Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

SLIDE quản trị sản xuất chương 4 tổ chức sản xuất trong quản tị sản xuất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.35 MB, 38 trang )

Chương 4: Tổ chức sản xuất
Nội dung
4.1. Bố trí mặt bằng sản xuất
4.1.1. Các nguyên tắc bố trí thiết bị
4.1.2. Các kiểu bố trí mặt bằng SX
4.2. Lập lịch trình và điều phối sản xuất
4.2.1. Sắp xếp thứ tự tối ưu trong sản xuất
4.2.2. Phương pháp biểu đồ Gantt
4.2.3. Phương pháp PERT/CPM
4.1. Bố trí mặt bằng sản xuất
Khái niệm
Là quá trình tổ chức, sắp xếp, định dạng về
mặt không gian máy móc, thiết bị, các khu vực
làm việc, các bộ phận phục vụ sản xuất và
cung cấp dịch vụ.
4.1. Bố trí mặt bằng sản xuất
Vai trò
• Giảm chi phí và thời gian sản xuất không cần thiết, từ đó
tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao
hiệu quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
• Tận dụng tối đa các nguồn lực vào sản xuất nhằm thực hiện
tốt các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
• Tạo môi trường làm việc ổn định, thuận lợi cho sản xuất và
qua đó tạo tâm lý làm việc tốt cho người lao động.
• Góp phần quan trọng vào việc thực hiện quy trình công
nghệ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thực hiện các
quy định về chế độ làm việc, về an toàn lao động .
4.1. Bố trí mặt bằng sản xuất
Các nguyên tắc bố trí mặt bằng sản xuất
• Đảm bảo tuân thủ quy trình công nghệ sản xuất của doanh
nghiệp


• Đảm bảo an toàn tối đa cho hoạt động sản xuất và người lao
động.
• Không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên sinh thái,
môi trường văn hóa- xã hội ở khu vực đặt địa điểm để sản xuất.
• Đảm bảo khai thác và tận dụng triệt để diện tích và dung tích
của mặt bằng sản xuất.
• Giảm thiểu việc di chuyển không cần thiết.
• Đảm bảo tính linh hoạt của hệ thống.
• Đảm bảo cho việc sửa chữa, bảo dưỡng, bảo trì… thuận lợi, dễ
dàng, không làm ảnh hưởng đến thời gian và tiến độ công việc.
4.1. Bố trí mặt bằng sản xuất
Các nhân tố ảnh hưởng
• Đặc điểm của sản phẩm, dịch vụ
• Khối lượng sản phẩm, dịch vụ và tiến độ sản xuất
• Đặc điểm của máy móc, thiết bị
• Diện tích và dung tích mặt bằng sản xuất
• Các quy định về vệ sinh an toàn trong lao động, sản xuất
• Chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ trong công việc của
các bộ phận, các khu vực sản xuất của doanh nghiệp
• v v…
4.1. Bố trí mặt bằng sản xuất
Các kiểu bố trí mặt bằng sản xuất
• Định hướng sản phẩm
• Định hướng công nghệ (theo quá trình)
• Cố định vị trí
• Bố trí mặt bằng hỗn hợp
Bố trí mặt bằng sản xuất theo định hướng sản phẩm
Là việc tổ chức, sắp xếp và định dạng các máy móc, thiết
bị, các công việc, vị trí làm việc của người lao động… theo
một dòng liên tục để sản xuất một sản phẩm hoàn chỉnh

hay để hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể. Kiểu bố trí mặt
bằng này còn được gọi là bố trí theo dây chuyền hoàn
thiện.
Đối tượng áp dụng:
– sản xuất hàng loạt
– sản xuất liên tục
– sản xuất với khối lượng lớn
– những công việc có tính chất lặp lại và nhu cầu ổn định
Bố trí mặt bằng sản xuất theo định hướng sản phẩm
Đặc điểm:
– Đường di chuyển của sản phẩm, dịch vụ khá đa dạng có thể là
đường thẳng, hoặc hình chữ U, L, M.
– Vật tư, nguyên vật liệu, các chi tiết sản phẩm, bộ phận sản
phẩm… di chuyển theo băng tải, theo dây chuyền sản xuất.
– Khối lượng của các loại trên (vật tư, chi tiết, bộ phận sản
phẩm…. ) là tương đối nhỏ, được lưu giữ tạm thời trên các
băng chuyền sản xuất, trên hệ thống vận chuyển.
– Các máy móc thiết bị và dụng cụ làm việc thường có tính
chuyên dùng và tự động hóa cao.
– Người lao động (công nhân) có tay nghề vừa phải, ít di chuyển
trong quá trình làm việc, có thể phụ trách 2 hoặc nhiều máy.
– Các quy định về kiểm tra, kiểm soát hoạt động sản xuất không
cần quá chi tiết
Bố trí mặt bằng sản xuất theo định hướng sản phẩm
Ưu điểm:
– Chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm
thấp
– Khoảng cách vận chuyển nguyên
vật liệu giữa các công đoạn sản
xuất, giữa các thiết bị… được rút

ngắn
– Khối lượng lao động trong quá
trình sản xuất được giảm bớt
– Thời gian gia công và tổng thời
gian sản xuất được giảm thiểu
– Các bước thực hiện công việc
được đơn giản hóa, tính chuyên -
môn hóa cao tạo điều kiện để
tăng năng suất lao động
Nhược điểm:
–Độ linh hoạt thấp
–Các công việc bị phụ thuộc vào
thời gian và trình tự của quy trình
sản xuất nên dễ bị gián đoạn nếu
có trục trặc ở bất kỳ công đoạn
sản xuất nào.
–Công việc đơn điệu dễ gây nhàm
chán cho người lao động; Chi phí
bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết
bị cao do bị khai thác, sử dụng
liên tục.
Bố trí mặt bằng sản xuất theo định hướng công nghệ
Nhóm các hoạt động tương tự nhau thành những bộ phận
có cùng quá trình hoặc chức năng thực hiện. Khi đó, việc bố
trí mặt bằng sản xuất sẽ theo từng bộ phận chức năng (hoặc
quá trình) có mối quan hệ trực tiếp với nhau. Sản xuất sản
phẩm sẽ đi từ bộ phận này sang bộ phận khác theo trình tự
của quá trình sản xuất.
Đối tượng áp dụng:
– Phù hợp với hình thức sản xuất gián đoạn, chủng loại và mẫu

mã sản phẩm đa dạng
– Thể tích sản phẩm tương đối nhỏ
– Đơn hàng thường xuyên thay đổi
– Sản phẩm hoặc các bộ phận, chi tiết sản phẩm đ
òi
hỏi quá
trình chế biến khác nhau, sự di chuyển của các thành phẩm,
bán thành phẩm theo con đường khác nhau
Bố trí mặt bằng sản xuất theo định hướng công nghệ
Yêu cầu:
– Cần lực lượng lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề
cao
– Nguyên vật liệu, chi tiết hay bộ phận sản phẩm luôn có
sự di chuyển giữa các bộ phận sản xuất, giữa các công
đoạn…
– Khối lượng nguyên vật liệu trong quá trình gia công lớn
– Cần có mặt bằng sản xuất rộng để dự trữ nguyên vật liệu
và thành phẩm chưa gia công
– Thiết bị vận chuyển đa năng
Ưu điểm:
–Có tính linh hoạt cao về
thiết bị và con người
–Đầu tư thiết bị ban đầu
nhỏ
–Trình độ chuyên môn
cao
–Công việc đa dạng khiến
người lao động không bị
nhàm chán…
Nhược điểm:

–Chi phí sản xuất một đơn vị
sản phẩm cao
–Vận chuyển kém hiệu quả
–Lịch trình sản xuất khá ổn
định
–Khó kiểm tra, kiểm soát công
việc
–Năng suất lao động thấp
–Mức độ sử dụng thiết bị
không cao… .
Bố trí mặt bằng sản xuất theo định hướng công nghệ
So sánh hai phương pháp
Linh hoạtHiệu quảƯu điểm
RộngHẹpLối đi
Sản phẩm dở dang cao, thành phẩm
thấp
Sản phẩm dở dang thấp, thành phẩm
cao
Dự trữ
Nhiều kỹ năngCác kỹ năng hẹp, chuyên sâuCông nhân
Đa năngChuyên dụngThiết bị
ThấpCaoKhối lượng
sản xuất
Gồm nhiều loại khác nhau, bắt đầu
sản xuất khi có đơn đặt hàng
Tiêu chuẩn hóa, thường được sản xuất
trước để dự trữ
Sản phẩm
Gián đoạn, sản xuất theo loạt cửa
hàng công việc. Chủ yếu là sản xuất

hoặc dịch vụ
Liên tục, sản xuất hàng loạt chủ yếu là
lắp ráp sản phẩm
Loại quá trình
sản xuất
Nhóm máy móc, thiết bị, con người,
nhiệm vụ theo chức năng
Sắp đặt thiết bị, con người theo dòng
di chuyển
Mô tả
Bố trí mặt bằng sản xuất
theo công nghệ
Bố trí mặt bằng sản xuất
theo sản phẩm
Tiêu chí so
sánh
Bố trí mặt bằng sản xuất theo vị trí cố định
Là hình thức mang tính đặc thù của sản xuất theo dự án.
Sản phẩm được đặt cố định ở một vị trí hay địa điểm, các
loại máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, lao động sẽ được
chuyển đến để thực hiện công việc tại chỗ.
Đối tượng áp dụng:
Sản xuất các sản phẩm dễ vỡ, cồng kềnh, khối lượng lớn,
không thể di chuyển được.
Ưu điểm:
–Giảm sự vận chuyển
để hạn chế những hư
hỏng đối với sản phẩm
–Giảm chi phí dịch
chuyển sản phẩm trong

quá trình sản xuất
–Công việc đa dạng
Nhược điểm:
–Đ
òi
hỏi đội ngũ lao động
phải có trình độ chuyên môn
tay nghề cao, đa năng để có
thể thực hiện công việc có
trình độ chuyên môn hóa cao
–Chi phí vận chuyển nguyên
vật liệu, thiết bị, con người
cao
–Khó kiểm soát con người
–Mức độ sử dụng thiết bị
thấp
Bố trí mặt bằng sản xuất theo vị trí cố định
Bố trí mặt bằng sản xuất theo kiểu hỗn hợp
Là việc kết hợp các hình thức hay kiểu bố trí mặt bằng sản
xuất trình bày ở trên.
• Việc kết hợp hình thức này với hình thức khác, trong thực
tế thường kết hợp giữa hình thức bố trí theo sản phẩm với
theo định hướng công nghệ (quá trình) nhằm phát huy ưu
điểm và hạn chế nhược điểm của những hình thức này.
• Một số dạng bố trí mặt bằng kết hợp giữa các hình thức:
– Bố trí mặt bằng sản xuất dạng tế bào
– Bố trí theo nhóm
– Hệ thống sản xuất linh hoạt.
4.2. Lập lịch trình sản xuất và
các phương pháp quản lý công việc

• Lập lịch trình sản xuất (MPS-Master Production
Schedule )
• Phương pháp quản lý công việc theo biểu đồ Gantt
• Phương pháp quản lý công việc theo sơ đồ
PERT/CPM
4.2.1. Lập lịch trình sản xuất-MPS
Lịch trình sản xuất là gì?
Lịch trình sản xuất hay còn được gọi là chương trình sản
xuất ngắn hạn là sự sắp xếp công việc theo thứ tự tối ưu
trong sản xuất nhằm đảm bảo hoàn thành kế hoạch sản
xuất của doanh nghiệp
Tác dụng:
Lịch trình sản xuất được dùng để điều độ, theo dõi và
đánh giá tình hình sản xuất, giúp cho doanh nghiệp có thể
chuẩn bị đầy đủ kịp thời các nguồn lực dự trữ đúng theo
yêu cầu của sản xuất với chi phí nhỏ nhất
4.2.1. Lập lịch trình sản xuất-MPS
Xây dựng lịch trình sản xuất là gì?
Là quá trình xác định số lượng và thời gian mà từng chi tiết,
bộ phận hoặc sản phẩm phải hoàn thành. Thời gian của lịch
trình sản xuất thường là 8-10 tuần.
•Để lập lịch trình sản xuất cần phải đảm bảo ba yếu tố đầu vào cơ
bản là: dự trữ đầu kỳ; số liệu dự báo; đơn đặt hàng của khách
hàng.
•Kết quả của quá trình lập lịch trình sản xuất là những số liệu cụ
thể về thời gian, khối lượng đưa vào sản xuất và dự trữ sẵn sàng
bán của một sản phẩm, dịch vụ nào đó.
•Để có được kết quả của quá trình lập lịch trình sản xuất như trên,
cần phải xác định được ba yếu tố đầu ra cơ bản là: dự trữ kế
hoạch trong từng tuần; khối lượng (loạt) và thời điểm sẽ sản xuất

sản phẩm hay dịch vụ; dự trữ sẵn sàng bán.
4.2.1. Lập lịch trình sản xuất-MPS
Sắp xếp thứ tự ưu tiên trong sản xuất
Việc sắp xếp thứ tự ưu tiên cho mỗi công việc là rất cần
thiết, ảnh hưởng lớn đến khả năng hoàn thành đúng hạn
và tận dụng các nguồn lực của doanh nghiệp.
Có nhiều phương án sắp xếp công việc khác nhau, việc lựa
chọn phương án sắp xếp thứ tự tối ưu là rất khó khăn vì
số lượng công việc càng lớn thì càng có nhiều phương án
mà ta khó xác định được phướng án nào là tối ưu.
4.2.1. Lập lịch trình sản xuất-MPS
Sắp xếp thứ tự ưu tiên trong sản xuất
Những nguyên tắc ưu tiên khi tiến hành sắp xếp công
việc
• Đến trước làm trước
• Bố trí theo thời gian hoàn thành sớm nhất
• Bố trí theo thời gian thực hiện dài nhất
• Bố trí theo thời gian dự thừa nhỏ nhất
• Ưu tiên theo lệnh ưu tiên (khẩn cấp)
• Ưu tiên khách hàng quan trọng nhất
Đến trước làm trước
Theo nguyên tắc này, những đơn hàng, công việc hoặc
khách hàng nào đến trước thì làm trước.
• Ưu điểm: dễ theo dõi, sắp xếp và làm vừa lòng khách
hàng.
• Hạn chế: nếu đơn hàng hoặc khối lượng công việc lớn
thì những đơn hàng và khác hàng sau sẽ phải đợi lâu.
Bố trí theo thời hạn hoàn thành sớm nhất
Theo nguyên tắc này đơn hàng hoặc công việc nào có
yêu cầu hoàn thành sớm nhất thì làm trước.

• Ưu điểm: nguy cơ chậm tiến độ và tổn thất là ít.
• Hạn chế: khách hàng có thể bỏ đi và chờ đợi lâu.
Bố trí theo thời gian thực hiện ngắn nhất
Theo nguyên tắc này, công việc nào, đơn hàng nào có
thời gian thực hiện ngắn nhất thì làm trước, thời gian
thực hiện dài hơn thì làm sau.
• Ưu điểm: Làm giảm dòng thời gian và số công việc nằm
trong hệ thống.
• Nhược điểm: Những công việc có thời gian dài sẽ bị đẩy
về phía sau và làm cho khách hàng không hài lòng.

×