Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Tìm hiểu tình hình nuôi con bằng sữa mẹ ngày đầu sau sinh của các bà mẹ dến sinh tại bệnh viện đa khoa Đồng Xuân – Phú Yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (796.54 KB, 21 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
KHOA ĐIỀU DƯỠNG
aêb
LỚP CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG ĐA KHOA
HỆ VLVH . KHÓA: 2006 - 2010.
Đề tài:
TÌM HIỂU TÌNH HÌNH NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ
NGÀY ĐẦU SAU SINH CỦA CÁC BÀ MẸ ĐẾN SINH
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỒNG XUÂN- PHÚ YÊN
Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện
ThS. BSCKII.Võ Thị Diệu Hiền Tô Thị Thùy Linh
HUẾ, 05/2010
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nuôi con bằng sữa mẹ cung cấp sự khởi đầu tốt nhất cho cuộc đời của mỗi trẻ.
Nuôi con bằng sữa mẹ sẽ đảm bảo cho trẻ phat triển tốt cả thể chất lẫn tinh thần.
Nuôi con bằng sữa mẹ là một chức năng thiên nhiên của người mẹ, vì lợi ích của
việc nuôi con bằng sữa mẹ người mẹ cần được sự ủng hộ, giúp đỡ và tạo điều kiện từ
gia đình, xã hội và nơi làm việc của người mẹ đó.
Người điều dưỡng cần hiểu thấu đáo vấn đề nuôi con bằng sữa mẹ mới hoàn
thành nhiệm vụ của mình với việc chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh. Sữa mẹ được khẳng
định là sữa tốt nhất vì cung cấp đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là sữa non trong những
ngày đầu sau đẻ. Sữa non mang nhiều kháng thể giúp trẻ chống lại bệnh nhiễm khuẩn,
giúp cho ruột trưởng thành tốt theo thời gian. Trong những ngày đầu mới sinh, sữa mẹ
là an toàn nhất cho hệ tiêu hóa của trẻ. Theo Kawer (Bang Lavesh) tại Hội nghị Nhi
khoa lần thứ 17 ở Manila ( Phi Luật Tân), trẻ bú sữa mẹ bị nhiễm trùng hô hấp, nhiễm
trùng tai ít hơn trẻ bú sữa bò 2 lần, tiêu chảy ít hơn 3 lần, viêm phổi hoặc suy dinh
dưỡng ít hơn 4 lần [2], [3], [6].
Cho con bú thời gian sớm nhất trong ngày đầu sau sinh bảo vệ sức khỏe cho bà
mẹ là hạn chế chảy máu sau sinh, giúp tử cung co hồi tốt, giảm tỷ lệ ung thư vú, ung


thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng và bà mẹ không có kinh nguyệt trong thời gian 6
-9 tháng, nhờ vậy thực hiện được kế hoạch hóa gia đình [10], [11].
Đặc biệt gần đây người ta nói đến giá trị tuyệt đối của sữa mẹ đối với sự thông
minh của trẻ nhất là sữa non. Khi trẻ ra đời, trẻ sơ sinh đã có đủ số tế bào não trong
năm đầu, các dây thần kinh được myeline hóa để giúp não trưởng thành 85%, muốn
myeline hóa tốt trẻ cần hai chất quan trọng trong sữa mẹ đó là galactose và các acide
béo như linoleic và arachidonic mà trong sữa bò không có [5], [8].
Sữa mẹ là thức ăn an toàn và tốt nhất cho trẻ, nuôi con bằng sữa mẹ là phương
pháp tích cực nhất để phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ thời gian sau này.
Mặc dù tổ chức y tế thế giới và Quỹ nhi đồng liên hiệp quốc đã khuyến nghị việc
nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn từ ngay sau khi đẻ cho đến 4-6 tháng tuổi và duy trì
cho con bú cùng với thức ăn bổ sung đầy đủ cho đến 2 năm tuổi hoặc lâu hơn nữa [2].
Tuy nhiên số đông phụ nữ nước ta vẫn bắt đầu cho trẻ bú sữa nhân tạo, uống nước đun
sôi để nguội hoặc các dịch khác những ngày đầu sau sinh.
2
Để có chứng cứ khoa học, góp phần tư vấn cho cộng đồng thực hiện đúng những
tham vấn chương trình nuôi con bằng sữa mẹ của Tổ chức y tế thế giới, tôi tiến hành
thực hiện đề tài : “Tìm hiểu tình hình nuôi con bằng sữa mẹ ngày đầu sau sinh của
các bà mẹ dến sinh tại bệnh viện đa khoa Đồng Xuân – Phú Yên” nhằm 2 mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ các bà mẹ cho trẻ bú mẹ hoàn toàn ngày đầu sau sinh.
2. Đánh giá tỷ lệ bà mẹ cho trẻ uống các loại nước khác ngoài sữa mẹ ngày đầu
sau sinh.
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. VÀI NÉT SƠ LƯỢC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ NGHIÊN CỨU VỀ TẦM
QUAN TRỌNG CỦA SỮA MẸ VÀ LỢI ÍCH CỦA VIỆC NUÔI CON BẰNG
SỮA MẸ
Con người là một loại động vật bậc cao, thuộc nhóm động vật cho con bú. Từ
thuở ban sơ đã biết sinh con và cho con bú để duy trì nòi giống. Nuôi con bằng sữa mẹ

là một phương thức tự duy trì của nhân loại bằng nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất,
phù hợp nhất, là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô tận mà tạo hóa đã ban tặng.
Theo thời gian cùng với sự phát triển của nền y học trên Thế giới từ năm 1930
đến nay đã có nhiều đề tài nghiên cứu khẳng định tầm quan trọng của sữa mẹ, lợi ích
của việc nuôi con bằng sữa mẹ, tác dụng ưu việt nhất của việc tận dụng nguồn sữa non
ngày đầu của mẹ [14].
Từ lâu các bà mẹ Việt Nam đã nuôi con bằng sữa của chính mình nhưng cho đến
năm 1983 chương trình sữa mẹ mới chính thức ra đời tại Việt Nam. Cho đến nay đã có
rất nhiều công trình nghiên cứu về sữa mẹ và tác dụng của sữa mẹ đối với đời sống của
trẻ sau này như [7], [8], [9].
1.2. THÀNH PHẦN VÀ TÍNH ƯU VIỆT CỦA SỮA MẸ ĐỐI VỚI TRẺ:
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ ngay trong ngày đầu sau sinh, sữa mẹ luôn là
thức ăn hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất đối với trẻ, ngay cả khi mẹ bị bệnh, gầy ốm thì
trong sữa mẹ vẫn có đủ những chất cần thiết như đạm, đường, mỡ, vitamin và muối
khoáng với tỷ lệ thích hợp cho sự hấp thu và phát triển của cơ thể trẻ. Trẻ bú mẹ sẽ lớn
nhanh và phòng được suy dinh dưỡng [8], [10], [11].
Chất đạm và chất béo trong sữa mẹ dễ hấp thu và tiêu hóa, có men Lipase giúp
tiêu hóa chất mỡ. Đường lactose trong sữa mẹ có nhiều hơn các loại sữa khác. Chất
sắt trong sữa mẹ dễ hấp thu nên bú sữa mẹ không thiếu máu do thiếu sắt. Sữa mẹ có
đầy đủ lượng nước cần thiết cho trẻ ngay cả khi trời nắng, nếu trẻ được bú mẹ hoàn
toàn thì không cần bổ sung thêm bất cứ loại thức uống nào khác. Sữa mẹ có đủ lượng
canxi và phosphat nên giúp trẻ phát triển tốt [8], [10], [11].
Thành phần sữa của các bà mẹ không như nhau: nó thay đổi theo thời gian từ đầu
bữa bú đến cuối bữa bú, nó cũng thay đổi giữa các bữa bú và có thể khác nhau vào các
4
giờ khác nhau trong ngày. Vì vậy cho trẻ bú sau sinh bao lâu, bú hoàn toàn hay không
hoàn toàn có tác dụng trực tiếp đến đời sống trẻ thời gian sau sinh [8], [10], [11].
Các loại sữa mẹ như sau:
+ Sữa non: có từ tháng thứ 4 của bào thai và tiếp tục trong 6 ngày đầu sau sinh.
+ Sữa chuyển tiếp: từ ngày thứ 7 - 14

+ Sữa vĩnh viễn : từ tuần thứ 3 trở đi
Đề tài mà chúng ta nghiên cứu ở đây là vấn đề nuôi dưỡng trẻ ngày đầu sau sinh
nên chỉ quan tâm nhiều nhất vào sữa non của mẹ.
Sữa non: là sữa được sản xuất trong ngày đầu sau sinh có màu vàng nhạt đặc
sánh (tỷ trọng 1.04 -1.06 so với sữa vĩnh viễn 1.030 - 1.035),có pH 7.7 nhiều protein,
ít lactose và chất béo so với sữa vĩnh viễn.
Các thành phần của 100g sữa mẹ [8], [10], [11]
Loại sữa Protein Lactose Chất béo
Sữa non 2,2 - 5,8 4,1 – 7,6 2,8 - 3,1
Sữa chuyển tiếp 1,1 - 2,1 5,7 - 7,6 2,9 - 3,4
Sữa vĩnh viễn 0,3 - 1,8 7,3 - 7,5 3,3 - 3,4
Sữa non đặc nên rất nhiều năng lượng, giúp trẻ chống đói rét mặc dù lượng sữa
không nhiều. Cùng với thời gian giá trị năng lượng của sữa non cũng giảm dần và cố
định từ ngày thứ 7 trở đi.
Sữa non giàu chất diệt khuẩn giúp trẻ tránh được các bệnh nhiễm trùng.
Các Globulin miễn dịch chủ yếu là IgA có tác dụng bảo vệ cơ thể chống các bệnh
đường ruột và một số bệnh virus.
Lysozym là một loại men có nhiều trong sữa mẹ nó phá hủy một số vi khuẩn gây
bệnh và phòng ngừa một số bệnh virus.
Các chất diệt khuẩn trên đây giảm đi rất nhanh từ giờ thứ 2 sau khi sinh. Vì vậy
tranh thủ cho trẻ bú ngay trong giờ đầu để tận hưởng các chất quý giá đó.
Ngoài ra sữa non rất giàu vitamin A, gấp 10 lần so với sữa vĩnh viễn. Bú sữa non
sớm trẻ sẽ có đủ vitamin A dự trữ ở gan. Vitamin A giúp trẻ tăng trưởng và tăng cân
nhanh.
Sữa non còn có tác dụng sổ nhẹ giúp cho việc tống phân su.
Sữa màu vàng nhạt chảy ra sớm trong bữa bú được gọi là sữa đầu, sữa hơi trắng
chảy ra muộn hơn trong một bữa bú được gọi là sữa cuối bữa. Sữa non chứa nhiều
Protein hơn sữa trưởng thành. Sữa cuối bữa chứa nhiều mỡ hơn sữa đầu bữa.
5
1.3. NHỮNG LỢI ÍCH CHO TRẺ BÚ MẸ NGAY TRONG NGÀY ĐẦU SAU

SINH
Nuôi con bằng sữa mẹ sớm nhất trong ngày đầu sau sinh là cần thiết cho sức
khỏe và sự phát triển của trẻ, góp phần quan trọng giúp cho trẻ có cơ sở phát triển tốt
trong thời gian sau này.
Sữa mẹ có đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
Sữa mẹ là thức ăn hoàn hảo nhất mà không có bất kỳ loại nước nào có thể có
được. Các chất dinh dưỡng của sữa mẹ đều dễ tiêu hóa nên trẻ ít bị rối loạn tiêu hóa,
tăng bài tiết phân su.
Bú mẹ chống lại nhiễm trùng, dị ứng như chống lại bệnh thấp tim, chống lại vi
khuẩn gây viêm màng não, chống thiếu máu. Bú mẹ còn tránh sụt cân cho trẻ, giảm
béo phì, giảm đau, chống loãng xương, giảm thoát vị bẹn.
Nuôi con bằng sữa mẹ sẽ tiết kiệm được kinh phí và thời gian hơn khi dùng các
loại thức uống khác ngoài sữa mẹ. Nuôi con bằng sữa mẹ bảo vệ sức khỏe bà mẹ giảm
nguy cơ ung thư buồng trứng, ung thư vú…, giúp tử cung mẹ co hồi nhanh, giảm nguy
cơ chảy máu sau sinh. Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 4-6 tháng đầu sau sinh
cũng là biện pháp kế hoạch hóa gia đình. Trẻ được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn thì trí
thông minh của trẻ đó được phát triển tốt. Đối với những trẻ có cân nặng sơ sinh thấp
khi được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ tốt ngay từ ngày đầu sau sinh thì những trắc nghiệm
về trí thông minh của trẻ đó sau này sẽ tốt hơn nhiều so với trẻ nuôi bằng sữa nhân tạo
hay uống các loại nước pha chế khác ngoài sữa mẹ.
Trẻ được bú mẹ sớm hơn trong ngày đầu sau sinh sẽ tận dụng được nguồn sữa
non sẵn có trong cơ thể mẹ, sẽ giúp cho trẻ có có sức đề kháng tốt, phòng chống bệnh
tật và miễn dịch tốt sau này đối với các bệnh nhiễm khuẩn thông thường và giúp trẻ
phát triển tốt hơn về thể chất lẫn tinh thần.
1.4. NHỮNG NGUY HIỂM TRONG VIỆC CHO TRẺ UỐNG THÊM NƯỚC
KHÁC NGOÀI SỮA MẸ Ở NGÀY ĐẦU SAU SINH
Những nguy hiểm thường được đề cập đến; dễ tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp,
tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng, thiếu vitamin, dễ dị ứng và không dung nạp sữa,
tăng nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính, tăng cân quá mức, điểm trắc nghiệm chỉ số
thông minh thấp, tăng nguy cơ thiếu máu, ung thư vú và buồng trứng, có thể có thai

sớm, ngăn cản sự gắn bó tình cảm mẹ con.
6
1.4.1. Nước mật ong
Dân gian ta có tập quán dùng nước mật ong ngay ngày đầu sau sinh cho trẻ.
Trong mật ong có đường, nếu dùng mật ong cho trẻ dù là rà lưỡi hay cho trẻ uống trẻ
sẽ nuốt vào dạ dày và cảm giác no kéo dài. Như vậy, vô tình ta đã làm mật ong thay
thế sữa mẹ cho trẻ trong ngày đầu sau sinh, trẻ không thu nhận sữa non quý giá. Điều
này có tác hại rất lớn đến sự phát triển của trẻ sau này.
1.4.2. Nước cam thảo
Cũng như mật ong, nước cam thảo chưng là loại nước mà các bà mẹ hay người
nhà pha chế dùng cho trẻ ngày đầu sau sinh. Khi trẻ uống nước cam thảo cảm giác no
sẽ làm giảm số lần bú mẹ. Như vậy, vô tình ta đã làm mất đi lượng sữa non quý giá mà
ngay ngày đầu người mẹ có khả năng cung cấp cho trẻ.
1.4.3 Nước đun sôi để nguội
Nước đun sôi để nguội mà người mẹ thường dùng cho trẻ sau lần bú mẹ đầu tiên
phần lớn là do thói quen vì nghĩ nước sẽ làm sạch miệng trẻ và giúp trẻ khỏi khô
miệng. Điều này không đúng, vì trong sữa mẹ đã đủ lượng nước cung cấp cho trẻ.
Dùng thêm nước đun sôi để nguội làm cho trẻ thêm no và giảm số lần bú mẹ. Trẻ sẽ
không tận dụng hết nguồn sữa non mà người mẹ sẵn có để cung cấp cho trẻ trong ngày
đầu tiên.
1.5. NHỮNG YẾU TỐ CẦN THIẾT ĐỂ VIỆC NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ
NGÀY ĐẦU TIÊN ĐẠT HIỆU QUẢ
- Cho trẻ bú ngay sau sinh càng sớm càng tốt ( ngay giờ đầu tiên để tận dụng
nguồn sữa non của người mẹ).
- Cho trẻ ngậm bắt vú đúng.
- Cho trẻ bú thường xuyên cả ngày lẫn đêm khi nào trẻ cần.
- Cần vệ sinh bầu vú sạch sẽ trước khi trẻ bú, kích thích trẻ bú.
- Tuyệt đối cho bú mẹ hoàn toàn không cho trẻ uống thêm thức uống khác ngoài
sữa mẹ.
- Trẻ sinh non, nhẹ cân: trẻ không bú mẹ được cần vắt sữa vào cốc thật sạch và

cho trẻ ăn bằng thìa. Động viên, kiên trì cho con bú [4].
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tượng và địa điểm
40 bà mẹ đến sinh tại khoa Sản Bệnh viện Đa khoa Đồng Xuân - Phú Yên.
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn
+ 40 bà mẹ sinh thường, đủ tháng trong đó tuổi thai được tính theo: ngày đầu tiên
kỳ kinh cuối cùng đến ngày sinh đạt từ 259 - 293 ngày ( 38 - 42 tuần).
+ Tất cả các bà mẹ sau sinh ngày đầu tiên. Hậu sản bình thường.
+ Trạng thái tinh thần tỉnh táo, hiểu và trả lời được bộ câu hỏi phỏng vấn.
2.1.3. Thời gian nghiên cứu
Từ ngày 04 tháng 5 đến ngày 15 tháng 5 năm 2010.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
+ Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
+ Điều tra bằng cách hỏi qua bộ câu hỏi phỏng vấn trực tiếp.
2.2.2. Chọn mẫu và cỡ mẫu
Cỡ mẫu : chọn 40 bà mẹ đến sinh (đẻ thường + mổ đẻ)
2.2.3. Các bước tiến hành nghiên cứu
Bước 1: In bộ câu hỏi (được cô giáo hướng dẫn. ThS. BSCKII. Võ Thị Diệu Hiền
thống nhất ) gồm: Các thông tin chung và kiến thức nuôi con của các bà mẹ.
Bước 2:
+ Sinh viên làm đề tài trình qua Ban Giám đốc và Trưởng khoa Sản Bệnh viện
Đa khoa Đồng Xuân - Phú Yên.
+ Tiếp xúc với các bà mẹ sau sinh ngày đầu, nói chuyện, phỏng vấn bà mẹ theo
bộ câu hỏi và trực tiếp ghi vào phiếu điều tra.
* Những kỹ năng quan trọng nhất là: Thiết lập mối quan hệ, lắng nghe, thăm hỏi
và giải thích.

Để hỏi được kết quả cần: - Tạo ra không khí thân thiện, thân mật, thoải mái.
- Dùng những từ đơn giản.
Bước 3: Tập hợp số liệu, xử trí và đưa ra kết quả.
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.3.1. Xác định tỷ lệ các bà mẹ cho trẻ bú mẹ hoàn toàn ngày đầu sau sinh.
2.3.2. Đánh giá tỷ lệ bà mẹ cho trẻ uống các loại nước khác ngoài sữa mẹ ngày
đầu sau sinh.
2.4. XỬ LÝ SỐ LIỆU: Xử lý số liệu theo thống kê y học thông thường.
8
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU
3.1.1. Nhóm tuổi mẹ
Biểu 3.1: Sự phân bố mẫu theo nhóm tuổi
Nhận xét: - Tuổi mẹ trong nhóm tuổi 18 -25 chiếm tỷ lệ 45%
- Tuổi mẹ trong nhóm tuổi 26 -35 chiếm tỷ lệ 40%
- 3 nhóm tuổi còn lại bằng nhau chiếm tỷ lệ 5% / nhóm
3.1.2. Nghề nghiệp mẹ
Biểu 3.2: Sự phân bố mẫu theo nghề nghiệp mẹ
Nhận xét: - Nghề nghiệp của bà mẹ nghề nông chiếm tỷ lệ cao nhất 40%
- CBCC đứng hàng thứ 2 chiếm 25%
- Khác ( Buôn bán, tiểu thủ công) đứng hàng thứ 3 chiếm 20%
3.1.3. Trình đô văn hóa mẹ
Biểu 3.3: Sự phân bố mẫu theo trình đô văn hóa mẹ
9
Nhận xét:
- Nhóm bà mẹ có trình độ văn hóa cấp II trở lên chiếm tỷ lệ 75%
- Nhóm có trình độ Cao đẳng, Đại học có tỷ lệ thấp 5%
- Nhóm bà mẹ có trình độ cấp I : 20%
- Không có bà mẹ mù chữ

3.2. TỶ LỆ CHO BÚ MẸ HOÀN TOÀN NGÀY ĐẦU SAU SINH THEO TUỔI,
NGHỀ NGHIỆP, TRÌNH ĐỘ VĂN HÓA MẸ
3.2.1 Theo tuổi mẹ
Bảng 3.1 Tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn ngày đầu sau sinh theo tuổi mẹ
Bú mẹ
hoàn toàn
<18t 18-25t 26-35t 36-40t >40t Tổng cộng
n % n % n % n % n % n %
Có 1 50 8
44,4
10 62,5 2 100 1 50 22 55
Không 1 50 10 55,6 6 37,5 0 0 1 50 18 45
Tổng cộng 2 100 18 100 16 100 2 100 2 100 40 100
Nhận xét: - 55% Bú mẹ hoàn toàn ngày đầu sau sinh.
- 45% không bú mẹ hoàn toàn ngày đầu sau sinh.
3.2.2 Theo nghề nhiệp mẹ
Bảng 3.2 Tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn ngày đầu sau sinh theo nghề nghiệp mẹ
Bú mẹ Nông CBCC Nội trợ Khác (BB, TTC) Tổng cộng
n % n % n % n % n %
Có 5 31,25 8 80 4 66,7 5 62,5 22 55
Không 11 68,75 2 20 2 33,3 3 37,5 18 45
TC 16 100 10 100 06 100 08 100 40 100
Nhận xét: - 80% trẻ bú mẹ hoàn toàn ngày đầu sau sinh đối với bà mẹ là CBCC.
- 31,25% trẻ được bú mẹ hoàn toàn ngày đầu sau sinh đối với các bà
mẹ làm nghề nông.
3.2.3 Theo trình độ văn hóa mẹ
Bảng 3.3 Tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn ngày đầu sau sinh theo trình độ văn hóa mẹ
Bú mẹ
hoàn toàn
Mù chữ Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 CĐ + ĐH Tổng cộng

n % n % n % n % n % n %
Có 3 37,5 7 42,2 10 77 2 100 22 55
Không 5 62,5 10 58,8 3 23 0 0 18 45
Tổng cộng 8 100 17 100 13 100 2 100 40 100
Nhận xét: - 80% trẻ được bú mẹ hoàn toàn ngày đầu sau sinh của các bà mẹ có
trình độ văn hóa từ cấp III trở lên, cao nhất là CĐ-ĐH.
- 37,5% trẻ được bú mẹ hoàn toàn ngày đầu sau sinh của các bà mẹ có
trình độ văn hóa từ cấp II trở xuống, cao nhất cấp I.
10
3.3. TỶ LỆ CÁC BÀ MẸ CHO CON UỐNG CÁC LOẠI NƯỚC UỐNG KHÁC
NGOÀI SỮA MẸ NGÀY ĐẦU SAU SINH THEO TUỔI, NGHỀ NGHIỆP:
3.3.1. Theo tuổi mẹ
Bảng 3.4: Tỷ lệ các bà mẹ cho con uống các thức uống khác ngoài sữa mẹ theo
tuổi mẹ:
Loại nước uống
<18t 18-25t 26-35t 36-40t >40t Tổng cộng
n % n % n % n % n % n %
Mật ong 1 10 1 16,7 2 11,1
Cam thảo chưng 1 100 3 30 2 33,3 6 33,3
Nước đun sôi
để nguội
6 60 3 50 1 100 10 55,6
Tổng cộng 1 100 10 100 6 100 0 0 1 100 18 100
Nhận xét: - 100% bà mẹ <18 tuổi cho con uống nước cam thảo chưng.
- 100% bà mẹ >40 tuổi cho con uống nước đun sôi để nguội.
3.3.2 Theo nghề nhiệp mẹ
Bảng 3.5. Tỷ lệ các bà mẹ cho con uống các thức uống khác ngoài sữa mẹ theo
nghề nghiệp mẹ
Loại nước uống
Nông CBCC Nội trợ Khác (BB, TTC) Tổng cộng

n % n % n % n % N %
Mật ong 1 50 1 33,3 2 11,1
Cam thảo chưng 3 27,3 1 50 2 66,7 6 33,3
Nước đun sôi
để nguội
8 72,7 1 50 1 50 10 55,6
Tổng cộng 11 100 2 100 2 100 3 100 18 100
Nhận xét: - 72,7% bà mẹ nghề nông cho con uống nước đun sôi để nguội.
- 66,7% bà mẹ làm nghề buôn bán, tiểu thủ công cho con uống nước
cam thảo chưng.
CHƯƠNG 4
BÀN LUẬN
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU
4.1.1. Nhóm tuổi mẹ
Kết quả biểu đồ 3.1 cho thấy sự phân bố mẫu nghiên cứu theo nhóm tuổi của mẹ,
trong đó:
11
- Tuổi mẹ trong nhóm tuổi 18 -25 chiếm tỷ lệ 45%
- Tuổi mẹ trong nhóm tuổi 26 -35 chiếm tỷ lệ 40%
- 3 nhóm tuổi còn lại bằng nhau chiếm tỷ lệ 5%/ nhóm
Có sự khác biệt tỷ lệ giữa các nhóm tuổi
Có 85% bà mẹ nằm trong độ tuổi sinh đẻ, điều này phù hợp với đặc điểm sức
khỏe sinh sản của Việt Nam. Nhóm tuổi > 35 ít chiếm 10% thấp hơn với Nguyễn Ngọc
Kỳ (2000), [6].
Như vậy để tuyên truyên giáo dục về những lợi ích của vấn đề nuôi con bằng sữa
mẹ cần tập trung vào độ tuổi phụ nữ từ 18 – 35 tuổi.
4.1.2. Nhóm nghề nghiệp mẹ
Kết quả biểu 3.2 sự phân bố mẫu nghiên cứu theo nghề nghiệp mẹ trong đó:
- Nghề nghiệp của bà mẹ nghề nông chiếm tỷ lệ cao nhất 40%
- CBCNV đứng hàng thứ 2 chiếm 25%

- Khác ( Buôn bán, tiểu thủ công) đứng hàng thứ 3 chiếm 20%
- Nội trợ chiếm 15%
Thành phần nghề nghiệp của mẹ ngoài nhà nước chiếm tỷ lệ cao 75% do đó công
tác tuyên truyên, giáo dục cải thiện hành vi của người mẹ không phải dễ dàng
Người phụ nữ lao động lam lũ, ít có thời gian rảnh để tham gia các buổi truyền
thông giáo dục sức khỏe Bà mẹ trẻ em hay thời gian xem sách báo, truyền hình
- Như vậy muốn cải thiện hành vi sức khỏe cho người phụ nữ cũng như cải thiện
hành vi chăm sóc con của họ, phải có giải pháp.
4.1.3. Trình độ văn hóa mẹ
Kết quả biểu 3.3 sự phân bố mẫu nghiên cứu theo trình độ văn hóa mẹ:
- Nhóm bà mẹ có trình độ văn hóa cấp II trở lên chiếm tỷ lệ 75%
- Nhóm bà mẹ có trình độ cấp I : 20%
- Có sự khác biệt tỷ lệ giữa các nhóm. Đa số các bà mẹ có trình độ từ cấp II trở
lên. Với trình độ này các bà mẹ có thể đọc được thông tin, hiểu được những vấn đề
tuyên truyền, giáo dục nếu như họ có thời gian xem báo, nghe truyền thanh, xem
truyền hình. Đây là điểm thuận lợi cho công tác truyền thông giáo dục nếu chú ý đến
đối tượng này.
4.2. TỶ LỆ CHO BÚ MẸ HOÀN TOÀN NGÀY ĐẦU SAU SINH THEO TUỔI,
NGHỀ NGHIỆP, TRÌNH ĐỘ VĂN HÓA MẸ
12
4.2.1. Theo tuổi mẹ
Kết quả bảng 3.1 cho biết tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn ngày đầu theo nhóm tuổi mẹ:
Có 55% trẻ được bú mẹ hoàn toàn.
Có 45% trẻ không được bú mẹ hoàn toàn.
Như vậy, để cải thiện tập quán này cần phải tìm cách tiếp cận các phụ nữ mang
thai để giáo dục cho họ biết về giá trị quan trọng của sữa non được tiết ra ở những
ngày đầu sau sinh để họ quyết tâm cho con bú sữa mẹ hoàn toàn ít nhất trong ngày đầu
sau sinh ở mọi lứa tuổi, đặc biệt độ tuổi sinh sản.
4.2.2. Theo nghề nghiệp mẹ
Kết quả bảng 3.2 cho biết tỷ lệ bú mẹ theo nghề nghiệp mẹ:

- Tỷ lệ cho bú mẹ hoàn toàn ngày đầu sau sinh của CBCNV cao nhất chiếm
80%, có 31,25% bà mẹ làm nghề nông cho trẻ bú hoàn toàn ngày đầu sau sinh. Điều
này có thể giải thích là các bà mẹ làm cán bộ công chức có hiểu biết về giá trị của sữa
mẹ đặc biệt là sữa non hơn các bà mẹ lao động chân tay, buôn bán, nội trợ
Đối với những bà mẹ lao động chân tay khả năng nhận thức chậm, điều kiện tiếp
thu kiến thức mới hạn chế, ảnh hưởng của tập quán cũ còn nặng như “sữa non là sữa
sống” muốn cho con bú sau sinh phải bóp cho chín sữa bằng cách lấy men rượu hòa
với nước thoa lên 2 bầu vú khoảng 4-5 giờ rửa sạch vú mới cho con bú
Như vậy, đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thông, chăm sóc sức khỏe và nuôi
con bằng sữa mẹ là vấn đề Đảng và nhà nước cùng ngành y tế chúng ta phải quan tâm,
nhằm mục đích đem lại kiến thức nuôi con tốt nhất cho các bà mẹ không làm cán bộ
nhà nước.
Tất cả mọi trẻ em khi ra đời được thừa hưởng giá trị nguồn sữa mẹ như nhau,
đem lại năng lượng cần thiết phát triển về thể chất lẫn tinh thần sau này. Muốn cải
thiện nhận thức và hiểu biệt của bà mẹ cần tập tring tuyên truyền, giáo dục lợi ích của
sữa mẹ đặc biệt sữa non của nhóm phụ nữ mang thai làm lao động tay chân, buôn bán
hoặc các nghề khác, để các bà mẹ lao động tay chân có ít trình độ, ít hiểu biết, nhận
thức được nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong những ngày đầu là tốt nhất.
4.2.3. Theo trình độ văn hóa mẹ
- Tỷ lệ cho bú mẹ hoàn toàn trong ngày đầu của các bà mẹ có trình độ văn hóa từ
cấp III trở lên chiểm ưu thế, cao nhất CĐ- ĐH tỷ lệ 100%.
13
- Tỷ lệ cho bú mẹ hoàn toàn ngày đầu sau sinh của các bà mẹ có trình độ văn hóa
cấp I là 37,5%.
Như vậy, có thể nói, mẹ có trình độ học vấn càng cao càng có ý thức cho con bú
mẹ hoàn toàn ngày đầu sau sinh vì họ hiểu được giá trị của sữa non đối với sức khỏe
của con mình. Để cải thiện tỷ lệ cho con bú mẹ hoàn toàn ngày đầu sau sinh cần tập
trung tuyên truyền giáo dục các nhóm bà mẹ có trình độ học vấn cấp I, cấp II. Làm
được như vậy chúng ta sẽ cải thiện được hành vi cho con bú thêm sữa pha ngày đầu
sau sinh.

Hiện nay, ở nước ta còn ít nghiên cứu về mối liên quan giữa địa dư, nghề nghiệp,
trình độ học vấn mẹ với việc cho con bú hoàn toàn ngày đầu sau sinh.
Các nghiên cứu hiện có cho ta thấy tỷ lệ các bà mẹ ở thành phố Huế cho con bú
giờ đầu sau sinh chiếm 38% tương đương với nghiên cứu của Nguyễn Thanh Cảnh, kỷ
yếu Nhi khoa, trang 287-291.
Thấp hơn báo cáo của Nguyễn Hoàng Châu, Nguyễn Thị Lợi (1997) nghiên cứu
tại Quảng Nam Đà Nẵng 42,8% [3].
Qua nghiên cứu và so sánh tỷ lệ cho trẻ bú ngày đầu sau sinh đẻ tận dụng tốt nhất
nguồn sữa non của mẹ còn hạn chế nhiều, có thể một phần là do công tác truyền thông
giáo dục sức khỏe chưa tốt của cán bộ y tế, cần hướng dẫn bà mẹ cho trẻ bú ngay sau
sinh càng sớm càng tốt để tận dụng sữa non của mẹ. Đối tượng nghiên cứu của chúng
tôi là các bà mẹ sau sinh, hậu sản bình thường nên tình trạng sức khỏe bà mẹ hoàn
toàn tốt và nguồn sữa mẹ đủ cung cấp cho trẻ. Kết quả nghiên cứu này thực sự là vấn
đề đáng quan tâm của các cấp chính quyền nói chung và ngành y tế nói riêng.
4.3. TỶ LỆ CÁC BÀ MẸ CHO CON UỐNG CÁC LOẠI NƯỚC UỐNG KHÁC
NGOÀI SỮA MẸ NGÀY ĐẦU SAU SINH VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI TUỔI,
NGHỀ NGHIỆP MẸ
4.3.1 Theo tuổi mẹ
Kết quả bảng 3.4 đã nêu mối liên quan giữa tỷ lệ bà mẹ cho con uống các thức
uống khác ngoài sữa mẹ theo tuổi mẹ, trong đó:
100% bà mẹ <18 tuổi cho con uống nước cam thảo chưng ngày đầu sau sinh.
100% bà mẹ >40 tuổi cho con uống nước sôi để nguội.
14
- Trong các nhóm tuổi mẹ, loại nước đun sôi để nguội được cho trẻ uống chiếm
tỷ lệ cao nhất, cam thảo chưng là loại nước được cho uống phổ biến đứng hàng thứ 2,
mật ong chiếm hàng thứ 3.
4.3.2. Theo nghề nghiệp mẹ
Kết quả bảng 3.5 đã nêu mối liên quan giữa tỷ lệ bà mẹ cho con uống các thức
uống khác ngoài sữa mẹ theo nghề nghiệp mẹ, cũng nhận xét tương tự như trên:
72,7% bà mẹ làm nghề nông cho trẻ uống nước đun sôi để nguội ngày đầu sau

sinh.
66,7% bà mẹ làm nghề buôn bán, tiểu thủ công cho con uống nước cam thảo
chưng ngày đầu sau sinh.
Nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh 74,2% bà mẹ cho trẻ uống nước cam thảo
vị ngọt sau sịnh,. Tỷ lệ này cao hơn ở Yên Dũng, tỉnh Hà Bắc ( 1991) có 80 -88 % trẻ
sơ sinh được cho uống nước đường trong vòng 24 giờ đầu sau sinh [13]. Đây có thể là
tập quán trong cộng đồng thường cho trẻ uống các loại nước bổ sung hoặc thay thế
như: nước mật ong, nước đun sôi để nguội, nước cam thảo chưng do các bà mẹ quan
niệm rằng các loại nước đó làm cho đàm giải, chất tiết của trẻ nhanh chóng bị đẩy ra
ngoài hoặc giúp trẻ khỏi khô miệng, tăng thêm dinh dưỡng cho trẻ. Đây là hiểu biết sai
lệch về kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ. Một phần do giáo dục sức khỏe đến các bà
mẹ chưa được tốt của ngành y tế. Một phần do các bà mẹ có thói quen, tập quán ăn sâu
trong suy nghĩ. Họ cho rằng sau khi đổ một thìa nước đun sôi để nguội khi trẻ bú xong
làm sạch sữa trong miệng trẻ làm cho bà mẹ cảm thấy an tâm hơn. Hơn nữa việc phải
bú mẹ hoàn toàn không cho bất kỳ loại thức ăn, nước uống nào khác ngoài sữa mẹ thật
khó khi mà bà mẹ chưa hiểu biết đày đủ về lợi ích của sữa mẹ [4].
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN
15
Qua điều tra 40 bà mẹ đến sinh tại khoa Sản Bệnh viện Đa khoa Đồng Xuân -Phú
Yên để tìm hiểu tình hình nuôi dưỡng trẻ ngày đầu sau sinh, tôi rút ra được những kết
luận sau:
1. Tỷ lệ cho bú mẹ hoàn toàn ngày đầu sau sinh theo tuổi.nghề nghiệp, trình độ
văn hóa mẹ:
* Theo tuổi mẹ:
- 55% bà mẹ < 18 tuổi cho trẻ bú mệ hoàn toàn sau sinh
- 62,5% bà mẹ 26-30 tuổi cho trẻ bú mệ hoàn toàn sau sinh
- 100% bà mẹ > 40 tuổi cho trẻ bú mệ hoàn toàn sau sinh
* Theo nghề nghiệp mẹ:
- Tỷ lệ cho bú mẹ hoàn toàn ngày đầu sau sinh cao nhất ở nhóm CBCNV (80%).

- Tỷ lệ cho bú mẹ hoàn toàn ngày đầu sau sinh của các bà mẹ làm nông chiếm tỷ
lệ thấp nhất (31,25%)
* Theo trình độ văn hóa mẹ:
- 100% trẻ được bú mẹ hoàn toàn ngày đầu sau sinh ở các bà mẹ có trình độ CĐ-
ĐH
- 37,5% trẻ được bú mẹ hoàn toàn ngày đầu sau sinh của các bà mẹ có trình độ
văn hóa cấp I
2. Tỷ lệ các bà mẹ cho con uống các loại nước khác ngoài sữa mẹ theo tuổi, nghề
nghiệp, trình độ văn hóa mẹ:
* Theo tuổi mẹ:
- 100% bà mẹ < 18 tuổi cho trẻ uống nước cam thảo chưng ngày đầu sau sinh.
- 100% bà mẹ > 40 tuổi cho trẻ uống nước đun sôi để nguội ngày đầu sau sinh
* Theo nghề nghiệp mẹ:
- 72,7% bà mẹ làm nghề nông cho trẻ uống nước đun sôi để nguội ngày đầu sau
sinh
- 66,7% bà mẹ là nghề buôn bán, tiểu thủ công cho trẻ uống nước cam thảo
chưng ngày đầu sau sinh.
KIẾN NGHỊ
16
Sữa mẹ là sản phẩm vô giá giành cho con mà không có gì thay thế được cho đứa
trẻ sau khi chào đời. Chúng ta cần tư vấn cho bú nhiều và sớm hơn. Vì vậy vấn đề
nhận thức của các bà mẹ về lợi ích của sữa mẹ, nuôi con bằng sữa mẹ và nuôi con
bằng sữa mẹ trong ngày đầu tiên sau sinh vô cùng quan trọng.
Để nâng cao nhận thức và chuyển đổi hành vi các bà mẹ trong việc nuôi con
bằng sữa mẹ trong ngày đầu tiên tôi xin đưa ra một số kiến nghị sau:
1. Bên cạnh việc phát triển kinh tế xã hội chính quyền địa phương, trạm y tế xã
phường, các tổ chức đoàn thể phối hợp tổ chức truyền thông sâu rộng cho mọi đối
tượng hiểu biết về:
- Lợi ích của sữa mẹ và tác hại của việc dùng thêm các loại nước khác kể cả sữa
pha cho trẻ sơ sinh.

- Hướng dẫn cho các bà mẹ cho bú sớm ngay sau sinh (sau sinh 30 phút, sau mổ
3 giờ).
2. Đối với bệnh viện:
- Tăng cường công tác tư vấn, giáo dục và hướng dẫn kiến thức về việc nuôi con
bằng sữa mẹ cho các thai phụ đến khám thai và các sản phụ đến sinh.
- Điều dưỡng hướng dẫn cho mẹ và người nhà cho trẻ bú lần đầu tiên trong vòng
nửa giờ sau sinh và không cho trẻ uống thức uống nào khác ngoài sữa mẹ…
3. Đối với Sở y tế:
- Triển khai lồng ghép chương trình bú mẹ vào chương trình y tế Quốc gia khác.
- Tổ chức tập huấn cho các đối tượng trực tiếp tại xã phường.
- Tổ chức hội thi tuyên truyền viên giỏi cấp xã phường .
TÀI LIỆU THAM KHẢO
17
1. Ngô Thanh Cảnh- Nguyễn Thị Diễm Thu (1997), “Ảnh hưởng của sữa mẹ đến
sự phát triển của trẻ, kỷ yếu công trình Nhi khoa, tr 287-291.
2. Bùi An Bình (1997), “ Tìm hiểu phong tục tập quán vệ sinh mẹ con, nuôi
dưỡng trẻ trong thời kỳ phong long (3 tháng sau sinh), và ảnh hưởng của quán này
đến bệnh lý trẻ”, Tạp chí khoa học thực hành tr. 169.
3. Nguyễn Hoàng Châu- Nguyễn Thị lợi (1997), “ Điều tra thực trạng hiểu biết
nuôi con bằng sữa mẹ tại cộng đồng ở Quảng Nam – Đà nẵng”, Tạp chí Y học thực
hành, tr. 181-186.
4. Nguyễn Anh Dũng (2003),” Các hướng dẫn nuôi dưỡng trẻ” tham vấn cho bà
mẹ, quyển 5, NXB Giao thông vận tải, tr. 3-7.
5 Giá trị của sữa mẹ trong việc phòng nhiễm khuẩn hô hấp cấp đường tở trẻ
em, Tài liệu chương trình ARI.
6. Nguyễn Ngọc Kỳ, Trương Văn Kiểm(2000), Tìm hiểu kiế thức về việc nuôi
con Bằng sữa mẹ của các bà mẹ đến sinh tại nhà hộ sinh khu vực III tại TP Huế , Luận
văn tốt nghiệp Bác sĩ y khoa.
7. Nguyễn Phạm Minh Nguyệt(1997).” Tìm hiểu tập quán nuôi con của các bà
mẹ ở Quảng Ngãi “, Kỉ yếu công trình Nhi khoa, tr.217-219.

8. Nguyễn Thanh Thanh(1986), Lợi ích của sữa mẹ, NXB Tổng hợp Sông Bé.
9. Nguyễn Văn Tân(2001), Tìm hiểu kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ tại xã
Hương Hồ, huyện Hương Trà, Thừa Thiên Huế, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ Y khoa.
10. Điều dưỡng Nhi khoa – Trường Đại học Y- Dược Huế năm 2007
11. Điều dưỡng Sản khoa – Trường Đại học Y- Dược Huế năm 2007
12. Tạp chí Y học thực hành – Hội nghị khoa học điều dưỡng mở rộng Trường
Đại Học Y- Dược Huế năm 2009.
13. Tạ Thị Ánh Hoa - Hoàng Trọng Kim (1997), “Sữa mẹ, suy dinh dưỡng”, Bài
giảng Nhi Khoa, tập 1, NXB Đà Nẵng, tr 68-83,118-124.
14. Datha Mc.R, Heinonen Krassin, Gaull GE Helsinai Fintand Newyork, USA
peadiatrics (1976), Số lượng và chất lượng của Protein trong sữa đối với trẻ sơ sinh ít
cân, Những đáp ứng chuyển hóa ảnh hưởng đến sự phát triển, Người dịch: BS Lê
Trần Quốc Khánh,p. 659-674.
15. Dr. Elsie M.Widdewson, Report 07 72
th
ross conference on peadiatric
research (1977),Thức ăn đầu tiên của trẻ sơ sinh, Người dịch: Dược sĩ Tạ Thị Ánh
Hoa.
18
BỘ CÂU HỎI ĐIỀU TRA
TÌM HIỂU TÌNH HÌNH NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ NGÀY ĐẦU SAU SINH
CỦA CÁC BÀ MẸ ĐẾN SINH TẠI BV ĐA KHOA ĐỒNG XUÂN- PHÚ YÊN
I- PHẦN HÀNH CHÍNH
1 Họ và tên:…………………………………2.Tuổi
3 Trình độ văn hóa :
Mù chữ □ Cấp 1 □ Cấp 2 □ Cấp 3 □ Cao đẳng, Đại học □
4. Nghề nghiệp
CBCC □ Nội trợ □ Nông dân □ Khác( Buôn bán, tiểu thủ công) □
5. Số lần sinh con:
6. Phương pháp sinh con lần này: Sinh thường □ Mổ lấy thai □

II - KIẾN THỨC NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ
1. Theo chị thời gian bắt đầu cho trẻ bú sau sinh:
< 1 giờ □ 1-2 giờ □ 2-12 giờ □ 12-24 giờ □
2. Cho bú hoàn toàn sữa mẹ, không cho thêm bất cứ thức uống nào khác:
Có □ Không □
3. Loại nước uống gì chị cho trẻ uống sau sinh
Có □ Không □
Nếu có loại nước gì: Mật ong □ Cam thảo chưng □ Nước sôi để nguội □
4. Thời điểm cho uống các loại nước này:
Trước lần cho bú đầu tiên □ Sau lần cho bú đầu tiên □
5. Lý do chị cho trẻ uống nước này:………………………………………………
6. Chị có pha sữa hộp cho trẻ uống: Có □ Không □
Nếu cho uống sữ pha , cho uống vào giờ nào:
< 1 giờ □ 1-2 giờ □ 2-12 giờ □ 12-24 giờ □
7. Lý do chi cho uống thêm sữa pha; ……………………………………… …
8. Những kiến thức nôi con bằng sữa mẹ có được ở các bà mẹ;
- Từ kinh nghiệm gia đinh □ Qua phương tiện thông tin đại chúng □
- Cán bộ Y tế □ Khác( sách, báo , tranh ) □
Đồng Xuân, ngày tháng năm 2010
Người điều tra
19
Trong quá trình học tập và thực hiện tiểu luận này, em luôn nhận được
sự giúp đỡ quý báu, sự chỉ dẫn tận tình của các thầy cô giáo. Lời đầu tiên em
xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
- Ban Giám hiệu - Phòng Đào Tạo trường Đại học Y - Dược Huế
- Quý Thầy Cô thuộc khoa Điều dưỡng trường Đại học Y - Dược Huế
- Thư viện trường Đại học Y - Dược Huế
- Thạc só. BSCKII. Võ Thò Diệu Hiền, người đã trực tiếp hướng dẫn
giúp đỡ em với tất cả lòng nhiệt tình.
- Ban Giám đốc - Tập thể cán bộ khoa Sản Bệnh viện ĐK Đồng Xuân -

Phú Yên đã tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu .
Các bà mẹ đến sinh tại khoa Sản Bệnh viện ĐK Đồng Xuân trong thời
gian tôi nghiên cứu.
Với thời gian có hạn nên không tránh khỏi những sai sót, mong quý
Thầy, Cô góp ý để đề tài của em được hoàn thiện hơn .
Huế, ngày 20 tháng 5 năm 2010
Sinh viên thực hiện
Tô Thò Thùy Linh
20
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Vài nét sơ lược các công trình đã nghiên cứu về tầm quan trọng của sữa mẹ và
lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ 3
1.2 Thành phần và tính ưu việt của sữa đối với trẻ 3
1.3 Những lợi ích cho trẻ bú mẹ ngay trong ngày đầu sau sinh 5
1.4 Những nguy hiểm trong việc cho trẻ uống thêm nước khác ngoài sữa mẹ ở ngày
đầu sau sinh 5
1.5 Những yếu tố cần thiết để việc nuôi con bằng sữa mẹ ngày đầu đạt hiệu quả 6
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7
2.1 Đối tượng nghiên cứu 7
2.2. Phương pháp nghiên cứu 7
2.3. Nội dung nghiên cứu 7
2.4. Xử lý số liệu 7
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 8
3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu 8
3.2. Tỷ lệ cho bú mẹ hoàn toàn ngày đầu sau sinh theo tuổi, nghề nghiệp, trình độ
văn hóa me 9
3.3. Tỷ lệ các bà mẹ cho con uống các lọai nước uống khác ngoài sữa mẹ ngày đầu

sau sinh theo tuổi, nghề nghiệp me 10
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 11
4.1 Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu 11
4.2 Tỷ lệ cho bú mẹ hoàn toàn ngày đầu sau sinh theo tuổi, nghề nghiệp, trình độ
văn hóa me 12
4.3 Tỷ lệ các bà mẹ cho con uống các lọai nước uống khác ngoài sữa mẹ ngày đầu
sau sinh theo tuổi, nghề nghiệp mẹ 13
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 15
KIẾN NGHỊ 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
21

×