Chuyên đề thực tập
MỤC LỤC
SV: Lê Thanh Cần Lớp: K42- QTDN
Chuyên đề thực tập
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
SV: Lê Thanh Cần Lớp: K42- QTDN
Chuyên đề thực tập
LỜI NÓI ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu.
Chúng ta đã tham gia vào hầu hết các tổ chức kinh tế trong khu vực cũng như
ký kết nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương với nhiều
nước, nhiều tổ chức, mà gần đây nhất Việt Nam đã trở thành viên chính thức
của nhiều tổ chức thương mại thế giới(WTO). Với môi trường kinh doanh
ngày càng rộng mở và sôi động tạo cho các doanh nghiệp Việt Nam rất nhiều
cơ hội mới, tuy nhiên cũng nảy sinh không ít khó khan.Trong điều kiện mới,
nhu cầu vốn để phát triển nền kinh tế và cho từng doanh nghiệp là một vấn đề
hết sức nóng bỏng, sức cạnh tranh của nền kinh tế cũng như của từng doanh
nghiệp phụ thuộc phần lớn vào hiệu quả hoạt động kinh doanh. Kinh doanh
thương mại và đặc biệt là kinh doanh ngành hang tiêu dung là một trong
những ngành phải chịu rất nhiều sức ép cạnh tranh từ phía các tập đoàn bán lẻ
hang đầu thế giới đầu tư vào Việt Nam cũng như sự cạnh tranh khốc liệt giữa
các doanh nghiệp trong nước. Đứng trước hoàn cảnh đó, việc kinh doanh có
hiệu quả và hiệu quả ngày càng cao là điều rất quan trọng vì không những nó
giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển mà nó còn tạo ra những lợi thế cho
doanh nghiệp để đảm bảo doanh nghiệp có thể phát triển nhanh và bền vững.
Bất kỳ doanh nghiệp nào khi bước vào hoạt động kinh doanh đều phải có
vốn.Vốn là điều kiện tiền đề vật chất không thể thiếu để doanh nghiệp có thể tồn
tại hoạt động và phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Vốn tồn kho( hang tồn
kho) là một bộ phận cấu thành nên vốn sản xuất kinh doanh của công ty, nó chịu
ảnh hưởng của nhiều nhân tố khách quan lẫn chủ quan. Do đó, việc bảo tồn và
phát triển cũng như việc quản lý và sử dụng một cách hiệu quả nguồn vốn tồn
kho là yếu tố hết sức quan trọng. Nó quyết định sự thành bại hay tạo ra những lợi
thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
SV: Lê Thanh Cần Lớp: K42- QTDN
1
Chuyên đề thực tập
Là một doanh nghiệp trực thuộc sở Thương mại Hà Nội, công ty Thực
phẩm Hà Nội hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại với các ngành
hàng chủ lực là hàng thực phẩm tiêu dung.Cũng như các doanh nghiệp khác
trong ngành, công ty đang đứng trước những cơ hội rất lớn nhưng cũng phải
đối mặt với nhiều thách thức.Công tác quản trị và sử dụng có hiệu quả nguồn
vốn tồn kho góp phần rất quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh
của công ty.Trong những năm qua việc quản trị nguồn vốn tồn kho trong công
ty đã được thực hiện, tuy nhiên chưa được tiến hành đồng bộ cũng như chưa
đạt hiệu quả cao. Đứng trước vấn đề làm thế nào để nguồn vốn tồn kho trong
công ty được sử dụng một cách hiệu quả nhất trong môi trường kinh doanh
đầy biến động công ty Thực phẩm Hà Nội đã không ngừng đổi mới vươn lên
và đã thu được nhiều thành tựu đáng kích lệ.
Là sinh viên chuyên ngành quản trị kinh doanh đã được nhà trường trang
bị cho những kiến thức, lý luận về nghiên cứu công tác quản trị. Trong thời
gian thực tập tại công ty Thực phẩm Hà Nội, tôi đã quan sát, tìm hiểu những
vấn đề trong hoạt động kinh doanh với mong muốn đóng góp những ý kiến,
đưa ra những giải pháp góp phần giúp công ty hoàn thiện công tác quản trị
vốn tồn kho tại công ty, nhằm củng cố và phát triển hơn nữa thị phần của
công ty. Vì vậy tôi lựa chọn đề tài” Hoàn thiện công tác quản trị hàng tồn kho
tại công ty Thực phẩm Hà Nội” làm chuyên đề thực tập cho mình.
Nội dung chuyên đề được chia làm 3 chương sau:
Chương 1: Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Thực phẩm Hà Nội
Chương 2: Thực trạng quản trị hàng tồn kho tại công ty Thực phẩm Hà
Nội
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị hàng tồn
kho tại công ty Thực phẩm Hà Nội
SV: Lê Thanh Cần Lớp: K42- QTDN
2
Chuyên đề thực tập
CHƯƠNG 1.
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN CÔNG TY
THỰC PHẨM HÀ NỘI
1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của công ty
1.1. Lịch sử hình thành
Công ty Thực phẩm Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc
tổng công ty thương mại Hà Nội, là một trong những doanh nghiệp được
thành lập đầu tiên của ngành thương nghiệp thủ đô ngày 10/07/1957 theo
quyết định thành lập DNNN của Bộ Nội Thương(nay là Bộ Công Thương).
Tên gọi đầy đủ: Công ty TNHH một thành viên Thực phẩm Hà Nội
Tên giao dịch : Công ty Thực phẩm Hà Nội
Địa chỉ: số 24-26 Trần Nhật Duật, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: 04.8256619
Fax : 04.8282601
Website: thucphamhanoi.com.vn
Mã số thuế: 0100106803
Số tài khoản: 102010000029102- ngân hàng công thương Việt Nam
Công ty thực phẩm có mạng lưới kinh doanh rộng lớn gồm 11 cửa hàng
bán lẻ, 3 xí nghiệp sản xuất, 1 nhà khách, 2 trung tâm thương mại tại Đồng
Xuân − Bắc Qua và Ngã Tư Sở, 1 xưởng, 1 kho lạnh và 2 liên doanh với các
tập đoàn lớn của Nhật để xây dựng vận hành một siêu thị đạt tiêu chuẩn Quốc
tế và một liên doanh với tập đoàn EDF của Anh: liên doanh cao ốc á châu.
1.2. Quá trình phát triển của công ty
Trong suốt thời kỳ cải tạo và xây dựng CNXH ở Miền Bắc, chống chiến
tranh phá hoại của đế quốc Mỹ và chi viện cho miền Nam, công ty đã hoàn
thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Đội ngũ cán bộ công nhân viên của
công ty đã phải đi khắp các khu vực miền núi, vùng biển và các tỉnh đồng
bằng để thu mua và tiếp nhận hàng hóa phục vụ đời sống của cán bộ công
nhân viên và dân cư thủ đô ở nội và ngoại thành, vùng sơ tán và cung ứng
một phần thực phẩm chế biến cho lực lượng vũ trang, chi viện cho chiến
SV: Lê Thanh Cần Lớp: K42- QTDN
3
Chuyên đề thực tập
trường miền Nam.
Từ khi xóa bỏ bao cấp năm 1988, chuyển sang hạch toán kinh doanh
theo cơ chế thị trường, Công ty gặp không ít khó khăn do cơ chế bao cấp để
lại, đó là: một bộ máy cồng kềnh, trình độ năng lực cán bộ có nhiều hạn chế,
vốn lưu động thiếu nghiêm trọng, cơ sở vật chất kỹ thuật hầu như không có
gì, nhà xưởng, cửa hàng đã xuống cấp không còn phù hợp với cơ chế mới. Vì
vậy, Công ty phải hết sức cố gắng cải tổ lại bộ máy hành chính nhân sự như
giảm biên chế khâu gián tiếp ở các phòng ban, xác nhập các cửa hàng để thu
gọn đầu mối, giảm biên chế các nhân viên thừa ở các phòng ban, những người
không đủ trình độ thì đào tạo lại hoặc đưa sang làm công tác khác.
Công ty có nhiều ưu thế: là một doanh nghiệp Nhà nước đã có nhiều
năm kinh nghiệm, có nhiều bạn hàng và đối tác chiến lược truyền thống, được
sự hỗ trợ rất tích cực của các Ngân hàng trong vấn đề tài chính. Công ty có rất
nhiều lợi thế về địa lý chính trị xã hội, sở hữu rất nhiều cửa hàng, trung tâm
thương mại ở những vị trí rất thuận lợi. Hơn thế, công ty đã xác định được
mục tiêu hoạt động, định hướng đúng, công ty đã áp dụng phổ biến phương
pháp quản lý các đơn vị trực thuộc theomột số chỉ tiêu chính, cho phép các cơ
sở, các đơn vị tự lựa chọn giải pháp để thực hiện mục tiêu chung của Công ty.
Vì vậy, hoạt động kinh doanh đã trở nên năng động, linh hoạt, thích ứng
nhanh với cơ chế thị trường.Công ty còn áp dụng các biện pháp tối ưu hoá tổ
chức, sử dụng đúng chức năng, giảm các bộ phận thừa, các thành viên trong
công ty đều gắn với công việc cụ thể, làm việc với năng suất cao. Đồng thời,
công ty đã phát huy được những thuận lợivề địa lý, tự nhiên, chính trị − xã hội
và điều kiện kinh tế để phục vụ, thúc đẩy việc kinh doanh của công ty ngày
càng có hiệu quả, từng bước tham gia, hòa nhập vào nền kinh tế rộng lớn của
xã hội, các nước tiên tiến, các hoạt động đa dạng tạo cho công ty mở rộng quy
mô kinh doanh với các tỉnh bạn, trong phạm vi cả nước và quốc tế, liên
doanh. Tuy vậy trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam đang hòa nhập chung
SV: Lê Thanh Cần Lớp: K42- QTDN
4
Chuyên đề thực tập
với nền kinh tế toàn cầu, cũng như nhiều doanh nghiệp nhà nước khác, công
ty gặp rất nhiều khó khan từ trong hoạt động quản trị điều hành công ty đến
hoạt đọng kinh doanh thường ngày. Vì vậy mà công ty đã được chuyển đổi
thành công ty nhà nước một thành viên theo quyết định số 134/2004/QĐ-UB
ngày 23/8/2004 của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
2. Bộ máy quản trị của công ty
2.1. Chức năng nhiệm vụ
Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa của nền kinh tế nước ta, công ty
Thực phẩm Hà Nội có các chức năng, nhiệm vụ sau:
Tổ chức lao động theo đúng pháp luật và đúng ngành nghề theo giấy
phép kinh doanh số 105734 ngày 3/3/1993 theo quyết định thành lập doanh
nghiệp của UBND thành phố Hà Nội(theo quyết định số 134/2004/QĐ-UB
ngày 23/8/2004).
Đảm bảo hoạt động có hiệu quả, giữ vững vai trò chủ đạo của ngành
trước hết là những mặt hàng thiết yếu ở những thời điểm và địa bàn trọng
điểm.Đáp ứng tốt nhất nhu cầu tiêu dùng về hàng hóa của nhân dân Thủ đô,
đồng thời đẩy mạnh bán buôn và bán lẻ.
Thực hiện chỉ tiêu nộp ngân sách (nộp thuế doanh thu), thuế vốn, khấu
hao cơ bản, bảo hiểm xã hội và chịu trách nhiệm về kết quả lao động của
mình. Quản lý và kinh doanh có hiệu quả tài sản, tiền vốn, đội ngũ lao động
và bảo toàn vốn được giao.
Thực hiện phân phối theo lao động, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần
của các cán bộ công nhân viên, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hoá, khoa
học kỹ thuật cho cán bộ công nhân viên.
Từng bước ổn định và mở rộng kinh doanh, sản xuất phục vụ nhân dân
và tham gia xuất − nhập khẩu, tạo việc làm, đảm bảo thu nhập, dần dần cải
thiện đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ công nhân viên.
Mở rộng liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế góp phần tổ
chức hoạt động thương mại và dịch vụ trên địa bàn thành phố để chứng tỏ
SV: Lê Thanh Cần Lớp: K42- QTDN
5
Chuyên đề thực tập
Công ty là một doanh nghiệp Nhà nước có tầm cỡ trên địa bàn Thủ đô cả
nước.
2.2. Bộ máy quản trị của công ty
Sơ đồ 1:Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty Thực phẩm Hà Nội
Sau nhiều lần cải cách về nhân sự và tổ chức cho phù hợp với sự chuyển
mình của nền kinh tế thị trường, cơ cấu tổ chức cán bộ trong Công ty gồm:
+ 5 Phòng ban chức năng
+ 11 Cửa hàng trực thuộc
+ 3 xí nghiệp
SV: Lê Thanh Cần Lớp: K42- QTDN
6
TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG
TY
TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG
TY
PHÓ TỔNG GIÁM
ĐỐC PHỤ TRÁCH
TÀI CHÍNH
PHÓ TỔNG GIÁM
ĐỐC PHỤ TRÁCH
TÀI CHÍNH
PHÓ TỔNG GIÁM
ĐỐC PHỤ TRÁCH
ĐẦU TƯ
PHÓ TỔNG GIÁM
ĐỐC PHỤ TRÁCH
ĐẦU TƯ
PHÓ TỔNG GIÁM
ĐỐC PHỤ TRÁCH
KĨ THUẬT
PHÓ TỔNG GIÁM
ĐỐC PHỤ TRÁCH
KĨ THUẬT
Phòng
kế toán
tài
chính
Phòng
kế toán
tài
chính
Phòng tổ
chức
hành
chính
Phòng tổ
chức
hành
chính
P. Kế
hoạch
kinh
doanh
P. Kế
hoạch
kinh
doanh
P. Kinh
tế đối
ngoại
P. Kinh
tế đối
ngoại
Phòng
đầu tư
tổng
hợp
Phòng
đầu tư
tổng
hợp
Phòng
thị
trường
Phòng
thị
trường
P. KCS
P. KCS
Chuyên đề thực tập
+ 1 khách sạn Vạn Xuân
+ 2 liên doanh
+ 2 trung tâm thương mại Ngã Tư Sở và trung tâm thương mại Đồng
Xuân
2.2.1. Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của ban giám đốc
Tổng giám đốc: là người đứng đầu Công ty, do Nhà nước bổ nhiệm; chịu
trách nhiệm trước cơ quan cấp trên; là người đại diện cho Công ty trước pháp
luật về các hoạt động sản xuất kinh doanh; có quyền điều hành hoạt động sản
xuất của toàn Công ty.
Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính: trợ giúp Tổng giám đốc về mặt
kế toán tài chính, đầu tư, hợp tác kinh doanh…; quản lý phòng Kế toán tài
chính, phòng tổ chức hành chính, phòng kế hoạch kinh doanh, phòng Kinh tế
đối ngoại, các đơn vị kinh doanh, các liên doanh và văn phòng đại diện.
Phó tổng giám đốc phụ trách đầu tư: trợ giúp Tổng giám đốc về mặt đầu
tư tổng hợp.
Phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật: trợ giúp Tổng giám đốc về mặt kỹ
thuật; quản lý phòng KCS (quản lý chất lượng sản phẩm) và các đơn vị sản
xuất.
2.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các phòng chức
∗
Chức năng, nhiệm vụ của phòng kế toán
−
tài chính:
+ Quản lý, giám sát mọi hoạt động của Công ty trong hoạt động sản
xuất, kinh doanh.
+ Quản lý tài sản tiền vốn trong toàn Công ty.
+ Chịu trách nhiệm tổng hợp các báo cáo quyết toán của các cửa hàng, xí
nghiệp trực thuộc Công ty, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thực hiện các
nghiệp vụ kế toán, lập sổ sách, chứng từ theo đúng yêu cầu của Bộ Tài chính ban
hành.
SV: Lê Thanh Cần Lớp: K42- QTDN
7
Chuyên đề thực tập
+ Thường xuyên thông tin kinh tế giúp Ban giám đốc quyết định mọi
hoạt động kinh tế trong Công ty về mặt tài chính.
∗
Chức năng, nhiệm vụ của phòng tổ chức hành chính:
Lập quy hoạch cán bộ, chịu trách nhiệm tổ chức sắp xếp các cán bộ công
nhân viên, tuyển dụng nguồn lực, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
nghiệp vụ cho đội ngũ lao động toàn Công ty, đề xuất với Ban giám đốc để
giải quyết các chính sách, chế độ cho công nhân viên, giúp Ban giám đốc sắp
xếp lại bộ máy gọn nhẹ, làm việc có năng suất và có hiệu quả.
∗
Chức năng, nhiệm vụ của phòng kinh tế
−
đối ngoại:
Nhiệm vụ quản lý hoạt động của hai liên doanh với nước ngoài, trực tiếp
kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng theo quy định của giấy phép xuất
nhập khẩu của Bộ Thương mại.
2.2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các bộ phận kinh doanh
Sơ đồ 2:Sơ đồ tổ chức bộ máy phòng kế hoạch kinh doanh
Là phòng tham mưu cho Ban giám đốc đề ra kế hoạch sản xuất kinh
doanh của toàn Công ty và phương án thực hiện kế hoạch đó. Mặt khác, nó
còn có nhiệm vụ là hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các đơn vị trong toàn Công
ty thực hiện những chủ trương, chính sách của cấp trên và kế hoạch sản xuất
kinh doanh của Công ty đã đề ra, phòng kế hoạch và kinh doanh có nhiệm vụ
tiếp cận, tìm hiểu nhu cầu tiêu dùng trên thị trường để có kế hoạch ký kết các
hợp đồng mua bán hàng hóa với các cơ sở sản xuất trong nước cũng như với
SV: Lê Thanh Cần Lớp: K42- QTDN
8
1 TRƯỞNG PHÒNG
1 PHÓ PHÒNG
Tổ kế
toán
Tổ Nghiệp
vụ
Tổ
BH−1
Tổ
BH−2
Tổ
BH−3
Tổ
BH−4
Chuyên đề thực tập
các thành phân kinh tế khác, tạo nguồn hàng hóa cung ứng cho các đơn vị
trong Công ty. Đồng thời, phòng cũng trực tiếp tham gia hoạt động, đẩy mạnh
bán buôn, bán lẻ góp phần hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch trên giao, tăng thu
nhập, ổn định đời sống cán bộ công nhân viên.
3.Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
3.1. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
Công ty Thực phẩm Hà Nội có quá trình tồn tại và phát triển lâu đời, là
một Công ty cung ứng các sản phẩm trực tiếp và không thể thiếu cho đời sống
con người. Với lịch sử hình thành và phát triển lâu dài cùng với sự vận động
của thị trường chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế
thị trường, hiện nay Công ty đã có những hướng đi đúng đắn đồng thời tận
dụng tốt những khả năng sẵn có, loại bỏ được những thiếu sót do kinh nghiệm
dày dặn và lâu năm nên Công ty Thực phẩm Hà Nội sản xuất kinh doanh rất
có hiệu quả. Qua biểu 2.1, chúng ta có thể đánh giá sơ bộ tình hình hoạt động
kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2010, 2011,2012 cụ thể như sau:
- Về doanh thu: Tổng doanh thu của Công ty qua 3 năm đều tăng. Tổng
doanh thu năm 2010 là 249. 755. 841. 000 đồng tăng 1,968 tỷ đồng so với
năm 2011 ứng với số tương đối là 6,87%. Tổng doanh thu năm 2012 là 213.
347. 298. 000 đồng tăng 14,517 tỷ đồng so với năm 2007 ứng với số tương
đối là 7,12%
Điều này cho thấy 3 năm gần đây Công ty làm ăn có hiệu quả. Vốn kinh
doanh của Công ty khá, trong đó tỷ trọng vốn cố định chiếm khoảng 86%
tổng vốn kinh doanh. Qua các năm, vốn cố định của Công ty có xu hướng
tăng.
Năm 2012 so với năm 2011 tăng 9,559 tỷ đồng với tốc độ tăng 6,98%
chứng tỏ Công ty quan tâm tới việc đầu tư lâu dài.
- Về tổng chi phí kinh doanh: Như chúng ta đã thấy, doanh thu của Công
SV: Lê Thanh Cần Lớp: K42- QTDN
9
Chuyên đề thực tập
ty qua các năm tăng nhưng tổng chi phí kinh doanh của Công ty lại có xu
hướng giảm, điều này càng chứng tỏ công ty đã phát huy được thế mạnh của
mình trong KD. Tổng chi phí KD năm 2012 so với năm 2011 giảm 6,549 tỷ
đồng, số tương đối giảm 6,74%. Mặc dù tổng chi phí kinh doanh năm 2012 so
với năm 2011 tăng 2096 triệu đồng, số tương đối tăng 3,21% nhưng so với
năm 2011 vẫn giảm 2,393 tỷ đồng với số tương đối giảm 2,88%. Do đó, có
thể coi tổng chi phí kinh doanh thuộc Công ty có xu hướng giảm.
- Về chỉ tiêu nộp ngân sách cho nhà nước, chúng ta thấy phần đóng góp
cho nhà nước của Công ty qua các năm đều tăng. Cụ thể: năm 2012 so với
năm 2011tăng 987 triệu đồng, số tương đối tăng 17,67% còn năm 2012 so với
năm 2011 tăng 910 triệu đồng với số tương đối là 5,94%. Điều đó chứng tỏ
Công ty đã và đang hoạt động có hiệu quả nên lợi tức tăng dẫn đến thuế tiêu
thụ đặc biệt tăng. Song điều đáng nói hơn ở chỉ tiêu này là Công ty luôn hoàn
thành tốt nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
- Về lợi nhuận: Nói về chỉ tiêu lợi nhuận của Công ty qua các năm ta
thấy đều tăng. Năm 2012 so với năm 2011 tăng 378 triệu đồng với tỷ lệ tăng
là 33,13%. Năm 2012 so với năm 2011 tăng 553 triệu đồng với tỷ lệ là
38,49%. Những con số này lại thêm một lần nữa khẳng định hoạt động kinh
doanh có hiệu quả của Công ty.
Để thấy rõ hơn hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Thực phẩm
Hà Nội chúng ta xét mối liên hệ giữa lợi nhuận và vốn kinh doanh.Mối quan
hệ giữa lợi nhuận và vốn kinh doanh được thể hiện thông qua chỉ tiêu lợi
nhuận/ vốn kinh doanh. Chỉ tiêu này của Công ty năm 2012 so với năm 2011
giảm 0,0003%. Điều này là không tốt nhưng đứng trước tình hình này Ban
Giám đốc và bộ phận lãnh đạo của Công ty đã chủ động xem xét và tìm hiểu
tình hình và đã đề ra được những biện pháp phù hợp để có thể sử dụng vốn
SV: Lê Thanh Cần Lớp: K42- QTDN
10
Chuyên đề thực tập
kinh doanh có hiệu quả. Và kết quả là năm 2012 tỷ lệ lợi nhuận/vốn kinh
doanh đã tăng 0,0042%. Điều này cho thấy ban Giám đốc và bộ phận lãnh
đạođã theo dõi rất sát sao hoạt động kinh doanh và đã đề ra những biện pháp
phù hợp cho sự phát triển của Công ty.
Xét mối quan hệ giữa lợi nhuận và chi phí thông qua chỉ tiêu lợi
nhuận/chi phí.Chỉ tiêu này có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể năm 2012
so với năm 2010 tăng 0,0019% và năm 2011 so với năm 2012 tăng 0,0042%.
Điều này chứng tỏ Công ty đã quản lý tốt chi phí. Chỉ tiêu lợi nhuận/ doanh
thu của Công ty cũng tương đương chỉ tiêu này, đều tăng qua các năm.
- Về tình hình kết quả thu nhập bình quân cho cán bộ công nhân viên Công
ty: Thu nhập bình quân cán bộ công nhân viên năm 2011 so với năm 2012tăng
100. 000 đồng với tỷ lệ tăng là 15,38%. Năm 2012 so với năm 2011 tăng 450. 000
đồng với tỷ lệ tăng là 33,33%. Điều này cho thấy sự cố gắng vượt bậc của Ban
Giám đốc và bộ phận lãnh đạo để cải thiện đời sống của người lao động, động
viên khuyến khích họ tích cực tham gia xây dựng Công ty ngày một lớn mạnh.
Đây là bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công từ năm 2010 đến
năm 2012:
SV: Lê Thanh Cần Lớp: K42- QTDN
11
Chuyên đề thực tập
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT Chỉ tiêu
Năm
2010
Năm
2011
2011
so
2010
(%)
Năm
2011
2011 so
2010 (%)
Năm
2012
2012
so
2011
(%)
1 Tổng doanh thu 425.264 152.649 121,9 197.405 129,3 232.620 117,8
2 Tổng chi phí 425.25 151.986 121,3 196.604 129,4 231.694 117,6
3 Lợi nhuận 1374 663 177.3 810 122,1 926 114,3
4 Nộp ngân sách 302 285 377,9 324 321,1 459 315,6
5 Lao động (Người) 124 124 165 165
6
Thu nhập bình quân
đầu người
6,245 7,461 609,6 8,510 501,1 8,783 510,9
Bảng 1:kết quả hoạt động kinh doanh của công từ năm 2010 đến 2012
3.2. Phân tích hiệu quả kinh doanh Công ty đã đạt được
∗
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn:
Vốn kinh doanh là môt chỉ tiêu phản ánh toàn bộ giá trị tài sản của doanh
nghiệp tính bằng tiền, là yếu tố vật chất tạo tiền đề cho mọi hoạt động sản
xuất kinh doanh.Chính vì vậy, việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn của doanh
nghiệp là rất quan trọng. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của
Công ty Thực phẩm ta phân tích theo bảng sau:
TT CÁC CHỈ TIÊU
NĂM SO SÁNH
2011 2012
SỐ TUYỆT
ĐỐI
TỶ LỆ(%)
1 Doanh thu bán hàng 268. 780 274. 946 3. 166 2,35
2
Tổng vốn kinh doanh
bình quân
80. 896 47. 827 6. 931 16,95
3 Lợi nhuận 1.918 2. 272 754 38,56
4 Hệ số doanh thu/vốn 3,29 2,88 -0,41
Bảng 2: Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty
Tình hình kết quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh của Công ty như vậy
có thể xem là tốt bởi hệ số doanh thu / vốn của Công ty năm 2012 có giảm so
với năm trước 0,41% và Công ty vẫn đảm bảo tăng lợi nhuận.
SV: Lê Thanh Cần Lớp: K42- QTDN
12
Chuyên đề thực tập
* Phân tích tình hình mua bán một số mặt hàng chính của Công ty:
Đối với một doanh nghiệp thương mại việc kiểm soát tình hình mua -
bán là rất quan trọng.Vì vậy, việc xây dựng kế hoạch mua - bán cần phải
chính xác và đảm bảo tính hiệu quả. Nếu nhập thiếu thì dẫn đến tình trạng
thiếu hàng hóa để bán hay mất cơ hội thu lợi nhuận còn nếu nhập thừa, hàng
hóa sẽ bị tồn kho, chậm lưu chuyển gây ứ đọng vốn.
- Về tình hình mua: Qua các năm, lượng mua vào luôn đáp ứng đủ bán
ra. Có được điều đó là do Ban Giám Đốc và bộ phận lãnh đạo đã dự đoán
trước tình hình biến động của thị trường để dự trữ hàng hóa đầy đủ, đáp ứng
nhu cầu mua sắm của khách hàng. Ví dụ như với mặt hàng giò các loại. Năm
2011 mua vào là 192 tấn, bán ra là 184 tấn, sang đến năm 2012, mua vào là
320 tấn và bán ra là 311 tấn. Năm 2012 tỷ lệ mua vào tăng 128 tấn so với năm
2011 là do nhu cầu của khách hàng về mặt hàng này tăng đột biến và một
phần là do chất lượng giò đã được nâng cao qua từng năm và thêm vào đó là
do Công ty đã nghiên cứu ra một loại hóa chất thay cho hàn the trong khâu
chế biến giò, vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vừa đảm bảo chất
lượng khiến khách hàng tin dùng và ủng hộ Công ty.
Tuy nhiên, các mặt hàng nước mắm, đồ hộp và đường tỷ lệ mua vào năm
2012 nhỏ hơn năm 2011. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do sự
biến động của thị trường. Nhưng tỷ lệ bán ra không chênh lệch nhiều so với tỷ
lệ mua vào, vậy điều đó là do nhân tố khách quan tác động và Công ty đã rất
cố gắng đảm bảo nguồn hàng để điều tiết thị trường.
- Về tình hình bán hàng trong ba năm gần đây đều tăng cả về số tuyệt đối
và số tương đối ngoại trừ hai mặt hàng là nước mắm và đường.
+ Nước mắm: năm 2011 và năm 2012 đều tăng nhưng số lượng bán năm
2012 lại giảm 356. 000 lít so với năm 2011 tương ứng giảm 3,94%.
+ Đường: lượng bán năm 201 giảm 102 tấn so với năm 2011 tương ứng
SV: Lê Thanh Cần Lớp: K42- QTDN
13
Chuyên đề thực tập
giảm 19,84%. Mặc dù tỷ lệ bán ra của mặt hàng này là khá cao so với tỷ lệ
mua vào(bán ra: 658 tấn so với mua vào 670,5 tấn). Nguyên nhân của tình
trạng này là do đường nhập lậu của Trung Quốc đã ồ ạt tấn công sang thị
trường mua - bán đường ở Việt Nam. Giá cả của các loại đường này rẻ hơn
giá của đường sản xuất tại các nhà máy tại Việt Nam, do đó nó khá phù hợp
với túi tiền người lao động nên mặt hàng này của Trung Quốc đã được tiêu
thụ mạnh, ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu bán của các nhà máy sản xuất
đường Việt Nam.
Trên đây là những phân tích hết sức sơ lược về quá trình hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty Thực phẩm Hà Nội nhưng cũng phần nào giúp
cho chúng ta một cái nhìn khái quát về tình hình hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty Thực phẩm Hà Nội thời gian qua.
SV: Lê Thanh Cần Lớp: K42- QTDN
14
Chuyên đề thực tập
CHƯƠNG 2.
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO CỦA
CÔNG TY THỰC PHẨM HÀ NỘI
1. Lý luận chung về quản trị hàng tồn kho
1.1. Sự cần thiết phải quản lý hàng tồn kho
Quản lý và sử dụng hợp lý các loại tài sản lưu động có ảnh hưởng rất
quan trọng đến việc hoàn thành những nhiệm vụ, mục tiêu chung đặt ra cho
doanh nghiệp. Việc quản lý tài sản lưu động thiếu hiệu quả cũng là một trong
những nguyên nhân khiến cho các công ty gặp nhiều khó khan trong hoạt
động kinh doanh, thậm chí dẫn đến phá sản. Ba vấn đề cơ bản về quản lý tài
chính doanh nghiệp bao gồm: dự toán vốn đầu tư dài hạn, cơ cấu vốn và quản
lý tài sản lưu động. Trong đó, quản lý tài sản lưu động lien quan đến hoạt
động tài chính hàng ngày cũng như các quyết định tài chính ngắn hạn của
doanh nghiệp. Vì vậy, công tác quản lý tài sản lưu động đóng vai trò khá quan
trọng trong công tác quản lý tài sản nói chung.
Quản lý hàng tồn kho cũng là môt bộ phận của tài sản lưu động và có ý
nghĩa kinh tế quan trọng do hàng tồn kho là một trong những tài sản có giá trị
lớn trong doanh nghiệp. Bản than vấn đề quản lý hàng tồn kho có hhai mặt
trái ngược nhau là: để đảm bảo sản xuất kinh doanh lien tục, tránh đứt quãng
trên dây chuyền sản xuất, đảm bảo sản xuất đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của
người tiêu dùng trong bất cứ tình huống nào kể cả doanh nghiệp có ý định
tang hàng tồn kho. Ngược lại, hàng tồn kho tăng lên, doanh nghiệp phải tốn
thêm những chi phí khác có liên quan đến dự trữ chung. Vì vậy, bản than
doanh nghiệp phải tìm cách xác định mức độ cân bằng giữa mức độ đầu tư
cho hàng tồn kho và lợi ích do thỏa mãn nhu cầu của sản xuất, nhu cầu người
tiêu dùng với chi phí tối thiểu nhất.
Đối với một doanh nghiệp sản xuất chế tạo, yêu cầu quản lý hàng tồn
SV: Lê Thanh Cần Lớp: K42- QTDN
15
Chuyên đề thực tập
khô càng gắt gao. Có thể minh họa điều này bằng một vài con số: bình quân
mức tồn kho trong hệ thống sản xuất chế tạo thường đạt vào 1,6% doanh số
bán/ tháng hay khoảng 13% doanh số bán/năm, công ty bán lẻ khoảng 1,4%
doanh số bán/ tháng hay 12% doanh số/ năm, công ty bán buôn khoảng 1,2%
doanh số bán/ tháng hay 10% doanh số/ năm. Quản lý hàng tồn kho không tốt
cũng góp phần hoàn thành kế hoạch sản xuất- kinh doanh của công ty trước
những yêu cầu đặt ra ngày càng cao của thị trường như:
Rút ngắn thời gian cần thiết để hệ thống sản xuất có thể đáp ứng nhu
cầu.
Phân bổ chi phí cố định cho các đơn hàng hay lô sản xuất khối lượng
lớn.
Đảm bảo ổn định sản xuất và số lượng công nhân khi nhu cầu biến đổi.
Bảo vệ doanh nghiệp trước các sự kiện làm đình trệ sản xuất như đình
công, thiếu hụt trong khâu cung cấp.
Bảo đảm sự mềm dẻo trong hệ thống sản xuất.
1.2. Chi phí tồn kho
Chi phí tồn kho là chi phí liên quan đến việc tồn trữ hàng hóa gồm hai
loại: chi phí hoạt động và chi phí tài chính. Chi phí hoạt động là chi phí bốc
xếp hàng hóa, chi phí bảo hiểm hàng tồn kho, chi phí hao hụt mất mát, mất
giá do bị hư hỏng và chi phí bảo quản hàng hóa.Chi phí tài chính bao gồm chi
phí sử dụng vốn trả lãi, vốn vay để mua hàng dự trữ, chi phí thuế, khấu hao.
Chi phiis đặt hàng bao gồm chi phiis quản lý, giao dịch và vận chuyển
hàng hóa. Chi phí đặt hàng cho mỗi lần đặt hàng thường rấtổn định không phụ
thuộc vào số lượng hàng mua.Chi phí đặt hàng thường tỷ lệ thuận với số lần
đặt hàng trong năm. Khi khối lượng hàng của mỗi lần đặt hàng nhỏ thì số lần
đặt hàng tang và chi phí dặt hàng cao và ngược lại.
Chi phí cơ hội là chi phí nếu doanh nghiệp không thực hiện được đơn đặt
hàng khi có nhu cầu, công ty sẽ đình đốn sản xuất và có thể không khịp giao
hàng cho khách hàng, sự thiệt hại do để lỡ cơ hội này được coi là chi phí cơ hội.
Chi phí khác được quan tâm trong quản lý tồn kho là các chi phí thành
lập kho, chi phí trả lương làm thêm giờ, chi phí huấn luyện
SV: Lê Thanh Cần Lớp: K42- QTDN
16
Chuyên đề thực tập
1.3. Các phương pháp quản lý hàng tồn kho
1.3.1. Quản trị dự trữ theo phương pháp cổ điển hay mô hình dự trữ
hiệu quả nhất EOQ( Economic ordering Quantity)
Mô hình kiểm soát dự trữ cơ bản EOQ được đề xuất và ứng dụng từ năm
1915 cho đến nay nó vẫn được hầu hết các doanh nghiệp sử dụng. Kỹ thuật
kiểm soát dự trữ theo mô hình này rất dễ áp dụng nhưng khi sử dụng nó người
ta phải dựa vào những giả thiết quan trọng, đó là:
Nhu cầu phải biết trước và nhu cầu không đổi.
Phải biết trước thời gian kể từ khi đặt hàng cho tới khi nhận được hàng
và thời gian đó không đổi.
Lượng hàng của mỗi đơn hàng được thực hiện trong một chuyến hàng và
được thực hiện ở một thời điểm đã định trước.
Chỉ có duy nhất 2 laoij chi phí là chi phí tồn trữ và chi phí đặt hàng.
Sự thiếu hụt trong kho hoàn toàn không xảy ra nếu như đơn đặt hàng
được thực hiện đúng thời gian.
Lượng hàng cung ứng
Q*
Q*/2 Dự trữ trung bình
O A B C
Sơ đồ 3: Mô hình hàng tồn kho cơ bản
Trong đó Q*: sản lượng của một đơn hàng(lượng hàng dự trữ tối đa)
Q*/2: dự trữ trung bình
O: dự trữ tối thiểu
OA=AB=BC : khoảng cách kể từ khi nhận hàng đến khi sử dụng hết
hàng của một đợt đặt hàng dựu trữ
Với mô hình này, lượng dự trữ sẽ giảm theo một tỷ lệ không đổi vì
nhu cầu không thay đổi theo thời gian.
•Xác định các thông số cơ bản của mô hình EOQ
SV: Lê Thanh Cần Lớp: K42- QTDN
17
Chuyên đề thực tập
- Lượng dặt hàng tối ưu
Mục tiêu của các mô hình dự trữ đều nhằm tối thiểu hóa tổng chi phí dự
trữ, khi nghiên cứu về chi phí hàng tồn kho ta đã có phương trình:
min (1)
Xét phương trình(1) ta lấy vi phân TIC theo Q, từ đó ta có thể
tính được lượng hàng cung ứng mỗi lần tối ưu Q* như sau:
2
1
2
*
DC
Q
C
=
Như vậy, lượng dự trữ tối ưu hay lượng đơn hàng tối ưu Q* sẽ là một
lượng xác định sao cho tại đó tổng chi phí TIC là nhỏ nhất. Q* tối ưu tại điểm
có chi phí đặt hàng và chi phí tồn trữ(chi phí cơ hội) bằng nhau
- Khoảng cách giữa hai lần đặt hàng
Kí hiệu T là khoảng cách giữa hai lần đặt hàng ta có:
T =
Số ngày làm việc trong năm
Số lượng đơn đặt hàng mong muốn (N)
•Xác định thời điểm đặt hàng mới
Trong mô hình dự trữ EOQ ta giả định rằng, sự tiếp nhận một đơn đặt
hàng là thực hiện trong một chuyến hàng. Nói cách khác, doanh nghiệp sẽ chờ
đến khi hàng trong kho về đến kho đơn vị thì mới tiến hành đặt hàng tiếp và
sẽ nhận ngay tức khắc. Tuy nhiên, trong thực tế thời gian giữa lúc đặt hàng và
nhận hàng có thể ngắn trong vòng vài giờ hoặc rất dài đến hàng tháng. Đồng
thời không có doanh nghiệp nào đợi đến khi nguyên vật liệu hay hàng tồn kho
trong kho của mình hết rồi mới đặt hàng tiếp. Cũng không doanh nghiệp nào
đặt hàng mới từ quá sớm vì như vậy cũng làm tăng chi phí tồn trữ hàng hóa.
Do đó để quyết định khi nào sẽ đặt hàng ta phải xác định thời điểm đặt
SV: Lê Thanh Cần Lớp: K42- QTDN
TIC = C
1
x Q + C
2
x D
2 Q
18
Chuyên đề thực tập
hàng mới dựa trên số lượng hàng tồn kho sử dụng mỗi ngày nhân với độ dài
thời gian giao hàng. Sơ đồ điểm đặt hàng tại ROP được thể hiện như sau:
Sơ đồ 4: Sơ đồ điểm đặt hàng lại ROP
Điểm đặt hàng lại: ROP = d x L trong đó:
L: thời gian vận chuyển đơn hàng
d: nhu cầu hàng ngày về hàng tồn kho
d =
D
Số ngày sản xuất trong năm
•Lượng dự trữ an toàn
Đối với một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, rủi ro trong kinh
doanh là điều không thể lường trước, đăc biệt là các doanh nghiệp làm ăn theo
thời vụ hoặc sản xuất những sản phẩm nhạy cảm với thị trường. Tính không
xác định của nhu cầu và tính không xác định của thời gian đến sớm khi đặt
hàng có thể xảy ra hiện tượng hàng trong kho bị rỗng trước khi lượng bổ sung
hàng đặt đến nơi. Để đảm bảo sản xuất ổn định, doanh nghiệp cần duy trì
lượng hàng tồn kho dự trữ an toàn. Hơn nữa, hàng tồn kho là laoij tài sản lưu
động biến đổi hàng ngày, hàng giờ nên yêu cầu về lượng dự trữ an toàn càng
cần thiết hơn.
Nói đến cơ cấu tài sản trong một doanh nghiệp ta thường phân làm ba
loại: tài sản cố định, tài sản lưu động thường xuyên và tài sản lưu động ròng
SV: Lê Thanh Cần Lớp: K42- QTDN
ROP
Q*
O L A Thời gian
Lượng hàng tồn kho
19
Chuyên đề thực tập
(NWC) được xác định là chênh lệch giữa tài sản lưu động và nợ ngắn hạn.
Thành phần của NWC bao gồm cả ba loại tài sản là tiền mặt như một tấm
đệm cho việc chi tiêu ngoài dự kiến, một số khoản phải thu có khả năng thu
hồi cao và hàng tồn kho. Vì thế, lượng dự trữ an toàn chính là lượng hàng tồn
kho nằm trong tài sản lưu động ròng được duy trì trong suốt quá trình sản
xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Lượng dự trữ an toàn được hiểu là lượng hàng tồn kho dự trữ thêm tại
thời điểm đặt hàng. Trên thực tế rất khó xác định lượng dự trữ an toàn thông
qua chi phí tổn thất do thiếu hàng. Người ta thường dựa vào nhu cầu khách
hàng có thể đáp ứng bởi hàng tồn kho dự phòng (lượng dự trữ an toàn) trước
khi đơn hàng mới nhập kho. Mức phục vụ khách hàng được xác định càng
cao thì mức độ tồn kho điểm hàng đặt càng phải xác định càng cao. Vì thế,
các doanh nghiệp cần cân nhắc hợp lý giữa chi phí do thiếu hàng tồn kho và
chi phí do hàng tồn kho dự phòng.
Như vậy, mô hình EOQ đã chỉ ra quy mô đặt hàng tối ưu làm tối thiểu
hóa chi phí đặt hàng và lưu kho.Tuy nhiên, mô hình này cũng có nhược điểm
là cần quá nhiều giả thiết làm mất tính thực tiễn của nó. Vì vậy, trên cơ sở mô
hình này người ta đã thiết lập mô hình sản lượng đơn hàng sản xuất (POQ)
nới lỏng giả thiết cho rằng doanh nghiệp nhận được lô hàng trong một khoảng
thời gian nhất định và mô hình đánh giá chiết khấu giảm giá cho các đơn hàng
khối lượng lớn để xóa bớt những giả thiết, tăng cường tính thực tiễn cho mô
hình EOQ.
1.3.2. quản lý hàng tồn kho theo phương pháp cung cấp đúng lúc hay
dự trữ bằng không. Hệ thống tồn kho kịp thời (Just In Time inventory
system_JIT)
Dự trữ thời điểm
Mục tiêu của hàng tồn kho trong hệ thống sản xuất và cung ứng nhằm dự
SV: Lê Thanh Cần Lớp: K42- QTDN
20
Chuyên đề thực tập
phòng những sai lệch, biến cố có thể xảy ra trong cả quá trình sản xuất phân
phối tiêu thụ. Để đảm bảo hiệu quả tối ưu,các doanh nghiệp trên thế giới, đặc
biệt là các doanh nghiệp Nhật Bản (đi đầu là hãng TOYOTA trong những
năm ba mươi của thế kỉ trước) đã áp dụng phương pháp cung cấp đúng lúc.
Đôi khi, các nhà quản lý cho rằng JIT là một “tư tưởng” trong đó có nhiều bộ
phận sản xuất, phòng ban quản lý chức năng khác nhau của một doanh nghiệp
hướng tới cùng một mục đích là xây dựng một cấu trúc tổ chức cho phép chỉ
sản xuất những gì sẽ bán được và sản xuất phải kịp thời.
Để thực hiện được phương pháp này, các doanh nghiệp thuộc các ngành
nghề có liên quan chặt chẽ với nhau phải có mối quan hệ gắn bó hữu cơ mật
thiết. Khi có một đơn hàng nào đó, họ sẽ tiến hành thu gom các hàng hóa và
sản phẩm dở dang của các đơn vị khác mà không cần phải có hàng tồn kho.
Phương pháp này có ưu điểm là giảm thiểu chi phí cho việc quản lý hàng tồn
kho bằng không, người ta có thể xác định khá chuẩn xác số lượng của từng
loại hàng tồn kho trong từng thời điểm nhằm đảm bảo hàng được đưa đến nơi
có nhu cầu đúng lúc, kịp thời để cho hoạt động của những nơi đó được đảm
bảo liên tục, tuy nhiên lại không bị sớm quá hay muộn quá.
Hơn nữa, để thực hiện được phương pháp này hiệu quả, cần phải kết hợp
với các phương pháp quản lý khác cũng như yêu cầu về khả năng liên kết của
các đơn vị sản xuất với nhau.
•Những nguyên nhân gây ra sự chậm trễ (không đúng lúc) của quá trình
cung ứng
Mục đích của việc tìm hiểu những nguyên nhân gây ra sự chậm trễ của
quá trình cung ứng là để hiểu được các tác độn của những nhân tố bên trong
và bên ngoài doanh nghiệp ảnh hưởng đến phương pháp quản lý hàng tồn kho
này, những nguyên nhân thường gặp là:
Các nguyên nhân thuộc về lao động, thiết bị, nguồn vật tư của nguồn
SV: Lê Thanh Cần Lớp: K42- QTDN
21
Chuyên đề thực tập
cung ứng không bảo đảm các yêu cầu. Vì thế, những sản phẩm sản xuất ra
không đạt yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng, hoặc số lượng sản xuất không đủ
lô hàng phải giao đến đơn vị có nhu cầu và áp dụng mô hình dự trữ bằng
không.
Thiết kế công nghệ, kĩ thuật sản phẩm không chính xác.
Các bộ phận sản xuất thực hiện hoạt động chế tạo truiwcs khi có bản vẽ
kỹ thuật hay thiết kế chi tiết hoàn thiện.
Không nắm chắc yêu cầu của doanh nghiệp có nhu cầu.
Các doanh nghiệp chưa thiết lập được mối liên kết chặt chẽ giữa các khâu.
Hệ thống cung cấp đúng lúc chưa đảm bảo đúng các yêu cầu của dự trữ.
Khi một doanh nghiệp muốn thực hiện quản lý hàng tồn kho theo
phương pháp JIT, họ phải cân nhắc về những nguyên nhân trên và tìm ra mô
hình quản lý phù hợp với doanh nghiệp mình cũng như khả năng cung ứng
của các nhà cung cấp.
2. Thực trạng quản trị hàng tồn kho của công ty
2.1. Hàng tồn kho của công ty
Hàng tồn kho là yếu tố vô cùng quan trọng, nó đảm bảo cho sự sống còn,
sự thông suốt quá trình kinh doanh của công ty.Là một doanh nghiệp kinh
doanh thương mại, vvieecj quản lý vốn tồn kho, xác định lượng dự trữ hàng
hóa cần thiết tối ưu là rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp.Trước hết ta xem xét tỷ trọng hàng tồn kho trong vốn
lưu động của công ty.
Đơn vị tính:1000đ
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
1. Vốn lưu động 16.988.554 100 28.341.269 100 34.388.334 100
2. Hàng tồn kho 10.407.954 61,2 14.727.577 52 13.482.006 40
Bảng 3: Tỷ trọng hàng tồn kho của công ty
Qua kết quả tính toán ở bảng 1.1 cho ta thấy tỷ trọng hàng tồn kho trong
tổng vốn lưu động của công ty giảm rất nhanh qua các năm cụ thể:
SV: Lê Thanh Cần Lớp: K42- QTDN
22
Chuyên đề thực tập
Năm 2010 hàng tồn kho là 10.407.954 nghìn đồng, chiếm tỷ trọng 61,2%
Năm 2011 hàng tồn kho là 14.727.577 nghìn đồng, chiếm tỷ trọng 52%
Năm 2012 hàng tồn kho là 13.482.006 nghìn đồng, chiếm tỷ trọng 40%
Trong khi vốn lưu động của công ty tăng lên rất nhanh qua các năm
nhung lượng hàng tồn kho của công ty lại có xu hướng tương đối ổn định,
điều đó dẫn đến tỷ trọng vốn tồn kho trong tổng vốn lưu động giảm dần, qua
đó ta có thể nhận xét là công ty đã xác định cho mình cơ cấu hàng tồn kho
tương đối ổn định. Tuy nhiên, đây đã phải là cơ cấu hàng tồn khô tốt nhất
chưa thì ta phải xét thêm chỉ tiêu về cơ cấu hàng tồn kho.
SV: Lê Thanh Cần Lớp: K42- QTDN
23