Báo cáo thực tập tổng hợp
M ỤC L ỤC
Tiền mặt 41
Công cụ, dụng cụ 41
Vay ngắn hạn 42
Vay ngắn hạn ngân hàng Techcombank 42
Vay ngắn hạn ngân hàng Nông nghiệp chi nhánh BK 42
Nợ dài hạn đến hạn trả 42
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 44
Báo cáo thực tập tổng hợp
LỜI MỞ ĐẦU
Với đường lối đổi mới “ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” thì các
ngành công nghiệp và dịch vụ đang là sự quan tâm số 1 của Đảng và Nhà nước. Tuy
nhiên nông nghiệp vẫn giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế khi rất nhiều
người dân Việt Nam vẫn đang sống bằng nghề nông nghiệp và làm giàu bằng chính
đôi tay và mảnh đất của mình. Việt Nam vẫn là một trong các nước đứng đầu về
xuất khẩu gạo trên thế giới. Tận dụng ưu thế nguồn nguyên liệu có sẵn trong nước
cùng các sản phẩm nông sản được trồng nên tại một đất nước nhiệt đới, rất nhiều
công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi và chế biến nông sản đã được thành lập không
chỉ cung cấp nhu cầu về thức ăn chăn nuôi cho người nông dân trong nước mà còn
cung cấp cho thị trường nước ngoài các sản phẩm nông sản có chất lượng tốt. Công
ty trách nhiệm hữu hạn Đầu tư và Phát triển công nghệ Quang Minh là công ty đã
tận dụng tốt những ưu thế đó. Được thành lập từ năm 2002, sau 7 năm hoạt động
trong ngành sản xuất kinh doanh này, công ty đã khẳng định được vị thế của mình
khi vẫn đứng vững và ngày càng phát triển trong thị trường cạnh tranh ngày càng
gay gắt. Qua thời gian thực tập tìm hiểu tại công ty, với trình độ hiểu biết và kinh
nghiệm còn ít, em xin khái quát về tình hình sản xuất kinh doanh và công tác kế
toán tại công ty trong Báo cáo thực tập tổng của mình.
Em xin chân thành cảm ơn PGS. TS Nguyễn Thị Đông đã hướng dẫn tận tình
và giúp đỡ em hoàn thành báo cáo này.
Đặng Thị Phương Thủy Kế toán 48C
1
Báo cáo thực tập tổng hợp
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ
MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
TNHH ĐẨU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ QUANG MINH
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Đầu tư và Phát
triển công nghệ Quang Minh
Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Quang Minh được thành lập vào tháng 1
năm 2002, là một thành viên của QMC Group. Trải qua 7 năm phát triển, Quang
Minh đã từng bước khẳng định được vị thế của mình trong thị trường nông sản góp
phần đưa QMC Group trở thành một tập đoàn nông sản lớn mạnh không chỉ trong
nước mà còn trên thị trường quốc tế
- Tên công ty: Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Công nghệ Quang Minh
-Tên giao dịch đối ngoại: QUANGMINH TECHNOLOGICAL DEVELOPMENT
AND INVESTMENT COMPANY
- Tên viết tắt: QUANGMINH CO., LTD
- Mã số thuế: 0101205275
- Trụ sở công ty: tầng 5, 434 Trần Khát Chân, phường Phố Huế, quận Hai Bà
Trưng, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 04.36225123 Fax: 04.36241559
Web: www.qmc.com.vn Email:
- Thời gian hoạt động: 7 năm
- Loại hình: công ty trách nhiệm hữu hạn
- vốn điều lệ: 180.000.000.000 VND
- Ngành nghề kinh doanh:
+ sản xuất, buôn bán thức ăn chăn nuôi, nông thủy sản, giống gia súc, gia cầm
+ chuyển giao công nghệ, xây dựng, lắp đặt dây chuyền sản xuất thức ăn chăn
nuôi, nông sản thực phẩm
+ Đại lý mua bán máy móc, gia công thiết bị máy móc công nghiệp, máy nông
nghiệp
+ Tư vấn kĩ thuật ( công nghệ chế biến và bảo quản nguyên liệu, nông sản,
Đặng Thị Phương Thủy Kế toán 48C
2
Báo cáo thực tập tổng hợp
thực phẩm, xử lý môi trường)
- Công ty có tư cách pháp nhân, là một tổ chức kinh tế độc lập, có con dấu
riêng, được mở tài khoản tiền Việt Nam và ngoại tề tại Ngân hàng theo quy định
của pháp luật
Công ty TNHH Đầu Tư và Phát triển Công Nghệ Quang Minh viết tắt là QMC
được thành lập từ tháng 1 năm 2002. Lúc đầu do quy mô nhỏ, kinh nghiệm quản lý,
sản xuất chưa nhiều cùng với việc QMC mới bắt đầu tiếp cận với thị trường nên
chưa được nhiều người biết đến. Lúc đó QMC chỉ tập trung sản xuất thức ăn chăn
nuôi cho gia súc, gia cầm. Qua quá trình hoạt động, nhờ phương pháp quản lý khoa
học và không ngừng cải tiến kĩ thuật, không ngần ngại nắm bắt mọi cơ hội, hoạt
động sản xuất kinh doanh của QMC ngày một hiệu quả mang lại không chỉ cho
QMC mà cho cả QMC Group những thành công mới. Từ đó QMC đã mở rộng quy
mô, không chỉ tập trung sản xuất thức ăn chăn nuôi mà mở rộng thêm kinh doanh
nguyên liệu nông sản và chuyển giao công nghệ, lắp đặt hệ thống nhà máy sản xuất
thức ăn chăn nuôi. Nhận thấy rõ tiềm năng phát triển của đất nước mình trong lĩnh
vực nông nghiệp, cùng với tinh thần sẵn sàng đối mặt với những khó khăn, dám
nghĩ, dám làm, tận dụng mọi cơ hội đã tạo cho QMC những thành công nhất định
mà nhiều công ty sản xuất và chế biến nông sản chưa làm được. Năm 2005, sau 3
năm hoạt động QMC đã được rất nhiều người biết đến ở thị trường trong nước bởi
chất lượng sản phẩm, năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh…nhưng chính năng
lực và ước mơ của ban lãnh đạo QMC không cho phép QMC dừng lại ở đó, tiến ra
thị trường thế giới là mục tiêu lớn và nhất định phải thành công của QMC. Hoạt
động kinh doanh có hiệu quả, chất lượng sản phẩm ngày một tốt hơn, phong cách
làm việc khoa học và chuyên nghiệp đã giúp QMC hợp tác thành công với nhiều tập
đoàn nông sản nổi tiếng trên thế giới như ở Mỹ, Hoa Kỳ, Đan Mạch, Đức, Trung
Quốc
Năm 2006, cũng như rất nhiều những người nông dân, QMC đã phải đối đầu
với khó khăn khi mà dịch cúm gia cầm lan tràn không chỉ dừng lại ở một quốc gia,
người nông dân không thể tiến hành chăn nuôi, sản lượng tiêu thụ về thức ăn chăn
nuôi cũng giảm đi lượng lớn, lợi nhuận giảm đi trong khi vẫn phải đảm bảo bộ máy
Đặng Thị Phương Thủy Kế toán 48C
3
Báo cáo thực tập tổng hợp
hoạt động sản xuất và cuộc sống cho những người lao động. Khó khăn chồng chất
khó khăn nhưng nhờ tinh thần kiên định của Ban lãnh đạo cùng với tinh thần sẵn
sàng nắm bắt mọi cơ hội, QMC đã đứng vững trước khó khăn và phát triển cho đến
ngày hôm nay
Năm 2009 là một năm đánh dấu nhiều thành công của QMC, những nỗ lực của
QMC đã được đền đáp bằng kết quả hoạt động và những danh hiệu mà QMC đã
đạt được. Trong bảng xếp hạng VNR500, công ty đứng vị trí 369/500 công ty tư
nhân lớn nhất Việt Nam. Bảng xếp hạng VNR là kết quả nghiên cứu từ Vietnam
Report, được sự cố vấn của chuyên gia trong và ngoài nước, đứng đầu là GS. John
Quelch, Phó hiệu trưởng Harvard Business School.VNR500 được xây dựng trên các
nguyên tắc khoa học, độc lập, và tuân theo chuẩn mực quốc tế( dựa trên mô hình
Fortune 500). Năm 2009, bảng xếp hạng VNR500 được xây dựng trên cơ sở dữ liệu
của Vietnam Report và kết quả nghiên cứu từ các số liệu điều tra mới nhất về hơn
10.000 doanh nghiệp lớn trên toàn quốc, số liệu điều tra được cập nhật đến hết ngày
31/12/2008.Đây là năm thứ 3 liên tiếp, bảng xếp hạng VNR500 được chính thức
công bố để ghi nhận và tôn vinh những thành quả mà cộng đồng doanh nghiệp Việt
Nam đạt được. Tiêu chí lựa chọn các doanh nghiệp tư nhân được Vietnam Report
sử dụng là các doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu tư nhân lớn hơn hoặc bằng 51%. Để
được xếp hạng trong Bảng xếp hạng doanh nghiệp tư nhân, doanh thu tối thiểu của
doanh nghiệp phải đạt 450 tỷ đồng. Thành công này của QMC là sự cố gắng không
mệt mỏi của toàn bộ các cấp lãnh đạo, nhân viên và lao động của công ty.
tăng cường hoạt động, mở rộng quy mô, nhằm đáp ứng nhu cầu về nguyên
liệu để sản xuất thực phẩm và sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam, QMC đã xây
dựng dự án “ Nhà máy chế biến nông sản” với ba hạng mục chính là: xây dựng tổng
kho, chế biến nông sản và sản xuất thức ăn chăn nuôi. Dự án được xây dựng hiện
đại với dây chuyền nhập khẩu từ Châu Âu trong đó dây chuyền nhà máy ép dầu có
công suất 50 tấn/giờ, dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi với công suất 20 tấn/
giờ, dự án đã được khởi động vào cuối quý 4 năm 2009.
hoạt động kinh doanh có hiệu quả và không ngừng tăng lợi nhuận là mục tiêu
mà công ty tư nhân nào cũng hướng tới và mong muốn đạt được kết quả lớn nhất.
Đặng Thị Phương Thủy Kế toán 48C
4
Báo cáo thực tập tổng hợp
Thế nhưng bên cạnh mục tiêu lợi nhuận, ban lãnh đạo QMC luôn thấu hiểu rằng
thực hiện tốt trách nhiễm xã hội không chỉ thể hiện cái tâm, đạo đức của nhà kinh
doanh mà còn giúp doanh nghiệp tạo nhiều việc làm cho xã hội, tham gia giải quyết
các vấn đề xã hội. Xuất phát từ những trăn trở và suy nghĩ đó, ban lãnh đạo QMC
đã không ngừng tham gia các hoạt động xã hội vì cộng đồng: ủng hộ nạn nhân chất
độc màu da cam, ủng hộ học sinh nghèo, tài trợ cho các hoạt động từ thiện, hỗ trợ
cho bà con nghèo phát triển kinh tế và vinh dự được Phó Chủ Tịch nước Nguyễn
Thị Doan trao giải thưởng và giấy chứng nhận “ Doanh nghiệp vì cộng đồng” lần I
năm 2009
Qua quá trình phát triển cùng ngành nông nghiệp Việt Nam, QMC hiện đẫ là
công ty hàng đầu trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản thực phẩm trong nước cũng
như quốc tế. Với đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ tuổi nhiệt huyết được đào tạo từ
những nước phát triển cùng với việc không ngừng ứng dụng khoa học kĩ thuật,
công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh đã mang lại thành công và uy tín cho QMC
với các đối tác trên toàn thế giới. Ban lãnh đạo QMC luôn mong muốn góp phần
phát triền cùng ngành nông nghiệp Việt Nam và tạo nhiều công ăn việc làm hơn
nữa, xây dựng thương hiệu hàng hóa nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.
QMC hiện đang là đại diện thương mại của các tập đoàn nông sản hàng đầu thế giới
như: Agniel commodities( Hoa Kỳ), The Delong ( Hoa Kỳ), FF Skgen( Đan Mạch),
Welding( Đức), Wellhope( Trung Quốc)
1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh cả công ty TNHH Đầu tư và
Phát triển Quang Minh
1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của công ty:
Là công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi và xuất khẩu nông sản nên chức năng
và nhiệm vụ chính của QMC là sản xuất và phân phối thức ăn chăn nuôi với 2
thương hiệu Wellhope Vietnam và thương hiệu Vilo Feed cùng với việc mua bán
giống gia súc, gia cầm, xuất khẩu nông thủy sản, chuyển giao công nghệ, lắp đặt
dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi, nông sản thực phẩm. QMC phải tạo cho
mình một mạng lưới phân phối để sản phẩm của QMC được biết đến không chỉ ở
Việt Nam mà còn ở cả thị trường quốc tế. Cùng với đó QMC phải không ngừng cải
Đặng Thị Phương Thủy Kế toán 48C
5
Báo cáo thực tập tổng hợp
tiến kĩ thuật, áp dụng những thành tựu khoa học tiên tiến nhất để nâng cao chất
lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người chăn nuôi. Quy trình
chế biến nông sản, thủy hải sản phải được QMC giám sát chặt chẽ để đảm bảo về
chất lượng cũng như các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm
1.2.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty:
Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được phân thành 2 hoạt động
chính:
- hoạt động sản xuất:
+ sản xuất thức ăn chăn nuôi với 2 thương hiệu: WELLHOPE VIETNAM và
VILO FEED. Hoạt động này được tiến hành tại các nhà máy sản xuất ở Thái Bình:
nhà máy thức ăn chăn nuôi WELLHOPE VIETNAM và nhà máy VILO FEED với
các sản phẩm: thức ăn tập ăn cho heo con, thức ăn hỗn hợp cho heo, thức ăn đậm
đặc cho heo, thức ăn cho gia cầm phương châm của QMC là: “ Không có chất
lượng thì không có ngày mai”, chính vì vậy mà các sản phẩm này được sản xuất với
những quy định nghiêm ngặt về bảo quản và chế độ dinh dưỡng cho vật nuôi. Hệ
thống Silo chứa tiêu chuẩn quốc tế đã giữ cho nguyên liệu không bị ẩm, mốc nên
các chất dinh dưỡng trong nguyên liệu sản xuất luôn được đảm bảo một cách tốt
nhất cùng với sự góp mặt của các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu Việt Nam nên
mỗi sản phẩm của nhà máy đều đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho vật nuôi khi
sử dụng sản phẩm.
+ chế biến các sản phẩm nông sản: đậu tương, ngô, sắn QMC đảm bảo chất
lượng các sản phẩm này từ việc hướng dẫn kĩ thuật trồng trọt cho người nông dân
đến việc thu mua có chọn lọc. Sau khi được thu mua sẽ tiến hành phân loại và bảo
quản. QMC có các nhà máy chế biến đậu tương tại miền bắc với dây chuyền chế
biến được nhập khẩu từ Mỹ, hàng tháng sẽ cung cấp cho thị trường trên 5.000 tấn
đậu tương các loại và có 10 kho chứa sắn lớn với sức chứa 10.000 tấn/ kho ở các
tỉnh Đăklăk, Đăknông, Gia Lai, Sơn La với cách bố trí kho thuận tiện cho việc
cung cấp hàng hóa cho các đối tác trên cả nước, cùng với đội ngũ chuyên viên kinh
doanh năng động, QMC luôn đảm bảo cung cấp hàng hóa cho đối tác một cách
chính xác, an toàn, đầy đủ và nhanh nhất.
Đặng Thị Phương Thủy Kế toán 48C
6
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Hoạt động thương mại:
+ Hoạt động nhập khẩu: là đại diện thương mại duy nhất tại Việt Nam cho các
tập đoàn nông sản trên thế giới như: Agniel Commodities ( Mỹ), The Delong( Mỹ),
Wellhope( Trung Quốc), FF Skagen( Đan Mạch), Rajathi( Ấn Độ) QMC nhập
khẩu các mặt hàng nông sản chất lượng cao phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước,
các mặt hàng được nhập khẩu trực tiếp từ những nước có nền nông nghiệp phát
triển trên thế giới vì vậy chất lượng hàng hóa luôn luôn được đảm bảo một cách tốt
nhất. Các sản phẩm nông sản QMC nhập khẩu và phân phối tại Việt Nam:
hạt đậu tương( Mỹ)
đậu tương( Mỹ, Ấn Độ)
ngô( Mỹ, Ấn Độ)
cám ngô( Trung Quốc)
bột cá( Argentina)
lúa mì( Mỹ)
DDGS : Mỹ
Corn gluten meal : Mỹ
Primix: Đan Mạch
+ hoạt động xuất khẩu: việc ứng dụng khoa học kĩ thuật vào việc trồng cây
nông nghiệp cùng với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng thuận lợi đã giúp Việt Nam từ
một nước có nền nông nghiệp kém phát triển, quanh năm thiếu thốn lương thực
vươn lên là một nước có nền nông nghiệp đang phát triển không những đảm bảo
cung cấp đủ nhu cầu lương thực trong nước mà còn xuất khẩu ra thị trường thế giới.
Với nguồn hàng nông sản rất phong phú tại nước ta hiện nay thì việc giới thiệu và
đưa sản phẩm ra giới thiệu với thị trường thế giới là việc làm hết sức quan trọng và
cần thiết. Thông qua các đối tác là các tập đoàn xuất khẩu, QMC đã xuất khẩu các
mặt hàng như: gạo, cà phê, hạt điều, hạt tiêu, hạt lạc, sắn Hoạt động xuất khẩu
không chỉ giúp cho QMC tăng lợi nhuận của mình mà còn giúp cho những người
nông dân có được một nguồn tiêu thụ đảm bảo
1.2.3 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty:
Là một công ty chuyên sản xuất thức ăn chăn nuôi và mua bán nông sản, nên
Đặng Thị Phương Thủy Kế toán 48C
7
Báo cáo thực tập tổng hợp
quy trình công nghệ sản xuất đặc trưng là quy trình công nghệ sản xuất thức ăn chăn
nuôi.
- Đặc điểm về sản phẩm thức ăn chăn nuôi: sản phẩm chính của công ty là sản
phẩm mang thương hiệu WELLHOPE VIETNAM và VILO FEED. Đây là các sản
phẩm được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, đáp ứng những tiêu chuẩn kĩ thuật
tiên tiến, do đó thương hiệu này luôn được người chăn nuôi tin dùng.
Các sản phẩm mang thương hiệu WELLHOPE VIETNAM là:
+ thức ăn tập ăn cho heo con
+ thức ăn hỗn hợp cho heo
+ thức ăn đậm đặc cho heo.
Các sản phẩm mang thương hiệu VILO FEED là
+Các sản phẩm dành cho lợn: như hỗn hợp viên dành cho lợn từ 15kg- 30kg,
hỗn hợp cho lợn siêu nạc từ 7kg-15kg, hỗn hợp cho lợn ngoại từ 15kg- 30kg
+ Các sản phẩm dành cho gà: như hỗn hợp viên dành cho gà lông màu từ 1-15
ngày tuổi, từ 16- 42 ngày tuổi, hỗn hợp mảnh cho gà công nghiệp từ 1-15 ngày tuổi,
từ 16- 32 ngày tuổi
+ Các sản phẩm dành cho vịt ngan: như hỗn hợp viên cho vịt ngan đẻ trứng,
hỗn hợp viên cho vịt, ngan con từ 1- 21 ngày tuổi
Với mục tiêu luôn đặt lợi ích của người chăn nuôi lên hàng đầu nên quá trình
sản xuất các sản phẩm luôn được sự tư vấn, giám sát, kiểm định của các chuyên gia
dinh dưỡng, QMC còn hợp tác với tập đoàn dinh dưỡng Australia để sản phẩm thức
ăn chăn nuôi của công ty không những đáp ứng được tiêu chuẩn dinh dưỡng trong
nước mà còn có thể chinh phục được những thị trường khó tính như Mỹ, Đức,
Australia
- Quy trình công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi: Mỗi sản phẩm thức ăn chăn
nuôi đều có công thức riêng, và trong mỗi quy trình đều có cách thức chế biến đặc
trưng. Tuy nhiên đứng ở góc độ tổng quan nhất, thì quy trình sản xuất sản phẩm
thức ăn chăn nuôi tại các nhà máy sản xuất của QMC gồm các bước cơ bản được
minh họa ở bảng sau:
Đặng Thị Phương Thủy Kế toán 48C
8
Báo cáo thực tập tổng hợp
Bước 1: Nạp nguyên liệu
+ Nguyên liệu thường dùng để sản xuất thức ăn chăn nuôi: sắn, cám, ngô, bột
cá, bột huyết, khô dầu đậu nành
+ Các nguyên liệu khác cũng được sử dụng trong chế biến thức ăn chăn nuôi
như:
•Lúa mì, cám mì (thô, mịn, viên), tấm, vỏ đậu xanh, gạo hấp, hàng tái chế…
•Bột xương, bột tôm, bột sò, bột đá vôi, DCP, MCP, MDCP, muối…
•Bột thịt, khô dầu lạc (đậu phộng), khô dầu hạt cải, khô dầu dừa, khô dầu
vừng (mè), bột sữa gầy, gluten bắp…
Ngoài các nguyên liệu chính, quá trình sản xuất còn sử dụng các nguyên liệu
dạng lỏng, nguyên liệu có hàm lượng thấp, nguyên liệu được KCS kiểm tra khi
nhập:
+ nguyên liệu dạng lỏng: dầu (TV, cá), Vedan feed, mật rỉ đường được phun
Đặng Thị Phương Thủy Kế toán 48C
Nạp nguyên
liệu
Phân mẻ- Sơ
trộn
Nghiền, trộn
nguyên liệu
Ép viên
Đóng bao
9
Báo cáo thực tập tổng hợp
bởi hệ thống riêng.
+ Nguyên liệu có hàm lượng thấp: vitamin, acid amin, khoáng chất, premix,
kháng sinh được bổ sung ở giai đoạn sau.
+ Nguyên liệu được KCS kiểm tra khi nhập (cảm quan, độ ẩm, mốc, tạp chất
…)
Qúa trình nạp nguyên liệu được KCS kiểm tra 1 giò/ lần ( vệ sinh trước và sau
khi nạp, mảnh nilon, chỉ bao ) và bao gồm các công việc sau
+ cân nguyên liệu trước khi vào tháp chứa: nguyên liệu được đưa qua 2 phễu
để vào 2 cân. Cân nguyên liệu được hiệu chỉnh 3 tháng/ lần bởi công nhân bảo trì
+ hố nạp nguyên liệu: nguyên liệu được tải từ tầng hầm lên tháp chứa bằng hệ
thống gàu xích tải.
+ loại bỏ tạp chất: nguyên liệu tiếp tục vào phễu trug gian, rồi được vít tải, gàu
tải chuyển đến hệ thống sàn, cuối mỗi ca sản xuất, công nhân vệ sinh chuyển tất cả
tạp chất vào khu vực chứa rác. Sau đó nguyên liệu đi qua hệ thống nam châm để
loại bỏ mảnh vụn kim loại
+ Trữ nguyên liệu: hệ thống vít tải tiếp tục đưa nguyên liệu qua các đầu chia
liệu đổ vào tháp chứa, nguyên liệu được trữ ở 32 tháp chứa ( thể tích tháp 1- 16 là
16m
3
/ tháp, 17- 32 là 17m
3
/ tháp), mỗi tháp chứa 1 loại nguyên liệu.
Bước 2: Phân mẻ - Sơ trộn:
Trước khi vào bồn trộn, nguyên liệu được cân để xác định số lượng theo kế
hoạch sản xuất ( mẻ trộn). Công nhân bảo trì hiệu chỉnh cân 1 tháng/ lần
+ Cân 5 tấn để cân ng.liệu tỉ trọng nhẹ (cám…); cân 2 tấn để cân nguyên liệu
tỉ trọng nặng (bột đá…)
+ Ng.liệu được vít tải 511 & gàu tải 512 đưa vào bồn trộn (521, lầu 7) với số
lượng đủ cho 1 lô sản xuất. Thời gian trộn là 30”.
+ Công nhân bảo trì vệ sinh bồn trộn 3 tháng/lần.
Bước 3: Nghiền, trộn nguyên liệu
+ Các loại nguyên liệu sau khi trộn đều với nhau sẽ tiếp tục được vít tải (522)
đưa qua bồn chứa (530) rồi vào máy nghiền (542, 552)
+ Công nhân vận hành máy thường xuyên kiểm tra lưới nghiền. Tùy từng sản
Đặng Thị Phương Thủy Kế toán 48C
10
Báo cáo thực tập tổng hợp
phẩm sử dụng lưới nghiền 2 - 2,5 - 3 mm.
+ KCS lấy mẫu sau khi nghiền để kiểm tra độ mịn.
Bước 4: Ép viên
+Gàu tải 612 đưa sản phẩm đến máy sàng 613 (lầu 10) để sàng sạch.
+ Nếu là thức ăn dạng bột thì được chuyển luôn lên tháp chứa thành phẩm để
chờ đóng bao.
+ Nếu là thức ăn dạng viên thì chuyển lên bồn chứa chờ ép viên.
+ Công nhân vận hành vệ sinh máy ép viên (711, 712) sau mỗi lần sản xuất 1
loại sản phẩm.
+ Sau ép viên sản phẩm được đưa qua hệ thống làm nguội.
+ Nếu là thức ăn dạng mảnh thì sản phẩm tiếp tục đi qua hệ thống bẻ mi.
+ Sàng lại lần nữa cho đúng tiêu chuẩn về kích cỡ (716, 726).
+ Thành phẩm được đưa lên trữ ở 20 tháp chứa chờ đóng bao. Mỗi tháp chỉ
chứa 1 loại thành phẩm, vệ sinh sạch sẽ tháp chứa trước khi chứa thành phẩm khác
loại, KCS kiểm tra thành phẩm trước khi đóng bao.
Bước 5: Đóng bao
Công nhân sẽ thực hiện đóng bao sau khi thành phẩm được đưa lên trữ ở 20
tháp chứa và đã được KCS kiểm tra, bao chứa phải đạt các tiêu chuẩn về vật lí, hóa
học để đảm bảo độ ẩm cho thức ăn, và đảm bảo chất lượng cho sản phẩm
- Đối với nông sản: QMC thực hiện việc mua bán nông sản với các đối tác
trong và ngoài nước. Để tạo dựng được uy tín, sự tin cậy của các đối tác, QMC luôn
đặt chất lượng hàng hóa lên hàng đầu.
+ Đối với các nông sản xuất khẩu như ngô, đậu tương, sắn QMC hỗ trợ cho
các bà con nông dân về mặt vốn và kĩ thuật để có thể đảm bảo đúng quy trình kĩ
thuật và cũng để đạt được hiệu quả cao nhất cả về mặt số lượng và chất lượng. Sau
đó sẽ tiến hành thu mua tại các cơ sở, phân loại một cách tỉ mỉ rồi đưa vào sấy khô
bằng công nghệ hiện đại nhập khẩu từ nước ngoài. Với quy trình khép kín từ khâu
mua nguyên liệu thô ban đầu qua quá trình chế biến, bảo quản, vận chuyển nên sản
phẩm nông sản của QMC luôn đạt độ khô và chất lượng dinh dưỡng.
+ Đối với các nông sản nhập khẩu như hạt đậu tương từ Mỹ, ngô từ Mỹ, Ấn
Đặng Thị Phương Thủy Kế toán 48C
11
Báo cáo thực tập tổng hợp
Độ, cám ngô từ Trung Quốc Đây là những nước có nền nông nghiệp phát triển
nhất trên thế giới nên chất lượng hàng hóa luôn được đảm bảo một cách tốt nhất.
Khi hàng hóa được nhập về, một phần sẽ được giao trực tiếp cho các khách hàng đặt
trước, số lượng còn lại sẽ được vận chuyển về các kho chứa đạt tiêu chuẩn. Với
lượng hàng hóa được nhập về thường xuyên cùng hệ thống Silo chứa khổng lồ tại
các kho chứa QMC luôn đáp ứng được tất cả các nhu cầu của khách hàng cả về số
lượng và chất lượng.
1.3 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty
Cùng với việc sản xuất, nắm bắt các cơ hội kinh doanh thì hoạt động quản lý
cũng đóng một vai trò quan trọng, nó sẽ là động cơ thúc đầy nếu như được thực
hiện một cách khoa học hoặc sẽ là yếu tố kìm hãm nếu như được thực hiện một
cách thiếu khoa học. Chính vì vậy ngay từ khi thành lập, nhiều công ty đã rất quan
tâm xây dựng cho mình một bộ máy quản lý để có thể giúp cho hoạt động kinh
doanh diễn ra suôn sẻ và đạt được hiệu quả cao nhất. Nhiều mô hình quản lý được
áp dụng, có khi đó là mô hình do ban lãnh đạo công ty xây dựng nên, có khi là một
mô hình đã được áp dụng thành công ở trong nước hoặc trên thế giới. Tuy áp dụng
mô hình nào thì phần lớn sự thành công được quyết định bởi năng lực và cách thức
quản lý của những người lãnh đạo. Qua quá trình tìm hiểu tại công ty TNHH Đầu tư
và Phát triển Quang Minh, em thấy ban lãnh đạo đã xây dựng một mô hình quản lý
phù hợp với quy mô và đặc điểm kinh doanh của công ty và không ngừng đổi mới,
từng bước cải tiến bộ máy quản lý và phương pháp làm việc. Bộ máy quản lý của
công ty ngày càng hoàn thiện hơn.
mô hình bộ máy quản lý của QMC:
Đặng Thị Phương Thủy Kế toán 48C
Ban giám đốc
Phòng
kinh
doanh
Phòng
thương
mại
Phòng
tổ chức
Phòng
kế
hoạch
Phòng
kế toán
12
Báo cáo thực tập tổng hợp
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:
- Ban giám đốc: gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc. Ban giám đốc trực tiếp
điều hành hoạt động kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng
thành viên về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
- Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ mua bán nguyên vật liệu, sản phẩm của công
ty ở cả thị trường trong và ngoài nước. Thực hiện các nghiệp vụ xuất nhập khẩu
hàng hóa từ nước ngoài
- Phòng thương mại: làm nhiệm vụ nắm bắt thông tin về thị trường, về khách
hàng và đối thủ cạnh tranh. Cung cấp thông tin cho lãnh đạo công ty đưa ra quyết
định đúng đắn phù hợp với mục tiêu mà công ty đã đề ra.
- Phòng tổ chức: có chức năng và nhiệm vụ lập kế hoạch lao động tiền lương, tổ
chức thực hiện công tác quản lý lao động, quản lý quỹ tiền lương và lập các phương án
kinh doanh phù hợp. Giúp giám đốc công ty thực hiện công tác tuyển dụng lao động,
đào tạo nâng bậc lương và các chế độ chính sách khen thưởng đối với người lao động
theo đúng quy định của nhà nước và một số vấn đề hành chính khác.
- Phòng kế hoạch: lập kế hoạch sản xuất và kinh doanh
- Phòng kế toán: làm nhiệm vụ theo dõi mọi hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty thông qua hoạt động tài chính. Cung cấp thông tin về sản xuất kinh
doanh về tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh cho lãnh đạo công ty để đưa
ra những quyết định chính xác và hiệu quả, quyết toán với cơ quan Nhà nước, khách
hàng, công nhân viên
Đặng Thị Phương Thủy Kế toán 48C
Ban giám đốc
Phòng
kinh
doanh
Phòng
thương
mại
Phòng
tổ chức
Phòng
kế
hoạch
Phòng
kế toán
13
Báo cáo thực tập tổng hợp
Các phòng ban được bố trí hợp lý và được quy định những nhiệm vụ để có thể
hỗ trợ nhau, tránh chồng chéo sao cho đạt được hiệu quả cao nhất. Phòng thương
mại nắm bắt các thông tin của thị trường về cung cầu sản phẩm, về đối thủ cạnh
tranh, các thị trường tiềm năng cung cấp các thông tin hữu ích cho ban giám đốc
và phòng kế hoạch để lên kế hoạch sản xuất kinh doanh về quy mô sản xuất trong kì
tới, các mặt hàng được ưu tiên sản xuất, từ đó lên kế hoạch về nguyên vật liệu, nhân
công Thông tin từ phòng kế hoạch được chuyển đến phòng tổ chức và phòng kinh
doanh. Phòng tổ chức sẽ xem xét kế hoạch về nhân công để có các phương án tuyển
dụng, bố trí nhân sự tại các phòng ban Phòng kinh doanh sau khi được cung cấp
các thông tin về nguyên liệu sẽ xây dựng các phương án mua bán nguyên liệu, tìm
kiếm nhà cung cấp Phòng kế toán có nhiệm vụ theo dõi toàn bộ quá trình sản
xuất, tập hợp chi phí giá thành và tình hình sử dụng vốn, cung cấp thông tin cho ban
giám đốc để có những quyết định kịp thời về giá thành sản phẩm hay những thay
đổi về quản lý để có thể kiểm soát chặt chẽ về mặt chi phí. Phòng kinh doanh có
nhiệm vụ chào hàng, tìm kiếm khách hàng, thực hiện việc tiêu thụ hàng hóa Tất cả
các phòng ban có mối liên kết chặt chẽ, thông tin từ bộ phận này giúp cho các bộ
phận khác thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên sự chậm trễ ở
một khâu, sự sai lệch thông tin ở một bộ phận cũng sẽ ảnh hưởng không tốt đến
hoạt động của toàn bộ máy. Chính vì vậy cùng với những hình thức khen thưởng
khi các bộ phận có những thành tích xuất sắc thì Ban lãnh đạo của QMC cũng đã
nêu ra những hình thức kỉ luật rõ ràng cho các bộ phận không hoàn thành tốt nhiệm
vụ của mình. Các hình thức kỉ luật này được áp dụng cho tất cả các nhân viên khi có
sai phạm. Nhờ đó mà nội quy của công ty luôn được chấp hành một cách đầy đủ và
nghiêm túc, các vi phạm về lao động, quản lý ngày một giảm đi. QMC có được
thành công như ngày hôm nay là nhờ sự đóng góp không nhỏ của chính sách, mô
hình quản lý khoa học. Tất cả những điểm đó đã tạo nên một tập thể QMC vững
mạnh, đoàn kết.
1.4 Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty tnhh đẩu tư và
phát triển công nghệ quang minh
Được thành lập từ năm 2002, trải qua nhiều khó khăn do ảnh hưởng của khủng
Đặng Thị Phương Thủy Kế toán 48C
14
Báo cáo thực tập tổng hợp
hoảng kinh tế thế giới và dịch cúm gia cầm, nhờ năng lực lãnh đạo tài tình và
phương pháp quản lý khoa học, QMC vẫn vững vàng và phát triển cho đến ngày
hôm nay. Nỗ lực đó đã được chứng minh bởi kết quả kinh doanh và những danh
hiệu mà QMC đã đạt được: Danh hiệu doanh nghiệp hoạt động vì cộng đồng, đứng
thứ 369/500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam trong bảng xếp hạng
VNR500. Qua Bảng kết cấu Tài sản, Nguồn vốn của QMC vào 31/12/2006,
31/12/2007, 31/12/2008 ( Bảng 1- phần phụ lục), em xin rút ra một số kết luận
sau:
Tổng Tài sản và Nguồn vốn giai đoạn 2006 – 2008 năm sau không ngừng tăng
lên so với năm trước, đặc biệt vào 31/12/2007 tổng Tài sản tăng xấp xỉ 76 tỷ đồng
tương ứng tăng 304% so với thời điểm 31/12/2006. Sở dĩ có sự tăng lên như vậy là
sự tăng lên của cả Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn.
Đối với Tài sản ngắn hạn, đóng góp chủ yếu vào sự tăng lên đó là sự tăng lên
của hàng tồn kho( tăng 23 tỷ) và các khoản phải thu ngắn hạn( tăng 27 tỷ), nguyên
nhân là do năm 2007 giá cả mặt hàng nông nghiệp tăng gây khó khăn cho việc
thanh toán nhanh của khách hàng, để khuyến khích việc tiêu thụ sản phẩm công ty
có chính sách trả chậm đối với khách hàng lớn, tuy nhiên công ty đã không lập dự
phòng phải thu khó đòi, như vậy sẽ giảm sự chủ động về mặt tài chính nếu có rủi ro
xảy ra đối với những khoản phải thu ngắn hạn.
Trong Tài sản dài hạn, Tài sản cố định ở các thời điểm cuối năm 2006, 2007,
2008 đều chiếm tỷ lệ lớn. 31/12/2007 tăng xấp xỉ 22 tỷ đồng so với 31/12/2006,
31/12/2008 tăng xấp xỉ 4 tỷ đồng so với 31/12/2007. Nguyên nhân của sự tăng lên
đáng kể này là do công ty đầu tư mua sắm thêm dây chuyền sản xuất mới, đầu tư
sửa chữa, cải tạo để tăng giá trị còn lại của Tài sản cố định, đáp ứng yêu cầu của
quá trình sản xuất, yêu cầu về chất lượng sản phẩm.
Trong tổng nguồn vốn, cùng với sự tăng lên của vốn chủ sở hữu là sự tăng lên
của nợ phải trả, đặc biệt thời điểm cuối năm 2007, nợ phải trả chiếm 75% trong
tổng nguồn vốn, làm giảm khả năng độc lập tài chính của công ty. Thời điểm cuối
năm 2008, tỷ lệ Nợ phải trả có giảm nhưng vẫn ở mức cao.
Theo bảng 2: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ( phần phụ lục)
Đặng Thị Phương Thủy Kế toán 48C
15
Báo cáo thực tập tổng hợp
ta thấy, giai đoạn 2006- 2008 doanh thu tăng lên, đặc biệt là sự đột phá trong năm
2007. Đây là tín hiệu đáng mừng không chỉ đối với ban lãnh đạo của QMC mà đối
với cả ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi và chế biến nông sản.
Năm 2006, doanh thu tiêu thụ đạt hơn 18 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt hơn
13 triệu đồng .Đây không phải là kết quả cao nhưng đã là sự cố gắng của công ty
khi mà dịch cúm gia cầm ảnh hưởng mạnh tới khả năng tiêu thụ sản phẩm .
Năm 2007 so với năm 2006, doanh thu tăng xấp xỉ 34 tỷ đồng tương ứng tăng
189% là do nỗ lực mở rộng thị trường tiêu thụ sang các nước như Mỹ và Canada…
cùng với đó là sự tăng lên của giá các nông sản. Tuy nhiên lợi nhuận chưa cao là
bởi vì giá vốn hàng bán và chi phí quản lý kinh doanh đều tăng lên. Giá vốn hàng
bán tăng tăng xấp xỉ 28 tỷ đồng tương ứng tăng 44%, chi phí quản lý kinh doanh
tăng 4025 tỷ đồng. Nguyên nhân là do chi phí xăng dầu, chi phí vận tải tăng lên ảnh
hưởng trực tiếp đến chỉ tiêu này, do đó năm 2007 lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp đạt hơn 40 tỷ đồng và tăng 27 tỷ đồng so với năm 2006.
Năm 2007 là bước đệm cho sự phát triển của năm 2008. Sự tăng lên nhanh
chóng của doanh thu chứng tỏ chính sách tiêu thụ đúng đắn của công ty khi mà
công ty có nhiều chính sách khuyến khích như chương trình “ Bán cám được ô tô”
tặng thưởng cho các đại lý của mình có doanh thu tiêu thụ cao nhất, cùng với đó là sự
không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm tăng uy tín trên thị trường thức ăn chăn
nuôi và chế biến nông sản bằng việc nhập các dây chuyền sản xuất công nghệ cao.
Mặc dù giá của các nguyên liệu đầu vào như bắp, khô đậu tương và các chi
phí về quản lý, bán hàng đều tăng lên làm cho giá vốn hàng bán tăng( xấp xỉ 42 tỷ
đồng so với năm 2007 tương ứng tăng 93,3%) và chi phí quản lý kinh doanh tăng
lên( tăng xấp xỉ 6 tỷ đồng so với năm 2007 tương ứng tăng 150%) nhưng sự tăng
nhanh của doanh thu(tăng xấp xỉ 34 tỷ đống so với 2007 tương ứng tăng 189%) vẫn
làm cho lợi nhuận tăng xấp xỉ 46 tỷ đồng tương ứng tăng 115%. Kết quả này đã góp
phần làm nên thành công của QMC tại bảng xếp hạng VNR 500.
Đặng Thị Phương Thủy Kế toán 48C
16
Báo cáo thực tập tổng hợp
PHẦN II
TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG KẾ TOÁN TẠI CÔNG
TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ QUANG MINH
2.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
- Mô hình tổ chức:
- Chức năng và nhiệm vụ của từng người
Do đặc điểm hoạt động của công ty vừa có hoạt động sản xuất, vừa có hoạt
động thương mại, các nghiệp vụ kinh tế diễn ra phong phú nên bộ máy kế toán được
tổ chức để có thể tổng hợp được toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế diễn ra. Nhiệm vụ
của từng người được quy định rõ ràng để có thể đạt được hiệu quả cao nhất:
+ Kế toán trưởng: là người điều hành phòng kế toán, chịu trách nhiệm về công
việc của phòng, đồng thời làm công tác kế toán tài sản cố định, xây dựng cơ bản và
kế toán nguồn vốn.
+ Kế toán tổng hợp kiêm kế toán ngân hàng: Nhiệm vụ là tổng hợp tài liệu của
Đặng Thị Phương Thủy Kế toán 48C
Kế toán trưởng
Kế toán
tổng hợp,
ngân hàng
Kế toán
tiền lương
Kế toán
bán hàng,
thanh toán
Kế toán
TSCĐ,
nguyên vật
liệu và
hàng tồn
kho
17
Báo cáo thực tập tổng hợp
các bộ phận kế toán khác để lập bảng kê, sổ Nhật kí chứng từ, tập hợp chi phí để
tính giá thành sản phẩm. Giao dịch và theo dõi công nợ với ngân hàng.
+ Kế toán tiền lương: Nhiệm vụ là tổng hợp số liệu từ các bộ phận sản xuất và
các phòng ban gửi lên để tính toán lương, các khoản trích theo lương, phụ cấp cho
toàn bộ nhân viên trong công ty.
+ Kế toán bán hàng: Nhiệm vụ là hạch toán chi tiết thành phẩm và tiêu thụ sản
phẩm, theo dõi các khoản phải thu, phải trả đối với khách hàng và Nhà nước.
+ Kế toán tài sản cố định, nguyên vật liệu và hàng tồn kho: Nhiệm vụ là ghi
chép, phản ánh , tập hợp số liệu về tình hình biến động của tài sản cố định, tình hình
mua bán, vận chuyển, bảo quản, nhập xuất vật liệu, công cụ dụng cụ. Đồng thời phải
tính toán và phân bổ chi phí vật liệu xuất dùng và tập hợp chi phí cho các đối tượng.
Qua 6 tuần thực tập tại phòng kế toán của công ty, em nhận thấy rằng các
nhân viên kế toán đều thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, công việc không bị chồng
chéo nhưng có thể hỗ trợ cho nhau. Thông tin từ các bộ phận kế toán đều cung cấp
đầy đủ và kịp thời cho kế toán trưởng để có thể giúp ban lãnh đạo đưa ra các quyết
định hiệu quả nhất.
2.2 Tổ chức hệ thống kế toán tại công ty
2.2.1 Các chính sách kế toán chung:
- Chế độ kế toán công ty đang áp dụng: Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và
nhỏ ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ- BTC ngày 14/09/2006 của Bộ
trưởng Bộ Tài Chính
- Niên độ kế toán: Năm tài chính từ 1/1 và kết thúc vào 31/12 hàng năm
- Kỳ kế toán theo năm.
- Hình thức sổ kế toán áp dụng: Ghi sổ theo hình thức Nhật kí chung.
- Đồng tiền sử dụng trong hạch toán là đồng Việt Nam.
- Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: Tính thuế theo phương pháp trực tiếp.
- Phương pháp tính khấu hao Tài sản cố định: theo phương pháp đường thẳng.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Hạch toán hàng tồn kho theo phương
pháp kê khai thường xuyên, tính giá theo phương pháp giá bình quân cả kì dự trữ.
- Hệ thống báo cáo tài chính kế toán bao gồm:
Đặng Thị Phương Thủy Kế toán 48C
18
Báo cáo thực tập tổng hợp
+ Bảng cân đối kế toán.
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
+ Thuyết minh Báo cáo tài chính.
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ( tùy từng năm)
2.2.2 Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
- Chế độ chứng từ mà công ty đang áp dụng: Nội dung, phương pháp lập và kí
chứng từ được tổ chức theo Quyết định số 48/2006/QĐ- BTC ngày 14/09/2006 của
Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
- Cách tổ chức chứng từ kế toán: Chứng từ kế toán mà công ty đang áp dụng
gồm hệ thống chứng từ theo 5 chỉ tiêu:
+ Chỉ tiêu lao động, tiền lương.
+ Chỉ tiêu hàng tồn kho
+ Chỉ tiêu bán hàng.
+ Chỉ tiêu tiền tệ.
+ Chỉ tiêu TSCĐ
Danh mục hệ thống chứng từ mà công ty đang sử dụng
- Quản lý chứng từ kế toán tại công ty:
Tất cả các chứng từ kế toán do công ty lập hoặc từ bên ngoài chuyển đến đều
được tập trung tại phòng kế toán, bộ phận kế toán kiểm tra những chứng từ kế toán
đó và chỉ sau khi kiểm tra kiểm tra và xác minh tính pháp lý của chứng từ thì mới
dùng những chứng từ đó để ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật kí chung. Trình tự
luân chuyển chứng từ kế toán trong công ty gồm các bước:
+ Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán.
+ Kế toán viên, kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ kế toán
+ Phân loại, sắp xếp chứng từ, định khoản và ghi sổ kế toán.
+ Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán
Trình tự kiểm tra chứng từ kế toán:
+ Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, các yếu tố ghi trên
chứng từ kế toán.
+ Kiểm tra tính hợp pháp của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh đã
ghi trên chứng từ kế toán, đối chiếu chứng từ kế toán với các tài liệu khác có liên
quan.
+ Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ kế toán.
Đối với những chứng từ lập không đúng thủ tục, nội dung và chữ số không rõ
Đặng Thị Phương Thủy Kế toán 48C
19
Báo cáo thực tập tổng hợp
ràng thì người chịu trách nhiệm kiểm tra hoặc ghi sổ phải trả lại và yêu cầu làm
thêm thủ tục và điều chỉnh sau đó mới làm căn cứ ghi sổ.
Cách tổ chức và quản lý chứng từ của công ty là hợp lý và khoa học, giúp cho
các thông tin kế toán được phản ánh trung thực và khách quan. Đối với mỗi sai
phạm, trách nhiệm được xem xét cụ thể cho những người có liên quan thông qua
việc kiểm tra, đối chiếu chứng từ. Trình tự luân chuyển chứng từ đều được thực
hiện một cách nghiêm túc đảm bảo cho việc kiểm tra, đối chiếu và theo dõi việc
thực hiện các nghiệp vụ kinh tế. Công ty nên có những điều chỉnh kịp thời phù hợp
khi có những thay đổi về chế độ chứng từ do Bộ Tài chính quy định, những biến
động trong hoạt động kinh doanh
2.2.3 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Danh mục hệ thống tài khoản kế toán công ty đang sử dụng ( bảng 3- phần
phụ lục)
Qua bảng danh mục hệ thống tài khoản kế toán công ty đang sử dụng ta thấy
công ty đã sử dụng đa số các tài khoản trong danh mục hệ thống tài khoản kế toán
doanh nghiệp được ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày
14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Tuy nhiên các tài khoản được chi tiết đến
cấp 3 để tiện cho việc phản ánh và theo dõi trong đó các tài khoản chi tiết chủ yếu là
các tài khoản về tiền, về vay nợ.
VD: TK 112 được chi tiết thành các tiểu khoản: TK 1121TE ( Tiền gửi ngân
hàng Techcombank) và TK 1121BK( Tiền gửi ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Bách khoa).
TK 311 được chia tiết thành các tiểu khoản: TK 311BK ( Vay ngắn hạn
VNĐ NHNN&PTNT VN- Chi nhánh Bách Khoa). TK 311TE ( Vay ngắn hạn VNĐ
NHNN&PTNT VN- Chi nhánh Techcombank)
TK 331 được chi tiết thành 2 tiểu khoản: TK 3311( Phải trả cho người bán
trong nước) và TK 3312 ( Phải trả cho người bán nước ngoài)…
Tuy nhiên do đặc trưng kinh doanh của công ty đã sử dụng tài khoản 144: ký
cược, ký quỹ ngắn hạn trong khi tài khoản không có trong hệ thống tài khoản theo
quyết định 48. Tài khoản TK 144 được chi tiết thành 2 tiểu khoản: TK 144BK ( Ký
quỹ ngân hàng nông nghiệp chi nhánh Bách khoa) và TK 144TE ( Ký quỹ ngân
hàng Techcombank)
Việc chi tiết các tài khoản như vậy giúp cho công ty dễ dàng theo dõi những
biến động về tiền và công nợ theo từng đối tượng để có những điều chỉnh cho hợp lý.
Đặng Thị Phương Thủy Kế toán 48C
20
Báo cáo thực tập tổng hợp
2.2.4 Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách
Do đặc điểm về quy mô, tính chất và đặc điểm của các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh, yêu cầu về quản lý…nên công ty đã vận dụng hình thức sổ kế toán là hình
thức Nhật kí chung. Đặc trưng cơ bản của hình thức này là tất cả các nghiệp vụ kinh
tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật kí chung theo trình tự thời gian
phát sinh và theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các Sổ
Nhật ký chung để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật kí chung tại công ty:
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng, hoặc định kì
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
Hàng ngày kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán đã kiểm tra được dùng
Đặng Thị Phương Thủy Kế toán 48C
Chứng từ kế toán
Sổ Nhật ký chung Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Sổ Cái
Bảng cân đối số
phát sinh
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp chi tiết
21
Báo cáo thực tập tổng hợp
làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ Nhật kí chung,
sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật kí chung để ghi vào sổ Cái theo các tài
khoản. Ở công ty còn mở các sổ kế toán chi tiết như sổ kế toán chi tiết thanh toán
với những khách hàng lớn của công ty… thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký
chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ chi tiết.
Cuối quý, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã
kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết
được dùng để lập các Báo cáo tài chính.
Qua việc tìm hiểu thực tế ở công ty em nhận thấy rằng việc thực hiện ghi sổ
theo hình thức này được thực hiện khá nghiêm túc, các chứng từ phát sinh vào ngày
nào thì cuối ngày đều được các kế toán viên phản ánh vào sổ Nhật ký chung, không
có tình trạng nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhưng sau đó nhiều ngày mới được phản
ánh vào Sổ Nhật ký hoặc dồn chứng từ của nhiều ngày vào để ghi vào sổ vào một
ngày nhất định. Việc kiểm tra, đối chiếu số liệu không chỉ được thực hiện nhiều lần
bởi kế toán viên và sau đó là kế toán trưởng để có thể đảm bảo độ tin cậy của thông
tin do kế toán cung cấp.
2.2.5 Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính
Chế độ kế toán mà công ty đang áp dụng là “chế độ kế toán doanh nghiệp vừa
và nhỏ” theo quyết định số 48/2006/ QĐ- BTC ngày 14 tháng 9 năm 2006 do Bộ
trưởng Bộ Tài chính ban hành. Theo chế độ thì hệ thống báo cáo tài chính năm
được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ và vừa thuộc mọi
lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước. Báo cáo tài chính năm của công ty
được lập theo chuẩn mực và chế độ kế toán chứa đựng những thông tin tổng hợp
nhất về tình hình tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu và công nợ cũng như tình hình tài
chính, kết quả kinh doanh trong 1 năm tài chính của công ty. Thông tin của báo cáo
tài chính là căn cứ quan trọng cho việc đề ra những quyết định về quản lý, điều
hành sản xuất kinh doanh và cung cấp thông tin cho những người quan tâm đến tình
hình tài chính của doanh nghiệp như các khách hàng, ngân hàng, công ty kiểm toán,
cơ quan thuế, các nhà đầu tư…
- Trách nhiệm lập báo cáo tài chính thuộc về công ty trong đó báo cáo do nhân
Đặng Thị Phương Thủy Kế toán 48C
22
Báo cáo thực tập tổng hợp
viên kế toán lập và phải có sự xét duyệt, chữ kí và đóng dấu của kế toán trưởng và
giám đốc.
- Nơi nhận báo cáo tài chính năm bao gồm:
+ cơ quan thuế
+ cơ quan đăng kí kinh doanh
+ cơ quan thống kê
- Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp bao gồm:
+ Bảng cân đối kế toán ( Mẫu số B01- DNN): Báo cáo tài chính tổng hợp phản
ánh tổng quát tình hình tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản của công ty vào
một thời điểm nhất định.
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ( Mẫu số B02- DNN): Phản ánh tình
hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gồm các chỉ tiêu về doanh
thu, chi phí, lợi nhuận thuần, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, lợi nhuận sau thuế
thu nhập doanh nghiệp…
+ Thuyết minh Báo cáo tài chính ( Mẫu số B09- DNN): Là báo cáo để giải
trình chi tiết hoặc bổ sung thêm một số thông tin đã phản ánh trên báo cáo tài chính
khác.
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Do Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo không
bắt buộc đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên trong báo cáo tài chính của công
ty tùy theo yêu cầu quản lý và mức độ cần thiết của thông tin nên tùy từng năm mới
có Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: năm 2006 có 3 báo cáo bắt buộc nhưng không có báo
cáo lưu chuyển tiền tệ, năm 2007 có cả 4 báo cáo
Bên cạnh hệ thống báo cáo tài chính năm, công ty còn lập báo cáo tài chính
hàng quý để phục vụ yêu cầu quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh,
nhờ đó mà ban lãnh đạo nắm được kịp thời, nhanh chóng các thông tin về tình hình
tài chính, hoạt động kinh doanh… để có những điều chỉnh và chính sách quản lý,
kinh tế cho phù hợp
- Ngoài báo cáo tài chính, công ty còn quy định lập các báo cáo quản trị. Do
đặc điểm của báo cáo quản trị là cung cấp thông tin cho các nhà quản lý bên trong
doanh nghiệp, thông tin linh hoạt,các nguyên tắc cung cấp thông tin do người quản
Đặng Thị Phương Thủy Kế toán 48C
23
Báo cáo thực tập tổng hợp
lý quyết định, phạm vi thông tin cụ thể đến từng bộ phận, từng khâu công việc…
nên ban lãnh đạo có thể linh hoạt, chủ động nắm bắt thông tin, từ đó có thể đưa ra
được những quyết định có lợi nhất cho công ty. Do đặc điểm là một công ty có hoạt
động sản xuất, để sản phẩm có thể cạnh tranh trên thị trường thì giá cả là một yếu tố
quyết định. Việc kiểm soát tốt chi phí, hạ giá thành sản phẩm không chỉ giúp cho
công ty thành công trên thị trường quen thuộc của mình mà còn thành công khi xâm
nhập vào thị trường mới. Các thông tin về chi phí, sản phẩm được cung cấp cho ban
lãnh đạo thông qua các báo cáo quản trị: báo cáo kết quả kinh doanh theo phương
pháp chi phí trực tiếp, báo cáo bộ phận( nhà máy, phân xưởng…), dự toán ngân
sách…Nhờ đó mà ban lãnh đạo có được những quyết định kịp thời và sáng suốt.
Đặng Thị Phương Thủy Kế toán 48C
24