Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

luận văn quản trị kinh doanh TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY SẢN XUẤT AVF THƯƠNG MẠI HẢI THIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.05 KB, 25 trang )

I. Lịch sử hình thành và phát triển.
1. Qúa trình hình thành.
- Căn cứ nghị định số 50/CP ngày 28 tháng 8 năm 1997 của Chính phủ về
việc thành lập, tổ chức lại, giải thể và phá sản Doanh nghiệp Nhà nước.
- Công ty cổ phần Sản xuất và Thương mại Hải Thiên (dưới đây gọi là “Công
ty”) được thành lập theo quyết định số 3197/QĐ - BTM ngày 30/12/2006 của Bộ
trưởng bộ thương mại: Chuyển Doanh nghiệp Nhà nước Xí nghiệp may Hải Thiên
thành Công ty cổ phần Sản xuất và Thương mại Hải Thiên.
- Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty là cơ sở pháp lý cho Công ty cổ
phần Sản xuất và Thương mại Hải Thiên hoạt động, được Đại hội đồng cổ đông
thành lập thụng qua ngày 08 tháng 04 năm 2007 tại Hà Nội, đã được sửa đổi, bổ
sung tại - Đại hội cổ đông thường niên lần thứ I thụng qua ngày 15 tháng 04 năm
2008, có hiệu lực cùng ngày.
- Tên hợp pháp của Công ty bằng tiếng Việt:
CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI HẢI THIÊN.
- Tên đăng ký hợp pháp của Công ty bằng tiếng Anh:
HaiThien Production and Trade Joint Stock Company.
- Tên viết tắt: Hải Thiên
- Công ty là Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân phù hợp với pháp luật Việt
Nam.
- Trụ sở đăng ký của Công ty là:
- Địa chỉ : Văn phòng giao dịch: 39/20/432 Đội Cấn- Ba Đình- Hà Nội
- Địa chỉ xưởng SX: Số 1 Tân Lập-Đình Bảng-Từ Sơn-Bắc Ninh.
Tại thời điểm Đại hội cổ đông thành lập (ngày 08 tháng 04 năm 2007), vốn
điều lệ của Công ty là 30.000.000.000 đồng. Tổng số vốn điều lệ của Công ty
được chia thành 3.000.000 cổ phần, với mệnh giá mỗi cổ phần là 10.000 đồng
Việt Nam.
Công ty có thể thành lập Chi nhánh và Văn phòng đại diện tại địa bàn kinh
doanh để thực hiện các mục tiêu kinh doanh của Công ty trong phạm vi Pháp luật
cho phép.
2. Nhiệm vụ chính.


1) Lĩnh vực sản xuất và kinh doanh của Công ty bao gồm:
1
- Tổ chức sản xuất, gia công hàng may mặc để xuất khẩu và tiêu dùng trong
nước.
- Liên doanh, liên kết và tổ chức lắp ráp xe máy và sản xuất phụ tùng xe máy
để tiêu dùng trong nước.
- Kinh doanh các mặt hàng: nông, lâm, thuỷ, hải sản, lương thực, thực phẩm,
rượu, bia, hàng tiêu dùng, điện, điện tử, hàng thủ công mỹ nghệ, sắt, thép, các loại
hoá chất, phân bón, nhựa và các sản phẩm nhựa, cao su và các sản phẩm cao su,
máy móc, các loại thiết bị phụ tùng, nguyên, nhiên liệu phục vụ sản xuất và tiêu
dùng.
- Kinh doanh dịch vụ : sửa chữa, bảo hành ô tô, xe máy.
- Kinh doanh và dịch vụ các nghành nghề, mặt hàng khác Nhà nước không
cấm.
2) Phạm vi kinh doanh và hoạt động của Công ty:
a) Công ty được quyền tiến hành tất cả các hoạt động kinh doanh như quy
định trong Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh và các Điều lệ của Công ty phù
hợp với quy định của Pháp luật, và thực hiện các biện pháp thích hợp để đạt được
các mục tiêu của Công ty.
b) Công ty được quyền tiến hành các hoạt động kinh doanh khác mà Pháp luật
cho phép nếu Hội đồng quản trị xem xét thông qua.
3) Mục tiêu hoạt động của Công ty:
- Không ngừng phát triển các hoạt động sản xuất, thương mại và dịch vụ
trong các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty nhằm tối đa hoá lợi nhuận
cho các Cổ đông, cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao thu nhập cho người lao
động, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước, phát triển Công ty ngày
càng lớn mạnh và bền vững.
- Các mục tiêu chủ yếu:
+ Giữ vững và phát triển doanh thu xuất khẩu
+ Tập trung phát triển thị trường nội địa

+ Đầu tư mở rộng ngàng nghề kinh doanh
- Chiến lược phát triển:
+ Chuyên môn hóa các nhà máy, xây dựng mặt hàng chủ lực
+ Mở rộng thị phần kinh doanh nội địa
2
+ Kinh doanh ngành nghề khác
4) Công ty tập trung ưu tiên đầu tư một số lĩnh vực bao gồm:
+ Gia tăng số lượng và tăng cường đào tạo đội ngũ thiết kế thời trang có năng
lực nhằm sáng tạo ra nhiều sản phẩm mới với thiết kế và kiểu dáng độc đáo.
+ Thuê các chuyên gia trong và ngoài nước để đào tạo và nâng cao năng lực
nhân viên.
+ Mua quyền cấp phép kinh doanh các thương hiệu của các tập đoàn thời
trang nổi tiếng để đa dạng hóa thương hiệu, nâng cao hình ảnh thương hiệu, tầm
vóc và hoạt động của công ty.
+ Mở rộng hệ thống phân phối trên toàn quốc.
+ Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã.
+ Kiên trì phát huy những sản phẩm phù hợp với thế mạnh của công ty, đồng
thời liên tục sáng tạo những dòng sản phẩm mới đi cùng với trào lưu thời trang thế
giới, để đáp ứng kịp thời nhu cầu thời trang của người tiêu dùng đặc biệt là giới
trẻ.
+ Luôn lắng nghe ý kiến đóng góp của người tiêu dùng để thỏa mãn ngày
càng tốt hơn nhu cầu và thị hiếu thời trang.
3. Cơ cấu bộ máy tổ chức.
a. Sơ đồ về cơ cấu bộ máy.
Cơ cấu tổ chức của Công ty biểu hiện đặc trưng của một Công ty cổ phần,
phù hợp với việc chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá, kiện toàn bộ máy. Đây là kiểu cơ cấu
hỗn hợp của hai loại cơ cấu trực tuyến và chức năng. Kiểu cơ cấu này có đặc điểm
cơ bản là tồn tại các đơn vị chức năng nhưng chỉ đơn thuần về chuyên môn không
có quyền chỉ đạo đơn vị trực tuyến. Những người lãnh đạo trực tuyến chịu trách
nhiệm về kết quả hoạt động và được toàn quyền quyết định trong đơn vị mình phụ

trách. Nó có ưu điểm tuân thủ nguyên tắc một thủ trưởng, tạo ra sự thống nhất tập
trung cao độ và trách nhiệm rõ ràng. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những bất cập như vẫn
có xu hướng can thiệp của các đơn vị chức năng dẫn đến tranh luận có thể xảy
ra,
3

Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty
4
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ
ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN
TRỊ
BAN KIỂM
SOÁT
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
KD&XE MÁY
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
KINH DOANH
XƯỞNG
XE MÁY
XÍ NGHIỆP
MAY
PHÒNG
TCKT
PHÒNG
TCHC
PHÒNG
KINH DOANH
PHÒNG

XNK&KD
VĂN PHÒNG
XƯỞNG
PHÒNG
KD NỘI ĐỊA
PHÒNG
KỸ THUẬT
TỔ
MAY 2
TỔ
MAY 3
TỔ
MAY 4
TỔ
MAY 5
TỔ
MAY 6
TỔ
MAY 7
TỔ
HOÀN THIỆN
TỔ
HOÀN THIỆN
TỔ
MAY 1
b. Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ từng bộ phận.
- Đại hội đồng cổ đông: Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao
nhất của Công ty và bao gồm tất cả các Cổ đông có quyền biểu quyết (hoặc người
được Cổ đông có quyền biểu quyết ủy quyền).
- Ban kiểm soát thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, giám đốc trong việc

quản lý và điều hành Công ty, trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong việc
thực hiện các nhiệm vụ được giao.
- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, các thành viên
của Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Số lượng thành viên: có 3
thành viên bao gồm: 01 Chủ tịch, 01 Phó chủ tịch và 01 thành viên. Hội đồng quản
trị quản lý hoặc chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh và các công việc của
Công ty trong phạm vi nhiệm vụ của Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị là cơ
quan có đầy đủ quyền hạn thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty trừ những
vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông, có trách nhiệm giám sát Giám
đốc và các cán bộ quản lý khác của Công ty.
- Tổng giám đốc: Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm và ký hợp
đồng lao động. Thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ
đông, kế hoạch kinh doanh và kế họach đầu tư của Công ty đã được Hội đồng
quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua.
- Phó Tổng giám đốc: gồm có 2 người. Là người giúp việc cho Tổng giám
đốc công ty, được Tổng giám đốc phân công và uỷ quyền theo văn bản, điều hành
một hoặc một số lĩnh vực của Công ty. Phó tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước
Tổng giám đốc Công ty và Pháp luật về nhiệm vụ được Tổng giám đốc Công ty
phân công và uỷ quyền. Thực hiện các chức năng quản lý về công tác quản lý cán
bộ, đôn đốc kiểm tra toàn bộ Công ty, giải quyết các chính sách bảo hiểm y tế, bảo
hiểm xã hội, khen thưởng và nâng cao chất lượng kỹ thuật bảo hộ an toàn lao động
với cán bộ công nhân viên, giúp Tổng giám đốc đề ra những phương án biện pháp
kinh doanh hiệu quả.
- Phòng Kinh doanh: Là cơ quan giúp việc cho Tổng giám đốc Công ty về
công tác kế hoạch công tác quản lý các dự án, có trách nhiệm nhập và tiêu thụ sản
phẩm, thực hiện các giao dịch kinh doanh, nắm vững nhu cầu thông tin về thị
trường trong và ngoài nước từ đó đề ra được kế hoạch kinh doanh sát với nhu cầu
thực tế phù hợp với năng lực và sở trường của Công ty.
5
- Phòng Tổ chức hành chính: có nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện bộ máy tổ

chức của Công ty, phù hợp với yêu cầu tổ chức kinh doanh, tổ chức tiền lương và
giải quyết các chính sách cho người lao động.
- Phòng Tài chính kế toán: Là cơ quan giúp việc Công ty về quản lý tài chính
theo quy định và Pháp luật nhà nước (Bộ tài chính) đối với Doanh nghiệp nhà
nước. Phòng có nhiệm vụ giúp Tổng giám đốc Công ty quản lý về nghiệp vụ hệ
thống kế toán trong cơ quan Công ty, giúp Giám đốc chỉ đạo các đơn vị tổ chức
hạch toán kế toán, quản lý tài sản, tiền vốn, phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác
các biến động trong quá trình sản xuất kinh doanh đồng thời là cơ quan chịu trách
nhiệm trước Tổng giám đốc và Nhà nước về tính chính xác của số liệu kế toán.
+ Kiểm soát toàn bộ việc thực hiện tính pháp lý của các hợp đồng mua bán
đúng theo quy định của công ty và của pháp luật.
+ Kiểm soát quá trình nghiệm thu tất cả các chủng loại hàng hóa đầu vào.
+ Kiểm soát ngân sách.
+ Kiểm soát toàn bộ các hoạt động sản xuất của công ty liên quan đến chi phí
và doanh thu.
Công việc kế toán trong Công ty gồm 02 phần là kế toán tổng hợp và kế toán
chi tiết.
+ Phần kế toán tổng hợp thể hiện bằng tiền phản ánh tổng quát tình hình tài
sản và hoạt động của đơn vị.
+ Phần kế toán chi tiết vừa ghi giá trị vừa ghi số lượng hiện vật hoặc thời gian
lao động để chi tiết hóa và minh họa cho phần kế toán tổng hợp.
Nội dung công việc kế toán của mỗi phần hành bao gồm lập chứng từ kế toán,
nhập liệu, ghi sổ kế toán, lập báo cáo kế toán, kiểm tra và phân tích số liệu, tài liệu
kế toán, lưu trữ hồ sơ, tài liệu kế toán tùy theo yêu cầu của từng phần hành qui
định.
Theo dịí quản lý và thu hồi công nợ khách hàng trong toàn bộ hệ thống kênh
phân phối của công ty, đề xuất với phòng kinh doanh nội địa, phòng kinh doanh
xuất nhập khẩu nhừng giao dịch với những khách hàng còn tồn đọng công nợ và
thời gian nợ quá mức cho phép.
Kế toán trưởng: có trách nhiệm tổ chức công tác kế toán, thống kê và bộ máy

kế toán phù hợp với công tác tổ chức sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu tồn tại và
phát triển của Công ty. Tổ chức bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán, giữ bí mật
6
các tài liệu và số liệu kế toán của Công ty. Theo dõi phản ánh đúng tình hình tài
chính của Công ty, tham mưu cho giám đốc dự thảo các quy định quản lý kinh tế
tài chính, tín dụng và tổ chức kiểm tra việc tực hiện. Tham mưu ký kết các hợp
đồng kinh tế của công ty, kiểm tra, kiểm soát giá cả các hợp đồng mua, bán, kết
hợp với các đơn vị trực thuộc phòng ban nghiệp vụ giải quyết việc thanh toán, thu
hồi vốn, công nợ kịp thời, tổ chức, kiểm tra công tác tài chính kế toán toàn đơn vị
thường xuyên và định kỳ, thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, chính
sách chế độ đối với người lao động. Có toàn quyền phân công và chỉ đạo trực tiếp
tất cả nhân viên kế toán tại Công ty.
Phó Kế toán trưởng: Tùy thuộc vào yêu cầu thực tế, khả năng và sự phân
công của Kế toán trưởng, có thể chia sẻ 01 hoặc nhiều công việc của Kế toán
trưởng. Thay mặt cho Kế toán trưởng (có uỷ quyền), tổ chức phổ biến và hướng
dẫn kịp thời các chế độ, thể lệ tài chính, kế toán, thống kê hiện hành cho cấp dưới
và bộ phận liên quan. Có toàn quyền phân công và chỉ đạo trực tiếp tất cả nhân
viên kế toán tại Công ty khi Kế toán trưởng vắng mặt.
- Xí nghiệp may: Là nơi diễn ra quá trình sản xuất, bao gồm các phòng ban,
phân xưởng, kho,…Quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh trong các đơn vị,
quản lý nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất, đảm bảo quá trình sản xuất
được diễn ra liên tục, quản lý kho, bãi tập kết lưu trữ nguyên vật liệu, sản phẩm,
tính toán hiệu quả nguyên vật liệu dùng cho quá trình SX.
- Phòng XNK và KD: Là cơ quan giúp việc Giám đốc Công ty về hoạt động
kinh doanh trong và ngoài nước, nằm trong hệ thống các phòng ban chức năng của
Công ty. Phòng có nhiệm vụ giúp việc Tổng giám đốc trong việc quản lý hoạt
động sản xuất kinh doanh. Là đầu mối giả quyết các thủ tục về nhập khẩu vật tư,
tư liệu sản xuất và thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh cho toàn Công ty tiến
tới là đầu mối giới thiệu các sản phẩm của Công ty ra các nước trong khu vực
thông qua thông tin quảng cáo và những thủ tục ban đầu của những hoạt động kinh

tế cụ thể do Giám đốc Công ty ký kết và thực hiện. Lên kế hoạch cho công tác sản
xuất trong tương lai phù hợp.
+ Thực hiện các công tác nghiệp vụ xuất nhập nguyên phụ liệu và hàng hóa
thành phẩm.
7
+ Tìm kiếm khách hàng, đàm phán về mặt giá cả, mẫu mã, định mức tiêu hao
nguyên liệu, tiến hành may mẫu cho khách hàng xem qua cho đến khi khách hàng
chấp nhận mẫu hàng với sự hỗ trợ của phòng kỹ thuật công nghệ.
+ Xây dựng và soạn thảo các hợp đồng bán hàng.
+ Tính toán toàn bộ các chi phí giá vốn bán hàng, các khoản chiết khấu, hoa
hồng, chi phí bán hàng, các loại thuế để từ đó phối hợp với phòng kinh doanh nội
địa xây dựng chính sách giá bán và lợi nhuận cho từng chủng loại sản phẩm.
+ Đàm phán với khách hàng gia công xuất khẩu về nguyên phụ liệu cung cấp
phục vụ cho các đơn hàng gia công xuất khẩu.
+ Đặt mua nguyên phụ liệu để phục vụ sản xuất các đơn hàng FOB xuất
khẩu.
+ Đảm bảo đồng bộ nguyên phụ liệu để phục vụ cho quá trình sản xuất đúng
tiến độ.
+ Cung cấp đầy đủ chính xác hồ sơ, chứng từ nhập khẩu nguyên phụ liệu.
+ Khi có đơn hàng của khách hàng, phòng kinh doanh xuất khẩu sẽ liên hệ
với phòng điều hành sản xuất để thỏa thuận ký đơn hàng sản xuất.
+ Phối hợp với phòng quản lý chất lượng kiểm tra chất lượng sản phẩm sau
khi hoàn thành.
+ Cung cấp đầy đủ chính xác hồ sơ chứng từ xuất khẩu hàng hóa.
+ Tiếp nhận-kiểm tra-yêu cầu các bộ phận cung cấp hồ sơ chứng từ nhằm
đảm bảo tính hợp lý hợp pháp, chính xác nội dung để làm thủ tục khai báo hải
quan.
+ Sau khi hoàn tất thủ thục khai báo, làm tờ khai với hải quan, phòng xuất
nhập khẩu chuyển hồ sơ giao nhận cho phòng kho vận để tiến hành vận chuyển và
giao nhận hàng.

- Văn phòng xưởng:
+ Thực hiện ký kết các đơn hàng sản xuất với phòng kinh doanh nội dịa và
phòng kinh doanh xuất khẩu theo khung chính sách giá do công ty quy định.
+ Theo dõi, đôn đốc sản xuất về tiến độ.
+ Chỉ đạo theo chức năng các tổ để sản xuất ra sản phẩm đúng tiến độ các đơn
hàng theo như phòng kinh doanh nội địa và phòng kinh doanh xuất khẩu đã đặt
hàng.
+ Cung cấp kịp thời, chính xác về tiến độ sản xuất cho các phòng liên quan.
8
- Phòng Kinh doanh nội địa: Có nhiệm vụ quản lý các hoạt động kinh doanh
may mặc trong nước, đáp ứng được nhu cầu hiện tại của thị trường, điều chỉnh cho
phù hợp lượng đầu ra với chất lượng cũng như số lượng không bị ứ đọng hàng hay
thiếu hàng, thực hiện đúng các hợp đồng đã được ký kết, ra chiến lược cho giai
đoạn mới.
+ Tìm kiếm các nhu cầu thị trường trong nước đối với những sản phẩm may
mặc của công ty.
+ Tiến hành đàm phán với khách hàng về giá cả, mẫu mã, kích cỡ, chủng
loại, chất liệu.
+ Xây dựng các hợp đồng bán hàng đã được hai bên (công ty và khách hàng
thống nhất).
+ Tính toán toàn bộ các chi phí giá vốn bán hàng, các khoản chiết khấu, hoa
hồng, chi phí bán hàng, các loại thuế để từ đó phối hợp với phòng kinh doanh
xuất khẩu xây dựng chính sách giá bán và lợi nhuận cho từng chủng loại sản
phẩm.
+ Xây dựng hệ thống các nhà cung ứng nguyên phụ liệu trong nước và ngoài
nước để phục vụ cho quá trình sản xuất theo những đơn hàng mà phòng kinh
doanh nội địa đã đàm phán với khách hàng.
+ Tiến hành đàm phán với khách hàng về nguyên phụ liệu phục vụ cho quá
trình sản xuất dựa trên những thông số kỹ thuật đã được xây dựng.
+ Phối hợp với các phòng ban chức năng, các đơn vị trực thuộc tiến hành

kiểm tra chất lượng và chọn mua các nguyên phụ liệu.
+ Đảm bảo đồng bộ nguyên phụ liệu để phục vụ cho quá trình sản xuất đúng
tiến độ.
+ Cung cấp đầy đủ chính xác hồ sơ, chứng từ nhập khẩu nguyên phụ liệu.
+ Khi có đơn đặt hàng của khách hàng, hoặc nhu cầu của khách hàng và tình
hình thị trường, phòng kinh doanh nội địa sẽ liên hệ với phòng điều hành sản xuất
để thỏa thuận ký đơn hàng sản xuất.
- Phòng Kỹ thuật: Nơi tạo ra những mẫu mã mới, chỉnh sửa, cải tiến sản
phẩm cũ được khách hàng chấp nhận, để làm được điều này cần phải có sự sáng
tạo, nắm bắt được công nghệ mới, thị hiếu người tiêu dùng. Kiểm tra sản phẩm,
đánh giá đúng chất lượng trước khi đưa ra thị trường hay bàn giao hợp đồng, nếu
phát hiện sản phẩm không như mẫu thì phải thu lại và tìm cách giải quyết.
9
+ Xây dựng tất cả các tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm để phục vụ cho quá
trình phòng kinh doanh xuất khẩu đàm phán và triển khai hoạt động sản xuất.
+ Phối hợp với phòng kinh doanh xuất khẩu để nghien cứu thiết kế, tạo các
mẫu sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu của thị trường xuất khẩu theo nhu cầu của
khách hàng.
+ Tham gia thẩm định, điều chỉnh mẫu thiết kế của khách hàng khi đàm phán.
+ Phối hợp với phòng kinh doanh xuất khẩu triển khai cho xưởng may xuất
khẩu tiến hành may mẫu để đàm phán với khách hàng.
+ Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật sản phẩm cho từng đơn hàng của khách hàng.
Nắm rõ nguồn lực sản xuất (máy móc, thiết bị), quản lý về mặt công nghệ sản xuất
để nắm rõ năng lực sản xuất cho công ty nhằm phục vụ cho quá trình đàm phán
với khách hàng.
+ Nghiên cứu cải tiến, phát triển các mẫu mã sản phẩm mới phù hợp với nhu
cầu khách hàng.
+ Triển khai các mẫu may được khách hàng duyệt xuống cho các tổ triển khai
sản xuất thông qua văn phòng của xưởng.
+ Hố trợ sản xuất về mặt công nghệ, thiết bị

- Xưởng may được chia làm 9 tổ.
+ Ký đơn hàng sản phẩm thời trang với phòng kinh doanh nội địa.
+ Tiếp nhận các đơn hàng may mẫu, nguyên phụ liệu, các thông số kỹ thuật
liên quan đến những đơn đặt hàng.
+ Tổ chức kiểm soát chất lượng sản phẩm theo quy định của công ty.
+ Theo dõi, đánh giá tính hiệu quả của công việc may mẫu.
- Đối với xưởng may xuất khẩu:
+ Tiếp nhận các đơn hàng may mẫu, nguyên phụ liệu, các thông số kỹ thuật
liên quan.
+ Hỗ trợ may mẫu cho phòng kinh doanh xuất khẩu.
+ Tiếp nhận và giải quyết các yêu cầu điều chỉnh trong việc may mẫu.
+ theo dõi đánh giá tính hiệu quả của công việc may mẫu.
- Bộ phận KCS: Kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi giao hàng.
+ Căn cứ yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm của khách hàng, phòng
KCS đề nghị phòng kinh doanh nội địa và phòng kinh doanh xuất khẩu cung cấp
bảng màu để kiểm tra chất lượng nguyên phụ liệu.
10
+ Cung cấp các dịch vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm căn cứ trên những tiêu
chuẩn mà phòng kinh doanh xuất khẩu cung cấp.
+ Triển khai những tiêu chuẩn chất lượng của từng đơn hàng cho các xí
nghiệp sản xuất.
+ Bám theo tiến độ sản xuất tại hệ thống các xí nghiệp để tiến hành triển khai
công việc kiểm tra – giải quyết , xử lý các vấn đề chất lượng sản phẩm có ảnh
hưởng đến tiến độ sản xuất.
+ Đồng thời thông tin, cập nhật thường xuyên cho phòng điều hành sản xuất
về kết quả kiểm tra, điều chỉnh và xử lý các vấn đề chất sản phẩm có ảnh hưởng
đến tiến độ sản xuất.
+ Kiểm tra, kiểm duyệt chất lượng thành phẩm xuất xưởng.
- Ngoài sơ đồ trên công ty còn có phòng kho vận:
+ Tổ chức thực hiện giao nhận nguyên phụ liệu tại cảng và tại kho của công

ty.
+ Quản lý số lượng nhập-xuất nguyên phụ liệu theo tiêu chuản kỹ thuật các
loại nguyên phụ liệu dùng cho quá trình sản xuất.
+ Phối hợp trong việc kiểm tra chất lượng-số lượng đồng bộ nguyên phụ liệu.
+ Phối hợp trong giao-nhận chứng từ để tiến hành vận chuyển giao-nhận
nguyên phụ liệu nhập khẩu.
+ Cung cấp dịch vụ vẩn chuyển, giao nhận nguyên phụ liệu cho phòng kinh
doanh nội địa.
+ Nhận lệnh cấp phát nguyên phụ liệu hàng kinh doanh nội địa cho các tổ sản
xuất.
+ Cung cấp dịch vụ vận chuyển, giao-nhận nguyên phụ liệu cho phòng kinh
doanh xuất khẩu.
+ Nhận lệnh cấp phát nguyên phụ liệu hàng kinh doanh xuất khẩu cho các xí
nghiệp sản xuất.
+ Phối hợp trong việc điều động, vận chuyển máy móc thiết bị xuống cho các
tổ sản xuất.
+ Phối hợp trong việc kiểm tra chất lượng-số lượng thành phẩm.
+ Tổ chức giao nhận thành phẩm tại cảng và tại kho của công ty.
+ Quản lý số lượng nhập thành phẩm theo tiêu chuẩn kỹ thuật đã được phòng
quản lý chất lượng kiểm định.
11
+ Theo dõi cân đo chính xác khối lượng hàng hóa, sản phẩm nhập vào kho
đúng tiêu chuẩn quy cách thể hiện trên hóa đơn chứng từ của cấp quản lý có thẩm
quyền phê duyệt.
+ Phối hợp trong việc giao nhận chứng từ để tiến hành vận chuyển giao nhận
hàng hóa xuất khẩu.
+ Nắm bắt kế hoạch xuất hàng để chuẩn bị các nguồn lực một cách tối ưu khi
tham gia thực hiện vào quá trình vận chuyển được hiệu quả tốt nhất.
+ Cung cấp dịch vụ vận chuyển giao nhận hàng hóa thành phẩm cho phòng
kinh doanh nội địa.

+ Cung cấp dịch vụ vận chuyển giao nhận hàng hóa thành phẩm cho phòng
kinh doanh xuất khẩu.
+ Xuất kho hàng thành phẩm theo yêu cầu của phòng kinh doanh nội địa.
+ Xuất kho hàng thành phẩm theo lệnh của phòng kinh doanh xuất khẩu.
+ Theo dõi kiểm kê hàng hóa, sản phẩm xuất ra khỏi kho theo đúng số lượng
hóa đơn, chứng từ của cấp quản lý có thẩm quyền phê duyệt.
+ Sau khi vận chuyển giao nhận hoàn tất, chuyển giao bộ chứng từ lại cho
phòng xuất nhập khẩu làm thủ tục thanh khoản với cơ quan hải quan.
4. Về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm.
Công ty đã chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao trình độ sản
xuất để đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường trong và ngoài nước. Hơn 2/3
chủng loại sản phẩm kiểu cũ đã được chuyển sang loại mới cải tiến như: sợi PeCo,
Ne 83/17, sợi Cotton Ne30, Ne 32 Cotton dệt kim, quần áo, khăn Các sản phẩm
được cải tiến đảm bảo chất lượng về kỹ thuật, tiết kiệm về vật tư cũng như thời
gian.
Ngày nay cùng với sự phát triển và tăng trưởng về kinh tế của đất nước kéo
theo sự tăng trưởng về tiêu dùng đặc biệt về nhu cầu may mặc. Do đó, tiềm năng
của nghành này là rất lớn. Đó là tiền đề thuận lợi cho việc mở rộng và phát triển
sản xuất kinh doanh của công ty, tuy nhiên cơ cấu tiêu dùng lại thay đổi sản phẩm
có chất lượng cao được đón nhận ngược lại chất lượng thấp sẽ bị đào thải. Đây là
một thách thức mới đòi hỏi phải có chiến lược kinh doanh đúng đắn để chiếm lĩnh
được thị trường, cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng nghành khác. Công ty đã
tiến hành sản xuất đa dạng các mặt hàng, phần nào đã đáp ứng nhu cầu đa dạng
của thị trường và từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thị trường, đồng
12
thời tránh được rủi ro trong kinh doanh. Song để phát triển hơn nữa cần phải có
chính sách, chiến lược đúng đắn, phù hợp trong giai đoạn phát triển hiện nay.
5. Tình hình sản xuất kinh doanh.
5.1. Bảng tổng kết tài sản, nguồn vốn
(Đơn vị tính: triệu đồng)

TT Chỉ tiêu
Năm
2007
Năm
2008
% tăng so với
năm 2007
Năm
2009
1 Tổng Tài sản 745.473 1.106.715 48,46 1.249.340
2 Doanh thu thuần 1.033.001 1.057.277 2,35
583.861
3 Giá vốn hàng bán 892.407 878.043 (1,61)
521.599
4 Chi phí bán hàng 23.117 27.108 17,26
14.889
5 Chi phí quản lý 43.038 48.932 13,69
26.956
6 Chi phí hoạt động tài chính 36.447 46.767 28,32
48.156
7 Thu nhập hoạt động tài chính 5.385 15.714 191,81
17.881
8 Lợi nhuận hoạt động KD 43.377 72.140 66,31
(9.857)
9 Thu nhập khác 15.081 15.947 5,74
8.499
10 Chi phí khác 29.078 13.677 (52,96)
2.834
11 Lợi nhuận khác (13.997) 2.270 162,18
5.665

12 CP thuế TNDN hiện hành 2.390 250 (89,54)
13 CP thuế TNDN hoãn lại - (91)
-
14 Lợi nhuận trước thuế 27.747 74.410 168,17
(4.192)
15 Lợi nhuận sau thuế 25.357 74.251 192,82
(4.559)
16 Tỷ lệ cổ tức (%) - 14 - -
13
5.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tổng số nợ phải thu: 225.061.989.681 đồng.
Tổng số nợ phải trả: 911.263.369.180 đồng.
Trong đó: - Vay ngắn hạn: 436.723.492.700 Đ.
- Vay khác: 700.000.000 Đ.
Tổng cộng: 437.423.492.735 Đ.
- Vay dài hạn: 236.617.682.374 Đ.
Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu:

Các chỉ tiêu ĐVT Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
Chỉ tiêu về khả năng thanh toán:
+ Hệ số thanh toán ngắn hạn:
TSNH/Nợ ngắn hạn
+ Hệ số thanh toán nhanh:
(TSNH - Hàng tồn kho)/ Nợ ngắn hạn
Lần

Lần
0,86
0,34
0,91
0,50
0,88
0,59
Chỉ tiêu về cơ cấu vốn:
+ Hệ số Nợ/Tổng tài sản
+ Hệ số Nợ/Vốn chủ sở hữu
Lần
Lần
0,75
3,06
0,71
2,49
0,73
2,70
Chỉ tiêu về năng lực hoạt động:
+ Vòng quay hàng tồn kho:
Giá vốn hàng bán/Hàng tồn kho bình quân
+ Doanh thu thuần/Tổng tài sản
Vòng
Lần
5,34
1,38
4,37
0,96
2,91
0,47

Chỉ tiêu về khả năng sinh lời
+ Hệ số LN sau thuế/Doanh thu thuần
+ Hệ số LN sau thuế/Vốn chủ sở hữu
+ Hệ số LN sau thuế/Tổng tài sản
%
%
%
2,5%
14,0%
3,4%
6,8%
2,6%
6,5%
-0,8%
-1,3%
-0,4%
14
Sản lượng sản phẩm.
Năm 2008:
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2009:
ĐVT: Triệu đồng.
TT Nhóm Sản phẩm chính Sản lượng Doanh thu
1 Sợi (kg) 4.013.691 130.717
2 Dệt (met) 4.403.708 112.138
3 Áo (cái) 5.877.329 277.344
4 Khác - 90.043
Cộng - 610.242
6. Chi phí sản xuất.
Tình hình chi phí của Công ty trong các năm 2008 và năm 2009 như sau:

ĐVT: Triệu đồng.
Khoản mục
Năm 2008 Năm 2009
Giá trị
(%) so với
Doanh thu thuần
Giá trị
(%) so với
Doanh thu thuần
Giá vốn hàng bán 878.043 83,05 521.599 89,34
Chi phí tài chính 46.767 4,42 48.156 8,25
Chi phí bán hàng 27.108 2,56 14.889 2,55
Chi phí quản lý 48.932 4,63 26.956 4,62
Chi phí khác 13.677 1,29 2.834 0,48
Tổng cộng 1.014.527 95,95 614.434 105,24
TT Nhóm Sản phẩm chính Sản lượng Doanh thu
1 Sợi (kg) 5.956.157 199.837
2 Dệt (met) 11.319.711 232.116
3 Áo (cái) 9.908.212 532.740
4 Khác - 124.245
Cộng - 1.088.938
15
Mức lương bình quân:
Thu nhập bình quân người/tháng:
• Năm 2007: 2.303.000 đồng/người.
• Năm 2008: 2.600.000 đồng/người.
• Năm 2009: 2.500.000 đồng/người
Trích lập các quỹ theo luật định:
(ĐVT: đồng)
Khoản mục Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Quỹ đầu tư phát triển - 5.341.656.484 21.291.656.484
Quỹ dự phòng tài chính - 4.326.614.968 19.257.035.756
Quỹ khen thưởng phúc lợi 3.987.159.162 11.841.266.187 17.970.779.941
II. Thực trạng tại công ty.
1. Lực lượng lao động. Tổng số lao động được chia làm 2 loại:
- Lao động trực tiếp là những người trực tiếp sản xuất, trực tiếp tham gia vào quá
trình sáng tạo tạo ra của cải vật chất. Gía trị sức lao động của họ được chuyển trực
tiếp vào giá trị sản phẩm.
- Lao động gián tiếp là những người làm nhiệm vụ tổ chức, quản lý và phục vụ quá
trình sản xuất (bộ máy lãnh đạo doanh nghiệp, cán bộ phòng ban ). Gía trị sức
lao động của họ được chuyển gián tiếp vào giá trị sản phẩm.
Cấu thành của lực lượng lao động là tỷ trọng lao động chiếm trong tổng số.
Cấu thành lực lượng lao động hợp lý là sự xắp xếp từng loại lao động ở từng khâu,
từng bộ phận đảm bảo đáp ứng yêu cầu của sản xuất. Cấu thành của lực lượng lao
động không phải là yếu tố cố định mà có thể thay đổi tuỳ thuộc vaò đặc điểm, giai
đoạn hoạt động kinh doanh. Trong điều kiện hiện nay, cấu thành của lực lượng lao
động được coi là hợp lý khi tỷ trọng lao động trực tiếp lớn còn lao động gián tiếp
chiếm tỷ trọng nhỏ.
Ngành may có sự biến động lao động thường xuyên, ảnh hưởng đến lực
lượng lao động và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
2. Đặc điểm lao động.
16
- Định mức lao động: là cơ sở để kế hoạch hoá nguồn lao động, tổ chức sử
dụng lao động phù hợp với quy trình công nghệ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, là
cơ sở để xây dựng đơn giá tiền lương và trả lương gắn với năng suất, chất lượng
và hiệu quả công việc.
CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO TRÌNH ĐỘ
Trình độ Số người Tỷ lệ
Trên đại học 02 0,04%
Đại học. Cao đẳng 189 4,11%

Trung cấp 292 6,36%
Lao động phổ thông 4.110 89,49%
Tổng cộng 4.593 100,00%
Bảng cơ cấu bậc thợ

Bậc thợ Số người %
1 300 7.3
2 390 9.5
3 350 8.5
4 513 12.5
5 690 16.8
6 822 20
7 1.045 25.4
Tổng 4.110 100
17
Cơ cấu bậc thợ có tay nghề cao, cần giảm số lượng công nhân có bậc thợ thấp
và tăng cường tuyển công nhân có bậc thợ cao, tổ chức thi cấp bậc tay nghề hàng
năm để tạo điều kiện cho công nhân phát huy khả năng của mình, đây là một trong
những điều kiện để tăng năng suất lao động. Cơ cấu quản lý có trình độ đại học
chiếm tỷ trọng cao và các trình độ càng giảm thì tỷ trọng càng thấp dần cho thấy
bộ máy hoạt động đã được đào tạo kỹ lưỡng qua trường lớp còn những quản lý
chưa có trình độ cần cho họ đi học thêm để quản lý được tốt hơn.
3. Chính sách đối với người lao động.
Chiến lược phát triển nhân sự của Ban lãnh đạo công ty là xây dựng một môi
trường làm việc ổn định, lâu bền, sáng tạo, hiệu quả và đầy nhiệt huyết, cạnh tranh
và nhiều triển vọng cho sự thăng tiến với thu nhập cao và điều kiện làm việc tốt
nhất. Để thực hiện chiến lược này, công ty đã xây dựng và không ngừng cải tiến
chính sách lương, thưởng, chế độ phúc lợi, tuyển dụng và đào tạo có tính cạnh
tranh cao, thu hút được lao động có chất lượng từ thị trường lao động trong và
ngoài nước. Đồng thời, công ty luôn quan tâm tạo môi trường và điều kiện làm

việc tốt nhất, đảm bảo tính công bằng và cơ hội phát triển tối đa khả năng và sức
sáng tạo của mỗi cá nhân. Các chính sách, chế độ cụ thể như sau:
a) Chế độ làm việc.
Thời gian làm việc ở công ty là 8h/ngày, 06 ngày/tuần, nghỉ giữa ca theo
Luật lao động. Do tính chất công việc là làm theo đơn đặt hàng và theo ca nên
Công ty có thể yêu cầu nhân viên Công ty làm thêm giờ và thực hiện các chế độ
đãi ngộ phù hợp cho người lao động đảm bảo theo quy định của pháp luật về sử
dụng lao động.
Nghỉ phép, nghỉ lễ, tết: Nhân viên Công ty được nghỉ lễ, tết theo quy định
của bộ Luật lao động. Đối với nhân viên có thâm niên làm lâu năm trong Công ty
sẽ được cộng thêm ngày phép năm.
Nghỉ ốm, nghỉ thai sản: Nhân viên Công ty khi nghỉ ốm sẽ được hưởng trợ
cấp ốm đau do quỹ Bảo hiểm xã hội chi trả theo Luật lao động. Trong thời gian
18
nghỉ thai sản ( 04 tháng), người lao động sẽ được nhận trợ cấp thai sản tương
đương với 04 tháng tiền lương do quỹ Bảo hiểm xã hội chi trả.
Điều kiện làm việc: Văn phòng làm việc, nhà xưởng khang trang, thoáng
mát. Công ty luôn đảm bảo việc trang bị đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động,
vệ sinh lao động cho đội ngũ lao động trực tiếp Các nguyên tắc an toàn lao động
được tuân thủ nghiêm ngặt.
b) Chính sách tuyển dụng, đào tạo:
Mục tiêu tuyển dụng của Công ty là thu hút người lao động có năng lực vào
làm việc cho Công ty, đáp ứng nhu cầu ngành nghề của công ty và phù hợp
phương hướng mở rộng ngành nghề mới cho Công ty, tùy theo từng vị trí cụ thể
mà Công ty có những yêu cầu về trình độ nghiệp vụ riêng.
Cán bộ quản lý phải tốt nghiệp Đại học chuyên ngành, nhiệt tình, năng động và
ham học hỏi, yêu thích công việc, có khả năng sáng tạo cao, có ý thức trách nhiệm,
có năng lực tổ chức, có các kỹ năng quản lý, lãnh đạo nhóm. Đối với các vị trí
quan trọng, cần phải có thêm kinh nghiệm làm việc lâu năm, thâm niên công tác
trong ngành, tư duy logic, khả năng suy luận tốt.

Chế độ đào tạo áp dụng trong Công ty là đào tạo theo nhu cầu và theo yêu
cầu công việc, đào tạo phù hợp với ngành nghề và chuyên môn hiện tại của người
lao động có hướng đến phát triển trong tương lai.
c) Chính sách lương thưởng:
Công ty thực hiện chính sách trả lương theo công việc đảm nhiệm, do đó
những người đảm nhiệm những công việc đòi hỏi khả năng, trình độ và trách
nhiệm cao sẽ nhận được mức lương xứng đáng phù hợp với hiệu quả công việc
của mình.
Ngoài lương, các chế độ phụ cấp được áp dụng đầy đủ và hợp lý nhằm tạo
điều kiện để người lao động làm tốt hơn nữa công việc của mình. Các chế độ phụ
19
cấp được áp dụng bao gồm: phụ cấp ca đêm, phụ cấp độc hại, phụ cấp công việc
theo chức danh, phụ cấp thâm niên công tác
Chế độ thưởng được Công ty đặc biệt chú trọng. Công ty áp dụng nhiều
mức thưởng và loại hình thưởng nhằm nâng cao khả năng sáng tạo và cố gắng
đóng góp và công việc chung của người lao động trong Công ty như: thưởng có
thành tích công tác xuất sắc, thưởng hoàn thành công việc, thưởng sáng kiến cải
tiến kỹ thuật, thưởng đóng góp những ý tưởng giá trị cho quản lý, điều hành và
SXKD của Công ty, thưởng lễ, tết
Ngoài ra, Công ty cũng luôn quan tâm chú trọng đến đời sống tinh thần của
tập thể cán bộ nhân viên trong công ty thông qua các hoạt động như: Tổ chức sinh
nhật, thi đấu thể thao, hội diễn văn nghệ, hội thi khéo tay, tham quan nghỉ mát,
thăm hỏi nhân viên ốm đau, thai sản…Hàng năm, Công ty tổ chức các hoạt động
kỷ niệm ngày thành lập Công ty, thành lập Tập đoàn, các lễ hội nhân dịp Tết
Trung thu, quốc tế thiếu nhi 1/6, Ngày phụ nữ Việt Nam 20/10, Quốc tế phụ nữ
8/3, Noel, Tết nguyên đán…
20
Quy trình sản xuất sản phẩm.
KHSX + Tài liệu KT + Sản phẩm mẫu
Xây dựng mẫu mềm 1 cỡ (nếu chưa có)

Kiểm tra
Thiết kế các cỡ còn lại (Nhẩy cỡ) May mẫu đối
Kiểm tra + Khách
hàng duyệt
Chế thử sản phẩm (nếu cần)
- Xác định độ co vải.
- Giác sơ đồ mặt cắt.
- Viết quy trình công nghệ.
- Tính định mức nguyên phụ liệu.
- Làm bảng mầu nguyên phụ liệu.
- Làm quy cách bao gói, đóng
thùng.
21
Kiểm tra + Khách
hàng duyệt
Trưởng phòng duyệt

Sơ đồ quy trình sản xuất
Khi khách hàng mang sản phẩm mẫu đến, xem xét các thông số kỹ thuật để
có kế hoạch sản xuất, xây dựng mẫu mềm một cỡ, kiểm tra, đối chiếu với mẫu của
khách hàng nếu thấy đã khớp sẽ may nhẩy cỡ, kiểm tra lại và đưa khách hàng kiểm
tra nếu cùng thấy như đúng yêu cầu có thể may thử khi cần thiết phải xây dựng
được các tiêu chuẩn ở từng công đoạn từ khi bắt đầu sản xuất đến khi kết thúc,
được kiểm tra và khách hàng chấp nhận sẽ được đưa lên trưởng phòng duyệt, kiểm
tra và nhận xét mẫu đầu khi đưa vào dây chuyền cuối cùng triển khai sản xuất
đồng loạt.
4. Những cơ hội và thách thức.
4.1. Cơ hội.
- Công ty đã đầu tư dây chuyền sản xuất công nghệ để tạo ra những mặt hàng có
tính khác biệt và có tính giá trị gia tăng cao là một trong những chuyển biến mạnh

mẽ nhất của doanh nghiệp.
- Lực lượng lao động dồi dào, người lao động đã được đào tạo tốt hơn trước, có
trình độ cao, có kỹ năng và tay nghề tốt, có kỷ luật hơn, có khả năng sản xuất được
các loại sản phẩm phức tạp, chất lượng cao, được phần lớn khách hàng khó tính
chấp nhận. Không những vậy còn tạo ra những mặt hàng dệt may có đẳng cấp.
- Chi phí lao động còn thấp so với nhiều nước.
- Có cơ cấu tổ chức tốt,đáp ứng được các tiêu chuẩn xã hội, xây dựng được mối
quan hệ gắn bó chặt chẽ với các nhà nhập khẩu nước ngoài.
4.2. Thách thức.
- Công ty cần phải xác định được mặt hàng và thị phần cốt lõi phù hợp với điều
kiện của mình.
22
Triển khai SX
May mẫu đầu chuyền
Kiểm tra + nhận
xét mẫu đầu
chuyền
Triển khai SX
- Ngành dệt may Trung Quốc đang đi vào chiến lược năng cao đẳng cấp, chất
lượng, làm thế nào để cạnh tranh được với họ cũng là điều cần phải quan tâm.
- Cần tạo được vùng nguyên liệu ổn định, không bị phụ thuộc, phải đối mặt với
những khó khăn như: chi phí nguyên liệu cao dẫn đến giá thành sản xuất cao,giảm
sức cạnh tranh của các sản phẩm may mặc thông qua công cụ giá cả, chưa chủ
động được trong kế hoạch kinh doanh, chịu sức ép từ các nhà cung cấp nguyên
phụ liệu.
- Khả năng huy động vốn đầu tư thấp, hạn chế khả năng đổi mới công nghệ, trang
thiết bị.
- Nguyên phụ liệu phải nhập từ nước ngoài, giá trị gia tăng không cao, thiếu linh
hoạt và hạn chế khả năng đáp ứng nhanh.
- Vấn đề người lao động: Nếu thu nhập không tương xứng với các khoản trượt giá,

đồng lương không đủ cho họ nuôi sống bản thân thì họ sẽ bỏ việc hàng loạt, đồng
thời sẽ không đủ nhân công, dẫn đến không đáp ứng được đơn hàng.
23

Mục lục
I. Lịch sử hình thành và phát triển 1
1. Qúa trình hình thành 1
2. Nhiệm vụ chính 2
1) Lĩnh vực sản xuất và kinh doanh 1
2) Phạm vi kinh doanh và hoạt động 2
3) Mục tiêu hoạt động 2
4) Lĩnh vực ưu tiên đầu tư 2
3. Cơ cấu bộ máy tổ chức 3
a) Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức 3
b) Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ 5
4. Về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm 12
5. Tình hình sản xuất kinh doanh 13
5.1. Bảng tổng kết tài sản, nguồn vốn 13
5.2. Kết quả hoạt dộng sản xuất kinh doanh 14
6. Chi phí SX 15
II. Thực trạng tại công ty 16
1. Lực lượng lao động 16
2. Đặc điểm lao động 17
3. Chính sách đối với người lao động 18
a) Chế độ làm việc 18
b) Chính sách tuyển dụng, đào tao 19
c) Chính sách lương, thưởng 19
4. Cơ hội và thách thức 22
24
4.1. Cơ hội 22

4.2. Thách thức 22

25

×