Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Nhóm các quy định trách nhiệm của tổ chức tín dụng trong việc tham gia tổ chức bảo toàn hoặc bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.9 KB, 18 trang )

Bài Làm
Trong thời kỳ hội nhập, ngân hàng sẽ có nhiều cơ hội để “cọ sát” với các
ngân hàng mạnh về tài chính, hiện đại về công nghệ, chuyên nghiệp về quản trị,
điều hành. Tuy nhiên, đó cũng là những thách thức lớn đối với các ngân hàng
của Việt Nam.
Trong định hướng phát triển kinh tế – xã hội, Đảng và nhà nước đã nhấn
mạnh: “phải đảm bảo sự phát triển an toàn, lành mạnh của thị trường tài chính,
tiền tệ trong toàn bộ nền kinh tế”. Nhừng năm gần đây, thị trường tài chính,
tiền tệ có nhiều thay đổi nhanh chóng, những diễn biến trong thị trường tài
chính, tiền tệ của một nước có thể ảnh hướng tới cả thị trường tiền tệ của nước
khác. Chính vì thế, bên cạnh ổn định về chính trị, xã hội thì việc đảm bảo cho
một nền kinh tế phát triển an toàn, lành mạnh luôn là mục tiêu và nhiệm vụ
quan trọng đối với mỗi quốc gia. Nhận thức tầm quan trọng đó nhà nước ta đã
đưa ra những chính sách cũng như ban hành các văn bản quy phạm pháp luật
nhằm tạo ra môi trường lành mạnh, an toàn cho hoạt động tài chính, tiền tệ.
Riêng ngành ngân hàng bên cạnh việc hoàn thiện các quy định pháp luật về
ngân hàng, Chính phủ cũng đã ban hành những văn bản pháp luật mới để điều
chỉnh một nghiệp vụ mới đó là nghiệp vụ bảo hiểm tiền gửi.
Đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng thương mại nói riêng và của cả hệ
thống các tổ chức tín dụng nói chung luôn luôn là một trong những vấn đề đặc
biệt quan trọng. Hoạt động an toàn và hiệu quả của cả hệ thống tài chính tiền tệ
của mỗi quốc gia, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chình vì vậy, các nhà
xây dựng pháp luật về hoạt động ngân hàng rất quan tâm đền vấn đề này.“Bảo
đảm an toàn cho hoạt động kinh doanh của hoạt động tín dụng ở mọi nền kinh
tế đã vượt ra ngoài sự bảo vệ của các tổ chức kinh doanh tín dụng và trở thành
mối quan tâm chung của mọi nước.” Một trong các biện pháp bảo đảm an toàn
cho hệ thống ngân hàng là ban hành các quy chế về bảo đảm an toàn. Quy chế
về bảo đảm an toàn của ngân hàng là tổng thể những quy phạm nhằm xác lập
và tăng cường hoạt động ngân hàng vì mục tiêu an toàn và hiệu quả của hoạt
động ngân hàng. Theo quy định của pháp luật hiện hành, quy chế này gồm
những nội dung chủ yếu sau:


– Nhóm quy định các trường hợp, theo đó tổ chức tín dụng không
được phép cho vay, không được phép chấp nhận bảo lãnh cho một số đối tượng
nhất định trong tổ chức tín dụng.
1
– Nhóm quy định các trường hợp, theo đó tổ chức tín dụng phải hạn
chế cho vay đối với một số đối tượng nhất định liên quan đến hoạt đông của
ngân hàng
– Nhóm các quy định trách nhiệm của tổ chức tín dụng trong việc
tham gia tổ chức bảo toàn hoặc bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật.
– Nhóm các quy định cấm hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
– Quy định về tỷ lệ dự chư bắt buộc.
– Nhóm quy định nghĩa vụ phòng ngừa rủi ro.
– Nhóm quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động. của
các tổ chức tín dụng.
Bài viết này đi sâu làm rõ vấn đề: “Nhóm các quy định trách nhiệm của
tổ chức tín dụng trong việc tham gia tổ chức bảo toàn hoặc bảo hiểm tiền gửi
theo quy định của pháp luật.” và phạm vi hẹp là tại các ngân hàng thương mại.
Rất mong được sự góp ý của thầy cô và các bạn để bài viết được hoàn thiện
hơn.
I. Khái quát về bảo hiểm tiền gửi
1. Sự cần thiết thiến hành bảo hiểm tiền gửi
An toàn trong kinh doanh là yêu cầu bức thiết đối với hoạt động của các tổ
chức tín dụng. Để đảm bảo an toàn trong kinh doanh của tổ chức tín dụng mỗi
nhà nước đều đưa ra các quy định pháp luật hạn chế quyền tự do kinh doanh
của các tổ chức tín dụng qua đó nhằm bảo đảm hơn độ an toàn cho hoạt động
của các tổ chức tín dụng. Trên thực tế, các biện pháp này cũng đã hạn chế phần
nào rủi ro, tạo môi trường khá an toàn cho hoạt động các tổ chức tín dụng. Tuy
nhiên, dường như những biện pháp đó vẫn chưa đủ tạo niềm tin cho người gửi
tiền, cũng như bảo đảm an toàn cho hoạt động của các tổ chức tín dụng. Bởi vì,
mặc dù đã thực hiện các biện pháp mà pháp luật đưa ra nhưng hàng năm trên

thế giới vẫn có hàng trăm, hàng nghìn ngân hàng bị phá sản và người gửi tiền
lại mất trắng số tiền gửi hoặc được nhân lại với số tiền rất ít. Những biện pháp
bảo đảm đó vẫn chưa đủ để tạo miềm tin cho người gửi tiền – số đông là những
người gửi tiền với mục đích là tiết kiệm, có những người số tiền họ gửi là cả
2
một gia tài đối với họ. Chính vì vậy, mắc dù đã gửi tiền vào ngân hàng nhưng
họ vẫn chưa yên tâm vì không hiểu liệu số tiền mình gửi đó được sử dụng như
thế nào, nếu ngân hàng phá sản thì có được trả lại hay không? Đó là lỗi lo lắng,
băn khoăn của hầu hết người gửi tiền khi ngân hàng phá sản thì người gửi tiền
chỉ được thanh toán lại số tiền đã gửi khi thanh lý tài sản và số tiền họ nhận
được là rất nhỏ, cũng có khi là mất trắng. Do tâm lý như vậy, chỉ cần một tác
động nhỏ hay một thông tin nhỏ họ sẽ rút số tiền gửi tại ngân hàng đồng loạt và
như vậy các ngân hàng lại dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán nguy
cơ đổ vỡ là không tránh khỏi. Mà mục đích đắt ra cũng không đạt được đó là
huy động được vốn nhàn dỗi từ người dân. Vì vậy, mà đặt ra vấn đề là phải tìm
ra một giải pháp, phải đưa ra được một biện pháp tối ưu hơn, an toàn hơn để
vừa tạo niềm tin cho người gửi tiền – yếu tố quan trọng, vừa là một biện pháp
để giúp cho các tổ chức tín dụng huy động được nhiều hơn nữa lượng tiền nhàn
dỗi – vốn được xem là lớn trong dân. Qua đó, giúp cho nền kinh tế quốc gia
được ổn định. Sự ra đồi của tổ chức bảo hiểm tiền gửi là một bước ngoặt lớn
trong việc góp phần ổn định cho hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng.
2. Mục đích, vai trò, chức năng, bản chất của bảo hiểm tiền gửi
* Mục đích của bảo hiểm tiền gửi
Trong thực tế, mục đích cụ thể của mỗi hệ thống bảo hiểm tiền gửi có khác
nhau nhưng tựu chung đều nhằm đạt được mục tiêu sau:
– Bảo vệ số đông người gửi tiền, đối tượng có tiền gửi ít hạn chế trong
tiếp cận thông tin về quản trị, điều hành và tình hình hoạt động của các tổ chức
huy động tiền gửi;
– Góp phần đảm bảo cho hệ thống tài chính quốc gia ổn định và tạo điều
kiện cho các giao dịch tài chính có hiệu quả hơn bằng cách phòng, tránh đổ vỡ

ngân hàng;
– Góp phần xây dựng một thị trường có tính cạnh tranh và bình đẳng cho
các tổ chức tài chính có quy mô và trình độ phát triển khác nhau;
– Quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của người gửi tiền, tổ chức tài
chính, Chính phủ và giảm thiểu gánh nặng tài chính cho người đóng thuế trong
trường hợp có tổ chức tín dụng đổ bể.
3
* Vai trò của bảo hiểm tiền gửi
Thứ nhất, củng cố niềm tin của người gửi tiền
Trong bối cảnh ngân hàng tìm mọi cách để thu hút khách hàng về phía mình
bằng việc cố gắng mang lại lợi ích cao nhất cho người gửi tiền thì việc tạo tâm
lý yên tâm về sự an toàn tiền gửi là một vấn đề quan trọng và góp phần thúc
đẩy quá trình huy động vốn. Bảo hiểm tiền gửi có vai trò quan trọng góp phần
củng cố niềm tin cho người gửi tiền. Trong chiến lược phát triển của mình bảo
hiểm tiền gửi luôn hướng tới mục tiêu bảo vệ tốt nhất quyền lợi của người gửi
tiền với phương trâm lấy khách hàng làm tiêu điểmvới quan điểm chủ đạo như
vậy không chỉ người gửi tiền mà tất cả các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi
ngày càng được hưởng nhiều lợi ích từ tổ chức bảo hiểm tiền gửi.
Thứ hai, tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các tổ chức tín dụng
Trong cuộc chạy đua thị phần khách hàng, thì thông thường lợi thế cạnh
tranh sẽ thuộc về các “ông lớn” tuy nhiên khi có bảo đảm tiền gửi thì khoảng
cách đó sẽ được rút ngắn dần, bởi vai trò của bảo hiểm tiền gửi là góp phần
đảm bảo an toàn cho hệ thống tín dụng chứ không phải chỉ cho một tổ chức đơn
lẻ nào. Chính điều đó đã tại ra sự bình đẳng trong cạnh tranh giữa các tổ chức
tín dụng.
Thứ ba, góp phần đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng qua các công cụ
kiểm tra, giám sát của bảo hiểm tiền gửi
Trong bối cảnh mới của thời kỳ hội nhập thì bên cạnh những rủi ro
thuyền thống còn xuất hiện nhiều rủi ro mới. Kiểm soát được những rủi ro đó là
một vấn đề quan trọng góp phần đảm bảo an ninh kinh tế quốc gia. Sử dụng

một các hữu hiệu các công cụ bảo đảm của Chính phủ – Công cụ bảo hiểm là
một điều hết sức cần thiết. Công tác kiểm tra, giám sát tổ chức tín dụng của bảo
hiểm tiền gửi cần được các tổ chức tín dụng nhìn nhận dưới “góc nhìn mới”.
Việc kiểm tra, giám sát bảo hiểm tiền gửi giúp các tổ chức tín dụng biết nhìn
nhận chính mình thông qua việc cảnh báo các rủi ro tiềm ẩn và các sai phạm
yếu kém dể từ đó các tổ chức tín dụng có những giải pháp bảo đảm an toàn hệ
thống. bảo hiểm tiền gửi luôn chú trọng đến công tác kiểm tra giám sát và coi
đó là công cụ gián tiếp để bảo vệ tích cực và triệt để người gửi tiền. Việc ứng
dụng chuẩn mực an toàn theo thông lệ quốc tế trong kiểm tra và giám sát cũng
luôn được quan tâm và có những lộ trình thực hiện để đạt được mục đích cuối
cùng là bảo vệ người gửi tiền, góp phần bảo vệ an toàn hệ thống tài chính, ngân
hàng. Tuy nhiên, để công tác này thật sự phát huy hiệu quả phải có sự phối hợp
4
tốt giữa các bên có liên quan. Bản thân các tổ chức tín dụng cũng cần có sự
nhìn nhận và đánh giá đúng vai trò của công tác kiểm tra, giám sát của bảo
hiểm tiền gửi để từ đó có sự phối hợp chặt chẽ và hiệu quả hơn. Bởi chính việc
kiểm tra giám sát của bảo hiểm tiền gửi là mang lại lợi ích cho các tổ chức tín
dụng. Bảo hiểm tiền gửi là một trong cơ cấu giám sát tài chính quốc gia.
Thứ tư, vai trò của của bảo hiểm tiền gửi còn là một công cụ tài chính thể
hiện sự hòa nhập trong xu thế hội nhập.
Hiện nay, hệ thống bảo hiểm tiền gửi đã được thực hiện thành công tại
hơn 80 quốc gia trên thế giới và là xu thế của nền kinh tế hiện đại. Những nước
có nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng phát triển hàng đầu
trên thế giới thì công cụ bảo hiểm tiền gửi cũng được sử dụng từ lâu như: Mỹ,
Nhật Bản, Pháp, Canada, Hà lan,… Bảo hiểm tiền gửi là một thông điệp thể
hiện sự hòa nhập của Việt Nam với xu thế quốc tế về khía cạnh đảm bảo sự an
toàn hệ thống trong hoạt động Tài chính – Ngân hàng. Là một tổ chức mới, bảo
hiểm tiền gửi Việt Nam luôn ý thức xây dựng hệ thống bảo hiểm tiền gửi trên
hai tiêu chí cơ bản là hợp với thông lệ quốc tế và phù hợp với tình hình Việt
Nam thông qua tham khảo nhiều mô hình bảo hiểm tiền gửi đã thực hiện thành

công trên thế giới; phân tích điều kiện của Việt Nam và tìm ra giải pháp thích
hợp.
* Chức năng của bảo hiểm tiền gửi
- Chức năng tham gia giám sát, đánh giá rủi ro trong hoạt động của các tổ chức
tham giabảo hiểm tiền gửi, góp phần bảo đảm an toàn và sự phát triển bình
thường của hệ thống tài chính – tín dụng. Đây là chức năng không thể thiếu của
tổ chức bảo hiểm tiền gửi và có tính chất bổ trợ cho chức năng bảo hiểm nói
trên. Để thực hiện tốt chức năng bảo hiểm, nhằm giảm thiểu tối đa chi phí cũng
như phòng chống đổ vỡ, ngăn chặn trước những sự kiện bảo hiểm có thể xẩy
ra, tổ chức bảo hiểm tiền gửi phải tham gia vào quá trình giám sát, đánh giá rủi
ro trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi. Từ
kết quả giám sát, tổ chức bảo hiểm tiền gửi đưa ra những khuyến nghị cho các
tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi nhằm ngăn ngừa rủi ro, hạn chế đổ vỡ và
trong giới hạn cho phép, tổ chức bảo hiểm tiền gửi còn có thể hỗ trợ, thậm chí
có quyền can thiệp vào hoạt động của các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi
khi có dấu hiệu mất an toàn.
- Chức năng đầu tư kinh doanh. Đây là một chức năng còn nhiều tranh cãi, nhất
là trong nghiên cứu xây dựng mô hình bảo hiểm tiền gửi ở các nước đang phát
triển. Loại quan điểm thứ nhất cho rằng, bảo hiểm tiền gửi chỉ đơn thuần là một
5
công cụ trong tay Chính phủ để thực hiện nhiệm vụ chi trả tiền cho dân cư khi
có một tổ chức tín dụng bị đổ vỡ. Và do vậy, tổ chức bảo hiểm tiền gửi không
phải là một tổ chức có chức năng kinh doanh, không đầu tư, không tìm kiếm lợi
nhuận. Tuy nhiên, trong điều kiện của kinh tế hiện đại, tổ chức bảo hiểm tiền
gửi ở các nước phát triển không phải chỉ đơn thuần là công cụ của Chính phủ
nhằm hạn chế những đổ vỡ tín dụng mang tính dây chuyền mà còn là một định
chế tài chính độc lập, được quản trị và điều hành như một công ty và hoạt động
vì mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận. Và khả năng tài chính của tổ chức bảo hiểm
tiền gửi không phải chỉ lệ thuộc vào những đồng vốn ngân sách luôn ít ỏi của
Chính phủ mà nó phải tăng cường năng lực tài chính từ chính hoạt động của

mình. Một tổ chức bảo hiểm tiền gửi có tiềm lực tài chính hùng mạnh càng
thoát ly nguồn vốn ngân sách và sự lệ thuộc vào tài trợ của Chính phủ bao
nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu. Và vì vậy, bảo hiểm tiền gửi cần phải có và phải
làm tốt chức năng đầu tư tự tìm kiếm lợi nhuận, trước hết là nhằm bảo toàn và
phát triển nguồn vốn nhà nước giao, sau đó là tự tăng cường năng lực tài chính
để bảo đảm có đủ khả năng xử lý rủi ro mà không cần đến sự hỗ trợ thường
xuyên của Chính phủ. Tất nhiên, ở mỗi quốc gia, tùy thuộc vào từng thời kỳ mà
xác định chức năng này của bảo hiểm tiền gửi là khác nhau. Chẳng hạn như ở
nước ta, bảo hiểm tiền gửi Việt Nam hiện nay là tổ chức hoạt động không vì
mục tiêu lợi nhuận, nhưng trong tương lai đây sẽ là vấn đề cần phải được
nghiên cứu điều chỉnh cho phù hợp khi tổ chức bảo hiểm tiền gửi đã thực sự
lớn mạnh.
* Bản chất của hoạt động bảo hiểm tiền gửi
Xét về mặt thuật ngữ bảo hiểm tiền gửi là một loại hình bảo hiểm có dối
tượng bảo hiểm chính là “tiền gửi”. Theo quy định tại khoản 9 Điều 20: “Tiền
gửi là số tiền của khách hàng gửi tại tổ chức tín dụng dưới hình thức tiền gửi
không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác. Tiền
gửi được hưởng lãi hoặc không hưởng lãi và phải được hoàn trả cho người gửi
tiền.”
Như vậy, về bản chất tổ chức bảo hiểm tiền gửi dù được tổ chức và hoạt
động dưới bất kỳ hình thức nào thì nó vẫn mang bản chất của một tổ chức bảo
hiểm. Và do vậy, họat động của tổ chức bảo hiểm tiền gửi vẫn cơ bản dựa theo
nguyên lý của hoạt động bảo hiểm là bù đắp rủi ro theo cơ chế lấy số đông bù
cho số ít. Tuy nhiên, bảo hiểm tiền gửi là một hoạt động bảo hiểm mang đầy rủi
ro, vì vậy, ít tổ chức bảo hiểm thương mại nào dám kinh doanh loại hình bảo
hiểm này, và do vậy, thông thường Nhà nước phải đứng ra thành lập tổ chức
6
bảo hiểm tiền gửi để bảo vệ quyền lợi của công chúng khi họ gặp rủi ro về tiền
gửi.
Bảo hiểm tiền gửi là cam kết công khai của tổ chức bảo hiểm tiền gửi đối

với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi và người gửi tiền về việc tổ chức bảo
hiểm tiền gửi sẽ trả tiền gửi được bảo hiểm cho người gửi tiền khi tổ chức tham
gia bảo hiểm tiền gửi bị chấm dứt hoạt động và mất khả năng thanh toán cho
người gửi tiền.
Bảo hiểm tiền gửi là hoạt động cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho người gửi
tiền. Dịch vụ này mang tính xã hội cao, theo cách phân loại của các nhà kinh tế
học, dịch vụ bảo hiểm tiền gửi thuộc loại hàng hoá công không thuần tuý. Cơ
sở để gọi dịch vụ bảo hiểm tiền gửi là hàng hoá công không thuần tuý, căn cứ
vào tính không loại trừ thụ hưởng một cách tuyệt đối của dịch vụ này.
Xuất phát từ một trong các mục đích của hoạt động bảo hiểm tiền gửi là góp
phần đảm bảo tính ổn định của hệ thống tài chính quốc gia, người thụ hưởng
dịch vụ bảo hiểm tiền gửi là toàn xã hội. Người gửi tiền có tiền gửi thuộc đối
tượng được bảo hiểm sẽ được lợi trực tiếp từ chính sách bảo hiểm tiền gửi qua
việc họ được tổ chức bảo hiểm tiền gửi chi trả tiền bảo hiểm, khi tổ chức nhận
tiền gửi của họ bị đóng cửa và mất khả năng thanh toán. Người đi vay sẽ được
hưởng lợi từ dịch vụ bảo hiểm tiền gửi ở chỗ tính ổn định của hệ thống tài
chính giúp cho họ sử dụng tiền vay được an toàn và thuận tiện hơn. Có được hệ
thống tài chính ổn định sẽ giúp cho các ngành kinh tế khác phát triển thuận lợi
v.v… Chính vì đặc tính không loại trừ thụ hưởng tuyệt đối mà dịch vụ bảo
hiểm tiền gửi được xếp vào loại hàng hoá công không thuần tuý.
II. Quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi
Hoạt động của các tổ chức tài chính nói chung và các ngân hàng nói
riêng luôn có những rủi ro, trong đó mất khả năng thanh toán là rủi ro lớn nhất.
Hậu quả có thể dẫn tới là hệ thống tài chính quốc gia bị tê liệt; xã hội bị bất ổn
và niềm tin của các nhà đầu tư sẽ bị giảm sút. Và đây chính là lý do để Bảo
hiểm tiền gửi Việt nam – DIV - ra đời với vai trò là một trong những công cụ
phòng ngừa quan trọng và hữu hiệu.
1. Quy định về cơ quan thực hiện bảo hiểm tiền gửi
7

×