Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

luận văn quản trị kinh doanh Phân tích hoạt động SXKD của Công ty Cổ phần VLXD Kim Trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.01 KB, 37 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: ThS TRẦN THỊ ÁNH
MỤC LỤC
2.4.2. So sánh giá thành thực tế, biến động giá thành 22
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
33
3.1. Đánh giá chung về các mặt quản trị của doanh nghiệp 33
3.1.1. Các ưu điểm 33
3.1.2. Những hạn chế 34
3.2. Định hướng đề tài tốt nghiệp 35
NGUYỄN THỊ THU HIỀN – QTDN – K37
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: ThS TRẦN THỊ ÁNH
DANH MỤC BẢNG BIỂU
2.4.2. So sánh giá thành thực tế, biến động giá thành 22
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
33
3.1. Đánh giá chung về các mặt quản trị của doanh nghiệp 33
3.1.1. Các ưu điểm 33
3.1.2. Những hạn chế 34
3.2. Định hướng đề tài tốt nghiệp 35
NGUYỄN THỊ THU HIỀN – QTDN – K37
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: ThS TRẦN THỊ ÁNH
LỜI NÓI ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường ngày một phát triển, đặc biệt xu thế hội nhập kinh tế quốc tế
đã mở ra cho các Doanh nghiệp Việt Nam không chỉ những cơ hội để phát triển hơn mà còn tạo
ra không ít thách thức để các doanh nghiệp phải vượt qua. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và
phát triển phải biết tự chủ về mọi mặt từ đầu tư, sử dụng vốn, tổ chức sản xuất cho tới tiêu thụ
sản phẩm đều phải biết tận dụng những nguồn lực và cơ hội để có những bước đi đúng đắn. Đặc
biệt đối với những doanh nghiệp sản xuất, việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản
xuất là một trong những biện pháp cần thiết và hiệu quả để tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị
phần, tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Trong xu thế kinh tế thị trường ngày càng khó khăn và cạnh tranh gay gắt, Xí nghiệp May


Hưng Hà là một doanh nghiệp sản xuất lâu năm với nhiều sản phẩm đa dạng và phong phú phục
vụ cho ngành may mặc cũng đang cố gắng vượt qua giai đoạn này. Qua đợt thực tập này em đã
hiểu hơn về tình hình quản lí chung của xí nghiệp cũng như những khó khăn mà xí nghiệp đã gặp
phải và em cũng nắm rõ được tình hình chấm công tính lương, trả thù lao tại xí nghiệp. Đó là tiền
đề giúp em định hướng tốt được đề tài tốt nghiệp cho mình.
Trong thời gian thực tập tại xí nghiệp, được sự giúp đỡ tận tình của Ban lãnh đạo và các
phòng ban chức năng, đặc biệt là các cô, chú, anh, chị em trong phòng kế toán tài chính của xí
nghiệp, cùng sự hướng dẫn tận tình của cô ThS. Trần Thị Ánh đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo
này.
Kết cấu báo cáo của em gồm 3 phần:
 Phần 1: Giới thiệu khái quát chung về Công ty Cổ phần VLXD Kim Trung
 Phần 2: Phân tích hoạt động SXKD của Công ty Cổ phần VLXD Kim Trung
 Phần 3: Đánh giá chung và lựa chọn đề tài tốt nghiệp
Với kinh nghiệm thực tế còn hạn chế, trình độ có hạn nên trong quá trình thực hiện báo cáo thực
tập tốt nghiệp không thể tránh khỏi sai xót, em rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô
trong Viện Kinh Tế và Quản Lý và Bộ môn quản trị kinh doanh để hoàn thiện hơn trong kỳ làm
đồ án tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày…… tháng…….năm 2013
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thu Hiền
NGUYỄN THỊ THU HIỀN – QTDN – K37
1
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: ThS TRẦN THỊ ÁNH
PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY
DỰNG KIM TRUNG
1.1. Quá trình hình thành, phát triển của Công ty Cổ phần Vật liệu Xây dựng Kim
Trung
 Giới thiệu về công ty
- Tên công ty: Công ty Cổ phần Vật liệu Xây dựng Kim Trung

- Tên giao dịch: Kim Trung Construction Material Joint stock Company
- Trụ sở: Thôn An Nhân - Xã Tân Tiến- Huyện Hưng Hà- Tỉnh Thái Bình
- Giám đốc: Nguyễn Hữu Khải
- Điện thoại : 0363971530
- Fax: (84-36) 3956228
- Mã số thuế: 1000283769
- Vốn điều lệ: 50.000.000.000
- Hoạt động sản xuất kinh doanh:
+ Kinh doanh vật liệu xây dựng, mua bán, gia công máy móc thiết bị và phụ tùng thay thế.
+ Hoàn thiện tramg trí nội thất, ngoại thất các công trình nhà ở
+ Khai thác đất, đá, cát
+ Sản xuất bê tông đúc sẵn, tấm lợp xi măng
 Quá trình hình thành phát triển
Tiền thân của công ty CP VLXD Kim Trung là xí nghiệp gạch ngói Kim Trung được thành
lập từ năm 1972 theo quyết định số 143/QĐ-UB do chủ tịch hội đồng nhân dân tỉnh kí xếp hạng
4 với nhiệm vụ chính là sản xuất gạch ngói và kinh doanh vật liệu xây dựng. Ban đầu công ty có
trụ sở tại xã Kim Trung-Hưng Hà-Thái Bình
Tháng 9 năm 2001 công ty đã thực hiện cổ phần hóa theo quyết định số 116/QĐ-UB ngày
24/09/2001 của ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình thành công ty cổ phần VLXD Kim Trung
Đến năm 2003 công ty đã thay thế máy móc thiết bị lạc hậu, sản xuất theo kiểu thủ công
năng suất thấp bằng quy trình công nghệ sản xuất gạch TUY-NEL bán tự động. Với công suất
thiết kế 10 đến 12 triệu viên/ năm. Do nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất nên công ty đã chuyển
đến địa điểm mới tại xã Tân Tiến, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Nơi đây có nhiều điều kiện
NGUYỄN THỊ THU HIỀN – QTDN – K37
2
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: ThS TRẦN THỊ ÁNH
để công ty mở rộng quy mô sản xuất. Hiện nay công ty đã tăng công suất lên 20 triệu viên/năm.
Sản phẩm của công ty đã đảm bảo được chất lượng đấp ứng nhu cầu của khách hàng trong và
ngoài khu vực, sản phẩm ra lò đến đâu tiêu thụ hết đến đó.
Qua 36 năm hình thành và phát triển công ty luôn phấn đấu thực hiện tốt nhiện vụ của

mình, đóng góp đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước, làm tròn nghĩa vụ với cán bộ công nhân viên
trong công ty, khẳng định được vị thế của mình trên thị trường. Với sự cố gắng nỗ lực đoàn kết
của tập thể cán bộ công nhân viên công ty CPVLXD Kim Trung đã gặt hái được nhiều thành
công thể hiện qua tình hình phát triển công ty 3 năm gần đây
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Xí nghiệpCông ty
 Chức năng
Chức năng chính là: Sản xuất gạch ngói và kinh doanh vật liệu xây dựng
 Nhiệm vụ
+ Sản xuất, kinh doanh các loại vật liệu xây dựng
+ Đạt kết quả sản xuất kinh doanh bằng và vượt mức kế hoạch đề ra;
+ Đảm bảo công ăn việc làm ổn định cho người lao động, tạo thêm việc làm mới cho đất nước;
+ Tuân thủ qui định của pháp luật, thực hiện nghiêm túc chính sách của nhà nước;
+ Không ngừng đa dạng hóa các chủng loại, nâng cao chất lượng sản phẩm;
+ Cải thiện điều kiện làm việc, môi trường làm việc của Xí nghiệp;
+ Cố gắng mở rộng thị trường trong và ngoài tỉnh
+ Thực hiện tốt các qui định về Vệ sinh- An toàn lao động, Phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi
trường;
1.3. Công nghệ sản xuất sản phẩm
 Giới thiệu quy trình sản xuất sản phẩm
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty theo kiểu chế biến liên tục khép kín,
xen kẽ , tự động, sản xuất sản phẩm với khối lượng lớn , sử dụng cùng một loại nguyên vật liệu
nhưng kết quả sản xuất là nhiều sản phẩm khác nhau . Trong quá trình sản xuất sản phẩm có sản
phẩm dở dang.
 Quy trình sản xuất
NGUYỄN THỊ THU HIỀN – QTDN – K37
3
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: ThS TRẦN THỊ ÁNH
Có thể mô tả quy trình công nghệ của công ty như sau:
Đất được lấy trong kho chứa đất đưa lên băng tải truyền đến máy cấp liệu sau đó qua máy
cán mịn. Đất sau khi cán mịn được thêm than lên máy nhào 2 trục , ở khâu này đất được tiếp

thêm nước để đảm bảo độ ẩm . Từ máy nhào đùn lên hộp hút chân không sản phẩm được tạo
hình theo ý muốn, bán thành phẩm được cắt theo kích thước yêu cầu và chuyển ra cáng phơi.
Nhờ có cơ cấu hút chân không nên bán thành phẩm có độ đặc chắc cao. Gạch mộc được phơi đến
độ tích hợp thì xếp lên xe goong đưa vào lò nung Tuy- Nel tạo thành phẩm nhập kho hoặc bán
ngay
Dưới đây là sơ đồ quy trình sản xuất:
Sơ đồ 1.1. Quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty CPVLXD Kim Trung
NGUYỄN THỊ THU HIỀN – QTDN – K37
4
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: ThS TRẦN THỊ ÁNH
Nguồn: Phòng Tổ chức – Lao động – Công ty CP VLXD Kim Trung
1.4. Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của doanh nghiệp
NGUYỄN THỊ THU HIỀN – QTDN – K37
Máy pha than
Máy nhào 2 trục
Nước điều
chỉnh
Máy nhào bùn
Máy cắt tự động
Kho đất
Nhà phơi tự động
Sấy tuy nel
Than bổ sung
Máy cấp liệu thùng Nước điều
chỉnh
Lò nung Tuy nel
Ra lò phân loại
Kho thành phẩm
5
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: ThS TRẦN THỊ ÁNH

1.4.1. Hình thức tổ chức sản xuất
Hình thức tổ chức sản xuất của công ty là sản xuất trên dây chuyền bán tự động. Máy móc thiết
bị được trang bị hiện đại đã tạo ra sản phẩm gạch chất lượng cao, tiết kiệm chi phí đầu vào, giảm
thiểu ô nhiễm môi trường.
Hình thức tổ chức sản xuất của công ty theo phương thức sản xuất công nghiệp, các phân xưởng,
phòng ban và các tổ sản xuất được bố trí hợp lí và có quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo nên một dây
chuyền sản xuất đồng bộ.
Công nhân làm việc theo ca sản xuất, mỗi ca có một trưởng ca phụ trách về quản lý sản xuất, mỗi
phân xưởng đều có cán bộ kỹ thuật.
1.4.2. Kết cấu sản xuất
Kết cấu sản xuất của Công ty là hình thành các bộ phận sản xuất chính, bộ phận sản xuất phụ trợ
và các bộ phận phục vụ sản xuất.
+ Bộ phận sản xuất chính: tổ xếp goòng, tổ ra lò, tổ than, tổ mộc
+ Bộ phận sản xuất phụ trợ: tổ cơ điện, tổ kỹ thuật
+ Bộ phận phục vụ sản xuất: tổ phục vụ
1.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Xí nghiệp
1.5.1. Cơ cấu tổ chức
Căn cứ vào đặc điểm của sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lí công ty được tổ chức
thành 4 phòng chức năng và một phân xưởng sản xuất gạch gồm 6 tổ để phục vụ cho sản xuất
được liên tục. Bộ máy quản lí được thể hiện trên sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty CP VLXD Kim Trung
NGUYỄN THỊ THU HIỀN – QTDN – K37
6
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: ThS TRẦN THỊ ÁNH

Nguồn: Phòng Tổ chức – Lao động – Công ty CP VLXD Kim Trung
Cơ cấu của Xí nghiệp được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng, có sự phân chia
thành các phòng ban một cách hợp lí, tính chuyên môn hóa cao và khá đơn giản, gọn nhẹ. Các
phòng ban có quan hệ chức năng với nhau dưới sự giám sát của giám đốc – kiêm Chủ tịch Hội
đồng Quản trị cùng sự hỗ trợ của hai phó giám đốc. Các phòng Hành chính – Quản trị và Tổ

chức – Lao động cũng có sự chỉ đạo và theo dõi của phó Giám đốc phụ trách sản xuất lao động;
các phòng Kế toán và Kinh doanh có sự giám sát của phó Giám đốc phụ trách tài vụ kinh doanh.
NGUYỄN THỊ THU HIỀN – QTDN – K37
Hội đồng quản trị
Giám đốc
PGĐ phụ trách sản xuất tổ chức
lao động
PGĐ phụ trách tài vụ
kinh doanh
Phòng
HC_QT
Phòng
TC_LĐ
Phòng Kế
toán
Tổ
phục
vụ
Tổ xếp
goòng
Tổ cơ
điện
Tổ ra

Tổ kĩ
thuật
Tổ
than
Tổ
mộc

Phân xưởng
sản xuất
Phòng kinh
doanh
Ban kiểm soát
7
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: ThS TRẦN THỊ ÁNH
Các tổ sản xuất cũng có quan hệ chức năng với nhau và dưới sự chỉ đạo của phân xưởng sản
xuất.
1.5.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận
- Đứng đầu là Hội đồng quản trị bao gồm Giám đốc và 2 phó Giám đốc
Hội đồng quản trị gồm 3 người trong đó đứng đầu là chủ tịch Hội đồng quản trị (kiêm
giám đốc), chịu trách nhiệm trước Nhà Nước, trước công ty về quản lí và sử dụng đúng mục đích
có hiệu quả toàn bộ tài sản được giao cho Công ty,điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh
doanh để thực hiện tốt nhiệm vụ công ty giao cho, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà
Nước và Quy định của công ty.
Hai phó giám đốc của Hội đồng quản trị có trách nhiệm thay mặt chủ tịch Hội đồng quản
trị điều hành mọi hoạt động của Công ty
- Phòng tài chính kế toán
Có nhiệm vụ tham mưu cho Hội đồng quản trị các vấn đề về lĩnh vực quản lí tài chính kế
toán của công ty, đảm bảo kế hoạch tài chính cho toàn bộ hoạt động của Công ty.
- Phòng kinh doanh
Có nhiệm vụ tìm kiếm các nguồn hàng , đối tác, xây dựng kế hoạch , phương án kinh
doanh hàng tháng, quý , năm. Định mức xây dự trù hàng hóa đồng thời tìm các đối tác mới để
mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Phòng tổ chức lao động
Có chức năng quản lí, sắp xếp nhân sự điều chỉnh các công việc khác liên quan đến con
người… Giải quyết đúng các chế độ chính sách, công người lao động.
- Phòng hành chính quản trị
Chịu trách nhiệm về các vấn đề quan hệ với chính quyền địa phương, bảo dảm mối đoàn

kết quân dân và thường xuyên hỗ trợ tạo điều kiện cho các hoạt động của đơn vị.
- Phân xưởng sản xuất: Trong phân xưởng lại chia thành 7 tổ như sau:
+ Tổ phục vụ có nhiệm vụ dọn dẹp vệ sinh nơi làm việc của các tổ sản xuất
+ Tổ xếp goòng: Xếp gạch vào goòng đúng kĩ thuật.
+ Tổ ra lò: Phân loại sản phẩm chính xác , xếp gạch vào bãi
+ Tổ cơ điện: Chủ yếu trực máy, sửa chữa điện, hàn xì
NGUYỄN THỊ THU HIỀN – QTDN – K37
8
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: ThS TRẦN THỊ ÁNH
+ Tổ kĩ thuật: đốt lò và điều chỉnh than cân đối
+ Tổ than: nghiền và đong than, phân phối đúng khối lượng quy định cho tổ đốt lò
+ Tổ sản xuất mộc: Chuyên sản xuất gạch mộc, phơi đảo đúng kĩ thuật
PHẦN 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
NGUYỄN THỊ THU HIỀN – QTDN – K37
9
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: ThS TRẦN THỊ ÁNH
CÔNG TY CỐ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG KIM TRUNG
2.1. Phân tích tình hình hoạt động tiêu thụ sản phẩm và các hoạt động marketing
2.1.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm
Bảng 2.1. Tình hình tiêu thụ năm 2011 - 2012
Chỉ tiêu
Đơn
vị
Năm 2011/2010 2012/1011
2010 2011 2012 +/- % +/- %
Khối lượng
tiêu thụ Viên 15.000.000 18.000.000 13.000.000 3.000.000 20 -5.000.000 -27.78
Doanh thu
BH
&CCDV Đồng 124,393,971,629 127,438,465,113 109,130,678,984 3,044,493,484 2.45 -18,307,786,129 -14.37

Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán – Công ty CP VLXD Kim Trung
Những kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thể hiện qua bảng số liệu 2.1 ta thấy
tình hình sản xuất kinh doanh của công ty có biến động:
- Khối lượng tiêu thụ sản phẩm của công ty có nhiều thay đổi trong vòng 2 năm qua. Năm 2011,
khối lượng sản phẩm được tiêu thụ tăng 20% so với năm 2010, song lại giảm nhiều trong năm
2012. Khối lượng tiêu thụ sản phẩm năm 2012 đã giảm 5.000.000 viên tương đương với 27.78%
so với năm 2011.
- Do khối lượng tiêu thụ có sự thay đổi dẫn đến doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch
vụ của công ty cũng có sự biến động theo. Doanh thu tăng 2.45% từ 124,393,971,629VNĐ lên
127,438,465,113VNĐ trong năm 2011. Tuy nhiên sang năm 2012, con số này giảm mạnh, từ
127,438,465,113 giảm xuống còn 109,130,678,984 tức là giảm 14.37%. Nguyên nhân là do năm
2012 là năm khó khăn về mặt kinh tế. Công ty cần có các giải pháp tài chính để cải thiện tình
hình khó khăn này.
2.1.2. Chính sách marketing
2.1.2.1. Chính sách sản phẩm
Sản phẩm của công ty là các loại gạch dùng cho xây dựng cơ bản như: Gạch xây 2 lỗ ,
gạch thẻ đặc, gạch quay ngang, gạch 3 lỗ , gạch 4 lỗ. Những sản phẩm này có cùng chất liệu
nhưng khác nhau về kích thước, kiểu dáng, công dụng. Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền
sản xuất bán tự động.
Bảng 2.2: Các sản phẩm chính của Công ty
NGUYỄN THỊ THU HIỀN – QTDN – K37
10
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: ThS TRẦN THỊ ÁNH
Sản phẩm Đặc điểm
Gạch 2 lỗ Kích thước: 220x105x60 mm
Cường độ chịu nén: >= 75 kg/cm
3
Độ hút nước: 8-16 %
Trọng lượng: 1,7 kg/viên
Định mức sử dụng: 542 v/m

3
(55v/m2 tường 110)
Công dụng: Xây tường bao, chịu lực, cách âm, cách nhiệt
Gạch 3 lỗ Kích thước: 220x150x60 mm
Cường độ chịu nén: >= 75 kg/cm
3
Độ hút nước: 8-16 %
Trọng lượng: 2.5kg/viên
Định mức sử dụng: 390 v/m
3
(55v/m2 tường 150)
Công dụng: Xây tường bao, chịu lực, cách âm, cách nhiệt
Gạch 4 lỗ Kích thước: 220x220x60 mm
Cường độ chịu nén: >= 75 kg/cm
3
Độ hút nước: 8-16 %
Trọng lượng: 3,4 kg/viên
Định mức sử dụng: 270 v/m3
Công dụng: Xây tường bao, chịu lực, cách âm, cách nhiệt
Gạch thẻ đặc Kích thước: 220x150x60 mm
Cường độ chịu nén: >= 120 kg/cm
3
Độ hút nước: 8-16 %
Trọng lượng: 3,75kg/viên
Định mức sử dụng: 390 v/m
3
(55v/m2 tường 150)
Công dụng: dùng xây tường, rào, móng, hầm đòi hỏi cường độ nén cao, cách
âm, cách nhiệt… hoặc dùng trang trí tường thô
Nguồn: Phòng Kinh doanh – Công ty CP VLXD Kim Trung

 Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty hiện nay là các đại lý, của hàng bán buôn, bán lẻ, các
công trình xây dựng trong huyện và các huyện, tỉnh lân cận như Hưng Yên, Hà Nam, Hải
Dương. Vì đặc điểm của sản phẩm gạch là chi phí vận chuyển cao, nếu vận chuyển xa trên 30km
sẽ làm tăng giá thành của sản phẩm. Trên địa bàn huyện cũng có nhiều hộ gia đình, các xí nghiệp
sản xuất nhỏ lẻ, vì vậy công ty phải duy trì thị trường sản có, đồng thời phải khai thác và chiếm
lĩnh các thị trường khác theo chiều sâu để tăng doanh số tiêu thụ. Trong thời gian tới Công ty sẽ
NGUYỄN THỊ THU HIỀN – QTDN – K37
11
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: ThS TRẦN THỊ ÁNH
tiếp tục đầu tu công nghệ và trang thiết bị để đa dạng hóa sản phẩm và mở rộng thị trường ra các
tỉnh ngoài nhiều hơn nữa.
2.1.2.2. Chính sách giá cả
 Giá sản phẩm
Gạch là sản phẩm, vật liệu phục vụ cho nhu cầu xây dựng. Năm 2011, chi phí đầu vào tăng, nhu
cầu xây dựng ngày càng cao, giá các mặt hàng xây dựng ngày càng tăng cao. Đó chính là nguyên
nhân giá gạch năm 2011 cũng tăng cao., Sang năm 2012, giá gạch tăng từ 40-50đ/ viên. Đây
cũng là thực trạng chung trong toàn ngành. Dưới đây là chi tiết giá của một số sản phẩm gạch:
Bảng 2.3. Giá bán một số sản phẩm của công ty
STT Tên sản phẩm Đơn vị tính Giá bán (đ)
2011 2012
1 Gạch đặc Viên 1 100 1 100
2
Gạch rỗng
A1 Viên 1 200 1 200
A2 Viên 800 850
B Viên 750 800
C Viên 700 750
Nguồn: Phòng Kinh doanh – Công ty CP VLXD Kim Trung
 Chính sách giá

Khi khách hàng thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn quy định, công ty có các mực
giảm giá tùy theo thời gian thanh toán tiền của khách hàng. Đây cũng là hình thức thanh toán
giảm bớt nợ phải thu của khách hàng bởi thực tế sản phẩm gạch có rất nhiều khách hàng thanh
toán chậm và không đúng hạn như hợp đồng. Công ty áp dụng các mức giảm giá:
Nếu khách hàng mua với số lượng lớn và trả tiền ngay thì được hưởng mức giảm giá như sau:
- Từ 20 000 – 50 000 viên thì được giảm 7% giá thanh toán
- Từ 50 000 – 100 000 viên thì được giảm giá 10% giá thanh toán
NGUYỄN THỊ THU HIỀN – QTDN – K37
12
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: ThS TRẦN THỊ ÁNH
2.1.2.3. Chính sách phân phối
Do đặc điểm của sản phẩm gạch là chi phí vận chuyển cao so với giá thành 1 viên gạch và thị
trường của sản phẩm gạch là thị trường công nghiệp nên sản phẩm gạch của công ty chủ yếu bán
trực tiếp tới khách hàng hoặc bán buôn. Hệ thống kênh phân phối của công ty như sau:
Sơ đồ 2.1. Hệ thống kênh phân phối của Công ty
Nguồn: Phòng kinh doanh – Công ty CP VLXD Kim Trung
- Kênh 1: Sản phẩm được bán trực tiếp tới người tiêu dùng. Người tiêu dùng(các cá nhân,
hộ gia đình) liên hệ trực tiếp với công ty để mua gạch khi có nhu cầu xây dựng. Kênh này
khối lượng tiêu thụ sản phẩm thấp nhưng công ty lại có điều kiện giới thiệu, quảng bá sản
phẩm và giải đáp thắc mắc trực tiếp của người tiêu dùng. Điều này góp phần củng cố uy
tín của công ty trên thị trường. Theo kênh này, sản phẩm tiêu thụ của công ty năm 2011
và 2012 còn thấp
- Kênh 2: Sản phẩm được bán thông qua trung gian là các đại lý cửa hàng trước khi tới tay
người tiêu dùng. Ở kênh này, công ty trực tiếp chủ động mang các sản phẩm gạch của
mình tới các đại lý, cửa hàng để họ biết tới sản phẩm và đồng ý làm trung gian bán hàng
của công ty. Thông qua kênh này, khối lượng tiêu thụ sản phẩm lớn, kết quả tiêu thụ
nhiều hay ít thì ít có ảnh hưởng tới doanh thu và hoạt động kinh doanh của công ty.
- Kênh 3: Sản phẩm được bán cho các nhà thầu, chủ đầu tư. Kênh này chủ yếu dựa trên
mối quan hệ khách hàng của công ty. Khi có các công trình, các chủ thầu sẽ liên hệ với
công ty để mua sản phẩm hoặc công ty sẽ mang thông tin sản phẩm và bảng báo giá đến

chủ thấu để chào bán. Kênh tiêu thụ này chiếm đại đa số lượng hàng mà công ty tiêu thụ
năm 2011 và 2012 vừa qua.
NGUYỄN THỊ THU HIỀN – QTDN – K37
13
Đại lý,
cửa
hàng
Người tiêu dùng
Nhà
thầu,
chủ
đầu tư
Công ty
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: ThS TRẦN THỊ ÁNH
Ta có bảng tiêu thụ sản phẩm qua các kênh tiêu thụ như sau:
Bảng 2.4. Bảng tiêu thụ sản phẩm qua các kênh phân phối của công ty
STT Tên sản
phẩm
Số lượng
(Nghìn viên)
Số lượng từng kênh
2011 2012
Kênh 1 Kênh 2 Kênh 3
2011 2012 2011 2012 2011 2012
1 Gạch đặc 500 1000 0 100 200 300 300 600
2
Gạch
rỗng
A1 13 100 14 500 2000 2200 4000 4500 7100 7800
A2 700 1200 100 150 400 450 450 600

B 400 800 50 100 150 250 200 450
C 300 500 50 100 100 150 150 250
Tổng 15 000 18 000 2200 2650 4850 5650 8200 9700
Nguồn: Phòng Kinh doanh – Công ty CP VLXD Kim Trung
2.1.2.4. Chính sách xúc tiến bán
 Quảng cáo
Quảng cáo báo: Giới thiệu sản phẩm, tính năng, các chứng nhận về chất lượng, các công
trình đã và đang sử dụng các sản phẩm của nhà máy. Các bài viết giới thiệu về quá trình hoạt
động, thành tích kinh doanh, thị trường tiêu thụ…
 Chào hàng trực tiếp
Công ty có 1 tổ gồm các thành viên chuyên đi tiếp thị trực tiếp đến các doanh nghiệp kinh
doanh và tìm kiếm đối tác.
Công ty CP VLXD Kim Trung áp dụng hình thức bán hàng trực tiếp: trực tiếp tại phòng
kinh doanh của nhà máy, qua điện thoại và các khách hàng quen biết để giới thiệu nhà máy sản
xuất.
2.1.3. Đối thủ cạnh tranh của công ty
Công ty CP VLXD Kim Trung có đặc thù là sản xuất, kinh doanh các sản phẩm liên quan
đến lĩnh vực xây dựng mà mặt hàng chủ yêu là gạch nên công ty luôn có sự cạnh tranh về thị
trường trên địa bàn các xã trong toàn huyện và một số huyện, tỉnh lân cận. Công ty chịu sự cạnh
tranh của nhiều đối thủ cạnh tranh như Công ty Cổ phần Vật liệu Xây dựng và xây lắp Cầu Nại,
NGUYỄN THỊ THU HIỀN – QTDN – K37
14
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: ThS TRẦN THỊ ÁNH
Công ty Cổ phần Vật liệu Xây dựng Bắc Triều, Công ty Cổ phần Vật liệu Xây dựng và Chất đốt
Thái Bình ….
2.2. Phân tích cơ cấu lao động, tiền lương
2.2.1. Phân tích lao động của Công ty
 Cơ cấu lao động của Công ty
Bảng 2.5. Cơ cấu lao động của Công ty
Năm 2011 Năm 2012 So sánh

Số lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Tổng số lao động 65 100 70 100 + 5 + 7.14
1. Trình độ học vấn
- Đại học các ngành nghề 3 4.62 5 7.14 + 2 + 40
- Cao đẳng, Trung cấp 5 7.69 7 10 + 2 + 28.57
- Công nhân kỹ thuật 57 87.69 58 82.86 + 1 + 1.72
2.Giới tính 65 100 70 100 + 5 + 7.14
- Lao động nam 43 69.23 47 67.14 + 4 + 8.51
- Lao động nữ 22 30.77 23 32.86 + 1 + 4.35
3. Tính chất sử dụng 65 100 70 100 + 5 + 7.14
- Lao động trực tiếp 56 87.69 60 85.71 + 4 + 6.67
- Lao động gián tiếp 9 12.31 10 14.29 + 2 + 10
Nguồn: Phòng Tổ chức Lao động – Công ty CP VLXD Kim Trung
Từ bảng số liệu trên ta thấy: Tổng số lao động của Công ty được tăng lên, chứng tỏ quy mô sản
xuất của Công ty ngày càng được mở rộng, Công ty không ngừng tổ chức công tác tuyển dụng
lao động để có đủ lực lượng sản xuất ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trên thị trường.
Số lao động nam và lao động nữ đều tăng qua các năm. Cụ thể năm 2012 lao động nam tăng 4
lao động (8.51%) so với năm 2011, trong khi đó số lao động nữ tăng có 1 người. Như vậy tốc độ
tăng lao động nam lớn hơn tốc độ tăng của tổng số lao động (10,7%) điều này cho thấy xu hướng
tuyển dụng thêm lao động của Công ty là lao động nam nhiều hơn lao động nữ. Vì với chế độ ba

NGUYỄN THỊ THU HIỀN – QTDN – K37
15
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: ThS TRẦN THỊ ÁNH
ca như hiện nay của Công ty thì sử dụng lao động nam có hiệu quả hơn do lao động nam có đặc
điểm là có thể lực tốt và có khả năng chịu đựng cao hơn.
Nhìn chung cơ cấu lao động trong năm vừa qua đều có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực,
trong đó chủ yếu là tốc độ tăng của lao động có trình độ Cao đẳng, Trung cấp và lao động trực
tiếp. Như vậy, Công ty có xu hướng tăng cường lực lượng lao động có trình độ tay nghề, đây là
chủ trương có ý nghĩa chiến lược của Công ty, vì sử dụng lao động có trình độ cao thì sẽ đem lại
hiệu quả sản xuất cao từ đó sẽ nâng cao hiệu quả kinh tế của Công ty.
 Công tác định mức lao động
Do công ty sử dụng dây chuyền tự động hóa thiết bị máy móc nên số lao động trong công ty
không lớn và không đặt ra các định mức lao động. Công ty áp dụng hình thức trả lương theo
ngày lao động và mức lương áp dụng theo từng vị trí công việc.
Công ty thực hiện thời gian lao động của nhân viên theo đúng hợp đồng lao đã ký kết với người
lao động. Đối với nhân viên văn phòng làm việc theo giờ hành chính 8 tiếng/ ngày nghỉ chủ nhật.
Đối với nhân viên sản xuất, công ty tổ chức làm việc theo 3 ca, mỗi ca làm việc 8 giờ/ngày, số
ngày làm việc là 6 ngày/tuần nhưng không qúa 40 giờ/tuần. Nếu do nhu cầu làm việc thêm ngoài
giờ quy định (Phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể của công ty), công ty sẽ thực hiện chế độ tiền lương
tăng thêm theo quy định của luật lao động.
Việc trả lương cho ngày nghỉ hàng năm: hưởng nguyên lương những ngày nghỉ lễ, tết theo quy
định của nhà nước.
 Năng suất lao động
Bảng 2.6: Năng suất lao động năm 2011- 20112
Năm Doanh thu(VNĐ) Số lao động Năng suất LĐ
2011 124.393.971.629 65 435.299.441
2012 127.438.465.113 70 563.697.609
Giá trị 3,044,493,484 5 128.398.168
% 2.45 7.14 29,5
Nguồn: Phòng Kế toán – Công ty CP VLXU Kim Trung

 Tuyển dụng và đào tạo lao động
NGUYỄN THỊ THU HIỀN – QTDN – K37
16
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: ThS TRẦN THỊ ÁNH
• Quá trình tuyển dụng
Để đáp ứng nguồn lực cho công ty, tùy theo từng vị trí cụ thể mà công ty đề ra những tiêu
chuẩn cơ bản như: có trình độ chuyên môn, các bộ quản lý, kỹ sư phải tốt nghiệp đại học chuyên
ngành, nhiệt tình, ham học hỏi, yêu thích công việc, chủ động trong công việc, có nguyện vọng
gắn bó lâu dài với công ty. Công tác tuyển dụng của Công ty CP VLXD Kim Trung có thể được
đánh giá là tương đối tốt, hình thức tuyển dụng đơn giản, chi phí thấp. Tùy vào vị trí tuyển dụng
mà công ty có những biện pháp tuyển dụng khác nhau. Tuy nhiên có thể khái quát các bước
tuyển dụng hiện nay của công ty như sau:
- Xác định số lượng lao động cần tuyển.
- Thông báo tuyển dụng.
- Nhận hồ sơ và phỏng vấn.
- Mời nhận việc, thử việc.
- Đánh giá sau thử việc.
- Kiểm tra sức khỏe.
- Ký hợp đông.
• Quá trình đào tạo:
Đào tạo là quá trình nhằm đảm bảo cho người lao động được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ
năng cần thiết để có đủ khả năng làm việc tại công ty.
Tại công ty có 2 hình thức đào tao: Đào tạo cơ bản và đào tạo kiến thức.
- Đào tạo cơ bản: là hình thức đào tạo cho tất cả mọi người lao động khi vào làm việc tại
công ty phải trải qua thời gian đào tạo kiến thức cơ bản: Nội quy công ty, chế độ lao
đông, kiến thức chung về sản phẩm của công ty…
- Đào tạo kiến thức: là hình thức đào tạo chuyên sâu cho từng vị trí cụ thể, nhằm bổ sung
và nâng cao kiến thức.
Trong quá trình đào tạo người phụ trách có trách nhiệm theo dõi, giám sát để nhận xét, đánh
giá kết quả học khi kết thúc thời gian đào tạo.

2.2.2. Phân tích vấn đề tiền lương của Công ty
NGUYỄN THỊ THU HIỀN – QTDN – K37
17
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: ThS TRẦN THỊ ÁNH
 Tổng quỹ lương của công ty
Tổng quỹ lương của công ty bao gồm: quỹ lương cơ bản, quỹ lương biến đổi và quỹ lương phụ
cấp:
- Quỹ lương cơ bản: được xác định theo đúng quy định của Nhà nước, đó là toàn bộ số tiền
mà người lao động được nhận dựa trên hệ số thang bảng lương. Quỹ lương này thường
không biến động trong khoảng thời gian dài
- Quỹ lương biến đổi: là phần tiền lương tính cho người lao động gắn với kết quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp qua các thời kỳ. Nếu xí nghiệp kinh doanh có hiệu
quả thì phần quỹ lương biến đổi sẽ cao và ngược lại. Do đặc điểm là doanh nghiệp sản
xuất quy mô nhỏ nên phần quỹ lương biến đổi chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng quỹ lương của
doanh nghiệp.
- Quỹ lương phụ cấp: là số tiền phụ cấp phải trả cho người lao động bao gồm: phụ cấp độc
hại, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp ca 3 với hệ số phụ cấp là 0.111
 Hình thức trả lương
Tại Công ty CP VLXD Kim Trung, tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất được trả theo hai
hình thức: trả lương theo sản phẩm và trả lương theo thời gian.
Ngoài tiền lương chính công ty còn có khoản phụ cấp ăn ca cho công nhân viên với mức 20.000
đồng/ngày/người
 Hình thức trả lương theo sản phẩm: Việc tính lương theo sản phẩm của công nhân trực
tiếp sản xuất trong đơn vị tuỳ thuộc vào tính chất công việc mà họ tham gia cụ thể. Tiền
lương theo sản phẩm cho công nhân được tính bằng công thức:
Công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm cho số công nhân trực tiếp sản xuất. Nhưng
trong công ty lại chia thành nhiều phân xưởng, sản phẩm của mỗi phân xưởng là khác nhau nên
chế độ trả lương theo sản phẩm cũng khác nhau.
Để tính lương cho công nhân thì hàng ngày quản đốc theo dõi và ghi chép vào bảng chấm công
số lượng sản phẩm mà từng công nhân hoàn thành, cuối tháng quản đốc gửi bảng chấm công lên

phòng tổ chức hành chính để tiến hành tính lương. Nhân viên chịu trách nhiệm tính lương sẽ căn
cứ vào số lượng sản phẩm hoàn thành trong tháng và đơn giá một đơn vị sản phẩm để tính lương
và các khoản trích theo lương cho từng công nhân ở các phân xưởng.
NGUYỄN THỊ THU HIỀN – QTDN – K37
18
Tiền lương phải
trả trong tháng
Số lượng sản phẩm
hoàn thành
Đơn giá 1 đơn vị
sản phẩm
= x
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: ThS TRẦN THỊ ÁNH
 Hình thức trả lương theo thời gian: Áp dụng cho các chức danh quản lý công ty, các
phòng ban hành chính tổ chức, kế toán, kinh doanh, các lao động phục vụ chung (lao
động giản đơn ) như tạp vụ, bảo vệ, làm việc vệ sinh Tiền lương trả theo thời gian được
tính bằng công thức:
Ngoài ra công ty còn có các mức phụ cấp, trợ cấp doanh nghiệp: trợ cấp bằng cấp, trợ cấp độc
hại, phụ cấp ăn trưa…
Cuối tháng, căn cứ vào các phiếu tính lương của từng công nhân viên do phòng tổ chức hành
chính lập, kế toán tiền lương lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH.
 Tình hình trả lương cho các bộ phận và cá nhân
Đối với ban giám đốc mức lương được quy định theo chức danh giám đốc.
Đối với công nhân viên mức lương được quy định theo chức danh công việc được tính như sau:
Lương tháng = Lương cơ bản/ 26 ngày x Số ngày làm việc thực tế.
Trả lương theo thời gian: áp dụng cho các bộ phận quản lý, phục vụ, phụ trợ. Căn cứ vào thời
gian làm việc thực tế và chế độ cấp bậc, có gắn với hệ số hoàn thành kế hoạch.
Tiền lương
Mức lương tối thiểu x (Lương Cb + PC)
26

x NCLVT/tế x H.số
Công nhân làm việc thêm giờ hay làm việc ngày chủ nhật, ngày lễ, công ty sẽ tính tiền lương làm
thêm giờ được tính như sau:
+ Tiền lương làm thêm giờ ngày thường: bằng 150 % số giờ làm thêm.
+ Tiền lương làm thêm giờ ngày chủ nhật: bằng 200 % số giờ làm thêm.
+ Tiền lương làm thêm giờ ngày tnghỉ lễ tết: bằng 300 % số giờ làm thêm.
+ Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương cơ bản/26 ngày /8 giờ x số giờ làm thêm x 150% hoặc
200% hoặc 300%.
2.3. Phân tích công tác quản lý vật tư, tài sản cố định
2.3.1. Các nguyên vật liệu dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh
NGUYỄN THỊ THU HIỀN – QTDN – K37
19
Tiền lương phải
trả trong tháng
Số ngày làm việc thực tế
Mức lương ngày theo cấp
bậc người lao động
=
x
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: ThS TRẦN THỊ ÁNH
Nguyên liệu đầu vào chủ yếu là đất sét và than… Vật liệu chủ yếu được mua trong nước . Trong
năm giá nguyên liệu đầu vào có tăng nhưng doanh nghiệp vẫn đảm bảo cung cấp vật tư ổn định
cho sản xuất.
2.3.2. Cơ cấu và tình hình hao mòn của tài sản cố định
Nguyên tắc ghi nhận tài sản cố định: Tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình được
ghi nhận theo giá gốc. Trong quá trình sử dụng, tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình
được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại.
- Tài sản cố định trong công ty phần lớn là các loại sau:
+ Nhà xưởng
+ Máy móc thiết bị

+ Phương tiện vận tải
+ Thiết bị, công cụ quản lý
- Thời gian khấu hao được tính như sau:
+ Nhà xưởng: 10-25 năm
+ Máy móc, thiết bị: 7 năm
+ Phương tiện vận tải: 6- 10 năm
+ Thiết bị văn phòng: 5- 10 năm
+ Quyền sử dụng đất: 49 năm
Bảng 2.7. Bảng số liệu tổng TSCĐ và hao mòn lũy kế
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2010 2011 2012
Tài sản cố định hữu
hình
Tổng Đồng 34.006.593.056 43.753.992.259 44.690.294.210
Nguyên giá Đồng 70.783.694.912 83.435.631.843 89.301.543.799
Giá trị hao mòn lũy kế Đồng 36.777.101.856 39.681.639.584 44.611.249.589
Tài sản cố định vô hình Tổng Đồng 8.746.977.384 8.542.050.842 8.246.324.670
Nguyên giá Đồng 9.160.428.652 9.160.428.562 9.160.428.652
Giá trị hao mòn lũy kế Đồng 413.451.268 618.377.810 914.103.982
NGUYỄN THỊ THU HIỀN – QTDN – K37
20
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: ThS TRẦN THỊ ÁNH
2.3.3. Tình hình sử dụng tài sản cố định
Công ty thường xuyên trang bị đổi mới máy móc thiết bị để phù hợp với công việc, tăng
năng suất, chất lượng sản phẩm.
Hàng tháng công ty đều tiến hành kiểm kê và vệ sinh tài sản cố định, về dây chuyền sản
xuất sau khi sản xuất đều được tiến hành vệ sinh máy móc, thiết bị.
Thời gian sử dụng TSCĐ theo qui định
Thời gian sử dụng thực tế: Công ty sử dụng và khấu hao TSCĐ theo chuẩn mực kế toán và
quyết định 15/2006/Qé-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính.
Thực tế, hiện nay Công ty có một số TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn còn khả năng sử

dụng nên số TSCĐ này công ty sẽ thanh lý và tiếp tục đầu tư mua TSCĐ để phục vụ sản xuất.
2.4. Phân tích chi phí giá thành
2.4.1 Phân loại chi phí của doanh nghiệp
Theo tài liệu của xí nghiệp, chi phí bao gồm 5 khoản mục:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sản xuất chung
- Chi phí bán hàng
- Chi phí quản lý doanh nghiệp
Các chi phí này được phân chia thành 2 nhóm như sau:
 Chi phí biến đổi gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: đất, than…
- Chi phí nhân công trực tiếp: tiền lương công nhân trực tiếp và các khoản trích theo lương
cơ bản.
- Chí phí sản xuất chung
+ Chi phí vật liệu
+ Chi phí khác bằng tiền (sửa chữa máy móc )
- Chi phí quản lý doanh nghiệp
+ Chi phí nhân viên quản lý
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài
+ Chi phí bằng tiền khác
+ Thuế, phí và lệ phí
 Chi phí cố định gồm:
- Chi phí sản xuất chung
+ Chi phí nhân viên phân xưởng
+ Chi phí dụng cụ sản xuất
+ Chi phí khấu hao TSCĐ
+ Chi phí vận chuyển nước thải, lao công, bảo trì máy móc
- Chi phí quản lý doanh nghiệp
+ Chi phí vật liệu quản lý

NGUYỄN THỊ THU HIỀN – QTDN – K37
21
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: ThS TRẦN THỊ ÁNH
+ Chi phí đồ dùng văn phòng
+ Chi phí khấu hao TSCĐ
+ Chi phí dự phòng
2.4.2. So sánh giá thành thực tế, biến động giá thành
Trong năm 2012 giá tăng nhẹ so với năm 2011 bởi các yếu tố sau:
- Giá nguyên liệu đầu vào tăng.
- Giá nhiên liệu tăng.
Công ty phải tăng giá để bù đắp chi phí sản xuất, đảm bảo lợi nhuận chứ không phải tăng
2.5. Phân tích tài chính của doanh nghiệp
2.5.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính
2.5.1.1. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Thông qua số liệu từ bảng báo cáo kết quả họat động sản xuất kinh doanh 3 năm 2010, 2011 và
2012, ta nhận thấy:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty trong những năm gần đây có nhiều
biến động:
+ Năm 2011 tăng hơn 3 tỷ đồng tương đương với 11.3% so với cùng kỳ năm 2010.
+ Năm 2012 lại giảm hơn 18 tỷ đồng tương đương với % so với cùng kì năm 2011
Nguyên nhân là do
- Các khoản giảm trừ doanh thu hầu như không đáng kể. Có được điều này là nhờ công tác
quản lý doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện, chất lượng sản phẩm ngày càng tăng cao
- Giá vốn hàng năm 2012 bán tăng từ 108,443,288,230 VNĐ lên 118,842,577,650 VNĐ
tức là tăng khoảng hơn 10 tỷ tương đương với 9.59% so với năm 2011. Giá vốn tăng do
giá của nguồn nguyên liệu đầu vào tăng mạnh
- Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 tăng so với năm 2011 là
25.04%. Tuy nhiên lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chỉ tăng 0.33%. Nguyên
nhân làm cho lợi nhuận thuần giảm do chi phí tài chính tăng mạnh ( tăng 440.91%), chi
phí quản lí doanh nghiệp cũng tăng. Điều này cho thấy doanh nghiệp chưa quản lí tốt chi

phí tài chính.
- Lợi nhuận trước và sau thuế có sự tăng nhẹ
Nhìn chung, những kết quả đạt được trong 2 năm qua đã phần nào phản ánh được chiều hướng
phát triển của công ty. Lợi nhuận của công ty các năm đang có xu hướng tăng dần. Mặc dù 2
NGUYỄN THỊ THU HIỀN – QTDN – K37
22
BÁO CÁO THỰC TẬP GVHD: ThS TRẦN THỊ ÁNH
năm qua là 2 năm kinh tế khó khăn của Việt Nam, hàng tồn kho tăng, giá cả nguyên vật liệu bất
ổn, sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng quyết liệt, nguy cơ ứ đọng vốn cao…Công ty cần
phát huy hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm bớt các khoản chi phí, chủ yếu là giảm chi phí tài
chính với mục tiêu tăng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, tăng giá trị doanh nghiệp.
NGUYỄN THỊ THU HIỀN – QTDN – K37
23

×