Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Tìm hiểu thực trạng xổ giun và kiến thức của học sinh Cấp 2 về tác hại của giun ở Khu phố 2 – Phường Thủy Phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (772.57 KB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC HUẾ
KHOA ĐIỀU DƯỠNG
o0o
TÌM HIỂU THỰC TRẠNG XỔ GIUN VÀ KIẾN THỨC
CỦA HỌC SINH CẤP 2 VỀ TÁC HẠI CỦA GIUN
Ở KHU PHỐ 2 – PHƯỜNG THỦY PHƯƠNG
Giáo viên hướng dẫn Nhóm sinh viên thực hiện
Huế, 12/2012
Để hoàn thành đề tài này chúng tôi xin chân thành cám ơn
- Ban giám hiệu Trường Đại học Y Dược Huế
- Phòng Đào tạo Trường Đại học Y Dược Huế
- Khoa Điều dưỡng Trường Đại học Y Dược Huế
- UBND Phường Thủy Phương – Thị xã Hương Thủy –TT Huế
- Trạm Y tế Phường Thủy Phương – Thị xã Hương Thủy –TT
Huế
- Trưởng Khu phố và nhân viên y tế Khu phố 2 – Phường Thủy
Phương đã tạo điều kiện cho chúng tôi được thực tập và tiến hành đề
tài này.
- Đặc biệt chúng tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo :
- Th.S.BS Dương Thị Ngọc Lan đã không quản thời gian,tâm
huyết tận tình giúp đở ,hướng dẫn chúng tôi thực hiện đề tài này.
Cuối cùng chúng tôi xin cám ơn chân thành đến bạn bè và đồng
nghiệp đã giúp đỡ thực hiện đề tài .
Nhóm thực hiện đề tài
2
MỤC LỤC

Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ GIUN TRÒN ĐƯỜNG RUỘT 3
I.Lịch sử phân bố 3


II.Dịch tể học 5
III.Tác hại của giun đường ruột 6
IV.Vài nét về phường Thủy Phương và khu phố 2 7
Chương II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9
I.Đối tượng 9
II.Phương pháp nghiên cứu 9
Chương III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 11
3.1. Đặc điểm chung 11
3.2.Thực trạng sổ giun của học sinh cấp II trên địa bàn 11
3.3.Kiến thức về tác hại của giun đối với sức khỏe 12
Chương IV: BÀN LUẬN 15
KẾT LUẬN 18
KIẾN NGHỊ 19
TÀI LIỆU KHAM KHẢO
MỤC LỤC
3
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khỏe là vốn quý nhất của con người, là tài nguyên của Quốc gia. Bảo vệ
sức khỏe cho cộng đồng dân cư không chỉ là trách nhiệm của mọi người, mỗi gia đình
mà còn là của toàn xã hội. Trong các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của con người,
tình trạng nhiễm giun là một trong những yếu tố tác động đến tình hình sức khỏe cả
trong hiện tại và tương lai.
Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hiện nay có 3/4 dân số thế
giới bị nhiễm giun. Tùy từng vùng, từng khu vực mà có tỷ lệ nhiễm giun khác nhau,
phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lứa tuổi, giới, nghề nghiệp, địa lý, khí hậu, tập quán,
vệ sinh, điều kiện kinh tế, sự hiểu biết về tác hại và biện pháp phòng chống…
Theo tác giả Nguyễn Vĩnh Niên thì có đến 95% số người mang mầm bệnh giun
sán. Kết quả điều tra năm 1998 thì hiện nay nước ta khoảng 60 triệu người nhiễm giun,
trong đó 47% là trẻ em.
Nhiễm giun đường ruột làm cho cơ thể giảm hấp thu dinh dưỡng, gây thiếu

máu, tắc ruột, suy dinh dưỡng…làm giảm thể chất và tinh thần, giảm khả năng lao
động và có thể dấn đến tử vong. Một đặc điểm đáng sợ nhất là sự lây lan của chúng
trong cộng đồng theo nhiều đường khác nhau và gây lệch âm thầm, lặng lẽ, kéo dài
hàng tháng, hàng năm gây nên những hội chứng năng nề nếu chúng ta không phát hiện
và xử lý kịp thời.
Việt Nam là một nước có khí hậu nhiệt đới nên điều kiện thuận lợi cho các loại
giun tròn tồn tại và phát triển. Theo điều tra của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng (1998)
cho thấy, trẻ em là đối tượng nhiễm giun đường ruột khác cao. Các loại giun đường
ruột mà trẻ em hay mắc là: Giun đũa, Giun móc, Giun tóc, Giun kim. Số trẻ em nhiễm
phối hợp 2 đến 3 loại cũng chiếm tỷ lệ cao. Chính vì vậy, lệch giun tròn đường ruột
được xác định là một vấn đề sức khỏe ưu tiên của cộng đồng.
Đây cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà được Đảng và Nhà nước
quan tâm, chỉ đạo. Chiến lược phòng chống giun đường ruột với việc điều trị hàng loạt
có định kỳ cho các đối tượng có nguy cơ cao là biện pháp chủ yếu hiện nay và hiệu
quả nhanh. Theo như các báo cáo về thực trạng xổ giun năm 2011 – 2012, dưới sự chủ
trì của Viện phòng chống Sốt rét – Ký sinh trùng Trung ương và UBND các cấp của
4
các tỉnh, thành phố trong nước như: Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Thanh Hóa, Hà
Tỉnh, Lào Cai…thực trạng xổ giun cho các đối tượng học sinh Tiểu học, trẻ em từ 24-
60 tháng tuổi và phụ nữ tuổi sinh sản đạt từ 95-99,9%. Riêng thống kê ở tỉnh Lào Cai,
kết quả thực hiện thực trạng xổ giun năm 2011 – 2012 gồm 65.000 học sinh Tiểu học
(đạt 99,9%), hơn 41.000 trẻ em từ 24 – 60 tháng tuổi (đạt 99,3%), hơn 148.000 phụ nữ
tuổi sinh sản (đạt 99,5%)
Với mục tiêu phòng chống các bệnh giun, chủ yếu là làm giảm cường độ
nhiễm, từ đó hạn chế những tác hại của bệnh, nhất là ở lứa tuổi trẻ em, học sinh.
Để góp phần tìm hiểu thực trạng xổ giun ở lứa tuổi học sinh và kiến thức của
học sinh Cấp 2 về tai hại của giun đường ruột lên sự phát triển sức khỏe của mọi
người. Từ đó rút ra kinh nghiệm thực hiện và các biện pháp đề xuất cho giải pháp dự
phòng chống bệnh giun ở học sinh cấp 2 – Khu phố 2 – Phường Thủy Phương. Chúng
tôi thực hiện Đề tài “Tìm hiểu thực trạng xổ giun và kiến thức của học sinh Cấp 2

về tác hại của giun ở Khu phố 2 – Phường Thủy Phương” với 2 mục tiêu cụ thể như
sau:
1. Thực trạng xổ giun ở học sinh cấp II
2. Kiến thức của học sinh Cấp 2 ở Khu phố 2 – Phường Thủy Phương về tác hại
của giun đối với con người.
5
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ GIUN TRÒN ĐƯỜNG RUỘT
I. LỊCH SỬ PHÂN BỐ:
Giun sán là những động vật đa bào thuộc nhóm hậu sinh động vật, sống ký sinh.
Là một trong những loại ký sinh trùng phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
Bệnh giun sán phổ biến ở những nơi có khí hậu nóng ẩm như các vùng xích đạo
cận nhiệt đới.
Ở Việt Nam, điều kiện địa lý tự nhiên nói chung rất thuận lợi cho việc giun sán
phát triển. Mặc dù điều kiện sống, sinh hoạt, vệ sinh đã được cải thiện nhiều song bệnh
giun sán vẫn còn là lệch phổ biến, đặc biệt là lệch giun tròn đường ruột.
Bệnh giun sán đã được các thầy thuốc Ai Cập khoảng thế kỷ 15 trước công
nguyên mô tả. Các nền văn minh cổ đại Trung Hoa, Ấn Độ cũng đã đề cập đến. Song
từ năm 1679, nhờ sự ra đời của kính hiển vi, tiếp sau những phương pháp phân loại
của Linnacus và của Lamas nên việc nghiên cứu ký sinh trùng mới đầy đủ hơn. Song
song với những tiến bộ khoa học cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, các nghiên cứu về lệch
học, chu kỳ phát triển của giun sán…đã được biết một cách tỷ mĩ. Cùng với việc tìm ra
những thuốc hóa học đã góp phần chữa lệch ký sinh trùng, đặc biệt là giun sán một
cách có hiệu quả nhằm hạn chế tác hại do chúng gây ra.
Bệnh giun sán tác hại đến cơ thể một cách thầm lặng nên nhiều khi người bệnh
không cảm thấy mình có bệnh và không thấy việc phòng và chữa lệch mà một nhu cầu
cấp thiết.
Do số người mắc bệnh quá nhiều nên mầm lệch giun sán (trứng ấu trùng) rất phổ
biến ở ngoại cảnh như: đất, bụi, nước, rau…nên nhân dân ta dễ nhiễm lệch liên tiếp, có
thể không bao giờ dứt được tình trạng bệnh tật. Nhiều lần nhiễm lệch nên số giun sán

tăng đều và đạt tới những con số ký sinh trùng rất lớn.
Đặc điểm chung của các lệch giun sán là sự phát tán theo phân và đường ruột,
đường tiêu hóa của con người cũng như các loại động vật chứa rất nhiều mầm lệch. Đó
là xuất phát điểm của tình trạng ô nhiễm môi trường bên ngoài.
6
Tỷ lệ nhiễm trứng giun đũa ở nước ta cũng như các nước Châu Á là 80%, cao
hơn một số nước Châu Âu. Về mặt dịch tễ học thì giun tóc gần giống giun đũa, có thể
ở nói ở đâu có giun đũa ở đó có giun tóc.
Theo tác giả Phạm Văn Thân – Ký sinh trùng Y học – 1998. Tỷ lệ nhiễm các loại
giun tròn đường ruột được phân bổ ở Việt Nam như sau:
* Giun đũa:
TT Vùng Miền Bắc (%) Miền Trung (%) Miền Nam (%)
01 Đồng bằng 80 - 95 70,5 45 – 60
02 Trung du 80 – 90
03 Núi 50 – 70 38,4
04 Ven biển 70 12,5
05 Tây nguyên 10 – 25
* Giun móc:
TT Vùng Miền Bắc (%) Miền Trung (%) Miền Nam (%)
01 Đồng bằng 03 – 60 36 52
02 Trung du 59 – 64
03 Núi 61 66
04 Ven biển 67 69 68
05 Tây nguyên 47
* Giun tóc:
TT Vùng Miền Bắc (%) Miền Trung (%) Miền Nam (%)
01 Đồng bằng 58 – 89 27 – 47 0,5 – 1,2
02 Trung du 38 – 41
03 Núi 29 – 52 4,2 – 10,6
04 Ven biển 28 – 75 12,7 68

05 Tây nguyên 47
So sánh tỷ lệ này với các nước, thấy rằng ở những vùng Châu Âu có khí hậu
tương đối nóng như: Italia, Tây Ban Nha có tỷ lệ cao hơn những nước khác (Italia:
40%; Tây Ban Nha: 34%). Châu Phi có tỷ lệ bệnh cao như Tây Phi từ 42 – 45 %.
Cônggô từ 30 – 90%. Ở Châu Á toàn vùng viễn đông có tỷ lệ cao (>60%).
7
II. DỊCH TỂ HỌC:
1. Nguồn lệch: Người nhiễm bệnh.
2. Mầm lệch: là trứng giun có ấu trùng bên trong.
3. Đường truyền lệch: Theo đường tiêu hóa, riêng giun móc thì quan da niêm
mạc và cả đường nhau thai.
4. Thể cảm thụ: là người.
Nhiệt độ mô trường nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho trứng phát triển ấu trùng
có khả năng gây bệnh. Trứng giun đũa ở trong môi trường bên ngoài, phôi hình thành
sau khi trứng theo phân ra ngoài khoảng 3 tuần lễ và bắt đầu có khả năng lây nhiễm.
Giun móc thì sau 24 giờ trứng sẽ nở thành ấu trùng, sau khi lột xác 2 lần ấu trùng mới
có khả năng lây nhiễm. Với giun tóc, sống ở trong đất nhiều năm, tùy khí hậu, phôi có
thể phát triển trong trứng từ 1 đến 12 tháng sau khi trứng theo phân ra ngoài.
* Bảng tóm tắt một số ký sinh trùng đường ruột ở người.
Đặc điểm Giun đũa Giun móc Giun tóc
Mức lưu hành toàn cầu (số
người mắc/triệu người)
1.000 900 300
Vùng lưu hành Toàn cầu Nhiệt đới, cận nhiệt đới Toàn cầu
Giai đoạn lây nhiễm Trứng Ấu trùng hình chi Trứng
Đường nhiễm Miệng Qua da Miệng
Nơi cư trú ở đường tiêu hóa Lumen
hồng
tràng
Niêm mạc hồng vàng Ruột …,

ruột thừa
Kích thước giun trưởng thành 15 –
40mm
7 – 12mm 3 – 13mm
(con cái)
Ấu trùng qua phổi Có Có Không
Ủ lệch (ngày) * 60 – 75 40 – 100 35 – 45
Thời gian sống 1 năm N.a + 2 - 5 năm
A.d + 6 - 8 năms
2 tháng
Mức sinh sản
(trứng/ngày/giun)
240.000 N.a 400 – 10.000
A.d 10.000 – 25.000
2.000
* Thời gian từ lúc nhiễm cho đến lúc đẻ trứng:
- N.a: Necator Apuricanus
- A.d: Ancylostoma Duodenale
8
* Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giớis năm 1992, số người nhiễm giun sán
như sau:
- Giun đũa:
+ Châu Á : 550.000 triệu người.
+ Châu Mỹ : 45 triệu người
+ Châu Phi : 54 triệu người.
- Giun móc: ¼ triệu người.
* Theo Đỗ Dương Thái tỷ lệ nhiễm giun:
- Giun đũa: Khoảng 60 triệu người.
- Giun tóc: 40 triệu người.
- Giun móc: 40 triệu người

* Theo Nguyễn Duy Trần, tình hình nhiễm giun đường ruột trẻ em ở Việt Nam
như sau:
Địa phương Giun đũa (%) Giun móc (%) Giun tóc (%)
Nghệ An 96,5 20,1 38,8
Hà Tĩnh 78,9 39,1 46,8
Thừa Thiên Huế 74,3 31,1 22,4
III. TÁC HẠI CỦA GIUN ĐƯỜNG RUỘT.
Mặc dù tỷ lệ bệnh có biểu hiện lâm sàng và tỷ lệ tử vong do ký sinh trùng
đường ruột thấp nhưng tỷ lệ nhiễm giun cao nên tổng số các trường hợp bệnh và tử
vong là khá cao so với nhiễm khuẩn, viruts và các ký sinh trùng khác. Hai bệnh giun
móc và giun đũa được coi là nguyên nhân gây bệnh và nguyên nhân tử vong nhiều
nhất trong 20 bệnh truyền nhiễm ở các nước chậm phát triển. Theo số liệu trình bày ở
các Hội nghị, các nhà ký sinh trùng Châu Á, Tokyo năm 1985 thì tỷ lệ tử vong do giun
móc, năm 1977 – 1978 các nước Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ La tinh là 50 – 60 ngàn
người/năm và giun đũa là 10 – 20 ngàn người/năm.
Các loại giun đường ruột có thể nói tác hại nghiêm trọng nhất là gây tình trạng
suy dinh dưỡng ở trẻ em. Mức độ tồn tại do giun (theo tài liệu Proceeding ò the
seminar on parasite control in the prevention ò malnutrition, tổ chức phối hợp WHO,
UNICEF, JOICFT, JAPC từ 1 – 5/12/1980 tại Tokyo).
- Giun đũa: 20 giun đũa trong 1 ngày sử dụng 2,8mg carbon hydrat và 0,7 mg
protein.
- Giun móc: Mỗi giun móc sử dụng 1 ngày 0,2 ml màu.
9
- Giun tóc: Mỗi giun tóc sử dụng 1 ngày 0,005ml màu.
Đưa vào các thông số nói trên và các thông số về dân số Việt Nam (84 triệu
người) tỷ lệ nhiễm giun đũa 80%, giun tóc 52% với số giun trung bình ký sinh ở một
người, giun đũa 8, giun móc 17, giun tóc 22 có thể tính được tổn hại do giun gây ra
hàng năm trong cả nước như sau:
- Giun đũa: Mỗi năm tiêu thụ 28.616 tấn dạo, 31,8 tấn thịt.
- Số máu mất do giun tóc trong 1 năm: 27.789.400 lít.

- Số màu bị mất do giun tóc trong 1 năm” 1.461.460 lít.
Tác hại của giun là rất lớn, muốn phòng suy dinh dưỡng trẻ em, thiếu máu ở
phụ nữ nông thôn có kết quả thì không thể tác rời việc phòng giun sán nói chung, giun
đường ruột nói riêng.
Một bệnh nhân bị giun Guinea tấn công
IV. VÀI NÉT VỀ PHƯỜNG THỦY PHƯƠNG VÀ KHU PHỐ 2:
Phường Thủy Phương là một phường thuộc thị xã hương Thủy về phía nam của
thành phố Huế
-Phía đông giáp:Phường Thủy Thanh
-Phía tây giáp: Phường Thủy Bằng và Dương Hoá
-Phía nam giáp:Phường Thủy Châu
-Phía bắc giáp : Phường Thủy Dương
Phường có 16 khu phố, khu phố 2 có diện tích 10.236,76ha, dân số tính đến
cuối năm khoảng 13.985
10
Đội ngũ cán bộ chủ chốt làm việc năng động, sáng tạo và rất quan tâm đến sức
khỏe của nhân dân. Phường có khoảng 50% dân số sống bằng nghề nông, 30% dân số
sống bằng các nghề khác như: thợ nề, thợ mộc, công nhân các khu công nghiệp, buôn
bán,20% cán bộ nhà nước.
Khu phố 2 là một trong những khu phố có dân số đông của Phường Thủy
Phương – TX Thủy Dương - Thừa Thiên Huế, nằm cách TP Huế khoảng 07km.
Địa bàn tương đối thấp nên hàng năm thường có ngập lụt vào mùa mưa, thu
nhập kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp từ ruộng lúa và vườn hoa màu. Diện tích
tự nhiên 4,5km
2
, có 16 cụm dân cư, dân số 2045 .
Trạm Y tế Phường Thủy Phương nằm ở trung tâm của phường, hoạt động tốt
trong các lĩnh vực khám chữa bệnh, dân số kế hoạch hóa gia đình, y tế dự phòng và
thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia. Tỷ lệ suy dinh dưỡng 7,69%, tỷ lệ tiêm
chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi đạt 100%, tỷ lệ uống Vitamin A trẻ em từ 6 – 36

tháng tuổi, phụ nữ sau sinh đạt 100%, tỷ lệ xổ giun cho học sinh trường tiểu học đạt
100%. Trạm Y tế Thủy Phương được công nhân đạt chuẩn Y tế Quốc gia năm 2005.
CHƯƠNG II
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I. ĐỐI TƯỢNG: Là toàn bộ học sinh Cấp 2 thuộc Khu phố 2 – Phường Thủy
Phương – TT Huế.
11
- Không phân biệt nam nữ.
- Địa điểm nghiên cứu: Khu phố 2 – Phường Thủy Phương – TX Hương Thủy –
TP Huế
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Điều tra theo phương pháp mô tả cắt
ngang, kết hợp nghiên cứu hồi cứu.
1. CÁCH CHỌN MẪU:
- Chọn tất cả học sinh cấp II trên toàn khu phố .
- Chúng tôi đã phỏng vấn được 86 học sinh
2. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
- Bước 1: Chuẩn bị phỏng vấn.
- Bước 2: Gặp gỡ, trình bày mục đích nghiên cứu với lãnh đạo khu phố.
- Bước 3: Gặp gỡ nhân viên y tế khu phố để nhờ họ giúp đỡ.
- Bước 4: Gặp gỡ các em học sinh cấp 2 từng hộ gia đình để phỏng vấn thu thập
thông tin.
3. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH:
- Phiếu phỏng vấn được soạn sẵn.
- Bộ câu hỏi được thiết kế chung cho mọi đối tượng.
- Câu hỏi đơn giản, dễ hiểu.
- Bố cục đơn giản, dễ hiểu.
- Thời gian điều tra vào 17h – 20h các ngày.
- Gặp gỡ trình bày mục đích và tầm quan trọng của việc trả lời phỏng vấn.
- Phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu là các em học sinh cấp 2.
4. CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU:

4.1. Phần hành chính;
- Họ và tên – Năm sinh – Giới
- Địa chỉ cư trú
- Đối tượng các em học sinh cấp 2.
4.2. Tìm hiểu về việc xổ giun của các em trong 6 tháng qua.
4.3. Xét nghiệm giun sán ở các em.
4.4. Kiến thức về bệnh giun sán của các em.
4.5. Kiến thức về sự kiểu biết của việc điều trị giun.
12
4.6. Các bệnh mắc phải bị nhiễm giun.
- Tiêu chảy
- Thiếu máu
- Suy dinh dưỡng
- Gầy yếu
- Viêm phổi
- Viêm gan
- Đau bụng
- Sốt.
4.7. Giáo dục của thầy cô về tác hại của giun sán cho các em.
4.8. Các phương pháp hạn chế nhiễm giun.
- Ăn chín uống sôi.
- Rửa tay trước khi ăn.
- Rửa tay sau khi đi vệ sinh.
- Không đi chân đấts.
- Không uống nước lã.
- Thường xuyên cắt móng tay, chân.
- Xây dựng hố xí hợp vệ sinh.
- Tẩy giun.
13
CHƯƠNG III

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Qua nghiên cứu 86 trường hợp ,chúng em thu được kết quả
3.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG:
Bảng 1:Biểu thị theo giới
- Có 8 học sinh nữ được xổ giun trong vòng 6 tháng qua, tỷ lệ 8/39 (20,5%)
- Tỷ lệ học sinh nam được xổ giun trong 6 tháng qua là 19/47 (40,4%).
- Tỷ lệ chung cho các em là: 27/86 (31%)
3.2 THỰC TRẠNG XỔ GIUN CỦA HỌC SINH TRÊN ĐỊA BÀN:
3.2.1 Số học sinh được tẩy giun định kỳ (trong 6 tháng qua):
Bảng 2:Tỷ lệ học sinh được xổ giun

Số học sinh được xổ giun n Tỷ lệ %
Có 27 31%
không 59 69%
Tổng 86 100%
Nhận xét :Chỉ có 31% học sinh được xổ giun trong sáu tháng qua
3.2.2 Tỷ lệ học sinh đã từng xét nghiệm giun
Số học sinh
Giới
n Tỷ lệ %
Nam 19 40,4%
Nữ 8 20,5%
Tổng 27 31%
14

Biểu đồ 1Tỷ lệ học sinh được xét nghiệm trứng giun
Nhận xét: Tỷ lệ học sinh được xét nghiệm trứng giun rất thấp, chiếm tỷ lệ 9%
3.3 KIẾN THỨC VỀ TÁC HẠI CỦA GIUN ĐỐI VỚI SỨC KHỎE:
3.3.1 Số học sinh đã từng nghe nói về bệnh giun sán: 80/86h/s (tỷ lệ 93%)
Biểu đồ 2: Tỷ lệ học sinh đã từng nghe nói bệnh giun sán

Nhận xét: Có 06 học sinh chưa từng nghe nói về bệnh giun sán, chiếm tỷ lệ 7%
3.2.2 Các con đường nhiễm giun sán:
- Phân chia theo lứa tuổi theo bảng sau:
Bảng 3: phân chia sự hiểu biết về nguyên nhân gây bệnh giun sán theo các lớp
Lớp Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9
n % n % n % n %
Ăn uống không chín 24 100 21 100 22 100 19 100
Đi chân trần 03 12 06 28 09 40 10 52
Uống nước lã 18 75 19 90 21 95 19 100
Ăn uống mất vệ sinh 24 100 21 100 22 100 19 100
Ăn rau sống, trái cấy 09 37 10 47 14 63 17 89
15
Nhận xét: Sự nhận thức về bệnh tật được tốt lên theo sự trưởng thành của các em học
sinh. Tuy vậy số học sinh xem nguyên nhân đi chân trần gây nhiễm giun còn thấp từ
12% (lớp 6) và 52% (lớp 9).
16
3.2.3 Nhận thức về khả năng điều trị bệnh giun sán:
Biểu đồ 3: Tỷ lệ học sinh am hiểu về khả năng điều trị giun
Nhận xét: Tỷ lệ học sinh cho rằng giun khó điều trị 46%, dể điều trị 54%.
3.2.4 Những bệnh có thể mắc phải khi nhiễm giun sán:
Các bệnh có thể mắc
phải
n Tỷ lệ (%)
Tiêu chảy 51 59
Thiếu máu 21 24
Suy dinh dưỡng 47 54
Gầy yếu 64 74
Viêm phổi 27 31
Viêm gan 42 48
Đau bụng 71 82

Sốt 31 39
Bảng 4: Những bệnh có thể mắc phải khi nhiễm giun
Nhận xét:Vẫn còn 31% học sinh cho rằng nhiễm giun gây ra viêm phổi và 39 % cho
rằng gây ra sôt.
17
3.2.5 Giáo dục của thầy cô giáo về công tác phòng chống nhiễm giun.
Bảng 5: Tỷ lệ học sinh được các thầy cô giáo dục về cách phòng chống nhiễm giun
Lớp Lớp 6 + Lớp 7 Lớp 8 + Lớp 9
n Tỷ lệ (%) n Tỷ lệ (%)
Có giáo dục 12 26,6 35 85
Không giáo dục 33 73,3 6 15
Tổng 45 100 41 100
* Nhận xét: Tỷ lệ học sinh lớp 6 và lớp 7 được giáo dục về cách phòng tránh nhiễm
giun kém hơn so với lớp 8 ,lớp 9.
3.2.6 Kiến thức về cách hạn chế nhiễm giun:
Ghi chú
a- ăn chính uống sôi
b- rữa tay trước khi ăn
c- Rữa tay sau khi đi vệ sinh
d- Không đi chân đất
e- Không uống nước lã
f- Thường xuyên cắt móng tay ,chân
g- Xây nhà tiêu hợp vệ sinh
h- Tẩy giun
18
100%
91%
98.8%
10%
77%

56%
43%
100%
Biểu đồ 4: Tỷ lệ hiểu biết của học sinh về phương pháp hạn chế nhiễm giun
* Nhận xét: Tỷ lệ học sinh cho rằng đi chân đất gây ra nhiễm giun còn khá thấp: 9/86
(10%). Tỷ lệ học sinh cho rẳng rửa tay trước khi ăn và tẩy giun đạt rất cao (100%).
CHƯƠNG IV
BÀN LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu thực trạng xổ giun và sự hiểu biết của học sinh cấp 2
đối với việc phòng tránh nhiễm giun sán. Chúng tôi có những nhận xét như sau:
I. THỰC TRẠNG XỔ GIUN CỦA HỌC SINH CẤP 2 TRÊN ĐỊA BÀN:
- Qua nghiên cứu 86 học sinh thì tỷ lệ học sinh được xổ giun chỉ chiếm 31%, tỷ
lệ này khá khiêm tốn so với 1 Khu phố ở 1 Thị xã. Tỷ lệ này nói lên thực trạng am
hiểu về bệnh tật của học sinh Cấp 2 nói riêng và toàn dân trên địa bàn nói chung còn
khá thấp.
Một điều cũng đáng chú ý là tỷ lệ học sinh nam chiếm 19/47 học sinh (40,4%) so
với học sinh nữ là 08/39 học sinh (20,5%). Từ đó ta nhận thấy rằng tỷ lệ học sinh nam
được xổ giun gấp đôi tỷ lệ học sinh nữ. Như vậy dựa vào tỷ lệ đó, chúng ta có thể đưa
ra một giả thiết rằng: Sự quan tâm của gia đình đối với sức khỏe dành cho con trai tốt
hơn con gái.
-Đây là kết quả nghiên cứu số học sinh đã từng xét nghiệm giun từ nhỏ đến nay,
trong 86 học sinh thì có 04 học sinh cho rằng đã được bố mẹ đưa đi xét nghiệm giun
trước đây, và 04 trường hợp này không phải là tình cờ được đi xét nghiệm mà được
bác sĩ chẩn đoán nghi nhiễm giun nên đã cho đi xét nghiệm. Có nghĩa rằng trong 82
học sinh còn lại chưa được xét nghiệm giun, cho dù tỷ lệ 04 em học sinh được đi xét
nghiệm giun kết quả cho dương tính. Tỷ lệ đó được biểu hiện qua biểu đồ 2.
II. KIẾN THỨC VỀ TÁC HẠI CỦA GIUN ĐỐI VỚI SỨC KHỎE:
- Số học sinh đã từng nghe nói về bệnh giun sán chiếm tỷ lệ 80/86 (93%) đây là 1
tỷ lệ tương đối cao. Tuy vậy khi được hỏi đa số các em cho rằng chỉ nghe qua thông
tin đại chúng (tivi). Các em cũng thừa nhận rằng chưa từng được ba mẹ hoặc người

lớn tuổi tư vấn về cách phòng tránh cũng như tác hại của giun. Và ở trường, lớp các
em cũng chỉ nghe nói qua và cũng không am hiểu rõ.
-Theo thống kê của nhóm nghiên cứu chúng tôi, số học sinh học lớp 6 là 24 học
sinh, lớp 7 là 21 học sinh, lớp 8 là 22 học sinh, lớp 9 là 19 học sinh. 100% số học sinh
19
từ lớp 6 – lớp 9 cho rằng 02 nguyên nhân dẫn đến nhiễm giun là: ăn uống không chín
và ăn uống mất vệ sinh.Tỷ lệ nhận thức cũng được tăng lên theo lứa tuổi, cụ thể là
những nguyên nhân như:
+ Uống nước lã 16/24 em ở lớp 6 (75%); ở lớp 7 là 19/21 (90%); ở lớp 8 là 21/22
(95%); ở lớp 9 là 19/19 (100%)
+Ăn rau sống, trái cây 09/24 em ở lớp 6 (37%); ở lớp 7 là 10/21 (47%); ở lớp 8
là 14/22 (63%); ở lớp 9 là 17/19 (89%).
Đáng chú ý trong các nguyên nhân này nguyên nhân đi chân trần không được
nhiều em học sinh cho rằng là nguyên nhân dẫn đến nhiễm giun. Cụ thể ở lớp 6 là
03/24 (12%); ở lớp 7 là 06/21 (28%); ở lớp 8 là 09/22 (40%); ở lớp 9 là 10/19 (52%).
Kết quả nghiên cứu đó được khẳng định rõ qua bảng 3
- Có 40 học sinh cho rằng khi nhiễm giun là khó điều trị, và 46 học sinh cho rằng
dễ điều trị. Kết quả này cho ta nhận xét rằng sự hiểu biết về điều trị khi nhiễm giun
của các em học sinh là 50/50. Tỷ lệ này cho ta kết luận được rằng sự am hiểu về kết
quả điều trị khi nhiễm giun của các em học sinh rất mơ hồ.
-Số học sinh hiểu biết về 02 bệnh đau bụng và gầy yếu do giun sán gây ra chiếm
tỷ lệ cao so với các bệnh khác. Các bệnh như thiếu máu, viêm gan, tiêu chảy, suy dinh
dưỡng thì tỷ lệ khá thấp. Đáng chú ý số học sinh cho rằng nhiễm giun gây ra viêm
phổi và sốt cũng còn khá cao. Chứng tỏ các em chưa thật sự hiểu biết về các bệnh sẽ
mắc phải khi nhiễm giun.
-Có 47 học sinh cho rằng các thầy cô giáo có giáo dục cho học sinh cách phòng
tránh nhiễm giun sán (chiếm tỷ lệ 54%). Trong đó có 01 học sinh lớp 6, 11 học sinh
lớp , 16 học sinh lớp 8 và 19 học sinh lớp 9. Như vậy tỷ lệ học sinh lớp 6 được thầy cô
giáo giáo dục về cách phòng tránh nhiễm giun có quá thấp (chiếm 0,4% số học sinh
lớp 6). Chứng tỏ rằng khi các em học Cấp 1, các em chưa từng được nghe giáo dục về

phòng tránh nhiễm giun, tỷ lệ nhận thức về sự hiểu biết được tăng lên theo độ tuổi. Từ
đó ta có thể kết luận rằng: Sự giáo dục cho các em về cách phòng tránh nhiễm giun chỉ
có ở thầy cô cấp 2 và khi các em học lớp 9 thì các thầy cô giáo mới giáo dục một cách
đầy đủ (100%). Tỷ lệ được chứng minh qua biểu đồ 7.
-Số học sinh cho rằng rửa tay trước khi ăn và tẩy giun 86/86 (100%). Bên cạnh
đó ăn chín uống sôi, rửa tay sau khi đi vệ sinh chiếm tỷ lệ lần lượt là 91% và 98,8%.
20
Tuy vậy số học sinh cho rằng đi chân đất gây ra nhiễm giun còn quá thấp 09/86 (10%).
Các trường hợp thường xuyên cắt móng tay 49/86(56%),xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh
37/86(43%)
Qua quá trình phân tích đó chúng ta nhận xét được rằng số học sinh thực sự am
hiểu về cách phòng tránh nhiểm giun còn quá thấp,sự am hiểu đó còn lơ mơ và khập
khiểng.chưa có sự hiểu biết một ách đúng đắn và đầy đủ một ách khoa học .
21
KẾT LUẬN
Qua kết quả điều tra thực trạng xổ giun và kiến thức của học sinh cấp II đối với
tác hại khi nhiễm giun chúng tôi có những kết quả thu được như sau:
- Tình hình xổ giun tại địa bàn khu phố rất hạn chế
+ Chỉ có 31% học sinh được xổ giun tyrong 6 tháng qua
+ Tỷ lệ học sinh được xét nghiệm giun rất thấp chỉ chiếm 9%.
- Kiến thức về tác hại của giun đối với sức của các em học sinh chưa thật sự tốt
- Kiến thức về khả năng điều trị giun sán của học sinh còn nhiều hạn chế
+ Có (46%) học sinh cho rằng khó điều trị
- Đa số các em học sinh hiểu được những bệnh do giun sán gây ra,tuy vậy còn
(31%) cho rằng giun sán gây ra viêm phổi và (36%) cho rằng gây ra sốt.
- Ở nhà trường các em học sinh không được giáo dục nhiều về các nguyên nhân
và tác hại của nhiễm giun sán, vấn đề này thực sự tốt khi các em lên lớp 9 thì nhận
thức được đầy đủ hơn (100%).
- Hầu như các em đều am hiểu được các cách phòng tránh nhiễm giun ,tuy vậy
đi chân trần có thể gây ra nhiễm giun thì các em chưa thật sự chú ý đến (10%).

* Kết quả được thu thập như trên chứng tỏ sự hiểu biết về bệnh giun sán của
các em học sinh còn nhiều hạn chế .Tỷ lệ xổ giun hằng năm của các em còn rất thấp và
chưa được chú trọng của ngành y tế.Chưa có sự quan tâm của cộng đồng về bệnh giun
sán ,kể cả công tác khám bệnh ,điều trị bệnh chưa thường xuyên và kịp thời ./.
22
KIẾN NGHỊ
*Đối với ngành y tế:
-Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục sức khõe về tầm quan trọng của
việc xổ giun và các biện pháp phòng chống nhiễm giun.
-Mở rộng công tác truyền thông giáo dục sức khõe trên các phương tiện thông
tin đại chúng và đặc biệt là công tác tuyên truyền của trạm y tế đến người dân.
-Tổ chức các buổi tập huấn cho nhân dân tại khu phố do cán bộ y tế trực tiếp
giảng dạy,bên cạnh đó kết hợp với nhà trường để đưa công tác giáo dục sức khõe vào
một buổi học chính khóa cho học sinh đặc biệt từ cấp 1 phải nên giáo dục sớm cho các
cháu.
-Trạm y tế chủ động trong công tác đảm bảo nhân lực và phương tiện để xét
nghiệm các trường hợp nghi ngờ nhiễm giun và thực hiện xổ giun định kỳ cho nhân
dân trên địa bàn xã.
*Đối với các ban ngành chức năng địa phương
-Tăng cường công tác vệ sinh môi trường ,vệ sinh ăn uống ,khuyến khích nhân
dân xây dựng các công trình vệ sinh , sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh.
-Đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo ,nâng cao đời sống cho nhân dân ,hổ
trợ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn ,giáo dục con em có cuộc sống lành mạnh và ý
thức bảo vệ sức khõe cho chính bản thân,gia đình và cộng đồng .
23
TÀI LIỆU KHAM KHẢO
1. Trương Quang Ánh .(1990) Bài giảng ký sinh trùng y học Trường Đại Học Y
Huế
2. Nguyễn Văn Binh .(1993) Nhiễm giun đường ruột ở trẻ em và môi trường ở
một số xã tại tỉnh Hà Tây- Trung Tâm vệ sinh phòng dịch,tổng hội y dược học Việt

Nam xuất bản tập III.
3. Đinh Văn Bộ .(1998) Tình hình nhiễm giun đường ruột ở Nghệ An.Thông tin
phòng chống bệnh sốt rét và bệnh ký sinh trùng – côn trùng Hà Nội (VSR-KST-CTHN
số 2)
4. Lê Đình Công .(1998) Tình hình bệnh giun sán hiện nay ở trẻ em Việt
Nam ,phương hướng ké hoạch phòng chống các bệnh giun sán 1998 – 2000 và đến
2005 TTBCBSR và CBKST – VSR – KST- CTHN số 2.
5. Trần Thị Cứu. (1998) kết quả điều tra nhiểm giun đường ruột ở tuổi dưới 15
tại Quảng Ninh 1995/1996 .TTBCBSR và CBKST – VSR – KST- CTHN số 3.
6. Đặng Châu, Nguyễn Văn Thiêm .(1997) Sơ bộ nhận xét nhiễm giun sán trong
nhân dân tỉnh Khánh Hòa . Tạp chí VSBD – Tổng Hội Y Dược Học xuất bản tập 7, số
1.
7. Ngô Châu .(1998) Hiệu quả của Mebendazol 500 mg lên giun tròn đường
ruột . TTBCBSR và CBKST – VSR – KST- CTHN số 2.
8. Nguyễn Văn Chương .(1999) Tình hình nhiễm giun sán ở 7 tỉnh Miền Trung
– Tây Nguyên TTBCBSR và CBKST – VSR – KST- CTHN số 2.
9. Hoàng Tấn Dân .( 1990) Một số ý kiến về công tác phòng chống bệnh giun
sán ở nước ta hiện nay TTBCBSR và CBKST – VSR – KST- CTHN số 2.
10. David. (1993) chương trình của tổ chức y tế thế giới về các bệnh ký sinh
trùng đường ruột (Genera – Switzeland) tài liệu dịch. TTBCBSR và CBKST – VSR –
KST- CTHN số 4 .
11. Trần Văn Hiển.(1991) Ký sinh học – NXB Y Dược Thành Phố Hồ Chí
Minh.
12. Đinh Thanh Huề .(1999 – 2000) Bài giảng phương pháp dịch tể học – Đại
Học Y Dược Huế
24
DANH SÁCH HỌC SINH CẤP II KHU PHỐ 2 - PHƯỜNG THỦY
PHƯƠNG – TX HƯƠNG THỦY – TT HUẾ
STT Họ Và Tên
Năm Sinh Nghề

nghiệp
Nam Nữ
1 Trần Thị Hồng A. 2001 Học sinh
2 Phạm Đức A. 2001 Học sinh
3 Phan Hồng A. 2001 Học sinh
4 Trần Thị A. 2001 Học sinh
5 Trần Phi A. 2001 Học sinh
6 Tôn Nữ Kim A. 2001 Học sinh
7 Nguyễn Thị Thanh A. 2001 Học sinh
8 Phan Hữu A. 2001 Học sinh
9 Ngô Thị Tuyết A. 2001 Học sinh
10 Phạm Văn A. 2000 Học sinh
11 Lê Văn A. 2000 Học sinh
12 Trần Thị A. 2000 Học sinh
13 Nguyễn Thị A. 1999 Học sinh
14 Ngô Văn A. 1999 Học sinh
15 Trần Hiếu B. 2001 Học sinh
16 Hoàng Văn B. 2001 Học sinh
17 Trần Thị B. 2001 Học sinh
18 Nguyễn Thanh B. 2001 Học sinh
19 Nguyễn Văn B. 2001 Học sinh
20 Nguyễn Thị B. 2000 Học sinh
21 Hoàng Thị B. 2000 Học sinh
22 Trần Đức B. 1999 Học sinh
23 Lê Văn B. 1998 Học sinh
24 Hoàng Thị Thanh B. 1998 Học sinh
25 Lê Quốc C. 2001 Học sinh
26 Lê Đức C. 2000 Học sinh
27 Trần Lê Nguyên C. 2000 Học sinh
28 Bùi Văn C. 2000 Học sinh

29 Văn Thị Diệu Ch. 2001 Học sinh
30 Cao Xuân Ch. 2001 Học sinh
31 Nguyễn Văn Ch. 2001 Học sinh
32 Nguyễn Thị Ch. 1998 Học sinh
33 Lê Xuân Ch. 1998 Học sinh
34 Nguyễn Thị Ngọc Ch. 1998 Học sinh
35 Lê Thị Bích D. 2001 Học sinh
36 Nguyễn Quốc D. 2001 Học sinh
37 Lê Thị Thu D. 2000 Học sinh
25

×