Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

kiến trúc hậu hiện đại bài học cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 10 trang )

BÀI THU HOẠCH
ĐỀ TÀI THỰC HIỆN:
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KIẾN TRÚC
BỘ MÔN KIẾN TRÚC ĐƯƠNG ĐẠI NƯỚC NGOÀI
2
MỤC LỤC
A_PHẦN MỞ ĐẦU …………………………………………………………… 2
B_NỘI DUNG ……………………………………………………………………3
II. TỔNG QUAN KIẾN TRÚC HẬU HIỆN ĐẠI ……………………………… 3
II. HIỆN TRẠNG KIẾN TRÚC VIỆT NAM……………………………… ……6
III. GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC………………………………………….………….8
C_KẾT LUẬN…………………………………………………………………….10
GVHD: THẦY NGUYỄN KỲ QUỐC
SVTH: NGUYỄN THỊ TRÚC PHƯƠNG
MSSV: 11510107119
LỚP: KT11CT
3
A - PHẦN MỞ ĐẦU
Kiến trúc là một lĩnh vực đặc thù nhất của nghệ thuật. Nếu như các lĩnh vực nghệ thuật khác
đều là những sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu tinh thần của con người, thì kiến trúc là lĩnh
vực duy nhất có liên quan đến như cầu vật chất của con người. Trên thực tế, các công trình
kiến trúc như nhà ở, cầu cống, công trình công cộng, ngoài việc thoả mãn nhu cầu thẩm mỹ,
trước hết chúng phải thoả mãn nhu cầu tồn tại vật chất của con người: đó là nhu cầu trú ngụ
và đi lại. Cho nên, kiến trúc rất cần phải tuân thủ những điều kiện và quy tắc liên quan đến
việc thoả mãn các nhu cầu vật chất đó.
Tương quan cụ thể giữa trình độ phát triển của các yếu tố vật chất trong cơ sở hạ tầng xã hội
và của các yếu tố tinh thần ý thức trong thượng tầng kiến trúc làm nảy sinh những nhu cầu xã
hội cần được đáp ứng, từ đó dẫn tới sự hình thành các xu hướng phát triển nói chung và xu
hướng kiến trúc nói riêng. Trình độ phát triển của các yếu tố vật chất và tinh thần ở các quốc


gia / các khu vực ban đầu có thể rất khác nhau, nhưng sự khác biệt đó sẽ thu hẹp dần trên
nhiều phương diện và tương quan giữa chúng sẽ tiến tới sự tương đồng nhất định.
Xu thế toàn cầu hoá tạo ra sự gia tăng các dòng chảy xuyên biên giới về con người, dịch vụ,
tài chính, thông tin và văn hoá. Điều đó dẫn tới kết quả là mặc dù các quốc gia có điều kiện
tự nhiên và xuất phát điểm văn hóa xã hội khác nhau nhưng kiến trúc lại có những xu hướng
phát triển khá giống nhau, có chiều hướng tiến lại gần nhau trong tương lai. Sự khác biệt
đương nhiên là vẫn sẽ có và ban đầu có thể rất đáng kể, song dần dần sẽ chỉ còn giữ lại
những yếu tố đặc thù do khí hậu và văn hóa quy định. Điều quan trọng là các xu hướng
không đi chệch ra ngoài bối cảnh phát triển của xã hội.
Nằm trong xu hướng toàn cầu hóa, nền kiến trúc Việt Nam đã và đang chịu nhiều ảnh
hưởng từ các trào lưu kiến trúc lớn trên thế giới. Có những áp dụng không thành công cũng
như có những ảnh hưởng tiến bộ từ các phong cách quốc tế lên nền kiến trúc nước nhà.
Trong bối cảnh như vậy, sáng tạo kiến trúc cần rất nhiều tư duy khoa học chứ không phải là
một sáng tác nghệ thuật thuần tuý. Đây là tinh thần của kiến trúc đương đại.
B - NỘI DUNG
4
I. TỔNG QUAN KIẾN TRÚC HẬU HIỆN ĐẠI
1/ Bối cảnh ra đời
ThẾ kỉ XX, chủ nghĩa công năng hay chủ nghĩa duy lý có phạm vi hoạt động ở nhiều nước
khác nhau, biểu hiện ở nhiều nhóm và nhiều người. Chủ nghĩa công năng nhấn mạnh tầm
quan trọng về sự hoàn thiện của tổ cức công năng công trình, cho đó là yếu tố cơ bản nhất
của sản phẩm kiến trúc. Quan điểm và biện pháp của chủ nghĩa công năng đều gắn liền với 3
vấn đề lớn: công năng, kỹ thuật và nghệ thuật. Chủ nghĩa công năng có nhiều ưu điểm, đã
đẩy kiến trúc tiến lên một giai đoạn phát triển mới.
Rõ ràng, kiến trúc hiện đại đã tiếp thu triệt để những gợi ý của chủ nghĩa lập thể và chủ
nghĩa xây dựng, cũng như phần nào của chủ nghĩa vị lai. Sản phẩm của kiến trúc như vậy đã
đáp ứng đến mức tối đa với mức kinh tế tối thiểu các nhu cầu sống và đặc biệt là đáp ứng
nhịp độ khẩn trương của cuộc sống hiện đại. Chính vì thế mà nó phát triển rất nhanh và lan
rộng khắp thế giới.
Tuy nhiên, do tính chất đơn giản hoá đôi khi đến mức đơn điệu, phong cách quốc tế không

tránh khỏi bị phê phán và phủ nhận. Những ý kiến phê phán phong cách quốc tế cho rằng
nó xấu xí, phi nhân tính, khô cằn và phục vụ giới thượng lưu. Theo chúng tôi, chúng ta còn
có thể kể thêm hai điều hạn chế nữa của nó là tính đơn điệu và tính duy lý cứng nhắc. Theo
tinh thần đó, đến những năm 60 của thế kỷ XX, giới kiến trúc bắt đầu khởi xướng một xu
hướng mới lấy tên là “chủ nghĩa hậu hiện đại” để phản đối trào lưu kiến trúc “phong cách
quốc tế”. Xu hướng hậu hiện đại chủ trương kết hợp hiện đại với quá khứ truyền thống để
phản đối tính khô cằn đơn điệu và tính duy lý cứng nhắc đôi khi đến mức trừu tượng của
kiến trúc hiện đại.
Từ sau những năm năm mươi, người ta đã thấy có những dấu hiệu phản đối chủ nghĩa công
năng, biểu hiện ở sự tái sinh chủ nghĩa biểu hiện và sự hình thành chủ nghĩa thô mộc. Cuối
cùng, gần đây nhất là một trào lưu rộng rải phản ứng lại chủ nghĩa hiện đại có tên gọi chung
là kiến trúc hậu hiện đại.
2/ Các nguyên lí của kiến trúc Hậu hiện đại
(Theo Robert Stern, một kiến trúc sư người Mỹ)
5
Kiến trúc Hậu hiện đại được chia thành ba dạng nguyên lý sau:
2.1/ Bối cảnh
Các công trình kiến trúc Hậu hiện đại phải gắn với môi trường xung quanh, là một bộ
phận của môi trường. Ở đây, vấn đề đã khác so với kiến trúc Hiện đại là không xem xét đến
bối cảnh mà có thể đặt công trình ở bất kỳ môi trường nào, bất kỳ nước nào.
2.2/ Ẩn dụ
Hình thức của công trình phải nói lên nhiều ý nghĩa, có nhiều chi tiết kiến trúc mang
tính tượng trưng.
2.3/ Trang trí
Tính chất trang trí của các chi tiết kiến trúc được khôi phục lại, trái ngược lại với những gì
mà kiến trúc Hiện đại cho là "trọng tội".
3/ Lí luận thiết kế
Kiến trúc Hậu hiện đại là một số xu hướng kiến trúc có một tiếng nói chung là đủ đả kích
nền kiến trúc hiện đại, coi trọng ngôn ngữ và ẩn dụ trong kiến trúc, coi trọng quá khứ, đẩy
mạnh việc vận dụng các hình thức kiến trúc cổ, bài bác tính trật tự của kiến trúc hiện đại do

các kiến trúc sư bậc thầy đưa ra, nghi ngờ yếu tố công năng là yếu tố cơ bản tạo thành kiến
trúc mà quan tâm nhiều hơn đến trang trí; Kiến trúc hậu hiện đại có những điểm đáng phê
phán như chiết trung, phục cổ, hình thức, quá đề cao kỉ thuật, nhưng đồng thời có một số ưu
điểm quan tâm hơn đến ý nghĩa văn hóa của kiến trúc, kết hợp hài hòa giữa kiến trúc với
ngoại cảnh, với môi trường lịch sử.
4/ Các xu hướng thực hành
a)Xu Hướng Chiết trung – Lịch sử
b) Xu hướng khai thác phong cách kiến
trúc địa phương
c) Xu hướng cổ điển hậu hiện đại
d) Xu hướng Pop – Art
5/ Những thủ pháp của kiến trúc hậu
hiện đại
piazza italia
(xu hướng chiết trung lịch sử)
6
5.1/ Sử dụng hệ thống kiến trúc cổ điển Hy Lạp-La Mã. Các tác phẩm luôn thể hiện
sự trung thành với truyền thống.
5.2/ Thủ pháp bài trừ sự thiếu tính đồng nhất cho công trình. Trong kiến trúc này,
người ta khai thác tính chất đối xứng, tính "chính, phụ" và có "tâm" của công trình.
5.3/ Thủ pháp vận dụng ngược đời các chi tiết cổ. Thủ pháp này vận dụng khi thiết
kế công trình, người ta lắp các chi tiết cổ không đúng với vị trí thường thấy.
5.4/ Thủ pháp đề cao tính trật tự. Các kiến trúc sư vận dụng thủ pháp này đã tránh
trang trí, không dùng trực tiếp các yếu tố kiến
trúc Cổ điển nhưng sử dụng tính trật tự của bố
cục, các trục chính, phụ. Họ thường sử dụng
những hình hình học sơ cấp, là những hình đơn
giản nhất.
6/ Một vài nhận xét
Trong bối cảnh đó, sự xuất hiện của kiến trúc hậu hiện đại cuối thế kỷ XX chưa chắc đã là

một giải pháp hấp dẫn. Những nguyên tắc sáng tác cầu kỳ và rắc rối của chủ nghĩa hậu hiện
đại trong kiến trúc đã làm cho người ta e ngại và do đó đã hạn chế tầm ảnh hưởng của phong
trào này. Bởi thế, kiến trúc hiện đại theo phong cách quốc tế vẫn chứng tỏ được sức sống của
nó trong thế giới đương đại.
Sự xuất hiện của kiến trúc hậu hiện đại đã không thay thế được hoàn toàn phong cách quốc
tế. Thậm chí cho đến nay, trào lưu kiến trúc hậu hiện đại có vẻ như đã không còn sức hấp
Porland building, porland
Bảo tàng nghệ thuật Vận dụng ngược đời chi tiết cổ
7
dẫn. Có lẽ nó vẫn chỉ giới hạn ở một số thử nghiệm và ở một vài địa điểm nào đó như là một
cách quảng cáo cho một xu hướng đổi mới, giống như quảng cáo cho một sản phẩm mới lạ.
II. HIỆN TRẠNG KIẾN TRÚC VIỆT NAM
Nhìn lại nền kiến trúc Việt Nam hiện đại
ta thấy sự xuất hiện những phong cách của một số
trường phái kiến trúc lớn trên thế giới. Trong giai
đoạn sau 75 và trước thời kì mở cửa 1986 là đa số
các công trình xây dựng theo trường phái kiến trúc
Công năng. Ngoài ra, có một số công trình biệt
thự ,nhà hàng xây dựng theo phong cách Art Deco
có giá trị tại Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh. Từ sau
giai đoạn phát triển kinh tế những năm 1991-2000 ,
trong xây dựng công sở và nhà ở
dân dụng, xuất hiện xu hướng giả
cổ , lặp lại các chi tiết Kiến trúc
cổ điển pháp, và kiến trúc thuộc
địa. Theo giáo sư Tôn Đại (Bài tại
hội thảo "Mỹ thuật Việt Nam
trong bối cảnh toàn cầu hóa" ) thì
đây chỉ là bước đi sao chép, nhại
lại , toàn toàn không phải là

những chi tiết của phong cách
kiến trúc Hậu hiện đại ,vốn cũng
sử dụng những chi tiết cổ điển
nhằm mang lại cảm thụ kiến trúc
mới cho đông đảo quần chúng .
Xu hướng giả cổ này không được
đánh giá cao, thậm chí cần phê
phán vĩ lãng phí tiền bạc của nhân
dân, sao chép những mẫu đã trở
thành quá khứ của nước ngoài, xa
rời truyền thống và đánh mất bản
sắc kiến trúc dân tộc.
Việc chạy đua trong xây
đựng nhưng công trình quá to lớn,
8
hiện đại trong bối cảnh nền kinh tế nước nhà đang phát triển, nội lực của ngành kiến trúc và
xây dựng trong nước chưa thể đáp ứng được làm cho các khâu quan trọng như thiết kế , thi
công đều do các công ty quốc tế đảm nhận. Các công trình tuy to đẹp , hiện đại nhưng rút
cuộc không phải là sản phẩm của người Việt Nam , không giúp nhiều cho việc chuyển giao
công nghệ chưa kể đến vấn đề lãng phí tiền bạc và tài nguyên.
Cách tư duy sáng tạo còn quá đơn giản theo kiểu ngăn chia các phòng ốc theo công
năng sử dụng, theo yêu cầu diện tích của nhiệm vụ thiết kế đã đề ra.
Nhiều công trình chiều theo thị hiếu của một số nhà lãnh đạo hoặc một số chủ đầu tư
bằng những kiến trúc tân cổ điển, lai tạp hỗn hợp. Những trang trí gờ chỉ, đầu cột, với cách
thể hiện bằng kỹ thuật máy tính tinh vi đã làm lu mờ đi những yếu kém trong sáng tác.
II. GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC
Qua những thực tế trên đây có lẽ chúng ta cũng cần nhắc lại với nhau về đạo đức hành nghề,
bản lĩnh nghề nghiệp, có ý thức sáng tạo và những quan điểm đúng đắn trong sáng tác kiến
trúc mà có lẽ do yếu tố chủ quan, thiếu bản lĩnh, chạy theo lợi ích trước mắt; do yếu tố khách
quan Cơ chế thị trường ở Việt Nam, với những chính sách chưa hợp lý trong quản lý có liên

quan đến sáng tạo kiến trúc.
Về những quan niệm đúng đắn, giải quyết được hết những yếu tố tác động đến sáng tạo kiến
trúc cũng cần phải nhắc lại những vấn đề cơ bản nhất mà kiến trúc ngày nay không thể coi
nhẹ:
- Yếu tố về điều kiện địa lý, hoàn
cảnh tự nhiên, mặt tốt của nó cần
được tận dụng và được hưởng thụ,
những mặt xấu cần có giải pháp khắc
phục nhưng được khắc phục bằng
chính sự phát huy những yếu tố tốt
của tự nhiên nhiều hơn việc khắc
phục cưỡng bức bằng các máy móc,
thiết bị nhân tạo chúng ta đều biết
9
ánh sáng điện và máy điều hoà không
khí là những tác nhân gây bệnh tật.
Tận dụng tối đa những mặt tích cực
của thiên nhiên là một trong những
giải pháp tối ưu của sáng tạo kiến
trúc.
- Yếu tố về đặc điểm, đặc thù của địa
phương như khả năng về vật liệu tại
chỗ, kinh nghiệm kỹ thuật truyền
thống, thói quen phong tục tập quán,
truyền thống văn hoá riêng của dân
tộc của địa phương được khai thác
phat huy, làm cho công trình có cá tính, có ngôn ngữ riêng cần được coi trọng.
- Tính tiện nghi và công năng với sự mềm dẻo cho trước mắt và lâu dài, chuẩn bị cho một sự
thay đổi quan niệm, đổi mới về công
nghệ, đổi mới cách quản lý, khai thác

cần được đặt ra để làm cho công trình
có giá trị sử dụng lâu dài, ít bị lạc
hậu. Đây là một yếu tố quan trọng cần
được đưa vào tiêu chí cho chất lượng
của kiến trúc hiện đại.
- Ứng dụng những kỹ thuật mới về
khoa học kỹ thuật, đề xuất những
sáng tạo mới về công nghệ, về quản
lý khai thác như ứng dụng những kết
quả nghiên cứu về vật lý kiến trúc, về
khí động học, phương pháp mô hình,
mô phỏng; Những giải pháp mới về vật liệu xây dựng, phương pháp xây dựng, những kỹ
thuật mới về tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm về vật tư, tiết kiệm vận hành kiểm soát; kỹ thuật
về sử dụng năng lượng sạch đang được các quốc gia đưa vào chính sách
chiến lược về bảo vệ môi trường của
mình. Yếu tố này nói lên rất nhiều tính thời đại của kiến trúc, nõ sẽ tạo ra cho kiến trúc ngày
nay có ngôn ngữ khác với kiến trúc của các thế kỷ trước.
- Một yếu tố thứ 5, một chút cho riêng mình, một chút mình cảm thấy tự hào về một sáng tạo
của mình, đó là tìm ra cách thể hiện ngôn ngữ của riêng mình, góp phần vào việc làm đa
dạng, phong phú cho nền kiến trúc của Việt Nam chúng ta.
Nghiên cứu đủ 5 yếu tố trên để đưa vào cách đặt vấn đề cho một sáng tác kiến trúc trước khi
10
kiến trúc sư chúng ta bắt tay vào phác thảo những ý tứ đầu tiên là một việc làm rất đúng đắn
mang tính khoa học khách quan, mang tính nghệ thuật vị nhân sinh. Những quan niệm đúng
đắn này tự nó đã cho ta bản lĩnh và đạo đức nghề nghiệp của kiến trúc sư. Nếu ta giải quyết
tốt được những vấn đề trên, sáng tác của chúng ta sẽ làm mờ nhạt những ý kiến áp đặt của
một số người thiếu hiểu biết và chắc chắn thuyết phục được nhiều người trong xã hội ủng hộ
chúng ta.
KẾT LUẬN
Sáng tạo kiến trúc ngày nay cần rất nhiều tư duy khoa học chứ không phải là một sáng

tác nghệ thuật thuần tuỳ. Đây là tinh thần của kiến trúc đương đại vì vậy kiến trúc sư
phải luôn tìm hiểu cập nhật những kiến thức khoa học kỹ thuật mới, phối hợp với rất
nhiều bộ môn kỹ thuật khác để sáng tạo được một công trình kiến trúc mới.
Chính vì vậy, trong không khí đổi mới của nghệ thuật tiên phong thế kỷ XX, khó có
thể nói đến một sự đổi mới trong kiến trúc theo xu hướng phủ nhận quá khứ một cách
triệt để. Ở đây, những gì liên quan đến môi trường, khí hậu thì không thể thay đổi,
người ta chỉ có thể thay đổi về hình khối, kiểu dáng và vật liệu. Đó là những yếu tố có
thể thừa hưởng được những thành tựu của các trào lưu hiện đại khác trong lĩnh vực
nghệ thuật tạo hình, và một điều quan trọng là có thể thừa hưởng những thành tựu của
khoa học và kỹ thuật hiện đại.
Kiến trúc Hậu hiện đại bao gồm nhiều yếu tố, sự quá kích trong những phương cách
biểu hiện chỉ dừng lại ở khía cạnh hình thức cũng để lại nhiều hạn chế và tạo nên
không ít sự công kích.
Việc thiết kế kiến trúc cần đựa vào nhiều yếu tố và có sự hài hòa, tránh sa đà vào chủ
nghĩa hình thức.

×