Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

luận văn quản trị chiến lược Giải pháp tăng cường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần nhân lực và thương mại Vinaconexmec.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (536.65 KB, 90 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ngụ Thắng Lợi
LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời đại toàn cầu hóa, các yếu tố sản xuất được di chuyển từ nước này
sang nước khác đã trở thành hiện tượng phổ biến. Điều này phù hợp với những quy
luật kinh tế đã tồn tại từ lâu cũng như đã được chứng minh trong thực tiễn các nền
kinh tế. Lao động với tư cách là một yếu tố sản xuất quan trọng cũng đang vượt
biên giới để tìm nơi có mức thu nhập cao hơn. Trên thế giới, tình trạng thất nghiệp
tại hầu hết các quốc gia đã và đang là vấn đề gây đau đầu cho chính phủ các nước.
Việt Nam với dân số 86 triệu dân thì giải quyết việc làm luôn được đặt ra là một vấn
đề mang tính chiến lược quốc gia, do đó hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi
làm việc ở nước ngoài, còn gọi là hợp tác lao động quốc tế hay xuất khẩu lao động
được Đảng và nhà nước ta xác định là một lĩnh vực kinh tế đối ngoại quan trọng,
một bộ phận của chính sách giải quyết việc làm.
Đã coi xuất khẩu lao động là một trong những hướng để tăng thu nhập quốc
dân và là biện pháp để giải quyết sức ép về việc làm, thì cần thiết phải tìm ra những
giải pháp đầu tư, đào tạo và tìm kiếm phát triển thị trường. Xét trên khía cạnh vi mô
thì đó là giải pháp nõng cao chất lượng của công ty xuất khẩu lao động và chính
những người lao động. Qua phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu lao động tại
công ty cổ phần nhân lực và thương mại Vinaconexmec, em xin kiến nghị một số
vấn đề nhằm tăng cường công tác xuất khẩu lao động của cơng ty thông qua đề tài:”
Giải pháp tăng cường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần nhân lực và
thương mại Vinaconexmec” . Kết cấu của đề tài như sau:
Chương 1: Sự cần thiết của vấn đề tăng cường xuất khẩu lao động ở công ty
Vinaconexmec.
Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu lao động tại công ty
Vinaconexmec.
Chương 3: Giải pháp tăng cường công tác xuất khẩu lao động của cơng ty
Vinaconexmec
Em xin chân thành cảm ơn thầy Ngô Thắng Lợi đã tận tình hướng dẫn em và
em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa đã giúp em xây dựng
và hoàn thành đề tài này


SV: Vũ Thị Thu Phương Lớp: Kế hoạch 48A
1
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ngụ Thắng Lợi
CHƯƠNG 1
SỰ CẦN THIẾT CỦA VẤN ĐỀ TĂNG CƯỜNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
Ở CÔNG TY CỔ PHẦN NHÂN LỰC VÀ THƯƠNG MẠI
VINACONEXMEC.
1.1 - Giới thiệu về công ty
1.1.1 – Quá trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần nhân lực và thương mại VINACONEX, tên giao dịch tiếng
Anh: VINACONEX TRADING AND MANPOWER JOINT STOCK COMPANY
( VINACONEXMEC). Tiền thân là Trung tâm xuất khẩu lao động và thương mại
Vinaconex là một trong những đơn vị được nhà nước trao cho chức năng xuất khẩu
lao động theo quyết định số 111/BXD-TCLĐ ngày 27/09/1988, có nhiệm vụ quản
lý cán bộ, công nhân ngành xây dựng làm việc ở các nước Bungari, Nga, Tiệp
Khắc, Liên Xô cũ, Irag. Năm 1990 do xảy ra chiến tranh vùng Vịnh và sự kiện các
nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên Xô cũ tan rã, theo chỉ đạo của
Đảng và Chính Phủ, Vinaconex đã nhanh chóng tổ chức rút tất cả lực lượng gồm
trên 13000 CBCN từ nhiều nước về Việt Nam và lực lượng này đã trở thành sức ép
to lớn cho ngành xây dựng và Vinaconex do thiếu công ăn việc làm.
Ngày 12/12/1995, thừa uỷ quyền của bộ trưởng bộ Xây dựng, tổng công ty
Vinaconex đã cú quyết định số 1293 VC/TCLĐ về việc thành lập trung tâm Xuất
khẩu lao động với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phạm vi hoạt động rộng hơn.
Nhận thức được XKLĐ là một hoạt động kinh tế đặc thù mang tính xã hội cao nên
sau nhiều năm hoạt động và phát triển, cùng với sự phấn đấu nỗ lực hết mình của
tập thể cán bộ làm XKLĐ, công ty còn nhận được nhiều ý kiến chỉ đạo hỗ trợ của
các cấp lãnh đạo từ trung ương đến cơ sở nhằm đưa ngày càng nhiều lao động Việt
Nam có chất lượng, có uy tín có sức hấp dẫn trên thị trường lao động nước ngoài.
Đặc biệt từ năm 1996 đến năm 2000, mặc dù sự cạnh tranh giữa các quốc gia cung
cấp nhân công diễn ra gay gắt, nhưng công ty đã xuất khẩu được 6.648 lượt lao

động ra trên hơn 10 thị trường thế giới như: Lybia, UAE, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài
Loan, Myanma, Lào, Cyrus, Ailen, Cơ oét… từng bước tạo việc làm, tăng thu nhập
cho người lao động, góp phần giảm bớt những tệ nạn xã hội và đem lại nguồn thu
đáng kể cho ngân sách nhà nước.
SV: Vũ Thị Thu Phương Lớp: Kế hoạch 48A
2
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ngụ Thắng Lợi
Thực hiện chủ trương cổ phần hóa của đảng, nhà nước và chính phủ ,
Vinaconex là công ty đầu tiên được chọn thí điểm theo mô hình này. Phát triển
từ trung tâm xuất khẩu lao động và thương mại Vinaconex thuộc tổng công ty
Vinaconex, công ty cổ phần nhân lực và thương mại Vinaconex Mec được ra đời
trong giai đoạn này, đã được sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp giấy
chứng nhận đăng kí kinh doanh ngày 3 tháng 5 năm 2007. Công ty nắm cổ phần
chi phối tại hai công ty là Vinamex và Vinatra, hoạt động theo mô hình công ty
mẹ và công ty con
Công ty cổ phần nhân lực và thương mại Vinaconexmec thuộc tổng công ty
cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam Vinaconex, được Bộ lao động
thương binh và xã hội cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm
việc ở nước ngoài số 196/LĐTBXH-GP ngày 16 tháng 07 năm 2009, được tổng cục
du lịch cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế số 0824/2008/TCDL-GP LHQT
ngày 20 tháng 05 năm 2008.
Là một trong những đơn vị đứng đầu trong hoạt động xuất khẩu lao động và
chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài, trong gần 20 năm kể từ ngày thành lập
VINACONEXMEC đã đưa hơn 60.000 lượt lao động đi làm việc tại trên 30 nước
trên thế giới như các nước thuộc khối xã hội chủ nghĩa cũ như Tiệp Khắc, Bungari,
Nga và các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, U.A.E…với nhiều nhóm nghề đa
dạng như: công nhân – chuyên gia. Qua đó Vinaconexmec đã không ngừng khẳng
định thương hiệu và uy tín của mình trong lĩnh vực xuất khẩu lao động cả ở trong
nước và trên thế giới.
Trong suốt quá trình hoạt động, công ty đã đạt được nhiều danh hiệu thi

đua xuất sắc do Bộ Xây Dựng, công đoàn ngành xây dựng, bộ lao động thương binh
và xã hội trao tặng bằng khen về thành tích xuất khẩu lao động và giải quyết công
ăn việc làm cho lao động dôi dư.
Với quyết tâm của cả tập thể công ty, VINACONEXMEC đã và đang cố
gắng để trở thành lựa chọn hàng đầu cho các đối tác sử dụng trong nước và trên
toàn thế giới, đồng thời là địa chỉ tin cậy cho người lao động.
Công ty có các đơn vị thành viên đó là:
- Công ty cổ phần kinh doanh Vinaconex-Vinatra
- Công ty cổ phần phát triển nhân lực và thương mại Việt Nam- Vinamex.
SV: Vũ Thị Thu Phương Lớp: Kế hoạch 48A
3
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ngụ Thắng Lợi
- Chi nhánh công ty cổ phần nhân lực và thương mại Vinaconex tại Đà Nẵng.
- Trung tâm đào tạo và dạy nghề Vinaconex
- Trường trung cấp nghề kĩ thuật xây dựng và nghiệp vụ.
1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty.
1.1.2.1. Chức năng.
Công ty cổ phần nhân lực và thương mại Vinaconex cú chức năng:
- Xuất khẩu lao động: công ty Vinaconexmec trực tiếp tư vấn, tuyển dụng, đào
tạo đưa người lao động đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài, quản lý và chịu trách
nhiệm với lao động từ khi nhập học cho đến khi hết hạn hợp đồng, luôn đặt quyền lợi
của người lao động lên hàng đầu, hạn chế thấp nhất rủi ro cho người lao động.
- Đào tạo nghề: Ngoài công tác giáo dục định hướng và ngoại ngữ, công ty
Vinaconexmec còn tập trung đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề đòi hỏi kĩ thuật cao
cho người lao động, đáp ứng yêu cầu về lao động có tay nghề của thị trường thế giới.
- Xuất nhập khẩu thương mại: Công ty Vinaconexmec là nhà cung cấp đầy
năng lực cho các dự án xây dựng, vận tải và là nhà phân phối độc quyền cho các tập
đoàn quốc tế nổi tiếng về thiết bị xây dựng, giao thông, vật liệu – hóa xây dựng.
- Du lịch: Công ty vinaconexmec là nhà tổ chức chuyên nghiệp các tour du
lịch trong nước và quốc tế với đội ngũ nhân viên đầy tinh thần trách nhiệm và dạn

dày kinh nghiệm, chương trình du lịch phong phú, ấn tượng như: du lịch sinh thái,
du lịch mạo hiểm…
1.1.2.2. Nhiệm vụ.
Vinaconexmec ra đời trong hoàn cảnh đất nước có nhiều khó khăn khi nước
ta bước đầu chuyển cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường. Nhiều ngành, nhiều
doanh nghiệp lớn nhỏ thiếu công ăn việc làm nghiêm trọng. Đầu tư nước ngoài vào
Việt Nam mới là bước đầu, vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật còn
hạn chế, tình hình này đã dẫn đến tình trạng thất nghiệp, đời sống của người dân
gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, thấy rõ trách nhiệm của mình, bằng sự cố
gắng vượt bậc, công ty đã đưa và quản lý lực lượng cán bộ công nhân xây dựng ở
nước ngoài tăng cả về số lượng và chất lượng đặc biệt là chất lượng quản lý. Để đạt
được những thành tích đó, ngay từ đầu tất cả cán bộ và công nhân viên của công ty
đã xây dựng cho mình một số nhiệm vụ.
SV: Vũ Thị Thu Phương Lớp: Kế hoạch 48A
4
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ngụ Thắng Lợi
- Xây dựng và thực hiện có hiệu quả các kế hoạch hành động sản xuất và
kinh doanh của công ty phù hợp với những chính sách và cơ chế hiện hành của nhà
nước. Quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả, mở rộng các hoạt động sản xuất kinh
doanh, thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước.
- Thực hiện tốt các chính sách về tuyển dụng, bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân
lực cho công ty để không ngừng nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên trong
công ty. Đồng thời thực hiện nghiêm túc luật lao động cũng như có những hình thức
đãi ngộ cần thiết đối với lao động trong công ty.
- Chuyển đổi hoạt động xuất khẩu lao động đơn thuần thành mô hình công ty
đào tạo và cung ứng nhân lực quốc tế ( xuất- nhập khẩu lao động). Xuất khẩu lao
động ra các thị trường nước ngoài đồng thời cũng là đơn vị hàng đầu cung cấp
nguồn lao động kĩ thuật cao, chuyên gia cho các doanh nghiệp trong nước.
- Hướng tới cung cấp chọn gói lao động cho các nhà máy, dự án, công trình
ở nước ngoài cũng như trong nước theo đơn đặt hàng và tiến tới trở thành nhà thầu

nhân lực quốc tế uy tín của Việt Nam.
1.1.3. Tổ chức.
Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty Vinaconex Mec
SV: Vũ Thị Thu Phương Lớp: Kế hoạch 48A
5
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ngụ Thắng Lợi
- Đại hội đồng cổ đông bầu ra hội đồng quản trị và ban kiểm soát. Trong
đó hội đồng quản trị đã thể hiện rõ chức năng, nhiệm vụ trong công tác
định hướng, chỉ đạo, quản lý công trong phạm vi thẩm quyền của hội
đồng quản trị. Ban kiểm soát tiến hành kiểm tra, giám sát việc tuân thủ
các quyết định của luật doanh nghiệp, điều lệ tổ chức và hoạt động của
công ty trong việc quản lý điều hành toàn bộ hoạt động của công ty.
- Xây dựng mô hình quản trị doanh nghiệp tiên tiến, hiện đại trên cơ sở áp
dụng các chuẩn mực quốc tế.
- Đại hội đồng cổ đông bầu ra tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc
- Dưới ban giám đốc là các phòng nghiệp vụ, các văn phòng đại diện và chi
nhánh đại diện
- Công ty còn có các đơn vị thành viên: công ty cổ phần kinh doanh
Vinaconex-Vinatra, công ty cổ phần và phát triển nhân lực và thương mại
Việt Nam- Vinamex, trung tâm đào tạo và dạy nghề Vinaconex, trường
trung cấp nghề kỹ thuật xây dựng và nghiệp vụ.
1.1.4. Năng lực hoạt động của công ty.
Với nguồn vốn đủ mạnh ( số vốn điều lệ là 30.000.000.000 ( ba mươi tỷ
đồng chẵn), công ty Vinaconexmec có đủ khả năng để thực hiện những chức năng
và nhiệm vụ của mình. Không chỉ bảo toàn số vốn điều lệ này mà công ty còn liên
tục tăng vốn kinh doanh, để đáp ứng nhu cầu về vốn cho phát triển và mở rộng hoạt
động sản xuất, kinh doanh.
Bảng 1: Tình hình về vốn và lao động của công ty Vinaconex Mec ( từ
năm 2006 – 2009)
(Đơn vị: đồng)

CHỈ TIÊU Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Vốn chủ sở hữu
10.294.399.645 15.617.660.890 35.679.985.746 51.607.022.767
Vốn kinh doanh
21.456.742.908 33.583.545.163 179.816.678.257 267.042.187.615
Số cán bộ công
nhân viên
25 34 54 67
Nguồn: Phòng tài chính kế toán công ty Vinaconex Mec
SV: Vũ Thị Thu Phương Lớp: Kế hoạch 48A
6
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ngụ Thắng Lợi
Như vậy có thể thấy rằng, vốn kinh doanh của cơng ty tăng liên tục qua các
năm. Trong năm 2006, vốn chủ sở hữu của công ty đạt 10.294.399.645 đồng, đến
năm 2007, con số này đã tăng lên là 15.617.660.890 ( gấp 1,5 lần). Qua các năm,
bằng lợi nhuận kinh doanh để lại, và đặc biệt từ năm 2008, công ty Vinaconex Mec
đã lần đầu tiên phát hành cổ phiếu ra thị trường, thu hút vốn từ thị trường chứng
khoán nhằm tăng vốn điều lệ, do đó năm 2008, vốn chủ sở hữu của công ty đạt
35.679.985.746 ( tăng gấp 3 lần so với năm 2006 và gấp 2 lần năm 2007). Năm
2009 vừa qua, mặc dù chịu tác động khủng hoảng kinh tế trong nước và thế giới,
mức vốn chủ sở hữu của công ty vẫn tiếp tục gia tăng và đạt con số tương đối ấn
tượng đó là 51.607.022.767. Như vậy, thông qua những biến động về vốn của công
ty trong giai đoạn từ năm 2006 đến 2009, có thể thấy rằng vốn chủ sở hữu của công
ty đã tăng liên tiếp qua các năm ( mức tăng trung bình là 175%/ năm). Việc gia tăng
vốn chủ sở hữu cho thấy, hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm vừa
qua là tương đối tốt, và hoạt động thu hút vốn thông qua kênh phát hành cổ phiếu
trên thị trường chứng khoán đạt hiệu quả cao.
Bên cạnh vốn chủ sở hữu, trong giai đoạn vừa qua, để đáp ứng được nhu cầu
kinh doanh của mình, Vinaconex Mec đã áp dụng linh hoạt đòn bẩy tài chính, thông
qua các công cụ nợ khác để tăng mức vốn kinh doanh liên tiếp qua các năm. Nếu

như trong năm 2006 vốn kinh doanh của công ty là 21.456.742.908, thì đến năm
2009 đã đạt mức vốn kinh doanh là 267.042.187.615 đồng ( tăng 12 lần).
Với số cán bộ công nhân viên của công ty hiện nay lên tới 145 người, hầu hết
đều đã qua đào tạo đại học (57%) và sau đại học (14%), đây là những điều kiện tiên
quyết giúp cho công ty ngày càng phát triển và đi lên. Với những điều kiện đó cùng
với hai mươi năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, công ty hoàn
toàn có thể hướng tới mục tiêu để trở thành nhà cung ứng nhân lực hàng đầu của
Việt Nam và trên thế giới.
1.2. Xuất khẩu lao động – một hoạt động kinh doanh dịch vụ của Vinaconex
Mec.
Công ty cổ phần nhân lực và thương mại Vinaconex Mec tiền thân là trung
tâm xuất khẩu lao động và thương mại Vinaconex thuộc tổng công ty cổ phần xuất
nhập khẩu và xây dựng Việt Nam Vinaconex. Là công ty thực hiện chức năng xuất
khẩu lao động, đào tạo nghề, xuất nhập khẩu thương mại và du lịch, với những
nhóm ngành nghề chính như sau:
SV: Vũ Thị Thu Phương Lớp: Kế hoạch 48A
7
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ngụ Thắng Lợi
1. Xuất khẩu lao động:
- Đào tạo và làm các dịch vụ cho các doanh nghiệp hoạt động xuất lao động.
- Hoạt động đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời
hạn ở nước ngoài
2. Đào tạo nghề:
- Tư vấn giới thiệu việc làm;
- Dịch vụ dịch thuật.
- Tư vấn giáo dục, đào tạo.
- Đào tạo và dạy nghề: ngoại ngữ, tin học, quản trị doanh nghiệp, các khó
học kỹ năng quản lý.
-Tổ chức hội thảo, triển lãm trong lĩnh vực giáo dục.
3. Xuất nhập khẩu thương mại:

- Mua bán, bảo dưỡng mô tô, xe máy, mua bán các phụ tùng và các bộ phận
phụ trợ của mô tô, xe máy.
- Mua bán vật liệu xây dựng.
- Kinh doanh hàng may mặc, dệt lụa.
- Mua bán máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải.
- Mua bán nguyên vật liệu ngành công nông nghiệp, thuỷ tinh.
- Mua bán nông lâm, thuỷ hải sản, lương thực (trừ lâm sản Nhà nước cấm).
- Kinh doanh dịch vụ giao nhận, vận chuyển hàng hoá.
- Sản xuất, chế biến và mua bán lương thực, thực phẩm; Chăn nuôi gia cầm,
gia súc.
- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá
- Sản xuất, gia công các mặt hàng phục vụ cho các ngành giao thông vận tại,
xây dựng.
4. Du lịch
- Lữ hành nội địa và quốc tế.
Trong 20 năm hình thành và phát triển ( Trung tâm xuất khẩu lao động trước
đây) nay là công ty cổ phần nhân lực và thương mại Vinaconexmec, với phương
SV: Vũ Thị Thu Phương Lớp: Kế hoạch 48A
8
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ngụ Thắng Lợi
châm chỉ đạo là đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên hoạt động xuất
khẩu lao động được công ty xác định là lĩnh vực kinh doanh chính ngay từ những
ngày đầu thành lập. Với uy tín cao và thương hiệu nổi tiếng, công ty trực tiếp tư
vấn, tuyển dụng, đào tạo đưa người lao động đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài;
quản lý và chịu trách nhiệm với lao động từ khi nhập học cho đến khi hết hạn hợp
đồng; luôn đặt quyền lợi của người lao động lên hàng đầu, hạn chế mức thấp nhất
rủi ro cho người lao động. Đến nay công ty đã xứng đáng với sự tin cậy của lãnh
đạo tổng công ty và trở thành đơn vị kinh doanh hàng đơn vị hàng đầu trong các
doanh nghiệp xuất khẩu lao động của cả nước góp phần vào công cuộc xây dựng
hiện đại hóa, công nghiệp hóa của đất nước.

Xét về quy mô và kết quả của hoạt động xuất khẩu trong tổng hoạt động của
công ty ( có tính tới thời gian đầu là phòng xuất khẩu lao động trước đây trước khi
thành lập công ty Vinaconex Mec).
Bảng 2: Tình hình hoạt động xuất khẩu lao động của công ty Vinaconex Mec
Đơn vị : tỉ đồng
chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009
Tổng vốn kinh doanh
21,4560 33,583 179,816 267,0420
Tổng doanh thu
13,352 11,698 34,473 46,685
Lợi nhuận trước thuế
7,245 5,934 13,101 23,691
Doanh thu từ hoạt động XKLĐ
11,551 9,583 13,96 17,467
Lợi nhuận từ hoạt động XKLĐ
3,549 2,634 4,159 10,486
Chi phí cho hoạt động XKLĐ
8.,002 6,949 9,801 6,981
Nguồn: Phòng tài chính kế toán công ty Vinaconex Mec
Có thể nhận thấy rằng: xét về cơ cấu vốn cho các lĩnh vực kinh doanh của
công ty trong thời gian qua ( từ 2006- 2009) vốn cho hoạt động xuất khẩu lao động
là tương đối nhỏ so với các hoạt động khác ( so sánh giữa chi phí cho hoạt động
xuất khẩu lao động của công ty và tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty). Trong
giai hai năm đầu 2006 và 2007 ( đây là giai đoạn công ty mới hình thành chủ yếu
tập trung vào lĩnh vực xuất khẩu lao động), nguồn vốn cho hoạt động xuất khẩu lao
động chiếm từ 20%-35% trong tổng nguồn vốn đầu tư cho các lĩnh vực hoạt động
của công ty. Trong giai đoạn về sau là năm 2008 và 2009, công ty bắt đầu triển khai
những dự án kinh doanh mới, và đẩy mạnh hoạt động trong các lĩnh vực thương mại
SV: Vũ Thị Thu Phương Lớp: Kế hoạch 48A
9

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ngụ Thắng Lợi
khác, ngoài hoạt động xuất khẩu lao động, nguồn vốn đầu tư cho hoạt động xuất
khẩu lao động chiếm một tỉ lệ rất nhỏ chỉ khoảng 5%. Tuy là một lĩnh vực kinh
doanh chính, nhưng hoạt động xuất khẩu lao động của công ty Vinaconex Mec chỉ
chiếm một chi phí tương đối nhỏ trong tổng hoạt động của công ty.
Tuy nhiên để có thể nhìn nhận một cách chính xác, ta phải xét về mặt cơ cấu
của tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh và cơ cấu về lợi nhuận trước thuế của
công ty. Về cơ cấu doanh thu như sau: năm 2006 doanh thu từ hoạt động xuất khẩu
lao động chiếm tỉ trọng 86,5% trong tổng doanh thu của công ty, năm 2007 là
81,92%, năm 2008 là 40,49% và con số này trong năm 2009 vừa qua là 37,42%.
Như vậy hoạt động xuất khẩu lao động đã chiếm một tỉ trọng lớn trong tổng doanh
thu của công ty.
Xét về cơ cấu của lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu lao động trong tổng lợi
nhuận trước thuế của công ty Vinaconex Mec như sau: năm 2006 đạt 48,98% trong
tổng lợi nhuận trước thuế của công ty, năm 2007 đạt 44,38%, năm 2008 đạt 31,75%
và năm 2009 tỉ trọng lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu lao động là 44,26%. Tỉ trọng
lợi nhuận của hoạt động xuất khẩu lao động trong tổng lợi nhuận trước thuế của
công ty tương đối cao ( trong giai đoạn từ 2006- 2009 trung bình chiếm 42,34%
trong tổng lợi nhuận )
Như vậy hoạt động xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh doanh dịch vụ
chính của công ty Vinaconex Mec. Trong thời gian vừa qua đã có sự đầu tư cho
hoạt động này, và nó cũng đã mang lại những kết quả đáng kể cho hoạt động kinh
doanh của công ty Vinaconex Mec.
1.3. Sự cần thiết phải đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động ở công ty
Vinaconexmec.
Hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, hay còn
gọi là xuất khẩu lao động hay hợp tác lao động quốc tế, đã bắt đầu từ những năm
1980. Và cho tới nay, hoạt động xuất khẩu lao động và chuyên gia luôn được Đảng
và Nhà nước ta xác định là một hoạt động kinh tế - xã hội góp phần phát triển
nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho

người lao động, tăng nguồn thu về ngoại tệ cho đất nước. Không những thế, xuất
khẩu lao động và chuyên gia còn được coi là chiến lược quan trọng, lâu dài nhằm
giải quyết việc làm và xây dựng đội ngũ nhân lực có tay nghề và kiến thức phục vụ
cho quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
SV: Vũ Thị Thu Phương Lớp: Kế hoạch 48A
10
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ngụ Thắng Lợi
Trong giai đoạn đầu từ 1980-1990, hợp tác lao động và chuyên gia với các
nước, Việt Nam đã đưa được gần 300.000 lượt người đi làm việc ở nước ngoài,
ngân sách nhà nước thu được khoảng 800 tỷ đồng, hơn 300 triệu USD, đồng thời
người lao động đã đưa về nước một lượng hàng hóa thiết yếu với trị giá hàng nghìn
tỷ đồng. Trong giai đoạn từ 1991-2000, đã đưa khoảng 10 vạn người ra làm việc ở
nước ngoài, mức lương và thu nhập của người lao động cao hơn từ 6 đến 10 lần so
với thu nhập từ làm việc trong nước, đời sống người lao động và gia đình được cải
thiện, từ đó góp phần nhanh chóng để xóa đói giảm nghèo. Giai đoạn từ 2001 đến
2008, đã có hơn 500 nghìn lao động Việt Nam đi làm viêc ở nước ngoài, trong đó từ
năm 2006 đến 2008 đã đưa khoảng 250.000 người lao động đi làm việc nước ngoài
bình quân là 83.000 một năm, giải quyết việc làm cho khoảng 5% số lao động mỗi
năm, thu nhập hàng năm của người lao động vào khoảng 1,6 đến 2 tỷ USD, đây là
một nguồn thu ngoại tệ quan trọng của đất nước.
Không chỉ thế đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài còn giúp nhà
nước tiết kiệm một khoản chi phí lớn trong đào tạo nghề và tạo chỗ làm việc mới
cho người lao động, theo thống kê cho thấy mức đầu tư chi phí quản lý của nhà
nước bình quân cho một người lao động là mỗi năm khoảng 30 USD và thu về
khoảng 36 USD. Bên cạnh đó, sau khi lao động ở những nước có trình độ công
nghệ tiên tiến, người lao động cũng nâng cao được trình độ tay nghề, ngoại ngữ,
đồng thời tiếp thu được những công nghệ tối tân đây mới là những nguồn tài sản vô
hình đối với người lao động và quốc gia sau khi về nước.
Như vậy có thể thấy rằng xuất khẩu lao động trong thời gian vừa qua đã
mang lại những hiệu quả kinh tế đáng khích lệ, tạo việc làm cho hàng ngàn người

lao động, góp phần tích cực vào việc giải quyết việc làm cho xã hội. Đồng thời hoạt
động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã nâng cao một cách đáng kể
đời sống của người dân, bởi nó tạo cơ hội cho người lao động tăng thu nhập, tích
lũy vốn cải thiện đời sống của bản thân và gia đình họ. Rất nhiều những gia đình
nghèo ở Việt Nam có con em đi xuất khẩu lao động đã thoát được cảnh nghèo và
vươn lên làm giàu bởi tính chung người lao động đi làm việc ở nước ngoài có thu
nhập bình quân bằng 10-15 lần so với thu nhập của người lao động trong nước.
Doanh thu từ hoạt động xuất khẩu lao động chiếm tỉ trọng lớn trong tổng
doanh thu của các đơn vị trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, theo thống kê của một
số doanh nghiệp thì tỉ suất lợi nhuận bình quân trên doanh thu của hoạt động xuất
SV: Vũ Thị Thu Phương Lớp: Kế hoạch 48A
11
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ngụ Thắng Lợi
khẩu lao động là khoảng 20%, như vậy có thể thấy rằng đây là hoạt động kinh
doanh có chi phí thấp nhưng mang lại hiệu quả về kinh tế hay lợi nhuận cao cho các
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.
Xuất khẩu lao động là hoạt động đã đem lại những lợi ích kinh tế xã hội lớn.
Đối với nhà nước giúp làm giảm sức ép về thất nghiệp, là nguồn thu ngoại tế chính,
đồng thời gián tiếp tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho quá trình
công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Đối với người lao động, đi làm việc ở nước
ngoài là cơ hội để họ có mức thu nhập cao hơn, và tạo cho họ hành trang tốt hơn sau
khi về nước nhờ những trang bị về kiến thức đã tiếp thu được từ những đất nước
phát triển mà họ làm việc. Đặc biệt đối với những doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực này thì đó là nguồn thu quan trọng, mang lại mức lợi nhuận lớn cho các
doanh nghiệp. Từ những lý do trên, có thể thấy rằng hoạt động xuất khẩu lao động
và chuyên gia ra nước ngoài đã đang và ngày càng được đẩy mạnh. Do đó, xét trên
bình diện vĩ mô, việc tăng cường hoạt động xuất khẩu lao động tại công ty
Vinaconex Mec là phù hợp với xu hướng chung của cả nước và quan điểm chỉ đạo
của Đảng và Chính Phủ Việt Nam.
Xuất khẩu lao động là lĩnh vực truyền thống gắn liền với sự ra đời và phát

triển của Vinaconex. Từ khi thành lập, một trong những nhiệm vụ chính của
Vinaconex là cung cấp và quản lý lực lượng chuyên gia và lao động xây dựng đi
làm việc tại nước ngoài, Vinaconex đã trở thành một trong những đơn vị hàng đầu
của Việt Nam trong lĩnh vực Xuất khẩu lao động.
Hoạt động xuất khẩu lao động của công ty Vinaconex Mec ( tiền thân là
trung tâm xuất khẩu lao động trực thuộc tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt
Nam Vinaconex) đã bắt đầu từ những năm 1988. Do đó từ những ngày đầu thành
lập, trong bản tầm nhìn chiến lược của mình, công ty Vinaconex Mec đã nêu rõ:
Duy trì và giữ vững vị thế hiện có trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, tiếp tục phát
triển hoạt động xuất khẩu lao động để là một trong những nhà cung ứng nhân lực
hàng đầu Việt Nam và khu vực. Như vậy trong chiến lược hoạt động và phát triển
của công ty, Vinaconex Mec luôn xác định xuất khẩu lao động là lĩnh vực kinh
doanh chính, là hoạt động “then chốt” của mình và thường xuyên cần được tăng
cường, phát triển và nâng cao hiệu quả của hoạt động này để cân xứng với những
tiềm năng vốn có của nó.
SV: Vũ Thị Thu Phương Lớp: Kế hoạch 48A
12
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ngụ Thắng Lợi
Định hướng phát triển của công ty giai đoạn 2010 – 2015 về hoạt động xuất
khẩu lao động, và những yêu cầu mới trong công tác xuất khẩu lao động trong thời
gian tới đây của công ty như sau:
• Nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng lao động xuất khẩu để giữ
vững và mở rộng thị trường.
• Khai thác các hợp đồng có tay nghề duy trì và giữ vững các thị trường
hiện có, tăng cường mở rộng, tìm kiếm thị trường mới, hợp đồng mới,
sử dụng tổng hợp sức mạnh, thương hiệu của Vinaconex để quảng bá
và mở rộng thị trường xuất khẩu lao động.
• Trung bình mỗi năm đưa 2500 – 3000 lao động đi làm việc ở nước
ngoài.
• Nâng cao chất lượng đào tạo lao động có tay nghề cao phục vụ trong

nước và xuất khẩu lao động.
Trong thời gian tới, Công ty Cổ phần Nhân lực và Thương mại Vinaconex
tiếp tục mở rộng hoạt động trong lĩnh vực Xuất khẩu lao động, coi đây là một lĩnh
vực hoạt động quan trọng có ý nghĩa xã hội sâu sắc, trong đó đặc biệt chú trọng việc
tăng cường mở rộng thị trường và tăng số lượng ngành nghề. Với thuận lợi là nhà
thầu uy tín ở Việt Nam với trên 5000 cán bộ và công nhân có trình độ tay nghề cao,
Công ty Cổ phần Nhân lực và Thương mại Vinaconex sẽ chú trọng đến việc cung
cấp lao động qua việc nhận thầu các công trình ở nước ngoài. Như vậy việc tăng
cường chức năng xuất khẩu lao động là một tất yếu để có thể đáp ứng được những
yêu cầu mới trong công tác xuất khẩu lao động của công ty trong thời gian sắp tới.
Như đã biết, xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh doanh dịch vụ của
công ty Vinaconex Mec. Không những thế, đây còn là hoạt động đem lại mức lợi
nhuận lớn nhất cho công. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của hoạt động này tại
công ty Vinaconex Mec đạt mức tương đối cao: năm 2006 là 30,72%, năm 2007 là
27,48%, năm 2008 là 29,79% và năm 2009 co số này đạt 37,13%. Như vậy đây là
hoạt động mang lại doanh thu chính cho công ty, lại có mức đầu tư cho hoạt động
tương đối nhỏ ( so hơn rất nhiều so với mức đầu tư cho các hoạt động kinh doanh
SV: Vũ Thị Thu Phương Lớp: Kế hoạch 48A
13
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ngụ Thắng Lợi
khác của công ty Vinaconex Mec). Do đó đây là một lợi thế lớn của công ty khi có
tỉ lệ sinh lời trên một đồng vốn đầu tư là khá cao, để tăng cường được ưu thế này,
thì tăng cường và mở rộng hoạt động xuất khẩu lao động của công ty Vinaconex
Mec là điều cần thiết.
Từ những phân tích trên cả trân bình diện vĩ mô và vi mô, từ chiến lược và
những nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn tiếp theo, và xét trên khía cạnh chi phí và
hiệu quả kinh doanh thì đẩy mạnh xuất khẩu lao động ở công ty cổ phần nhân lực
và thương mại Vinaconex Mec là xác định là một vấn đề tất yếu của giai đoạn tiếp
theo này trong tiến trình phát triển của công ty.
SV: Vũ Thị Thu Phương Lớp: Kế hoạch 48A

14
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ngụ Thắng Lợi
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN NHÂN LỰC VÀ THƯƠNG MẠI VINACONEXMEC.
Cho tới nay, tổng số lao động do Vinaconexmec đưa ra làm việc ở nước
ngoài lên gần 60.000 lao động với trên 70 ngành nghề khác nhau trong lĩnh vực xây
dựng, công nghiệp và các lĩnh vực khác…, cho hơn 100 đối tác trên thế giới mang
lại giá trị sản lượng hàng trăm triệu USD và mang lại một lượng đáng kể ngoại tệ
cho đất nước. Thị trường lao động đã được mở rộng ra nhiều nước, nhiều khu vực,
duy trì số lượng lao động bình quân có mặt ở nước ngoài của công ty là gần 5.000
người/ năm và sẽ tiếp tục nâng lên trong thời gian tới góp phần thực hiện tốt chủ
trương chính sách về xuất khẩu lao động của nhà nước, giải quyết công ăn việc làm,
tăng thu nhập cho người lao động và đóng góp cho nhà nước.
2.1. Quy trình xuất khẩu lao động ra nước ngoài của công ty cổ phần nhân lực
và thương mại Vinaconexmec
Để đưa lao động ra nước ngoài làm việc, công ty Vinaconex đã tuân thủ quy
trình xuất khẩu lao động gồm các bước sau:
SV: Vũ Thị Thu Phương Lớp: Kế hoạch 48A
15
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ngụ Thắng Lợi
Sơ đồ 2: Quy trình xuất khẩu lao động của công ty Vinaconex Mec
Nguồn: phòng xuất khẩu lao động 1, công ty Vinaconex Mec
2.1.1.Tìm hiểu thị trường, đàm phán hợp đồng, kí kết hợp đồng với đối tác nước ngoài.
Tìm hiểu thị trường và đối tác nước ngoài là khâu đầu tiên nhưng cũng quan
trọng nhất trong quy trình xuất khẩu lao động. Đối với công ty VINACONEXMEC
các hợp đồng về xuất khẩu lao động chủ yếu được kí trực tiếp với công ty hay cá
SV: Vũ Thị Thu Phương Lớp: Kế hoạch 48A
16
Quản lý lao động ở nước ngoài

Thanh lý hợp đồng
Tìm hiểu thị trường, đàm phán hợp
đồng, kí kết hợp đồng với đối tác
Thông báo tuyển chọn, tổ chức tuyển
chọn lao động
Kí hợp đồng với người lao động
Đào tạo và giáo dục định hướng cho
người lao động
Kiểm tra sức khỏe, xin visa nhập/quá
cảnh
Tổ chức cho lao động xuất cảnh
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ngụ Thắng Lợi
nhân sử dụng lao động, và chỉ một phần nhỏ với các đại lý hay công ty môi giới lao
động nước ngoài vì giảm được chi phí môi giới và tạo điều kiện tốt hơn cho người
lao động. Do đó trung bình mỗi năm công ty kí kết khoảng gần 100 hợp đồng với
đối tác các nước, tất cả các hợp đồng đều được thực hiện thành công.
Trước khi kí kết hợp đồng, công ty phải tiến hành các nghiên cứu về thị
trường, tìm hiểu cặn kẽ về đối tác, và xem xét kĩ các điều khoản trong hợp đồng.
Công ty sẽ thẩm định khảo sát kỹ các điều kiện đảm bảo việc làm, sinh hoạt cho
người lao động trước khi đến làm việc của đối tác nước ngoài. Các hợp đồng về
xuất khẩu lao động thường bao gồm các nội dung chính là: thông tin về công ty tiếp
nhận và cung ứng lao động, số lượng và tiêu chuẩn lao động cần sử dụng, loại hình
công việc, địa điểm làm việc, mức lương cơ bản, tiền thưởng, thời gian làm việc,
chi phí đi lại, chi phí đào tạo, phí môi giới…Công ty sẽ cố gắng đàm phán với đối
tác nước ngoài để họ chấp nhận một mức phí vừa phải nhằm giảm chi phí cho người
lao động và tăng doanh thu cho công ty. Hơn nữa các điều khoản về thu nhập và
điều kiện làm việc của người lao động cũng được công ty đặc biệt quan tâm để đảm
bảo cho lợi ích của người lao động.
2.1.2. Thông báo tuyển chọn và tổ chức tuyển chọn lao động.
Sau khi kí kết các hợp đồng xuất khẩu lao động với đối tác nước ngoài, công

ty sẽ thông báo tuyển dụng lao động công khai trên các phương tiện thông tin đại
chúng hoặc có thể tìm trực tiếp lao động tại các địa phương. Căn cứ vào hợp đồng
đã kí, công ty thông báo về các tiêu chuẩn và điều kiện tuyển chọn, các thông tin về
công việc và điều kiện làm việc. Và khác với một số công ty khác cùng hoạt động
trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, Vinaconexmec luôn công khai về các chi phí mà
người lao động phải thực hiện ngay từ đầu.
Sau khi ra thông báo tuyển dụng lao động, công ty sẽ trực tiếp tiến hành lựa
chọn lao động, sau đó tổ chức khám sức khỏe đợt 1 cho người lao động để tuyển
chọn những lao động có đủ sức khỏe, đủ điều kiện đi làm việc tại nước ngoài. Công
ty sẽ gửi thông báo đến tận nơi người lao động về kết quả của đợt tuyển chọn.
Trong thời gian gần đây, thực hiện quyết định 71 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt đề án hỗ trợ 61 huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động với mục tiêu đến
SV: Vũ Thị Thu Phương Lớp: Kế hoạch 48A
17
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ngụ Thắng Lợi
2020 là đưa hơn triệu người nghèo đi làm việc ở nước ngoài. Công ty đã áp dụng quy
trình tuyển dụng trực tiếp lao động tại các địa phương, nhằm giảm chi phí cho người
lao động và tạo ra sự chủ động về nguồn lao động cho công ty. Có thể nói rằng, công ty
đã thực hiện rất tốt khâu tuyển dụng lao động bởi vì chưa có trường hợp nào người lao
động bị đối tác trả về hay trục xuất do không đủ tiêu chuẩn.
Nhờ có quy trình tuyển chọn lao động minh bạch và công khai mà
Vinaconexmec đã trở thành địa chỉ đáng tin cậy cho người lao động và đối tác nước
ngoài. Điều này đã tạo cho người lao động tâm lý yên tâm, không lo cảnh tiền mất
tật mang.
2.1.3. Kí hợp đồng với người lao động.
Sau khi đã thông báo kết quả của đợt tuyển chọn cho người lao động, công ty
sẽ trực tiếp gặp gỡ và kí kết hợp đồng với người lao động. Cũng giống như hợp
đồng với đối tác nước ngoài, các điều khoản của hợp đồng được soạn thảo cẩn thận,
chi tiết, dễ hiểu, tránh gây ra những nhầm lẫn cho người lao động. Đặc biệt là các
điều khoản về điều kiện làm việc, thu nhập, các loại chi phí cần được chi tiết hóa

để tránh những tranh chấp phát sinh sau này. Hợp đồng được kí kết trên sự tự
nguyện của cả công ty và người lao động. Nội dung hợp đồng ký giữa công ty và
người lao động cần rõ ràng, đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của các bên.
2.1.4. Đào tạo và giáo dục định hướng cho người lao động
Doanh nghiệp sẽ thực hiện đào tạo và giáo dục định hướng cho người lao
động trước khi họ xuất cảnh. Đây là một khâu vô cùng quan trọng vì nó tạo ra chất
lượng lao động xuất khẩu của công ty. Công ty sẽ tổ chức đào tạo và giáo dục định
hướng cho người lao động tại hệ thống ba trường đào tạo nghề của công ty
Vinaconexmec đó là: Trường đào tạo nhân lực và Thương mại Vinaconex, Trường
trung cấp nghề kỹ thuật xây dựng và nghiệp vụ và Trung tâm đào tạo và dạy nghề
Vinaconex.
Tại đây người lao động được học ngoại ngữ theo quốc gia mà lao động sẽ
làm việc tại đó. Để trang bị vốn ngoại ngữ cần thiết cho người lao động trước khi đi
xuất khẩu, tại các trường đào tạo của mình, công ty đã sử dụng các giáo viên ngoại
ngữ có trình độ chuyên môn và kĩ năng giảng dạy.
Thực hiện giáo dục định hướng cho người lao động, giúp người lao động
nắm vững được luật pháp tại nước làm việc, tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra khi
SV: Vũ Thị Thu Phương Lớp: Kế hoạch 48A
18
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ngụ Thắng Lợi
người lao động không biết được các quy định của luật pháp. Và một phần quan
trọng hơn nữa là phổ biến cho người lao động về các phong tục, tập quán, nền
văn hóa, điều kiện làm việc và sinh hoạt để họ có những vốn kiến thưc, sự hiểu
biết cơ bản khiến cho họ khỏi bỡ ngỡ và có thể thích nghi được với môi trường
làm việc mới.
Tiến hành dạy nghề cho lao động phổ thông với những công việc có yêu cầu
công nhân lành nghề. Sau đó trực tiếp kiểm tra và cấp chứng chỉ cho người lao
động. đảm bảo rằng chỉ đưa đi những lao động đã đủ điều kiện về trình độ kĩ năng
như yêu cầu trong hợp đồng đã kí với nước ngoài.
Như vậy chất lượng lao động có tốt hay không phụ thuộc một phần lớn ở

khâu này. Thực hiện tốt khâu này sẽ làm giảm chi phí cho cả người lao động và
công ty,tăng doanh thu cho công ty.
Không chỉ như vậy, song song với việc triển khai cung ứng lao động đi làm
việc có thời hạn tại nước ngoài, Công ty Vinaconexmec cũng triển khai đồng thời
chương trình đào tạo lại, hỗ trợ việc làm, cung ứng lao động trong nước cho các nhà
máy có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt nam, các khu công nghiệp … dành cho các
lao động đã hoàn thành hợp đồng lao động, tu nghiệp ở nước ngoài trở về, với vốn
kiến thức về ngoại ngữ và tay nghề thực tế đảm đương được những vị trí quan trọng
trong công tác sản xuất kinh doanh và quản lý của doanh nghiệp. Do đó khâu đào
tạo cho người lao động trước khi đi rất được công ty chú trọng .
2.1.5. Kiểm tra sức khỏe, xin visa nhập cảnh/ quá cảnh.
Sau khi được đào tạo, ngoại ngữ, giáo dục định hướng và đào tạo nghề cho
người lao động, công ty sẽ tổ chức kiểm tra và cấp chứng chỉ cho người lao động.
Với những công việc cần yêu cầu lao động có tay nghề, thì lao động sẽ chỉ được
chấp nhận đưa đi khi kiểm tra trình độ tay nghề đạt yêu cầu. Với những lao động đã
được cấp chứng chỉ đảm bảo đã hoàn thành khóa học và đủ năng lực cũng như hiểu
biết nhất định về văn hóa của nước nhập khẩu lao động sẽ được công ty tiến hành
kiểm tra sức khỏe lần hai. Trong đợt kiểm tra sức khỏe lần hai này, người lao động
sẽ được công ty tiến hành các xét nghiệm về cận lâm sàng và X-quang bắt buộc
như: Công thức máu, Nhóm máu ABO, U rờ máu, Đường máu, Xét nghiệm viêm
gam B, Xét nghiệm HIV, Xét nghiệm giang mai (tiến hành đồng thời 2 xét nghiệm:
SV: Vũ Thị Thu Phương Lớp: Kế hoạch 48A
19
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ngụ Thắng Lợi
Xét nghiệm VDRL (hoặc RPR), Xét nghiệm TPHA), Tìm ký sinh trùng sốt rét trong
máu, Xét nghiệm phân tìm ký sinh trùng, Xét nghiệm nước tiểu: đường niệu,
protein niệu, Chụp X-quang tim phổi thẳng.
Sau quá trình đào tạo, giáo dục định hướng, kiểm tra sức khỏe, nếu đủ tiêu
chuẩn, người lao động sẽ được công ty tiếp tục lo các giấy tờ liên quan đến quá
trình xuất cảnh của người lao động. Công ty sẽ giúp người lao động làm hộ chiếu,

visa. Với một số các thị trường Châu Âu và Châu Mĩ như: Mỹ, Australia, Anh visa
cho người lao động tương đối khó xin. Thậm chí đã từng có trường hợp công ty đã
kí được hợp đồng cung ứng lao động với chủ sử dụng tại Séc, được Đại sứ quán VN
xác nhận điều kiện khả thi hợp đồng nhưng do bị ách tắc trong khâu làm visa nhập
cảnh LĐ nên đã phải huỷ bỏ hợp đồng. Có thời điểm việc cấp visa cho lao động của
công ty rất chậm so với yêu cầu của doanh nghiệp và có thời điểm hầu như bị bế
tắc. Nhiều lao động đã chờ đợi quá lâu đã thất vọng bỏ cuộc.
2.1.6. Tổ chức đưa người lao động đi xuất cảnh.
Sau khi đã có đầy đủ thủ tục, công ty sẽ tiến hành xuất cảnh cho họ: mua vé
máy và giúp họ làm các thủ tục cần thiết ở sân bay. Thông thường vé máy bay sẽ
được tính vào chi phí của người lao động, cũng có những đơn hàng, chủ sử dụng sẽ
chịu chi phí đi lại này cho người lao động.
Công ty sẽ cử người đưa người lao động tới tận nơi làm việc, đảm bảo cho
người lao động có được công việc và điều kiện về ăn ở như trong hợp đồng đã kí
với đối tác, và kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh, tránh cho người lao động có
tâm lý lo lắng và bỡ ngỡ cho họ khi lần đầu bước chân tới một đất nước mới.
2.1.7. Quản lý người lao động ở nước ngoài.
Sau khi người lao động đã nhận được công việc, không chỉ dừng lại ở đó,
công ty sẽ tiếp tục quản lý người lao động ở nước ngoài. Lao động của công ty tại
các thị trường hầu hết đều được chủ sử dụng đánh giá cao là chăm chỉ, thông minh,
tiếp thu nhanh, được các thị trường đón nhận. Nhưng người lao động còn thiếu ý
thức kỉ luật, chưa có tác phong công nghiệp nên còn xảy ra các vụ việc vi phạm
pháp luật và luật lao động như: đánh nhau, trốn việc, uống rượu, bỏ ra ngoài làm,
phá vỡ hợp đồng. Đôi khi người lao động chưa hiểu hết về pháp luật của nước sở
tại, chưa hình dung được hậu quả do những hành vi thiếu suy nghĩ của mình gây ra.
Có trường hợp những lao động bị trục xuất về nước vì những hành vi ăn cắp vặt.
Những vấn đề này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới công ty, do đó chỉ có doanh mới
SV: Vũ Thị Thu Phương Lớp: Kế hoạch 48A
20
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ngụ Thắng Lợi

có thể đứng ra giải quyết những phát sinh này để bảo vệ quyền lợi cho người lao
động và tránh cho họ những hậu quả không đáng mong muốn.
Công tác quản lý lao động làm việc ở nước ngoài nếu như không được
công ty quan tâm thường xuyên, khi có phát sinh liên quan đến người lao động đi
làm việc ở nước ngoài, doanh nghiệp giải quyết không triệt để, sẽ gây hoang
mang, bức xúc cho người lao động. Mặt khác, nếu như giải quyết không đủ căn
cứ pháp lý xác định lý do người lao động phải về nước trước thời hạn vì những
lý do này, khi có những vụ việc liên quan đến lao động của công ty, công ty đều
tìm cách giải quyết triệt để theo hướng có lợi cho người lao động. Tại các thị
trường chính, có số lao động của công ty tương đối nhiều, công ty đều có các văn
phòng đại diện quản lý lao động tại đó. Tại các văn phòng này đều là các phái
viên của công ty có trình độ ngoại ngữ tốt, am hiểu luật pháp và các lĩnh vực liên
quan đến lao động làm việc tại nước đó.
2.1.8. Thanh lý hợp đồng.
Đa số lao động trước khi đi làm việc đều đúng tại công ty một khoản đảm
bảo thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng. Do đó sau khi hết hạn hợp đồng, tối đa trong
vòng 30 ngày, người lao động sẽ đến công ty thanh lý hợp đồng. Nếu như cả hai
bên đều thực hiện đúng như hợp đồng, người lao động sẽ đến lấy lại khoản đặt cọc
này, nếu như vi phạm hợp đồng, bên vi phạm sẽ phải bồi thường những thiệt hại do
vi phạm hợp đồng gây ra.
Sau khi thanh lý hợp đồng, nếu có nhu cầu tiếp tục tái xuất khẩu lao động lần
hai, người lao động sẽ được công ty hỗ trợ và giảm chi phí một cách đáng kể. Như
vậy đây là quy trình mà công ty Vinaconexmec thực hiện từ đầu đến cuối để đưa
một lao động ra làm việc tại nước ngoài. Tìm hiểu từng khâu một sẽ cho ta cái nhìn
tổng quan nhất về điểm mạnh và yếu của từng khâu trong quy trình, từ đó có thể
nâng cao hiệu quả thực hiện trong từng khâu.
2.2.Tổng quan về thị trường xuất khẩu lao động của công ty cổ phần nhân lực
và thương mại Vinaconexmec.
Trong hơn 19 năm kể từ ngày thành lập, Vinaconexmec đã đưa được
hơn 60.000 lượt lao động đi làm việc tại trên 30 quốc gia trên thế giới. Ta sẽ cùng

tìm hiểu một số thị trường chính của công ty.
Ba nhóm thị trường mục tiêu của công ty Vinaconex Mec là:
• Thị trường Trung Đông – Bắc Phi: bao gồm Algieria, Lybia, UAE,
Kuwait
SV: Vũ Thị Thu Phương Lớp: Kế hoạch 48A
21
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ngụ Thắng Lợi
• Thị trường Châu Á: Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaixia, Myanma, Bruney, Inđonexia, Lào
• Thị trường Châu Âu: cộng hòa Séc, Rumani, Đức, Bulgaria.
Bảng3: Số lượng lao động xuất khẩu trên các thị trường chính của công ty ( từ năm 1993 – 1999)
Năm
Thị Trường
1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Hàn Quốc 799 1404 466 242 332 542 1240 177 523 541 442 374 255 12 0
Lybia 1365 2368 1598 1074 991 350 515 138 65 100 109 18 68 94 169 753 1829
Nhật Bản 10 10 10 10 15 15 43 64 117 139 32 15 41 27 65 59 27
Đài Loan 0 789 523 81 220 258 85 19 14 7
Mailaixia 0 0 0 1264 1636 284 24 14 72 55 2
UAE 0 41 0 0 56 7 4 904 385 13
Lào 706
Quatar 32 43 0
Arap XEUT 136
Angieria 224 438 62
Liên Bang Nga 198 238
Rumani 66
Nguồn: Phòng xuất khẩu lao động 1- công ty Vinaconex Mec
SV: Vũ Thị Thu Phương Lớp: Kế hoạch 48A
22
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ngụ Thắng Lợi
2.2.1. Thị trường Châu Á

2.2.1.1 Thị trường Nhật Bản.
Nhật Bản là một trong những thị trường đầu tiên của công ty Vinaconex
Mec ( trước đây là trung tâm xuất khẩu lao động trực thuộc tổng công ty
Vinaconex ), thị trường này đã bắt đầu được công ty khai thác từ năm 1993
( thời điểm hình thành trung tâm xuất khẩu lao động) . Việc hình thành và phát
triển thị trường này có thể chia làm ba giai đoạn như sau: giai đoạn thứ nhất là
từ năm 1993 đến 1998, đây là giai đoạn tìm hiểu và khai thác thị trường, những
hiệu quả bước đầu tại thị trường này là những đơn hàng xuất khẩu lao động theo
hình thức tu nghiệp sinh khá đều đặn mỗi năm tuy không nhiều ( trung bình mỗi
năm chỉ đưa từ 10 đến 15 tu nghiệp sinh sang Nhật Bản ). Giai đoạn thứ hai là
từ năm 1999 đến 2003 vẫn tiếp tục đưa lao động sang làm việc tại thị trường
này dưới hình thức tu nghiệp sinh, nhưng đây là thời điểm phát triển nhất của
thị trường này số lượng lao động đưa đi tương đối lớn có thời điểm lên tới 139
lao động. Giai đoạn thứ ba là từ năm 2004 cho đến nay, giai đoạn này tuy số
lượng lao động đưa đi có giảm sút hơn so với giai đoạn thứ hai nhưng hàng năm
vẫn đều đặn kí được các đơn hàng với đối tác của Nhật Bản , và một điều đáng
nói hơn là chất lượng lao động xuất khẩu của công ty trong giai đoạn này đã
được cải thiện một cách đáng kể, lao động có tay nghề đã chiếm tỉ lệ cao hơn.
Nhật Bản là một thị trường quan trọng của công ty do: thu nhập của người
lao động tại Nhật cao; nhu cầu về lao động lớn; là thị trường quen thuộc đối với
công ty; và người bản địa đánh giá khá cao lao động Việt Nam. Lao động Việt Nam
sang Nhật chủ yếu là làm trong các xí nghiệp may công ngiệp, lắp ráp điện tử, gia
công cơ khí và xây dựng, chế biến lương thực, chế biến hải sản, dệt may. Đây là
những ngành nghề còn thiếu lao đồng có tay nghề cao ở Việt Nam, nên sau khi về
nước những lao động phổ thông, không có nghề sẽ được đào tạo thành những lao
động thành thạo hướng dẫn cho các lao động trong nước khác. Chính sách của Nhật
Bản là không tiếp nhận lao động nước ngoài có trình độ thấp, không có tay nghề vào
làm việc, tuy nhiên thị trường này lại cho phép lao động phổ thông vào làm việc
theo chương trình tu nghiệp sinh với thời hạn không quá 3 năm
Tuy nhiên số lượng lao động được đưa sang thị trường này của công ty

Vinaconexmec lại tương đối nhỏ. Nguyên nhân là do phía Nhật yêu cầu lao động
xuất khẩu sang phải có tay nghề cao, thường là kĩ sư công nghệ thông tin, kĩ sư cơ
SV: Vũ Thị Thu Phương Lớp: Kế hoạch 48A
23
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ngụ Thắng Lợi
khí, những lao động này phải có trình độ cao về chuyên môn cũng như tiếng Nhật,
bên cạnh đó là những thủ tục rất khắt khe. Không chỉ thế một nguyên nhân quan
trọng hơn nữa là do số lượng thực tập sinh bỏ trốn ngày càng nhiều. Hiện nay công
ty đã co những quy định nhằm củng cố và phát triển đối với thị trường này.
Trong những năm gần đây, do sự già hóa về dân số và tỉ lệ sinh thấp, dẫn đến
sự thiếu hụt trầm trọng nhân lực, làm cho nhu cầu về tu nghiệp sinh tại Nhật tăng
lên, bình quân mỗi năm tiếp nhận tới 70000 tu nghiệp sinh, đối với Việt Nam cho
đến nay đã đưa gần 40.000 tu nghiệp sinh sang Nhật Bản. Hiện nay có khoảng 89
doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam được phép đưa tu nghiệp sinh sang làm
việc tại Nhật, nhưng Vinaconexmec là công ty có số lượng lao động đưa sang Nhật
Bản vào loại nhiều nhất.
Nhưng Nhật Bản là một thị trường tiềm năng do nhu cầu nhập khẩu vè lao
động lớn, do đó trong thời gian tới công ty Vinaconexmec tiếp tục đẩy mạnh việc
khai thác thị trường này. Trong giai đoạn tiếp theo này, đây sẽ vẫn là thị trường
xuất khẩu lao động có nhu cầu cao của công ty Vinaconex Mec, tuy nhiên nhu
cầu về lao động và cơ cấu ngành nghề tại thị trường này sẽ có nhiều thay đổi.
Công nhân lành nghề và lao động có trình độ cao sẽ được khuyến khích nhập
khẩu, trong khi đó việc tuyển dụng dưới hình thức tu nghiệp sinh những lao động
không có nghề sẽ giảm hẳn.
2.2.1.2. Thị trường Hàn Quốc.
Hàn Quốc là thị trường lớn thứ hai của công ty Vinaconex MEC (chỉ đứng
sau Lybia), từ năm 1993 đến nay công ty đã đưa 7349 lượt lao động sang Hàn Quốc,
cùng với thị trường Nhật Bản và Lybia, Hàn Quốc là thị trường được khai thác từ
năm 1993. Từ năm 1990 đến năm 2006, số lượng lao động đưa sang thị trường này
rất lớn, có năm đã đưa được 523 lao động, . Tuy nhiên trong những năm gần đây, số

lượng lao động được đưa sang thị trường này giảm rõ rệt (năm 2007 chỉ đưa được
12 người, năm 2008 và 2009 không đưa được lao động nào ). Cùng tìm hiểu qua một
số nét về thị trường Hàn Quốc.
Cũng giống như Nhật Bản, Hàn Quốc là thị trường có mức thu nhập cao,
trung bình từ 700 – 800 USD/tháng, điều kiện làm việc rất tốt, do đó đây là thị
trường đem lại mức thu nhập cao cho lao động Việt Nam. Từ năm 1993 tới 2006,
nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài làm việc tại Hàn Quốc rất lớn, hầu hết là đi
theo chương trình tu nghiệp sinh công nghiệp, nên số lượng và điều kiện đi không
SV: Vũ Thị Thu Phương Lớp: Kế hoạch 48A
24
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Ngụ Thắng Lợi
quá khắt khe. Chủ yếu lao động làm việc trong các nhà máy, công trình xây dựng, và
giúp việc trong gia đình, đây là những công việc có nhu cầu tiếp nhận và sử dụng
lao động nhập cư lớn, lại có mức thu nhập ổn định.
Tuy nhiên, cũng như nhiều nước khác, Hàn Quốc cũng gặp những khó khăn
lớn trong cuộc khủng hoảng vừa qua, tỉ lệ thất nghiệp của nước này lên tới 4%, mức
cao nhất trong bốn năm qua, việc phá sản của một số tập đoàn lớn đã kéo theo sự
phá sản của nhiều xí nghiệp. Điều này ảnh hưởng quan trọng tới thị trường việc làm
và quan trọng hơn là ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị trường nhập cư lao động, khiến
cho không thể tiếp nhận được nhiều lao động vào làm việc. Bộ lao động Hàn Quốc
đã giảm mạnh số lượng thị thực làm việc cấp cho người nước ngoài nhằm tạo cơ hội
việc làm cho lao động bản xứ. Bên cạnh đó, còn một nguyên nhân chủ quan là lao
động Việt Nam hay so sánh thu nhập giữa các công ty, và khi thấy công ty nào có
mức thu nhập cao hơn, họ thường nhảy việc và phá vỡ hợp đồng đã kí ban đầu, lao
động bỏ trốn nhiều, ảnh hưởng lớn đến uy tín uy tín của công ty Vinaconex MEC,
và khả năng tiếp nhận lao động của công ty tại thị trường Hàn Quốc. Do đó cũng
giống như thị trường Nhật Bản, thị trường này đã tương đối bão hòa đối với lao
động lao động phổ thông và có cầu lớn hơn với lao động có tay nghề, tuy nhiên việc
cấp phép cho lao động nhập khẩu đã được chính phủ Hàn Quốc có sự giới hạn, do
vậy trong những năm tiếp theo là vấn đề giữ vững thị trường này, chứ không chú

trọng tới việc đầu tư mới.
2.2.1.3. Thị trường Đài Loan.
Công ty Vinaconex Mec bắt đầu đưa những lao động đầu tiên sang Đài Loan
từ đầu năm 2000 và đây cũng là thời điểm thị trường này của công ty phát triển rực
rỡ nhất.Trong những năm vừa qua đây là thị trường tương đối ổn định do nhu cầu
tiếp nhận lao động tương đối cao, thu nhập và công việc của người lao động tốt và
chủ sử dụng đánh giá cao khả năng làm việc của lao động Việt Nam. Do đó trong
những năm từ 2000 cho tới 2005, công ty đã đưa đi một số lượng lớn lao động. Từ
năm 2005 chính phủ Đài Loan đã cấm lao động giúp việc của Việt Nam do tỷ lệ bỏ
về cao. Do đó trong bốn năm gần đây, việc đưa lao động cuả công ty vào thị trường
Đài Loan giảm đáng kể. Mặt khác do nền kinh tế giảm sút tỉ lệ thất nghiệp trong
nước tăng cao ( gần 6% tương đương với số người thất nghiệp khoảng 800.000
người ), cùng với các chính sách của chính phủ liên quan tới người lao động nước
ngoài nên đã hạn chế khả năng thu hút lao động vào thị trường Đài Loan. Bên cạnh
SV: Vũ Thị Thu Phương Lớp: Kế hoạch 48A
25

×