Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

MỐI LIÊN HỆ GIỮA TÔN GIÁO VÀ KHOA HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.01 KB, 11 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
PHÒNG ĐT SĐH – KHCN&QHĐN
BÀI TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC

MỐI LIÊN HỆ GIỮA TÔN GIÁO VÀ KHOA
HỌC
Giảng viên phụ trách: TS. Bùi Văn Mưa
Học viên thực hiện: Trần Khánh An
Mã học viên: CH1301076
TP.Hồ Chí Minh, tháng 08/2014
I. MỞ ĐẦU
Ngày nay chúng ta đang sống trong thời đại khoa học mà trong đó mọi khía cạnh
của đời sống đều chịu ảnh hưởng của khoa học. Từ cuộc cách mạng khoa học suốt
thế kỷ 17, khoa học đã tiếp tục phát triển không ngừng cho đến ngày nay.
Nhờ sự tiến bộ của khoa học đã đưa con người đến một đời sống vật chất đầy đủ.
Khoa học đã mở rộng nhãn giới, phát minh ra những định luật, thay đổi những quan
niệm cũ, có thể làm thay đổi cả thế giới. Con người giờ chỉ cần hưởng thụ những
thành tựu đó của khoa học. Nhưng khi hưởng thụ một cách thái quá, cộng với sự yếu
đuối của thể xác làm họ quên mất đời sống tinh thần, đời sống thiêng liêng.
Thực trạng đó đưa ta đến một vấn đề, rằng liệu có phải khoa học đã phá vỡ tư
tưởng của tôn giáo không? Và khoa học càng phát triển thì tôn giáo càng mai một
không ?
Để trả lời về vấn đề này, bài tiểu luận sẽ đi tìm hiểu về mối liên hệ giữa tôn giáo
và khoa học bao gồm các nội dung chính:
1) Nguồn gốc và bản chất của tôn giáo và khoa học
2) Sự mâu thuẫn giữa tôn giáo và khoa học
3) Sự hòa hợp và bổ sung cùng phát triển giữa tôn giáo và khoa học
Bài viết có sử dụng tài liệu tham khảo từ một số sách, báo và các tài liệu trên
mạng, chi tiết được nêu rõ trong phần Tài liệu tham khảo cuối bài viết.
Bố cục bài viết được chia làm 3 phần Mở đầu, Nội dung và Kết luận.


II. NỘI DUNG
1. Nguồn gốc, bản chất của tôn giáo và khoa học
Theo chủ nghĩa Mác-Lênin, tôn giáo vừa là một hình thái ý thức xã hội vừa là một
thực thể xã hội. Song xét về bản chất, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội đặc
biệt, nó phản ánh một cách hoang đường, hư ảo, lệch lạc hiện thực khách quan vào
đầu óc con người.
Chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng tôn giáo ra đời có 3 nguồn gốc cơ bản:
Trước hết là nguồn gốc nhận thức: tôn giáo đã nảy sinh trong xã hội mà trình độ
sản xuất hết sức thấp kém, con người hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, bất
lực trước những hiện tượng tự nhiên không thể giải thích được, cho đó là một lực
lượng siêu nhiên có sức mạnh ghê gớm ở bên ngoài con người, đang chi phối con
người. Vì vậy, tôn giáo lúc đầu là đa thần, gắn liền với đặc điểm nhận thức.
Thứ hai là nguồn gốc kinh tế-xã hội: Khi xã hội loài người phân chia thành giai cấp
và có đối kháng giai cấp, con người phải chịu sự bóc lột của giai cấp thống trị, xã hội
bất bình đẳng, con người không giải thích được, nên tìm đến tôn giáo. Con người tìm
đến tôn giáo để được che chở bởi đức chúa trời, đức phật, thượng đế… Giai cấp thống
trị luôn luôn sử dụng tôn giáo, lợi dụng triệt để tôn giáo để thống trị nhân dân, khống
chế nhân dân.
Thứ ba là nguồn gốc tâm lý tình cảm: Con người tìm đến tôn giáo như tìm đến
niềm an ủi, chỗ dựa tinh thần, tôn giáo đã có tác dụng giữ trạng thái thăng bằng, tâm
tư, tình cảm của con người. Nó là quan niệm, lòng tin, tình cảm của con người trước
những sức mạnh của tự nhiên, những biến cố của xã hội.
Khoa học bản chất là quá trình nghiên cứu nhằm khám phá ra những kiến thức
mới, học thuyết mới, … về tự nhiên và xã hội dựa trên thế giới quan duy vật và biện
chứng duy vật. Những kiến thức hay học thuyết mới nầy, tốt hơn, có thể thay thế dần
những cái cũ, không còn phù hợp. Như vậy, khoa học bao gồm một hệ thống tri thức
về qui luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những qui luật của tự nhiên, xã
hội, và tư duy. Hệ thống tri thức này hình thành trong lịch sử và không ngừng phát
triển trên cơ sở thực tiễn xã hội.
2. Mâu thuẫn giữa tôn giáo và khoa học

Khi khoa học chưa phát triển, tôn giáo tín ngưỡng là nền tảng của sự tạo lập một
xã hội. Tôn giáo tạo nên một đường lối và lập ra những quy luật để con người noi
theo, nhờ đó mà sống hòa hợp với nhau trong xã hội. Các tôn giáo tạo ra quy luật
dựa trên sự sợ hãi của con người. Nó gò bó con người, làm cho con người lệ thuộc
bên ngoài. Làm mờ nhạt ý thức đấu tranh, ý chí tự chủ vươn lên, ý thức trách nhiệm
của con người, làm cho con người nghèo đi. Dễ bị lợi dụng vì mục đích đen tối.Sợ
bị phạt rơi xuống địa ngục, sợ không được cứu rỗi khi chết, sợ có một cuộc đời xui
xẻo… Muốn không bị phạt thì con người phải thờ phụng các vị thần linh, hay người
sáng lập tôn giáo và nghe lời các vị lãnh đạo tôn giáo. Vì con người không có khả
năng tiên đoán được tương lai nên lúc nào cũng phập phồng lo sợ. Lòng tin ở một
tôn giáo tạo nên một cảm giác chắc chắn trong cuộc sống bấp bênh. Lòng tin tạo ra
một tương lai sáng suốt được cứu rỗi nếu ta thực hành những quy luật tôn giáo ta
đưa ra. Tôn giáo dựng lên một đối tượng siêu nhiên vô hình, thí dụ như Thượng Đế,
vàsức mạnh của tôn giáo dựa trên sự tưởng tượng của con người. Thượng Đế có hay
không là do con người có tin hay không. Con người có lòng tin thì Thượng Đế sẽ
hiện diện trong tâm hồn người đó và sẽ linh thiên giúp đỡ người đó. Con người
không tin thì Thượng Đế sẽ im lặng.Tương tự với hình tượng Phật Thích ca trong
đạo Phật.
Khác với tôn giáo, khoa học lấy sự suy luận làm nền tảng.Khoa học là một tổng
thể của kiến thức thực nghiệm, lý thuyết và thực tế về thế giới tự nhiên, do các nhà
nghiên cứu trên toàn thế giới phát triển với các phương phápkhoa học, trong đó đặc
biệt là sự quan sát, giải thích, và dự báo những hiện tượng của thế giới thực bằng
thực nghiệm.Nếu như tôn giáo cho rằng những hiểu biết tôn giáo có thể trả lời mọi
câu hỏi liên quan đến vũ trụ và đời sống con người thì khoa học cho rằng những
hiểu biết tôn giáo là mê tín, phi lý, hoang đường, chỉ có khoa học mới đưa ra được
câu trả lời đúng đắn.
Theo chủ nghĩa Mác-Lênin, tôn giáo vừa là một hình thái ý thức xã hội vừa là một
thực thể xã hội. Song xét về bản chất, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội đặc
biệt, nó phản ánh một cách hoang đường, hư ảo, lệch lạc hiện thực khách quan vào
đầu óc con người. Sự hoang đường của tôn giáo do chính con người sáng tạo ra; cái

thế giới hư ảo ấy không ai nhìn thấy được và chưa ai chứng minh được bằng cơ sở
khoa học. Hoang đường và hư ảo chính là bản chất của tôn giáo.
Ngay tại điểm này chúng ta hiểu rõ sự khác biệt giữa tôn giáo và khoa học. Tôn
giáo dành cho số đông, trong khi khoa học chỉ có thể thích hợp cho một số ít người.
Để giữ sự đồng nhất về việc tế lễ, cũng như việc dạy dỗ tín đồ, tôn giáo nghiêng
nặng về lòng tin. Tôn giáo bắt nguồn từ lòng tin, và dựa vào lòng tin để gìn giữ sự
giáo huấn. Tôn giáo là một hệ thống tín ngưỡng không đổi thay với những giáo điều
phải được tuân theo mà không được đặt câu hỏi.
Tôn giáo và khoa học đôi khi được xem là những kẻ tử thù của nhau. Đối với
một số người, hai phạm trù này dường như đã bị khóa chặt trong một trận chiến một
mất một còn. Richard Dawkins: “Phải chăng hiểu cách đúng đắn nhất tôn giáo là
bệnh truyền nhiễm của lý trí?”.
Một bên là những khoa học gia, như nhà hóa học Peter Atkins, cho rằng sự hòa
hợp giữa tôn giáo và khoa học là điều “không thể có được”. Theo ông Atkins, tin
“Chúa Trời là một sự lý giải (cho bất kỳ điều gì, chứ đừng nói chi đến mọi điều) là
đáng khinh về mặt trí tuệ”.
Còn bên kia chiến tuyến là những người sùng đạo lên án khoa học là mầm mống
hủy hoại đức tin. Họ tin rằng khoa học ngày nay chỉ là một sự lường gạt, trưng ra
những sự kiện có thể là đúng nhưng lại diễn giải chúng một cách sai lầm khiến đức
tin của những người sùng đạo bị suy yếu. Chẳng hạn, nhà sinh vật học William
Provine đã phát biểu rằng thuyết Darwin đồng nghĩa với việc “không có căn bản,
nền tảng đạo đức; không có ý nghĩa tối hậu của đời sống”.
Từ thế kỷ thứ 16đến thế kỷ thứ 19, sự bùng nổ của những khám phá khoa học lại
càng thuyết phục các nhà tư tưởng rằng vụ trụ là một cái máy vĩ đại có thể được
phân tích mà không cần phải tham vấn với Đấng Tạo Hóa. Cho đến thế kỷ thứ 20 và
nay đầu thế kỷ 21, sự tiến triển vượt bực của khoa học trong lãnh vực y học hiện đại
và phát minh tinh vi trong lãnh vực công nghệ lại càng làm vững vàng hơn tư tưởng
cho rằng vũ trụ là một cơ chế độc lập. Mặc dầu sự tin tưởng vào tiềm năng của khoa
học gia tăng, đức tin và tôn giáo vẫn có tiếng nói. Tiếng nói đó là nhu cầu tâm linh
của con người.

Một số nhà chức trách tôn giáo chọn cách làm ngơ trước những khám phá khoa
học mâu thuẫn với những giáo lý của tôn giáo họ. Những thói quen tâm lý cứng
nhắc ấy đúng là gây trở ngại cho sự tiến bộ của nhân loại. Từ khi con người hiện đại
từ chối việc tin tưởng mọi thứ một cách mù quáng, thậm chí đối với những điều vốn
đã được chấp nhận, thì những nhà chức trách tôn giáo ấy chỉ còn có thể thành công
trong việc nâng cao tỷ lệ của những người không tin tưởng đối với những học thuyết
sai lầm của họ mà thôi.
Do tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội và thuộc kiến trúc thượng tầng nên tôn
giáo đóng vai trò lớn đến đời sống chính trị. Trong thời trung cổ, đã từng có sự xung
đột căng thẳng giữa tôn giáo và khoa học, tôn giáo gây trở ngại cho khoa học. Điển
hình là đối với ngành vật lý thiên văn học (Nicolaus Copernicus-Sự chuyển động
của các thiên thể, Galileo-Thuyết nhật tâm), sinh học (Darwin-thuyết tiến hóa)
3. Tính thống nhất và bổ sung lẫn nhau giữa tôn giáo và khoa học
Trước hết phải thấy rằng, mặc dù là một nhân tố nhận thức và là một động lực
hành động quan trọng vào bậc nhất của con người, khoa học không phải là một sức
mạnh vạn năng có thể giải quyết bất cứ vấn đề nào của nhân loại, nhất là những vấn
đề có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến ý nghĩa sinh tồn của con người. Sự thành
công của khoa học trong công cuộc khám phá, chinh phục thế giới vật chất hoàn
toàn không có nghĩa là khoa học cũng sẽ thành công trong lĩnh vực tâm linh, hoặc
trong việc truy tìm và thăng hoa các giá trị và ý nghĩa cuộc sống con người.
Mặt khác, một số nhà chức trách tôn giáo đã nhận thấy được sự cần thiết phải
điều chỉnh cho phù hợp với những học thuyết khoa học đã được mọi người chấp
nhận bằng cách đưa ra những lời diễn dịch mới cho những giáo điều của tôn giáo
họ. Một trường hợp minh họa cho điểm này đó là thuyết Tiến hóa của Darwin.
Nhiều nhà chức trách tôn giáo vẫn cố chấp rằng con người là do chính Thượng đế
tạo ra. Trong khi đó Darwin thì cho rằng con người được tiến hóa từ vượn người,
học thuyết này đã đánh đổ những học thuyết về sự sáng tạo của đấng siêu nhiên và
sự đoạ lạc của con người. Tại vì tất cả những triết gia đã được khai sáng đều chấp
nhận học thuyết Darwin, cho nên ngày nay những nhà thần học chỉ còn một lựa
chọn duy nhất là đưa ra lời diễn giải mới cho những học thuyết của họ để làm cho

chúng phù hợp với học thuyết của Darwin, một học thuyết mà từ lâu họ chống đối.
Một lý do tại sao lời dạy của Đức Phật dễ dàng được chấp nhận bởi tinh
thầnkhoa học là vì Đức Phật không bao giờ khuyến khích niềm tin giáo điều cứng
nhắc. Ngài không tuyên bố giáo lý của Ngài dựa trên niềm tin, tín thành nhưng cho
phép sự uyển chuyển linh hoạt và tự do tư tưởng.
Lý do thứ hai là tinh thần khoa học được tìm thấy trong thế giới quan của Phật
giáo. Phương thức của Đức Phật đối với việc khám phá và chứng nghiệm chân lý rất
tương đồng với những sự khám phá của các nhà khoa học. Nhà khoa học quan sát
thế giới bên ngoài một cách khách quan và chỉ đưa ra học thuyết khoa học sau khi
đã kiểm chứng các thí nghiệm thực tiễn. Đức Phật đã vận dụng phương thức tương
tự khoa học quan sát thế giới nội tại bằng sự suy xét vô tư khách quan và khuyến
khích các đệ tử của Ngài đừng chập nhận bất cứ điều gì cho đến khi nào nó đã thực
sự nghiên cứu và xác minh chứng thực tại của nó. Cũng như các nhà khoa học ngày
nay không thể tuyên bố thực nghiệm của mình mà không thể thừa hưởng kinh
nghiệm từ những người khác, Đức Phật không tuyên bố rằng sự chứng đắc giác ngộ
là chỉ độc quyền dành riêng cho Ngài. Ngài đã thiết lập phương thức khoa học thực
tiễn cho việc đạt đến chân lý tối hậu và thực nghiệm giác ngộ.
Dưới ánh sáng của những khám phá của khoa học hiện đại, chúng ta dễ dàng
nhận thấy rằng nhiều quan điểm về vũ trụ và cuộc sống được đề cập đến trong nhiều
tôn giáo chỉ đơn thuần là những tư tưởng có tính ước lệ, và chúng đã được thay thế
từ lâu. Không có gì sai khi cho rằng các tôn giáo đã có sự đóng góp lớn lao đến sự
phát triển và tiến bộ của nhân loại. Chúng đã thiết lập những giá trị, những chuẩn
mực và đưa ra những nguyên tắc để hướng dẫn cuộc sống của con người. Dù cho tất
cả những điều tốt mà các tôn giáo đã làm, các tôn giáo có thể không thể nào tồn tại
trong thời hiện đại, thời đại khoa học, nếu những người theo đạo vẫn khăng khăng o
bế chân lý theo những hình thức và những giáo điều, vào việc cổ xúy những lễ nghi
và những sự thực tập mà vốn đã không còn mang ý nghĩa chính thống của chúng
nữa.
Mặc dù đạo Phật rất phù hợp với tinh thần khoa học, nhưng chúng ta không thể
nào đồng hóa đạo Phật với khoa học. Đúng là những ứng dụng thực tiễn của khoa

học đã giúp cho con người sống một cuộc sống thoải mái và trải nghiệm những điều
tuyệt vời mà trước đây không hề mơ tưởng đến. Khoa học đã khiến cho con người
có thể bơi tốt hơn cả loài cá, bay cao hơn loài chim, và đi trên mặt trăng. Tuy nhiên,
phạm vi của kiến thức có thể chấp nhận đối với tri thức khoa học và tri thức thông
thường nó bị giới hạn trong phạm vi kiểm chứng thực nghiệm. Và chân lý của khoa
học thì thay đổi liên tục. Khoa học không thể nào giúp con người làm chủ tâm của
họ và chắc chắn nó không hỗ trợ gì trong việc tuân thủ các chuẩn mực, nguyên tắc
đạo đức.
Sự đối lập giữa tôn giáo và khoa học như đã từng xảy ra trong lịch sử thật ra chỉ
là một sự đối lập giả tạo khi tôn giáo không có thẩm quyền lại lên tiếng về những
vấn đề thuộc phạm vi riêng của khoa học, và khoa học lại can thiệp vào những vấn
đề thuộc vào bản chất và đặc trưng của tôn giáo, điều đó không có nghĩa là đem tôn
giáo đối lập với khoa học, mà là để trả lại tôn giáo và khoa học những chức năng và
vai trò mà chúng vốn có.
Trong một thời đại mà khoa học-kỹ thuật phát triển như vũ bão và mang một ý
nghĩa có tính chất quyết định cho sự phát triển của nhân loại như thời đại hiện nay,
nhu cầu tâm linh của con người không những không giảm đi, trái lại, còn trở nên
mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Và để thỏa mãn nhu cầu tâm linh không ngừng lớn mạnh
này, con người đã vận dụng và sáng tạo nhiều hình thức truyền thống cho đến những
hình thức đã được "đổi mới" để phù hợp hơn với những điều kiện của một thế giới
hiện đại.
Albert Einstein có nói “Khoa học mà thiếu tôn giáo thì khập khiễng. Tôn giáo mà
không có khoa học thì mù quáng.”.Khoa học mà không chú trọng đến đạo đức thì
chỉ dẫn đến sự hủy diệt. Nó trở thành con quái vật cuồng bạo mà con người đã khám
phá ra. Và thật là không may mắn, con quái vật này đang ngày càng trở nên mạnh
mẽ hơn cả chính con người. Trừ khi con người học cách hạn chế và kìm hãm con
quái vật ấy thông qua việc thực tập đạo đức tôn giáo, nếu không thì nó sẽ chế ngự
luôn cả con ngườì. Không có sự hướng dẫn của tôn giáo thì khoa học sẽ đe dọa thế
giới với sự hủy diệt. Ngược lại, khi khoa học kết hợp với tôn giáo thì có thể chuyển
đổi thế giới này thành một thiên đường bình an và hạnh phúc.

III. KẾT LUẬN
Như vậy, khoa học và tôn giáo không phải là sự đối lập nhau, ở giữa luôn là
chiếc cầu nối qua lại và tôn vinh nhau. Giải thưởng Templeton (Mỹ) được xem như
là chiếc cầu nối giữa các nhà khoa học với tư tưởng tôn giáo. Tuy giải này chỉ được
tưởng thưởng cho một số người đặc biệt là các khoa học gia nhưng cũng có những
nhà tôn giáo nổi tiếng đã được nhận giải như Mẹ Têrêxa thành Cancutta (1973),mục
sư nổi tiếng của Hoa Kỳ Bill Graham (1982),Aleksandr Solzhenitsyn (1983), Đức
Đạt Lai Lạt Ma (2012), linh mục và là nhà triết học người Czech Cha Tomáš Halík
(2014)… Sự tiến bộ của tôn giáo dần dần điều chỉnh những sai lầm cực đoan trong
quá khứ để trở thành niềm tin, đức tin khoa học.
Có thể nói tôn giáo và khoa học có những khác biệt nhau, nhưng không chống
đối nhau. Hơn nữa, khoa học đóng vai trò thanh luyện tôn giáo và làm cho đức tin
tôn giáo mỗi ngày vững mạnh, sáng suốt hơn. Đức cố Giáo hoàng Phaolô II đã nói:
“Khoa học thanh tẩy tôn giáo khỏi mọi lầm lỗi và mê tín; tôn giáo tẩy sạch khoa học
khỏi thờ ngẫu tượng vá sai lạc tuyệt đối. Cái này kéo cái kia vào một thế giới rộng
hơn, một thế giới mà trong đó cả hai đều được nuôi dưỡng”. Bên cạnh đó đức tin và
khoa học đều mang đến cho con người những giá trị cao quý cả về vật chất lẫn tinh
thần, cho nên cả hai có mối tương quan đặc biệt nhằm kiện toàn và bổ túc cho nhau
hầu giúp cho con người có một quan niệm đứng đắn và quân bình hơn, về cuộc đời
về con người, về đau khổ, về cái chết, để rồi hãy tin, hãy yêu và hãy sống niềm tin
của mình trong sự hy vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn.
Tài liệu tham khảo
[1] C.Mác và Ph.Ăngghen:Toàn tập, t.3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.
[2] Vũ trụ được hình thành như thế nào, Nguyễn Ngọc Giao, NXB Giáo dục, 2009.
[3] Ngôn ngữ của chúa, Francis S. Collins, Lê Thị Thanh Thủy dịch, NXB Lao
động, 2007.
[4] Religion in a scientific age, Ven. Dr K. Sri Dhammananda, tác phẩm Các viên
ngọc trí tuệ của phật giáo, Taiwan, 1997, trang 473-483.
[5] What Buddhists believe, K. Sri Dhammananda, The corporate body of the
Buddha Educational Foundation, năm 1993.

[6] Tôn Giáo Trong Thời Ðại Khoa Học
/>[7] Tôn giáo và khoa học

Phụ lục
*Giải thưởng Templeton, do Sir John Templeton thành lập năm 1972, để tôn vinh
những cá nhân “có những đóng góp đặc biệt để khẳng định chiều kích tâm linh của
cuộc sống”.Giải thưởng bao gồm tiền mặt trị giá 1,7 triệu đô-la Mỹ.

×