Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

MA TRAN VA DE MAU THI TN THPT VAT LI 12CB

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.68 KB, 20 trang )

ĐỀ MẪU THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN VẬT LÍ
(Dạng trắc nghiệm, 60 phút, 40 câu, theo chương trình Vật lí 12 Chuẩn)
1. Xác định mục tiêu đề kiểm tra, nội dung kiểm tra (các chủ đề)
Căn cứ vào Chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn Vật lí lớp 12 trong Chương trình giáo
dục phổ thông.
Nội dung cụ thể như sau:
Chủ đề I: Chương I. Dao động cơ
Kiến thức
- Phát biểu được định nghĩa dao động điều hoà.
- Nêu được li độ, biên độ, tần số, chu kì, pha, pha ban đầu là gì.
- Nêu được quá trình biến đổi năng lượng trong dao động điều hoà.
- Viết được phương trình động lực học và phương trình dao động điều hoà của con lắc lò xo
và con lắc đơn.
- Viết được công thức tính chu kì (hoặc tần số) dao động điều hoà của con lắc lò xo và con
lắc đơn. Nêu được ứng dụng của con lắc đơn trong việc xác định gia tốc rơi tự do.
- Trình bày được nội dung của phương pháp giản đồ Fre-nen.
- Nêu được cách sử dụng phương pháp giản đồ Fre-nen để tổng hợp hai dao động điều hoà
cùng tần số và cùng phương dao động.
- Nêu được dao động riêng, dao động tắt dần, dao động cưỡng bức là gì.
- Nêu được điều kiện để hiện tượng cộng hưởng xảy ra.
- Nêu được các đặc điểm của dao động tắt dần, dao động cưỡng bức, dao động duy trì.
Kĩ năng
- Giải được những bài toán đơn giản về dao động của con lắc lò xo và con lắc đơn.
- Biểu diễn được một dao động điều hoà bằng vectơ quay.
- Xác định chu kì dao động của con lắc đơn và gia tốc rơi tự do bằng thí nghiệm.
Chủ đề II: Dao động cơ và sóng âm
Kiến thức
- Nêu được các định nghĩa về sóng cơ, sóng dọc, sóng ngang là gì và nêu được ví dụ về
sóng dọc, sóng ngang.
- Phát biểu được các định nghĩa về tốc độ truyền sóng, bước sóng, tần số sóng, biên độ sóng
và năng lượng sóng.


- Nêu được sóng âm, âm thanh, hạ âm, siêu âm là gì.
- Nêu được cường độ âm và mức cường độ âm là gì và đơn vị đo mức cường độ âm.
- Nêu được ví dụ để minh hoạ cho khái niệm âm sắc. Trình bày được sơ lược về âm cơ bản,
các hoạ âm.
- Nêu được các đặc trưng sinh lí (độ cao, độ to và âm sắc) và các đặc trưng vật lí (tần số,
mức cường độ âm và các hoạ âm) của âm.
1
- Mô tả được hiện tượng giao thoa của hai sóng mặt nước và nêu được các điều kiện để có
sự giao thoa của hai sóng.
- Mô tả được hiện tượng sóng dừng trên một sợi dây và nêu được điều kiện để khi đó có
sóng dừng khi đó.
- Nêu được tác dụng của hộp cộng hưởng âm.
Kĩ năng
- Viết được phương trình sóng.
- Giải được các bài toán đơn giản về giao thoa và sóng dừng.
- Giải thích được sơ lược hiện tượng sóng dừng trên một sợi dây.
- Xác định được bước sóng hoặc tốc độ truyền âm bằng phương pháp sóng dừng.
Chủ đề III: Dòng điện xoay chiều
Kiến thức
- Viết được biểu thức của cường độ dòng điện và điện áp tức thời.
- Phát biểu được định nghĩa và viết được công thức tính giá trị hiệu dụng của cường độ dòng
điện, của điện áp.
- Viết được các công thức tính cảm kháng, dung kháng và tổng trở của đoạn mạch có R, L, C
mắc nối tiếp và nêu được đơn vị đo các đại lượng này.
- Viết được các hệ thức của định luật Ôm đối với đoạn mạch RLC nối tiếp (đối với giá trị
hiệu dụng và độ lệch pha).
- Viết được công thức tính công suất điện và công thức tính hệ số công suất của đoạn mạch
RLC nối tiếp.
- Nêu được lí do tại sao cần phải tăng hệ số công suất ở nơi tiêu thụ điện.
- Nêu được những đặc điểm của đoạn mạch RLC nối tiếp khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng

điện.
Kĩ năng
- Vẽ được giản đồ Fre-nen cho đoạn mạch RLC nối tiếp.
- Giải được các bài tập đối với đoạn mạch RLC nối tiếp.
- Giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều, động cơ điện xoay
chiều ba pha và máy biến áp.
- Tiến hành được thí nghiệm để khảo sát đoạn mạch RLC nối tiếp.
Chủ đề IV: Dao động và sóng điện từ
Kiến thức
- Trình bày được cấu tạo và nêu được vai trò của tụ điện và cuộn cảm trong hoạt động của
mạch dao động LC.
- Viết được công thức tính chu kì dao động riêng của mạch dao động LC.
- Nêu được dao động điện từ là gì.
- Nêu được năng lượng điện từ của mạch dao động LC là gì.
- Nêu được điện từ trường và sóng điện từ là gì.
- Nêu được các tính chất của sóng điện từ.
2
- Nêu được chức năng của từng khối trong sơ đồ khối của máy phát và của máy thu sóng vô
tuyến điện đơn giản.
- Nêu được ứng dụng của sóng vô tuyến điện trong thông tin, liên lạc.
Kĩ năng
- Vẽ được sơ đồ khối của máy phát và máy thu sóng vô tuyến điện đơn giản.
- Vận dụng được công thức T = 2π
LC
.
Chủ đề V: Sóng ánh sáng
Kiến thức
- Mô tả được hiện tượng tán sắc ánh sáng qua lăng kính.
- Nêu được hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng là gì.
- Trình bày được một thí nghiệm về giao thoa ánh sáng.

- Nêu được vân sáng, vân tối là kết quả của sự giao thoa ánh sáng.
- Nêu được điều kiện để xảy ra hiện tượng giao thoa ánh sáng.
- Nêu được hiện tượng giao thoa chứng tỏ ánh sáng có tính chất sóng và nêu được tư tưởng
cơ bản của thuyết điện từ ánh sáng.
- Nêu được mỗi ánh sáng đơn sắc có một bước sóng xác định.
- Nêu được chiết suất của môi trường phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng trong chân không.
- Nêu được quang phổ liên tục, quang phổ vạch phát xạ và hấp thụ là gì và đặc điểm chính
của mỗi loại quang phổ này.
- Nêu được bản chất, các tính chất và công dụng của tia hồng ngoại, tia tử ngoại và tia X.
- Kể được tên của các vùng sóng điện từ kế tiếp nhau trong thang sóng điện từ theo bước
sóng.
Kĩ năng
- Vận dụng được công thức i =
D
.
a
λ
- Xác định được bước sóng ánh sáng theo phương pháp giao thoa bằng thí nghiệm.
Chủ đề VI: Lượng tử ánh sáng
Kiến thức
- Trình bày được thí nghiệm Héc về hiện tượng quang điện và nêu được hiện tượng quang
điện là gì.
- Phát biểu được định luật về giới hạn quang điện.
- Nêu được nội dung cơ bản của thuyết lượng tử ánh sáng.
- Nêu được ánh sáng có lưỡng tính sóng - hạt.
- Nêu được hiện tượng quang điện trong là gì.
- Nêu được quang điện trở và pin quang điện là gì.
- Nêu được sự tạo thành quang phổ vạch phát xạ và hấp thụ của nguyên tử hiđrô.
- Nêu được sự phát quang là gì.
- Nêu được laze là gì và một số ứng dụng của laze.

Kĩ năng
Vận dụng được thuyết lượng tử ánh sáng để giải thích định luật về giới hạn quang điện.
Chủ đề VII: Hạt nhân nguyên tử
3
Kiến thức
- Nêu được lực hạt nhân là gì và các đặc điểm của lực hạt nhân.
- Viết được hệ thức Anh-xtanh giữa khối lượng và năng lượng.
- Nêu được độ hụt khối và năng lượng liên kết của hạt nhân là gì.
- Nêu được phản ứng hạt nhân là gì.
- Phát biểu được các định luật bảo toàn số khối, điện tích, động lượng và năng-lượng toàn
phần trong phản ứng hạt nhân.
- Nêu được hiện tượng phóng xạ là gì.
- Nêu được thành phần và bản chất của các tia phóng xạ.
- Viết được hệ thức của định luật phóng xạ.
- Nêu được một số ứng dụng của các đồng vị phóng xạ.
- Nêu được phản ứng phân hạch là gì.
- Nêu được phản ứng dây chuyền là gì và nêu được các điều kiện để phản ứng dây chuyền
xảy ra.
- Nêu được phản ứng nhiệt hạch là gì và nêu được điều kiện để phản ứng nhiệt hạch xảy ra.
- Nêu được những ưu việt của năng lượng phản ứng nhiệt hạch.
Kĩ năng
Vận dụng được hệ thức của định luật phóng xạ để giải một số bài tập đơn giản.
Chủ đề VIII: Từ vi mô đến vĩ mô
Kiến thức
- Nêu được hạt sơ cấp là gì.
- Nêu được tên một số hạt sơ cấp.
- Nêu được sơ lược về cấu tạo của hệ Mặt Trời.
- Nêu được sao là gì, thiên hà là gì.
2. Xác định hình thức kiểm tra:
Thi tốt nghiệp THPT, trắc nghiệm khách quan, 40 câu.

a) Tính trọng số nội dung kiểm tra theo khung phân phối chương trình:
Nội dung
Tổng
số tiết

thuyế
t
Số tiết thực Trọng số
LT VD LT VD
Chương I. Dao động cơ 11 6 4,2 6,8 6,4

7 10,3

10
Chương II. Sóng cơ và sóng âm 8 6 4,2 3,8 6,4

7 5,8

6
Chương III. Dòng điện xoay chiều 14 8 5,6 8,4 8,5

9 12,7

13
Chương IV. Dao động và sóng điện
từ
5 4 2,8 2,2 4,2

4 3,3


3
Chương V. Sóng ánh sáng 9 5 3,5 5,5 5,3

5 8,3

8
Chương VI. Lượng tử ánh sáng 7 5 3,5 3,5 3,5

5 5,3

5
Chương VII. Hạt nhân nguyên tử 9 7 4,9 4,1 7,4

8 6,2

6
Chương VIII. Từ vi mô đến vĩ mô 3 3 2,1 0,9 3,2

3 1,4

1
Tổng 66 44 30,8 35,2 48 52
4
b) Tính số câu hỏi và điểm số cho các cấp độ đề kiểm tra trắc nghiệm (40 câu).
Cấp độ Nội dung (chủ đề)
Trọn
g số
Số lượng câu (chuẩn
cần kiểm tra)
Điểm

số
Cấp độ
1,2
Chương I. Dao động cơ 7
2,8 ≈ 3
0,75
Chương II. Sóng cơ và sóng âm 7
2,8 ≈ 3
0,75
Chương III. Dòng điện xoay chiều 9
3,6 ≈ 4
1,0
Chương IV. Dao động và sóng điện từ 4
1,6 ≈ 2
0,5
Chương V. Sóng ánh sáng 5
2 ≈ 2
0,5
Chương VI. Lượng tử ánh sáng 5
2 ≈ 2
0,5
Chương VII. Hạt nhân nguyên tử 8
3,2 ≈ 3
0,75
Chương VIII. Từ vi mô đến vĩ mô 3
1,2 ≈ 1
0,25
Cấp độ
3, 4
Chương I. Dao động cơ 10

4 ≈ 4
1
Chương II. Sóng cơ và sóng âm 6
2,4 ≈ 2
0,5
Chương III. Dòng điện xoay chiều 13
5,2 ≈ 5
1,25
Chương IV. Dao động và sóng điện từ 3
1,2 ≈ 1
0,25
Chương V. Sóng ánh sáng 8
3,2 ≈ 3
0,75
Chương VI. Lượng tử ánh sáng 5
2 ≈ 2
0,5
Chương VII. Hạt nhân nguyên tử 6
2,4 ≈ 3
0,75
Chương VIII. Từ vi mô đến vĩ mô 1
0,4 ≈ 0
0
Tổng 100 40 10
5
3. Thiết lập khung ma trận:
KHUNG MA TRẬN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT
Môn: Vật lí lớp 12CB
(Thời gian làm bài : 60 phút )
Phương án kiểm tra: Trắc nghiệm khách quan theo chương trình Chuẩn.

Tên Chủ đề
Nhận biết
(Cấp độ 1)
Thông hiểu
(Cấp độ 2)
Vận dụng
CộngCấp độ thấp
(Cấp độ 3)
Cấp độ cao
(Cấp độ 4)
Chủ đề 1: Dao động cơ (11 tiết)
1. Dao động điều
hòa
(3 tiết) =4,54%
Nêu được li độ,
biên độ, tần số, chu
kì, pha, pha ban
đầu là gì.
Phát biểu được định nghĩa
dao động điều hòa.
[1 câu]
2. Con lắc lò xo
(1,5 tiết)=2,27%
Nêu được quá trình
biến đổi năng lượng
trong dao động điều
hòa.
- Viết được phương trình
động lực học và phương trình
dao động điều hòa của con

lắc lò xo.
- Viết được công thức tính
chu kì (hoặc tần số) dao động
điều hòa của con lắc lò xo.
- Biết cách chọn hệ trục tọa
độ, chỉ ra được các lực tác
dụng lên vật.
- Vận dụng tính được chu kì
dao động và các đại lượng
trong các công thức của con
lắc lò xo.

[1 câu]
Giải được những bài
toán về dao động của
con lắc lò xo nằm
ngang và treo thẳng
đứng:
- Biết cách lập
phương trình dao
động chứng minh dao
động của con lắc lò
xo là một dao động
điều hòa.
- Xét các yếu tố ảnh
hưởng đến chu kì dao
động của con lắc lò
xo.
- Liên hệ bài toán với
thực tiễn.

[1 câu]
[1 câu]
3. Con lắc đơn
(1,5 tiết)=2,27%
- Viết được phương trình
động lực học và phương trình
dao động điều hòa của con
lắc đơn.
- Biết cách chọn hệ trục tọa
độ, chỉ ra được các lực tác
dụng lên vật.
- Vận dụng tính chu kì dao
Giải được những bài
toán về dao động của
con lắc đơn:
- Biết cách lập
6
- Viết được công thức tính
chu kì (hoặc tần số) dao động
điều hòa của con lắc đơn.
- Nêu được ứng dụng của con
lắc đơn trong việc xác định
gia tốc rơi tự do.
động và các đại lượng trong
các công thức của con lắc
đơn.
phương trình dao
động chứng minh dao
động của con lắc đơn
là một dao động điều

hòa.
- Xét các yếu tố ảnh
hưởng đến chu kì dao
động của con lắc đơn.
- Liên hệ bài toán với
thực tiễn.
[1 câu]
4. Dao động tắt
dần. Dao động
cưỡng bức
(1 tiết)=1,5%
Nêu được dao động
riêng, dao động tắt
dần, dao động
cưỡng bức là gì.
- Nêu được các đặc điểm của
dao động tắt dần, dao động
cưỡng bức, dao động duy trì.
- Nêu được điều kiện để hiện
tượng cộng hưởng xảy ra.
[1 câu]
5. Tổng hợp hai
dao động điều
hòa cùng phương,
cùng tần số.
Phương pháp
giản đồ Fre-nen.
(2 tiết)=3,0%
Trình bày được nội dung của
phương pháp giản đồ Fre-

nen.
- Nêu được cách sử dụng
phương pháp giản đồ Fre-nen
để tổng hợp hai dao động
điều hòa cùng tần số, cùng
phương dao động.
- Biểu diễn được dao động
điều hòa bằng vectơ quay.
- Vận dụng tính được các đại
lượng trong các công thức và
phương trình của dao động
tổng hợp và hai dao động
thành phần.

Giải được các bài
toán về tổng hợp hai
dao động điều hòa
cùng tần số, cùng
phương dao động:
- Viết được phương
trình của dao động
tổng hợp.
- Xét các trường hợp
dao động cùng pha,
ngược pha và vuông
pha.
- Liên hệ bài toán với
thực tiễn.
[1 câu]
7

6. Xác định được
chu kì dao động
của con lắc đơn
và gia tốc rơi tự
do bằng thí
nghiệm.
(2 tiết)=3,0%
- Biết cách sử dụng các dụng
cụ và bố trí thí nghiệm.
- Biết cách tiến hành thí
nghiệm.
Biết tính toán các số
liệu thu được để đưa
ra kết quả thí nghiệm.
Số câu (điểm)
Tỉ lệ %
3 (0,75 đ)
7,5 %
4 (1,0 đ)
10 %
7 (1,75 đ)
17,5 %
Chủ đề 2: Sóng cơ và sóng âm (8 tiết)
1. Sóng cơ
(2 tiết)=3,0%
Nêu được được các
định nghĩa về sóng
cơ, sóng dọc, sóng
ngang là gì.
- Nêu được ví dụ về sóng dọc

và sóng ngang.
- Phát biểu được các định
nghĩa về tốc độ truyền sóng,
bước sóng, tần số sóng, biên
độ sóng và năng lượng sóng.
- Viết được phương trình
sóng.
[1 câu]
2. Sự giao thoa
(2 tiết)=3,0%
Mô tả được hiện tượng giao
thoa của hai sóng mặt nước
và nêu được các điều kiện để
có sự giao thoa của hai sóng.
- Giải thích sơ lược hiện
tượng giao thoa sóng mặt
nước.
- Biết dựa vào công thức để
tính bước sóng, số lượng các
cực đại giao thoa, cực tiểu
giao thoa.

Giải được các bài
toán về giao thoa:
- Biết cách tổng hợp
hai dao động cùng
phương, cùng tần số,
cùng biên độ để tính
vị trí cực đại và cực
tiểu giao thoa, năng

lượng sóng.
- Liên hệ bài toán với
thực tiễn.
[1 câu]
3. Sóng dừng
(2 tiết)=3,0%
Mô tả được hiện tượng sóng
dừng trên một sợi dây và nêu
được điều kiện để có sóng
dừng khi đó.
- Giải thích được sơ lược
hiện tượng sóng dừng trên
một sợi dây.
- Vận dụng tính được bước
sóng hoặc tốc độ truyền sóng
Giải được các bài
toán về sóng dừng.
- Bài toán xác định số
nút, bụng sóng, tính
chu kì, tần số, năng
8
bằng phương pháp sóng
dừng.
lượng sóng.
- Liên hệ bài toán với
thực tiễn.
[1 câu]
4. Đặc trưng vật lí
của âm
(1 tiết)=1,5%

Nêu được sóng âm,
âm thanh, hạ âm,
siêu âm là gì.
- Nêu được cường độ âm và
mức cường độ âm.
- Nêu được các đặc trưng vật
lí (tần số, mức cường độ âm
và các họa âm).
- Trình bày được sơ lược về
âm cơ bản và các họa âm.
[1 câu]
5. Đặc trưng sinh
lí của âm
(1 tiết)=1,5%
- Nêu được các đặc trưng
sinh lí (độ cao, độ to và âm
sắc) của âm.
- Nêu được ví dụ để minh
họa cho khái niệm âm sắc.
- Nêu được tác dụng của hộp
cộng hưởng.
[1 câu]
Số câu(số điểm)
Tỉ lệ ( %)
3 (0,75 đ)
7,5 %
2 (0,5 đ)
5 %
5 (1,25 đ)
12,5 %

Chủ đề III: Dòng điện xoay chiều (14 tiết)
1. Đại cương về
dòng điện xoay
chiều
(1 tiết)=1,5%
- Viết được biểu thức của
cường độ dòng điện và điện
áp tức thời.
- Phát biểu được định nghĩa
và viết công thức tính giá trị
hiệu dụng của cường độ dòng
điện, của điện áp.
[1 câu]
2. Các mạch điện
xoay chiều-Mạch
có R, L, C mắc
nối tiếp
(5 tiết)=7,57%
- Viết được các hệ thức của
định luật Ôm đối với đoạn
mạch RLC nối tiếp (đối với
giá trị hiệu dụng và độ lệch
pha).
- Nêu được những đoạn
- Vẽ được giản đồ Fre-nen
cho đoạn mạch RLC nối tiếp.
- Viết các công thức tính cảm
kháng, dung kháng và tổng
trở của đoạn mạch có R, L, C
mắc nối tiếp và nêu được

Giải được các bài tập
đối với đoạn mạch
RLC nối tiếp:
- Biết cách lập biểu
thức của cường độ
dòng điện tức thời
9
mạch RLC nối tiếp khi xảy ra
hiện tượng cộng hưởng điện.
[1 câu]
đơn vị đo các đại lượng này.
- Biết cách tính các đại lượng
trong công thức của định luật
Ôm cho mạch điện RLC nối
tiếp và trường hợp trong
mạch xảy ra hiện tượng cộng
hưởng điện.
[2 câu]
hoặc điện áp tức thời
cho mạch RLC nối
tiếp.
- Bài toán về cộng
hưởng điện.
- Bài toán liên hệ
thực tiễn.
[1 câu]
3. Công suất điện
tiêu thụ của mạch
điện xoay chiều.
Hệ số công suất

(2 tiết)=3,0%
- Viết được công thức tính
công suất điện và công thức
tính hệ số công suất của
mạch RLC nối tiếp.
- Nêu lí do tại sao cần phải
tăng hệ số công suất ở nơi
tiêu thụ điện.
[1 câu]
Biết cách tính các đại lượng
trong công thức tính công
suất điện.
Giải được các bài tập
đối với đoạn mạch
RLC nối tiếp:
- Bài toán công suất.
- Bài toán liên hệ
thực tiễn.
[1 câu]
4. Máy biến áp
(1,5 tiết)=2,27%
Giải thích được nguyên tắc
hoạt động của máy biến áp.
- Biết cách tính các đại lượng
trong các công thức của máy
biến áp.
- Bài toán truyền tải điện
năng đi xa. Liên hệ thực tiễn.
[1 câu]
5. Máy phát điện

xoay chiều
(1,5 tiết)=2,27%
Giải thích được nguyên tắc
hoạt động của máy phát điện
xoay chiều.
- Tính được tốc độ vòng
quay và tần số dđ mà máy
tạo ra.
6. Động cơ không
đồng bộ ba pha
(1 tiết)=1,5%
Giải thích được nguyên tắc
hoạt động của động cơ không
đồng bộ ba pha.
[1 câu]
7. Khảo sát mạch
RLC nối tiếp
(2 tiết)=3,0%
Biết cách sử dụng các dụng
cụ và bố trí thí nghiệm.
- Biết cách tiến hành
thí nghiệm.
- Biết tính toán các số
liệu thu được từ thí
nghiệm để đưa ra kết
quả.
Số câu(số điểm)
Tỉ lệ ( %)
4 (1,0 đ)
10 %

5 (1,25 đ)
12,5 %
9 (2,25 đ)
22,5 %
Chủ đề IV: Dao động và sóng điện từ (5 tiết)
10
1. Mạch dao động
(2 tiết)=3,0%
- Nêu được cấu tạo của
mạch dao động. Vai trò
của tụ điện và cuộn
cảm trong mạch dđộng.
- Nêu được dao động
điện từ là gì.
- Nêu được năng lượng
điện từ của mạch dao
động LC là gì.
- Nêu được qui luật biến
thiên điện tích và cường
độ dđ trong mạch dao
động.
- Viết được công thức
tính chu kì dao động
riêng của mạch dao động
và công thức năng lượng
của mạch dao động.
- Giải thích được quá
trình biến đổi năng lượng
trong mạch dao động.
- Vận dụng được công thức

chu kì, tần số của mạch dao
động và tìm được các đại
lượng trong công thức.
- Vận dụng được công thức
năng lượng của mạch dao
động và tìm được các đại
lượng trong công thức.
- Tìm được bước
sóng điện từ mà mạch
dao động thu được.
- Xác định được các
thời điểm đặc biệt để
năng lượng điện
trường bằng hoặc gấp
đôi, gấp ba lần năng
lượng từ trường và
ngược lại.
[1 câu] [1 câu]
2. Điện từ trường
(1 tiết)=1,5%
- Nêu được điện từ
trường là gì.
- Nêu được mối quan hệ
giữa điện trường biến
thiên và từ trường biến
thiên.
3. Sóng điện từ-
Nguyên tắc thông
tin liên lạc bằng
sóng vô tuyến.

(2 tiết)=3,0%
- Nêu được sóng điện
từ là gì.
- Nêu được các tính
chất của sóng điện từ.
- Vẽ được sơ đồ khối và
nêu được chức năng của
từng khối trong sơ đồ
khối của máy phát và của
máy thu sóng vô tuyến
điện đơn giản.
- Nêu được ứng dụng của
sóng vô tuyến điện trong
thông tin liên lạc.
- Giải được các bài tập về
mạch thu sóng điện từ.
[1 câu]
Số câu(số điểm)
Tỉ lệ ( %)
2 (0,5 đ)
5 %
1 (0,25 đ)
2,5 %
3 (0,75 đ)
7,5 %
Chủ đề V: Sóng ánh sáng (9 tiết)
1. Tán sắc ánh
sáng.
(1 tiết)=1,5%
- Nêu được hiện tượng

nhiễu xạ ánh sáng là gì.
- Nêu được mối quan
hệ giữa bước sóng và
màu sắc ánh sáng.
- Mô tả được hiện tượng
tán sắc ánh sáng qua lăng
kính.
- Nêu được chiết suất của
môi trường phụ thuộc
vào bước sóng ánh sáng
trong chân không.
[1 câu]
11
2. Giao thoa ánh
sáng.
(2 tiết)=3,0%
- Trình bày được một
thí nghiệm về giao thoa
ánh sáng.
- Nêu được điều kiện
để xảy ra hiện tượng
giao thoa ánh sáng.
- Giải thích được sự tạo
thành vân sáng và vân tối
trong hiện tượng giao
thoa.
- Nêu được ý nghĩa của
hiện tượng giao thoa ánh
sáng
- Vận dụng được các công

thức khoảng vân, vị trí vân
sáng, vân tối để giải bài tập.
[2 câu]
- Giải được bài toán
xác định loại vân, tìm
khoảng cách giữa các
vân, đếm số vân và vị
trí các vân trùng
nhau.
[1 câu]
3. Các loại quang
phổ
( 1 tiết)=1,5%
- Nêu được quang phổ
liên tục, quang phổ
vạch phát xạ, quang
phổ vạch hấp thụ là gì.
- Nêu được nguồn phát,
các đặc điểm và ứng
dụng của mỗi loại quang
phổ này.
4. Tia hồng ngoại
và tia tử ngoại
(1,5 tiết)=2,27%
- Nêu được tia hồng
ngoại, tia tử ngoại là gì.
- Nêu được nguồn phát
tia hồng ngoại và tia tử
ngoại.
- Nêu được bản chất, các

tính chất và công dụng
của tia hồng ngoại.
- Nêu được bản chất, các
tính chất và công dụng
của tia tử ngoại.
[1 câu]
5. Tia X
(1,5 tiết)=2,27%
- Biết được cách tạo ra
tia X.
- Kể được tên của các
vùng sóng điện từ kế
tiếp nhau trong thang
sóng điện từ theo bước
sóng.
- Nêu được bản chất, các
tính chất và công dụng
của tia X.
6. Thực hành: Đo
bước sóng ánh
sáng bằng pp giao
thoa (2 tiết)=3,0%
- Biết cách sử dụng các
dụng cụ đo và cách
thức bố trí thí nghiệm.
- Xác định được bước
sóng ánh sáng theo
phương pháp giao thoa
bằng thí nghiệm
Số câu(số điểm)

Tỉ lệ ( %)
2 (0,5 đ)
5 %
3 (0,75 đ)
7,5 %
5 (1,25 đ)
12,5 %
Chủ đề VI: Lượng tử ánh sáng (7 tiết)
1. HT quang điện.
Thuyết lượng tử
ánh sáng
(2 tiết)=3,0%
- Phát biểu được định
luật về giới hạn quang
điện.
- Phát biểu được giả
thuyết Plăng.
- Trình bày được thí
nghiệm Héc về hiện
tượng quang điện và nêu
được hiện tượng quang
điện là gì.
- Vận dụng được thuyết
lượng tử ánh sáng để giải
thích định luật về giới hạn
quang điện.
- Giải được bài toán
về hiện tượng quang
điện như tính giới hạn
quang điện, tính công

thoát, tính vận tốc và
12
- Nêu được ánh sáng có
lưỡng tính sóng-hạt.
- Nêu được nội dung cơ
bản của thuyết lượng tử
ánh sáng.
động năng của
êlectron quang điện.
[1 câu] [2 câu]
2. Hiện tượng
quang điện trong
(1 tiết)=1,5%
- Nêu được hiện tượng
quang điện trong là gì.
- Nêu được quang điện
trở và pin quang điện là
gì.
3. Hiện tượng
quang-phát
quang
(1 tiết)=1,5%
- Nêu được sự phát
quang là gì. Sự huỳnh
quang và lân quang là
gì?
- Phân biệt được Sự
huỳnh quang và lân
quang
4. Mẫu nguyên tử

Bo
(2tiết)=3,0%
- Nêu được sự tạo thành
quang phổ vạch phát xạ
và hấp thụ của nguyên tử
hiđrô.
- Giải được bài toán về
quang phổ vạch của nguyên
tử Hidrô.
[1 câu]
5. Sơ lược về laze
(1 tiết)=1,5%
- Nêu được laze là gì.
- Các đặc điểm của laze
- Nêu được một số ứng
dụng của laze.
Số câu(số điểm)
Tỉ lệ ( %)
2 (0,5 đ)
5 %
2 (0,5 đ)
5 %
4 (1,0 đ)
10 %
Chủ đề VII: Hạt nhân nguyên tử (9 tiết)
1. Tính chất và
cấu tạo hạt nhân
(1tiết)=1,5%
- Viết được hệ thức Anh-
xtanh giữa khối lượng và

năng lượng.
- Tính được năng lượng của
hạt nhân nguyên tử.
2. Năng lượng
liên kết của hạt
nhân
(2,5 tiết)=3,78%
- Nêu được phản ứng
hạt nhân là gì.
- Phát biểu được các
định luật bảo toàn số
khối, điện tích, động
lượng và năng lượng
toàn phần trong phản
ứng hạt nhân.
- Nêu được lực hạt nhân
là gì và các đặc điểm của
lực hạt nhân.
- Nêu được độ hụt khối
và năng lượng liên kết
của hạt nhân là gì.
- Tính được độ hụt khối,
năng lượng liên kết, năng
lượng liên kết riêng, năng
lượng thu vào hay tỏa ra
trong phản ứng hạt nhân.
[1 câu]
[1 câu]
3. Phóng xạ
(2,5 tiết)=3,78%

- Nêu được hiện tượng
phóng xạ là gì, đồng vị
phóng xạ là gì?
- Viết được hệ thức của
- Nêu được thành phần
và bản chất của các tia
phóng xạ, quy tắc dịch
chuyển phóng xạ.
- Xác định được loại tia
phóng xạ phát ra trong phản
ứng hạt nhân.
- Vận dụng được hệ thức của
13
định luật phóng xạ. - Nêu được một số ứng
dụng của các đồng vị
phóng xạ.
chu kì bán rã và định luật
phóng xạ để giải một số bài
tập đơn giản.
[1 câu]
[1 câu]
4. Phản ứng phân
hạch
(1,5 tiết)=2,27%
- Nêu được phản ứng
phân hạch là gì.
- Nêu được phản ứng dây
chuyền là gì và nêu được
các điều kiện để phản
ứng dây chuyền xảy ra.

- Tính được năng lượng tỏa
ra trong phản ứng phân hạch
và khối lượng hạt nhân tham
gia phân hạch.
[1 câu]
5. Phản ứng tổng
hợp hạt nhân
(1,5 tiết)=2,27%
- Nêu được những ưu
việt của năng lượng
phản ứng nhiệt hạch.
- Nêu được phản ứng
nhiệt hạch là gì và nêu
được điều kiện để phản
ứng kết hợp hạt nhân xảy
ra.
- Tính được năng lượng tỏa
ra trong phản ứng nhiệt hạch
và khối lượng hạt nhân tham
gia nhiệt hạch.
[1 câu]
Số câu(số điểm)
Tỉ lệ ( %)
3 (0,75 đ)
7,5 %
3 (0,75 đ)
7,5 %
6 (1,5 đ)
15 %
Chủ đề VIII: Từ vi mô đến vĩ mô

1. Các hạt sơ cấp
(1tiết)=1,5%
- Nêu được hạt sơ cấp
là gì.
- Nêu được tên một số
hạt sơ cấp.
2. Cấu tạo vũ trụ
Sự chuyển động
và tiến hóa của vũ
trụ
(2tiết)=3,0%
- Nêu được sao là gì,
thiên hà là gì.
- Nêu được cấu trúc và
hình dạng của ngân hà.
- Nêu được sơ lược về
cấu tạo của hệ Mặt Trời,
kể tên được các hành
tinhtheo thứ tự
[1 câu]
Số câu(số điểm)
Tỉ lệ ( %)
1 (0,25 đ)
2,5 %
1 (0,25 đ)
2,5 %
TSsốcâu(TSđiểm)
Tỉ lệ %
20 (4,25 đ)
50 %

20 (5,75 đ)
50 %
40 (10 đ)
100 %
14
4. Biên soạn đề kiểm tra:
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN VẬT LÍ
(Thời gian làm bài: 60 phút, 40 câu TNKQ)
1. Cấp độ 1, 2 của Chủ đề I (3 câu)
Câu 1. Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = −4cos(5πt−
3
π
)cm. Biên độ dao động
và pha ban đầu của vật là
A. −4cm và
3
π
rad. B. 4cm và
2
3
π
rad . C. 4cm và
4
3
π
rad D. 4cm và
3
π
rad.
Câu 2. Một con lắc lò xo gồm lò xo khối lượng không đáng kể, độ cứng k và một hòn bi khối

lượng m gắn vào đầu lò xo, đầu kia của lò xo được gắn vào một điểm cố định. Kích thích cho
con lắc dao động điều hoà theo phương thẳng đứng. Chu kì dao động của con lắc là
A. T = 2π
k
m
. B. T =
π
2
1
m
k
. C. T =
π
2
1
k
m
. D. T = 2π
m
k
.
Câu 3. Chọn câu sai khi nói về dao động cưỡng bức
A. Là dao động dưới tác dụng của ngoai lực biến thiên tuần hoàn.
B. Là dao động điều hoà.
C. Có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.
D. Biên độ dao động thay đổi theo thời gian.
2. Cấp độ 1, 2 của Chủ đề II (3 câu)
Câu 4. Phương trình sóng tại điểm O là u
O
= Acos(

tw j+
) cm. Phương trình sóng tại M cách
O một đoạn OM = d trên phương truyền sóng là
A. u
M
= Acos(
2
d
tw j p
l
+ +
). B. u
M
= Acos(
2
d
tw p
l
-
).
C. u
M
= Acos(
2
d
tw p
l
+
). D. u
M

= Acos(
2
d
tw j p
l
+ -
).
Câu 5. Lượng năng lượng được sóng âm truyền trong một đơn vị thời gian qua một đơn vị
diện tích đặt vuông góc với phương truyền âm gọi là
A. cường độ âm. B. độ to của âm.
C. mức cường độ âm. D. năng lượng âm.
Câu 6. Trong các nhạc cụ, hộp đàn có tác dụng
A. làm tăng độ cao và độ to của âm.
B. giữ cho âm phát ra có tần số ổn định.
C. vừa khuếch đại âm vừa tạo ra âm sắc riêng của nhạc cụ.
D. tránh được tạp âm và tiếng ồn làm cho tiếng đàn trong trẻo.
3. Cấp độ 1, 2 của Chủ đề III (4 câu)
Câu 7. Dòng điện xoay chiều là dòng điện có tính chất nào sau đây?
A. Chiều dòng điện thay đổi tuần hoàn theo thời gian.
B. Cường độ biến đổi tuần hoàn theo thời gian.
C. Chiều thay đổi tuần hoàn và cường độ biến thiên điều hoà theo thời gian.
D. Chiều và cường độ thay đổi đều đặn theo thời gian.
Câu 8. Đối với đoạn mạch xoay chiều có điện trở thuần mắc nối tiếp với với cuộn dây thuần
cảm thì:
15
A. Tổng trở của đoạn mạch tính bởi Z =
2 2
( )R L
ω
+

.
B. Dòng điện nhanh pha hơn so với hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch.
C. Điện năng tiêu hao trên cả điện trở lẫn cuộn dây.
D. Dòng điện tức thời qua điện trở và qua cuộn dây là như nhau còn giá trị hiệu dụng thì
khác nhau.
Câu 9. Chọn phát biểu nào sau đây là sai khi nói về ý nghĩa của hệ số công suất?
A. Để tăng hiệu quả sử dụng điện năng, chúng ta phải tìm cách nâng cao hệ số công
suất.
B. Hệ số công suất càng lớn thì khi U,I không đổi công suất tiêu thụ của mạch điện
càng lớn.
C. Trong các thiết bị điện người ta nâng cao hệ số công suất để giảm cường độ chạy
trong mạch.
D. Hệ số công suất càng lớn thì công suất hao phí của mạch điện càng lớn.
Câu 10. Phát biểu nào sau đây là không đúng ? Động cơ không đồng bộ ba pha
A. tạo ra dòng điện xoay chiều ba pha.
B. biến điện năng thành cơ năng.
C. hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ và từ trường quay.
D. có tốc độ góc của rôto luôn nhỏ hơn tốc độ góc của từ trường quay.
4. Cấp độ 1, 2 của Chủ đề IV (2 câu)
Câu 11. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về năng lượng dao động điện từ tự do trong mạch
dao động điện từ LC không có điện trở thuần?
A. Khi năng lượng điện trường giảm thì năng lượng từ trường tăng.
B. Năng lượng từ trường cực đại bằng năng lượng điện từ của mạch dao động.
C. Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường biến thiên điều hòa với tần số bằng
một nửa tần số dao động của cường độ dòng điện trong mạch.
D. Năng lượng điện từ của mạch dao động bằng tổng năng lượng điện trường tập trung ở tụ
điện và năng lượng từ trường tập trung ở cuộn cảm.
Câu 12. Đối với sự lan truyền sóng điện từ thì:
A. vectơ cường độ điện trường
E

cùng phương với phương truyền sóng còn vectơ cảm ứng
từ
B
vuông góc với vectơ cường độ điện trường
E
.
B. vectơ cường độ điện trường
E
và vectơ cảm ứng từ
B
luôn cùng phương với phương
truyền sóng.
C. vectơ cảm ứng từ
B
cùng phương với phương truyền sóng còn vectơ cường độ điện
trường
E
vuông góc với vectơ cảm ứng từ
B
.
D. vectơ cường độ điện trường
E
và vectơ cảm ứng từ
B
luôn vuông góc với phương
truyền sóng.
5. Cấp độ 1, 2 của Chủ đề V (2 câu)
Câu 13. Trong các câu sau, câu nào SAI?
A. Chiết suất của một môi trường trong suốt có giá trị khác nhau đối với các ánh sáng đơn
sắc khác nhau.

16
B. Các ánh sáng đơn sắc khi qua lăng kính chỉ bị lệch phương truyền mà không bị tán sắc.
C. Ánh sáng màu đỏ bị tán sắc khi qua lăng kính và biến thành ánh sáng tím.
D. Trong thí nghiệm tán sắc ánh sáng, chùm ánh sáng màu tím bị lệch nhiều nhất.
Câu 14. Tia hồng ngoại không có tính chất nào sau đây?
A. Tác dụng nhiệt. B. Có thể biến điệu được như sóng điện từ cao tần.
C. Tác dụng lên một số phim ảnh. D. Kích thích sự phát quang của nhiều chất.
6. Cấp độ 1, 2 của Chủ đề VI (2 câu)
Câu 15. Giới hạn quang điện của mỗi kim loại là
A. Bước sóng dài nhất của bức xạ chiếu vào kim loại đó mà gây ra được hiện tượng quang
điện.
B. Bước sóng ngắn nhất của bức xạ chiếu vào kim loại đó mà gây ra được hiện tượng quang
điện.
C. Công nhỏ nhất dùng để bứt êlectron ra khỏi bề mặt kim loại đó.
D. Công lớn nhất dùng để bứt êlectron ra khỏi bề mặt kim loại đó.
Câu 16. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng bứt êlectron ra khỏi bề mặt kim loại khi chiếu
vào kim loại ánh sáng có bước sóng thích hợp.
B. Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng êlectron bị bắn ra khỏi kim loại khi kim loại
bị đốt nóng
C. Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng êlectron liên kết được giải phóng thành
êlectron dẫn khi chất bán dẫn được chiếu bằng bức xạ thích hợp.
D. Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng điện trở của vật dẫn kim loại tăng lên khi
chiếu ánh sáng vào kim loại.
7. Cấp độ 1, 2 của Chủ đề VII (3 câu)
Câu 17. Các phản ứng hạt nhân không tuân theo định luật nào sau đây:
A. Định luật bảo toàn điện tích B. Định luật bảo toàn khối lượng
C. Định luật bảo toàn động lượng D. Định luật bảo toàn số khối
Câu 18. Điều nào sau đây là sai khi nói về các tia phóng xạ
A. Tia γ không bị lệch trong điện trường và có khả năng đâm xuyên rất lớn

B. Tia β làm ion hóa môi trường mạnh hơn so với tia α
C. Tia α gồm các hạt nhân của nguyên tử Hêli mang hai điện tích dương
D. Tia β
-
gồm các hạt có cùng khối lượng với electron nhưng mang điện tích nguyên tố
dương
Câu 19. Phản ứng nhiệt hạch là :
A. Phản ứng một hạt nhân năng bị vỡ thành các hạt nhân nhẹ
B. Phản ứng hai hay nhiều hạt nhân nhẹ tổng hợp thành một hạt nhân nặng
C. Phản ứng hạt nơtrôn tác dụng vào hạt nhân khác
D. Phản ứng phóng xạ
8. Cấp độ 1, 2 của Chủ đề VIII (1 câu)
Câu 20. Hãy chỉ ra cấu trúc không là thành viên của một thiên hà.
A.Sao siêu mới B.Punxa C.Lỗ đen D.quaza
9. Câu hỏi cấp 3, 4 của Chủ đề I (4 câu)
17
Câu 21. Một con lắc lò xo dọc, khi treo vật nặng có khối lượng m = 250g thì lò xo dãn ra 2,5
cm . Chọn trục tọa độ Ox thẳng đứng, chiều dương hướng xuống, gốc tọa độ tại VTCB. Kéo
vật xuống dưới vị trí cân bằng để lò xo dãn 6,5cm rồi thả nhẹ cho vật dao động điều hòa với
năng lượng là 80mJ. Lấy gốc thời gian lúc thả,
2
10 /g m s=
. Phương trình dao động của vật có
biểu thức nào sau đây?
A.
6,5 s(20 )x co t cm
=
. B.
6,5 s(5 )x co t cm
π

=
.
C.
4 s(5 )x co t cm
π
=
. D.
4 s(20 )x co t cm
=
.
Câu 22. Một con lắc lò xo gồm vật nặng m = 100g và lò xo có độ cứng k = 100N/m. Lúc t
0
=0
kéo vật lệch khỏi vị trí cân bằng một đoạn x
0
= 2cm rồi truyền cho vật vận tốc ban đầu v
0
=
20.π cm/s theo chiều dương trục toạ độ (lấy π
2
= 10). Phương trình dao động của con lắc là
A. x = 2
2
.cos(10πt - π/4) cm. B. x = 2
2
.cos(10πt + π/4) cm
C. x =
2
.cos(10πt + π/4) cm. D. x =
2

.cos(10πt - π/4) cm.
Câu 23. Một con lắc đơn có

= 61,25cm treo tại nơi có g = 9,8m/s
2
. Kéo con lắc lệch khỏi
phương thẳng đứng một đoạn 3cm, về phía phải, rồi truyền cho nó vận tốc 16cm/s theo
phương vuông góc với sợi dây về vị trí cân bằng. Coi đoạn trên là đoạn thẳng. Vận tốc của
con lắc khi vật qua VTCB là
A. 20cm/s. B. 30cm/s. C. 40cm/s. D. 50cm/s.
Câu 24. Hai dao động điều hoà cùng phương cùng tần số có phương trình lần lượt là x
1
=
5cos(
)
6
π
π

t
cm; x
2
= 5cos(
)
2
π
π

t
cm. Dao động tổng hợp của hai dao động này có biên độ là

A. 5 cm. B. 5
3
cm. C. 10cm. D. 5
2
cm.
10. Câu hỏi cấp 3, 4 của Chủ đề II (2 câu)
Câu 25. Trong thí nghiệm giao thoa sóng nước, người ta dùng hai nguồn kết hợp có tần số 25
Hz và đo được khoảng cách giữa 2 cực đại liên tiếp nằm trên đường nối liền hai nguồn sóng là
4 mm. Tốc độ truyền sóng nước là
A. 0,1 m/s. B. 0,3 m/s. C. 0,2 m/s. D. 0,4 m/s.
Câu 26. Một sợi dây đầu A cố định, đầu B dao động với tần số 100Hz,
l
= 130cm, tốc độ
truyền sóng trên dây là 40m/s. Trên dây có bao nhiêu nút sóng và bụng sóng:
A. 6 nút sóng và 6 bụng sóng. B. 7 nút sóng và 6 bụng sóng.
C. 7 nút sóng và 7 bụng sóng. D. 6 nút sóng và 7 bụng sóng.
11. Câu hỏi cấp 3, 4 của Chủ đề III (5 câu)
Câu 27. Cho mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện với C=
π
1000
1
(F) , đặt vào hai đầu mạch
điện một hiệu điện thế u = 220
2
cos100
π
t (V). Biểu thức của dòng điện i trong mạch là
A. i = 22
2
cos(100

π
t +
2
π
) . B. i = 22
2
cos(100
π
t −
2
π
) .
C. i = 2,2
2
cos(100
π
t +
2
π
) . D. i = 2,2
2
cos(100
π
t −
2
π
) .
Câu 28. Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi và tần số
f = 60 Hz vào hai đầu một cuộn cảm thuần. Người ta thay đổi tần số của điện áp tới giá trị f' thì
thấy cường độ dòng điện hiệu dụng qua cuộn cảm giảm đi 3 lần. Tần số f' bằng

A. 20 Hz. B. 180 Hz. C. 15 Hz. D. 240 Hz.
18
Câu 29. Khi đặt điện áp một chiều 12 V vào hai đầu của một cuộn dây thì có dòng điện cường
độ 0,24 A chạy qua cuộn dây. Khi đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 130 V vào hai
đầu cuộn dây này thì dòng điện qua cuộn dây có cường độ hiệu dụng 1 A. Khi đó, cảm kháng
cuộn dây có giá trị bằng
A. 130 Ω. B. 120 Ω. C. 80 Ω. D. 180 Ω.
Câu 30. Đặt một điện áp xoay chiều cố định
0
u = U cosωt
vào hai đầu đoạn mạch có biến trở
R nối tiếp với L và C. Điều chỉnh R để công suất tiêu thụ của mạch đạt cực đại, khi đó hệ số
công suất của mạch bằng
A. 1. B. 0,5. C. 0,85. D.
2
2
.
Câu 31. Mắc cuộn sơ cấp của một máy biến áp vào mạng điện xoay chiều có điện áp hiệu
dụng 220 V, giá trị hiệu dụng của điện áp và cường độ dòng điện trên cuộn thứ cấp lần lượt là
12 V và 1,65 A. Bỏ qua mọi mất mát năng lượng trong biến áp. Dòng điện qua cuộn sơ cấp có
cường độ hiệu dụng là
A. 0,18 A. B. 0,09 A. C. 0,165 A. D. 30,25 A.
12. Câu hỏi cấp 3, 4 của Chủ đề IV (1 câu)
Câu 32. Mạch dao động của một máy thu vô tuyến điện với cuộn cảm có độ tự cảm L = 2.10
-5
H. Hỏi phải điều chỉnh tụ điện của mạch có điện dung là bao nhiêu để bắt được sóng điện từ
có bước sóng 250m?
A.
1,8C F
µ

=
. B.
25,8C pF=
. C.
12C F
µ
=
. D.
880C pF=
.
13. Câu hỏi cấp 3, 4 của Chủ đề V (3 câu)
Câu 33. trong thí nghiệm Y-âng, 2 khe sáng cách nhau 0,5 mm và cách màn 2m, ánh sáng thí
nghiệm có bước sóng 0,5
µ
m . Tại một điểm trên màn cách vân sáng trung tâm 7mm có vân:
A. sáng bậc 4 B. Tối thứ 4 C. Sáng bậc 3 D. tối thứ 3
Câu 34. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa của ánh sáng đơn sắc, hai khe hẹp cách nhau
1mm, mặt phẳng chứa hai khe cách màn quan sát 1,5m. Khoảng cách giữa 5 vân sáng liên tiếp
là 3,6mm. Bước sóng của ánh sáng dùng trong thí nghiệm này bằng:
A.
0,40 m
µ
. B.
0,48 m
µ
. C.
0,76 m
µ
. D.
0,60 m

µ
.
Câu 35. Một nguồn S phát ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,5
µ
m đến hai khe Iâng S
1
, S
2
với
S
1
S
2
= 0,5mm . Mặt phẳng chứa S
1
S
2
cách màn một khoảng D = 1m. Chiều rộng của vùng
giao thoa quan sát được trên màn là l = 13 mm . Tính số vân sáng và tối quan sát được.
A. 13 sáng , 14 tối B. 12 sáng , 11 tối C. 11 sáng , 12 tối D. 13 sáng , 12 tối
14. Câu hỏi cấp 3, 4 của Chủ đề VI (2 câu)
Câu 36. M t tế bào quang điện có catốt bằng Na, công thoát của electron của Na bằng 2,1eV.
Chiếu vào t  bào quang điện bức xạ đơn sắc có bước sóng 0,42
µ
m. Gi i hạn quang điện của
Na là:
A. 0,59
µ
m B. 0,65
µ

m C. 0,49
µ
m D. 0,63
µ
m
Câu 37. Hi u điện thế giữa anôt và catôt c a một ống tia Rơghen là 200 kV. Bước sóng ngắn
nhất c a tia Rơnghen mà ống đó có thể phát ra là:
A. 5,7.10
-11
(m) B. 6.10
-14
(m) C. 6,2.10
-12
(m) D. 4.10
-12
(m)
15. Câu hỏi cấp 3, 4 của Chủ đề VII (3 câu)
Câu 38. Năng lượng liên kết riêng là năng lượng liên kết cho 1 nuclon . Biết m

α
= 4,0015u ;
m
p
= 1,0073u ; m
n
= 1,0087u ; 1u = 931,5MeV . Năng lượng liên kết riêng của hạt α là :
A. 18,5MeV B. Một giá trị khác C. 7,1MeV D. 28,4MeV
19
Câu 39. Một chất phóng xạ có chu kỳ bán rã là T . Sau thời gian 420 ngày thì độ phóng xạ của
nó giảm đi 8 lần so với ban đầu . T có giá trị là :

A. 35 ngày B. Một giá trị khác C. 140 ngày D. 280 ngày
Câu 40. Phản ứng :
Al
27
13
+
α



P
30
15
+ n sẽ toả hay thu bao nhiêu năng lượng ? Cho biết khối
lượng của các hạt nhân m
Al
= 26,674u; m
P
= 29,970u ; m
α
= 4,0015u; m
n
= 1,0087u ; 1u =
931,5MeV/c
2
A. Toả năng lượng 2,98 J B. Thu năng lượng 2,98MeV
C. Thu năng lượng 2,98J D. Toả năng lượng 2,98MeV
5. Đáp án và hướng dẫn chấm:
Sử dụng thang điểm 10, mỗi câu trắc nghiệm làm đúng cho 0,25 điểm. Điểm toàn bài kiểm
tra là 10 điểm.

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
ĐA B A D D A C C A D A C D C D A
Câu 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 3
0
ĐA C B B B D D A A B C C A B B D
Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
ĐA B D B D A A C C C B
20

×