1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
KHOA KHOA HỌC MÁY TÍNH
__________
TIỂU LUẬN MÔN HỌC:
TRIẾT HỌC
MỐI LIÊN HỆ GIỮA TÔN GIÁO VÀ
KHOA HỌC
Giảng viên hướng dẫn : TS BÙI VĂN MƯA
Học viên thực hiện: NGUYỄN THỊ DIỄM AN
MSHV: CH1301075
TP. HồChí Minh, tháng 8 năm 2014
1
GVHD: TS Bùi Văn Mưa HVTH: Nguyễn Thị Diễm An CH1301075
2
LỜI MỞ ĐẦU
Khoa học và tôn giáo là đề tài khá thú vị, tách riêng chúng ra cũng đã rất
thú vị rồi. Tôn Giáo hay còn gọi là đạo, xét trên một phương diện nào đó thì Tôn
Giáo là phương cách để giúp con người sống và tồn tại với sức mạnh siêu nhiên
từ đó làm lợi ích cho vạn vật và con người. Còn khoa học là toàn bộ hoạt động có
hệ thống nhằm xây dựng và tổ chức kiến thức dưới hình thức những lời giải thích
và tiên đoán có thể kiểm tra được về vũ trụ. Hai phạm trù này dường như đi theo
hai hướng. Như vậy liệu chùng có đối đầu với nhau không, đối đầu như thế nào
và liệu rằng trong một hoặc nhiều phương diện nào đó, hai phạm trù này có đồng
điệu và hòa hợp với nhau không.
2
GVHD: TS Bùi Văn Mưa HVTH: Nguyễn Thị Diễm An CH1301075
3
LỜI CẢM ƠN
3
GVHD: TS Bùi Văn Mưa HVTH: Nguyễn Thị Diễm An CH1301075
Lời đầu tiên em muốn bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc của mình tới TS. Bùi Văn Mưa giảng
viên bộ môn Triết Học, trường Đại học Công Nghệ Thông Tin, ĐHQG – Tp.HCM đã hướng
dẫn chúng em cũng như chia sẽ những điều thú vị về môn học. Trong thời gian học, em đã tiếp
thu nhiều kiến thức bổ ích để hoàn thành bài tiểu luận này.
Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy và các bạn để đề tài có thể
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Tp Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2014
Học viên: Nguyễn Thị Diễm An
4
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TÔN GIÁO
1.1 Định nghĩa
Như đã nói, tôn giáo hay còn gọi là đạo, thường được định nghĩa là niềm
tin vào những gì siêu nhiên, thiêng liêng hay thần thánh, cũng như những đạo lý,
lễ nghi về niềm tin đó. Trong một nghĩa tong quát, có người cho rang tôn giáo là
kết quả của các câu hỏi như nguồn gốc của vụ trụ, con người, mục đích cuối
cùng của việc tồn tại
1.2 Lịch sử
Theo như một số thông tin thì khoảng cách đây khoảng 40.000 năm con
người đã tin và tham gia các nghi thức tôn giáo.
Trong xã hội săn bán hái lượm thì vật linh chủ yếu trở thành thần thánh
với thuyết vật linh. Biển cả, núi cao, gió và thậm chí cả cây cối cũng có thể
4
GVHD: TS Bùi Văn Mưa HVTH: Nguyễn Thị Diễm An CH1301075
5
được coi là những thế lực có tính chất thần thánh sinh ra và chi phối đời sống con
người.
Sang đến giai đoạn xã hội trồng trọt và chăn nuôi, niềm tin thần thánh là
nguyên nhân hình thành thế giới dần dần được phát triển. Một hệ thống văn hóa
đạo đức được ủng hộ bằng việc công nhận thần thánh đồng thời tôn giáo vượt
qua khỏi phạm vi gia đình và thường gắn chặt với chính trị, lãnh tụ xã hội thường
được xem là vua và tăng lữ như các Pharaoh Ai Cập.
Trước Cách mạng Công nghiệp, tôn giáo đã rất phát triển và là thể chế xã
hội vô cùng quan trọng ở khắp các lục địa. Đây cũng là lúc các tôn giáo có nhiều
xung đột với nhau: Kitô giáo với Hồi giáo qua nhiều cuộc Thập tự chinh; Ấn Độ
giáo xung đột với Phật giáo và về cơ bản đã loại trừ tôn giáo này ra khỏi miền đất
phát tích của nó vào thế kỷ 13; người Hồi giáo chinh phục và truyền bá tôn giáo
của mình đến những vùng khác
Từ khi Cách mạng Công nghiệp nổ ra, những tiến bộ của khoa học kỹ
thuật đã khiến cho ảnh hưởng của tôn giáo không còn mạnh mẽ như trước, tôn
giáo dần bị tách rời khỏi nhà nước. Trong đời sống xã hội, khoa học cũng dần
thay thế cho tôn giáo, chẳng hạn một người khi gặp bệnh tật tìm đến bác sỹ nhiều
hơn là tu sỹ. Tuy vậy, thậm chí ngay cả cho đến nay, nhiều phong trào tôn giáo
mới vẫn tiếp tục phát triển.
1.3 Tục lệ
Những phong tục phổ biến như: Cầu nguyện, thờ phụng, họp mặt thường
lệ với những người khác đồng tôn giáo.
Việc duy trì và học tập những kinh sách ghi chép những tín ngưỡng cơ
bản của tôn giáo.
5
GVHD: TS Bùi Văn Mưa HVTH: Nguyễn Thị Diễm An CH1301075
6
CHƯƠNG 2: KHOA HỌC
2.1 Định nghĩa
Khoa học là toàn bộ hoạt động có hệ thống nhằm xây dựng và tổ chức
kiến thức dưới hình thức những lời giải thích và tiên đoán có thể kiểm tra được
về vũ trụ. Thông qua các phương pháp kiểm soát, nhà khoa học sử dụng
cách quan sát các dấu hiệu biểu hiện mang tính vật chất và bất thường của tự
nhiên nhằm thu thập dữ liệu, phân tích thông tin để giải thích cách thức hoạt
động, tồn tại của sự vật hiện tượng. Một trong những cách thức đó là phương
pháp thử nghiệm nhằm mô phỏng hiện tượng tự nhiên dưới điều kiện kiểm soát
được và các ý tưởng thử nghiệm. Tri thức trong khoa học là toàn bộ lượng thông
6
GVHD: TS Bùi Văn Mưa HVTH: Nguyễn Thị Diễm An CH1301075
7
tin mà các nghiên cứu đã tích lũy được. Định nghĩa về khoa học được chấp nhận
phổ biến rằng khoa học là tri thức tích cực đã được hệ thống hóa.
2.2 Lich sử
Khoa học theo nghĩa rộng đã tồn tại trước kỷ nguyên hiện đại, và trong
nhiều nền văn minh cổ, nhưng khoa học hiện đại đánh dấu một bước phát triển
vượt bật khác biệt rất xa trong cách tiếp cận của nó so với thời kỳ trước đó.
2.3 Phân loại
Khoa học được phân làm hai loại cơ bản là triết học khoa học và khoa học
thực nghiệm.
Triết học khoac học là nghiên cứu các giả định, các cơ sở, và các ý nghĩa
về mặt triết học của khoa học
Khoa học thực nghiệm hay nói đúng hơn là những điều hoài nghi phải
được chứng minh bằng thực nghiệm.
CHƯƠNG 3: MỐI LIÊN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC
3.1 Sự đối đầu
Tôn giáo và khoa học là hai phạm trù mà đôi khi được xem là những kẻ
thù của nhau. Đối với nhiều người đó là trận chiến một mất một còn.
Một bên là những khoa học gia, như nhà hóa học Peter Atkins, cho rằng
sự hòa hợp giữa tôn giáo và khoa học là điều “không thể có được”. Theo ông
7
GVHD: TS Bùi Văn Mưa HVTH: Nguyễn Thị Diễm An CH1301075
8
Atkins, tin “Chúa Trời là một sự lý giải (cho bất kỳ điều gì, chứ đừng nói chi đến
mọi điều) là đáng khinh về mặt trí tuệ”.
Còn bên kia tôn giáo là những người sùng đạo lên án khoa học là mầm
mống hủy hoại đức tin. Họ tin rằng khoa học ngày nay chỉ là một sự lường gạt,
trưng ra những sự kiện có thể là đúng nhưng lại diễn giải chúng một cách sai lầm
khiến đức tin của những người sùng đạo bị suy yếu. Chẳng hạn, nhà sinh vật học
William Provine đã phát biểu rằng thuyết Darwin đồng nghĩa với việc “không có
căn bản, nền tảng đạo đức; không có ý nghĩa tối hậu của đời sống”.
Tuy nhiên, việc căng thẳng này hình thành và phát triển một phần là do
những tuyên bố sai lầm hoặc vô căn cứ của cả hai bên. Trong nhiều thế kỉ trước,
các nhà lãnh đạo tôn giáo đã dạy những chuyện và giáo lý sai lầm đi ngược lại
những khám phá khoa học hiện đại và cũng không căn cứ trên lời Kinh Thánh
được soi dẫn. Chẳng hạn, Giáo Hội Công Giáo La Mã đã lên án Galileo khi ông
đưa ra kết luận đúng trái đất xoay quanh mặt trời. Quan điểm của Galileo hoàn
toàn không trái ngược với Kinh Thánh, nhưng đi ngược lại lời dạy của những
người đứng đàu giáo hội. Mặt khác, các nhà khoa học cũng đáng trách khi đưa
vào dạy như một sự kiện thật một học thuyết tiến hóa chưa được chứng minh, nói
rằng sự sống tiến hóa từ vật chất vô sinh, không có sự tác động của Đức Chúa
Trời. Họ phỉ báng niềm tin tôn giáo là phi khoa học.
3.2 Sự hòa hợp
“Khoa học và tôn giáo không còn bị xem là xung khắc nữa”.—
Tờ The DailyTelegraph, Luân Đôn, số ra ngày 26-5-1999.
Nhà khoa học Albert Einstein nói rằng: “Khoa học không có tôn giáo thì
què quặt, còn tôn giáo không có khoa học thì mù lòa” điều này nói lên sự cần
thiết bổ trợ lẫn nhau giữa hai phạm trù này.
Thực ra, một số nhà khoa học cho rằng, có thể giải thích mọi sự vận hành
trong vũ trụ bằng lý luận mà không cần đến sự siêu phàm nào. Những cũng có
8
GVHD: TS Bùi Văn Mưa HVTH: Nguyễn Thị Diễm An CH1301075
9
nhiều nhà khoa học xem việc đó là không thỏa đáng và họ cố gằng tìm hiểu vũ
trụ này qua cả hai phạm trù. Khoa học nhằm lý giải vũ trụ như thế nào còn tôn
giáo là cho biết tại sao. Tác giá William Rees-Mogg cho rằng: “Khoa học nghiên
cứu những gì có thể đo lường được, còn tôn giáo nghiên cứu những điều không
thể đo lường được”. cho nên khoa học và tôn giáo không chỉ đối đầu nhau mà
thật ra nó còn hòa hợp với nhau.
Học thuyết khoa học dường như thường dựa trên tiền đề mà đòi hỏi phải
có một loại niềm tin nào đó. Chẳng hạn, về nguồn gốc sự sống, hầu hết những
người tin thuyết tiến hóa đều bám chặt vào những ý kiến đòi hỏi phải có đức tin
vào một số “tín lý”, các dữ kiện trộn lẫn với giả thuyết. Khi các nhà khoa học
dùng thẩm quyền của mình để áp đặt niềm tin mù quáng vào thuyết tiến hóa.
Điều này có nghĩa là con người không cần chịu trách nhiệm về hành vi đạo đức,
vì rốt cuộc con người cũng chỉ là sản phầm của sinh học. Vì cố chấp như vậy nên
các nhà khoa học đã bỏ qua những hướng khác.
Ngay cho dù hàng tỉ năm đề có sự kết hợp ngẫu nhiên của cá phận tử tạo
thành tế bào sống thì điều đó cũng rất khó có được. Bởi vậy, sự võ đoán về nguồn
gốc vũ trụ dường như là vô nghĩa. Việc tin vào điều này còn đòi hỏi nhiều đức tin
hơn là vào đấng tạo hóa. Như vậy, khoa học và tôn giáo cũng đòi hỏi phải có một
niềm tin nào đó, đó cũng là điềm tường đồng giữ hai phạm trù này.
Ta không thể không thừa nhận những thành quả mà khoa học mang lại,
tuy nhiên khoa học không phải là con đường dẫn đến nguồn hiểu biết duy nhất.
Mục tiêu của khoa học là mô tả các hiện tượng trong thế giới tự nhiên và giúp
giải đáp câu hỏi các hiện tượng đó hình thành
như
thế
nào. Nói như vậy có nghĩa
là đang đề cập đến những giới hạn cả khoa học. “Có một số câu hỏi mà các nhà
khoa học không bao giờ có thể trả lời được. Có thể vụ nổ Big Bang đã xảy ra
12 tỉ năm trước. Nhưng
tại
sao
nó xảy ra? Làm thế nào các hạt cơ bản hình
9
GVHD: TS Bùi Văn Mưa HVTH: Nguyễn Thị Diễm An CH1301075
10
thành? Cái gì đã tồn tại trước đó?” đó là câu nói của tác giả Tom Utley. Dường
như khoa học không thể thỏa mãn hết sự đòi hỏi của con người.
Khoa học đã và đang thu thập được những những kết quả đáng nể qua
các cuộc nghiên cứu, như thế không những không thể bài trừ sự hiện diện của
Thượng Đế mà còn xác định chúng ta đang ở trong một thế giời vô cùng phức tạp
và đáng nể như thế nào. Tất cả những điều kì diệu về thế giới càng chứng tỏ có
một đấng Tạo Hóa hiện hữu. và cũng không có bằng chứng nào chứng minh điều
ngược lại. điều này chứng tỏ khoa học có những giới hạn mà tôn giáo bổ trợ và
cả hai phạm trù cùng tồn tại song song.
Ngoài việc trả lời câu hỏi tại sao và giải thích được mục đích sống, tôn
giáo còn cho biết về giá trị, luân lý đạo đức và những hướng dẫn trong đời sống.
Hàng triệu người trên khắp địa cầu cảm thấy rằng họ đã tìm được nơi để
học cách sống. và cũng đã tìm thấy lời giải đáp thỏa đáng cho các câu hỏi: Tại
sao chúng ta hiện hữu? Và chúng ta sẽ đi về đâu? Những câu trả lời đó thật sự
tồn tại trong những cuốn Kinh Thánh.
Trong Kinh Thánh cho biết Thiên Chúa đã tạo dựng nên trời đất và muôn
vật, và Ngài đặt con người vào đó. Con người được giao nhiệm vụ quản lý trái
đất. Do vậy chỉ khi nào khám phá và hiểu được ý định của Thượng Đế đối, con
người mới có thể tìm được mục đích và ý nghĩa của đời sống. Vì vậy bằng cách
nào đó có thể san bằng sự cách biệt giữa lý luận khoa học và niềm tin tôn giáo?
Đó vẫn còn là câu hỏi khó.
Cả khoa học và tôn giáo chân chính đều đi tìm chân lý. Khoa học khám
phá một thế giới trật tự phi thường, một vũ trụ mang đậm dấu ấn của một sự thiết
kế thông minh. Tôn giáo thật khiến những khám phá đó trở nên ý nghĩa khi dạy
rằng đằng sau sự thiết kế thể hiện nơi thế giới vật chất là trí tuệ của Đấng Tạo
Hóa.
10
GVHD: TS Bùi Văn Mưa HVTH: Nguyễn Thị Diễm An CH1301075
11
Nhà sinh vật học phân tử Francis Collins nói: “Tôi nhận thấy tôn giáo
khiến tôi càng hiểu rõ giá trị của khoa học nhiều hơn”. Ông nói tiếp: “Khi khám
phá được điều gì về bộ gen người, tôi thường cảm thấy kinh ngạc đến thán phục
trước sự mầu nhiệm của sự sống, và tự nhủ: ‘Ồ, trước đây chỉ có Chúa mới biết’.
Đó là cảm giác vô cùng sung sướng và xúc động khiến tôi kính phục Thượng Đế
và càng ham thích khoa học nhiều hơn”.
Vậy điều gì đã khiến tôn giáo và khoa học hòa hợp với nhau: đó là sự tìm
kiếm chân lý
Sự tìm kiếm những lời giải đáp về vũ trụ, không gian và thời gian, mục
đích sống không bao giờ là kết thúc vì con người luôn có sự hiếu kì như. Nhà
sinh vật học Lewis Thomas nhận xét: “Quá trình này sẽ không bao giờ chấm dứt
vì con người là sinh vật có tính hiếu kỳ vô độ, luôn muốn nghiên cứu, khám phá
và tìm cách hiểu mọi việc. Chúng ta sẽ không bao giờ có thể giải đáp thỏa đáng
các câu hỏi. Tôi không thể tưởng tượng được quá trình này sẽ có lúc kết thúc, và
người ta sẽ thở phào nói: ‘Bây giờ chúng ta đã hiểu hết mọi việc’. Điều đó sẽ mãi
mãi vượt quá sức chúng ta”.
Tương tự như thế, về mặt tôn giáo, công cuộc tìm kiếm chân lý cũng kéo
dài bất tận. Phao-lô, một trong những người viết Kinh Thánh, nói: “Ngày nay, ta
thấy sự vật phản chiếu qua một tấm gương mờ Ngày nay, tôi chỉ biết đôi phần”.
—
1 Cô-rinh-tô 13:12
,
Bản Diễn Ý.
Trong khi tìm kiếm lời giải đáp, chúng ta cần được dẫn dắt bởi những
nguyên tắc đúng đắn. Nếu không theo sát những tiêu chuẩn bằng
chứng cao nhất,
chúng ta có thể dễ dàng lạc lối trên con đường tìm kiếm chân lý khoa học và tôn
giáo. Thực tế, không ai trong chúng ta có thể đánh giá hết mọi ý kiến và kiến
thức khoa học chất đầy trong các thư viện lớn ngày nay. Trái lại, Kinh Thánh
cung cấp một bộ sưu tập những sự dạy dỗ thiêng liêng dễ tra cứu cho chúng ta
xem xét. Kinh Thánh được chứng thực qua những sự kiện đã được công nhận.
11
GVHD: TS Bùi Văn Mưa HVTH: Nguyễn Thị Diễm An CH1301075
12
Tuy nhiên về tri thức nói chung, cần hết sức nỗ lực để phân biệt giữa sự
kiện và suy đoán, giữa hiện thực và sự giả dối—cả trong khoa học lẫn tôn giáo.
Như người viết Kinh Thánh là Phao-lô khuyên, chúng ta cần tránh “những sự cãi
lẽ bằng tri-thức ngụy xưng là tri-thức”. (
1 Ti-mô-thê 6:20
) Muốn hòa hợp khoa
học và Kinh Thánh, chúng ta phải để chính sự kiện lên tiếng hầu tránh sự suy
đoán, phỏng đoán, đồng thời xem xét sự hỗ trợ, bổ túc lẫn nhau giữa các sự kiện.
Chẳng hạn, khi hiểu Kinh Thánh dùng từ “ngày” để nói đến nhiều
khoảng thời gian khác nhau, chúng ta nhận ra rằng lời tường thuật về sáu ngày
sáng tạo trong Sáng-thế Ký không nhất thiết mâu thuẫn với kết luận của khoa học
cho rằng trái đất đã tồn tại bốn tỷ rưởi năm. Theo Kinh Thánh, trước khi các ngày
sáng tạo bắt đầu, trái đất đã hiện hữu một khoảng thời gian không được nêu rõ.
Ngay cả nếu khoa học có tự điều chỉnh và cho biết hành tinh này có độ tuổi khác,
thì những lời trong Kinh Thánh vẫn đúng. Trong trường hợp này cũng như nhiều
trường hợp khác, thay vì mâu thuẫn với Kinh Thánh, khoa học thật
ra cung cấp
thêm cho chúng ta vô số thông tin về thế giới vật chất ngày nay và cả trong quá
khứ.
Kinh Thánh cho biết về Đức Chúa Trời và ý định của Ngài, là điều
không thể tìm thấy ở bất kỳ nguồn nào khác. Tại sao nên tin Kinh Thánh. Hãy
xem xét tính xác thực về mặt lịch sử, tính thực tế, sự thành thật của những người
viết và sự trung thực của Kinh Thánh. Bằng cách kiểm tra độ chính xác của Kinh
Thánh, kể cả những câu mang tính khoa học, và thậm chí thuyết phục hơn nữa là
sự ứng nghiệm không chút sai sót của hàng trăm lời tiên tri xuyên suốt các thời
đại cho đến tận thời nay, một người sẽ có niềm tin chắc Kinh Thánh là Lời Đức
Chúa Trời. Niềm tin vào Kinh Thánh không phải là một sự cả tin mà là một sự tin
tưởng có cơ sở vào sự chính xác của những lời trong Kinh Thánh.
Nhân Chứng Giê-hô-va mời những người có đầu óc cởi mở, trong cả
lãnh vực khoa học và tôn giáo, cùng họ tham gia vào cuộc tìm kiếm chân lý đích
12
GVHD: TS Bùi Văn Mưa HVTH: Nguyễn Thị Diễm An CH1301075
13
thực trong cả hai lãnh vực này. Trong các hội thánh của họ, Nhân Chứng khuyến
khích một sự tôn trọng đúng đắn đối với khoa học và các khám phá khoa học
được chứng minh, cũng như niềm tin mạnh mẽ là chân lý tôn giáo chỉ có thể
được tìm thấy trong Kinh Thánh, một cuốn sách thẳng thắn tự nhận là Lời Đức
Chúa Trời, và có nhiều cơ sở để minh chứng điều đó. Sứ đồ Phao-lô nói: “Anh
em tiếp-nhận lời của Đức Chúa Trời mà chúng tôi đã truyền cho, không coi như
lời của loài người, bèn coi như lời của Đức Chúa Trời, vì thật là lời Đức Chúa
Trời”.—
1 Tê-sa-lô-ni-ca 2:13
.
Dĩ nhiên, cũng như trong khoa học, nhiều thực hành và sự giả dối tai hại
đã thâm nhập vào tôn giáo. Vì thế, có tôn giáo thật và tôn giáo giả. Đó là lý do tại
sao nhiều người đã rời bỏ các tổ chức tôn giáo chính thống để trở thành thành
viên của hội thánh Đấng Christ Nhân Chứng Giê-hô-va. Họ thất vọng khi các tôn
giáo trước đây của họ không chịu từ bỏ những huyền thoại và truyền thống loài
người để chấp nhận những chân lý đã được tiết lộ hoặc tìm thấy.
Ngoài ra, tín đồ thật của Đấng Christ còn tìm thấy ý nghĩa và mục đích
thật sự của đời sống nhờ vào sự hiểu biết cặn kẽ về Đấng Tạo Hóa, như được tiết
lộ trong Kinh Thánh, và về ý định rõ ràng của Ngài đối với nhân loại và hành
tinh chúng ta đang sống. Nhân Chứng Giê-hô-va đã tìm thấy sự thỏa mãn trong
các lời giải đáp hợp lý, dựa trên Kinh Thánh cho các câu hỏi như: Tại sao chúng
ta hiện hữu? Chúng ta sẽ đi về đâu? Họ sẽ rất vui được chia sẻ những hiểu biết
này với bạn.
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN
13
GVHD: TS Bùi Văn Mưa HVTH: Nguyễn Thị Diễm An CH1301075
14
4.1 Kết luận
Trong đề tài này em đã tìm hiểu được về tôn giáo, khoa học và mối lien hệ
giữa hai phạm trù này.
Trong quá trình tìm hiểu, em gặp khá nhiều khó do phải tìm hiểu về tôn
giáo, tìm hiểu về những mặ đối lập và hòa hợp giữa chúng.
4.2 Hướng phát triển
Đề tài này chưa thật hoàn thiện và nếu có phát triển thì em sẽ tìm hiểu và
những mặt đối lập sâu sắc hơn. Tìm hiểu nhiều dẫn chứng hơn.
14
GVHD: TS Bùi Văn Mưa HVTH: Nguyễn Thị Diễm An CH1301075