Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Bài tập tình huống về bồi thường thiệt hại áp dụng với người gây tai nạn giao thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.36 KB, 6 trang )

I. Xây dựng tình huống:
Ngày 16/5/2006, anh Nguyễn Văn Sơn (25 tuổi, là công nhân cơ khí),
sau một ngày đi làm về đã nhà mượn chiếc xe Dream II của bố là ông Nguyễn
Văn Thuỷ để đi đến nhà bạn chơi. Trên đường đi, chiếc xe bất ngờ bị nổ lốp,
khiến anh Sơn đã không làm chủ được tay lái, loạng choạng và đã đâm thẳng
vào xe đi ngược chiều do anh Lê Xuân Mộc điều khiển, làm anh ngã đập đầu
xuống đường và chết ngay tại chỗ; chiếc xe máy của anh Mộc hư hỏng nặng.
Về phần anh Mộc, hiện anh đang làm nhân viên kĩ thuật của công ty sản xuất
linh kiện điện tử tại khu công nghiệp Thăng Long – Đông Anh – Hà Nội. Anh
có bố mẹ già ở quê cần phụng dưỡng; vợ anh mới sinh con và sau khi sinh do
sức khoẻ yếu nên chị đã nghỉ việc ở nhà chăm sóc con.
Vấn đề đặt ra là: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tính mạng của anh
Mộc thuộc về ai? Anh Nguyễn Văn Sơn – người điều khiển chiếc xe Dream II
hay ông Nguyễn Văn Thuỷ - chủ sở hữu của chiếc xe Dream II. Các khoản bồi
thường bao gồm những gì và mức bồi thường như thế nào sau cái chết của anh
Mộc?
II. Phân tích tình huống:
Trong tình huống này, thiệt hại do tự bản thân hoạt động của chiếc xe
gây ra. Anh Sơn không có lỗi trong việc điều khiển vì tình huống quá bất ngờ,
nằm ngoài sự kiểm soát của anh. Theo Điều 623 BLDS 2005 và Khoản 18,
Điều 3, Luật giao thông đường bộ 2008: thì xe máy là phương tiện giao thông
vận tải cơ giới – là nguồn nguy hiểm cao độ. Trong trường hợp này, thiệt hại
do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
1. Các mối quan hệ trong tình huống nêu trên:
Thứ nhất là mối quan hệ giữa anh Nguyễn Văn Sơn và ông Nguyễn Văn
Thuỷ. Mối quan hệ pháp luật giữa hai người được xác lập trên cơ sở là hợp
đồng mượn tài sản (được thể hiện bằng hình thức miệng) mà cụ thể ở đây tài
sản là chiếc xe Dream II - đây là một hợp đồng hoàn toàn phù hợp với pháp
luật. Ông Thuỷ đã giao chiếc xe của mình cho con trai chiếm hữu, sử dụng
trong một thời gian nhất định. Ở đây, ông Thuỷ biết con mình có đủ điều kiện
1


để điều khiển chiếc xe và hoàn toàn tin tưởng giao cho anh chiếc xe của mình.
Như ở trên đã chỉ ra thì xe máy là nguồn nguy hiểm cao độ cho nên cần bảo
quản, vận hành theo những quy định nghiêm ngặt về an toàn kĩ thuật, trình tự,
quy trình vận hành khai thác. Ở đây trước khi anh Sơn tham gia giao thông anh
hoặc ông Thuỷ nên kiểm tra phanh xe, lốp xe, cũng như các bộ phận khác của
xe để đảm bảo xe vận hành một cách tốt và an toàn nhất.
Thứ hai là mối quan hệ phát sinh do chiếc xe Dream II do anh Nguyễn
Văn Sơn điều khiển bị nổ lốp khiến anh mất lái đăm thẳng vào xe máy của anh
Lê Xuân Mộc gây ra cái chết của anh Mộc. Chủ thể mối quan hệ pháp luật này
là bên có trách nhiệm bồi thường và bên được nhận bồi thường (bố mẹ, vợ và
con anh Mộc). Thiệt hại trên thực tế là cái chết của anh Mộc, anh là trụ cột
chính của gia đình, có vợ, con nhỏ và bố mẹ già là những người đang sống phụ
thuộc vào nguồn thu nhập của anh. Nguyên nhân gây ra cái chết của anh Mộc
là việc chiếc xe Dream II do anh Sơn điều khiển nổ lốp khiến anh Sơn mất lái
đâm vào xe anh Mộc khiến anh bị chết ngay tại chỗ.
2. Mức bồi thường thiệt hại:
Các vấn để về bồi thường thiệt hại về tính mạng, tài sản do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra được qui định tại Điều 608, Điều 610, Điều 623 BLDS và
hướng dẫn cụ thể tại Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm
phán. Việc bồi thường được thực hiện theo nguyên tắc toàn bộ và kịp thời, có
tính đến khả năng thực tế của bên bồi thường và hai bên có thể thỏa thuận về
việc bồi thường. Các khoản phải bồi thường trong trường hợp trên bao gồm:
- Chi phí hợp lý cho việc mai táng anh Mộc: tiền mua quan tài, các vật
dụng cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang, đào huyệt
và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hoả táng nạn nhân theo
thông lệ chung (không gồm các chi phí cúng tế, lễ bái, gọi hồn, ăn uống, bốc
mộ...).
- Tiền cấp dưỡng : Cho con anh Mộc đến khi cháu bé đủ 18 tuổi hoặc
đến khi cháu bé tự làm việc, có tài sản riêng nuôi mình; cho bố mẹ đẻ của anh
Mộc đến khi ông bà mất hoặc có tài sản khác nuôi mình. Mức tiền cấp dưỡng

2
phù hợp với nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của mỗi người (như tiền cho việc ăn,
mặc, ở, đi lại, chữa bệnh,…) theo giá cả sinh hoạt chung tại địa phương trong
từng thời điểm; và phù hợp khả năng của bên bồi thường. Số tiền cấp dưỡng
của bên bồi thường phải cấp dưỡng cho con anh Mộc là 1 nửa số chi phí sinh
hoạt (vì nghĩa vụ nuôi dưỡng con là của cả vợ anh), có thể thêm một khoản trợ
cấp cho vợ anh Mộc để chị trang trải cuộc sống trong thời gian tìm việc làm;
cấp dưỡng toàn bộ tiền sinh hoạt cho bố mẹ anh nếu ông bà không có tài sản
nào nuôi mình, không còn lao động được và không có con nào khác nuôi.
- Tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho vợ, con, bố, mẹ anh Mộc: khoản
tiền này do hai bên thỏa thuận, không thỏa thuận được thì mức tối đa là 60
tháng lương tối thiểu do nhà nước qui định tại thời điểm anh Mộc mất.
- Tiền bồi thường chiếc xe máy của anh Mộc bị hư hỏng phù hợp với giá
trị thực tế của chiếc xe tại thời điểm xảy ra tai nạn; và cũng cần xem xét đến
lợi ích gắn liền với việc sử dụng chiếc xe máy nếu có.
3. Người có trách nhiệm bồi thường:
Theo Điều 623 BLDS 2005 và Nghị quyết Hội đồng thẩm phán tòa án
nhân dân tối cao số 03/2006/ NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 Hướng dẫn áp dụng
một số quy định của BLDS 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, chủ
sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì
người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Trong trường hợp trên, việc ông Thuỷ (chủ sở hữu chiếc xe) giao xe cho
anh Sơn chiếm hữu, sử dụng hợp pháp trong một thời gian nhất định; bên cạnh
đó anh Sơn đã đủ năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại (anh 25 tuổi
và đã có thu nhập). Trong thời gian anh đang sử dụng chiếc xe thì xảy ra tai
nạn gây đến cái chết thương tâm cho anh Mộc, mặc dù anh không hề có lỗi
trong sự có bất ngờ đó ( xe bị nổ lốp khiến anh mất lái) nhưng theo Khoản 2,
Điều 623 BLDS và Điểm b, Phần 2 Mục III nghị quyết số 03/2006 thì anh Sơn
phải bồi thường thiệt hại tính mạng và tài sản của anh Mộc.

3
Chú thích:
_ Điều 608 BLDS 2005: Trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt
hại được bồi thường bao gồm:
1. Tài sản bị mất;
2. Tài sản bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng;
3. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản;
4. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
_ Ðiều 610. BLDS 2005:
1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt
hại trước khi chết;
b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp
dưỡng.
2. Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại
theo quy định tại khoản 1 Ðiều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất
về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người
bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã
trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được
hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên
thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi
tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
_ Ðiều 623 BLDS 2005:
1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ
giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ,
chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác
do pháp luật quy định.
Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản,
trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định

của pháp luật.
4
2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu,
sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận
khác.
3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn
nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường
hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết,
trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái
pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp
luật phải bồi thường thiệt hại.
Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn
nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm
hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường.
_ Khoản 18, điều 3 Luật giao thông đường bộ 2008: Phương tiện giao
thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ
moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe
mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.
5

×