Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Đặc trưng của bảo hiểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.11 KB, 11 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Trong cuộc sống thường nhật, luôn luôn có những nguy hiểm, những rủi ro có
thể xảy ra bất kì lúc nào mà đương nhiên khi xảy ra sẽ kéo theo nhiều tổn thất cho
con người (tài sản, sức khỏe, tính mạng) và con người thường không dự liệu trước
được những rủi ro đó. Vì vậy, khi có rủi ro và dẫn đến tổn thất con người rất khó để
có thể bù đắp và khôi phục lại tổn thất nếu như không có một sự chuẩn bị trước bảo
hiểm chính là một ngành dịch vụ nhằm khắc phục tình trạng trên cho những người
tham gia bảo hiểm. Là ngành dịch vụ tài chính đảm bảo khắc phục những rủi roc ho
con người nên bảo hiểm có những đặc trưng riêng biệt. Bài dưới đây sẽ đi vào phân
tích những đặc trưng của bảo hiểm.
NỘI DUNG
I. Đặc trưng của bảo hiểm
Khái niệm bảo hiểm: được hiểu theo hai phương diện:
Thứ nhất, bảo hiểm được hiểu là một hoặc nhiều phương thức được thực hiện
nhằm phòng ngừa, ngăn chặc một tai nạn có thể xảy ra. Như vậy bảo hiểm là một
cách thức thực hiện đề phòng tai nạn.
Thứ hai, bảo hiểm là một mối quan hệ được hình thành giữa các bên chủ thể
trong đó một bên cam kết về việc bảo đảm tài chính cho bên kia khi xảy ra một rủi ro
tổn thất nhất định. Như vậy, bảo hiểm là một cách thức bảo đảm về mặt tài chính.
1. Bảo hiểm là sự chuyển dịch rủi ro.
Rủi ro được coi là tiền đề của bảo hiểm, không có rủi ro thì sẽ không có bảo
hiểm. Có thể nói dù ở trong một xã hội nào thì vẫn luôn luôn tiềm ẩn những rủi ro có
thể xảy ra bất cứ lúc nào đối với con người .
Xét về đối tượng thiệt hại do rủi do thì gồm ba loại:
- Rủi ro về người là rủi ro về tính mạng hoặc thân thể của con người;
- Rủi ro về tài sản là những thiệt hại về của cải vật chất;
- Rủi ro về trách nhiệm dân sự là những rủi ro gây thiệt hai về tài sản, sức
khỏe, tính mạng của người khác mà người gặp rủi ro gây ra thiệt hại đó phải
gánh chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hạn theo quy định pháp luật.
Khi gặp những rủi ro xảy đến thì con người sẽ phải gánh chịu những tổn thất
về sức khỏe, tính mạng, tài sản… và khi chưa có bảo hiểm thì con người sẽ phải tự


gánh chịu những rủi ro đó và những thiệt hại mà rủi ro gây ra. Khi có bảo hiểm thì
những rủi ro đó sẽ được chủ thể khác gánh nhận thay, bên nhận bảo hiểm đối với rủi
ro đó phải thực hiện việc bù đắp vật chất đối với các tổn thất tài chính mà người tham
gia bảo hiểm (người được bảo hiểm) gặp phải.
Rủi ro là khả năng có thể xảy ra một sự cố không thể đoán trước và không chắc
chắn được về tổn thất. Rủi ro bao gồm:
Thứ nhất, hiểm họa (các sự cố gây ra tổn thất như hiểm họa cháy, nổ, ... ).
Hiểm họa gồm nhiều loại:
- Hiểm họa riêng biệt: xuất phát điểm từ hành vi của một cá nhân hoặc một
nhóm cá nhân riêng biệt. Thiệt hại xảy ra cũng chỉ là của một hoặc một
nhóm cá nhân riêng biệt.
- Hiểm họa chung: phát sinh từ các nguyên nhân nằm ngoài tầm kiểm soát
của con người và thiệt hại xảy ra đối với nhiều người. Nguyên nhân thường
là do các biến cố của thiên nhiên (động đất, lũ lụt…) hay do các nguyên
nhân khác (thay đổi thể chế chính trị của một quốc gia, pháp luật…).
- Hiểm họa rõ: là hiểm họa mà tổn thất tài chính ngang bằng giá trị đối
tượng được bảo hiểm.
- Hiểm họa mờ: tổn thất tài chính có thể vượt quá giá trị của đối tượng được
bảo hiểm.
Thứ hai, nguy cơ tiềm ẩn. Nguy cơ là biểu hiện về tần suất và mức độ nghiêm
trọng của hiểm họa. Đây là yếu tố quan trọng trong khai thác bảo hiểm đối với doanh
nghiệp bảo hiểm. tất cả các dối tượng đều có nguy cơ tiềm ẩn những mức độ của
nguy cơ phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau (như vị trí tồn tại, tính chất, giá trị đối
tượng bảo hiểm; thái độ, ý thức người được bảo hiểm). Đánh giá được mức độ của
nguy cơ là nhằm tạo một căn cứ xác định phí bảo hiểm. Hai loại nguy cơ gồm:
- Nguy cơ vật chất: gắn liền đặc điểm vật chất của đối tượng bảo hiểm.
- Nguy cơ nhân thân: gắn liền với thái độ, ý thức của người được bảo hiểm.
Ví dụ: hai chiếc xe cùng được mua bảo hiểm cho toàn bộ xe, xe thứ nhất trị giá 2500
USD, chiếc thứ hai trị giá 5000 USD. Như vậy xét về giá trị chiếc thứ hai sẽ có giá trị
lớn hơn chiếc thứ nhất và khi bị hỏng thì chi phí cho việc sửa chữa cũng sẽ lớn hơn.

Do đó mức phí bảo hiểm mà chủ xe phải đóng cũng sẽ cao hơn so với chiếc xe thứ
nhất.
Thứ ba, tổn thất bất thường là rủi ro mang tính khách quan và tổn thất là
không thể biết trước (nếu biết trước thì không được bảo hiểm). ví dụ như xảy ra bão
lũ, cháy nổ…
Tóm lại, rủi ro là một hiểm họa mà tổn thất xảy ra nằm ngoài ý chí của người
tham gia bảo hiểm hoặc của người được bảo hiểm và không thể biết trước. Mục đích
của người tham gia bảo hiểm là hướng tới việc được bên nhận bảo hiểm khắc phục
cho mình những tổn thất tài chính khi gặp rủi ro. Nếu rủi ro đem đến tổn thất cho
chính người tham gia bảo hiểm thì bên nhận bảo hiểm phải bù đắp tổn thất tài chính
đó trong phạm vi số tiền bảo hiểm xác định theo hợp đồng hoặc quy định pháp luật.
Nếu rủi ro đến tổn thất cho người thứ ba (bảo hiểm TNDS) thì bên nhận bảo hiểm
phải bù đắp tổn thất cho người bị thiệt hại thay cho người tham gia bảo hiểm.
Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm thì bên nhận bảo hiểm sẽ thu phí bảo hiểm và
cam kết bảo đảm vật chất cho bên tham gia bảo hiểm khi có thiệt hại do rủi ro gây ra.
Như vậy, thông qua việc bảo hiểm, rủi ro sẽ chuyển dịch từ bên tham gia bảo hiểm
sang bên nhận bảo hiểm và hợp đồng bảo hiểm chính là hợp đồng chuyển dịch rủi
ro.
Ví dụ: anh A mua bảo hiểm cho sức khỏe của mình, sau một lần bị tại nạn A
bị thương nặng và phải chịu một tổn thất lớn về tài chính khi đó doanh nghiệp bảo
hiểm sẽ phải chi trả bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm và quy định
của pháp luật. Như vậy là tổn thất về tài chính của anh A được chuyển sang cho
doanh nghiệp bảo hiểm.
Tuy nhiên nếu trong trường hợp này anh A cố tình gây ra tai nạn đó để được
hưởng bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền từ chối trả tiền bảo hiểm cho
anh A.
Hoặc trong trường hợp anh A biết rõ khi đi vào khu vực đó sẽ dễ xảy ra tai nạn
nhưng vẫn cố tình đi vào và không có biện pháp gì để bảo đảm cho sức khoae của
mình ( đi vào khu công trường đang xây dựng nhưng không có bảo hộ lao động ).
Khi đó doanh nghiệp bảo hiểm cũng có quyền từ chối chi trả bảo hiểm vì đấy là tại

nạn mà anh A có thể lường trước.
Với tính chất là dự liệu cho những tổn thất xảy ra trong tương lai do vậy
những tổn thất đã xảy ra trước khi hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực thì sẽ không được
bảo hiểm.
Ví dụ: anh A sau một đượt kiểm tra tổng thể sức khỏa, đã phát hiện mình bị
nhiễm HIV, ngay sau đó anh A đã mua bảo hiểm sức khỏe cho mình. Trong trường
hợp này nếu doanh nghiệp bảo hiểm phát hiện ra anh A đã bị bệnh trước khi giao kết
hợp đồng bảo hiểm thì có quyền không trả tiền bảo hiểm cho anh A. ( Trong trường
hợp này theo quan điểm cá nhân còn có chứa yếu tố lừa dối theo quy định của Bộ
luật dân sự về hiệu lực hợp đồng thì hợp đồng bảo hiểm giữa anh A và doanh nghiệp
bảo hiểm sẽ bị tòa án tuyên vô hiệu nếu có yêu cầu của một trong hai bên).
2. Bảo hiểm là sự chia nhỏ tổn thất.
Không phải bên tham gia bảo hiểm sẽ mong xảy ra một rủi ro đối với mình để
được hưởng bảo hiểm. Nhưng nếu không tham gia bảo hiểm mà xảy ra rủi ro thì họ
có thể sẽ phải chịu một tổn thất lớn về tài chính. Chính vì vậy việc đóng phí bảo hiểm
cho doanh nghiệp bảo hiểm chính là việc người tham gia bảo hiểm chịu một khoản
tổn thất nhỏ về tài chính một cách thường xuyên và biết trước đẻ đổi lại được sự an
tâm và khi xảy ra rủi ro dẫn đến một tổn thất tài chính lớn thì họ sẽ được doanh
nghiệp bảo hiểm bù đắp. Nghĩa là khoản tổn thất tài chính khi có rủi ro sẽ được
chia nhỏ thành phí bảo hiểm.
Thu phí bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm chính là việc tích tụ vốn của
doanh nghiệp bảo hiểm. Và doanh nghiệp bảo hiểm thay khách hàng áp dụng việc
chia tổn thất lớn thành tổn thất nhỏ.
Ví dụ: anh A gặp tai nạn giao thông và bị thương nặng, tổng chi phí để chữa
bệnh và hồi phục sức khỏa là 40.000.000đ . Giả sử:
- Anh A không mua bảo hiểm cho sức khỏe của mình thì khi xảy ra tai nạn
anh A sẽ phải chịu tòan bộ những tổn thất tài chính đó, có nghĩa trong một
khoảng thời gian ngắn anh A sẽ phải chi trả một số tiền lớn.
- Nếu anh A mua bảo hiểm cho sức khỏa của mình với mức phài bảo hiểm là
2.000.000đ/tháng. Theo đó khi xảy ra tai nạn doanh nghiệp bảo hiểm sẽ

phải chi trả khoản tài chính đó cho anh A.
Như vậy thay vì phải trả cùng một lúc số tiền lớn là 40.000.000đ thì anh A chỉ
phải trả 2.000.000đ hàng tháng và số tiền này được coi là một tổn thất nhỏ, cố định
và biết trước.
3. San sẻ tổn thất.

×