Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

tóm tắt luận văn thạc sĩ Lập kế hoạch chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công đoạn Xí nghiệp vận tải Đường sắt Hà Thái năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (749.76 KB, 22 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài
Đứng trước sự phát triển của đất nước, đòi hỏi tất cả mọi người, mọi
ngành phải phát huy hết khả năng của mình để phục vụ đất nước. Để làm
được như vậy thì từng cá nhân, các tổ chức phải có sự tổ chức sắp xếp một
cách hợp lý, mọi hoạt động phải có kế hoạch chính xác, khoa học và mọi
người phải nghiêm chỉnh thực hiện kế hoạch mà tổ chức, đoàn thể đã đề ra.
Muốn thực hiện tốt điều này, kế hoạch của tổ chức phải dựa trên những mục
tiêu chung.
Nhiệm vụ công tác kế hoạch của ga và các xí nghiệp thành viên, bao
gồm các kế hoạch: Nhiệm vụ sản xuất, lao động tiền lương, chi phí sản xuất.
Trong đó phần kế hoạch chi phí sản xuất đóng vai trò quan trọng cho việc
phân khai chi phí để tính giá thành vận tải, giá cước. Có lập kế hoạch chi phí
sản xuất đúng, đầy đủ và khoa học mới giúp ngành tính toán và đưa ra được
chính sách giá cước. Có lập kế hoạch chi phí sản xuất đúng, đầy đủ và khoa
học mới giúp ngành tính toán và đưa ra được chính sách giá cước hợp lý để
không ngừng nâng cao thị phần vận tải đường sắt trong hệ thống giao thông.
Lập kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh là một khâu quan trọng cho
việc phân khai chi phí, tính giá thành sản phẩm, đưa ra giá cước hợp lý, tăng
khả năng cạnh tranh của ngành vận tải đường sắt với các ngành vận tải khác.
Qua thời gian thực tế xí nghiệp vận tải đường sắt Hà Thái thuộc Công ty
vận tải hành khách đường sắt Hà Nội và kết hợp với những kiến thức trong
học tập em chọn đề tài: “Lập kế hoạch chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm công đoạn Xí nghiệp vận tải Đường sắt Hà Thái năm 2013” để nghiên
cứu.
II. Kết cấu nội dung của đề tài:
Chương I: Giới thiệu tổng quan về công ty vận tải hành khách đường
sắt Hà Nội và Xí nghiệp Vận tải đường sắt Hà Thái.
Chương II: Phân tích tình và đánh giá nhiệm vụ sản xuất và chi phí sản
xuất năm 2012 của Xí nghiệm Vận tải đường sắt Hà Thái.
Chương III: Lập kế hoạch lao động tiền lương, vật tư kỹ thuật và chi


phí sản xuất năm 2013 của Xí nghiệp Vận tải đường sắt Hà Thái.
III. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài: Lập kế hoạch chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công
đoạn Xí nghiệp vận tải Đường sắt Hà Thái năm 2013 tập trung tìm hiểu thực
trạng công tác lập kế hoạch chi phí sản xuất của xí nghiệp, qua đó tìm ra giải
pháp giảm chi phí sản xuất, giảm già thành vận tải nhằm nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.
IV. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trong phạm vi quản lý của xí nghiệp vận tải đường sắt
Hà Thái, kế hoạch sản xuất kinh doanh của xí nghiệp vận tải đường sắt Hà
Thái năm 2012, kế hoạch sản lượng và chi phí sản xuất năm 2013 do công ty
vận tải hành khách đường sắt Hà Nội giao cho xí nghiệp, chức năng nhiệm vụ
của xí nghiệp vận tải đường sắt Hà Thái và công ty vận tải hành khách đường
sắt Hà Nội. Đề tài được đặt trong bối cảnh ngành đường sắt đang không
ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, cải tiến cơ sở hạ tầng, giảm giá thành
vận tải qua đó nâng khả năng cạnh tranh của đường sắt với các ngành vận tải
khác.
V. Phương pháp nghiên cứu của đề tài.
Đề tài nghiên cứu sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp bình quân gia quyền.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VẬN TẢI
HÀNH KHÁCH ĐƯỜNG SẮT HÀ NỘI VÀ XÍ NGHIỆP VẬN TẢI
ĐƯỜNG SẮT HÀ THÁI
1.1. Giới thiệu tổng quan về công ty Vận tải Hành khách đường sắt
Hà Nội.
- Công ty Vận tải Hành khách Đường sắt Hà Nội được thành lập trên cơ
sở kế thừa Xí nghiệp liên hợp Vận tải Đường sắt khu vực I. Trong quá trình

hoạt động sản xuất kinh doanh mô hình Xí nghiệp liên hợp không phù hợp
với nền kinh tế thị trường, nên Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đã chuyển
đổi các Xí nghiệp vận tải vật tư Đường sắt khu vực I thành Công ty Vận tải để
Công ty tổ chức, điều hành sản xuất.
- Chính những lý do trên ngày 04 tháng 3 năm 2013 theo quyết định số
34/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định “Về việc thành
lập Tổng công ty Đường sắt Việt Nam”. Quyết định thành lập Công ty Vận
tải hành khách Đường sắt Hà Nội trên cơ sở tổ chức lại 3 xí nghiệp Liên
hiệp vận tải khu vực 1, 2 và 3 hiện nay.
- Công ty Vận tải Hành khách Đường sắt Hà Nội là doanh nghiệp Nhà
nước hạch toán phụ thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.Công ty có tư
cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định, tự chịu trách
nhiệm về hoạt động khai thác kinh doanh vận tải đường sắt, có con dấu riêng,
có tài sản, được mở tài khoản tại các ngân hàng trong nước và ngoài nước
theo quy định của pháp luật, được tổ chức và hoạt động theo điều lệ của Công
ty. Tên đơn vị kinh tế phụ thuộc: Công ty Vận tải hành khách Đường sắt
Hà Nội. Trụ sở công ty đóng tại: số 120 đường Lê Duẩn, Q. Hoàn Kiếm,
TP. Hà Nội.
- Quyết định thành lập số: 03QĐ/ĐS- TCCB-LĐ ngày 07/07/2003 Của
Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam.
- Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh vận tải đường sắt, vận tải đa
phương thức trong nước và liên vận quốc tế, đại lư và dịch vụ vận tải, sửa
chữa các phương tiện vận tải đường sắt, chế tạo và sửa chữa các thiết bị phụ
tùng chuyên ngành đường sắt và các sản phẩm cơ khí; sản xuất và kinh doanh
hàng tiêu dùng, thực phẩm; Kinh doanh khách sạn, du lịch; Đại lý xăng dầu
và mỡ nhờn; Đại lý bảo hiểm các loại; cho thuê địa điểm, văn phòng, phương
tiện thiết bị; Xây dựng các công trình dân dụng vừa và nhỏ; Mua bán vật liệu
xây dựng; Sản xuất nước uống và bao bì; Kinh doanh dịch vụ ăn uống; Hoạt
động thể thao và các giải trí khác; Dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa ô tô, xe máy.
1.1.1. Mô hình cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty Vận tải hành

khách đường sắt Hà Nội:
- Tổng Giám đốc công ty.
- Các Phó Tổng giám đốc giúp việc.
- Các phòng ban tham mưu.
- Các đơn vị thành viên của công ty.
+ 12 Xí nghiệp Vận tải đường sắt: Vĩnh Phú, Yên Lào, Hà Thái, Hà
Lạng, Hà Quảng, Hà Hải, Hà Ninh, Thanh Hoá, Nghệ Tĩnh, Quảng Bình,
Quảng Trị - Thừa thiên, Hải Vân.
+ Xí nghiệp vận dụng T.Xe khách Hà Nội, Xí nghiệp sửa chữa T.Xe Hà
Nội, XN T.Xe Vinh.
+ 12 ga: Yên Viên, Tiên Kiên, Lào Cai, Đồng Băng, Hải Phòng, Hà Nội,
Giáp Bát, Bỉm Sơn, Vinh, Đồng Hới, Đông Hà, Huế.
Mô hình cơ cấu tổ chức của công ty Vận tải Hành khách
đường sắt Hà Nội
TỔNG GIÁM ĐỐC
CÁC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
KHỐI CƠ QUAN
VĂN PHÒNG
1.P. Tổng hợp.
2. P.TC – KT
3. P KH – ĐT.
4. P.TCCB – LĐ.
5. PATVT ĐS
6. P.TK MT.
7. P.KT ĐM TX
8. P.QLBVĐT
9. P.BV AVQP.
10. P.KTNVVT
12 XÍ NGHIỆP
THÀNH VIÊN

- XNVT Hà Hải
- XNVT Hà Lạng
- XNVT Vĩnh Phú
- XNVT Yên Lào
- XNVT Hà Ninh
- XNVT
Thanh Hoá
- XNVT Nghệ Tĩnh
- XNVT
Quảng Bình
- XNVT QT - TT
- XNVT Hải Vân
- XNVT Hà Thái
- XNVT Hà Quảng
12 XÍ NGHIỆP
TOA XE
- Xí nghiệp
Vận dụng toa xe
khách Hà Nội.
- Xí nghiệp sửa
chữa toa xe Hà
Nội.
- Xí nghiệp Toa
xe Vinh
12 GA CẤP I
TRỰC THUỘC
- Ga Hà Nội
- Ga Vinh
- Ga Đồng Hới
- Ga Huế

- Ga Giáp Bát
- Ga Đông Hà
- Ga Bỉm Sơn
- Ga Yên Viên
- Ga Đồng Đăng
- Ga Lào Cai
- Ga Tiên Kiên
- Ga Hải Phòng
1.1.2. Nhiệm vụ của các chức danh quản lý và các phòng ban tham
mưu trong Công ty Vận tải Hành khách đường sắt Hà Nội.
- Tổng giám đốc công ty.
Tổng giám đốc công ty do Tổng công ty quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm
lại, miễn nhiệm, (hoặc ký kết hợp đồng, chấm dứt hợp đồng), điều động, luân
chuyển khen thưởng, kỷ luật và giải quyết chính sách theo pháp luật và của
Tổng công ty. Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty, có
quyền thi hành cao nhất của công ty và chịu trách nhiệm trước Tổng công ty
và trước pháp luật về quản lý, điều hành các hoạt động của công ty.
- Các Phó tổng giám đốc công ty.
Phó Tổng giám đốc công ty là do Tổng công ty quyết định bổ nhiệm, bổ
nhiệm lại, miễn nhiệm, (hoặc ký kết hợp đồng, chấm dứt hợp đồng), điều
động, luân chuyển khen thưởng, kỷ luật và giải quyết chính sách theo pháp
luật và của Tổng công ty. Phó Tổng giám đốc công ty là người giúp Tổng
giám đốc công ty điều hành một số lĩnh vực hoạt động của công ty theo luân
công hoặc uỷ quyền của Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng giám
đốc và pháp luật về nhiệm vụ được Tổng giám đốc phân công hoặc uỷ quyền.
- Các đơn vị thành viên của công ty.
Các đơn vị thành viên của công ty có nhiệm vụ tuân thủ các quyết định,
quy định của Tổng công ty trong việc thực hiện: Biểu đồ chạy tàu, kế hoạch
sản xuất vận tải và trong việc quản lý, tổ chức thực hiện các mặt hoạt động,
sản xuất, kinh doanh của công ty thuộc chức năng nhiệm vụ được giao.

1.1.2.1. Phòng tổng hợp
Phòng tổng hợp có nhiệm vụ tham mưu cho Tổng giám đốc và lãnh đạo
Công ty sắp xếp nơi làm việc, trang bị phương tiện làm việc cho các phòng
chuyên môn và các bộ phận. Tổ chức và duy trì bộ máy thông tin, điện nước
cho toàn Công ty. Đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, khám cấp phát
thuốc định kỳ cho cán bộ công nhân viên. Đánh tất cả các văn bản của lãnh
đạo và các phòng ban trong toàn Công ty.
1.1.2.2. Phòng tài chính kế toán
Phòng tài chính kế toán - kiểm thu phụ trách về mặt tài chính, kế toán,
kiểm thu, công tác tài chính trong toàn Công ty. Phân tích hoạt động kinh tế,
lưu trữ chứng từ, công tác sử dụng nguồn vốn trong toàn Công ty.
1.1.2.3. Phòng kế hoạch đầu tư
Phòng kế hoạch là phòng tham mưu cho Tổng giám đốc Công ty vận tải
hành khách Hà Nội về công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh vận tải, kế
hoạch vận dụng xe phục vụ nhiệm vụ vận tải, kế hoạch đầu tư, sửa chữa nâng
cấp hoán cải đầu máy toa xe, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn
và duy tư các công trình do công ty quản lý, kế hoạch mua sắm và quản lý vật
tư, thiết bị phụ tùng.
Tham gia cùng các phòng ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch sản xuất kinh
doanh và các mặt kế hoạch khác, xây dựng các biện pháp và các giải pháp
nhằm thực hiện tốt các mặt kế hoạch đã đặt ra.
1.1.2.4. Phòng tổ chức cán bộ lao động
Tổ chức xây dựng và quản lý thực hiện các định mức lao động, đơn giá
tiền lương của công ty, lập kế hoạch hàng năm và dài hạn về nhu cầu lao động
của toàn công ty, tổ chức thực hiện kế hoạch lao động. Xây dựng và tổ chức
thực hiện tiêu chuẩn nghiệp vụ, chức danh hành nghề, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ
thuật tiêu chuẩn thi tuyển lao động của toàn công ty. Xây dựng kế hoạch trang
bị bảo hộ cho người lao động, vệ sinh công nghiệp và môi trường làm việc,
cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế.

1.1.2.5. Phòng ATVT vận tải đường sắt
Phòng kỹ thuật nghiệp vụ vận tải có nhiệm vụ điều hành công tác kỹ
thuật vận tải đầu, hành khách, hàng hoá của Công ty. Phụ trách công tác và
biểu đồ chạy tàu khách liên tiếp, tàu khách Bắc Nam, tàu hàng. Xây dựng các
biện pháp đảm bảo an toàn chạy tàu và thực hiện đúng chế độ chạy tàu.
1.1.2.6. Phòng thống kê máy tính
Phòng thống kê máy tính có chức năng điều hành công tác thống kê, tin
học để hợp lý hoá sản xuất trong công ty. Thống kê hành khách, hành lý hàng
hoá, vận chuyển của các ga, xí nghiệp vận tải. Thống kê vận dụng đầu máy
toa xe của Công ty. Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất
kinh doanh theo tháng, quý, năm lên Công ty.
1.1.2.7. Phòng kỹ thuật đầu máy toa xe
Phòn đầu máy toa xe có chức năng quản lý kỹ thuật các loại đầu máy do
Công ty quản lý, khai thác. Theo dõi, chỉ đạo, sửa chữa định kỳ các loại đầu
máy toa xe. Quản lý hồ sơ, lý lịch, giám sát các đặc tính kỹ thuật của từng
loại đầu máy toa xe. Quản lý số lượng, chất lượng, tình hình máy móc thiết bị
của công ty.
1.1.2.8. Phòng quản lý bán vé điện toán.
Phòng quản lý bán vé điện toán có chức năng khai thác hệ thống bán vé
điện toán phục vụ cho công tác tổ chức bán vé điện toán cho hành khách đi
tàu. Nhập và phân bổ phương án bán vé, giá tàu, giá vé các tàu Thống nhất và
địa phương. Quản lý, sử dụng hệ thống thiết bị, vận hành hệ thống mạng và
phần mềm ứng dụng để đảm bảo cho máy chủ vận hành bình thường, liên tục.
1.1.2.9. Phòng bảo vệ ANQP.
Làm đầu mối quản lý, chỉ đạo và kiểm tra các đơn vị trực thuộc về công
tác bảo vệ an toàn sản xuất, phối hợp với công an và chính quyền địa phương
bảo vệ tài sản của công ty cũng như phương tiện của cán bộ công nhân viên,
khách hàng đến làm việc tại công ty.
1.1.2.10. Phòng Kỹ thuật - Nghiệp vụ Vận tải
Tham mưu cho Tổng giám đốc Công ty về kỹ thuật - Nghiệp vụ vận tải

và thực hiện chức năng chỉ đạo, điều hành vận tải đối với các đơn vị trực
thuộc trong phạm vi Công ty quản lý để thực hiện tốt kế hoạch vận tải.
Tham mưu cho Tổng giám đốc Công ty về chỉ đạo, điều hành và thực
hiện các biện pháp đảm bảo an toàn vận tải.
1.1.3. Chức năng các phòng ban của công ty vận tải Hành khách
đường sắt Hà Nội.
Các phòng ban của cơ quan công ty có chức năng tham mưu, giúp việc
cho Tổng giám đốc công ty trong việc quản lý, điều hành sản xuất, kinh
doanh của công ty; nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của các Phòng chuyên môn,
nghiệp vụ của công ty do Tổng giám đốc công ty quy định phù hợp với quy
định của công ty.
1.2. Giới thiệu tổng quan vế Xí nghiệp Vận tải đường sắt Hà Thái.
- Xí nghiệp vận tải đường sắt Hà Thái có trụ sở đóng tại số 89 - Tổ 13 -
Thị trấn Đông Anh - huyện Đông Anh – thành phố Hà Nội.
- Xí nghiệp vận tải đường sắt hà Thái ra đời theo quyết định số 172/QĐ-
ĐS-TCCB – LĐ của Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty đường sắt Việt
Nam ngày 05/08/2003 về việc chuyển đổi các hạt vận chuyển thành các xí
nghiệp vận tải đường sắt. Xí nghiệp vận tải đường sắt Hà Thái là đơn vị trực
thuộc Công ty vận tải hành khách đường sắt Hà Nội.
- Xí nghiệp quản lý và khai thác tuyến đường sắt Hà Nội – Quán Triều,
bắt đầu từ ga Cổ Loa kết thúc là ga Quán Triều. Trên tuyến có đường nhánh
đi kép vòng, bắt đầu từ ga Lưu Xá đến ga Khúc Rồng.
- Tuyến Hà Nội – Lào Cai của xí nghiệp quản lý từ ga Đông Anh đến ga
Phúc Yên.
- Ngoài hai tuyến trên, Xí nghiệp còn quản lý tuyến hành đai phía tây Hà
Nội, bắt đầu từ ga Văn Điển và kết thúc là ga Bắc Hồng.
- Xí nghiệp vận tải đường sắt quản lý và khai thác vận chuyển 17 ga.
- Các đơn vị cơ sở của Xí nghiệp nằm rải rác trên các tỉnh thành gồm: Hà
Nội, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc.
1.2.1. Mô hình cơ cấu tổ chức và quản lý của Xí nghiệp Vận tải đường

sắt Hà Thái.
Cơ cấu gồm:
- Giám đốc xí nghiệp.
- Các phó giám đốc giúp việc.
- Các phòng ban tham mưu.
- Các đơn vị thành viên của xí nghiệp.
+ 04 ga hạng II: Ga Cổ Loa, ga Đông Anh, ga Lưu Xá, ga Văn Điển
+ 02 ga hạng III: Ga Quán Triều, ga Hà Đông.
+ 11 ga hạng IV: Ga Đa Phúc, ga Trung Giã, ga Phổ Yên, ga Lương Sơn,
ga Khúc Hồng, ga Thái Nguyên, ga Phú Diễn, ga Kim Nỗ, ga Bắc Hồng, ga
Thạch Lỗi, ga Phúc Yên.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp Vận tải đường sắt Hà Thái
GIÁM ĐỐC
CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC
KHỐI CƠ QUAN
XN
- Phòng Tổ chức
hành chính.
- Phòng KH – VT
- Phòng TC – KT
- Phòng KT – NV
vận tải
12 XÍ NGHIỆP
THÀNH VIÊN
- Ga Cổ Loa
- Ga Đông Anh
- Ga Lưu Xá.
- Ga Văn Điển.
12 XÍ NGHIỆP
TOA XE

- Ga Quán
Triều.
- Ga Hà Đông.
12 GA CẤP I
TRỰC THUỘC
- Ga Đa Phúc.
- Ga Trung Giã.
- Ga Phổ Yên.
- Ga Lương Sơn.
- Ga Khúc Rồng.
- Ga Thái Nguyên
- Ga Phú Diễm.
- Ga Kim Nỗ.
- Ga Bắc Hồng.
- Ga Thạch Lỗi.
- Ga Phúc Yên.
1.2.2. Nhiệm vụ của các chức danh quản lý và các phòn ban tham
mưu trong xí nghiệp Vận tải đường sắt Hà Thái.
- Giám đốc
+ Có nhiệm vụ quản lý, chỉ đạo, điều hành chung toàn bộ mọi hoạt động
của xí nghiệp, là chủ tài khoản của xí nghiệp, trực tiếp ký các quyết định:
tuyển dụng, công nhận chức danh, nâng lương, nghỉ chế độ, khen thưởng, kỷ
luật đối với người lao động trong đơn vị.
+ Trực tiếp ký hoặc ký xác nhận các báo cáo, văn bản, kế hoạch, chỉ thị,
quy chế, duyệt chỉ…do các bộ phận tham mưu đệ trình.
+ Thực hiện một số chức năng, nhiệm vụ quản lý khác được cấp trên uỷ
quyền hoặc giao cho.
- Phó Giám đốc (nội chính).
+ Phục trách công tác bảo vệ chính trị nội bộ của đơn vị.
+ Thay mặt Giám đốc điều hành, chỉ đạo đơn vị khi Giám đốc đi vắng và

bàn giao, uỷ quyền cho.
+ Ký thay Giám đốc một số văn bản thuộc lĩnh vực mình phụ trách và
các văn bản được uỷ quyền ký.
+ Trực tiếp phụ trách Cơ quan xí nghiệp; thực hiện một số chức năng,
nhiệm vụ khác được Giám đốc uỷ quyền hoặc giao cho.
- Phó Giám đốc (sản xuất)
+ Phụ trách lĩnh vực mình phụ trách và các văn bản được uỷ quyền ký.
+ Thay mặt Giám đốc điều hành, chỉ đạo đơn vị khi Giám đốc đi vắng và
bàn giao, uỷ quyền cho.
+ Ký thay Giám đốc một số văn bản thuộc lĩnh vực mình phụ trách và
các văn bản được uỷ quyền ký.
+ Thực hiện một số chức năng, nhiệm vụ khác được Giám đốc uỷ quyền
hoặc giao cho.
1.2.2.1. Phòng tổ chức hành chính.
+ Tổ chức lao động.
- Nghiên cứu mô hình và đề xuất tham mưu về tổ chức quản lý sản xuất.
- Tham mưu chính trong việc soạn thảo các văn bản có liên quan tới
công tác quản lý của xí nghiệp.
- Xây dựng định viên lao động cho các đơn vị trực thuộc, đề xuất
phương án bố trí, sử dụng lao động cũng như công tác đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, công nhân.
- Xây dựng, bổ sung, sửa đổi quy chế phân phối lương, kiểm tra việc
thực hiện quy chế phân phối lương.
- Trực tiếp giải quyết các chế độ nâng lương, nghỉ hưu, tai nạn lao động,
ốm đau, thai sản, các loại bảo hiểm….của người lao động.
- Tham gia các hội đồng phân tích, xử lý vi phạm nội quy, quy chế của
CBCNV.
- Phối hợp với các phòng chức năng khác trong và các đơn vị xí nghiệp;
quản lý con dấu, ấn chỉ, tài liệu lưu trữ.
- Tiếp nhận, sao lục, in ấn, ghi chép, đăng ký sổ các loại công ăn đi và

đến của xí nghiệp.
- Tiếp khách trong khi chờ làm việc với các bộ phận khác trong cơ quan,
làm nhiệm vụ lễ tân, khánh tiết khi có hội họp.
- Làm nhiệm vụ bảo vệ, an ninh, vệ sinh môi trường, trang trí cảnh quan
tại cơ quan xí nghiệp.
- Mua sắm các trang thiết bị, vật dụng văn phòng phẩm, tiếp nhận và lưu
chuyển thư, báo.
1.2.2.2. Phòng Tài chính - Kế toán.
+ Phản ánh, ghi chép nhiệm vụ kế toán, tài chính phát sinh trong quá
trình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp một cách đầy đủ, chính xác và kịp
thời.
+ Xây dựng các quy định, quy chế, thể lệ trong công tác quản lý nghiệp
vụ thuộc lĩnh vực tài chính kế toán dựa trên các quy định của nhà nước và của
ngành phù hợp với đặc thù đơn vị.
+ Xây dựng kế hoạch, phương án tài chính của xí nghiệp phục vụ tốt
công tác sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.
+ Thực hiện các nhiệm vụ: giao dịch ngân hàng, kho bạc, quản lý quỹ…
đúng quy định của Nhà Nước.
+ Chấp hành chế độ hạch toán kế toán của cấp trên quy định; tham gia
kiểm tra, giám sát các đơn vị trong việc thực hiện các nghiệp vụ kế toán, tài
chính.
1.2.2.3. Phòng Kế hoạch - Vật tư
+ Tổ chức điều tra và xác định khối lượng vận tải hàng hoá, hành khách,
hành lý có nhu cầu vận chuyển ở các ga trong xí nghiệp để xây dựng kế hoạch
sát thực tế.
+ Tham mưu cho Giám đốc trong việc tổ chức tiếp thị, hội nghị chủ hàng
nhằm thu hút luồng hàng và chân hàng mới.
+ Căn cứ khối lượng vận tải đã thực hiện, đơn giá sản phẩm được duyệt
để lập kế hoạch chi phí sản xuất: tiền lương, mua sắm vật tư, ấn chỉ phục vụ
quản lý và sản xuất, nguồn duy tư, sửa chữa…

+ Kịp thời đề xuất với Giám đốc về khả năng mở rộng khai thác kinh
doanh trong và ngoài vận tải
+ Phối hợp với các phòng chức năng khác, thực hiện công tác quản lý,
giải quyết quyền được chi trong kỳ kế hoạch.
1.2.2.4. Phòng kỹ thuật nghiệp vụ vận tải
+ Kiểm tra, giám sát việc chấp hành Luật Đường Sắt, bộ tiêu chuẩn
ngành, quy trình quy phạm, các quy định về vận chuyển và trình tự tác nghiệp
của nhân viên làm công tác liên quan đến an toàn vận tải.
+ Tham gia điều tra các vụ việc vi phạm, trở ngại, tai nạn chạy tàu,
thương vụ; tham mưu, đề xuất với lãnh đạo đơn vị trong việc phân tích, xử lý,
uốn nắn kịp thời những vi phạm của nhân viên trong toàn xí nghiệp.
+ Phổ biến, hướng dẫn việc áp dụng thực hiện các văn bản nghiệp vụ
chuyên môn đến các nhân viên có liên quan.
+ Tổ chức ra đề thi lý thuyết, tay nghề, sát hạch, thi nâng bậc lương…
theo định kỳ hàng năm.
+ Thống kê kịp thời, chính xác, nắm bắt thường xuyên tình hình sản xuất
kinh doanh của tất cả các đơn vị trong toàn xí nghiệp; báo cáo kịp thời để lãnh
đạo xí nghiệp nắm được và cho ý kiến chỉ đạo.
1.2.3. Chức năng của các phòng ban tham mưu trong Xí nghiệp Vận
tải đường sắt Hà Thái.
- Các phòng ban của cơ quan xí nghiệp có chức năng tham mưu, giúp
việc cho giám đốc xí nghiệp trong việc chỉ đạo quản lý, điều hành sản xuất,
kinh doanh của toàn xí nghiệp như mô hình tổ chức và quản lý sản xuất trong
xí nghiệp.
- Tổ chức thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, hành chính theo đúng quy
định; giao dịch, sao lục, ghi chép văn bản, truyền đạt thông tin theo yêu cầu
của Giám đốc, Cung cấp thông tin và kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản
xuất kinh doanh của xí nghiệp; cùng với các phòng khác tham gia công tác
quản lý, cải tiến đổi mới nhằm phát huy tác dụng, đáp ứng yêu cầu đổi mới
của ngành và đơn vị.

- Tham mưu chính cho Giám đốc trong việc thường xuyên tổ chức bồi
dưỡng, hướng dẫn cho CBCNV học tập, ôn luyện nghiệp vụ chuyên môn để
đáp ứng được yêu cầu công tác.
- Giám sát theo dõi việc thực hiện nghiệp vụ kỹ thuật chuyên môn của
lao động làm công tác vận tải trong toàn xí nghiệp.
1.3. Đặc điểm tình hình trang thiết bị kỹ thuật các ga của Xí nghiệp
Vận tải đường sắt.
Xí nghiệp vận tải đường sắt Hà Thái quản lý 318 cán bộ công nhân viên,
gồm cả cơ quan xí nghiệp và 17 ga trải dài qua 3 tỉnh thành gồm các đơn vị
sau:
1.3.1. Ga Văn Điểu
Là ga hạng II đóng tại Thị trấn Văn Điển - Huyện Thanh Trì – thành phố
Hà Nội. Ga nằm trên tuyến Hà Nội – Sài Gòn – Km 08 + 800.
1.3.2. Ga Hà Đông
Là ga hạng III, thuộc địa bàn Thị xã Hà Đông – TP. Hà Nội. Ga nằm trên
Km 29+000 tuyến Hà Nội – Lào Cai.
1.3.2. Ga Phú Diễn
Là ga hạng IV nằm trên địa bàn xã Phú Diễn - Huyện Từ Liêm – Thành
phố Hà Nội.
Ga nằm Km 16+100 tuyến Hà Nội – Lào Cai.
1.3.4. Ga Kim Nỗ.
Là ga hạng IV nằm trên địa bàn xã Kim Nỗ - Huyện Đông Anh – Thành
phố Hà Nội.
Ga nằm trên Km 4 + 564 tuyến Hà Nội – Lào Cai.
1.5.3. Ga Bắc Hồng.
Là ga hạng IV nằm trên địa bàn xã Bắc Hồng - Huyện Đông Anh –
Thành phố Hà Nội.
Ga nằm trên Km 26+500 tuyến Hà Nội – Lào Cai.
1.3.6. Ga Thạch Lỗi.
Là ga hạng IV, nằm trên địa bàn xã Quang Minh - Huyện Mê Linh -

Tỉnh Vĩnh Phúc.
Ga nằm trên Km 30+600 tuyến Hà Nội – Lào Cai.
1.3.7. Ga Phúc Yên.
Là ga hạng IV nằm tren địa bàn Thị trấn Phúc Yên - Huyện Mê Linh -
Tỉnh Vĩnh Phúc.
Ga nằm trên Km 39+00 tuyến Hà Nội – Lào Cai.
1.3.8. Ga Cổ Loa
Là ga hạng II nằm tại xã Cổ Loa - Huyện Đông Anh – Thành phố Hà
Nội.
Ga nằm tại Km 18+000 tuyến Hà Nội – Lào Cai.
1.3.9. Ga Đông Anh
Là ga hạng II nằm tại Thị trấn Đông Anh - Huyện Đông Anh – Thành
Phố Hà Nội.
Ga nằm trên Km 21+400 tuyến Hà Nội – Lào Cai.
1.3.10. Ga Đa Phúc.
Là ga hạng IV nằm trên địa bàn Thị trấn Sóc Sơn - Huyện Sóc Sơn –
Thành phố Hà Nội.
Ga nằm trên Km 31+000 tuyến Hà Nội – Quán Triều.
1.3.11. Ga Trung Giã.
Là ga hạng IV nằm trên địa bàn Thị trấn Nỷ - Huyện Sóc Sơn – Thành
phố Hà Nội.
Ga nằm trên Km 40+200 tuyến Hà Nội - Quán Triều.
1.3.12. Ga Phổ Yên.
Là ga hạng IV nằm trên địa bàn Thị trấn Ba Hàng - Huyện Phổ Yên -
Tỉnh Thái Nguyên.
Ga nằm trên Km 50+800 tuyến Hà Nội – Quán Triều.
1.3.13. Ga Lương Sơn.
Là ga hạng IV nằm trên địa bàn xã Lương Sơn - Huyện Phổ Yên - Tỉnh
Thái Nguyên. Ga nằm trên Km 59+700 tuyến Hà Nội – Quán Triều.
1.3.14. Ga Lưu Xá.

Là ga hạng II nằm trên địa bàn phường Lưu Xá thành phố Thái Nguyên.
Ga nằm trên Km 68+600 tuyến Hà Nội – Quán Triều; đây cũn là ga có
tuyến đường sắt bắt đầu rẽ đi hướng kép.

×