Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

báo cáo nghiên cứu khả thi dự án hồ rừng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 82 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do –Hạnh phúc
  
BÁO CÁO
NGHIÊN CỨU KHẢ THI
DỰ ÁN HỒ RỪNG
ĐỊA ĐIỂM : XÃ PHÚ CƯỜNG - HUYỆN TAM NÔNG - ĐỒNG THÁP
CHỦ ĐẦU TƯ : CÔNG TY TNHH HÙNG CÁ
Đồng Tháp, tháng 07 năm 2014
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do –Hạnh phúc
  
BÁO CÁO
NGHIÊN CỨU KHẢ THI
DỰ ÁN HỒ RỪNG
CHỦ ĐẦU TƯ
CÔNG TY TNHH HÙNG CÁ
(Tổng Giám đốc)
ĐƠN VỊ TƯ VẤN
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ
THẢO NGUYÊN XANH
(Phó. Tổng Giám đốc)
ÔNG. TRẦN VĂN HÙNG BÀ. NGUYỄN BÌNH MINH
Đồng Tháp , tháng 07 năm 2014
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng
MỤC LỤC
1.1. Căn cứ pháp lý 2
1.2. Tình hình kinh tế vĩ mô 5
1.3. Điều kiện vùng thực hiện dự án 7
1.3.1. Tiềm năng du lịch 7
1.3.2. Tình hình hoạt động du lịch năm 2013 8


1.3.3. Chiến lược phát triển du lịch 9
1.4. Năng lực của chủ đầu tư 10
CHƯƠNG II: TÓM TẮT DỰ ÁN 13
2.1. Mô tả sơ bộ thông tin dự án 13
2.2. Mục tiêu 13
CHƯƠNG III: ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG KHU ĐẤT XÂY DỰNG 15
3.1. Điều kiện tự nhiên 15
3.1.1. Vị trí, quy mô và giới hạn khu đất 15
3.1.2. Địa hình - địa mạo 16
3.1.3. Khí hậu - khí tượng 16
3.1.4. Thủy văn 17
3.1.5. Địa chất thuỷ văn - địa chất công trình 18
3.1.6. Cảnh quan thiên nhiên 18
3.2. Hiện trạng khu đất quy hoạch 19
3.2.1. Hiện trạng dân cư và lao động 19
3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất 19
3.2.3. Hiện trạng công trình- cảnh quan 20
3.2.4. Hiện trạng cảnh quan 20
3.2.5. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật 20
3.3. Đánh giá điều kiện đất xây dựng 21
CHƯƠNG IV: QUY MÔ – TIẾN ĐỘ DỰ ÁN 22
4.1. Quy mô dự án 22
4.2. Tiến độ thực hiện 23
CHƯƠNG V: QUY HOẠCH TỔNG MẶT BẰNG 24
5.1. Bố cục quy hoạch kiến trúc 24
5.2. Quan điểm thiết kế 24
5.3. Phương án cơ cấu 25
6.1. Tổng hợp quy hoạch sử dụng đất 28
6.2. Quy hoạch phân khu chức năng 28
6.3. Các chỉ tiêu về quy hoạch kiến trúc 30

6.4. Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan 31
6.4.1. Nguyên tắc tổ chức không gian 31
6.4.2. Nguyên tắc tổ chức không gian kiến trúc toàn khu 31
6.4.3. Nguyên tắc tổ chức không gian khu vực trọng tâm, điểm nhấn quan trọng 32
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá Trang i
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng
6.4.4. Nguyên tắc tổ chức không gian quy hoạch khu bảo tồn 32
6.4.5. Nguyên tắc tổ chức không gian quy hoạch cây xanh 33
7.1. Quy hoạch giao thông 34
7.1.1. Mục tiêu và nguyên tắc quy hoạch 34
7.1.2. Chỉ giới xây dựng 34
7.1.3. Giải pháp quy hoạch 34
7.1.4. Giải pháp kỹ thuật 34
7.1.5. Các chỉ tiêu giao thông 35
7.2. Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng 36
7.2.1. Cơ sở thiết kế 36
7.2.2. Phương án thiết kế 36
7.3. Quy hoạch cấp nước 37
7.3.1. Căn cứ cơ sở lập quy hoạch 37
7.3.2. Nhu cầu dùng nước 37
7.3.3. Nguồn nước 37
7.3.4. Mạng lưới đường ống 37
7.3.5. Quy hoạch cấp nước nuôi trồng thủy sản 38
7.4. Quy hoạch nước thải, quản lý chất thải rắn 38
7.4.1.Cơ sở quy hoạch 38
7.4.2. Lưu lượng nước thải 38
7.4.3. Giải pháp thoát nước 38
7.4.4. Mạng lưới thoát nước thải 39
7.4.5. Chất thải rắn 39
7.4.6. Giải pháp xử lý nước thải ao nuôi cá 39

7.5. Quy hoạch cấp điện 40
7.6. Phụ tải điện quy hoạch 40
8.1. Mở đầu 42
8.1.1. Lý do cần thiết phải lập báo cáo môi trường chiến lược 42
8.1.2. Mục đích của báo cáo môi trường chiến lược 42
8.1.3. Nội dung của đánh giá môi trường chiến lược trong quy hoạch xây dựng 43
8.1.4. Cơ sở pháp luật để lập báo cáo 43
8.1.5. Phạm vi và giới hạn môi trường chiến lược 44
8.1.6. Các phương pháp đánh giá môi trường chiến lược 44
8.2. Hiện trạng tài nguyên- Môi trường khu vực quy hoạch 45
8.2.1. Tài nguyên môi trường nước 45
8.2.2. Tài nguyên đất 45
8.2.3. Hiện trạng môi trường không khí 45
8.3.1. Trong giai đoạn quy hoạch và xây dựng 45
8.3.2. Khi dự án đi vào hoạt động 46
8.4. Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực 47
8.4.1. Trong giai đoạn quy hoạch và xây dựng 47
8.4.2. Giảm thiểu tác động trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động 49
8.5. Đánh giá các giải pháp quy hoạch chuyên ngành 51
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá Trang ii
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng
CHƯƠNG IX: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN 52
9.1. Cơ sở lập tổng mức đầu tư 52
9.2. Nội dung tổng mức đầu tư 53
9.2.1. Nội dung 53
CHƯƠNG X: NGUỒN VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN 59
10.2. Tiến độ sử dụng vốn 61
10.3. Nguồn vốn thực hiện dự án 63
11.1. Kế hoạch vay vốn 66
11.2. Kế hoạch hoàn trả vốn vay 67

12.1.1. Giả định về doanh thu 69
12.1.2. Giả định về chi phí 69
12.2. Hiệu quả kinh tế 71
12.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội 77
KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ 78
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá Trang iii
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng
LỜI MỞ ĐẦU
Khi xã hội phát triển, nhu cầu được nghỉ ngơi- giải trí của người dân trong một môi trường
trong lành là điều hết sức cần thiết. Vì thế, du lịch sinh thái đã ra đời nhằm tạo ra một không
gian thiên nhiên với những cảnh quan và sinh vật hài hòa để phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng của
người dân sau những ngày làm việc mệt nhọc. Du lịch sinh thái còn là một mô hình phát triển
bền vững theo phương thức khai thác nguồn tài nguyên có sẵn để phục vụ đời sống của người
dân địa phương qua nhiều thế hệ nhưng không làm tổn thương đến môi trường.
Huyện Tam Nông thuộc vùng Đồng Tháp Mười phía Bắc sông Tiền, cách thành phố Cao
Lãnh (tỉnh Đồng Tháp) 43km theo hướng Đông Nam. Hiện nay, ban lãnh đạo huyện Tam Nông
đang kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh, nhằm thúc đẩy và thu hút đầu tư vào các
ngành nghề phù hợp với lợi thế của huyện góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của huyện
như: nuôi trồng và chế biến thủy hải sản, chế biến gạo xuất khẩu và đặc biệt là phát triển du
lịch sinh thái… Tại Tam Nông hiện nay có hai khu vực thuộc hệ sinh thái Đồng Tháp Mười là
Vườn quốc gia Tràm Chim và Dự án Hồ Rừng xã Phú Cường.
Dự án Hồ Rừng là loại hình du lịch sinh thái, bảo tồn rừng tràm, khôi phục và bảo tồn kết
hợp nuôi và khai thác các loài cá bản địa, giới thiệu hệ sinh vật đặc trưng của vùng Đồng Tháp
Mười. Dự án Hồ Rừng được thực hiện đầu tư sẽ liên kết với các điểm du lịch khác trong tỉnh,
nhằm phát triển chuỗi du lịch sinh thái của địa phương.
Trên cơ sở danh mục các dự án đầu tư xây dựng tại địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn
2011-2015, trong đó Dự án Hồ Rừng thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp có sức hấp dẫn,
có tính khả thi cao và Công ty TNHH Hùng Cá đã xin chủ trương đầu tư. Cho nên, việc lập dự
án đầu tư xây dựng Dự án Hồ Rừng là việc làm hết sức cần thiết và chủ đầu tư kính mong các
cơ quan ban ngành, các tổ chức tín dụng tạo điều kiện để dự án sớm đi vào hoạt động.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá
Trang 1
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng
CHƯƠNG I: CĂN CỨ ĐẦU TƯ DỰ ÁN
1.1. Căn cứ pháp lý
Báo cáo đầu tư được xây dựng trên cơ sở các căn cứ pháp lý sau :
− Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt
Nam;
− Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản
của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 số 38/2009/QH12 ngày 19/6/2009;
− Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt
Nam;
− Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt
Nam;
− Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN
Việt Nam;
− Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt
Nam;
− Luật Kinh doanh Bất động sản số 63/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
− Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
− Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
− Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt
Nam;
− Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
− Luật Du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt
Nam;

− Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ Quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
− Nghị định 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ, Quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;
− Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu;
− Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án
đầu tư xây dựng công trình;
− Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ Qui định chi tiết thi
hành Luật Thuế giá trị gia tăng;
− Nghị định số 44/2008/NĐ-CP, ngày 09/4/2008 của Chính phủ v/v sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 198/2004/NĐ-CP, ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về thu
tiền sử dụng đất;
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá
Trang 2
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng
− Nghị định 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ, về thu tiền thuê đất, thuê
mặt nước;
− Nghị định 121/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ, về sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất,
thuê mặt nước;
− Nghị định 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 11 năm 2006 quy định việc
bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển;
− Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc qui
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
− Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một
số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
− Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư

xây dựng công trình;
− Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 4/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều luật phòng cháy và chữa cháy;
− Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản lý chất
lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ
về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 2009/2004/NĐ-CP;
− Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ xây dựng hướng dẫn việc lập và
quản lý chi phí khảo sát xây dựng;
− Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/04/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều chỉnh
dự toán xây dựng công trình;
− Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ
môi trường;
− Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán
dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước;
− Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ
môi trường;
− Công văn số 1779/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố định
mức dự toán xây dựng công trình - Phần Khảo sát xây dựng;
− Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số
957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;
− Quyết định số 201/QĐ-TTg của Thủ tướng v/v phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển
du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
− Nghị định số 08/2005/NĐ – CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ ban hành về việc quy
hoạch xây dựng;
− Nghị định số 29/2007/NĐ-CP ngày 27/02/2007 của Chính phủ về việc quản lý kiến trúc
Đô thị;
− Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của Chính phủ quy định về việc lập,
thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá
Trang 3
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng
− Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của Chính phủ quy định về việc quản lý
không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị;
− Quyết định số 21/2005/QĐ-BXD ngày 22/07/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc
ban hành quy định hệ thống ký hiệu bản vẽ trong các đồ án quy hoạch xây dựng;
− Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/04/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc
ban hành quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng;
− Quyết định số 03/2008/QĐ – BXD ngày 31/03/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về
việc ban hành quy định nội dung thể hiện bản vẽ, thuyết minh đối với nhiệm vụ và đồ án quy
hoạch xây dựng;
− Thông tư số 07/2008/TT – BXD ngày 07/04/2008 của Bộ Xây Dựng về việc hướng dẫn
lập, thẩm định, phê duyệt, và quản lý quy hoạch xây dựng;
− Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11/08/2010 của Bộ xây dựng về việc quy định hồ
sơ của từng loại quy hoạch đô thị;
− Thông tư số 01/2013/TT-BXD ngày 08/02/2013 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn
xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị;
− QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp;
− Các số liệu điều tra cơ bản về kinh tế – văn hóa xã hội, kỹ thuật và các văn bản khác có
liên quan phục vụ việc nghiên cứu;
− Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ v/v Phê duyệt
“Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”;
− Kế hoạch 51/KH-UBND ngày 27/4/2012 của UBND Tỉnh về phát triển du lịch tỉnh
Đồng Tháp từ nay đến năm 2015 và nội dung bổ sung kế hoạch phát triển du lịch Đồng Tháp,
giai đoạn 2013 – 2014;
− Công văn số 106/HC-2011 ngày 10/11/2011 của Công ty TNHH Hùng Cá về việc đầu tư
dự án bảo tồn, nuôi cá đồng sinh thái và du lịch Hồ Rừng;
− Công văn số 572/VPUBND-KTN ngày 14/11/2011 của Văn phòng Ủy ban nhân dân
tỉnh Đồng Tháp về việc đầu tư Dự án bảo tồn, nuôi cá đồng sinh thái và du lịch Hồ Rừng;

− Công văn số 1726/SKH-ĐT/KTĐT ngày 13/12/2011 của Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc
đề nghị cho chủ trương lập quy hoạch và dự án đầu tư Khu du lịch sinh thái và bảo tồn, nuôi cá
đồng Hồ Rừng;
− Công văn số 09/UBND-KTN ngày 09/01/2012 của UBND Tỉnh về việc chủ trương lập
quy hoạch Khu du lịch sinh thái và bảo tồn, nuôi cá đồng Hồ Rừng; trong đó: chấp nhận chủ
trương cho phép Công ty TNHH Hùng Cá lập quy hoạch Khu du lịch sinh thái và bảo tồn, nuôi
cá Hồ Rừng với diện tích đất 208,99 ha tại xã Phú Cường, huyện Tam Nông;
− Công văn số 29/HC-2012 ngày 01/08/2012 của Công ty TNHH Hùng Cá về việc đề nghị
thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch Khu du lịch sinh thái và bảo tồn, nuôi cá đồng
Hùng Cá.
− Công văn số 1120/SKHĐT-HTĐT ngày 06/08/2012 của Sở Kế hoạch và đầu tư về việc
đề nghị thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết 1/500 dự án Khu du lịch sinh thái và
bảo tồn, nuôi cá đồng Hùng Cá của Công ty TNHH Hùng Cá;
− Công văn số 419/UBND-KTN ngày 24/08/2012 của UBND Tỉnh Đồng Tháp về việc lập
quy hoạch chi tiết dự án Khu du lịch sinh thái và bảo tồn, nuôi cá đồng của Công ty TNHH
Hùng Cá tại khu Hồ Rừng, huyện Tam Nông;
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá
Trang 4
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng
− Thông báo số 20/TB-SXD-KTQH.HTKT ngày 08/11/2012 của Sở xây dựng tỉnh Đồng
Tháp về việc góp ý nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng Khu du lịch sinh thái và bảo tồn,
nuôi cá đồng Hùng Cá;
− Thông báo số 333/TB-VPUBND ngày 25/12/2012 của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh
Đồng Tháp về việc quy hoạch Khu du lịch và nuôi cá đồng Hồ Rừng, huyện Tam Nông;
− Công văn số 174/SXD-KTQH.HTKT ngày 01/04/2013 của Sở xây dựng tỉnh Đồng
Tháp về việc ý kiến đối với hồ sơ quy hoạch chi tiết 1/500 Khu du lịch Hồ Rừng, huyện Tam
Nông;
− Thông báo số 117/TB-VPUBND ngày 08/05/2013 của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh
Đồng Tháp về việc kết luận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lê Minh Hoan tại cuộc họp
xem xét một số nội dung chính của Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 của dự án

Hồ Rừng, xã Phú Cường, huyện Tam Nông;
− Công văn số 287/SXD-KTQH.HTKT ngày 17/05/2013 của Sở xây dựng tỉnh Đồng
Tháp về việc ý góp ý, hoàn chỉnh hồ sơ trình thẩm định nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ
lệ 1/500 Dự án Hồ Rừng;
− Công văn số 418/UBND-XDCB ngày 30/05/2013 của UBND huyện Tam Nông, về việc
thỏa thuận nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 Dự án Hồ Rừng;
− Công văn số 396/SXD – KTQHHTKT ngày 26/06/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng
Tháp về việc báo cáo kết quả thẩm định, trình phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng
tỉ lệ 1/500 Dự án Hồ Rừng;
− Quyết định số 672/QĐ – UBND.HC ngày 11/07/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng
Tháp về việc Phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 Dự án Hồ Rừng;
− Công văn số 1516/STNMT – CCBVMT ngày 14/10/2013 của Sở tài nguyên và môi
trường về việc góp ý đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Dự án Hồ Rừng;
− Công văn số 1095/SNN - KHTC ngày 21/10/2013 của Sở nông nghiệp và phát triển
nông thôn về việc góp ý đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 Dự án Hồ Rừng;
− Công văn số 723/SXD – KTQH.HTKT ngày 25/10/2013 của Sở xây dựng về việc báo
cáo kết quả thẩm định đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 Dự án Hồ Rừng;
− Công văn số 124/SXD – KTQH.HTKT ngày 18/02/2014 của Sở xây dựng về việc góp ý
hoàn chỉnh hồ sơ đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 Dự án Hồ Rừng;
− Quyết định số 305/QĐ-UBND.HC ngày 17/04/2014 của UBND tỉnh Đồng Tháp về việc
phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng dự án Hồ Rừng.
− Căn cứ các pháp lý khác có liên quan;
1.2. Tình hình kinh tế vĩ mô
1
Bước sang năm 2014, kinh tế thế giới phát triển theo hướng đẩy nhanh tăng trưởng toàn
cầu tại các nền kinh tế lớn với hàng loạt các biện pháp mạnh được thực thi. Trong khi đó, nhiều
nền kinh tế mới nổi thực hiện chính sách thắt chặt thông qua việc tăng lãi suất nhằm giảm áp
lực tiền tệ, vì vậy tăng trưởng kinh tế tại khu vực này đang gặp trở ngại. Kinh tế - xã hội nước
ta trước bối cảnh thế giới vừa có những thuận lợi, nhưng cũng không ít rủi ro, thách thức, còn
tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp và diễn biến khó lường. Khó khăn trong sản xuất kinh doanh

chưa được giải quyết triệt để, những yếu kém nội tại của nền kinh tế chậm được khắc phục.
1
Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá
Trang 5
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng
Trước tình hình đó, Chính phủ xác định mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 là: “Tiếp
tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; tăng trưởng hợp lý và nâng cao chất lượng, hiệu
quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế trên cơ sở đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược gắn
với đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế. Bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã
hội, cải thiện đời sống nhân dân. Sử dụng hợp lý và có hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường
và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh cải cách hành chính và phòng chống
tham nhũng, lãnh phí, cải thiện môi trường kinh doanh. Bảo đảm quốc phòng và an ninh, trật
tự, an toàn xã hội. Mở rộng và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế”.
Tại thời điểm quý I/2014, tổng sản phẩm trong nước (GDP) ước tính tăng 4.96% so với
cùng kỳ năm 2013, cao hơn mức tăng cùng kỳ của 3 năm trở lại đây. Trong toàn nền kinh tế, cả
ba khu vực đều đạt mức tăng cao hơn mức tăng cùng kỳ năm trước: Khu vực nông, lâm nghiệp
và thủy sản tăng 2.37% (quý I/2013 tăng 2.24%), đóng góp 0.32 điểm phần trăm; khu vực công
nghiệp và xây dựng tăng 4.69% (quý I/2013 tăng 4.61%), đóng góp 1.88 điểm phần trăm; khu
vực dịch vụ tăng 5.95% (quý I/2013 tăng 5.65%), đóng góp 2.76 điểm phần trăm. Số liệu trên
cho thấy khu vực dịch vụ tiếp tục đóng góp nhiều nhất vào mức tăng trưởng chung. Một số
ngành chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực dịch vụ có mức tăng khá so với cùng kỳ năm 2013 là:
Bán buôn và bán lẻ tăng 5.61%; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 7.58%; hoạt động tài chính,
ngân hàng và bảo hiểm tăng 5.91%. Ở khu vực dịch vụ, trong ba tháng đầu năm nay, số khách
quốc tế đến nước ta ước tính đạt 2.3 triệu lượt người, tăng 29.3% so với cùng kỳ năm trước,
đây là mức tăng cao nhất so với mức tăng cùng kỳ ba năm trở lại đây. Trong tổng số, khách đến
với mục đích du lịch đạt 1403.8 nghìn lượt người, tăng 27.1%; Số khách quốc tế đến nước ta
trong ba tháng đầu năm từ hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ đều tăng so với cùng kỳ năm
trước: Trung Quốc 587.5 nghìn lượt người, tăng 48.9%; Hàn Quốc 238.5 nghìn lượt người,
tăng 6.3%; Nhật Bản 170.8 nghìn lượt người, tăng 9.2%; Hoa Kỳ 140.1 nghìn lượt người, tăng

9.7%; Nga 131.5 nghìn lượt người, tăng 55.2%; Đài Loan 109.5 nghìn lượt người, tăng 13.2%;
Campuchia 99.1 nghìn lượt người, tăng 33.8%; Australia 95.3 nghìn lượt người, tăng 9.2%;
Malaysia 80.8 nghìn lượt người, tăng 15.2%; Thái Lan 65.6 nghìn lượt người, tăng 9.1%; Pháp
65.4 nghìn lượt người, tăng 12.9%. Những con số ấn tượng đó là những tín hiệu lạc quan để
ngành công nghiệp không khói của Việt Nam tiếp tục đặt nhiều kỳ vọng vào năm 2014.
Năm 2014, ngành du lịch Việt Nam đặt ra mục tiêu đón và phục vụ cho khoảng 8 triệu lượt
khách quốc tế, 37 triệu lượt khách du lịch nội địa. Mục tiêu này hoàn toàn có thể trở thành hiện
thực khi mà Việt Nam đang là một điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Dù
rằng, vẫn còn một số tồn tại trong cách thức quảng bá và tiếp thị hình ảnh của du lịch Việt Nam
đối với quốc tế, với những bất ổn của tình hình chính trị của các nước trong khu vực, Việt Nam
đang từng bước khai thác những lợi thế đó của mình để biến ngành công nghiệp không khói
thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn trong thời gian tới.
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá
Trang 6
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng
1.3. Điều kiện vùng thực hiện dự án
1.3.1. Tiềm năng du lịch
a. Vị trí địa lý
Đồng Tháp là một trong 13 tỉnh của vùng đồng bằng sông Cửu Long, nằm ở đầu nguồn
sông Tiền, lãnh thổ của tỉnh Đồng Tháp nằm trong giới hạn tọa độ 10°07’ - 10°58’ vĩ độ Bắc
và 105°12’ - 105°56’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp với tỉnh Long An, phía Tây Bắc giáp tỉnh
Preyveng thuộc Campuchia, phía Nam giáp An Giang và Cần Thơ.
Hình 1.1: Bảng Đồ Tỉnh Đồng Tháp
Tỉnh Đồng Tháp có đường biên giới quốc gia giáp với Campuchia có chiều dài khoảng 50
km từ Hồng Ngự đến Tân Hồng, với 4 cửa khẩu là Thông Bình, Dinh Bà, Mỹ Cân và Thường
Phước. Hệ thống đường quốc lộ 30, 80, 54 cùng với quốc lộ N1, N2 gắn kết Đồng Tháp với
thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong khu vực.
b. Điều kiện tự nhiên
Địa hình Đồng tháp tương đối bằng phẳng với độ cao phổ biến 1–2 mét so với mặt biển.
Địa hình được chia thành 2 vùng lớn là vùng phía bắc sông Tiền và vùng phía nam sông Tiền.

Đồng Tháp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, đồng nhất trên địa giới toàn tỉnh, khí hậu ở đây
được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Trong đó, mùa mưa thường bắt đầu từ
tháng 5 đến tháng 11, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 04 năm sau. Nhiệt độ trung bình
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá
Trang 7
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng
năm là 82.5%, số giờ nắng trung bình 6-8 giờ/ngày. Lượng mưa trung bình từ 1,170 – 1,520
mm, tập trung vào mùa mưa, chiếm 90 – 95% lượng mưa cả năm. Những đặc điểm về khí hậu
như trên tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp toàn diện cũng như các hoạt động kinh
tế khác.
Đất đai của Đồng Tháp có kết cấu mặt bằng kém bền vững lại tương đối thấp, nên làm mặt
bằng xây dựng đòi hỏi kinh phí cao, nhưng rất phù hợp cho sản xuất lương thực. Đất đai tại
tỉnh Đồng Tháp có thể chia làm 4 nhóm đất chính là nhóm đất phù sa (chiếm 59.06% diện tích
đất tự nhiên), nhóm đất phèn (chiếm 25.99% diện tích tự nhiên), đất xám (chiếm 8.67% diện
tích tự nhiên), nhóm đất cát (chiếm 0.04% diện tích tự nhiên). Nguồn rừng tại Đồng Tháp chỉ
còn quy mô nhỏ, diện tích rừng tràm còn dưới 10,000 ha. Động vật, thực vật rừng rất đa dạng
có rắn, rùa, cá, tôm, trăn, cò, cồng cộc, đặc biệt là sếu cổ trụi.
Đồng Tháp Mười ở đầu nguồn sông Cửu Long, có nguồn nước mặt khá dồi dào, nguồn
nước ngọt quanh năm không bị nhiễm mặn. Ngoài ra còn có hai nhánh sông Sở Hạ và sông Sở
Thượng bắt nguồn từ Campuchia đổ ra sông Tiền ở Hồng Ngự. Phía nam còn có sông Cái Tàu
Hạ, Cái Tàu Thượng, sông Sa Đéc… hệ thống kênh rạch chằng chịt. Đồng Tháp có nhiều vỉa
nước ngầm ở các độ sâu khác nhau, nguồn này hết sức dồi dào, mới chỉ khai thác, sử dụng
phục vụ sinh hoạt đô thị và nông thôn, chưa đưa vào dùng cho công nghiệp.
c. Du lịch
Tỉnh Đồng Tháp có nhiều điểm du lịch và di tích lịch sử, trong đó có 12 di tích lịch sử văn
hóa cấp quốc gia và 49 di tích cấp tỉnh. Các địa điểm tham quan như khu di tích Gò Tháp, khu
di tích Xẻo Quýt, Lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, Vườn quốc gia Tràm Chim, Nhà cổ
Huỳnh Thủy Lê, Vườn cò Tháp Mười, Làng hoa cảnh Tân Quy Đông (Vườn hồng Sa Đéc)
2
.

Các điểm thăm quan, du lịch của tỉnh mới được đầu tư, tôn tạo một phần, hệ thống cơ sở hạ
tầng còn yếu kém, chưa đồng bộ nhất là giao thông, nên còn nhiều hạn chế, chưa tạo được sức
hấp dẫn mạnh đối với du khách, chưa khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của vùng sông nước
Đồng Tháp Mười và biên giới đất liền với Campuchia.
Đồng Tháp có 2/3 diện tích tự nhiên thuộc vùng trũng Đồng Tháp Mười nên cảnh quan và
sinh thái có nhiều nét đặc sắc là địa điểm du lịch lý thú. Đến khu vực Đồng Tháp Mười, du
khách sẽ bắt gặp những cánh rừng tràm bạt ngàn, những hồ sen, đầm sung, những vườn cò, sân
chim mênh mông và hoang sơ không phải nơi nào cũng có.
1.3.2. Tình hình hoạt động du lịch năm 2013
3
Năm 2013 là năm tiếp tục thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch giai đoạn 2011– 2015, là năm
thứ hai du lịch Đồng Tháp triển khai thực hiện kế hoạch số 51/KH-UBND ngày 27/4/2012 của
UBND Tỉnh về phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp đến năm 2015. Bên cạnh đó, năm 2013 cũng
là năm diễn ra nhiều sự kiện nổi bật như: Năm Du lịch Quốc gia Đồng bằng Sông Hồng – Hải
Phòng, Chương trình kích cầu du lịch 2013, hàng việt về nông thôn … các Doanh nghiệp du
lịch, khu điểm du lịch trên địa bàn Tỉnh chủ động liên kết, hợp tác xây dựng sản phẩm, dịch vụ
mới nên mặc dù tình hình kinh tế xã hội năm 2013 vẫn còn nhiều khó khăn. Nhưng nhờ nỗ lực
2
Theo Sở VH,TT&DL Đồng Tháp
3
Số liệu từ Sở VH, TT&DL Đồng Tháp
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá
Trang 8
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng
phấn đấu, tập trung trọng tâm nên hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch của Tỉnh vẫn tăng
trưởng khá, bước đầu xây dựng được thương hiệu du lịch Đồng Tháp, thu hút ngày càng nhiều
khách du lịch đến tham quan, hành hương, từng bước khai thác thế mạnh về văn hóa lịch sử và
sinh thái để phát triển du lịch Đồng Tháp.
Du lịch Đồng Tháp tổ chức đón và phục vụ tổng lượt khách ước thực hiện năm 2013 là:
1,622,000 khách, tăng 11.07 % so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó: có 40,000 khách quốc tế,

tăng 13.61 % so với cùng kỳ năm 2012; 382,000 khách du lịch nội địa, tăng 0.45 % so với cùng
kỳ năm 2012, 1,200,000 khách tham quan hành hương, tăng 11.11 % so với cùng kỳ năm 2012.
Tổng doanh thu du lịch ước thực hiện năm 2013 là 243 tỷ đồng, tăng 22.73% so với cùng
kỳ năm 2012. Trong đó, doanh thu dịch vụ du lịch ước thực hiện 165 tỷ đồng, tăng 23.33% so
với cùng kỳ năm 2012.
1.3.3. Chiến lược phát triển du lịch
 Mục tiêu
- Phấn đấu đưa du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của Tỉnh, góp
phần tạo thêm việc làm cho người dân trong tình hình suy thoái kinh tế và tăng nguồn thu cho
ngân sách.
- Kiện toàn bộ máy, đẩy mạnh cải cách hành chính và nâng cao năng lực quản lý chuyên
môn đối với hoạt động du lịch; Đa dạng và nâng cao chất lượng dịch vụ, xây dựng các chương
trình du lịch có chất lượng phục vụ tốt trên cơ sở sự liên kết chặt chẽ giữa các ngành, các doanh
nghiệp du lịch; Tăng cường công tác quảng bá điểm đến du lịch Đồng Tháp, củng cố thị trường
khách truyền thống, nghiên cứu phát triển các thị trường tiềm năng và thị trường mới.
 Nhiệm vụ trọng tâm năm 2014
- Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch 51/KH-UBND ngày 27/4/2012 của UBND Tỉnh
về phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp từ nay đến năm 2015 và nội dung bổ sung kế hoạch phát
triển du lịch Đồng Tháp, giai đoạn 2013 - 2014.
- Phối hợp với Thanh tra Sở tổ chức triển khai các VBQPPL lĩnh vực du lịch và hướng dẫn
chế độ báo cáo thống kê định kỳ cho các doanh nghiệp du lịch, lữ hành, cơ sở lưu trú du lịch,
khu điểm du lịch trên địa bàn Tỉnh.
- Xây dựng kế hoạch công tác của Ban chỉ đạo phát triển du lịch Tỉnh và kế hoạch hoạt
động của Câu lạc bộ các nhà quản lý du lịch, khách sạn tỉnh ĐT.
- Xây dựng Đề án phát triển du lịch Đồng Tháp.
- Phối hợp với trung tâm Xúc tiến Thương mại Du lịch và Đầu tư triển khai thực hiện
Chương trình quảng bá xúc tiến du lịch năm 2014.
- Định hướng cho các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và định vị hình ảnh du lịch
Đồng Tháp trên bản đồ du lịch Việt Nam. Thông qua các hoạt động cụ thể:
+ Xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch mới: Ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch

sinh thái, văn hóa lịch sử, lễ hội, trải nghiệm, du lịch theo mùa, du lịch tham quan tìm hiểu bản
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá
Trang 9
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng
sắc văn hóa dân tộc; du lịch sinh thái tham quan rừng tràm, cánh đồng sen, phong cảnh thiên
nhiên, sông nước vùng Đồng Tháp Mười; tham quan nghiên cứu rừng ngập nước nội địa, thảm
thực vật, bãi chim sinh sản; các di tích văn hóa - lịch sử, lễ hội, văn hoá Óc Eo.
+ Khai thác yếu tố văn hóa ẩm thực đặc trưng Nam Bộ, đặc biệt là Đồng Tháp.
+ Tăng cường liên kết giữa các địa phương, doanh nghiệp du lịch, lữ hành, Trung tâm
thương mại, dịch vụ, làng nghề cùng các ngành vận chuyển…các liên kết vùng, liên vùng và
quốc tế để tạo thành sản phẩm du lịch hấp dẫn.
+ Đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc sản địa phương và xây dựng sản phẩm quà lưu niệm
Đồng Tháp.
- Tổ chức cuộc bình chọn sản phẩm, dịch vụ, điểm du lịch tiêu biểu tỉnh Đồng Tháp đợt 2
năm 2014.
- Tổ chức thẩm định xếp hạng các cơ sở lưu trú du lịch theo quy định, cấp biển hiệu đạt
tiêu chuẩn phục vụ du lịch cho các doanh nghiệp du lịch, nhà hàng khách sạn, cơ sở lưu trú du
lịch, khu điểm du lịch trên địa bàn Tỉnh. Thẩm định hồ sơ xét cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch
quốc tế và nội địa.
- Nghiên cứu đề xuất thành lập bộ phận hỗ trợ khách du lịch.
- Xây dựng kế hoạch tổ chức sự kiện Văn hóa – Du lịch kết hợp kỷ niệm 20 năm Xẻo Quýt
được công nhận là khu di tích quốc gia, ngày du lịch Việt Nam, du lịch thế giới.
- Tiếp tục hướng dẫn các khu, điểm du lịch xây dựng hệ thống nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn
phục vụ khách du lịch.
- Khảo sát, cập nhật các thông tin về hoạt động du lịch đưa lên các phương tiện truyền
thông.
- Tiếp tục chương trình kích cầu du lịch.
- Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch để nâng cao chất lượng dịch vụ tại các điểm đến.
1.4. Năng lực của chủ đầu tư
 Chủ đầu tư : Công ty TNHH Hùng Cá

 Mã số thuế : 1400528020
 Đăng ký lần đầu : 06/02/2006
 Thay đổi lần 7 : 12/06/2014
 Nơi cấp : Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Đồng Tháp
 Người đại diện : Trần Văn Hùng Chức vụ: Chủ tịch HĐTV kiêm TGĐ
 Địa chỉ trụ sở : KCN Thanh Bình, Quốc lộ 30, Q. Thanh Bình, T. Đồng Tháp
 Vốn điều lệ : 368 tỷ đồng
 Ngành nghề KD : nuôi trồng thủy sản, chế biến và xuất khẩu thủy sản, kinh doanh
du lịch, kinh doanh nhà hàng, điều hành tua du lịch…
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá
Trang 10
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng
 Cơ cấu tổ chức
 Thị trường ngành thủy sản
Nhờ việc không ngừng nâng cao quy mô hoạt động kinh doanh và cải tiến chất lượng, sản
phẩm cũng như thương hiệu, Hùng Cá đã có mặt tại hơn 50 quốc gia trên khắp thế giới như
Châu Âu, Nga, Trung Đông và trở thành 1 trong những doanh nghiệp xuất khẩu cá Tra, Basa
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá
Trang 11
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng
lớn nhất Việt Nam. Với mong muốn mở rộng hơn nữa mạng lưới xuất khẩu trên toàn thế
giới, ngoài việc tập trung phát triển các thị trường chủ lực, Hùng Cá sẽ tiếp tục chinh phục các
thị trường tiềm năng khác và không ngừng hoàn thiện mình thông qua hệ thống sản phẩm đa
dạng chất lượng cao và dịch vụ chăm sóc khách hàng uy tín, hoàn chỉnh nhằm mang đến cho
khách hàng quốc tế sự tin tưởng và hài lòng nhất. Thành lập chính thức vào tháng 2 năm 2006,
với diện tích vùng nuôi ban đầu là 250 hecta và vốn đầu tư 45,000,000 USD, trải qua 8 năm
hình thành và phát triển, Hùng Cá trở thành một trong những Công ty nuôi trồng, chế biến và
xuất khẩu thủy sản uy tín và lớn nhất Việt Nam. Hiện nay công ty sở hữu vùng nuôi hơn 700
hecta trải dài qua 5 huyện của Đồng Tháp là Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, Cao Lãnh,
Tân Hồng, trong đó 80 hecta đạt chuẩn Global GAP. Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghề

nuôi trồng cá Tra, Basa, Hùng Cá tự hào là 1 trong những công ty sở hữu vùng nuôi cá Tra lớn
nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Tóm lại, là một người con của vùng đất Đồng Tháp, chúng tôi hiểu rõ hơn ai hết tình hình
kinh tế và những tiềm năng của tỉnh; đồng thời những thành tích cũng như kinh nghiệm trong
ngành thủy sản mà chúng tôi kể trên cho thấy Công ty TNHH Hùng Cá chúng tôi có đầy đủ
năng lực để thực hiện dự án Hồ Rừng này, bởi Dự án Hồ Rừng là kết hợp giữa phát triển sinh
thái như rừng tràm, bưng sen và đặc biệt là nuôi và khai thác cá theo tiêu chuẩn Global GAP.
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá
Trang 12
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng
CHƯƠNG II: TÓM TẮT DỰ ÁN
2.1. Mô tả sơ bộ thông tin dự án
 Tên dự án : Dự án Hồ Rừng
 Địa điểm đầu tư : Xã Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp
 Quy mô : 252,94 ha
 Thành phần dự án : Dự án gồm 2 thành phần chính:
- Thành phần 1 : Bảo tồn, nuôi các loại cá đồng: Cá hô, cá kết, cá cóc, cá mè hôi, cá
éc, cá lăng đuôi đỏ, cá leo, cá nàng hai, cá lóc, cá bông, cá vồ cờ, cá vồ đém, cá trê trắng, cá trê
vàng, cá bổi, cá thác lác,…. theo tiêu chuẩn Global Gap.
- Thành phần 2 : Phát triển du lịch sinh thái, bảo tồn rừng tràm.
 Hình thức quản lý : Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án
do chủ đầu tư thành lập.
 Tổng mức đầu tư : 315,726,937,000 đồng (Ba trăm mười lăm tỷ, bảy trăm hai mươi
sáu triệu, chín trăm ba mươi bảy ngàn đồng)
 Vốn tự có : 95,726,937,000 đồng, chiếm 30.3%/TVĐT
 Vốn vay : 220,000,000,000 đồng, chiếm 69.7%/TVĐT
 Thời gian thực hiện : Dự án trải qua các giai đoạn:
 Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Từ quý III/2014 đến quý IV/2014.
 Giai đoạn thi công xây dựng: Từ tháng 1/2015 đến tháng 12/2018.
Trong giai đoạn này, ngay từ tháng 1/2015 chủ đầu tư sẽ cho tiến hành nạo vét ao hồ và

nuôi các loại cá đồng.
 Giai đoạn thực hiện dự án: bắt đầu từ năm 2019 sẽ khai thác du lịch và năm 2021 cá
nuôi sẽ được thu hoạch.
 Hiệu quả tài chính : NPV = 285,821,806,000 đồng > 0 ; IRR = 17% > WACC; thời
gian hoàn vốn có chiết khấu là 15 năm 10 tháng (bao gồm 5 năm xây dựng).
 Dự án có suất sinh lợi nội bộ và hiệu quả đầu tư khá cao.
 Hiệu quả KT-XH : đóng góp rất lớn cho ngân sách Nhà nước và giải quyết một lượng
lớn lực lượng lao động cho địa phương.
2.2. Mục tiêu
- Khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên sẵn có gồm: đất, nước, rừng tràm, thủy sản đặc
trưng địa phương theo định hướng kinh tế xanh, bền vững.
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá
Trang 13
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng
- Gìn giữ và bảo tồn hệ sinh thái rừng tràm hiện hữu, đặc biệt giống cá đồng quý, kết hợp
nuôi và khai thác các loài cá bản địa, quảng bá hình ảnh Đồng Tháp Mười ngày xưa.
- Bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên.
- Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật như hệ thống đường giao thông, hệ thống
cấp thoát nước, hệ thống xử lý nước thải, hệ thống cấp điện, hệ thống thông tin liên lạc, cải tạo
môi trường…
- Cụ thể hóa chủ trương phát triển du lịch, kinh tế - xã hội và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
của huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá
Trang 14
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng
CHƯƠNG III: ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG KHU ĐẤT
XÂY DỰNG
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí, quy mô và giới hạn khu đất
Khu đất đầu tư “Dự án Hồ Rừng” nằm trên địa bàn xã Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh

Đồng Tháp.
Hình 3.1: Vị trí đầu tư dự án
Dự án Hồ Rừng có tổng quy mô diện tích khu đất là 252,94 ha. Trong đó diện tích đất
trồng rừng sản xuất do huyện Tam Nông quản lý là 179,28 ha. Còn lại 73,66 ha đất dân do chủ
đầu tư tự thỏa thuận giáp ranh lân cận trồng tràm hướng phía kênh Hai Lung. Chủ đầu tư đã tự
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá
Trang 15
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng
thương lượng chuyển nhượng quyền sử dụng đất với người dân.(Các biên bản thoả thuận kèm
theo ở phần phụ lục).
Ranh giới hạn được xác định như sau:
- Phía Đông Bắc : giáp kênh Hai Lung.
- Phía Tây Nam : giáp đất dân (hướng kênh Phú Đức).
- Phía Nam : giáp kênh Đòn Dong.
- Phía Tây Bắc : giáp đất dân (hướng kênh Ranh).
3.1.2. Địa hình - địa mạo
Địa hình tương đối bằng phẳng, thấp, chia thành hai khu vực rõ rệt. Khu vực rừng tràm do
nhà nước quản lý nằm trong đê bao có thể điều chỉnh mực nước theo từng mùa. Khu vực đất
dân theo tự nhiên, chịu ngập nước khi lũ về.
3.1.3. Khí hậu - khí tượng
Xã Phú Cường thuộc huyện Tam Nông nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới quanh năm, đồng
nhất trên địa giới tỉnh Đồng Tháp, hàng năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng
11 (lượng mưa chiếm 90-92% cả năm) và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
a. Nhiệt độ:
Thường cao và khá ổn định qua các tháng, chênh lệch trung bình từ 1-3
o
C, nhiệt độ trung
bình là 27
o
C, cao nhất là 37,2

o
C, thấp nhất là 18,5
o
C. Thời kỳ nóng nhất trong năm kéo dài từ
tháng 4, và lạnh nhất là tháng 12 đến tháng 1.
b. Lượng mưa:
Có lượng mưa trung bình năm khoảng 1500 mm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm
sau, lượng mưa thấp (xấp xỉ 10%). Do đặc điểm mưa lớn tập trung theo mùa kết hợp với lũ từ
thượng nguồn đổ về đã gây nên tình trạng ngập lụt sâu trên diện rộng trong thời gian dài gây
ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.
c. Lượng nắng:
Khu vực Đồng Tháp có mùa nắng chói chang, trở thành một trong những địa phương có số
giờ nắng trong năm lớn của cả nước. Bình quân mùa khô có tới 10 giờ nắng/ngày, mùa mưa tuy
ít hơn nhưng cũng còn tới gần 7 giờ nắng/ngày.
d. Độ ẩm:
Trong mùa khô do nắng nhiều, độ ẩm không khí thấp nên lượng bốc hơi lớn, bình quân
110mm/tháng. Trong mùa mưa, lượng nước bốc hơi thấp, bình quân 85mm/tháng, nhỏ nhất
khoảng 52mm/tháng xuất hiện vào tháng 9 hoặc tháng 10, thời kỳ có mưa nhiều độ ẩm cao.
Mùa khô có độ ẩm thấp (nhỏ hơn 80%) thường bắt đầu từ tháng 12 và kéo dài đến tháng 4
năm sau.
- Độ ẩm không khí trung bình năm 83%.
- Độ ẩm tối cao trung bình 84 ÷ 90%.
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá
Trang 16
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng
- Độ ẩm tối thấp trung bình 72 ÷ 82%.
e. Gió:
Có 2 hướng gió chính:
- Gió mùa Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11, tốc độ bình quân 2-2,5m/s; mạnh nhất 22,6
m/s mang theo nhiều hơi nước nên có mưa.

- Gió mùa Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, khô và lạnh làm tăng tốc độ bốc
hơi và lượng mưa giảm rõ rệt.
f. Lượng bốc hơi:
Trung bình hàng năm là 1.657 mm. Lượng bốc hơi các tháng mùa mưa khoảng 2-3
mm/ngày, trong các tháng mùa khô khoảng 4-5 mm/ngày.
3.1.4. Thủy văn
Hệ thống sông rạch chằng chịt gồm: kênh Phú Đức, kênh Đòn Dong, kênh Ranh, kênh Hai
Lung.
- Chế độ thuỷ văn chịu ảnh hưởng của 2 mùa: mùa lũ và mùa kiệt với 2 đỉnh triều trong
ngày (bán nhật triều).
- Mùa kiệt từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau, mực nước sông chịu tác động của thuỷ triều
với biên độ triều rất lớn.
- Mùa lũ: từ tháng 7 đến tháng 11 với chu kỳ 3-5 năm lại có lũ lớn. Đỉnh lũ cao nhất xuất
hiện từ tháng 9- 10. Đỉnh lũ cao nhất tại thị trấn Tràm Chim năm 2000 là 4,12 m (theo hệ thống
độ cao quốc gia).
Hình 3.2: Kênh Đòn Dong
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá
Trang 17
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng
3.1.5. Địa chất thuỷ văn - địa chất công trình
Hiện chưa có tài liệu nào đánh giá địa chất công trình tại đây. Do đó, khi tiến hành khảo sát
thiết kế xây dựng công trình trong khu vực này, cần thiết phải tiến hành khoan thăm dò địa
chất.
3.1.6. Cảnh quan thiên nhiên
Khu vực này chủ yếu là đất trồng tràm, rải rác có sen , súng, lúa và kênh rạch.
Khu đất trồng tràm bị phèn không phát triển được
Kênh bao rừng tràm
Bàu Sen Khu vực tràm không phát triển
Hình 3.3: Cảnh quan thiên nhiên
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá

Trang 18
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng
3.2. Hiện trạng khu đất quy hoạch
3.2.1. Hiện trạng dân cư và lao động
Hiện tại trong khu quy hoạch không có dân cư sinh sống.
3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất
Khu quy hoạch có diện tích quy hoạch 252,94ha, với đa phần là đất trồng tràm, rải rác có
sen, súng và kênh rạch.
Bảng 3.1: Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất
STT LOẠI ĐẤT
DIỆN TÍCH
(ha)
TỶ LỆ
(%)
I ĐẤT RỪNG SẢN XUẤT 179,28 70,88
1 Đất xây dựng công trình 0,016 0,01
2 Đất rừng tràm sản xuất (7 năm tuổi) 80,79 31,94
3 Đất trồng tràm thưa thớt 25,46 10,07
4 Đất giao thông, đê bao 5,61 2,22
5 Đất kinh, mương, bưng sen, cỏ năng 67,41 26,65
II ĐẤT DÂN DO CHỦ ĐẦU TƯ TỰ THỎA THUẬN 73,66 29,12
1 Đất trồng tràm bị phèn không phát triển được 35,47 14,02
2 Đất cỏ năng 18,77 7,42
3 Đất trồng tràm tái sinh 13,64 5,39
4 Đất giao thông, đê bao 5,79 2,29
TỔNG CỘNG 252,94 100,00
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá
Trang 19
Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Hồ Rừng
3.2.3. Hiện trạng công trình- cảnh quan

Trong khu vực quy hoạch có một số công trình kiến trúc gồm: trụ sở Ban quản lý rừng
tràm Phú Cường, 2 chốt bảo vệ, các công trình xây dựng kiên cố bằng bê tông cốt thép dạng
nhà sàn tránh lũ, còn sử dụng tốt.
Đường đê bao Chốt bảo vệ
3.2.4. Hiện trạng cảnh quan
Trong khu vực quy hoạch chỉ trồng tràm sản xuất theo líp khoảng từ 5-7 năm tuổi, một số
khu vực tràm không sống được như khu vực phía Đông Nam là các lung, đìa, cỏ năng mọc dày
và khu vực phía Tây Nam rộng hơn là bàu sen, bông súng dọc hai bên bờ kênh Chữ Thập được
trồng dày các dãy tràm Bông Vàng (tràm Úc).

Kênh chữ thập Cỏ năng
3.2.5. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật
a. Giao thông:
- Đường bộ: hiện tại khu vực quy hoạch chủ yếu là đường đất nằm bao quanh khu quy
hoạch nhằm làm đê bao chống lụt, ngoài ra trong khu quy hoạch có các tuyến đường đất nằm
dọc theo các kênh rạch.
- Nhìn chung hệ thống giao thông đường bộ của khu quy hoạch cần phải mở rộng để đáp
ứng cho khu quy hoạch phát triển trong tương lai.
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Hùng Cá
Trang 20

×