Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

luận văn quản trị kinh doanh GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI VIKOSAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (363.25 KB, 37 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỘNG HỢP GVHD: TS.VŨ TRỌNG NGHĨA
MỤC LỤC
SV: Trần Trọng Hiếu Lớp: QTKD Tổng hợp 52B
BÁO CÁO THỰC TẬP TỘNG HỢP GVHD: TS.VŨ TRỌNG NGHĨA
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị Error: Reference source not found
Sơ đồ 3.1: Bố trí mặt bằng sản xuất trong doanh nghiệpError: Reference source not
found
Biểu đồ 2.1: Doanh thu và lợi nhuận qua các năm 2008 - 2012 Error: Reference
source not found
Biểu đồ 3.1 : Biến động tổng nguồn vốn của công ty (2008-2012) Error: Reference
source not found
Biểu đồ 3.2: Cơ cấu nguồn vốn của công ty (2008-2012) Error: Reference source not
found
Biểu đồ 3.3: Doanh thu bán hàng các tháng năm 2012 Error: Reference source not
found
SV: Trần Trọng Hiếu Lớp: QTKD Tổng hợp 52B
BÁO CÁO THỰC TẬP TỘNG HỢP GVHD: TS.VŨ TRỌNG NGHĨA
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT
THƯƠNG MẠI VIKOSAN
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
1.1.1 Vài nét sơ lược về công ty.
Công ty TNHH Sản xuất Thương mại VIKOSAN được chính thức thành lập
vào ngày 22 tháng 10 năm 2007. Công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội vào ngày 22 tháng 8 năm 2013
(đăng ký thay đổi lần thứ 6).
- Tên công ty bằng tiếng Việt: Công ty TNHH Sản xuất Thương mại VIKOSAN.
- Tên công ty bằng tiếng nước ngoài: VIKOSAN Trading&Production
Company Limited.
- Tên viết tắt: VIKOSAN.


- Hình thức pháp lý: Công ty TNHH hai thành viên trở lên.
- Trụ sở chính: Cụm công nghiệp Hà Bình Phương, Xã Hà Hồi, Huyện Thường
Tín, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam.
- Điện thoại: 043.3766777 / 043.3766969.
- Email:
- Website: vikosan.com
- Mã số thuế: 0500571026.
- Tài khoản ngân hàng: 058 1195 999999 Tại MB- CN Đống Đa – PGD Thành
Công – HN.
- Vốn điều lệ: 60,000,000,000 đồng (Sáu mươi tỷ đồng).
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển.
1.1.2.1 Quá trình hình thành.
Công ty TNHH Sản xuất Thương mại VIKOSAN tiền thân là một cơ sở sản
xuất chăn gối ở Làng nghề truyền thống Trát Cầu - Hà Tây. Đây là một làng cổ nằm
ven dòng sông Nhuệ, có nghề làm chăn gối bông hơn 100 năm. Mặc dù lâu đời nhưng
SV: Trần Trọng Hiếu Lớp: QTKD Tổng hợp 52B
1
BÁO CÁO THỰC TẬP TỘNG HỢP GVHD: TS.VŨ TRỌNG NGHĨA
rước đây, nghề truyền thống này có những lúc trở nên phai nhạt khi công nghệ lạc hậu,
thủ công, chất lượng sản phẩm kém, mẫu mã không cạnh tranh lại được với sản phẩm
Trung Quốc. Tuy nhiên, từ năm 2000 đến nay, thị trường phát triển, nhận biết được cơ
hội đó, nhiều cơ sở sản xuất đã mạnh dạn đầu tư công nghệ hiện đại, cải thiện đáng kể
mẫu mã và chất lượng, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Nắm bắt cơ hội đó,
ngày 22-10-2007, Công ty TNHH Sản xuất Thương mại VIKOSAN được thành lập.
Kết hợp giữa những kinh nghiệm sản xuất đúc kết của làng nghề và sự ứng dụng máy
móc công nghệ hiện đại, công ty đã không ngừng phát triển. Hiện nay không chỉ giải
quyết nhu cầu việc làm cho hàng trăm công nhân viên, công ty còn cung ứng ra thị
trường những sản phẩm chất lượng tốt, thân thiện và an toàn, đáp ứng được nhu cầu thị
trường. Công ty đã dần có được lòng tin và xây dựng được chỗ đứng của mình trong
lòng người tiêu dùng trong nước.

1.1.2.2 Quá trình phát triển.
Ngày 22-10-2007, công ty TNHH sản xuất thương mại VIKOSAN chính thức
được thành lập. Công ty được xây dựng trên diện tích 6000 mét vuông đất tại cụm
công nghiệp Hà Bình Phương, xã Hà Hồi, huyện Thường Tín, Hà Nội với một xưởng
may duy nhất rộng 1000 mét vuông, là nơi làm việc cho gần 100 công nhân may.
Năm 2008, công ty xây dựng thêm một xưởng diện tích 2000 mét vuông lắp đặt
dây chuyền máy chần thêu tự động nhập khẩu từ Hàn Quốc. Làm chủ dây chuyền này,
công ty đã có thể tự chần nguyên khổ vải và thêu hoa văn, họa tiết trên trên tất cả các
sản phẩm chăn ga gối của mình thay cho việc thuê gia công công đoạn này như trước
đây. Điều này đánh một dấu mốc vượt bậc trong việc làm chủ công nghệ sản xuất các
sản phẩm chăn ga gối đệm của công ty, không những giảm bớt chi phí, sản phẩm của
công ty đã nâng cao được chất lượng và đưa mẫu mã sản phẩm lên tầm cao mới, cạnh
tranh trực tiếp với những thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực như Hanvico, Everon,
Everhome
Năm 2009, công ty đã xây dựng và đưa vào áp dụng hệ thống quản lý chất
lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008. Việc áp dụng ban đầu có nhiều khó khăn, tuy
nhiên với sự nỗ lực của đội ngũ lãnh đạo và toàn thể công nhân viên trong công ty, hệ
thống đã hoạt động tốt, giúp công ty cải thiện đáng kể chất lượng sản phẩm và giảm
chi phí liên quan đến sản phẩm lỗi hỏng.
Năm 2010 công ty lắp đặt dây chuyền sản xuất bông - đệm. Sản phẩm của dây
chuyền bao gồm: bông rời, bông tấm, ruột đệm bông ép PE. Những sản phẩm này
SV: Trần Trọng Hiếu Lớp: QTKD Tổng hợp 52B
2
BÁO CÁO THỰC TẬP TỘNG HỢP GVHD: TS.VŨ TRỌNG NGHĨA
không chỉ giải quyết nguyên vật liệu cho sản xuất chăn ga gối đệm của bản thân công
ty mà còn cung cấp nguồn nguyên liệu cho các doanh nghiệp dệt may khác.
Từ năm 2011 đến nay, công ty tập trung xây dựng thương hiệu, quảng bá sản
phẩm, cải thiện quy trình sản xuất. Sản phẩm chăn ga gối đệm của công ty đã góp mặt
trong nhiều triển lãm lớn như Triển lãm hàng tiêu dùng Việt Nam 2011, Việt Nam
Expo 2012 Công ty không ngừng mở rộng hệ thống đại lý bán hàng rộng khắp cả

nước, sản phẩm của công ty đã có mặt tại cả 3 miền. Cùng với sự phát triển ngành dệt
may Việt Nam, công ty đã vững bước đi lên, khẳng định được tên tuổi và chỗ đứng
của mình trong lòng người tiêu dùng. Sản phẩm của công ty đã nhiều công trình như
khách sạn, khu nghỉ dưỡng, bệnh viện tin tưởng sử dụng.
1.1.3 Lĩnh vực ngành nghề kinh doanh.
Ngành nghề kinh doanh của công ty đăng ký bao gồm nhiều ngành nghề như
sau:
Bảng 1.1: Ngành nghề kinh doanh của công ty
STT Tên ngành Mã ngành
1
Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ
khác
4530
2 Bán mô tô, xe máy 4541
3 Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của mô tô, xe máy 4543
4
Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường sắt và đường
bộ
5221
5 Sản xuất thảm, chăn đệm 1323
6 Bán buôn ô tô và xe có động cơ khác 4511
7 Sản xuất hàng may sẵn (trừ trang phục) 1322
8 Hoạt động thiết kế chuyên dụng (Hoạt động trang trí nội thất) 7410
9 Bán lẻ khác trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp 4719
10 Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan 4661
11 Vận tải hành khách đường bộ khác 4932
SV: Trần Trọng Hiếu Lớp: QTKD Tổng hợp 52B
3
BÁO CÁO THỰC TẬP TỘNG HỢP GVHD: TS.VŨ TRỌNG NGHĨA
Chi tiết: kinh doanh vận chuyển khách du lịch bằng xe ô tô

12
Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
Chi tiết: kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô
4933
13
Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân
vào đâu
Chi tiết: Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh (mặt
hàng Nhà nước cho phép)
8299
14
Đại lý, môi giới, đấu giá
Chi tiết: đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa
4610
15 Dịch vụ lưu trú ngắn ngày 5510
16 Dịch vụ phục vụ đồ uống 5630
17
Hoạt động vui chơi giải trí khác chưa được phân vào đâu.Chi tiết:
-Hoạt động của các khu giải trí, bãi biển, bao gồm cho thuê các
phương tiện như nhà tắm, tủ có khóa, ghế tựa, dù che ;
-Hoạt động của các cơ sở vận tải giải trí, ví dụ như đi du thuyền;
-Cho thuê các thiết bị thư giãn như một phần của các phương tiện
giải trí;
9329
18
Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động (không bao
gồm kinh doanh quầy bar)
5610
19
Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên

với khách hàng (phục vụ tiệc, hội họp, đám cưới )
5621
20
Hoạt động của các công viên vui chơi và công viên theo chủ đề
(loại Nhà nước cho phép)
9321
21 Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép 4641
22 Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu
Chi tiết:
Bán buôn tơ, sơ, sợi dệt ;
4669
SV: Trần Trọng Hiếu Lớp: QTKD Tổng hợp 52B
4
BÁO CÁO THỰC TẬP TỘNG HỢP GVHD: TS.VŨ TRỌNG NGHĨA
Bán buôn phụ liệu may mặc và giày dép;
23
Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác
Chi tiết: Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy dệt, may,
da giày
4659
24
Sản xuất các loại hàng dệt khác chưa được phân vào đâu
-Sản xuất các sản phẩm tấm dệt khổ hẹp, bao gồm các tấm dệt sợi
ngang không có sợi dọc được ghép với nhau thông qua chất kết
dính,
-Sản xuất nhãn hiệu, băng rôn
-Sản xuất đồ tỉa trang trí: vải viền, quả tua,
-Sản xuất nỉ,
-Sản xuất màn tuyn và các màn bằng vải khác, sản xuất viền đăng
ten cuộn, đăng ten mảnh, dài hoặc đăng ten rời để trang trí,

-Sản xuất tấm dệt được tẩm, được phủ hoặc tráng nhựa,
1329
Nguồn: Giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp
Mặc dù đăng ký nhiều ngành nghề, tuy nhiên ngành nghề chính mà công ty
đang hoạt động bao gồm:
• Sản xuất chăn-ga- gối- đệm.
• Sản xuất bông rời, bông tấm, ruột đệm bông ép.
SV: Trần Trọng Hiếu Lớp: QTKD Tổng hợp 52B
5
BÁO CÁO THỰC TẬP TỘNG HỢP GVHD: TS.VŨ TRỌNG NGHĨA
Bảng 1.2: Danh mục những sản phẩm chính của công ty
STT Tên sản phẩm
1 Bộ ga gối cotton
1 Chăn hè thu
1 Ga phủ giường
2 Vỏ gối đơn
2 Vỏ gối tựa
1 Vỏ gối ôm
2 Bộ ga gối Solid
1 Chăn hè thu
1 Ga phủ giường
2 Vỏ gối đơn
2 Vỏ gối tựa
1 Vỏ gối ôm
3 Bộ ga gối Satin
1 Chăn hè thu
1 Ga phủ giường
2 Vỏ gối đơn
2 Vỏ gối tựa
1 Vỏ gối ôm

4 Đệm vỏ coton
5 Đệm vỏ gấm
6 Đệm lò xo gấm
7 Đệm nano bạc chống khuẩn
8 Ruột chăn đông
9 Ruột gối ( gối ôm, gối đơn, gối tựa)
10
Nguyên liệu cung cấp cho các công ty sản xuất khác:
- Bông rời
- Bông tấm
- Ruột đệm bông ép
Nguồn: Phòng kinh doanh.
SV: Trần Trọng Hiếu Lớp: QTKD Tổng hợp 52B
6
BÁO CÁO THỰC TẬP TỘNG HỢP GVHD: TS.VŨ TRỌNG NGHĨA
1.2 Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị.
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị
Nguồn: Phòng hành chính-nhân sự
Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban:
HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN:
Hội đồng thành viên công ty nhân danh chủ sở hữu công ty tổ chức thực hiện
các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật và
chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao theo quy định
của Luật DN và pháp luật có liên quan. Hội đồng thành viên đưa ra chiến lược, tầm
nhìn, định hướng phát triển cho công ty, trực tiếp ra các quyết định quan trọng.
SV: Trần Trọng Hiếu Lớp: QTKD Tổng hợp 52B
7
Phó Giám Đốc
Phòng
kế toán

tài chính
Phòng
hành chính
nhân sự
Phòng
sản xuất
Phòng
thiết kế
Phòng
kinh doanh
Phân
xưởng
cắt may
Phân
xưởng
bông
Phân
xưởng
thêu
Giám Đốc
Hội đồng thành viên
BÁO CÁO THỰC TẬP TỘNG HỢP GVHD: TS.VŨ TRỌNG NGHĨA
GIÁM ĐỐC:
Giám đốc là người đại diện theo pháp luật, giám đốc Công ty chịu trách nhiệm
về việc tổ chức và điều hành tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Giám đốc là người đưa ra các phương án kinh doanh, lập kế hoạch sản xuất kinh
doanh, cụ thể hóa tầm nhìn và chiến lược mà Hội đồng thành viên đề ra. Giám đốc
trực tiếp điều hành hoạt động các phòng ban trong công ty, phối hợp hoạt động các
phòng ban để đạt được kế hoạch, mục tiêu của công ty.
PHÓ GIÁM ĐỐC:

Phó giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc trong quản lý điều hành các
hoạt động của công ty theo sự phân công của Giám đốc, chủ động và tích cực triển
khai, thực hiện nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hiệu
quả các hoạt động. Điều hành hoạt động các phòng ban, ra các quyết định kinh doanh
theo úy quyền của giám đốc.
PHÒNG HÀNH CHÍNH – NHÂN SỰ:
Chức năng hành chính:
- Xây dựng các văn bản liên quan đến hoạt động của Công ty.
- Xây dựng qui trình làm việc khái quát chung cho từng phòng trong công ty.
- Quản lý và bảo trì trang thiết bị văn phòng, cấp phát văn phòng phẩm cho các
phòng ban.
- Giao dịch công tác hành chính với các cơ quan chức năng.
- Tiếp đón khách đến thăm hoặc liên hệ công tác với công ty.
- Lưu trữ các văn bản có liên quan đến hoạt động của Công ty.
- Quản lý con dấu của công ty.
- Thống kê và quản lý toàn bộ trang thiết bị tại các phòng ban trong trụ sở công ty.
- Kiểm kê tài sản hàng năm và báo cáo lên Tổng giám đốc công ty.
- Tiếp nhận, gửi và kiểm soát công văn đi và đến.
- Chuẩn trang thiết bị, trang trí phòng họp phục vụ cho các buổi hội thảo, khai
giảng, bế giảng, họp khen thưởng kỷ luật…
SV: Trần Trọng Hiếu Lớp: QTKD Tổng hợp 52B
8
BÁO CÁO THỰC TẬP TỘNG HỢP GVHD: TS.VŨ TRỌNG NGHĨA
- Tổng hợp các bản báo cáo cuối năm từ các phòng ban sau đó tổng kết thành
bản báo cáo kết quả kinh doanh của công ty trong năm.
Chức năng nhân sự:
Chịu trách nhiệm quản lý nhân sự trong toàn công ty. Bao gồm các hoạt động:
- Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực của toàn Công ty
- Tham mưu cho Ban giám đốc về việc sắp xếp, bố trí nhân sự
- Lập kế hoạch hàng năm, hàng quý, hàng tháng về nhu cầu nhân lực trong

công ty.
- Tuyển dụng và đào tạo nhân lực cho các bộ phận.
- Đánh giá và tính toán lương trả cho người lao động.
- Xây dựng và thực hiện các chính sách phúc lợi cho người lao động.
- Giải quyết, phúc đáp những thắc mắc, khiểu nại của người lao động.
- Quản lý hồ sơ, thông tin người lao động.
PHÒNG SẢN XUẤT:
- Trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất của ba phân xưởng: Phân xưởng thêu,
Phân xưởng cắt - may, Phân xưởng bông.
- Lập kế hoạch sản xuất theo từng tháng, quý, năm.
- Theo dõi tiến độ, tình hình sản xuất để kịp thời báo cáo với ban giám đốc khi
gặp khó khăn trong sản xuất như công nghệ, quy trình sản xuất hoặc vật tư cung cấp
không đúng tiêu chuẩn.
- Thiết kế mặt bằng, bố trí vị trí làm việc, dây chuyền máy móc thiết bị.
- Sản xuất ra sản phẩm theo đơn hàng và theo kế hoạch đã định.
- Quản trị dự trữ, cung ứng nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất.
- Kiểm soát chất lượng sản phẩm sản xuất ra trong phạm vi của mình.
- Thống kê số lượng sản phẩm sản xuất của từng công nhân để cung cấp cho
Phòng hành chính - nhân sự tính lương.
SV: Trần Trọng Hiếu Lớp: QTKD Tổng hợp 52B
9
BÁO CÁO THỰC TẬP TỘNG HỢP GVHD: TS.VŨ TRỌNG NGHĨA
PHÒNG KINH DOANH:
- Chịu trách nhiệm về hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty.
- Thực hiện công tác marketing, quảng cáo, nghiên cứu thị trường; chọn lựa
sản phẩm chủ lực và xây dựng chiến lược phát triển, thúc đẩy hoạt động xúc tiến
thương mại, tham gia hội thảo, hội chợ, tìm kiếm khách hàng.
- Quản lý danh mục khách hàng, chăm sóc khách hàng.
- Thiết lập, giao dịch trực tiếp với hệ thống Khách hàng, hệ thống kênh phân phối.
- Thực hiện hoạt động bán hàng tới các Khách hàng.

- Không ngừng tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ.
- Thiết lập đơn hàng chuyển về bộ phận sản xuất.
- Phản ánh phàn nàn của khách hàng về sản phẩm.
- Lập các kế hoạch Kinh doanh và triển khai thực hiện.
- Phối hợp với Phòng Tài chính - Kế toán Công ty trong các nghiệp vụ thu tiền
bán hàng hóa, thanh toán tiền mua hàng hóa - dịch vụ.
- Phối hợp với phòng sản xuất để đảm bảo đủ về số lượng chủng loại tiêu thụ.
- Xây dựng và triển khai thực hiện phương án kinh doanh sau khi được Ban
Giám đốc Công ty phê duyệt. Thống kê, báo cáo hoạt động kinh doanh theo đúng tiến
độ và quy định.
PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN:
Chức năng: tham mưu, giúp việc cho Giám đốc trong việc tổ chức công tác kế
toán, bộ máy kế toán đảm bảo đúng các quy định của pháp luật về công tác kế toán.
Thực hiện công tác tổng hợp báo cáo quản trị nội bộ, các báo cáo ra bên ngoài cho các
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo chức năng, nhiệm vụ đươc giao.
Nhiệm vụ:
- Ghi chép phản ánh chính xác, kịp thời một cách có hệ thống biến động tài sản
nguồn vốn, giải quyết các loại vốn phục vụ cho việc mua sắm vật tư, nguyên liệu, đầu
tư máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh.
SV: Trần Trọng Hiếu Lớp: QTKD Tổng hợp 52B
10
BÁO CÁO THỰC TẬP TỘNG HỢP GVHD: TS.VŨ TRỌNG NGHĨA
- Thống kê, tổng hợp kết quả kinh doanh, lập báo cáo kế toán, phân tích hoạt
động sản xuất kinh doanh để phục vụ việc kiểm tra và thực hiện kế hoạch, cơ sở để ra
quyết định quản trị cho ban lãnh đạo.
- Theo dõi công nợ của Công ty, phản ánh và đề xuất kế hoạch thu chi tiền mặt
và các hình thức thanh toán khác.
- Quản lý nợ của khách hàng.
- Tổng hợp và kiểm tra tính hợp lý hợp pháp của các hóa đơn chứng từ thể hiện
các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ của công ty.

- Tham mưu cho ban giám đốc về công tác tài chính kế toán trong công tác sử
dụng vốn và phát triển vốn phục vụ SXKD, thanh toán và thu hồi công nợ đảm bảo
vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Phối hợp với các phòng ban khác để thu nhập thông tin, hoặc cung cấp thông
tin cho các phòng ban.
PHÒNG THIẾT KẾ:
- Tham mưu cho ban giám đốc về phương hướng thiết kế, phát triển sản phẩm.
- Thiết kế sản phẩm kiểu dáng mẫu mã mới cho sản phẩm.
- Xây dựng quy trình, công đoạn sản xuất cho sản phẩm mới.
- Phối hợp với phòng kinh doanh để thiết kế sản phẩm phù hợp với thị hiếu của
người tiêu dùng.
SV: Trần Trọng Hiếu Lớp: QTKD Tổng hợp 52B
11
BÁO CÁO THỰC TẬP TỘNG HỢP GVHD: TS.VŨ TRỌNG NGHĨA
CHƯƠNG 2
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI VIKOSAN
2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.
Bảng 2.1: Báo cáo kết quả kinh doanh 2008- 2012
Đơn vị tính: VNĐ.
CHỈ TIÊU 2008 2009 2010 2011 2012
1. Doanh thu
bán hàng
72,668,365,49
1
80,764,315,24
7
103,921,746,27
3
139,045,380,36

4
158,845,675,738
2. Các khoản
giảm trừ
doanh thu

3. Doanh thu
thuần về bán
hàng
72,668,365,49
1
80,764,315,24
7
103,921,746,27
3
139,045,380,36
4
158,845,675,738
4. Giá vốn
hàng bán
53,720,192,67
3
60,845,829,073 79,671,582,292
105,163,741,28
8
123,564,928,176
5. Lợi nhuận
gộp về bán
hàng
18,948,172,81

8
19,918,486,17
4
24,250,163,981 33,881,639,076 35,280,747,562
6. Doanh thu
hoạt động tài
chính
39,817,152 81,436,917 127,482,954 171,725,479 195,151,395
7. Chi phí tài
chính
4,103,258,874 3,784,823,729 4,026,125,271 4,587,471,385 4,843,274,536
Trong đó:
chi phí lãi
vay
3,921,745,637 3,150,823,872 3,849,364,175 4,289,450,159 4,585,521,478
8. Chi phí
bán hàng
4,445,764,586 5,341,144,756 6,281,583,917 7,908,403,754 8,256,739,824
9. Chi phí
quản lý
doanh nghiệp
2,875,176,075 3,770,222,936 4,403,294,083 6,163,939,766 5,698,171,775
SV: Trần Trọng Hiếu Lớp: QTKD Tổng hợp 52B
12
BÁO CÁO THỰC TẬP TỘNG HỢP GVHD: TS.VŨ TRỌNG NGHĨA
10. Lợi
nhuận thuần
từ hoạt động
kinh doanh
7,563,790,435 7,103,731,670 9,666,643,664 15,393,549,650 16,677,712,822

11. Thu nhập
khác
253,872,770 504,951,536 588,493,098 400,625,117 298,343,645
12. Chi phí
khác
87,354,765 116,932,136 178,325,837 213,546,891 104,783,073
13. Lợi
nhuận khác
166,518,005 388,019,400 410,167,261 187,078,226 193,560,572
14. Tổng lợi
nhuận kế
toán trước
thuế
7,730,308,440 7,491,751,070 10,076,810,925 15,580,627,876 16,871,273,394
15. Chi phí
thuế TNDN
hiện hành
1,932,577,110 1,872,937,768 2,519,202,730 3,895,156,968 4,217,818,348
16. Chi phí
thuế TNDN
hoãn lại

17. Lợi
nhuận sau
thuế thu nhập
doanh nghiệp
5,797,731,330 5,618,813,303 7,557,608,194 11,685,470,907 12,653,455,046
Nguồn: Phòng kế toán – tài chính
SV: Trần Trọng Hiếu Lớp: QTKD Tổng hợp 52B
13

BÁO CÁO THỰC TẬP TỘNG HỢP GVHD: TS.VŨ TRỌNG NGHĨA
Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng liên hoàn của các chỉ tiêu kết quả kinh doanh
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012
± % ± % ± % ± %
1. Doanh thu bán hàng 72,668,365,491 8,095,949,756 11.14 23,157,431,026 28.67 35,123,634,091 33.80 19,800,295,374 14.24
2. Các khoản giảm trừ
doanh thu

3. Doanh thu thuần về bán
hàng
72,668,365,491 8,095,949,756 11.14 23,157,431,026 28.67 35,123,634,091 33.80 19,800,295,374 14.24
4. Giá vốn hàng bán 53,720,192,673 7,125,636,400 13.26 18,825,753,219 30.94 25,492,158,996 32.00 18,401,186,888 17.50
5. Lợi nhuận gộp về bán
hàng
18,948,172,818 970,313,356 5.12 4,331,677,807 21.75 9,631,475,095 39.72 1,399,108,486 4.13
6. Doanh thu hoạt động tài
chính
39,817,152 41,619,765 104.53 46,046,037 56.54 44,242,525 34.70 23,425,916 13.64
7. Chi phí tài chính 4,103,258,874 -318,435,145 -7.76 241,301,542 6.38 561,346,114 13.94 255,803,151 5.58
Trong đó: chi phí lãi vay 3,921,745,637 -770,921,765 -19.66 698,540,303 22.17 440,085,984 11.43 296,071,319 6.90
8. Chi phí bán hàng 4,445,764,586 895,380,170 20.14 940,439,161 17.61 1,626,819,837 25.90 348,336,070 4.40
9. Chi phí quản lý doanh
nghiệp
2,875,176,075 895,046,861 31.13 633,071,147 16.79 1,760,645,683 39.98 -465,767,991 -7.56
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh
7,563,790,435 -460,058,765 -6.08 2,562,911,994 36.08 5,726,905,986 59.24 1,284,163,172 8.34
11. Thu nhập khác 253,872,770 251,078,766 98.90 83,541,562 16.54 -187,867,981 -31.92 -102,281,472 -25.53
12. Chi phí khác 87,354,765 29,577,371 33.86 61,393,701 52.50 35,221,054 19.75 -108,763,818 -50.93

SV: Trần Trọng Hiếu Lớp: QTKD Tổng hợp 52B
14
BÁO CÁO THỰC TẬP TỘNG HỢP GVHD: TS.VŨ TRỌNG NGHĨA
13. Lợi nhuận khác 166,518,005 221,501,395 133.02 22,147,861 5.71 -223,089,035 -54.39 6,482,346 3.47
14. Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế
7,730,308,440 -238,557,370 -3.09 2,585,059,855 34.51 5,503,816,951 54.62 1,290,645,518 8.28
15. Chi phí thuế TNDN hiện
hành
1,932,577,110
-59,639,342
-3.09
646,264,962
34.51
1,375,954,238
54.62
322,661,380
8.28
16. Chi phí thuế TNDN
hoãn lại

17. Lợi nhuận sau thuế thu
nhập doanh nghiệp
5,797,731,330 -178,918,028 -3.09 1,938,794,891 34.51 4,127,862,713 54.62 967,984,139 8.28
Nguồn: Phòng kế toán tài chính.
SV: Trần Trọng Hiếu Lớp: QTKD Tổng hợp 52B
15
BÁO CÁO THỰC TẬP TỘNG HỢP GVHD: TS.VŨ TRỌNG NGHĨA
Sau 7 năm hoạt động, Công ty TNHH Sản xuất Thương mại VIKOSAN đã thu
được những thàng công đáng kể, điều đó được thể hiện rõ trong sự tăng trưởng mức

doanh thu hàng năm. Doanh thu từ 72,668,365,491 đồng năm 2008 đã tăng lên
80,764,315,247 đồng năm 2009 đạt mức tăng 11.14%, năm 2010 đạt mức doanh thu
103,921,746,273 đồng tăng 28.67% so với năm 2009, đến năm 2011 doanh thu tăng
lên 139,045,380,364 đồng tăng 33.80% so với năm 2010, năm 2012 doanh thu đạt
158,845,675,738 đồng, tăng 14.24% so với năm 2011. Có thể thấy doanh thu của công
ty liên tục tăng qua các năm với mức tăng trưởng cao, đặc biệt năm 2010 doanh thu
tăng cao vọt 28.67%. Nguyên nhân là do năm 2010, công ty lắp đặt và đưa vào vận
hành dây chuyền sản xuất bông – đệm, khiến cho danh mục sản phẩm tăng lên làm
tăng doanh thu. Năm 2011 dây chuyền này hoạt động ổn định, sản phẩm mới tiêu thụ
tốt do thị trường nguyên vật liệu ngành dệt may phát triển, nhờ vậy mang lại cho công
ty mức tăng trưởng doanh thu cao là 33,80%.
Biểu đồ 2.1 Doanh thu và lợi nhuận qua các năm 2008 - 2012
Đơn vị: Nghìn đồng
Trong 5 năm 2008-2012, công ty đều có lợi nhuận, không có năm nào bị lỗ. Với
mức doanh thu liên tục tăng nhanh qua các năm 2008-2012, đem lại lợi nhuận cho
công ty cũng có xu hướng tăng. Năm 2008, lợi nhuận của công ty là 5,797,731,330
SV: Trần Trọng Hiếu Lớp: QTKD Tổng hợp 52B
16
BÁO CÁO THỰC TẬP TỘNG HỢP GVHD: TS.VŨ TRỌNG NGHĨA
đồng. Năm 2009, lợi nhuận của công ty giảm nhẹ còn 5,618,813,303 đồng giảm 3,09%
so với năm 2008. Nguyên nhân có thể thấy rằng mặc dù doanh thu tăng 11.14% so với
năm 2008, nhưng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cao nên
không làm tăng lợi nhuận. Năm 2010, lợi nhuận đạt 7,557,608,194 đồng tăng 34.51%,
một mức tăng khá cao, tương xứng với mức tăng doanh thu. Năm 2011, lợi nhuận là
11,685,470,907 đồng tăng 54.62%, tăng cao so với năm 2010. Do doanh thu tăng
33.80% bên cạnh đó giá vốn hàng bán tăng thấp hơn mức tăng doanh thu, giá nguyên
liệu đầu giảm, chi phí bán hàng giảm. Năm 2012 lợi nhuận đạt 12,653,455,046 đồng
chỉ tăng 8.28% so với 2011.
2.2 Đánh giá mặt hàng chủ yếu.
Bảng 2.3: Cơ cấu doanh thu theo nhóm mặt hàng

Đơn vị: %
Năm
Mặt hàng
2008 2009 2010 2011 2012
Bộ ga gối 65.4 68.4 52.3 43.2 44.8
Đệm bông ép 23.3 17.2 17.7 15.1 16.3
Ruột chăn đông 6.4 8.6 4.5 3.8 4.1
Ruột gối 4.9 5.8 4.2 3.3 3.4
Bông rời 0 0 7.3 11.4 12.9
Bông tấm 0 0 7.9 13.6 10.2
Ruột đệm bông ép 0 0 6.1 9.6 8.3
Tổng 100 100 100 100 100
Nguồn: Phòng kinh doanh
Sản phẩm của công ty bao gồm rất nhiều loại mặt hàng khác nhau được xếp
thành 7 nhóm mặt hàng chính như ở bảng 2.3 . Nhóm mặt hàng chiếm tỷ lệ doanh thu
cao nhất là Bộ ga gối, đây là nhóm sản phẩm chính của công ty. Năm 2008 và 2009, tỷ
trọng doanh thu của nhóm mặt hàng này chiếm tỷ lệ rất cao là 65.4% và 68.4%. Nguyên
nhân là năm 2008 và 2009 công ty chỉ có 4 nhóm mặt hàng là Bộ ga gối, Đệm bông ép,
Ruột chăn đông, Ruột gối. Đến năm 2010 nhờ đưa vào vận hành Phân xưởng bông mà
SV: Trần Trọng Hiếu Lớp: QTKD Tổng hợp 52B
17
BÁO CÁO THỰC TẬP TỘNG HỢP GVHD: TS.VŨ TRỌNG NGHĨA
công ty tăng thêm 3 nhóm sản phẩm là Bông rời, Bông tấm, Ruột đệm bông ép. Chính
vì thế từ năm 2010 – 2012 tỷ trọng doanh thu nhóm hàng Bộ chăn ga có xu hướng giảm
đi đáng kể, tuy nhiên vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất trong doanh thu. Ba nhóm mặt hàng
mới có tỷ trọng trong doanh thu có xu hướng tăng đều. Qua đó có thể cho thấy, công ty
luôn nỗ lực trong việc mở rộng chủng loại sản phẩm để cung ứng trên thị trường, tuy
nhiên mặt khác vẫn chú trọng phát triển nhóm sản phẩm chính của mình.
2.3 Tình hình lao động.
Bảng 2.4: Tình hình trả lương cho công nhân viên công ty 2008-2012

Chỉ tiêu Đơn vị 2008 2009 2010 2011 2012
Tổng quỹ lương Triệu đồng 8,569 11,638 14,381 15,013 16,861
Số công nhân viên
bình quân
Người 207 265 293 318 323
Mức lương trung
bình
Triệu đồng/
người/ tháng
3.45 3.66 4.09 4.27 4.35
Nguồn: Phòng hành chính-kế toán
Qua bảng 2.4 có thể thấy cả hai chỉ tiêu Tổng quỹ lương và Số công nhân viên
bình quân qua các năm liên lục tăng. Số lượng công nhân viên năm 2008 là 207 người,
năm 2008 tăng lên 265 người, năm 2009 là 293 người, năm 2011 tăng lên 318 người.
Năm 2012 biến động không nhiều so với 2011, giữ ở mức 323 người. Quỹ lương cũng
tăng nhanh từ 8,569 triệu đồng (2008), đến năm 2012 tăng gần 2 lần đạt 16,861 triệu
đồng. Cho thấy công ty không ngừng tăng trưởng về quy mô sản xuất kinh doanh, mỗi
năm tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người dân trong khu vực lân cận.
Đời sống người người lao động không ngừng được nâng cao do mức lương
bình quân tăng đều qua các năm, giúp người lao động yên tâm, làm việc nhiệt huyết và
gắn bó lâu dài với công ty. Mức lương trung bình từ 3.45 triệu đồng/người/ tháng
(2008), tăng lên 3.66 triệu đồng/người/tháng (2009), năm 2010 là 4.09 triệu
đồng/người/ tháng, năm 2011 là 4.27 triệu đồng/người/ tháng. Năm 2012, mức lương
trung bình của công ty đạt 4.35 triệu đồng/người/ tháng. Đây là mức lương trung bình
tuy chưa hẳn là cao trội so với các doanh nghiệp cùng địa bàn, nhưng là một mức
lương cạnh tranh, kết hợp với những chính sách phúc lợi hợp lý là cách mà công ty đã
thu hút và giữ chân được người lao động.
SV: Trần Trọng Hiếu Lớp: QTKD Tổng hợp 52B
18
BÁO CÁO THỰC TẬP TỘNG HỢP GVHD: TS.VŨ TRỌNG NGHĨA

CHƯƠNG 3
ĐÁNH GIÁ CÁC MẶT QUẢN TRỊ CỦA CÔNG TY TNHH
SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI VIKOSAN
3.1 Quản trị chất lượng.
Thời gian gần đây khi báo chí thường xuyên đề cập đến vấn đề chăn ga gối
đệm kém chất lượng, hàng giả hàng nhái, đặc biệt là hàng có xuất xứ từ Trung Quốc,
người tiêu dùng ngày càng lo ngại và dè chừng hơn trong việc mua sắm của mình.
Những sản phẩm kém chất lượng có thể gây ra những hậu quả khôn lường cho người
sử dụng như nguy cơ về việc nhiễm một số loại bệnh liên quan tới đường hô hấp và hệ
thống tuần hoàn máu. Do vậy, công ty hiểu rằng việc chú trọng tới chất lượng sản
phẩm sản xuất ra gắn với sự tồn tại và phát triển của công ty. Người tiêu dùng ngày
nay là những người tiêu dùng thông minh, họ sẽ lựa chọn những sản phẩm có chất
lượng đảm bảo, an toàn cho sức khỏe cho bản thân và gia đình mình. Do vậy công ty
luôn đặt chất lượng lên hàng đầu, khẳng định uy tín và xây dựng niềm tin trong lòng
người tiêu dùng. Ngoài ra, chăn ga gối đệm cũng mang tính chất là đồ vật trang trí nội
thất phòng ngủ, bởi vậy yếu tố thẩm mỹ cũng không kém phần quan trọng nên không
thể để xảy ra một lỗi nào trên sản phẩm nếu không muốn bị người tiêu dùng tẩy chay.
Với nhãn hiệu “Vikosan – Mặt trời mùa đông” đã đi dần vào trong tâm trí
người tiêu dùng, để đạt được và giữ vững niềm tin đó, công ty luôn luôn tập
trung vào chất lượng. Hơn nữa, Công ty tuân thủ tuyệt đối mọi quy định về chất
lượng của pháp luật Việt Nam. Công ty chủ động giám sát chặt chẽ chất lượng sản
phẩm ngay từ khâu thiết kế, nhập nguyên liệu đầu vào, quá trình sản xuất, trong và
sau khi bán hàng, được vận hành theo hệ thống quản lý ISO 9001:2008 bắt đầu từ
năm 2009.
SV: Trần Trọng Hiếu Lớp: QTKD Tổng hợp 52B
19
BÁO CÁO THỰC TẬP TỘNG HỢP GVHD: TS.VŨ TRỌNG NGHĨA
Bảng 3.1: Quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm chăn ga gối đệm
Nội dung kiểm tra Người có trách nhiệm
Kiểm tra về tính thẩm mỹ, tính vật lý cơ

học của mẫu thiết kế.
Phòng thiết kế
Kiểm tra các nguyên liệu (Xơ Polyester,
vải các loại, phụ liệu khác ) khi nhập
kho.
Thủ kho và Phòng sản xuất
Kiểm tra độ chính xác của các đường chần
– thêu.
Công nhân vận hành máy chần – thêu.
Kiểm tra độ chính xác về kích thước, số
lượng các chi tiết vải khi cắt.
Trưởng tổ cắt – P.Xưởng cắt may.
Kiểm tra thành phẩm.
Trưởng mỗi tổ may và Thủ kho thành
phẩm.
Kiểm tra độ tơi xốp của bông sản xuất ra Thợ vận hành dây chuyền bông-đệm
Kiểm tra độ cứng, độ dày và khối lượng
của ruột đệm bông ép.
Thợ vận hành dây chuyền bông-đệm
Nguồn: Phòng sản xuất
Nhờ đưa vào áp dụng hệ thống quản trị chất lượng ISO 9001:2008 giá trị sản
phẩm sai hỏng sản xuất ra đã giảm đi đáng kể. Qua bảng 3.1 giá trị sản phẩm sai hỏng
có xu hướng giảm liên tục qua các năm nhờ công ty áp dụng tiêu chuẩn ISO
9001:2008, năm 2008 giá trị sản phẩm sai hỏng là 215 triệu đồng, nhưng năm 2009 đã
giảm gần 1 nửa, xuống còn 127 triệu đồng. Những năm tiếp theo giá trị sản phẩm sai
hỏng tiếp tục giảm đều xuống chỉ còn 81 triệu đồng năm 2012 so với doanh thu là
158,845 triệu đồng (2012). Điều này phản ánh nên hiệu quả khi áp dụng hệ thống quản
trị chất lượng và công tác này được công ty ngày càng áp dụng hoàn thiện hơn.
Bảng 3.2: Giá trị sản phẩm sai hỏng không tiêu thụ được
Đơn vị: Triệu đồng

Năm 2008 2009 2010 2011 2012
Giá trị
sản phẩm
sai hỏng.
215 127 92 98 81
Nguồn: Phòng sản xuất.
SV: Trần Trọng Hiếu Lớp: QTKD Tổng hợp 52B
20
BÁO CÁO THỰC TẬP TỘNG HỢP GVHD: TS.VŨ TRỌNG NGHĨA
3.2 Quản trị tài chính.
Bảng 3.3 Bảng cân đối kế toán qua các năm 2008-2012
Đơn vị: Triệu đồng.
TÀI SẢN
2008 2009 2010 2011 2012
A. Tài sản lưu động và đầu
tư ngắn hạn
33,726 32,223 35,101 47,360 48,963
I. Tiền
8,082 6,792 9,785 15,547 16,809
II. Các khoản đầu tư tài chính
ngắn hạn
0 0 0 0 0
III. Các khoản phải thu
8,641 10,315 8,260 7,976 9,763
IV. Hàng tồn kho
16,527 14,478 15,817 22,469 21,762
V. Tài sản ngắn hạn khác
476 638 1,239 1,368 629
B. Tài sản cố định và đầu
tư dài hạn

37,063 34,104 50,277 52,065 54,589
I. Tài sản cố định
35,671 32,531 48,257 47,937 49,974
II. Các khoản đầu tư tài chính
dài hạn
0 0 0 0 0
III. Tài sản dài hạn khác
1,392 1,573 2,020 4,128 4,615
Tổng cộng tài sản
70,789 66,327 85,378 99,425 103,552
NGUỒN VỐN
A. Nợ phải trả
33,572 25,796 33,321 37,761 39,843
Nợ ngắn hạn
24,711 24,967 32,243 36,342 38,362
Nợ dài hạn
8,861 829 1,078 1,419 1,481
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
37,217 40,576 52,057 61,664 63,709
I. Vốn chủ sở hữu
36,507 39,726 50,857 60,644 63,019
II. Nguồn kinh phí và quỹ
khác
710 850 1,200 1,020 690
Tổng cộng nguồn vốn
70,789 66,327 85,378 99,425 103,552
Nguồn: Phòng kế toán tài chính.
SV: Trần Trọng Hiếu Lớp: QTKD Tổng hợp 52B
21
BÁO CÁO THỰC TẬP TỘNG HỢP GVHD: TS.VŨ TRỌNG NGHĨA

Quản trị tài chính là vấn đề quan trọng do vậy đã được công ty hết sức lưu ý và
điều chỉnh các chỉ tiêu kịp thời theo diễn biến kinh tế, thị trường và hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty ở từng thời điểm. Với công tác quản trị tài chính, Công ty đặt
ra mục tiêu: thắt chặt chi phí, nâng cao doanh thu, tăng cường huy động vốn và quản
lý tốt việc sử dụng vốn nhàn rỗi để tái sản xuất. Công ty đã đang cố gắng hoàn thiện
hơn nữa cơ chế quản lý tài chính nhằm đem lại hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất
kinh doanh.
Tình hình nguồn vốn của công ty
Biểu đồ 3.1 : Biến động tổng nguồn vốn của công ty (2008-2012)
Nguồn: Bảng cân đối kế toán (2008-2012)
Qua biểu đồ 3.1 cho ta thấy tổng nguồn vốn của công ty có xu hướng tăng qua
các năm, chỉ có duy nhất năm 2009, tổng nguồn vốn giảm nhưng không nhiều từ
70,789 triệu đồng (2008) xuống còn 66,327 triệu đồng (2009). Năm 2010, tổng nguồn
vốn tăng mạnh lên 85,378 triệu đồng (tăng 19,051 triệu đồng so với 2009). Do công ty
phải tăng vốn để đầu tư xây dựng Phân xưởng bông với giá trị gần 20 tỷ đồng. Năm
2011 tổng nguồn vốn tiếp tục tăng cao lên mức 99,425 triệu đồng và năm 2012 là
103,552 triệu đồng. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh tương đối tốt, công ty
không ngừng bổ xung thêm nguồn vốn để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.
SV: Trần Trọng Hiếu Lớp: QTKD Tổng hợp 52B
22
BÁO CÁO THỰC TẬP TỘNG HỢP GVHD: TS.VŨ TRỌNG NGHĨA
Bảng 3.4: Cơ cấu nguồn vốn của công ty (2008-2012)
Đơn vị: %
Năm 2008 2009 2010 2011 2012
Nợ phải trả 47.43 38.89 39.03 37.98 38.48
Nguồn vốn
chủ sở hữu
52.57 61.18 60.97 62.02 61.52
Tổng 100 100 100 100 100
Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2008-2012

Biểu đồ 3.2: Cơ cấu nguồn vốn của công ty (2008-2012)
Đơn vị: %
Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2008-2012
Qua bảng 3.4 và biểu đồ 3.2, ta thấy cơ cấu nguồn vốn của công ty tương đối ổn
định qua các năm. Trong cả 5 năm, nợ phải trả luôn có tỷ trọng dưới 50% cho thấy cơ
cấu nguồn vốn của công ty là một cơ cấu an toàn. Chỉ riêng năm 2008, nợ phải trả
chiếm tỉ trọng cao nhất là 47.43%, những năm còn lại nguồn vốn chủ sở hữu luôn
SV: Trần Trọng Hiếu Lớp: QTKD Tổng hợp 52B
23

×