, đáp án và thang điểm chấm kiểm tra kết thúc môn học,
mô-đun do trưởng khoa hoặc trưởng bộ môn tổ chức biên soạn, kiểm duyệt và
trình phòng đào tạo phê duyệt trước khi tổ chức kiểm tra kết thúc mô đun, môn
học trước ngày thi, kiểm tra 5 ngày.
6. Việc chấm bài kiểm tra kết thúc mô đun, môn học do hai giáo viên
được trưởng Phòng đào tạo tuyển sinh, trưởng Khoa hoặc trưởng Bộ môn chỉ
định thực hiện. Hai giáo viên thực hiện chấm bài độc lập sau đó thống nhất kết
quả, trường hợp 2 giáo viên không thống nhất kết quả thì trưởng Phòng đào tạo
tuyển sinh, trưởng khoa hoặc trưởng bộ môn xem xét quyết định.
7. Người học nghề sau hai lần kiểm tra kết thúc mô đun, môn học mà vẫn
có điểm kiểm tra dưới 5,0 điểm phải học lại mô đun, môn học đó trong đó.
Phòng đào tạo phối hợp với các khoa, tổ bộ môn tổ chức cho người học
nghề học lại các mô đun, môn học trong kỳ nghỉ hè hoặc các thời điểm khác
trong năm học nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người học nghề có đủ điều kiện
dự thi tốt nghiệp tại thời điểm xét tư cách dự thi tốt nghiệp.
8. Điểm kiểm tra kết thúc mô đun, môn học được tính hệ số 3 trong điểm
tổng kết mô đun, môn học.
Điều 12. Điểm tổng kết mô đun, môn học.
1. Điểm tổng kết mô đun, môn học của người học nghề được tính theo
công thức sau:

n


2.  Đi
ĐK
+ 3. Đ
KT

Đ
TKM
=
i=1
2 n + 3

Trong đó:
- Đ
TKM
: Điểm tổng kết mô đun, môn học
- Đi
ĐK
: Điểm kiểm tra định kỳ mô đun, môn học lần i
- n: Số lần kiểm tra định kỳ.
10

- Đ
KT
: Điểm kiểm tra kết thúc mô đun, môn học. Đối với người học nghề
phải dự kiểm tra kết thúc mô đun, môn học hai lần thì điểm được tính là điểm
cao nhất của hai lần kiểm tra.
2. Điểm tổng kết mô đun, môn học được tính tròn đến một chữ số thập
phân. Các khoa, bộ môn gửi kết quả điểm tổng kết mô đun, môn học về phòng
đào tạo chậm nhất là 5 ngày sau khi kiểm tra kết thúc mô đun, môn học và kết
quả được công khai trên các hệ thống thông tin của Trường chậm nhất là 10

ngày sau ngày kiểm tra kết thúc mô đun, môn học đó.
Người học nghề phải tự quan tâm xem kết quả học tập của mình, nếu có
thắc mắc khiếu nại phải liên hệ ngay với phòng đào tạo tuyển sinh, các khoa
hoặc bộ môn để kịp thời giải quyết. Sau 15 ngày kể từ ngày công bố mà không
có ý kiến phản hồi thì kết quả này sẽ lấy làm kết quả chính thức. Mọi khiếu nại
sau đó sẽ không còn giá trị.

Mục 2
THI TỐT NGHIỆP VÀ CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP ĐỐI VỚI
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ

Điều 13. Điều kiện dự thi tốt nghiệp
Người học nghề được dự thi tốt nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:
1. Có kết quả học tập môn học, mô-đun đáp ứng được điều kiện sau:
- Điểm tổng kết tất cả các các mô đun, môn học trong chương trình đào
tạo đạt từ 5,0 điểm trở lên
- Điểm tổng kết các môn học văn hoá từ 5,0 điểm trở lên đối với người
học nghề trình độ Trung cấp có dự thi cả các môn văn hoá phổ thông;
2. Người học nghề có điểm trung bình chung toàn khóa học đạt từ 7.0 trở
lên được xét cho làm đồ án tốt nghiệp.
3. Không trong thời gian đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại thời
điểm tổ chức thi.
Điều 14. Đối tƣợng dự thi tốt nghiệp
1. Đối tượng được dự thi tốt nghiệp bao gồm:
a. Người học nghề có đủ điều kiện dự thi tốt nghiệp theo quy định tại
Điều 13 của Nội quy này;
b. Người học nghề các khoá trước có đủ điều kiện được dự thi tốt nghiệp
theo quy định tại Điều 13 của Nội quy này nhưng chưa tham dự thi hoặc thi
trượt tốt nghiệp, có đơn xin dự thi và được Hiệu trưởng quyết định cho phép
tham dự thi tốt nghiệp theo các nội dung chưa thi tốt nghiệp hoặc thi trượt tốt

nghiệp;
11

c. Người học nghề các khoá trước không đủ điều kiện được dự thi tốt
nghiệp theo quy định tại Điều 13 của Nội quy này, đã tham gia học tập và rèn
luyện hoàn thiện các điều kiện còn thiếu, có đơn xin dự thi tốt nghiệp và được
Hiệu trưởng quyết định cho phép tham dự thi tốt nghiệp.
2. Danh sách các đối tượng dự thi tốt nghiệp phải được Hiệu trưởng phê
duyệt và công bố công khai trước ngày bắt đầu tiến hành thi tốt nghiệp tối thiểu
15 ngày.
Điều 15. Hội đồng thi tốt nghiệp
1. Hội đồng thi tốt nghiệp do hiệu trưởng ra quyết định thành lập, bao
gồm:
- Chủ tịch hội đồng là hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo;
- Phó chủ tịch hội đồng là phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo hoặc trưởng
phòng đào tạo;
- Uỷ viên thư ký là trưởng phòng hoặc phó trưởng phòng đào tạo;
- Các uỷ viên: gồm một số cán bộ, giảng viên, giáo viên của trường (có thể
mời thêm đại diện doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng người học nghề tốt
nghiệp của trường
2. Hội đồng thi tốt nghiệp có trách nhiệm giúp hiệu trưởng trong các hoạt
động tổ chức thi tốt nghiệp, gồm:
a. Tổ chức và lãnh đạo kỳ thi tốt nghiệp theo đúng Nội quy này, nội quy
thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp của nhà trường và kế hoạch đã được hiệu
trưởng quyết định;
b. Trình hiệu trưởng ra quyết định thành lập các ban giúp việc cho hội
đồng thi tốt nghiệp, gồm:
- Ban thư ký: do uỷ viên thư ký hội đồng làm trưởng ban;
- Ban đề thi: do chủ tịch hội đồng hoặc phó chủ tịch hội đồng kiêm nhiệm
trưởng ban. Ban đề thi gồm các tiểu ban; mỗi môn thi do một tiểu ban phụ trách;

mỗi tiểu ban có số lượng không quá ba người và do một trưởng tiểu ban phụ
trách;
- Ban coi thi: do chủ tịch hội đồng hoặc phó chủ tịch hội đồng kiêm nhiệm
trưởng ban;
- Ban chấm thi: do chủ tịch hội đồng hoặc phó chủ tịch hội đồng kiêm
nhiệm trưởng ban. Ban chấm thi gồm các tiểu ban; mỗi tiểu ban phụ trách một
môn thi tốt nghiệp và do một trưởng tiểu ban phụ trách.
c. Xét và thông qua danh sách đối tượng được dự thi tốt nghiệp; danh sách
đối tượng không được dự thi tốt nghiệp, trình hiệu trưởng duyệt và công bố;
d. Bảo đảm việc thực hiện nội quy thi và công nhận tốt nghiệp;
12

đ. Xét kết quả thi tốt nghiệp và giải quyết đơn khiếu nại (nếu có). Lập
danh sách người học nghề được công nhận tốt nghiệp và không được công nhận
tốt nghiệp trình hiệu trưởng xem xét, ra quyết định công nhận tốt nghiệp;
e. Thực hiện các nhiệm vụ khác do hiệu trưởng giao.
Điều 16. Tổ chức thi tốt nghiệp
1. Thi môn chính trị
a. Thi môn chính trị được tổ chức theo hình thức thi viết tự luận với thời
gian 120 phút hoặc thi trắc nghiệm với thời gian 60 phút.
b. Kế hoạch thi môn chính trị do phòng Đào tạo tham mưu, Hiệu trưởng
quyết định và phải được thông báo cho người học nghề biết trước ít nhất 15
ngày trước khi tiến hành tổ chức thi. Có thể bố trí thi môn chính trị ngay sau khi
học xong môn học và bảo lưu kết quả đến thời điểm tổ chức thi tốt nghiệp.
2. Thi kiến thức, kỹ năng nghề
a. Thi kiến thức, kỹ năng nghề gồm thi lý thuyết nghề và thi thực hành
nghề.
- Thi lý thuyết nghề được tổ chức theo hình thức thi viết (tự luận hoặc trắc
nghiệm) với thời gian thi không quá 180 phút hoặc thi vấn đáp với thời gian cho
1 thí sinh là 40 phút chuẩn bị và 20 phút trả lời.

- Thi thực hành nghề được tổ chức theo hình thức thực hành bài tập kỹ
năng tổng hợp để hoàn thiện một sản phẩm hoặc dịch vụ. Thời gian thi thực
hành cho một đề thi không quá 3 ngày và mỗi ngày không quá 8 giờ.
b. Thi kiến thức, kỹ năng nghề được tổ chức sau khi kết thúc chương trình
dạy nghề.
c. Kế hoạch thi kiến thức, kỹ năng nghề do phòng Đào tạo phối hợp các
khoa chuyên môn tham mưu, hiệu trưởng quyết định và phải được thông báo
cho người học nghề biết trước ít nhất 30 ngày trước khi tiến hành tổ chức thi.
3. Bảo vệ Đồ án tốt nghiệp:
a. Người học nghề đủ điều kiện được xét làm đồ án tốt nghiệp không phải
dự thi phần lý thuyết nghề.
b. Kế hoạch bảo vệ Đồ án tốt nghiệp được phòng Đào tạo phối hợp các
khoa chuyên môn tham mưu, Hiệu trưởng quyết định và được thông báo cho
người học nghề biết trước ít nhất là 30 ngày trước khi tiến hành tổ chức bảo vệ.
4. Thi các môn văn hoá phổ thông đối với người học nghề trình độ Trung
cấp hệ tuyển sinh Trung học cơ sở (Quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 6) được
thực hiện như sau:
a. Các môn thi:
+) Nhóm I thi các môn: Toán, Vật lý, Ngữ văn;
+) Nhóm II thi các môn: Toán, Vật lý, Sinh vật;
13

+) Nhóm III thi các môn: Toán, Ngữ văn, Địa lý.
+) Đối với các nghề đào tạo có tính chất đặc thù riêng, không phù hợp với
các nhóm trên, tùy vào điều kiện thực tế Hiệu trưởng sẽ có quy định các môn thi
tốt nghiệp vào đầu các khóa học.
b. Kế hoạch thi các môn văn hoá phổ thông do hiệu trưởng quyết định và
phải được thông báo cho người học nghề biết trước 15 ngày trước khi tiến hành
tổ chức thi. Có thể bố trí thi các môn văn hóa chức ngay sau khi học xong các
môn học.

4. Các bài thi tốt nghiệp của người học nghề quy định tại khoản 1, 2, 3
Điều này thực hiện theo hình thức thi viết phải được rọc phách trước khi chấm.
Thi vấn đáp và thi thực hành phải có mẫu phiếu chấm thi thống nhất phù hợp với
từng hình thức thi.
Điều 17. Chấm thi tốt nghiệp
1. Mỗi bài thi tốt nghiệp phải được hai thành viên ban chấm thi tốt nghiệp
phân công đánh giá và thống nhất điểm. Nếu hai thành viên không thống nhất
phải báo cáo trưởng ban chấm thi tốt nghiệp xem xét quyết định.
2. Điểm chấm thi tốt nghiệp phải được công bố công khai chậm nhất là 15
ngày sau khi thi.
Điều 18. Công nhận tốt nghiệp cho ngƣời học nghề trình độ cao đẳng,
trình độ trung cấp
1. Người học nghề trình độ cao đẳng và trình độ trung cấp hệ tuyển sinh
trung học phổ thông sẽ được công nhận tốt nghiệp khi đủ các điều kiện:
a. Kết quả thi môn chính trị đạt từ 5,0 điểm trở lên;
b. Kết quả thi kiến thức, kỹ năng nghề có điểm thi lý thuyết nghề và điểm
thi thực hành nghề đều đạt từ 5,0 điểm trở lên. Hoặc có kết quả bảo vệ Đồ án tốt
nghiệp đạt từ 5 điểm trở lên.
2. Người học nghề trình độ Trung cấp hệ tuyển sinh Trung học cơ sở được
công nhận tốt nghiệp khi đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này đồng
thời có điểm thi các môn văn hoá phổ thông đạt từ 5,0 điểm trở lên.
3. Người học nghề không đủ điều kiện để công nhận tốt nghiệp được bảo
lưu kết quả các điểm thi tốt nghiệp đã đạt yêu cầu trong thời gian 3 năm kể từ
ngày công bố kết quả thi tốt nghiệp của lần thi đó để xét công nhận tốt nghiệp.
Trường hợp người học nghề không có nhu cầu tham dự kỳ thi tốt nghiệp khoá
sau sẽ được Hiệu trưởng cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình học
nghề.
4. Hiệu trưởng ra quyết định công nhận tốt nghiệp, công bố công khai với
người học nghề và báo cáo danh sách người học nghề được công nhận tốt nghiệp
và không được công nhận tốt nghiệp lên Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

tỉnh chậm nhất là 30 ngày sau khi kết thúc kỳ thi tốt nghiệp.

14

Điều 19. Điểm đánh giá xếp loại tốt nghiệp
1. Điểm đánh giá xếp loại tốt nghiệp được sử dụng để xếp loại tốt nghiệp
và được tính theo công thức sau:
Đ
TN
=
3.Đ
TB
+ 2.Đ
TNTH
+ Đ
TNLT

6
Trong đó:
Đ
TN
: Điểm đánh giá xếp loại tốt nghiệp
Đ
TB
: Điểm trung bình chung toàn khoá học được xác định theo quy định
tại khoản 2 của Điều này.
Đ
TNTH
: Điểm thi thực hành nghề
Đ

TNLT
: Điểm thi lý thuyết nghề
(Trường hợp người học nghề bảo vệ Đồ án tốt nghiệp thì kết quả bảo vệ Đồ án
được tính hệ số 2 và số chia trong công thức trên là 5)
Điểm đánh giá xếp loại tốt nghiệp được tính tròn đến hai chữ số thập phân.
2. Điểm trung bình chung toàn khoá học được xác định như sau:
a. Công thức tính điểm trung bình chung toàn khoá học:

n


 ai. Đi
TKM

Đ
TB
=
i=1

n

 ai.

i=1
Trong đó:
Đ
TB
: là điểm trung bình chung toàn khoá học
ai: Số đơn vị học trình của môn học, mô-đun đào tạo nghề thứ i được xác
định tại Khoản 2 Điều 3 của Quy định này:

Đi
TKM
: Điểm tổng kết môn học, mô-đun đào tạo nghề thứ i.
n: Số lượng các môn học, mô-đun đào tạo nghề.
b. Điểm trung bình chung được tính đến một chữ số thập phân.
Điểm tổng kết các môn học chung và các môn văn hoá phổ thông
không tính vào điểm trung bình chung toàn khoá học.
Điều 20. Xếp loại tốt nghiệp
1. Việc xếp loại tốt nghiệp căn cứ vào điểm đánh giá xếp loại tốt nghiệp.
2. Các mức xếp loại tốt nghiệp được quy định như sau:
15

a. Loại xuất sắc: Có điểm đánh giá xếp loại tốt nghiệp từ 9,0 đến 10;
b. Loại giỏi: Có điểm đánh giá xếp loại tốt nghiệp từ 8,0 đến dưới 9,0;
c. Loại khá: Có điểm đánh giá xếp loại tốt nghiệp từ 7,0 đến dưới 8,0;
d. Loại trung bình khá: Có điểm đánh giá xếp loại tốt nghiệp từ 6,0 đến
dưới 7,0;
đ. Loại trung bình: Có điểm đánh giá xếp loại tốt nghiệp từ 5,0 đến dưới
6,0.
3. Mức xếp loại tốt nghiệp được ghi vào bằng tốt nghiệp và bảng tổng hợp
kết quả học tập của người học nghề.

Mục III
KIỂM TRA VÀ CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP
ĐỐI VỚI TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ

Điều 21. Kiểm tra trong quá trình học tập
Kiểm tra trong quá trình học tập đối với người học nghề trình độ sơ cấp hệ
chính quy được thực hiện như kiểm tra trong quá trình học tập đối với trình độ
trung cấp nghề, cao đẳng nghề được quy định tại mục I, chương II của Nội quy

này.
Điều 22. Kiểm tra kết thúc khoá học
1. Kiểm tra kết thúc khoá học chỉ thực hiện đối với người học nghề đảm
bảo đủ hai điều kiện sau:
a. Các điểm tổng kết môn học, mô-đun phải đạt từ 5,0 điểm trở lên;
b. Không trong thời gian đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại thời
điểm tổ chức kiểm tra kết thúc khoá học.
2. Kiểm tra kết thúc khoá học được thực hiện theo hình thức thực hành bài
tập kỹ năng tổng hợp để hoàn thiện một sản phẩm hoặc dịch vụ.
3. Phòng đào tạo, các khoa tham mưu để hiệu trưởng quy định việc ra đề
kiểm tra, thời gian và quy trình chấm bài kiểm tra đảm bảo sự chính xác, công
bằng trong việc đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của người học nghề.
4. Hội đồng kiểm tra kết thúc khoá học do Hiệu trưởng ra quyết định thành
lập căn cứ vào điều kiện thực tế của trường. Hội đồng kiểm tra kết thúc khoá
học có trách nhiệm giúp Hiệu trưởng trong hoạt động kiểm tra kết thúc khoá
học, gồm:
a) Thông qua danh sách đối tượng được dự kiểm tra kết thúc khoá học;
b. Xây dựng đề, đáp án và quy trình chấm bài kiểm tra kết thúc khoá học;
16

c. Tổ chức kiểm tra kết thúc khoá học, xử lý các trường hợp vi phạm nội
quy thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp;
d. Chấm bài kiểm tra kết thúc khoá học;
đ. Xếp loại tốt nghiệp cho người học nghề sau khi kết thúc khoá học.
5. Danh sách người học nghề được dự kiểm tra kết thúc khoá học phải
được thông báo công khai trước kỳ kiểm tra kết thúc khoá học 15 ngày.
Điều 23. Công nhận tốt nghiệp cho ngƣời học nghề trình độ sơ cấp
1. Người học nghề trình độ sơ cấp được công nhận tốt nghiệp khi có điểm
tổng kết khoá học được tính theo quy định tại khoản 2 của Điều này từ 5,0 trở
lên.

2. Điểm tổng kết khoá học của người học nghề trình độ sơ cấp được tính
theo công thức sau:

n

 Đi
TKM
+ 2 Đ
KTKT

Đ
TKKH
=
i=1
n + 2

Trong đó:
Đ
TKKH
: điểm tổng kết khoá học
Đ i
TKM
: điểm tổng kết môn học, mô-đun thứ i
Đ
KTKT
: điểm kiểm tra kết thúc khoá học
n: số lượng các môn học, mô-đun đào tạo nghề
3. Việc xếp loại tốt nghiệp cho người học nghề trình độ sơ cấp được căn
cứ vào điểm tổng kết khoá học. Các mức xếp loại được xác định tương tự như
quy định tại khoản 2 Điều 20 của Nội quy này. Mức xếp loại tốt nghiệp được ghi

vào chứng chỉ sơ cấp nghề và bảng tổng hợp kết quả học tập (nếu có) của người
học nghề.
4. Hiệu trưởng nhà Trường căn cứ báo cáo của hội đồng kiểm tra kết thúc
khoá học ra quyết định công nhận tốt nghiệp, công bố công khai với người học
nghề và báo cáo kết quả công nhận tốt nghiệp về Tổng cục Dạy nghề và Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội chậm nhất là 30 ngày sau khi kết thúc kiểm tra
kết thúc khoá học.

Chƣơng IV
THANH TRA, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 24. Thanh tra, kiểm tra hoạt động dạy học, thi, kiểm tra và công
nhận tốt nghiệp
17

Phòng Thanh tra giáo dục và Quản lý HSSV, Ban thanh tra nhân dân,
phòng Đào tạo tuyển sinh; Đoàn thanh tra dạy nghề của Trường theo chức năng
thẩm quyền tiến hành thanh kiểm tra hoạt động dạy học, thi, kiểm tra và công
nhận tốt nghiệp trong nhà Trường đảm bảo nghiêm túc, khách quan.
Điều 25. Xử lý vi phạm đối với ngƣời học nghề, giáo viên, cán bộ vi
phạm các quy định về dạy học, thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp.
1. Trong quá trình thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp nếu người học
nghề vi phạm Nội quy này và Nội quy phòng thi của trường, tuỳ theo mức độ
hành vi sẽ bị xử lý theo một trong các hình thức sau:
a. Khiển trách, cho tiếp tục thi hoặc kiểm tra nhưng trừ 25% điểm bài thi
hoặc bài kiểm tra;
b. Cảnh cáo, cho tiếp tục thi hoặc kiểm tra nhưng trừ 50% điểm bài thi
hoặc bài kiểm tra;
c. Đình chỉ thi hoặc kiểm tra và cho điểm “0” cho bài thi hoặc bài kiểm tra
đó;

d. Đình chỉ buộc thôi học hoặc không công nhận tốt nghiệp.
2. Cán bộ, giáo viên nếu bị phát hiện vi phạm các quy định tại điều 5 Nội
quy này; các quy định về tổ chức thi kiểm tra kết thúc mô đun, môn học, nội quy
phòng thi, công bố kết quả thi, kiểm tra…tuỳ theo mức độ hành vi sai phạm phải
được xử lý theo các hình thức kỷ luật theo một trong các hình thức sau:
a. Vi phạm lần thứ nhất: Cảnh cáo nêu đích danh trước toàn Trường trong
buổi chào cờ đầu tháng tiếp theo, hạ một bậc xếp loại thi đua trong tháng đó.
b. Vi phạm lần thứ 2: Hội đồng kỷ luật xem xét, có thể áp dụng một hặc
các mức kỷ luật: Cắt giảm phụ cấp đứng lớp trong tháng đó, khiển trách trước
toàn Trường trong buổi chào cờ tháng tiếp theo và nghỉ việc không hưởng lương
tháng tiếp theo.
c. Vi phạm lần thứ 3: Hội đồng kỷ luật xem xét, có thể áp dụng mức kỷ
luật cao nhất: Chấm dứt hợp đồng lao động.
d. Đối với cán bộ giáo viên làm công tác thanh kiểm tra, nếu bị phát hiện
có hành vi bao che gian lận cũng áp dụng các hình thức xử lý như trên.
e. Nếu tập thể vi phạm một hoặc các nội dung trên thì người đứng đầu tổ
chức đó phải giải trình và có thể chịu các hình thức kỷ luật của Hội đồng kỷ luật,
mức kỷ luật cao nhất là cách chức.
3. Các trường hợp vi phạm đều phải lập biên bản và báo cáo Hiệu trưởng
xem xét, quyết định phương án xử lý.
Điều 26. Xử lý khiếu nại, tố cáo trong thi, kiểm tra và công nhận tốt
nghiệp
Hiệu trưởng, Trưởng phòng Đào tạo tuyển sinh, Trưởng khoa có trách
nhiệm trả lời các khiếu nại, tố cáo về công tác đào tạo, thi, kiểm tra trong quá
18

trình học tập; thi tốt nghiệp hoặc kiểm tra kết thúc khoá học và công nhận tốt
nghiệp trong thời hạn theo quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố
cáo.
Chƣơng V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 27. Trách nhiện các tổ chức cá nhân
Các phòng, khoa, các tổ chức trực thuộc Trường và toàn thể cán bộ, giáo
viên, công nhân viên nhà Trường có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc quy định
này và công bố rộng rãi cho người học nghề toàn trường được biết.
Điều 28. Hiệu lực thi hành
Nội quy có hiệu lực kể từ ngày ký.
Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu phát hiện có vấn đề chưa hợp lý
phải phản ánh ngay về phòng Đào tạo tuyển sinh đề kịp thời bổ sung điều chỉnh.

Nơi nhận:
- Các phòng, khoa trực thuộc;
- Ban giám hiệu;
- Lưu VT, ĐT.
HIỆU TRƢỞNG



Trần Đắc Hòa

×