Tải bản đầy đủ (.pdf) (244 trang)

Quản lý liên kết đào tạo giữa trường cao đẳng nghề với doanh nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu phát triển nhân lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 244 trang )


B GIO DC V O TO
VIN KHOA HC GIO DC VIT NAM





NGUYN TUYT LAN







QUảN Lý LIÊN KếT ĐàO TạO GIữA
TRƯờNG CAO ĐẳNG NGHề VớI DOANH NGHIệP ở
TỉNH VĩNH PHúC ĐáP ứNG YÊU CầU PHáT TRIểN NHÂN LựC



LUN N TIN S KHOA HC GIO DC
Chuyờn ngnh: QUN Lí GIO DC
Mó s: 62 14 01 14


Ngi hng dn khoa hc:
1. PGS.TS. TRN KIM
2. TS. VNG HNG TM






H Ni, nm 2015
i


Lêi cam ®oan

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết
quả nghiên cứu của luận án là trung thực và chưa từng được công bố
trong bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào.


TÁC GIẢ LUẬN ÁN



NGUYỄN TUYẾT LAN












ii



Lêi c¶m ¬n
Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam,
Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng và các Quí thầy cô giáo của Viện Khoa học
Giáo dục Việt Nam đã hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án.
Tôi xin trân trọng biết ơn PGS.TS. Trần Kiểm, TS. Vương Hồng Tâm đã
tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các nhà khoa học trong các Hội đồng thi các
chuyên đề tiến sĩ, Hội đồng Seminar luận án tiến sĩ, Hội đồng đánh giá luận án
tiến sĩ cấp Bộ môn và Phản biện độc lập đã có nhiều góp ý quan trọng để tôi kịp
thời nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Sở LĐ - TB XH, Hội doanh nghiệp, các trường
Cao đẳng nghề, các trường cao đẳng có đào tạo hệ cao đẳng nghề, các doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện hỗ trợ tôi thực hiện luận án.
Hy vọng rằng, kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần nhỏ vào việc
nâng cao chất lượng đào tạo của các trường cao đẳng đáp ứng ngày càng tốt hơn
yêu cầu nhân lực của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Do năng lực bản thân còn nhiều hạn chế, kính mong các thầy cô giáo, các
chuyên gia, các bạn đồng nghiệp và những người quan tâm đến vấn đề này nhận
xét, góp ý để luận án được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN




NGUYỄN TUYẾT LAN

iii


MỤC LỤC

Trang
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt vii
Danh mục các bảng viii
Danh mục các hình vẽ, biểu đồ ix
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2
4. Giả thuyết khoa học 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6. Phạm vi nghiên cứu 3
7. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4
8. Những luận điểm cần bảo vệ 7
9. Những đóng góp mới của luận án 7
10. Cấu trúc của luận án 8
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO
GIỮA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VỚI DOANH NGHIỆP
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC

1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
9
1.1.1. Những nghiên cứu về lợi ích của liên kết đào tạo 9
1.1.2. Những nghiên cứu về giải pháp thúc đẩy quản lý liên kết đào tạo 11
1.1.3. Những nghiên cứu về chính sách liên quan tới quản lý liên kết đào
tạo giữa nhà trường với doanh nghiệp
12
1.1.4. Những nghiên cứu về mô hình liên kết và quản lý liên kết đào tạo 14
1.2. Liên kết đào tạo giữa trường cao đẳng nghề với doanh nghiệp đáp
ứng yêu cầu phát triển nhân lực
18
1.2.1. Một số khái niệm liên quan 18
1.2.2. Yêu cầu phát triển nhân lực cao đẳng nghề giai đoạn hiện nay 24
iv
1.2.3. Nội dung liên kết đào tạo giữa nhà trường với doanh nghiệp 26
1.2.4. Mô hình tổ chức liên kết đào tạo giữa nhà trường với doanh nghiệp 32
1.2.5. Tổ chức liên kết đào tạo theo mô hình CIPO 35
1.2.6. Nguyên tắc thiết lập hoạt động liên kết đào tạo với doanh nghiệp 37
1.3. Quản lý liên kết đào tạo giữa trường cao đẳng nghề với doanh
nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển nhân lực
38
1.3.1. Một số khái niệm liên quan 38
1.3.2. Điều kiện thực hiện quản lý liên kết đào tạo 39
1.3.3. Mô hình quản lý liên kết đào tạo 45
1.3.4. Nội dung quản lý liên kết đào tạo theo mô hình CIPO 50
1.3.5. Mối quan hệ giữa liên kết đào tạo và quản lý liên kết đào tạo giữa
trường cao đẳng nghề với doanh nghiệp
58
1.3.6. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý liên kết đào tạo 59
1.4. Bài học đối với Việt Nam từ kinh nghiệm về liên kết đào tạo với

doanh nghiệp của một số quốc gia trên thế giới
62
1.4.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia châu Âu 62
1.4.2. Kinh nghiệm của một số quốc gia châu Á 63
1.4.3. Bài học đối với ở Việt Nam 64
Kết luận chương 1
65
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO GIỮA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
VỚI DOANH NGHIỆP Ở TỈNH VĨNH PHÚC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU
PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC
2.1. Mô tả quá trình và phương pháp khảo sát
67
2.2
.
Vài nét v


V
ĩnh Phúc

69
2.2.1. Điều kiện tự nhiên và tổ chức hành chính tác động đến sự phát triển
nhân lực của tỉnh Vĩnh Phúc
69

2.2.2. Đặc điểm dân số 69

2.2.3. Phát triển kinh tế và yêu cầu giải quyết việc làm 70
2.2.4. Doanh nghiệp Vĩnh Phúc 71

2.2.4. Năng lực cạnh tranh và thực trạng nhân lực CĐN ở Vĩnh Phúc 76
2.3. Thực trạng liên kết đào tạo giữa trường cao đẳng nghề với doanh nghiệp
ở tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu phát triển nhân lực
80
2.3.1. Thực trạng liên kết trong tuyển sinh 80
v
2.3.2. Thực trạng liên kết xây dựng chuẩn đầu ra 81
2.3.3. Thực trạng liên kết xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình đào
tạo theo hướng đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp
82
2.3.4. Thực trạng hoạt động bảo đảm nguồn lực trong quá trình liên kết 83
2.3.5. Thực trạng liên kết đổi mới phương pháp dạy, học đáp ứng yêu cầu
doanh nghiệp
86
2.3.6. Thực trạng liên kết đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá 87
2.3.7. Thực trạng kết quả tốt nghiệp (Output) 88
2.3.8. Thực trạng việc làm sau tốt nghiệp (Outcome) 89
2.3.9. Thực trạng bối cảnh tác động đến hoạt động liên kết đào tạo 90
2.4. Thực trạng quản lý liên kết đào tạo giữa trường cao đẳng nghề với
doanh nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu phát triển nhân lực
91
2.4.1. Thực trạng quản lý “đầu vào” trong liên kết đào tạo 91
2.4.2. Thực trạng quản lý “quá trình” trong liên kết đào tạo 98
2.4.3. Thực trạng quản lý kết quả đầu ra trong liên kết đào tạo 102
2.4.4. Thực trạng điều tiết tác động của bối cảnh 106
2.5. Đánh giá chung 111
2.5.1. Thành tựu 111
2.5.2. Hạn chế 112
2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế 113
Kết luận chương 2 115

Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO
GIỮA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VỚI DOANH NGHIỆP Ở TỈNH VĨNH PHÚC
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC
3.1. Định hướng phát triển nhân lực của tỉnh Vĩnh Phúc
117
3.1.1. Mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo nghề 117
3.1.2. Phát triển đào tạo nhân lực cao đẳng nghề 119
3.2. Các yêu cầu của việc đề xuất các biện pháp quản lý
120
3.2.1. Yêu cầu đảm bảo tính thống nhất trong quản lý 120
3.2.2. Yêu cầu đảm bảo sự phù hợp với quy luật thị trường 121
3.2.3. Yêu cầu cân bằng lợi ích, chia sẻ trách nhiệm 121
3.2.4. Yêu cầu đảm bảo quyền tự chủ 121
3.2.5. Yêu cầu đảm bảo chất lượng, hiệu quả 122
3.3. Biện pháp quản lý liên kết đào tạo giữa trường cao đẳng nghề với
122
vi
doanh nghiệp
3.3.1. Nhóm biện pháp tiền đề cho quản lý liên kết đào tạo 122
3.3.2. Nhóm biện pháp quản lý “đầu vào” trong liên kết đào tạo 131
3.3.3. Nhóm biện pháp quản lý “quá trình” trong liên kết đào tạo 137
3.3.4. Nhóm biện pháp quản lý “kết quả đầu ra” trong liên kết đào tạo 143
3.3.5. Nhóm biện pháp điều tiết tác động của “bối cảnh” 147
3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp
152
3.5. Khảo nghiệm, thử nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện
pháp
153
3.5.1. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp


153
3.4.2. Thử nghiệm một số biện pháp 159
Kết luận chương 3
169
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
170
KẾT LUẬN
170
KIẾN NGHỊ
171
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
173
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
174
PHỤ LỤC
182

















vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt Viết đầy đủ
CBKT
CBQL
CĐN
CNH
CSDN
CSĐT
CSGD
CSSDNL
CSSX
CSVC
DoN
ĐTN
GV
HĐH
KCN
KH – KT
KT - XH
LĐKT
LĐ - TB XH
LKĐT
NLCT
NLTH
NNL

QLGD
SV
TBDH
THCS
THNN
THPT
TNHH
TTCB
TTSX
cán bộ kỹ thuật
cán bộ quản lý
cao đẳng nghề
công nghiệp hoá
cơ sở dạy nghề
cơ sở đào tạo
cơ sở giáo dục
cơ sở sử dụng nhân lực
cơ sở sản xuất
cơ sở vật chất
doanh nghiệp
đào tạo nghề
giảng viên
hiện đại hoá
khu công nghiệp
khoa học - kỹ thuật
kinh tế - xã hội
lao động kỹ thuật
lao động - Thương binh Xã hội
liên kết đào tạo
năng lực cạnh tranh

năng lực thực hiện
nguồn nhân lực
quản lý giáo dục
sinh viên
thiết bị dạy học
trung học cơ sở
thực hành nghề nghiệp
trung học phổ thông
trách nhiệm hữu hạn
thực tập cơ bản
thực tập sản xuất



viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1 Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của trường CĐN và DoN trong LKĐT 41
Bảng 1.2 Tổng hợp lợi ích từ hoạt động LKĐT với doanh nghiệp 43
Bảng 1.3 So sánh một số mô hình trong quản lý liên kết đào tạo 49
Bảng 1.4 Các mục tiêu về kỹ năng (Kỹ năng tâm vận) 54
Bảng 1.5 Thang đánh giá sự thực hiện 55
Bảng 1.6 Nội dung liên kết đào tạo và quản lý liên kết đào tạo 58
Bảng 2.1 Dự báo dân số đến năm 2020 (có tính đến di cư-tăng cơ học)

70
Bảng 2.2 Số lượng doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013 71
Bảng 2.3 Đánh giá khả năng của DoN trong thực hiện LKĐT 73
Bảng 2.4 Kết quả tốt nghiệp năm 2013 88

Bảng 2.5 Mức độ ảnh hưởng của bối cảnh tới LKĐT với doanh nghiệp 90
Bảng 2.6 Tổng hợp ý kiến đánh giá về mức độ cần thiết của quả
n lý
hoạt động liên kết tuyển sinh
91
Bảng 2.7 Tổng hợp ý kiến đánh giá về mức độ thực hiện của quản lý
hoạt động liên kết tuyển sinh
92
Bảng 2.8 Thống kê thực trạng đầu vào các trường CĐN từ phía SV 93
Bảng 2.9 So sánh số lượng sinh viên đầu vào và đầu ra của K34 trường
CĐN Việt Xô số 1
103
Bảng 2.10

Thống kê thực trạng việc làm của SV sau tốt nghiệp 104
Bảng 2.11

Đánh giá mức độ quản lý liên kết tư vấn hướng nghiệp 105
Bảng 2.12

Mức độ thực hiện liên kết dự báo nhu cầu nhân lực các
ngành nghề
111
Bảng 3.1 Dự báo lao động qua đào tạo đến năm 2020 118
Bảng 3.2 Tổng hợp nhu cầu học trình độ CĐN giai đoạn 2012 - 2015 119
Bảng 3.3 Dự báo cung - cầu nhân lực CĐN ở Vĩnh Phúc giai đoạn 2011 -
2020
120
Bảng 3.4 Trách nhiệm của trường CĐN và DoN trong LKĐT 127
Bảng 3.5 Quyền tự chủ của trường CĐN và DoN trong LKĐT 129

Bảng 3.6 Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện
pháp
154
Bảng 3.7 Đối chiếu kết quả trước và sau thành lập tổ chuyên trách 161
Bảng 3.8 Đối chiếu kết quả sau chương trình thực tập “trải nghiệm
công việc thực tế” tại doanh nghiệp năm 2012
165
Bảng 3.9 Đối chiếu kết quả sau chương trình thực tập “trải nghiệm
công việc thực tế” tại doanh nghiệp năm 2013
167

ix
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ

Trang
Hình 1.1 Mô hình liên kết đào tạo song hành 14
Hình 1.2 Mô hình liên kết đào tạo luân phiên 16
Hình 1.3 Mô hình liên kết đào tạo tuần tự 16
Hình 1.4 Mô hình đào tạo nghề và quan hệ liên kết đào tạo với DoN 17
Hình 1.5 Tiêu chuẩn nhân lực cao đẳng nghề 23
Hình 1.6 Mô hình doanh nghiệp trong nhà trường 33
Hình 1.7 Mô hình nhà trường trong doanh nghiệp 33
Hình 1.8 Mô hình liên kết nhà trường độc lập với doanh nghiệp 34
Hình 1.9 Mô hình liên kết đào tạo theo CIPO 35
Hình 1.10 Nguyên tắc thiết lập hoạt động liên kết đào tạo 38
Hình 1.11 Mô hình quản lý liên kết đào tạo theo chức năng 45
Hình 1.12 Quản lý liên kết đào tạo theo quá trình 47
Hình 1.13 Mô hình quản lý liên kết đào tạo theo mục tiêu 47
Hình 1.14 Mô hình quản lý liên kết đào tạo theo CIPO 48
Hình 1.15 Nội dung quản lý “đầu vào” trong liên kết đào tạo 51

Hình 1.16 Nội dung quản lý quá trình trong liên kết đào tạo 54
Hình 1.17 Tam giác hướng nghiệp 56
Hình 1.18 Hoạt động LKĐT và quy luật cung - cầu 60
Hình 2.1 Bản đồ vị trí các trường CĐN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 77
Hình 2.2 Tổng hợp ý kiến đánh giá về chất lượng nhân lực trình độ CĐN 79
Hình 2.3 Đánh giá mức độ liên kết tuyển sinh 81
Hình 2.4 Đánh giá mức độ liên kết trong xây dựng chuẩn đầu ra 82
Hình 2.5 Đánh giá mức độ liên kết trong xây dựng mục tiêu, chương trình
đào tạo
83
Hình 2.6 Đánh giá mức độ liên kết trong sử dụng đội ngũ giảng viên và
CBKT
85
Hình 2.7 Đánh giá mức độ liên kết trong đổi mới phương pháp dạy học 86
Hình 2.8 Đánh giá mức độ liên kết trong kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo 87
Hình 2.9 Mức độ cần thiết của quản lý hoạt động liên kết xây dựng mục
tiêu, nội dung chương trình đào tạo
95
Hình 2.10 Mức độ phù hợp giữa nội dung chương trình so với yêu cầu 96
x
DoN
Hình 2.11 Mức độ quản lý liên kết về CSVC, TBDH trong LKĐT 98
Hình 2.12 Mức độ quản lý liên kết tổ chức hoạt động thực tập nghề tại DoN 99
Hình 2.13 Mức độ áp dụng các phương pháp dạy học trong LKĐT 101
Hình 2.14 Thực trạng liên kết chấm chuyên đề khoá luận tốt nghiệp của
CBQL DoN
102
Hình 2.15 Mức độ điểm đánh giá về hoạt động tư vấn hướng nghiệp 106
Hình 2.16 Mức độ thực hiện chính sách trong quản lý liên kết đào tạo 107
Hình 2.17 Mức độ thực hiện chính sách việc làm cho SV các trường CĐN sau tốt nghiệp 108

Hình 2.18 Mức độ thực hiện chính sách ràng buộc trách nhiệm DoN
có sử dụng nhân lực CĐN
109
Hình 2.19 Mức độ thực hiện chính sách thu hút chuyên gia kỹ thuật
giỏi, công nhân lành nghề tham gia giảng dạy thực hành
109
Hình 3.1 Mô hình quản lý LKĐT giữa trường cao đẳng nghề với doanh
nghiệp trong cụm, khu công nghiệp
123
Hình 3.2 Mô hình quản lý LKĐT giữa trường CĐN với các DoN ngoài
KCN
125
Hình 3.3 Cơ chế phối hợp giữa trường CĐN với doanh nghiệp 126
Hình 3.4 Quy trình liên kết xây dựng chương trình đào tạo 132
Hình 3.5 Quy trình quản lý liên kết đánh giá kết quả tốt nghiệp theo
chuẩn đầu ra
144
Hình 3.6 Đánh giá mức độ cần thiết của biện pháp sử dụng nhân lực
sau tốt nghiệp
155
Hình 3.7 Mức độ cần thiết của biện pháp “Quản lý liên kết tư vấn nghề
nghiệp và tiếp nhận thông tin về sinh viên sau tốt nghiệp”
156
Hình 3.8 Đánh giá về tính khả thi của biện pháp Sử dụng nhân lực sau
tốt nghiệp
157
Hình 3.9 Đánh giá tính khả thi của biện pháp: Ban hành chính sách
thúc đẩy, đề cao trách nhiệm doanh nghiệp
158
Hình 3.10 So sánh kết quả thử nghiệm qua 2 giai đoạn 168







xi
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

I. Các phiếu điều tra, khảo sát, trưng cầu ý kiến

PL1.01 Phiếu trưng cầu ý kiến, dùng cho CBQL các trường CĐN.
PL1.02 Phiếu trưng cầu ý kiến, dùng cho giảng viên các trường CĐN
PL1.03 Phiếu trưng cầu ý kiến, dùng cho CBQL các DoN có sử dụng nhân lực
trình độ cao đẳng nghề
PL1.04 Phiếu trưng cầu ý kiến, dùng cho sinh viên các trường CĐN.
PL1.05 Phiếu trưng cầu ý kiến, dùng cho người lao động đã tốt nghiệp CĐN hiện
đang làm việc tại doanh nghiệp.
PL1.06 Phiếu thăm dò ý kiến chuyên gia về tính cần thiết và tính khả thi của các
biện pháp.

II. Các bảng tổng hợp ý kiến đánh giá
PL2.01 Tổng hợp ý kiến đánh giá về chất lượng nhân lực cao đẳng nghề
PL2.02 Tổng hợp ý kiến đánh giá về thực trạng hoạt động liên kết đào tạo giữa
nhà trường với doanh nghiệp
PL2.03 Tổng hợp ý kiến đánh giá về mức độ ảnh hưởng của bối cảnh đến hoạt
động liên kết đào tạo giữa nhà trường với doanh nghiệp
PL2.04.1

Tổng hợp ý kiến đánh giá về thực trạng quản lý hoạt động liên kết đào

tạo giữa nhà trường với doanh nghiệp (Mức độ cần thiết)
PL2.04.2

Tổng hợp ý kiến đánh giá về thực trạng quản lý hoạt động liên kết đào
tạo giữa nhà trường với doanh nghiệp (Mức độ thực hiện)
PL2.05 Tổng hợp ý kiến đánh giá về mức độ cần thiết của hoạt động liên kết
tuyển sinh
PL2.06 Tổng hợp ý kiến đánh giá về mức độ thực hiện của hoạt động liên kết
tuyển sinh
PL2.07 Tổng hợp ý kiến đánh giá về mức độ cần thiết của hoạt động liên kết xây
dựng mục tiêu chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu DoN
PL2.08 Tổng hợp ý kiến đánh giá về mức độ thực hiện của hoạt động liên kết xây
dựng mục tiêu chương trình đào tạo đáp ứng yêu cầu DoN
PL2.09 Tổng hợp ý kiến đánh giá về tính cần thiết của các biện pháp
PL2.10 Tổng hợp ý kiến đánh giá về tính khả thi của các biện pháp
xii
III. Các phụ lục khác

PL3.01 Luật Giáo dục Nghề nghiệp (Quy định về quyền, trách nhiệm của doanh
nghiệp trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp; Quản lý nhà nước về giáo
dục nghề nghiệp)
PL3.02 Luật dạy nghề (Quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong
hoạt động dạy nghề; Quản lý nhà nước về dạy nghề
PL3.03 Danh sách các trường cao đẳng nghề thực hiện khảo sát
PL3.04 Danh sách các doanh nghiệp thực hiện khảo sát
PL3.05 Các văn bản về liên kết đào tạo giữa trường CĐN với DoN



1

MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nhân lực chất lượng cao được xác định là nhân tố quan trọng hàng đầu đối với
sự nghiệp phát triển KT - XH của một quốc gia. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, nhân
lực chất lượng cao càng được coi trọng. Theo xu hướng hiện đại, đào tạo nhân lực
phải gắn với nhu cầu xã hội, nhu cầu của thị trường lao động và sự tham gia của DoN.
Sự hợp tác, liên kết giữa CSĐT với DoN trong cơ chế thị trường là hướng đi hợp quy
luật, gia tăng chất lượng đào tạo nhân lực.
Trước đòi hỏi cấp thiết về nhân lực chất lượng cao, Việt Nam đã ban hành
nhiều chiến lược, chính sách nhằm "Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn
nhân lực chất lượng cao " [60]. Đồng thời khẳng định "Đào tạo nhân lực phải gắn với
nhu cầu xã hội, nhu cầu của thị trường lao động. đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu xã
hội, gắn kết các cơ sở đào tạo với doanh nghiệp, mở rộng các hình thức đào tạo theo
đơn đặt hàng của doanh nghiệp và thu hút doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào đào
tạo nhân lực " [55] và coi "Gắn kết giữa dạy nghề với thị trường lao động và sự tham
gia của doanh nghiệp" [58] là một trong 9 giải pháp của Chiến lược phát triển dạy
nghề giai đoạn 2011 - 2020. Tư tưởng đó tiếp tục được đề cao trong Chiến lược phát
triển giáo dục 2011 - 2020 với giải pháp cụ thể: "Tăng cường gắn đào tạo với sử dụng,
nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu xã hội" [57]. Trong
điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, Chính phủ Việt
Nam đã Ban hành chương trình hành động: “Khuyến khích hợp tác, liên kết giữa các
cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề, phối hợp giữa các cơ sở giáo dục, đào tạo và
dạy nghề với các cá nhân, doanh nghiệp có uy tín trong và ngoài nước để nâng cao
chất lượng giáo dục và đào tạo” [59]. Luật giáo dục 2005, Luật giáo dục sửa đổi bổ
sung 2009, Luật doanh nghiệp 2009 cũng khẳng định: nhiệm vụ của nhà trường là
“liên kết với các tổ chức kinh tế " và “nhiệm vụ của các cơ sở đào tạo nghề là liên
doanh, liên kết hoạt động dạy nghề với doanh nghiệp” (Luật doanh nghiệp (đã được
sửa đổi bổ sung năm 2009), (2012), NXB Lao động, Hà Nội).
2
Trên thực tế, hoạt động LKĐT giữa nhà trường với DoN tuy đã được khởi

động song hiệu quả liên kết chưa cao, chưa thực sự gắn kết và còn mang tính "thời
vụ". Vấn đề quản lý LKĐT giữa trường CĐN với DoN chưa được nghiên cứu đầy đủ,
hệ thống. Mặt khác, LKĐT giữa trường CĐN với DoN có ảnh hưởng trực tiếp tới chất
lượng nhân lực CĐN đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, khi thước đo giá trị sản phẩm
dựa trên hàm lượng tri thức. Định hướng LKĐT giữa nhà trường với DoN được coi
như giải pháp đột phá trong chiến lược phát triển nhân lực. Đối với tỉnh Vĩnh Phúc -
một trong 3 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế, song, xét
trên quan điểm phát triển nhân lực, tỉ lệ lao động giản đơn ở Vĩnh Phúc cao, đại bộ
phận nhân lực trong độ tuổi lao động làm nông nghiệp hoặc công việc đơn giản, lao
động lành nghề thấp, nhân lực chất lượng cao hạn chế. Chỉ số NLCT năm 2013 ở mức
khá trong 6 mức độ: Rất tốt; Tốt; Khá; Trung bình; Tương đối thấp; Thấp (58.86
điểm - xếp thứ 26/63 tỉnh thành trong cả nước) [80]. Trước thực tế đó, UBND tỉnh đã
có quyết định số 1897/QĐ-UBND ngày 24/7/2013 Phê duyệt đề án cải thiện, nâng cao
chỉ số NLCT của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2013 - 2015, hướng tới mục tiêu “đến năm
2020 về cơ bản, Vĩnh Phúc trở thành tỉnh công nghiệp” [81].
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và nền tảng lý luận, tác giả luận án đã lựa chọn
đề tài: “Quản lý liên kết đào tạo giữa trường cao đẳng nghề với doanh nghiệp ở
tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu phát triển nhân lực” với mong muốn góp phần
nâng cao chất lượng nhân lực, chỉ số NLCT, đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH ở
tỉnh Vĩnh Phúc.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất biện pháp quản lý LKĐT
giữa trường CĐN với DoN ở tỉnh Vĩnh Phúc góp phần nâng cao chất lượng nhân lực,
đáp ứng nhu cầu xã hội và quá trình CNH, HĐH đất nước, hội nhập quốc tế.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động LKĐT giữa trường CĐN với DoN trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu phát triển nhân lực.
3
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý LKĐT giữa trường CĐN với DoN đáp
ứng yêu cầu phát triển nhân lực.

4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Trong giai đoạn hiện nay, hoạt động LKĐT giữa trường CĐN với DoN còn tự
phát, quản lý còn lỏng lẻo, nếu quản lý LKĐT được tiếp cận theo mô hình CIPO nhằm
đáp ứng yêu cầu phát triển nhân lực thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của
các trường CĐN, gia tăng NLCT của các DoN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận
- Các khái niệm cơ bản về quản lý đào tạo, LKĐT, quản lý LKĐT, phát triển
nhân lực và nhân lực CĐN.
- Cơ sở khoa học và các vấn đề lý luận về LKĐT giữa trường CĐN và DoN
đáp ứng yêu cầu phát triển nhân lực.
5.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn
- Đánh giá thực trạng quản lý LKĐT giữa trường CĐN với DoN ở tỉnh Vĩnh
Phúc, những hạn chế và nguyên nhân.
- Tổng hợp kinh nghiệm về LKĐT giữa nhà trường với DoN trên thế giới.
5.3. Đề xuất biện pháp quản lý LKĐT giữa trường CĐN với DoN ở tỉnh Vĩnh Phúc.
5.4. Khảo nghiệm và thử nghiệm
6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
6.1. Phạm vi nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu nội dung quản lý LKĐT
giữa trường CĐN với DoN qua đào tạo trình độ CĐN ở hai nhóm ngành: điện, điện tử
và cơ khí tại các trường CĐN ở tỉnh Vĩnh Phúc. Những biện pháp quản lý nhằm phát
triển chất lượng nhân lực CĐN ở địa phương.
6.2. Phạm vi không gian: Đề tài được triển khai nghiên cứu tại trường 04
CĐN và 38 DoN (Trong đó có 18 DoN nước ngoài; 06 DoN quốc doanh; 14 DoN dân
4
doanh) có sử dụng nhân lực CĐN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Sở LĐ TB & XH, Hội
DoN tỉnh Vĩnh Phúc.
6.3. Phạm vi thời gian: Để khảo sát thực trạng LKĐT, đề tài sử dụng các số
liệu, sự kiện được thu thập, nghiên cứu từ năm 2009 đến năm 2013, trong đó đặc biệt
chú trọng tới thực trạng quản lý LKĐT phát triển chất lượng nhân lực CĐN.

6.4. Phạm vi thử nghiệm: Do hạn chế khách quan và chủ quan, luận án chỉ lựa
chọn 02 biện pháp quản lý trong 11 biện pháp đã đề xuất để thử nghiệm nhằm kiểm
chứng mức độ cần thiết, tính khả thi của biện pháp, chứng minh tính đúng đắn của giả
thuyết khoa học của luận án.
7. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tác giả luận án đã sử dụng kết hợp các phương pháp tiếp cận và các phương
pháp nghiên cứu sau nhằm triển khai thực hiện đề tài, trong đó phương pháp tiếp cận
theo quá trình (cụ thể là tiếp cận theo CIPO) được xem như huyết mạch xuyên suốt
luận án.
7.1. Phương pháp tiếp cận
Trên cơ sở quan điểm duy vật biện chứng, luận án được thực hiện theo tiếp cận
được cụ thể hoá bằng: tiếp cận CIPO kết hợp với các tiếp cận như: tiếp cận hệ thống,
tiếp cận chức năng, tiếp cận phát triển nhân lực và tiếp cận thị trường.
7.1.1. Tiếp cận CIPO
Tiếp cận CIPO về bản chất là tiếp cận theo quá trình có tương tác với môi
trường, ngoại cảnh. Đây là cách tiếp cận đối tượng từ đầu vào đến đầu ra, từ điểm khởi
đầu đến điểm kết thúc. Theo quan điểm duy vật biện chứng, mọi hiện tượng, sự vật,
hoạt động đều được đặt trong quá trình vận động, phát triển. Hoạt động LKĐT, quản
lý LKĐT giữa nhà trường với DoN không nằm ngoài quy luật ấy. Quá trình liên kết và
quản lý liên kết được bắt đầu từ đầu vào đến đầu ra, chịu tác động của bối cảnh và tiếp
tục vòng quay trở lại trên một trạng thái cao hơn. Bản thân mỗi giai đoạn đều chứa
đựng trong nó quá trình vận động riêng. Do vậy, để nhận thức đúng bản chất hiện
tượng, phải đặt nó trong mối quan hệ với môi trường ngoại cảnh.
5
7.1.2. Tiếp cận hệ thống
LKĐT và quản lý LKĐT cần được xem xét trên quan điểm hệ thống. Xuất
phát từ thực tế để phân tích, khái quát, kết hợp với sự vận động của các "phân tử"
cấu thành hệ thống nhằm phát hiện, kích thích động lực bên trong, thúc đẩy hoạt
động liên kết phát triển.
Xét trong quá trình đào tạo, LKĐT giữa trường CĐN với DoN nhằm đáp ứng

nhu cầu xã hội chỉ là một phần tử nhỏ nhưng xét trong tính hệ thống, nó liên quan đến
nhiều phân hệ khác. Do vậy, những biện pháp quản lý cần được nghiên cứu trong
quan hệ với môi trường kinh tế, xã hội, văn hoá, chủ trương, chính sách, các văn bản
pháp luật hệ thống cấu trúc nội tại của vấn đề và mối liên hệ, tác động qua lại giữa
các "phần tử".
7.1.3. Tiếp cận chức năng
Quản lý LKĐT giữa trường CĐN với DoN được nghiên cứu thông qua các
chức năng của quản lý (kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra), xác định vai trò, nhiệm
vụ của từng chức năng cụ thể trong chu trình quản lý LKĐT.
7.1.4. Tiếp cận phát triển nhân lực
Theo quan niệm chung, phát triển nhân lực là phát triển về số lượng, chất
lượng, cơ cấu nhân lực. Luận án lựa chọn quản lý LKĐT giữa trường CĐN với DoN
nhằm phát triển chất lượng nhân lực, tức là phát triển thể lực, kỹ năng, kiến thức và
thái độ cần thiết cho nhân lực CĐN nhằm nâng cao NLCT, đáp ứng yêu cầu DoN.
7.1.5. Tiếp cận thị trường
Cơ chế thị trường ảnh hưởng mạnh tới mọi phương diện kinh tế, xã hội, văn
hóa. Đào tạo phát triển nhân lực không phải là ngoại lệ. Các quy luật của cơ chế thị
trường như: quy luật cung - cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh đã tác động không
nhỏ tới định hướng, cách thức tổ chức đào tạo. LKĐT giữa trường CĐN với DoN trở
thành xu hướng tất yếu, phù hợp với quy luật khách quan, đáp ứng yêu cầu xã hội. Do
vậy, LKĐT và quản lý LKĐT cần được nghiên cứu theo quan điểm tiếp cận thị
6
trường, dựa trên phân tích đánh giá và phản hồi từ thị trường lao động để đề ra những
biện pháp quản lý thiết thực, hiệu quả.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu
Tác giả luận án đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tác giả đã sử dụng kết hợp phương pháp
phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá lý thuyết và phương pháp giả thuyết để phân tích,
tổng hợp và hệ thống hoá các vấn đề lý thuyết có liên quan thành hệ thống lý luận
nhằm xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. Các loại tài liệu nghiên cứu gồm:

các văn kiện, tài liệu, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước; các quy định, quy chế do Bộ
GD&ĐT, Bộ LĐTB&XH, Tổng cục dạy nghề ban hành; các tài liệu liên quan đến
phát triển nhân lực thông qua dạy nghề; các tài liệu có liên quan đến LKĐT và quản lý
LKĐT giữa nhà trường với DoN; các loại sách, báo, tạp chí, tài liệu về khoa học quản
lý, kinh tế, về những vấn đề khác liên quan đến đề tài để xây dựng cơ sở lý luận về
quản lý LKĐT giữa trường CĐN với DoN đáp ứng yêu cầu phát triển nhân lực.
- Phương pháp điều tra, khảo sát: Tác giả đã sử dụng phương pháp điều tra,
khảo sát bằng phỏng vấn, phiếu hỏi (anket) các lãnh đạo, GV & CBQL trường CĐN,
lãnh đạo và CBQL Sở LĐTB&XH, các DoN có sử dụng lao động là SV tốt nghiệp
các trường CĐN của tỉnh Vĩnh Phúc
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn giáo dục: Tác giả đã sử dụng
phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, phân tích các số liệu thống kê hàng năm
để đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp.
- Phương pháp chuyên gia: Trao đổi, phỏng vấn một số nhà quản lý giáo dục,
các trưởng/phó phòng đào tạo của các CSDN, các cán bộ và chuyên viên quản lý dạy
nghề của Sở LĐTB&XH Vĩnh Phúc, đặc biệt là các lãnh đạo, trưởng/phó phòng nhân
sự các DoN nước ngoài đang đầu tư tại Vĩnh Phúc.
- Phương pháp thử nghiệm: Thử nghiệm một số biện pháp minh chứng cho tính
khả thi của biện pháp được đề xuất.
7
- Phương pháp thống kê toán học: Tác giả luận án đã sử dụng phương pháp
thống kê toán học để xử lý các số liệu khảo sát và thử nghiệm.
8. NHỮNG LUẬN ĐIỂM CẦN BẢO VỆ
- Luận điểm 1: Quản lý đào tạo trong bối cảnh CNH, HĐH, hội nhập quốc tế
phải được thực hiện thông qua con đường LKĐT giữa nhà trường với DoN trên cơ sở
quán triệt nguyên lý: học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhất
là trong lĩnh vực ĐTN.
- Luận điểm 2: Quản lý LKĐT giữa trường CĐN với DoN là tất yếu khách
quan, song trên thực tế, mối liên kết với DoN còn lỏng lẻo, tự phát dẫn tới hoạt động
quản lý theo kiểu “mùa vụ”, chưa có hệ thống. DoN và nhà trường chưa tận dụng,

phát huy được thế mạnh giữa các bên tham gia (nhà trường chưa thiết lập quan hệ bền
vững với DoN, chưa dựa vào DoN như lá chắn bao tiêu sản phẩm; DoN chưa tận dụng
được tài năng, trí tuệ của nhà trường).
- Luận điểm 3: Quản lý LKĐT giữa trường CĐN với DoN theo tinh thần
CIPO - quản lý chất lượng dựa trên quá trình từ “đầu vào” đến “kết quả đầu ra” qua
quản lý 4 nhân tố (C: Điều tiết tác động “bối cảnh”; I: Thúc đẩy phát triển “đầu vào”;
P: Điều khiển kịp thời “quá trình”; O: Giám sát kết quả “đầu ra”) sẽ góp phần quyết
định chất lượng ĐTN, chất lượng sản phẩm hàng hoá đồng thời nâng cao NLCT của
nhân lực CĐN trong các DoN.
9. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
9.1. Về lý luận
- Luận án xây dựng hệ thống lý luận về LKĐT và quản lý LKĐT giữa trường
CĐN với DoN đáp ứng yêu cầu xã hội trong bối cảnh tác động của cơ chế thị trường
theo cách tiếp cận quản lý quá trình đào tạo CIPO thông quan quản lý toàn diện bốn
thành tố: C – I – P – O.
- Luận án đề cập tới mối quan hệ biện chứng giữa nội dung LKĐT, quản lý
LKĐT giữa trường CĐN với DoN và thực tiễn sử dụng nhân lực CĐN tại DoN.

8
9.2. Về thực tiễn
- Luận án đã đánh giá được thực trạng hoạt động LKĐT và quản lý LKĐT giữa
trường CĐN với DoN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay, đồng thời xác định được
mức độ đáp ứng nhu cầu nhân lực CĐN của các trường CĐN trong tỉnh, khả năng
tham gia hoạt động LKĐT của DoN.
- Đề xuất biện pháp quản lý LKĐT tại trường CĐN và DoN đồng thời xây
dựng mô hình quản lý LKĐT giữa trường CĐN với DoN đáp ứng yêu cầu nhân lực
của tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2011 - 2020.
10. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Luận án gồm: Mở đầu, ba chương, kết luận và kiến nghị.
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý liên kết đào tạo giữa trường cao đẳng nghề

với doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển nhân lực
Chương 2: Thực trạng quản lý liên kết đào tạo giữa trường cao đẳng nghề với
doanh nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu phát triển nhân lực
Chương 3: Biện pháp quản lý liên kết đào tạo giữa trường cao đẳng nghề với
doanh nghiệp ở tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu phát triển nhân lực
Kết luận và kiến nghị

Phần phụ lục gồm có 06 biểu mẫu phiếu khảo sát, điều tra và 11 bảng tổng hợp
và xử lý số liệu về ý kiến đánh giá của các chuyên gia, 02 phụ lục quy định trách
nhiệm của DoN trong LKĐT.







9
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO
GIỮA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ VỚI DOANH NGHIỆP
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC

1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Thế kỷ XXI được coi như thế kỷ của khoa học công nghệ, của tri thức. Nguồn
nhân lực chất lượng cao trở thành nguồn vốn, sức mạnh của mọi quốc gia trên thế
giới. Chiến lược phát triển nhân lực chất lượng cao được đặc biệt chú trọng. Với mục
tiêu thiết thực, hiệu quả, LKĐT giữa nhà trường với DoN trong ĐTN mau chóng thu
hút sự chú ý của giới nghiên cứu và được xác định là bước “đột phá” chiến lược nâng
cao chất lượng nhân lực ở Việt Nam.

1.1.1. Những nghiên cứu về lợi ích của hoạt động liên kết đào tạo
1.1.1.1. Ở nước ngoài
Bàn về lợi ích của hoạt động LKĐT, tổ chức Cedefop (European Centre for the
Development of Vocational Training – Trung tâm Phát triển Đào tạo nghề châu Âu)
[84] cũng như các tác giả: Lisbeth Lundahh and Theodor Sander [89]; Kathrin
Hoeckel [88]; Rita Nikolai và Christian Ebner [91] đã có những kiến giải khá toàn
diện về lợi ích mang lại cho các bên tham gia thông qua con đường LKĐT giữa nhà
trường với DoN. Đặc biệt, từ năm 2005 đến năm 2009, Trung tâm Phát triển Đào tạo
nghề châu Âu (Cedefop) đã triển khai nghiên cứu về lợi ích LKĐT với DoN theo
nhiều hướng khác nhau tại 21 quốc gia châu Âu như: Cộng hoà Séc, Đanmạch, Đức,
Tâybannha, Pháp, Ý, Cộng hoà Síp, Latvi, Hungary, Hà lan, Austria, Ba lan, Bồ đào
nha, Romania, Slovenia, Slovakia, Phần lan, Thụy điển và Vương quốc Anh cũng như
Nauy và Iceland Để từ đó khẳng định: 2 nhóm lợi ích chính mà chương trình LKĐT
nghề đem lại là: Lợi ích kinh tế và Lợi ích xã hội. Cả 2 nhóm lợi ích đều được phân
tích cụ thể qua 3 cấp độ: Cấp độ vi mô (lợi ích của cá nhân); Cấp độ trung gian (lợi ích
của DoN); Cấp độ vĩ mô (lợi ích của xã hội) [84]. Ngoài ra, các thành viên của trung
tâm Cedefop cũng rất quan tâm đến yếu tố tiền lương và cơ hội việc làm. Theo họ, đây
là những yếu tố tạo nên thành công của LKĐT nghề.
10
1.1.1.2. Ở trong nước
Các tác giả Nguyễn Minh Đường [12]; [14]; [16]; [17]; [18], Trần Khắc Hoàn
[27], Phan Văn Kha [29]; [30], Trịnh Thị Hoa Mai [43], Nguyễn Thị Kim Nhã [45],
Trần Anh Tài [49], đều có chung nhận định: LKĐT giữa nhà trường với DoN đem lại
lợi ích không chỉ cho nhà trường, DoN, người học mà còn cho cả xã hội.
Đặc biệt, trong tài liệu kỹ thuật tổng quan về các chủ đề được bàn luận trong
hội nghị khu vực về ĐTN tại Việt Nam tổ chức ngày 10 và 11 tháng 10 năm 2012,
có sự tham gia của Tổ chức phát triển Đức GIZ thông qua sự phối hợp của hai bộ:
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Việt Nam (MOLISA) - Bộ Hợp tác Kinh tế và
Phát triển Liên bang Đức (BMZ) về chuyên mục: “Đột phá chất lượng đào tạo
nghề” [62], những vấn đề về lợi ích trong LKĐT giữa CSDN và CSSDNL được tổng

hợp thành 4 nhóm:
- Nhóm 1: Lợi ích đem lại cho chính phủ trên các phương diện: Cải thiện các
điều kiện kinh tế xã hội, mức sống của nhân dân; Tăng tính cạnh tranh của các ngành;
Cải thiện các hoạt động kinh tế, cải thiện sự đầu tư cho giáo dục, hỗ trợ nhà nước đạt
các mục tiêu phát triển.
- Nhóm 2: Lợi ích đem lại cho DoN, cụ thể: DoN có cơ hội tuyển dụng nhân
lực; Giảm bớt sự thiếu hụt nhân lực có trình độ, tay nghề cao; Có lực lượng lao động
lành nghề, tăng tính cạnh tranh; Công nhân lành nghề có cơ hội phát triển năng lực.
- Nhóm 3: Lợi ích đem lại cho CSDN qua: Xây dựng chương trình đào tạo có
chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động; Có cơ hội nhận hỗ trợ từ DoN về
CSVC, tài chính, nhân sự; Trở thành đối tác trong hoạt động kinh tế của DoN; Tạo
được vị thế nhà trường, gia tăng khả năng tuyển sinh, tạo việc làm
- Nhóm 4: Lợi ích đem lại cho học viên: Sẵn sàng tiếp cận việc làm ngay sau
khi tốt nghiệp; Có nhiều cơ hội việc làm được trả lương cao; Hài lòng với nghề
nghiệp; Có chứng chỉ về dạy nghề; Chuẩn bị tốt hơn cho việc học tập suốt đời.
Tóm lại, theo tác giả luận án, xét trên phương diện tổng thể, lợi ích về LKĐT
giữa nhà trường với DoN được nghiên cứu tương đối đầy đủ, toàn diện. Riêng lợi ích
cho chính người dạy là giáo viên, giảng viên, CBKT chưa được đề cập cụ thể. Thông
qua LKĐT, giảng viên, giáo viên nhà trường có điều kiện tiếp xúc trực tiếp, cập nhật
11
những biến đổi của KH - KT, nâng cao kiến thức thực hành nghề nghiệp; CBKT phía
DoN có điều kiện củng cố kiến thức khoa học ngành nghề, phát triển kỹ năng trong
quá trình làm việc với học viên. Tuy nhiên, bàn về lợi ích cũng nên chú ý tới hiệu quả.
Hiện còn rất thiếu những công trình nghiên cứu về hiệu quả LKĐT và quản lý LKĐT
giữa trường CĐN với DoN.
1.1.2. Những nghiên cứu về giải pháp thúc đẩy quản lý liên kết đào tạo
1.1.2.1. Ở nước ngoài
Các tác giả: Ann Dykman, David R.Mandel [82]; Chana Kasipar, Se-Yung
LIM, Alexander Schnarr, Wu Quanquan, Xu Ying, Frank Bünning [86]; Chun Gyun
Jung [87]; Lisbeth Lundahh and Theodor Sander [89]; Rita Nikolai and Christian

Ebner [91] đã đề cập tới nhiều giải pháp liên kết mang lại hiệu quả tích cực như: đào
tạo tại xí nghiệp, nơi sản xuất với vai trò chủ đạo thuộc về CSSDNL. Theo tác giả
Frank Bünning và Schnarr cần chú ý đến hoạt động xúc tiến chiến dịch cộng tác
(strategic partnership) giữa các thành viên như: Các cá nhân; Gia đình; Cộng đồng;
Các tổ chức tình nguyện; Cơ sở ĐTN tư nhân; Cơ sở ĐTN quốc gia; Công nhân và tổ
chức; Người quản lý và tổ chức; Chính phủ Vấn đề là phải tạo được sự thoải mái, tự
nguyện trong liên kết [86, tr 11 - 12]. Tác giả Wu Quanquan nhấn mạnh, phải có sự
hợp tác lẫn nhau giữa DoN và nhà trường, tiến hành đào tạo theo yêu cầu - Training
by Order [86, tr 70 - 72] thông qua sự tích cực, chủ động giữa các đối tác.
1.1.2.2. Ở trong nước
Các tác giả Trần Khánh Đức - Nguyễn Lộc [7], Nguyễn Minh Đường - Phan
Văn Kha [14], Phan Minh Hiền [25], Trần Khắc Hoàn [27], Bành Tiến Long [41],
Phan Chính Thức [61], Nguyễn Đức Trí [67], hay nhóm tác giả thực hiện đề tài
NCKH: 01X - 06/05-2004-1 [48] rất quan tâm tới quá trình tìm kiếm giải pháp thúc
đẩy hoạt động LKĐT giữa nhà trường và DoN. Đáng chú ý là 7 giải pháp: Đa dạng
hoá nội dung, cơ chế quan hệ; Thiết lập hệ thống thông tin về thị trường lao động;
Điều chỉnh quy mô, cơ cấu đào tạo theo nhu cầu; Đổi mới mục tiêu và nội dung đào
tạo; Hoàn thiện hệ thống cơ sở đào tạo và sử dụng nhân lực; Xây dựng hệ thống tiêu
chuẩn điều phối về phát triển nguồn nhân lực; Tăng cường mối quan hệ qua trung tâm
tư vấn hướng nghiệp và giới thiệu việc làm [14].
12
Tóm lại, bàn về giải pháp thúc đẩy LKĐT giữa nhà trường với DoN, các công
trình nghiên cứu trong và ngoài nước tập trung vào 3 nhóm giải pháp:
- Nhóm 1: Các giải pháp nâng cao nhận thức về LKĐT với DoN.
- Nhóm 2: Các giải pháp quản lý đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình,
phương pháp ĐTN theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội.
- Nhóm 3: Các giải pháp về tuyển sinh, đánh giá tốt nghiệp và thông tin dịch vụ
đào tạo - việc làm.
Theo tác giả luận án, những giải pháp thúc đẩy hoạt động LKĐT với DoN hiện
chỉ được nghiên cứu trên phương diện tổng thể đối với cả hệ thống ĐTN chưa đi sâu

tới từng loại hình trường cụ thể, đặc biệt chưa có nhóm giải pháp dành cho các trường
CĐN. Những biện pháp liên quan tới quản lý LKĐT giữa trường CĐN với DoN còn
mờ nhạt, lẫn trong giải pháp thúc đẩy hoạt động liên kết nói chung và chưa được
nghiên cứu cụ thể, tách bạch.
1.1.3. Những nghiên cứu về chính sách liên quan tới quản lý liên kết đào tạo giữa
nhà trường với doanh nghiệp
1.1.3.1. Ở nước ngoài
Bàn về chính sách liên quan tới quản lý LKĐT giữa nhà trường với DoN, các
tác giả: Chana Kasipar, Se-Yung LIM, Alexander Schnarr, Wu Quanquan, Xu Ying,
Frank Bünning [86]; Tazeen Fasih [94] nhấn mạnh tới trách nhiệm, vai trò của DoN,
các quy định về nghĩa vụ, khoản kinh phí đóng góp cho quỹ đào tạo, hỗ trợ phát triển
nhân lực. Các chính sách cho vay vốn với lãi suất ưu đãi; Chính sách khuyến khích
DoN tự đào tạo lao động thông qua việc cho phép DoN tính chi phí đào tạo nhân lực
vào chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm; chính sách ĐTN miễn phí thông qua một
số dự án dạy nghề cho một số đối tượng lao động thuộc nhóm yếu thế trong xã hội.
Ngoài ra, cần có hệ thống chính sách hỗ trợ DoN tham gia ĐTN như: Chính sách quy
định trách nhiệm của DoN khi tiếp nhận lao động qua ĐTN; Chính sách đối với
chuyên gia, nhân viên kỹ thuật có tay nghề cao của DoN tham gia ĐTN…; Chính sách
sử dụng người lao động qua ĐTN, đặc biệt cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa cơ
quan nhà nước về lao động với đại diện giới chủ, đại diện giới thợ, đại diện của các hội

×