Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

luận văn quản trị kinh doanh THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM Ở CÔNG TY ZAMIL STEEL VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.13 KB, 29 trang )

Trường Đại Học KTQD- Hệ Đào tạo Từ xa Khoa QTKD ( lớp QTKDTH
2A)
LỜI NÓI ĐẦU
Việt Nam đã trở thành thành viên trong tổ chức thương mại thế giới WTO,
điều đó tạo ra những thách thức mới trong kinh doanh khiến các doanh nghiệp càng
phải nhận thức được tầm quan trọng của Quản trị chất lượng, các công ty phải đưa
chất lượng vào nội dung quản lý. Trong các cuộc ganh đua với các đối thủ cạnh
tranh cả trong và ngoài nước, các công ty đều mong muốn mình là nguồn cung cấp
những sản phẩm có chất lượng thoả mãn và đáp ứng được sự kỳ vọng của khách
hàng. Nếu như trước kia các chính sách bảo hành hay sẵn sàng đổi lại sản phẩm
không đạt yêu cầu từng được coi là chuẩn mực, còn bây giờ cũng không đáp ứng
được nhu cầu bởi điều kiện này chỉ có nghĩa là chất lượng không ổn định. Điều này
càng đúng với các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm
cung cấp cả thị trường trong nước cũng như xuất khẩu của công ty Zamil Steel Viet
Nam, từ lâu Zamil Steel đã chú trọng vào vấn đề chất lượng để cung cấp cho khách
hàng những sản phẩm chất lượng tốt nhất, tuy nhiên không Zamil Steel không tự hài
lòng mà luôn nỗ lực phấn đấu để làm tốt hơn, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế thị
trường cạnh tranh khốc liêt như ngày nay nếu các doanh nghiệp không tự thay đổi
khảng định thương hiệu và vị trí của mình thì nguy cơ thất bại luôn hiện hữu,.
Là một sinh viên nghành quản trị kinh doanh, nhận thức được tầm quan
trọng của vấn đề chất lượng trong doanh nghiệp, bằng những kiến thức đã được
trang bị ở trong nhà trường về môn học Quản trị chất lượng và những thực nghiệm
ở công ty, tôi muốn có góc nhìn khách quan về vấn đề này. Trong quá trình tìm hiểu
và đánh giá tôi không thể tránh được những sai sót và thiếu kinh nghiệm nên tôi
mong rằng thầy cô và các cán bộ trong Công ty góp ý, chỉ dẫn để tôi hoàn thành đề
án của mình một cách tốt nhất.
Giáo viên hướng dẫn : Thầy Nguyễn Ngọc Huyền . SV: Đặng văn Lợi

Page
1
Trường Đại Học KTQD- Hệ Đào tạo Từ xa Khoa QTKD ( lớp QTKDTH


2A)
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ QUAN ĐIỂM , LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT
LƯỢNG
VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
1.1 Tầm quan trọng của quản trị chất lượng sản phẩm ở doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm về chất lượng sản phẩm và các yếu tố cấu thành chất lượng
sản phẩm của doanh nghiệp
Chất lượng sản phẩm là gì?
Những quan niệm khác nhau về chất lượng sản phẩm.
Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội, không ai phủ nhận tầm quan
trọng của chất lượng sản phẩm. Nó là một yếu tố góp phần đảm bảo sự thành công
của một doanh nghiệp nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung. Ngay từ đầu thế kỷ
19 đã có những công trình vĩ đại của các nhà kinh điển, trong đó có Karl Marx
( 1818-1883). Ông cho rằng: “người tiêu dùng mua hàng không phải hàng có giá trị
mà hàng có giá trị sử dụng và thỏa mãn những mục đích xác định”. Nghĩa là chất
lượng không phải là một cái gì đó trừu tượng, vô định mà ngược lại nó có tính xác
định, cụ thể mà chúng ta có thể nhờ vào đó để đánh giá sản phẩm này là có chất
lượng cao. Sản phẩm kia là hàng kém chất lượng.
Vì vậy ta có thể đưa ra một khái niệm khái quát như sau:
“ Chất lượng sản phẩm hàng hóa là tổng hợp các đặc tính của sản phẩm tạo nên
giá trị sử dụng, thể hiện khả năng mức độ thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng với hiệu quả
cao, trong những điều kiện sản xuất, kinh tế xã hội nhất định”.
Như vậy chất lượng sản phẩm không chỉ là những thuộc tính mà còn là mức độ
các thuộc tính ấy thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng trong những điều kiện cụ thể. Hay
chất lượng sản phẩm vừa có tính chủ quan, vừa có tính khách quan. Quan niệm này
thể hiện sự khoa học và toàn diện về chất lượng, cũng như mối quan hệ hữu cơ giữa
“sản phẩm – xã hội – con người”.
Giáo viên hướng dẫn : Thầy Nguyễn Ngọc Huyền . SV: Đặng văn Lợi


Page
2
Trường Đại Học KTQD- Hệ Đào tạo Từ xa Khoa QTKD ( lớp QTKDTH
2A)
Bản chất của chất lượng
Chất lượng là một phạm trù kinh tế xã hội công nghệ tổng hợp. Chúng ta
không được coi chất lượng đơn thuần là đặc tính kinh tế hay kỹ thuật mà phải quan
tâm tới cả 3 yếu tố.
Chất lượng sản phẩm là một khái niệm có tính tương đối thường xuyên thay
đổi theo không gian và thời gian, vì chất lượng luôn thay đổi nên doanh nghiệp phải
cải tiến liên tục để sản phẩm phù hợp với khách hàng ở từng thời điểm. Không chỉ
vậy mà chất lượng còn thay đổi theo từng thị trường, chất lượng sản phẩm được
đánh giá là khác nhau phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện kinh tế văn hoá của thị
trường đó.
Tính năng tác dụng của sản phẩm
Được thể hiện thông qua các thuộc tính về mặt kỹ thuật, sản phẩm của doanh
nghiệp có tiện dụng hay không, ngày nay tính năng tác dụng của một sản phẩm
ngày càng được chuyên sâu (một sản phẩm thường chỉ phục vụ một mục đích nhất
định) chính vì vậy tính năng tác dụng của sản phẩm được đặt lên hàng đầu trong các
nhân tố tác dụng đến chất lượng.
Tuổi đời của sản phẩm
Được phản ánh thông qua thời gian kể từ khi sản phẩm được đưa vào sử dụng
cho đến khi bị hỏng. Ngày nay tuổi thọ của sản phẩm bị hạn chế ở điểm nhất định
bởi vì nếu tuổi thọ của sản phẩm quá cao thì trong quá trình sử dụng sản phẩm dễ bị
lạc hậu về mặt kỹ thuật, công nghệ và thị hiếu của người tiêu dùng.
Tính thẩm mỹ của sản phẩm
Là toàn bộ đặc trưng, đặc tính gợi cảm của sản phẩm đối với khách hàng như:
hình dáng, mầu sắc, trọng lượng, kích thước khi kinh tế ngày càng phát triển thì
yếu tố này ngày càng được coi trọng khi nghiên cứu để sản xuất sản phẩm.
Độ an toàn của sản phẩm

Trong quá trình vận hành sử dụng sản phẩm độ an toàn của sản phẩm là một
trong những yếu tố mang tính chất bắt buộc đối với doanh nghiệp mà các quốc gia
Giáo viên hướng dẫn : Thầy Nguyễn Ngọc Huyền . SV: Đặng văn Lợi

Page
3
Trường Đại Học KTQD- Hệ Đào tạo Từ xa Khoa QTKD ( lớp QTKDTH
2A)
bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện họ phải đảm bảo an toàn về tính mạng và
sức khoẻ của khách hàng.
Mức độ gây ô nhiễm của sản phẩm
Trong quá trình vận hành, sử dụng sản phẩm mức độ gây ô nhiễm phản ánh sự
tác động lên môi trường của sản phẩm. Nếu mức gây ô nhiễm của sản phẩm cao sẽ
tác động xấu tới môi trường, gián tiếp gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của người tiêu
dùng và cộng đồng. Chính vì vậy đây cũng là chỉ tiêu bắt buộc trong thời đại ngày
nay.
Độ tin cậy của sản phẩm
Thể hiện sự hoạt động chính xác được đúng những yêu cầu về mặt kỹ thuật
trong một giai đoạn nhất định (đây là yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng sản
phẩm).
Tính kinh tế của sản phẩm
Thể hiện chi phí trong việc sử dụng sản phẩm, trong nền kinh tế thị trường hiện
nay chỉ tiêu này cũng ngày càng được người tiêu dùng coi trọng. Chính vì vậy các
doanh nghiệp luôn cần phải xem xét đến tính kinh tế trong quá trình sử dụng sản
phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra. Nếu chỉ tiêu nay đạt được mức mong đợi của
khách hàng thì sản phẩm của doanh nghiệp mới có hi vọng đứng vững trên thị
trường.
Tính tiện dụng của sản phẩm
Đó là tính dễ sử dụng, dễ bảo quản, dễ lắp đặt trong quá trình sử dụng sản
phẩm. Ngày nay chỉ tiêu này cũng được các doanh nghiệp và người tiêu dùng hết

sức lưu ý.
Các dịch vụ sau khi bán
Là những đặc tính đi kèm với sản phẩm bao gồm các dịch vụ như dịch vụ bảo
hành, hậu mãi nó phản ánh chất lượng tổng hợp của sản phẩm hiện nay người tiêu
dùng rất coi trọng đặc tính này.
Giáo viên hướng dẫn : Thầy Nguyễn Ngọc Huyền . SV: Đặng văn Lợi

Page
4
Trường Đại Học KTQD- Hệ Đào tạo Từ xa Khoa QTKD ( lớp QTKDTH
2A)
Những đặc tính phản ánh chất lượng cảm nhận
Là tập hợp các đặc tính như: uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp, nhãn mác
của sản phẩm, tên gọi của sản phẩm các đặc tính này .
Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng sản phẩm :
Các sản phẩm được sản xuất ra và được tiêu dùng đều phải đạt mức yêu cầu
nào đó về chất lượng, được gọi là các chỉ tiêu chất lượng. Trong thực tế ta gặp rất ít
sản phẩm chỉ có một chỉ tiêu chất lượng, mà thường có rất nhiều chỉ tiêu khác nhau.
Ta có thể tập hợp một số chỉ tiêu để đánh giá chất lượng sản phẩm :
- Nhóm chỉ tiêu sử dụng: Đây là nhóm chỉ tiêu chất lượng sản phẩm mà
người tiêu dùng khi mua hàng hay sử dụng để kiểm tra, đánh giá chất lượng sản
phẩm hàng hóa.
* Chỉ tiêu thời gian hữu dụng của hàng hóa : thể hiện tuổi thọ và độ bền của
sản phẩm.
* Chỉ tiêu mức độ an toàn trong sử dụng : đặc trưng cho tính bảo đảm an toàn
khi sản xuất, sức khỏe, sinh mạng của người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm,
thường được quy định cả trong văn bản Nhà nước về quản lý chất lượng.
* Chỉ tiêu khả năng sửa chữa, thay thế các chi tiết : thường được sử dụng trong
ngành cơ khí, điện tử và rất được người tiêu dùng quan tâm.
* Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng : được đánh giá sức sinh lợi và sự tiện lợi của sản

phẩm, thể hiện tác dụng của sản phẩm qua quá trình khai thác so với chi phí người
dùng bỏ ra để có và sử dụng sản phẩm.
- Chỉ tiêu về kỹ thuật – công nghệ: Kết luận về chất lượng sản phẩm hàng
hóa được rút ra qua nghiên cứu một số chỉ tiêu quan trọng sau :
* Chỉ tiêu về cơ lý hóa như khối lượng, thông số kỹ thuật, các thông số về độ
bền, độ tin cậy, độ chính xác, an toàn khi sử dụng và sản xuất mà hầu như mọi sản
phầm đều có. Các chỉ tiêu này thường được quy định trong văn bản tiêu chuẩn của
cơ quan Nhà nước, hợp đồng kinh tế
* Chỉ tiêu về sinh hóa như mức độ ô nhiễm môi trường, khả năng tỏa nhiệt,
giá trị dinh dưỡng, độ ẩm, độ mài mòn Tùy vào từng mặt hàng cụ thể và thành
Giáo viên hướng dẫn : Thầy Nguyễn Ngọc Huyền . SV: Đặng văn Lợi

Page
5
Trường Đại Học KTQD- Hệ Đào tạo Từ xa Khoa QTKD ( lớp QTKDTH
2A)
phần mỗi chỉ tiêu chiếm mà ta tiến hành kiểm tra các chỉ tiêu này ở một mức độ
nhất định, đặc biệt chú ý đến các chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng sản
phẩm.
- Chỉ tiêu hình dáng trang trí thẩm mĩ: Các chỉ tiêu này bao gồm: chỉ tiêu
hình dáng, sự phối hợp các yếu tố tạo hình, tính chất đường nét, hoa văn, màu sắc
thời trang
Đây là nhóm các chỉ tiêu mà chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào yếu tố tạo
hình, tính chất đường nét, hoa văn, màu sắc thời trang
Đây là nhóm các chỉ tiêu mà chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào ý kiến chủ
quan của nhiều người, khó được lượng hóa và vì vậy đòi hỏi cán bộ kiểm nghiệm
hay người tiêu dùng phải có kinh nghiệm, am hiểu thẩm mĩ.
- Chỉ tiêu kinh tế: Nhóm này bao gồm chi phí sản xuất, chi phí cho quá trình
sử dụng, chi phí cho quá trình bảo trì bảo dưỡng, giá cả Đây là chỉ tiêu quan trọng
luôn được nhà sản xuất và người tiêu dùng sử dụng để đnáh giá chất lượng sản

phẩm hàng hóa. Chi phí của nhà sản xuất và chi phí mua, sử dụng sản phẩm của
người tiêu dùng có quan hệ mật thiết với nhau. Khi nhà sản xuất giảm được chi phí
sản xuất có thể giảm được giá bán, mở rộng thị trường, tất nhiên sẽ có lợi cho cả đôi
bên và ngược lại.
1.1.2 Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng sản phẩm trong nền kinh tế thị
trường ngày nay
Trong môi trường phát triển kinh tế hội nhập như ngày nay, cạnh tranh trở
thành một yếu tố mang tính quốc tế đóng vai trị quyết định dến sự tồn tại của mỗi
doanh nghiệp, do vậy mỗi doanh nghiệp phải tự vận động để tuân theo quy luật đó
và một trong những cách đó là nâng cao chất lượng sản phẩm.
1.2 Nội dung quản trị chất lượng sản phẩm
1.2.1 Xây dựng chất lượng:
Vai trò và sự cần thiết của quản lý chất lượng:
Quản lý chất lượng là một phần trong hệ thống quản trị kinh doanh trong các
doanh nghiệp, là phương tiện cần thiết để đảm bảo rằng chất lượng sản phẩm của
Giáo viên hướng dẫn : Thầy Nguyễn Ngọc Huyền . SV: Đặng văn Lợi

Page
6
Trường Đại Học KTQD- Hệ Đào tạo Từ xa Khoa QTKD ( lớp QTKDTH
2A)
doanh nghiệp luôn ổn định. Quản lý chất lượng giúp các doanh nghiệp sử dụng một
cách có hiệu quả các nguồn lực để hướng tới mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Quản lý chất lượng là phương tiện để đảm bảo rằng sản phẩm của doanh nghiệp
thoả mãn được nhu cầu của khách hàng, nó duy trì và đảm bảo thực hiện các tiêu
chuẩn chất lượng đã đề ra và phát hiện, thực hiện các cơ hội cải tiến chất lượng
Chức năng cơ bản của quản lý chất lượng
a) Trong khâu lập kế hoạch
Là khâu quan trọng nhất được ưu tiên hàng đầu trong thời đại ngày nay. Lập kế
hoạch chất lượng, vạch ra định hướng thống nhất trong toàn doanh nghiệp nó là giải

pháp phòng ngừa để giảm sai sót tạo điều kiện cho chính sách khai thác và sử dụng
có hiệu quả hơn các nguồn lực và các tiềm năng trong dài hạn nhờ đó giảm được chi
phí chất lượng. Lập kế hoạch chất lượng giúp doanh nghiệp chủ động mở rộng thâm
nhập vào thị trường mới thông qua chiến lược cạnh tranh về chất lượng, lập kế
hoạch chất lượng tạo ra một chuyển biến căn bản về phương pháp quản lý chất
lượng trong doanh nghiệp. Lập kế hoạch chất lượng giúp xác định chính sách chất
lượng là tập hợp các quan điểm định hướng chiến lược về chất lượng hướng dẫn
hoạt động toàn doanh nghiệp. Lập kế hoạch chất lượng giúp xác định mục tiêu chất
lượng, giúp dự tính các nguồn lực đặc biệt nguồn tài chính để thực hiện các mục
tiêu chất lượng.
b) Trong khâu tổ chức thực hiện
Là một khâu biến các ý tưởng ở khâu lập kế hoạch thành hiện thực là một quá
trình tổ chức và điều khiển hoạt động tác nghiệp thông qua kỹ thuật, phương tiện và
phương pháp cụ thể nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm theo đúng các chỉ tiêu đã
đề ra ở khâu lập kế hoạch. Khâu tổ chức thực hiện được thực hiện thông qua lựa
chọn và tổ chức xây dựng quản lý chất lượng của doanh nghiệp phải căn cứ vào lĩnh
vực hoạt động mục đích yêu cầu xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý
chất lượng của doanh nghiệp, tổ chức tiến hành đào tạo để cung cấp kiến thức và
kinh nhiệm cho từng đối tượng nhằm thực hiện các mục tiêu chất lượng đã đề ra,
Giáo viên hướng dẫn : Thầy Nguyễn Ngọc Huyền . SV: Đặng văn Lợi

Page
7
Trường Đại Học KTQD- Hệ Đào tạo Từ xa Khoa QTKD ( lớp QTKDTH
2A)
phân giao chỉ tiêu chất lượng cho từng đối tượng bộ phận cung cấp các nguồn lực
và phương tiện cần thiết để thực hiện.
c) Trong khâu kiểm tra kiểm soát chất lượng
Thực chất đây là quá trình theo dõi thu thập tin tức phân tích đánh giá tình hình
thực hiện các mục tiêu chất lượng và phát hiện các nguyên nhân gây ra các vấn đề

về chất lượng. Mục tiêu của kiểm tra kiểm soát chất lượng là xác định và ngăn chặn
các nguyên nhân gây ra các vấn đề về chất lượng.
Trong quá trình kiểm tra kiểm soát chất lượng phải đánh giá được mức độ tuân
thủ kế hoạch đã đề ra, đồng thời cũng phải đánh giá được chất lượng của bản thân
kế hoạch chất lượng có như vậy mới đảm bảo chất lượng được thực hiện đúng ngay
từ khâu lập kế hoạch chất lượng.
d) Trong khâu điều chỉnh và cải tiến
Đây chính là điều chỉnh khắc phục các nguyên nhân gây ra những vấn đề về
chất lượng nhằm đảm bảo sản phẩm và dịch vụ đạt được các tiêu chuẩn chất lượng
đã đề ra. Cải tiến là quá trình đưa mức chất lượng lên mức chất lượng cao hơn để
giảm dần khoảng cách giữa mong đợi của khách hàng và sự đạt được thực tế, trong
quá trình điều chỉnh và cải tiến phải giải quyết được nguyên nhân và hậu quả. Giải
quyết hậu quả mang tính chất sửa sai không có tính chất lâu dài, muốn khắc phục
được sai sót phải tìm ra nguyên nhân sai sót và loại bỏ nguyên nhân thì mới không
bị lặp lại sai sót.
- Phải phù hợp với trình độ, kinh nghiệm của người sử dụng
- Không sao chép
1.2.2 Quản trị xây dựng kế hoạch
Vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm ở doanh nghiệp.
Như vậy ta đã biết, chất lượng sản phẩm có ý nghĩa sống còn đối với một
doanh nghiệp. Hiểu rõ, hiểu sâu về chất lượng sản phẩm không chưa đủ nói lên điều
gì mà điều tối quan trọng là chúng ta phải tác động vào nó, quản lý nó theo đúng
mục tiêu đã định.
Giáo viên hướng dẫn : Thầy Nguyễn Ngọc Huyền . SV: Đặng văn Lợi

Page
8
Trường Đại Học KTQD- Hệ Đào tạo Từ xa Khoa QTKD ( lớp QTKDTH
2A)
a) Quản lý chất lượng là gì? Vì sao phải tiến hành quản lý chất lượng sản

phẩm.
Quản lý chất lượng sản phẩm: Cũng như chất lượng sản phẩm, quản lý chất
lượng sản phẩm cũng có nhiều cách nhìn khác nhau do nó phụ thuộc vào đặc điểm
của đối tượng quản lý, và vị trí của chủ thể quản lý đối với đối tượng vật chất. Mục
tiêu then chốt của quản lý chất lượng sản phẩm là tạo ra những sản phẩm thỏa mãn
nhu cầu xã hội. Một mục tiêu có thể có nhiều phương pháp khác nhau để cùng đạt
được mục tiêu đó. Do vậy cũng có nhiều cách tiếp cận khái niệm quản lý chất lượng
:
Theo TCVN 5814-94: “Quản lý chất lượng là tập hợp những hoạt động của chức
năng quản lý chung, xác định chính sách chất lượng, mục đích, trách nhiệm và thực
hiện thông qua các biện pháp như : Lập kế hoạch chất lượng, điều khiển kiểm soát
chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiens chất lượng trong khuôn khổ hệ chất
lượng”
Ta sử dụng khái niệm quản lý chất lượng theo ISO 8402-94 để làm phương
pháp luận cho công tác quản lý chất lượng, tạo sự phù hợp cho công tác quản lý
chất lượng nước ta với tiêu chuẩn hóa của Thế giới trong giai đoạn mở cửa, hội
nhập kinh tế. “Quản lý chất lượng là một hoạt động của chức năng quản lý chung
nhằm đề ra các chính sách, mục tiêu và trách nhiệm và thực hiện chúng bằng các
biện pháp như hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và
cải tiến chất lương trong khuôn khổ hệ thống chất lượng”.
b) Sự cần thiết phải quản lý chất lượng sản phẩm:
(1) Vấn đề chất lượng và quản lý chất lượng là sự sống còn của doanh
nghiệp. Quản lý chất lượng sản phẩm sẽ cho chúng ta một cách sử dụng hợp lý nhất,
tiết kiệm nhất các nguồn lực của doanh nghiệp. Quản lý tốt các yếu tố ảnh hưởng
tới chất lượng sản phẩm sẽ làm giảm hàng kém chất lượng làm ra hàng có chất
lượng tốt hơn, làm giảm giá thành sản phẩm. Ta có thể nhận thấy giữa vấn đề giảm
giá thành sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm là không mâu thuẫn và hoàn
toàn có thể thực hiện được nhờ công tác quản lý chất lượng.
Giáo viên hướng dẫn : Thầy Nguyễn Ngọc Huyền . SV: Đặng văn Lợi


Page
9
Trường Đại Học KTQD- Hệ Đào tạo Từ xa Khoa QTKD ( lớp QTKDTH
2A)
(2) Quản lý chất lượng sản phẩm là yêu cầu của xã hội: Nhu cầu con người ngày
một cao nên những đòi hỏi của họ về sản phẩm ngày càng đa dạng và phong phú.
Đáp ứng yêu cầu đó, các nhà sản xuất kinh doanh phải có các biện pháp quản lý
chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ một cách hợp lý để sản phẩm có uy tín với
người tiêu dùng, phù hợp với quy định quốc gia và quốc tế.
Đặc điểm của công tác quản lý chất lượng sản phẩm.
(1) Chất lượng là số một sau đó mới là lợi nhuận:
Thực tế cho thấy, sự thành công của các doanh nghiệp trên thương trường
đặc biệt là các doanh nghiệp ở Nhật đều bắt nguồn từ một nguyên nhân quan trọng
đó là họ khởi nguồn mọi hành động chất lượng, phương châm là chất lượng.
Muốn tăng chất lượng sản phẩm thì phải tăng chi phí một mức (C
1
) và khi đó
sản phẩm của doanh nghiệp mới có khả năng cạnh tranh cao. Đến lượt tăng chất
lượng sản phẩm tác động trở lại sẽ giảm đáng kể các chi phí ẩn của sản xuất hay chi
phí không chất lượng ( Unquality costs). Chi phí ẩn của sản xuất gồm 3 nhóm lớn.
- Chi phí phòng ngừa
- Chi phí đánh giá, kiểm soát
- Chi phí cho sai sót lỗi lầm.
(2) Định hướng sản xuất vào người tiêu dùng:
Trong kinh doanh nếu không vì người tiêu dùng thì chắc chắn thất bại. Kinh
doanh phải xuất phát từ thị trường sau đó phải quay trở lại thị trường. Do đó phải
nghiên cữu kỹ lưỡng nhu cầu, hành vi của người tiêu dùng. Khi cung cấp các sản
phẩm ra thị trường các doanh nghiệp phải làm bổn phận của mình ngay cả lúc người
tiêu dùng sử dụng sản phẩm.
(3) Đảm bảo thông tin và áp dụng SQC:

Quản trị chất lượng là công việc, trách nhiệm của tất cả mọi thành viên trong
doanh nghiệp. Quản trị chất lượng phải được thực hiện ở cấp lãnh đạo cao nhất của
công ty với ý nghĩa chiến lược, đồng thời phải quán triệt quản lý tác nghiệp ở từng
phân xưởng, tổ đội sản xút vì thế có các nguồn thông tin hai chiều. Quản trị nói chung
và quản lý chất lượng nói riêng không có thông tin thì không thể thực hiện quản lý và
Giáo viên hướng dẫn : Thầy Nguyễn Ngọc Huyền . SV: Đặng văn Lợi

Page
10
Trường Đại Học KTQD- Hệ Đào tạo Từ xa Khoa QTKD ( lớp QTKDTH
2A)
thông tin trong mối quan hệ tương tác đòi hỏi phải chính xác, kịp thời, đầy đủ, có như
thế cán bộ lãnh đạo quản lý chất lượng mới có các quyết định đúng đắn.
(4) Con người được coi là yếu tố quyết định trong quản lý chất lượng sản phẩm:
Để phát huy nhân tố con người trong quản lý chúng ta phải thực hiện một số
công việc sau :
- Đổi mới tư duy và triết lý quản trị chất lượng.
- Đào tạo bồi dưỡng, trọng dụng nhân tài.
- Đẩy mạnh ý thức tự quản trị công việc của mình cho mỗi thành viên.
- Phối hơp, kích thích tinh thần hợp tác nhóm.
Quản lý chất lượng phải được các cấp trong doanh nghiệp thấm nhuần các
mục đích, vai trò, ý nghĩa của nó đối với hãng và chính bản thân các nhân viên. Các
doanh nghiệp phải tổ chức các chương trình đào tạo, có thể đào tạo trong hoặc
ngoài công việc cho ban giám đốc hãng, các thành viên của ban quản lý, trưởng
phòng, đốc công, thiết lập lên nhu cầu các nhóm hoạt động vì chất lượng.
(5) Quản trị theo chức năng – Quản trị chéo:
Quản trị theo chức năng được thực hiện qua các ban chức năng. Trong mỗi ban
đều có thư ký và chỉ định thư ký để điều hành công việc. Sự phối hợp hoạt động
của các ban chức năng phải nhịp nhàng, mềm dẻo. Ban chức năng nghiên cơ cấu
dọc và cơ cấu ngang để hoàn thiện hoạt động của toàn bộ tổ chức.

1.3 Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp
1.3.1 Nhân tố thuộc về doanh nghiệp
Chất lượng sản phẩm phải nằm ở vị trí trung tâm trong các hoạt động ở
doanh nghiệp, đặc biệt đội ngũ cán bộ phải có sự cam kết về chất lượng sản phẩm
của mình. Mọi nhân vật cấp cao, các cán bộ quản lý và mọi công nhân phải chứng
minh rằng họ có thái độ nghiêm chỉnh đối với chất lượng.
Quản lý chất lượng sản phẩm phải chú ý tới con người, ta đã tìm hiểu các
nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm và khẳng định con người là nhân tố cơ
bản nhất quyết định đến việc tạo ra chất lượng sản phẩm cao hay thấp. Từ tổng
Giáo viên hướng dẫn : Thầy Nguyễn Ngọc Huyền . SV: Đặng văn Lợi

Page
11
Trường Đại Học KTQD- Hệ Đào tạo Từ xa Khoa QTKD ( lớp QTKDTH
2A)
giám đốc cho tới người công nhân đều phải thấy được trách nhiệm của mình về vấn
đề chất lượng.
Chất lượng phụ thuộc lớn vào trình độ chuyên môn, tay nghề, kinh nghiệm, ý
thức trách nhiệm và tinh thần hợp tác phối hợp giữa các thành viên và bộ phận trong
doanh nghiệp.
1.3.2 Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
Tình hình phát triển kinh tế thế giới, những thay đổi gần đây trên toàn thế
giới đã tạo ra những thách thức mới trong kinh doanh khiến các doanh nghiệp nhận
thức được vai trò quan trọng của chất lượng trong những năm cuối của thế kỷ XX
và đầu thế kỷ XXI. Chất lượng đã trở thành ngôn ngữ phổ biến chung trên toàn cầu.
Những đặc điểm của giai đoạn ngày nay đã đặt các doanh nghiệp phải quan tâm đến
vấn đề chất lượng là:
+ Thị trường: làm thế nào thỏa mãn khách hàng
+ Kinh tế thế giới
+ Cơ chế chính sách

+ Văn hóa xã hội
+ Khoa học công nghệ
+ Và tác động tương hỗ giữa các quá trình là vấn đề quản trị chất lượng.
Sự phát triển nhanh chóng của tiến bộ khoa học - công nghệ, đặc biệt là sự
phát triển của công nghệ thông tin đã làm thay đổi cách tư duy cũ và đòi hỏi các
doanh nghiệp phải có khả năng thích ứng.
Sự thay đổi nhanh chóng của các tiến bộ xã hội với vai trò của khách hàng
ngày càng cao
Cạnh tranh tăng lên gay gắt cùng với sự bão hòa của thị trường.
Vai trò của các lợi thế về năng suất chất lượng đang trở thành hàng đầu.
(1) Tình hình thị trường
(2) Trình độ tiến bộ khoa học – công nghệ
Trình độ phát triển chất lượng sản phẩm không thể vượt quá giới hạn khả
năng của trình độ tiến bộ khoa học – công nghệ của một giai đoạn lịch sử nhất định.
Chất lượng sản phẩm trước hết thể hiện ở những đặc trưng về trình độ kỹ thuật tạo
Giáo viên hướng dẫn : Thầy Nguyễn Ngọc Huyền . SV: Đặng văn Lợi

Page
12
Trường Đại Học KTQD- Hệ Đào tạo Từ xa Khoa QTKD ( lớp QTKDTH
2A)
ra sản phẩm đó. Các chỉ tiêu này lại phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật, công nghệ sử
dụng để tạo ra sản phẩm. Đây là giới hạn cao nhất mà chất lượng sản phẩm có thể
đạt được. Tiến bộ khoa học công nghệ tạo ra khả năng không ngừng nâng cao chất
lượng sản phẩm. Tác động của tiến bộ khoa học công nghệ là không có giới hạn,
nhờ đó mà sản phẩm sản xuất ra luôn có các thuộc tính chất lượng với những chỉ
tiêu kinh tế - kỹ thuật ngày càng hoàn thiện, mức thỏa mãn nhu cầu của người tiêu
dung ngày càng tốt hơn.
Nhờ tiến bộ khoa học công nghệ làm xuất hiện các nguồn nguyên liệu mới
tốt hơn, rẻ hơn nguồn nguyên liệu sẵn có.

(3) Cơ chế, chính sách quản lý kinh tế của các quốc gia
Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng hoạt động trong môi trường kinh doanh
nhất định, trong đó môi trường pháp lý với những chính sách và cơ chế quản lý kinh
tế có tác động trực tiếp và to lớn đến việc tạo ra và nâng cao chất lượng sản phẩm
của các doanh nghiệp. Cơ chế quản lý kinh tế tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư
nghiên cứu nhu cầu, thiết kế sản phẩm. Nó cũng tạo sức ép thúc đẩy các doanh
nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua cơ chế khuyến khích cạnh
tranh bắt buộc các doanh nghiệp phải nâng cao tính tự chủ sang tạo trong cải tiến
chất lượng. Mặt khác, cơ chế quản lý kinh tế còn là môi trường lành mạnh, công
bằng, đảm bảo quyển lợi cho các doanh nghiệp sản xuất đầu tư cải tiến nâng cao
chất lượng và bảo vệ người tiêu dung trong lĩnh vực đảm bảo chất lượng sản phẩm
Giáo viên hướng dẫn : Thầy Nguyễn Ngọc Huyền . SV: Đặng văn Lợi

Page
13
Trường Đại Học KTQD- Hệ Đào tạo Từ xa Khoa QTKD ( lớp QTKDTH
2A)
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM Ở
CÔNG TY ZAMIL STEEL VIỆT NAM
2.1 Giới thiệu chung về công ty Zamil Steel Việt Nam
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Được thành lập từ năm 1977 tại Ả Rập Xê Út, Zamil Steel chuyên thiết kế,
sản xuất và cung cấp nhà thép tiền chế chất lượng hàng đầu. Sự phát triển không
ngừng của công nghệ độc quyền có tính sáng tạo và hệ thống thiết kế trong 3 thập
kỷ qua đó mang lại vị trí dẫn đầu cho Zamil Steel trong lĩnh vực này. Hiện nay, với
những trang thiết bị sản xuất tại Ả Rập Xê Út, Việt Nam, Ai Cập, Ấn Độ & UAE
cùng với sự hỗ trợ của 64 văn phòng khu vực trên toàn cầu, tập đoàn Zamil đã thiết
kế, sản xuất và cung cấp trên 50,000 tòa nhà tới hơn 90 quốc gia từ Panama và
Mehico ở phía Tây đến Philippines, Mông Cổ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc

ở phía Đông.
Nhận thấy khả năng phát triển mạnh mẽ của Việt Nam và viễn Đông
châu Á, Zamil Steel đã bước vào Việt Nam vào năm 1993, hoạt động dưới 1
văn phòng đại diện, giới thiệu nhà thép tiền chế được sản xuất và xuất khẩu từ
Ả Rập Xê Út.
Hiện nay, Zamil Steel Việt Nam đã cung cấp hơn 100,000 MT nhà thép mỗi
năm (tương đương 60 nhà thép mỗi năm, giúp Việt Nam trở thành nước xuất khẩu
lớn nhất trong Zamil Steel). Đến cuối năm 1996, nhà thép tiền chế Zamil đã có mặt
ở hầu hết các tỉnh thành ở Việt Nam.
Công ty TNHH Zamil Steel Việt Nam là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, liên doanh giữa tập đoàn Công nghiệp Zamil Steel và Công ty TNHH thương mại Mitsui, Nhật Bản.
Nhà máy tại khu công nghiệp Nội Bài bắt đầu đi vào hoạt động với công suất ban đầu là 600MT/tháng.
Giáo viên hướng dẫn : Thầy Nguyễn Ngọc Huyền . SV: Đặng văn Lợi

Page
14
Trường Đại Học KTQD- Hệ Đào tạo Từ xa Khoa QTKD ( lớp QTKDTH
2A)
Mở rộng nhà máy lần thứ nhất, thêm dây chuyền sơn, tăng hiệu suất sản xuất và kiểm soát chất lượng.
Mở rộng nhà máy lần thứ hai, nâng tổng diện tích nhà máy lên tới 24,000m2, lắp đặt hệ thống máy phun hạt mài và máy hàn tự động với công suất và chất lượng cao. Sản lượng sản phẩm nhà thép tiền chế đạt 4.000MT/tháng, đáp ứng nhu cầu cả nội địa và xuất
Nâng cao năng lực thiết kế bằng việc thiết lập một văn phòng thiết kế tại TP Hồ Chí Minh với những kỹ sư giỏi, giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực.
Ra mắt và giới thiệu hệ thông mái MaxSEAM – hệ thống mái mối đứng đầu tiên tại Việt Nam.
Khai trương văn phòng bán hàng tại Đà Nẵng, nâng tổng số văn phòng bán hàng trên toàn quốc lên con số 4 bao gồm Hà Nội, Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh.
Thâm nhập thị trường Nhật Bản bằng việc ký kết Hợp đồng xuất khẩu nhà thép tiền chế đầu tiên - đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc đưa sản phẩm nhà thép tiền chế mang nhãn hiệu Made-in-Vietnam đầu tiên vào thị trường khắt khe nhất về chất lượng này.
Ra mắt Nhà thép di động, một ứng dụng mới của nhà thép tiền chế Zamil – được di chuyển bằng hệ thống đường ray, mang lại rất nhiều tiện ích về không gian và sử dụng.
Mở rộng mạng lưới hoạt động bằng việc thành lập văn phòng bán hàng tại Nhật Bản và Thái Lan, nâng tổng số văn phòng bán hàng trên toàn khu vực lên con số 17.
Đầu tư xây dựng nhà máy thứ hai tại Khu Công nghiệp Amata, Đồng Nai. Nhà máy này dự kiến sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động trong quý I năm 2008 với sản lượng ban đầu dự kiến 55.000 tấn/năm.
Nhà máy thứ hai tại Amata được khánh thành vào tháng 4 với công suất 4,500 MT nhà thép tiền chế mỗi tháng. Nhà máy này sẽ sản xuất hai sản phẩm mới là Hệ dầm bụng rỗng và Thép kết cấu cung cấp cho khách hàng giải pháp hoàn hảo về nhà thép.
Nhà máy sản xuất đầu tiên của ZSV được đặt tại khu công nghiệp Nội Bài,
Hà Nội. Nhà máy này được trang bị các máy móc và thiết bị hiện đại đạt công suất
5000 tấn nhà thép tiền chế mỗi tháng.

Năm 2005, nhà máy đạt công suất tối đa. Để đáp ứng nhu cầu nhà thép tiền
chế ngày càng tăng tại thị trường trong nước cũng như chiến lược phát triển thị
trường, ZSV đã quyết định đầu tư nhà máy thứ hai tại khu công nghiệp Amata, tỉnh
Đồng Nai vào năm 2008.
tại các nước Đông Nam Á, Thượng Hải và Úc đã tạo nên một mạng lưới bán
hàng và các dịch vụ sau bán hàng của ZSV.
Tầm nhìn và sứ mệnh:
Tầm nhìn
Trở thành nhà sản xuất, cung cấp dịch vụ và giải pháp sáng tạo và đáng tin cậy
nhất trong lĩnh vực thép toàn cầu.
Sứ mệnh
Giáo viên hướng dẫn : Thầy Nguyễn Ngọc Huyền . SV: Đặng văn Lợi

Page
15
Trường Đại Học KTQD- Hệ Đào tạo Từ xa Khoa QTKD ( lớp QTKDTH
2A)
Cung cấp các sản phẩm thép chất lượng cao, cùng với các dịch vụ và giải pháp
về thép cho khách hàng trên toàn thế giới. Áp dụng công nghệ tiên tiến trong một
môi trường làm việc chuyên nghiệp, liên tục đổi mới, tuân theo những chuẩn mực
cao nhất về đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội, tạo nên nhiều giá trị gia tăng
cho khách hàng và duy trì lợi nhuận đầu tư bền vững cho các cổ đông.
Giá trị cốt lõi:
Chúng tôi luôn tin tưởng vào sự thịnh vượng của đôi bên. Chúng tôi mong
muốn sự thịnh vượng trong kinh doanh cũng như mang lại sự tiến bộ và thịnh
vượng cho toàn thể nhân viên công ty và cộng đồng. Văn hóa, sáng kiến, thông lệ, ý
thức bảo vệ môi trường và làm việc tập thể đã tạo nên những phẩm chất tốt đẹp cho
nhân viên và cộng đồng xung quanh chúng tôi.
Chúng tôi nuôi dưỡng tài năng và khả năng lãnh đạo để có được những giải
pháp kinh doanh hiệu quả đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng và mở rộng thị

trường. Chúng tôi thực hiện điều này thông qua việc sử dụng tối ưu các quỹ, nguồn
lực, nguyên vật liệu và công nghệ. Chúng tôi đề cao sự thận trọng và tính hiệu quả
về chi phí trong văn hóa lãnh đạo để đem lại lợi ích cho khách hàng.
Chúng tôi coi trọng sự đổi mới. Chúng tôi học hỏi từ kinh nghiệm của bản
thân và từ thực tiễn trên thế giới và sáng tạo để có được những giải pháp tốt nhất
mang tính khu vực thúc đẩy sự tiến bộ trên thế giới. Chúng tôi sáng tạo dựa trên sự
đổi mới và mong muốn phát triển kinh doanh.
Chúng tôi thấu hiểu và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. Chúng tôi luôn
phấn đấu để làm hài lòng khách hàng bằng chất lượng và dịch vụ hòan hảo. Chúng
tôi lắng nghe và cố gắng hết mình để làm hài lòng khách hàng.
Chúng tôi tin tưởng rằng thiện chí và uy tín chính là cốt lõi của họat động kinh
doanh. Chúng tôi giữ vững phẩm chất Trung thực, Đoàn kết, Chuyên nghiệp và đạo
đức kinh doanh. Chúng tôi luôn đề cao sự thận trọng và tính bình đẳng trong quan
hệ với các cổ đông.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức
Cán bộ chủ chốt
Giáo viên hướng dẫn : Thầy Nguyễn Ngọc Huyền . SV: Đặng văn Lợi

Page
16
Trường Đại Học KTQD- Hệ Đào tạo Từ xa Khoa QTKD ( lớp QTKDTH
2A)
Zamil Steel Vietnam tự hào có một đội ngũ nhân viên làm việc chuyên nghiệp
có kỹ năng tốt. Mỗi cá nhân đều có vai trò quan trọng trong mỗi công việc, tất cả
các nhân viên đều làm việc với tinh thần đoàn kết để tạo ra các giải pháp kinh
doanh có hiệu quả đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của khách hàng. Hơn nữa, Zamil
Steel Vietnam còn xây dựng được mối quan hệ giữa văn hóa làm việc và con người,
chính những giá trị cốt lõi này đã giúp Zamil Steel Vietnam có được những kết quả
to lớn hơn.
Nhà máy

Zamil Steel Việt Nam (ZSV) có hai nhà máy tại Việt Nam sản xuất Nhà thép
tiền chế, Hệ dầm bụng rỗng và Thép kết cấu.
Cả hai nhà máy đóng góp một phần quan trọng trong hệ thống nhà máy trên
toàn cầu của Tập đoàn Zamil Steel. Ngoài Việt Nam, Tập đoàn Zamil Steel còn có
các nhà máy sản xuất tại Ả Rập Xê Út, Ấn Độ, Ai Cập, các tiểu vương quốc Ả Rập
thống nhất – UAE. Chính những nhà máy này đã giúp Tập đoàn Zamil Steel trở
thành hãng sản xuất Nhà thép tiền chế lớn nhất thế giới.
Nhà máy sản xuất tại khu công nghiệp Nội Bài (Hà Nội)
Zamil Steel Việt Nam có nhà máy với dây chuyền sản xuất hiện đại và cung
cấp những Nhà thép tiền chế chất lượng cao đến khách hàng.
Nhà máy có diên tích 24.000 m2 được xây dựng trên khu đất 43.000m2 tại
Khu công nghiệp Nội Bài, xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, Việt Nam (gần
Sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội).
Các nhà máy của Zamil Steel Việt nam đều được trang bị những loại máy
móc hiện đại nhất, được cung cấp và bảo trì bởi những công ty danh tiếng như
Lincoln, Bradbury, Haco, Koike…và các trang thiết bị tự chế tạo như máy phun cát
16 tua-bin, giá quay để hàn, dây chuyền sơn nhúng…giúp tạo cho chúng tôi những
cơ hội để sản xuất những Sản phẩm Chất lượng cao nhất theo đúng lịch giao hàng
cho khách hàng.
Nhà máy sản xuất tại khu công nghiệp Amata (Đồng Nai)
Giáo viên hướng dẫn : Thầy Nguyễn Ngọc Huyền . SV: Đặng văn Lợi

Page
17
Trường Đại Học KTQD- Hệ Đào tạo Từ xa Khoa QTKD ( lớp QTKDTH
2A)
Nhà máy thứ hai của Zamil Steel được đặt tại khu công nghiệp Amata,
Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, Việt Nam. Nhà máy được trang bị các thiết bị
hiện đại gồm máy hàn, cuộn, cắt và các loại công nghệ cao khác đã bắt đầu đi vào
sản xuất trong quý II năm 2008.

Nhà máy tại Đồng Nai có công suất 4,500 tấn nhà thép tiền chế mỗi tháng.
Bên cạnh đó, Zamil Steel Việt Nam còn sản xuất thêm hai sản phẩm mới là Hệ dầm
bụng rỗng và Thép kết cấu nhằm cung cấp cho khách hàng các giải pháp nhà thép
hoàn hảo.
Hiện tại, tổng công suất của hai nhà máy đã tăng gấp đôi, đạt 100,000 tấn
nhà thép mỗi tháng.
2.1.3 Nguồn lực
Máy móc thiết bị:
Zamil Steel với hơn 30 năm kinh nghiệm trong ngành sản xuất Nhà thép tiền
chế đã định ra được những quá trình cần thiết để vận hành những nhà máy sản xuất
một cách hiệu quả nhất và đảm bảo được sự thoả mãn của khách hàng thông qua
chất lượng tốt, giao hàng nhanh và linh hoạt đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách
hàng.
Với hơn 10 năm hoạt động tại Việt Nam, chúng tôi là những người đi đầu
đáp ứng nhu cầu của khách hàng, những người mong muốn có những ngôi nhà thép
với chất lượng tốt nhất và giá cả phù hợp nhất, với bất kỳ công trình nhà máy, nhà
xưởng, phòng trưng bày, nhà triển lãm, nhà chứa máy bay…vv, và tất cả những
điều đó có được nhờ những nhà máy có công nghệ cao và hiện đại của chúng tôi.
Đây thực sự là động lực để ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên ở Zamil Steel
Việt Nam và Zamil Steel toàn cầu đặt ra tầm nhìn và nhiệm vụ của công ty hướng
tới mục đích cao nhất “Trở thành nhà cung cấp Hệ thống Nhà thép tiền chế được
ưa chuộng và tin cậy nhất tại Đông Nam Á và trên thế giới”.
Đội ngũ kỹ sư:
Với đội ngũ kỹ sư có trình độ tay nghề cao và khả năng làm việc sáng tạo,
hiệu quả giúp chúng tôi tạo ra những giải pháp nhà thép hoàn hảo và đạt tới trình độ
Giáo viên hướng dẫn : Thầy Nguyễn Ngọc Huyền . SV: Đặng văn Lợi

Page
18
Trường Đại Học KTQD- Hệ Đào tạo Từ xa Khoa QTKD ( lớp QTKDTH

2A)
cao đến từng chi tiết. Mục tiêu của chúng tôi là trở thành nhà cung cấp giải pháp
nhà thép tiền chế được ưa chuộng hàng đầu trong ngành.
Zamil Steel Việt Nam có 2 phòng thiết kế, đặt tại Hà Nội và TP Hồ Chí
Minh, chuyên lập dự toán, thiết kế và vẽ chi tiết các công trình Nhà thép tiền chế.
Quá trình thiết kế của chúng tôi tuân theo Tiêu chuẩn ISO 9001-2008. Số lượng kỹ
sư thiết kế và vẽ kỹ thuậtcủa Zamil Steel Việt Nam lên tới hơn 100 kỹ sư được đào
tạo chuyên nghiệp. Hiện nay Zamil Steel Việt Nam có tổng số 267 kỹ sư được phân
bổ trong các lĩnh vực Kinh doanh, Marketing, Thiết kế, Vẽ chi tiết và Sản xuất.
Đội ngũ kỹ sư của Zamil Steel vietnam đã từng thiết kế những dự án lớn và
phức tạp như:
• Nhà máy đường (4.000 tấn, diện tích 25.000m2)
• Nhà máy phân hữu cơ Phú Mỹ dài 600m (3.100 tấn, diện tích 52.000m2)
• Nhà thép tiền chế vượt nhịp lớn nhất (khẩu độ 80m cho nhà máy sản xuất
giầy Nike)
• Nhà máy sản xuất cho hãng Canon ở VN
• Nhà máy cho Intel Việt nam
• Nhà máy thép Pomina
Phòng Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm (PRD)
Phòng Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm liên tục cải tiến chi tiết sản phẩm
với mục đích tạo ra những sản phẩm kinh tế hơn, đẹp hơn và dễ dàng lắp dựng.
Phòng PRD cũng liên tục phát triển những phần mềm cần thiết để giúp đội ngũ kỹ
sư giảm thời gian chờ đợi của khách hàng.
Thiết kế và Sản xuất theo tiêu chuẩn Quốc tế
Trừ khi có yêu cầu khác, tất cả các nhà thép của Zamil Steel được thiết kế và sản
xuất theo những phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn Anh, Mỹ, Úc và New Zealand
2.2 Thực trạng quản trị chất lượng sản phẩm của công ty Zamil Steel Việt
Nam
Cam kết với chất lượng cao và dịch vụ hoàn hảo là một trong những giá trị
cốt lõi của công ty Zamil Steel Việt Nam. Chính những cam kết này đã giúp công ty

Giáo viên hướng dẫn : Thầy Nguyễn Ngọc Huyền . SV: Đặng văn Lợi

Page
19
Trường Đại Học KTQD- Hệ Đào tạo Từ xa Khoa QTKD ( lớp QTKDTH
2A)
đạt được rất nhiều các giải thưởng và chứng chỉ chất lượng từ Chính phủ Việt Nam
và các cơ quan chức năng khác từ Nhật Bản và các nước Đông Nam Á. Tuy nhiên,
ZSV cho rằng “thành công chưa phải là đích đến”, vì vậy ZSV vẫn không ngừng
nâng cao cũng như cam kết cho chất lượng và dịch vụ hoàn hảo.
2.3 Đánh giá thực trạng quản trị chất lượng sản phẩm của công ty Zamil Steel
Việt Nam
2.3.1 Những thành tựu:
Qua 12 năm hoạt động trên lĩnh vực Nhà thép tiền chế, công ty Zamil đã đạt
được một số thành tựu sau:
Chứng chỉ chất lượng và giải thưởng:
1. Chứng chỉ IBS cho hệ thống khung thép của Zamil Steel, 2008 Do Hiệp
hội kỹ sư Malaysia công nhận.
2. Giải thưởng Rồng Vàng cho Sản phẩm tốt nhất (lĩnh vực xây dựng và
vật liệu xây dựng), năm 2003, 2004, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010
Do Thời báo Kinh tế Việt Nam phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trao
tặng.
3. Huy chương Vàng hội chợ Vietnam Con-Expo, năm 2003
Của Bộ Xây dựng.
4. Cúp vàng Thương hiệu uy tín chất lượng, năm 2005
Do Hội Sở hữu Trí tuệ Việt Nam trao tặng.
5. Giải thưởng Vàng cho sản phẩm uy tín, năm 2005
Do Phòng Thương mại và Công nghiệp Lào trao tặng.
6. Danh hiệu “Nhãn hiệu nổi tiếng quốc gia” cho sản phẩm nhà thép tiền
chế Zamil Steel và “Nhãn hiệu cạnh tranh quốc gia” cho sản phẩm mái

lợp MaxSEAM, năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010
Do Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam trao tặng.
7. Do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) trao tặng cho
Tổng Giám đốc Zamil Steel Việt Nam.
Giáo viên hướng dẫn : Thầy Nguyễn Ngọc Huyền . SV: Đặng văn Lợi

Page
20
Trường Đại Học KTQD- Hệ Đào tạo Từ xa Khoa QTKD ( lớp QTKDTH
2A)
8. Huy chương Vàng hội chợ Việt Nam Expo, năm 2010, 2011
Của Bộ Thương mại.
9. Chứng nhận "Sản phẩm Công nghiệp chủ lực của Hà Nội", năm 2007
Do UBND Thành phố Hà Nội trao tặng.
10.Chứng nhận hoàn thành chương trình Cải tiến doanh nghiệp, năm 2007
Do tổ chức Lao động thế giới và phòng Thương mại công nghiệp Viêt Nam
trao tặng
11.Chứng nhận 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, năm 2007
Do Vietnamnet bình chọn
12.Chứng nhận là thành viên chính thức của Hiệp hội thép Việt Nam từ
năm 2007.
cao Zamil Steel bởi thiết kế chi tiết hoàn hảo, lịch sản xuất và giao hàng đúng
hẹn” - Đại diện công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam
2.3.2 Những hạn chế.
Mặc dù đạt được rất nhiều các thành tựu, tuy nhiên không phải là không có
hạn chế, có thể liệt kê ở các mặt sau:
+ Công nghệ tương đối đã cũ, lạc hậu
+ Đối thủ cạnh tranh nhiều hơn, chất lượng ngang bằng hơn.
+ Chất lượng nguyên vật liệu đầu vào kém hơn
+ Quá trình sản xuất nhiều lỗi hơn.

2.4 Phương hướng và biện pháp tăng cường quản trị chất lượng ở công ty
Zamil Steel Việt Nam trong những năm tới.
Tiếp tục duy trì và hoàn thiện hơn nữa ở tất cả các khâu, đặc biệt là khâu sản
xuất và kiểm tra chất lượng theo các tiêu chuẩn quốc tế với phiên bản mới nhất của
Anh, Mỹ, EU, Úc và New Zealand.
Cụ thể hóa bằng các giải pháp sau:
Giải pháp 1: Kiểm soát sản phẩm phù hợp
Công ty cần lập một quá trình có hiệu lực và hiệu quả để xem xét và xử lý các
sự không phù hợp đã được nhận biết. Việc xem xét sự không phù hợp cần được
Giáo viên hướng dẫn : Thầy Nguyễn Ngọc Huyền . SV: Đặng văn Lợi

Page
21
Trường Đại Học KTQD- Hệ Đào tạo Từ xa Khoa QTKD ( lớp QTKDTH
2A)
những người có thẩm quyền tiến hành để xác định xu hướng hoặc cách thức xảy ra.
Cần lưu ý các hướng tiêu cực để cải tiến đó cũng là đầu vào của xem xét của lãnh
đạo khi xem lại mục tiêu và nhu cầu nguồn lực.
- Nhận biết: Thông thường sản phẩm không phù hợp được phát hiện khi tiến
hành kiểm tra tại một giai đoạn nào đó cần được nhận biết bằng ký mã hiệu hay dấu
thích hợp để mọi người hiểu rõ là sản phẩm không phù hợp tiêu chuẩn và vô tình
không tẩy xoá hay bỏ đi.
- Phân cách: Công ty phải có quy định phân cách những khu vực sản phẩm
không phù hợp. Nên có khu vực riêng để chứa những sản phẩm không phù hợp, chờ
xem xét xử lý và có quy định để kiểm soát chặt chẽ khu vực này, ngăn ngừa vật liệu
không phù hợp được đem ra sử dụng trước khi cú quyết định xử lý.
- Xử lý: Mọi nguyên vật liệu, sản phẩm không phù hợp phải được người có
thẩm quyền xem xét. Sau khi xem xét Công ty có thể đi đến một số kết luận sau:
- Trong thủ tục về kiểm soát sản phẩm không phù hợp cần chỉ định rõ người
có thẩm quyền chấp nhận sản phẩm có nhân nhượng, căn cứ vào chấp nhận của một

ban thẩm xét.
- Làm lại: Đôi khi để sửa chữa sai lỗi có thể làm lại để phù hợp hoàn toàn với
yêu cầu quy định. Ta có thể hiểu làm lại là hành động được tiến hành với sản phẩm
không phù hợp để làm cho sản phẩm đó phù hợp với yêu cầu
- Sữa chữa: Là hành động được tiến hành với sản phẩm không phù hợp để
làm cho sản phẩm đó chấp nhận được với yêu cầu đã định.
- Hạ cấp: Thay đổi cấp của sản phẩm không phù hợp để làm cho nó phù hợp
với các yêu cầu khác với yêu cầu ban đầu.
+ Sản phẩm được phát hiện sau khi chuyển giao cho khách hàng hoặc việc sử
dụng đã bắt đầu, Công ty vẫn phải có trách nhiệm tiến hành các hành động thích
hợp dựa trên hậu quả hoặc hậu quả tiềm năng của sự không phù hợp.
Giải pháp 2: Cải tiến liên tục
- Công ty cần phải thường xuyên nâng cao tính hiệu lực và hiệu quả của
HTQLCL thông qua việc sử dụng các chính sách chất lượng, các mục tiêu chất
Giáo viên hướng dẫn : Thầy Nguyễn Ngọc Huyền . SV: Đặng văn Lợi

Page
22
Trường Đại Học KTQD- Hệ Đào tạo Từ xa Khoa QTKD ( lớp QTKDTH
2A)
lượng, các kết quả đánh giá, việc phân tích dữ liệu, các hành động khắc phục và
phòng ngừa đặc biệt là quá trình xem xét của lãnh đạo.
- Lãnh đạo Công ty cần phải thường xuyên tìm kiếm cơ hội để cải tiến hiệu lực
và hiệu quả của các quá trình của tổ chức hơn là chờ đợi các cơ hội cải tiến tự xảy
ra. Cải tiến tiềm năng có thể từ các hoạt động cải tiến liên tục từng bước nhỏ cho
đến các dự án mang tính chất đột phá chiến lược. Công ty phải có một quá trình để
xác định và quản lý các hoạt động cải tiến. Các cải tiến này có thể dẫn đến những
thay đổi về sản phẩm hoặc quá trình thậm chí là HTQLCL hoặc cơ cấu tổ chức.
- Để đảm bảo tương lai của Công ty và sự thoả mãn của các bên quan tâm,
lãnh đạo cần tạo ra một nền văn hoá lôi kéo con người tìm kiếm các cơ hội cải

tiến một cách chủ động hiệu năng của các quá trình hoạt động và sản phẩm.
- Để lôi kéo mọi người tham gia, lãnh đạo cần tạo ra các điều kiện để có thể
trao quyền rộng rãi khiến mọi người giám nhận trách nhiệm, chủ động tìm cơ hội
cải tiến hoạt động của mình. Điều này có thể đạt được bởi các hoạt động như:
+ Thiết lập các mục tiêu chất lượng cho mọi người, cho các dự án và cho cả tổ
chức.
+ So sánh với đối thủ cạnh tranh và với mốc chuẩn tốt nhất.
+ Thừa nhận và khen thưởng các kết quả đạt được thông qua cải tiến.
+ Có hình thức tổ chức linh hoạt và hiệu quả như: nhóm cải tiến chất lượng.
+ Cung cấp đào tạo các công cụ cải tiến
+ Bản thân lãnh đạo tham gia vào các tổ chức và hành động cải tiến
- Lãnh đạo cần hỗ trợ các việc cải tiến dưới hình thức các hoạt động liên tục
từng bước nhỏ đối với các quá trình đang tồn tại cũng như các cơ hội đột phá, để
thu lợi ích lớn nhất cho Công ty và các bên quan tâm.
Giải pháp 3: Khuyến khích sự tham gia của mọi thành viên trong Công ty.
- Linh hồn của HTQLCL là thái độ của nhân viên và sự cam kết tận tụy của họ
đối với mục tiêu của Công ty. Họ là người thực hiện các hoạt động ghi trong quy
trình thao tác và các tài liệu chỉ dẫn công việc. Nếu họ không quan tâm đến chất
lượng thì các tài liệu này chỉ là những cuốn sách về điều luật không được áp dụng
Giáo viên hướng dẫn : Thầy Nguyễn Ngọc Huyền . SV: Đặng văn Lợi

Page
23
Trường Đại Học KTQD- Hệ Đào tạo Từ xa Khoa QTKD ( lớp QTKDTH
2A)
và không đem lại lợi ích cho những người có quan tâm. Một trong những trách
nhiệm quan trọng nhất của lãnh đạo là tạo ra ý thức trách nhiệm của nhân viên đối
với chất lượng, tạo môi trường thực hiện HTQLCL. Để duy trì trình độ chất lượng
của sản phẩm hay dịch vụ, tổ chức cần có chính sách và cơ cấu rõ ràng, có thủ tục
điều hành đã được tiêu chuẩn hoá và hệ thống đánh giá nội bộ để cải tiến liên tục.

Tuy nhiên để thực hiện yêu cầu này, chính sách sử dụng và động viên con người
phải được coi là một chiến lược của tổ chức. Đây là một vấn đề lớn đòi hỏi sự đầu
tư và đổi mới về quan điểm, tư duy của người lãnh đạo. Lãnh đạo cần cải tiến hiệu
lực và hiệu quả của tổ chức bao gồm cả HTQLCL, thông qua sự tham gia hỗ trợ của
mọi người như một phương tiện để đạt được mục tiêu hoạt động bằng cách:
+ Kèm cặp trong công việc
+ Lập kế hoạch nghề nghiệp
+ Xác định trách nhiệm và quyền hạn, chú ý tăng cường việc trao quyền.
+ Lập các mục tiêu của cá nhân và nhóm, quản lý việc thực hiện các quá trình
và đánh giá kết quả.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên tham gia vào việc lập mục tiêu và ra
quyết định
+ Thừa nhận công lao và khen thưởng
+ Tạo điều kiện cho việc trao đổi thông tin mở, hai chiều.
+ Xem xét thường xuyên nhu cầu của mọi người
+ Tạo ra nhiều điều kiện khuyến khích đổi mới
+ Đảm bảo làm việc theo nhóm có hiệu lực.
+ Trao đổi có gợi ý và quan điểm
+ Sử dụng các thước đo sự thoả mãn của mọi người và điều tra nguyên nhân
tại sao mọi người ra nhập và rời bỏ tổ chức.
Giải pháp 4: Đào tạo nâng cao nhận thức của cán bộ công nhân viên toàn Công ty về
Chất lượng
Giáo viên hướng dẫn : Thầy Nguyễn Ngọc Huyền . SV: Đặng văn Lợi

Page
24
Trường Đại Học KTQD- Hệ Đào tạo Từ xa Khoa QTKD ( lớp QTKDTH
2A)
+ Đào tạo về kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao năng lực cho những
người trong các phòng ban chức năng như tiếp thị, thiết kế, cung ứng, công nghệ

sản xuất để:
- Khi có sự kiện xảy ra do người thực hiện thiếu kỹ năng và hiểu biết.
- Khi sử dụng công nghệ hay thiết bị mới
- Khi sản xuất sản phẩm mới
- Khi Công ty bước vào một thị trường mới.
- Khi sản xuất sản phẩm mới.
- Các yêu cầu hành động khắc phục và ý kiến của khách hàng.
- Đào tạo cán bộ điều hành tổ chức và các cấp
- Mọi cấp cán bộ điều hành, kể cả lãnh đạo cao nhất, phải có hiểu biết về
HTQLCL, cách thức điều hành và các chuẩn mực đánh giá hiệu quả. Để đáp ứng
các yêu cầu này, họ phải đáp ứng các khó đào tạo. Cấp lãnh đạo tham gia trong quá
trình đánh giá chất lượng của tổ chức trung gian cần có những hiểu biết dơn giản về
HTQLCL.
+ Đào tạo cán bộ, công nhân trực tiếp sản xuất:
Các hoạt động sản xuất được thực hiện trực tiếp bởi công nhân và các quản
đốc. Kỹ năng, năng lực chuyên môn của họ đóng vai trị quyết định trực tiếp đến
chất lượng sản phẩm. Bởi vậy đội ngũ cán bộ này cần được đào tạo kỹ về những
chức năng cần thiết, như cách thức thao tác, sử dụng máy móc, công cụ đọc và các
tài liệu liên quan đến chất lượng. Các kỹ thuật thống kê đơn giản cũng là một nội
dung đào tạo cần thiết để giúp họ phân tích và cải tiến chất lượng.
Giải pháp 5: Phát triển quan hệ hợp tác cùng có lợi với nhà cung ứng
Công ty cần tạo dựng mối quan hệ hợp tác cả nội bộ và với bên ngoài để đạt
được mục tiêu chung. Các mối quan hệ nội bộ có thể bao gồm các quan hệ thúc đẩy
sự hợp tác giữa lãnh đạo và người lao động, tạo được mối quan hệ mạng lưới giữa
các bộ phận trong doanh nghiệp để tăng cường sự linh hoạt, khả năng đáp ứng
nhanh. Các mối quan hệ bên ngoài là những mối quan hệ với bạn hàng, người cung
cấp và các đối thủ cạnh tranh, các tổ chức đào tạo… Những mỗi quan hệ bên ngoài
Giáo viên hướng dẫn : Thầy Nguyễn Ngọc Huyền . SV: Đặng văn Lợi

Page

25

×