Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

PHÁP LUẬT HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.6 KB, 19 trang )

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH
Môn học : Nghiệp vụ Ngân hàng
PHÁP LUẬT HUY ĐỘNG VỐN CỦA
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Sinh viên thực hiện : Trịnh Ngọc Nam
MSSV : K085041693
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3/2010

2
LỜI MỞ ĐẦU
Với xu hướng “toàn cầu hoá” hiện nay, nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế đã
không còn là vấn đề riêng của bất kỳ một quốc gia nào. Việt Nam đang thực hiện sự
nghiệp công nghiệp hoá hiện địa hoá đất nước, tích cực chủ động hội nhập kinh tế khu vực
và thế giới nên nhu cầu về vốn lại càng trở nên cấp thiết. Với tư cách là các “trung gian tài
chính”, Ngân hàng thương mại Việt Nam ( NHTM ) có vai trò hết sức quan trọng đối với
việc huy động mọi nguồn vốn trong dân cư để cung ứng cho nền kinh tế với nhứng điều
kiện nhất định. Vốn để các NHTM tiến hành và phát triển các hoạt động kinh doanh của
mình không chỉ riêng nguồn vốn tự có mà chủ yếu là nguồn vốn huy động được. Do đó có
thể nói hoạt động huy động vốn có tác động rất lớn đến các tổ chức tín dụng cũng như toàn
bộ nền kinh tế. Với tầm quan trọng đó của hoạt động huy động vốn, Nhà nước cần phải
xây dựng một hành lang pháp lý an toàn và thông thoáng, tạo điều kiện cho các NHTM
thực hiện hoạt động này một cách dễ dàng và hiệu quả. Vậy pháp luật Việt Nam đã quy
định như thế nào về hoạt động huy động vốn của các NHTM ?
Bài tiểu luận này sẽ luận bàn đến những quy định pháp lý liên quan đến nghiệp vụ huy
động vốn trong các văn bản pháp lý hiện nay. Vì vấn đề này khá rộng, do đó bài tiểu luận
này chỉ sẽ đề cập chi tiết đến hai nghiệp vụ cơ bản và quan trọng nhất : huy động tiền gửi
và phát hành giấy tờ có giá.
3
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ CÁC HÌNH THỨC HUY


ĐỘNG VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
1. Khái niệm, vai trò và sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt
động huy động vốn của ngân hàng thương mại ở Việt Nam
1.1. Huy động vốn và vai trò của huy động vốn đối với các ngân hàng thương mại :
Theo giáo trình luật ngân hàng, hoạt động huy động vốn của các tổ chức tín dụng nói
chung và của NHTM nói riêng được hiểu là việc các NHTM sử dụng các nghiệp vụ nhận
tiền gửi, phát hành giấy tờ có giá, thanh toán và các nghiệp vụ ngân hàng khác của mình để
huy động những nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế.
1
Huy động vốn là hoạt động thường xuyên và luôn gắn liền với kế hoạch kinh doanh
của NHTM, bởi lẽ vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu để các NHTM tiến hành các hoạt
động kinh doanh của mình. Chính vì vậy, khi tiến hành các hoạt động huy động vốn, NHTM
phải tính toán sao cho việc sử dụng đồng vốn huy động được hiệu quả nhất. Mặt khác, huy
động vốn xét về bản chất chính là việc NHTM đi vay tiền từ các chủ sở hữu số tiền đó và có
trách nhiệm hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi khi đến hạn hoặc khi khách hàng có nhu cầu rút
vốn.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, có các hình thức huy động vốn sau đây :
- Huy động vốn bằng tiền gửi;
- Huy động vốn bằng việc phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn của cá nhân trong
nước và nước ngoài khi được ngân hàng nhà nước chấp thuận;
- Huy động bằng vay vốn của tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và tổ chức
nước ngoài;
- Huy động vốn bằng vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng nhà nước theo quy định của
ngân hàng nhà nước Việt Nam.
Đối với các NHTM được phép nhận tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không có kỳ hạn,
tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác; được phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu,
trái phiếu, tín phiếu để huy động vốn trong và ngoài nước; được vay vốn của ngân hàng
Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định của Luật Ngân hàng nhà nước Việt
1
Ths. Trần Vũ Hải, Giáo trình Luật Ngân Hàng, Nxb Giáo dục Việt Nam, H.2010, tr 73.

4
Nam; được phép vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài
theo quy định của pháp luật.
2
* Vai trò của hoạt động huy động vốn
- Đối với các NHTM:
Huy động vốn đem lại nguồn vốn lớn, chủ yếu cho các NHTM tiến hành các hoạt
động kinh doanh. Nguồn vốn này là cơ sở để các NHTM tổ chức mọi hoạt động kinh
doanh; quyết định quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động khác của mình; quyết định
năng lực thanh toán và bảo đảm uy tín của NHTM trên thương trường; quyết định năng lực
cạnh tranh của NHTM... Không những thế, huy động vốn còn tạo tiền đề để NHTM tiến
hành các hoạt động kinh doanh khác như: làm dịch vụ thanh toán, ngân quỹ... góp phần
làm tăng thêm lợi nhuận cho các NHTM.
- Đối với nền kinh tế:
Thông qua hoạt động huy động vốn của các NHTM, nền kinh tế có thêm một kênh
thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi khác nhau trong dân cư nhằm đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư
cho phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, sự cung cầu vốn giữa các thành
phần khác nhau trong xã hội gặp nhau được dễ dàng hơn. Cũng thông qua hoạt động này,
Nhà nước có thể kiểm soát, điều chỉnh chính sách tiền tệ, ổn định giá trị đồng tiền, thúc
đẩy phát triển kinh tế. Hơn nữa, với chính sách lãi suất huy động vốn hợp lý, hoạt động
huy động vốn của các NHTM sẽ tăng khả năng kích thích tiết kiệm trong nhân dân. Thông
qua hoạt động này chúng ta có thể đánh giá được trình độ phát huy nội lực của quốc gia,
khai thác tiềm năng của mọi nguồn vốn đang còn tiềm ẩn, thu gom được một lượng tiền
tương đối lớn trong nền kinh tế, giảm dần lượng tiền mặt trong lưu thông. Từ đó, các
NHTM có thể tập trung được các nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế, góp phần nâng
cao đời sống nhân dân.
1.2. Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động huy động vốn của
các Tổ chức tín dụng ở Việt Nam
Điều chỉnh bằng pháp luật là việc Nhà nước sử dụng công cụ pháp luật tác động lên
các quan hệ xã hội nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định của Nhà nước. Cũng như

hàng loạt các quan hệ khác trong xã hội, quan hệ huy động vốn của các tổ chức tín dụng
nói chung và NHTM nói riêng cần phải được điều chỉnh bằng pháp luật, bởi vì:
22
Khoản 1, 2, Điều 98, Điều 99; Điều 100, Luật các tổ chức tín dụng 2010
5
Thứ nhất, thông qua các quy định của pháp luật về hoạt động huy động vốn của các
NHTM, Nhà nước có thể thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia cho phù hợp với từng giai
đoạn phát triển kinh tế- xã hội. Với việc đưa ra những quy định về lãi suất, tỷ lệ dự trữ bắt
buộc, quy định về bảo hiểm tiền gửi, quy định điều kiện để được vay vốn Ngân hàng Nhà
nước... Nhà nước sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động huy động vốn của NHTM bằng cách
tạo ra các điều kiện thuận lợi hoặc hạn chế việc huy động vốn của các NHTM.
Thứ hai, hoạt động huy động vốn của các NHTM là hoạt động chứa đựng nguy cơ
rủi ro cao, sự tác dộng tích cực hoặc tiêu cực của nó thường mang tính phản ứng “dây
chuyền” do đó ảnh hưởng đến cả hệ thống ngân hàng và tác động đến toàn bộ nền kinh tế.
Chẳng hạn, hoạt động huy động vốn bằng nhận tiền gửi mà không được Nhà nước quản lý
chặt chẽ thì có thể dẫn đến việc các NHTM lợi dụng đặc quyền được huy động vốn bằng
nhận các loại tiền gửi để lừa đảo dân chúng trên phạm vi rộng, với số lượng lớn. Mặt khác,
các NHTM huy động vốn mà không sử dụng vốn đó một cách có hiệu quả, để thất thoát
vốn sẽ dẫn đến tình trạng mất khả năng chi trả, thanh toán cho người gửi tiền, từ đó gây
tâm lý hoang mang cho những người gửi tiền khác khiến họ đồng loạt tới các NHTM rút
tiền, đẩy các NHTM khác vào tình trạng thiếu khả năng chi trả. Điều đó dẫn đến sự đổ vỡ
toàn bộ hệ thống NHTM, gây ra khủng hoảng về tài chính- tiền tệ, gây mất ổn định kinh tế.
Dân chúng mất lòng tin vào các NHTM, nguồn vốn nhàn rỗi không được tập trung cho
đầu tư phát triển, nền kinh tế khó mà phát triển được. Bởi vậy, hoạt động huy động vốn
cần phải được Nhà nước quản lý chặt chẽ.
Thứ ba, để bảo vệ quyền lợi cho các chủ thể khác trong hoạt động huy động vốn,
đồng thời nhằm tạo điều kiện thuận lợi, an toàn cho các NHTD trong quá trình huy động
vốn cần thiết phải có sự điều chỉnh của pháp luật. Mặt khác, thông qua việc điều chỉnh
bằng pháp luật đối với hoạt động huy động vốn của các NHTM, Nhà nước có thể kiểm
soát được tình hình hoạt động kinh doanh của các NHTM, từ đó kịp thời có biện pháp xử

lý, giúp NHTM thoát khỏi tình trạng khó khăn về tài chính.
2. Huy động vốn bằng tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá :
2.1. Huy động vốn bằng nhận tiền gửi :
2.1.1. Khái niệm tiền gửi :
Tại khoản 9 điều 20, luật các tổ chức tín dụng 1997 ghi nhận : “ Tiền gửi là số tiền của
khách hàng gửi tại tổ chức tín dụng dưới hình thức tiền gửi không kì hạn, tiền gửi có kì hạn,
6
tiền gửi tiết kiệm và các hình thức tiền gửi khác. Tiền gửi được hưởng lãi hoặc không hưởng
lãi và phải hoàn trả người gửi tiền.
3

Luật các tổ chức tín dụng 2010 có quy động về nhận tiền gửi như sau : “ Nhận tiền gửi là
hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có
kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức
nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa
thuận”.
4
Như vậy, tiền gửi ở đây được hiểu là khoản tiền gửi mà tổ chức cá nhân gửi vào tổ
chức tín dụng với nhiều mục đích khác nhau. Đầu tiên là để tổ chức tín dụng bảo quản hộ tài
sản của mình, sau đó nhằm kiếm lời từ khoản tiền nhàn rỗi đó hoặc gửi để dùng trong giao
dịch thanh toán qua hệ thống các tổ chức tín dụng được phép cung ứng các dịch vụ thanh
toán. Về phía các tổ chức tín dụng ngoài trách nhiệm bảo quản số tiền đó, được phép sử
dụng vào mục đích đã định của mình , tổ chức tín dụng phải hoàn trả số tiền gửi đó theo
đúng thời hạn đã cam kết và còn phải trả thêm một khoản tiền lãi cho người gửi tiền đối với
loại tiền gửi có lãi.
Phân loại tiền gửi :
Khi tham gia quan hệ gửi tiền, người gửi tiền luôn hướng tới một mục đích nhất
định. Nhằm đáp ứng những nhu cầu đa dạng đó của khách hàng , các NHTM đưa ra nhiều
loại tiền gửi khác nhau để người gửi tiền lựa chọn hình thức gửi thích hợp nhất tuỳ thuộc
vào mục đích, tính chất và khả năng nguồn vốn của họ. Dựa theo từng tiêu chí cụ thể người

ta có thể phân chia thành nhiều loại tiền gửi khác nhau. Cụ thể là:
- Căn cứ theo nghiệp vụ quản lý kinh doanh ngân hàng, tiền gửi được chia thành:
+ Tiền gửi không kỳ hạn: Là loại tiền gửi được khách hàng gửi vào các NHTM để
thực hiện các khoản chi trả, thanh toán. Tiền gửi không kỳ hạn là khoản tiền đang chờ
thanh toán, không phải là tiền mà khách hàng để dành nên khách hàng có thể rút ra hoặc sử
dụng để thanh toán bất kỳ lúc nào theo yêu cầu. Thông thường khách hàng gửi loại tiền gửi
này sẽ không được trả lãi hoặc trả mức lãi suất thấp. Tiền gửi không kỳ hạn được quản lý ở
các NHTM trên tài khoản tiền gửi thanh toán hoặc tài khoản vãng lai. Đối với tiền gửi
không kỳ hạn, khách hàng được sử dụng các công cụ thanh toán để chi trả như séc, uỷ
nhiệm chi và các lệnh chi khác...
3
Khoản 9, Điều 20, Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 ( sửa đổi bổ sung 2004 ).
4
Khoản 13, Điều 4, Luật các tổ chức tín dụng 2010.
7
+ Tiền gửi có kỳ hạn: là loại tiền gửi mà khách hàng gửi vào NHTM trên cơ sở có
sự thoả thuận với NHTM về thời gian rút tiền. Về nguyên tắc người gửi tiền chỉ được rút
tiền khi đến hạn thoả thuận. Tuy nhiên, trên thực tế để thu hút khách hàng gửi loại tiền gửi
này, các NHTM có thể cho phép khách hàng đuợc rút tiền trước thời hạn (nếu số tiền rút ra
lớn thì phải có sự thông báo trước cho NHTM một vài ngày) trong trường hợp này người
gửi tiền chỉ được hưởng mức lãi suất thấp. Tiền gửi có kỳ hạn là nguồn vốn tín dụng mang
tính ổn định, nên các NHTM thường chú trọng áp dụng các biện pháp kích thích để huy
động loại tiền gửi này bằng việc đưa ra nhiều loại kỳ hạn khác nhau để đáp ứng nhu cầu
của khách hàng. Đối với mỗi loại kỳ hạn, NHTM áp dụng một mức lãi suất tương ứng trên
nguyên tắc kỳ hạn càng dài, lãi suất càng cao.
+ Tiền gửi tiết kiệm: là loại tiền gửi chỉ dành cho cá nhân, nó là khoản tiền để dành
của các cá nhân chứ không phải để thanh toán, nó được ký gửi vào các NHTM nhằm quản
lý cất giữ hộ hoặc để hưởng lãi theo định kỳ.
Theo quy định của pháp luật “Tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền của cá nhân được gửi
vào tài khoản tiết kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của

tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm
tiền gửi”.
5
Tiền gửi tiết kiệm có hai loại là tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm
có kỳ hạn.
• Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: là tiền gửi tiết kiệm mà người gửi tiền có
thể rút tiền theo yêu cầu mà không cần thông báo trước vào bất kỳ một ngày làm việc nào
của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm
6
. Tuy nhiên, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn khác với
tiền gửi không kỳ hạn (tiền gửi thanh toán) ở chỗ: Tài khoản tiền gửi tiết kiệm không được
sử dụng để phát hành séc và thực hiện giao dịch thanh toán bằng các công cụ thanh toán
không dùng tiền mặt để chi trả cho người khác, trừ trường hợp tài khoản tiền gửi tiết kiệm
bằng đồng Việt Nam của người cư trú được sử dụng để chuyển khoản thanh toán tiền vay
của chính chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm tại tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm đó, hoặc chuyển
sang tài khoản khác do chính chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm hoặc đồng chủ sở hữu tiền gửi
tiết kiệm là chủ tài khoản tại tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm đó.
5
Khoản 1, Điều 6, Quy chế về tiền gửi tiết kiệm ban hành kèm theo Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN ngày
13/9/2004 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước ( Quy chế về tiền gửi tiết kiệm năm 2004).
6
Khoản 2, Điều 11, Quy chế về tiền gửi tiết kiệm 2004.

×