Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Giáo dục môi trường trong giảng dạy Địa lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (828.59 KB, 40 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN BA ĐÌNH
TRƯỜNG THCS THỐNG NHẤT
***
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MÔN ĐỊA LÍ
GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG GIẢNG DẠY ĐỊA LÍ
GIÁO VIÊN: TRẦN THỊ THANH MINH
NĂM HỌC 2008 – 2009
PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ
Bảo vệ thiên nhiên và môi trường là vấn đề mang tính toàn cầu. Môi trường là một
vấn đề đã và đang thu hút sự quan tâm của toàn thế giới. Trong mấy chục năm trở lại
đây do sự phát triển kinh tế ồ ạt dưới tác động của các cuộc cách mạng khoa học kĩ
thuật và sự gia tăng dân số quá nhanh làm cho môi trường bị biến đổi chưa từng thấy.
Môi trường lâm vào khủng hoảng với quy mô toàn cầu, trở thành nguy cơ thực sự đối
với cuộc sống hiện đại và sự tồn vong của xã hội trong tương lai.
Để bảo vê cái nôi sinh thành của mình, con người phải thực hiện hàng loạt các vấn
đề phức tạp, trong đó có vấn đề giáo dục môi trường.
Cách đây hơn hai chục năm, hội nghị (Liên Hợp Quốc) tại Stốckhôm (Thuỵ Điển)
ngày 5/6/1972 đã nhất trí nhân định: Viêc bảo vệ thiên nhiên và môi trường là một
trong hai nhiệm vu hàng đầu của toàn nhân loại (cùng với nhiệm vụ bảo vệ hoà bình
chống chiến tranh). Cũng vì thế, ngày mùng 5 tháng 6 hàng năm trở thành “Ngày
môi trương thế giới”.
Trong chỉ thị 36 – CT/TW ngày 25 tháng 6 năm 2008 Ban Chấp hành Trung Ương
Đảng về “tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước” đã nêu rõ một trong những giải pháp hàng đầu, đó là:
Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng thói quen, nếp sống và các phong
trào quần chúng, bảo vệ môi trường.
Bảo vệ môi trường là vấn đề rộng lớn của toàn xã hội, nó có liên quan trực tiếp
không những với từng cá nhân con người, từng nhóm người mà với cả cộng đồng,
quốc gia và quốc tế. Việc giáo dục môi trường ở nhà trường phổ thông là một quá
trình nhận thức giúp các em hiểu biết về thiên nhiên và môi trường, từ đó giáo dục


cho các em ý thức quan tâm thường xuyên đến môi trường, dần dần hình thành ở các
em lòng yêu thích tôn trọng thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống, phong cảnh đẹp,
các di tích văn hoá lịch sử của đất nước.
Việc giáo dục môi tường ở nhà tường ở nhà trường phổ thông chưa có môn học và
bài học riêng – kiến thức về môi trường chỉ được lồng ghép vào một số bài học ở một
số bộ môn.
Nhận thức được vấn đề giáo dục môi trường là rất cần thiết, trong những năm gần
đây khi dạy bộ môn địa lí ở trường THCS, tôi dã lồng ghép việc giáo dục bảo vệ môi
trường vào các bài dạy.
PHẦN B: NỘI DUNG
I. QUAN NIỆM VỀ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG:
1. Quan niệm: Giáo dục môi trường là quá trình giáo dục nhằm giúp cho mỗi học
sinh có nhận thức về môi trường thông qua kiến thức về môi trường (khái niệm, mối
liên hệ, quy luật ) tạo cho học có ý thức, thái độ đối với môi trường; trang bị các kĩ
năng thực hành. Kết quả là học sinh có ý thức trách nhiệm với môi trường và biết
cách hành động thích hợp để bảo vệ môi trường, ứng xử thích nghi thông minh với
môi trường.
Giáo dục môi trường sẽ tạo ra ở học sinh:
- Nhận thức đúng đắn về môi trường.
- Ý thức thái độ thân thiện với môi trường.
- Kĩ năng thực tế hành động trong môi trường.
- Về môi trường.
- Vì môi trường.
- Trong môi trường.
KẾT QUẢ GIÚP HỌC SINH:
- Có ý thức trách nhiệm sâu sắc với môi trường.
- Có được những hành động thích hợp để bảo vệ môi trường.
2. Cách tiếp cận:
- Cách thứ nhất:
+Khai thác những tri thức môi trường hiện có trong sách giáo khoa đia lí.

+ Lồng ghép giáo dục môi trường vào các tiết học.
- Cách thứ hai: Tổ chức các hoạt động ngoại khoá.
3. Cơ hội giáo dục môi trường (GDMT) ở trường THCS thể hiện ở chỗ trong
chương trình có chứa đựng những nội dung giáo dục môi trường dưới hai dạng
chủ yếu:
Dạng I
Nội dung chủ yếu của bài học, hay một
số phần có nội dung môn địa lí có sự
trùng hợp với nội dung của giáo dục
môi trường.
Dạng II
Một số nội dung của bài học, hay một số
phần nhất định của môn địa địa lí có liên
quan trực tiếp với nội dung giáo dục môi
trường.
II. CÁC NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN ĐỊA LÍ
Ở TRƯỜNG THCS
Vấn đề môi
trường
Kiến thức địa lí
được khai thác
Dạng
khai
thác
GDMT
Tên bài dạy lớp
TÀI NGUYÊN RỪNG BỊ SUY GIẢM
Tài nguyên rừng bị
tàn phá nghiêm
trọng.

I
Bài 8: Địa lí ngư nghiệp
và nông nghiệp.
9
Khai thác có kế
hoạch đi đôi với
bảo vệ môi trường.
I Bài 56: Khu vực Bắc Âu. 7
Sự khai thác rừng
Amazôn.
I
Bài 6: Kinh tế Trung và
Nam Mĩ.
7
Làm rẫy.
I
Bài 8: Các hình thức canh
tác nông nghiệp ở đới
nóng.
7
Dân số và môi
trường ở đới nóng.
I
Bài 10: Dân số và sức ép
của dân số tới tài nguyên,
môi trường đới nóng.
7
Triệt hạ rừng lấy
đất xây dựng.
I

Bài 24: Hoạt động kinh tế
của con người ở vùng núi.
7
Phát triển kinh tế
không đi đôi với
việc bảo vệ môi
trường.
I
Bài 20: Đặc điểm kinh tế
các nước Đông Nam á.
8
Địa hình nước ta
mang t/c nhiệt đới
gió mùa ẩm và chịu
tác động mạnh mẽ
của con người.
I
Bài 30: Đặc điểm địa hình
Việt Nam.
8
Đẩy mạnh khâu tu
bổ và trồng rừng đã
trở nên cấp bách.
I
Bài 25: Duyên hải Nam
Trung Bộ.
9
Vấn đề
môi trường
Kiến thức địa lí

được khai thác
Dạng
khai thác
GDMT
Tên bài dạy Lớp
Ô NHIỄM NƯỚC NGỌT
Tài nguyên nước I Bài 23: Sông và hồ 6
Ô nhiễm nước I
Bài 17: Ô nhiễm môi
trường ở đới ôn hoà
7
Chất thải từ dầu mỏ,
các khu công nghiệp
quanh nhà máy thuỷ
điện làm ô nhiễm
nguồn nước
I
Bài 24: Hoạt động
kinh tế của con người
ở vùng núi
7
Sông ngòi nước ta
đang bị ô nhiễm
I
Bài 35: Đặc điểm
sông ngòi Việt Nam
8
SUY THÓAI VÀ Ô NHIỄM ĐẤT
Tài nguyên đất I Bài 36: Đất Việt Nam 8
Thâm canh đi đôi

với việc cải tạo đất
I
Vùng đồng bằng sông
Hồng
9
Nạn phá rừng, đốt
nương làm rẫy ở
miền đòi núi các
nước Đông Nam á
I
Bài 13: Đông Nam á
đất liền và hải đảo
7
Diện tích hoang mạc
đang ngày càng mở
rộng
I
Bài 25: Vùng duyên
hải Nam Trung Bộ
9
Vấn đề sử dụng và
cải tạo đất ở Việt
Nam
I
Bài 36: Đặc điểm đất
Việt Nam
8
Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
Lỗ thủng tầng ôzôn


I Bài 17: Lớp vỏ khí 6
Mưa axít I
Bài 20: Hơi nước trong
không khí – Mưa
6
Sử dụng nhiều nguyên
liệu, nhiên liệu và thải ra
môi trường nhiều chất
thải, khí thải
II Bài 39: Kinh tế Bắc Mĩ 7
Ô nhiễm môi trường I
Bài 17: Ô nhiễm môi
trường ở đới ôn hoà
7
Ô NHIỄM BIỂN - ĐẠI DƯƠNG
Đánh bắt và nuôi trồng
thuỷ sản ở Việt Nam
II
Bài 9: Sự phát triển và
phân phối lâm nghiệp,
thuỷ sản
9
- Môi trường biển
- Ô nhiễm nước biển
- Vấn đề bảo vệ bãi biển
và vùng biển khỏi ô
nhiễm trong hoạt động
du lịch
I
Bài 26: Vùg biển Việt

Nam
8
Việc khai thác hợp lí và
bảo vệ nguồn lợi thuỷ
sản ở Duyên hải miền
Trung
I
Bài 25: Vùng duyên hải
Nam Trung Bộ
9
Vấn đề ô nhiễm do khai
thác, vận chuyển, chế
biến dầu mỏ ở Đông
Nam Bộ
I
Bài 31: Vùng Đông
Nam Bộ
9
SƠ ĐỒ HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH
ĐỊA LÍ Ở LỚP 6
BÀI 17: LỚP VỎ KHÍ
- Khí hậu của Trái Đất sẽ thay đổi như thế nào nếu con người tiếp tục thổi vào khí
quyển những chất khí làm cho khí quyển nóng lên?
Trái Đất được bao bọc một lớp vỏ khí đà trên 60.000 km. Đó chính là một trong
những đặc điểm quan trọng để Trái đất là một hành tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời
có sự sống. Mọi hoạt động của con người đều liên quan đến lớp vỏ khí hay tầng khí
quyển. Thiếu không khí sẽ không có sự sống trên Trái Đất. Trong quá trình giảng dạy
ba phần nội dung chính của bài, giáo viên lồng ghép vấn đề giáo dục môi trường bằng
cách đưa ra tình huống sau đó cho học sinh thảo luận.
- Vai trò của lượng hơi nước, oxi và khí CO2 trong không khí?

- Bảo vệ bầu khí quyển như thế nào? (trước nguy cơ bị thủng tầng ozôn)
- Thế nào là hiệu ứng nhà kính?
- Vì sao có sự ô nhiễm không khí? Tác hại? Chúng ta phải làm gì để giảm bớt sự
ô nhiễm của khí quyển?
Giáo viên đưa ra một số tư liệu:
Trong trường hợp bụi và các khí độc SO2 kết hợp với nước tạo thành H
2
SO
n
ở dạng
sương mù (như sương mù ở Luân Đôn)
Ngày 4/12/1952, ở Luân Đôn sương mù xuất hiện bao phủ thành phố 4 ngày làm giao
thông thành phố đình trệ; 4000 người bị thiệt mạng.
Ngày 16/10/1948 ở Hoa Kì , sương mù kéo dài 5 ngày làm 6000 người bị nhiễm độc
(43%) và có 20 người chết.
BÀI 23 SÔNG VÀ HỒ
BÀI 24: BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG
Nước chiếm hơn 76% tổng diện tích bề mặt Địa Cầu và có một ý nghĩa lớn lao trong
xã hội loài người. Nước phân bố ở khắp mọi nơi trong thiên nhiên. Sông và hồ là
những nguồn nước ngọt quan trọng trên lục địa.
Quanh vấn đề nước:
- Nước quan trọng đối với sự sống của con người như thế nào?
- Những nguyên nhân làm cho nước sông bị ô nhiễm?
- Sự xói lở các bờ sông và sự bị ;ấp đầy của các hồ gây tác hại gì cho cuộc sống
của con người?
- Thảm hoạ? Nước biển dâng cao? Nước biển dâng cao là thảm hoạ khủng khiếp
đối với loài người. Nhiệt độ khí quyển trái đất tăng 1
0
C thì nước biển đầy lên
15 cm và nhiệt độ khí quyển Trái Đất tăng 3.5

0
C mức nước biển sẽ dâng lên 95
cm.
Dự đoán năm 2100 nước biển sẽ tăng 65 cm. – thảm hoạ khủng khiếp. Để chống lại
hiện tượng mực nước biển dâng cao, loài người cần phải làm gì, cho HS thảo luận:
+ Không đốt phá rừng
+ Không dùng năng lượng than, dầu
+ Tham gia phong trào vệ sinh môi trường, trồng cây xanh.
- Hiện nay các nhà nghiên cứu đang nghiên cứu tìm cách dùng năng lượng sạch:
điện, nguyên tử, địa nhiệt, thuỷ triều, gió
(Hiện nay, núi cao nhất - đỉnh Êvơret và đại dương lớn nhất thế giới là Thái Bình
Dương cũng đang bị ô nhiễm. Sông Rainơ (Đanuyp xanh) ngày nay là con sông
bẩn nhất thế giới với 24 triệu tấn phế thải/năm.)
Sự ô nhiễm nước đã ảnh hưởng lớn đến đời sống các sinh vật và đời sống con
người trên Trái Đất.
BÀI 26: ĐẤT – CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH ĐẤT:
Sự thoái hoá đất xảy ra do hai tác nhân:
+ Sự xói mòn rửa trôi do nước chảy trên bề mặt.
+ Sự cạn kiệt chất chất dinh dưỡng của đất do quá trình trồng trọt không được
chăm bón đầy đủ làm cho đất bị thoái hoá cuối cùng dẫn đến hoang mạc hoá.
Hiện nay hiện tượng hoang mạc hoá đã phát triển với quy mô toàn cầu. Theo đánh
giá của UNEP (1984) trên thế giới đã có tới 4500 triệu ha đất bị hoang mạc hoá,
đồng thời hàng năm khoảng 20 triệu ha đất hoàn toàn không trồng trọt được.
Sự hoang mạc hoá được coi là vấn đề do con người, con người là tác nhân gây
hoang mạc hoá đồng thời lại là nạn nhân của quá trình hoang mạc hoá.Hiện nay
hoang mạc hoá đe doạ 20% dân số trên Trái Đất.
Hỏi: - Qua đó chúng ta suy nghĩ gì về hành tinh mà chúng ta đang sống?
- Chúng ta không nên rút ra từ đất quá nhiều những vật mà nó không thể quay
trở về với đất. Chúng ta phải làm gì?
(Cho hoạc sinh thảo luận)

RỪNG BỊ TÀN PHÁ
BÀI 27: LỚP VỎ SINH VẬT. CÁC NHÂN TỐ ẨNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÂN BỐ
Trong sinh quyển, thực vật là phần được phân bố rộng nhất và chiếm khối lượng
lớn nhất 97.8% (Động vật chỉ chiếm 1.3%)
Trước đây người ta ước tính rừng che phủ trên bề mặt Trái Đất chiếm 50%. Đến
nay, theo M. Daveze (1973) diện tích rừng chỉ còn 29.1% bề mặt các lục địa.
Lịch sử phá rừng Thế giới có liên quan đến sự:
+ Phát triển của nông nghiệp – công nghiệp.
+ Sự gia tăng dân số.
Hiện nay theo báo cáo của UNEP (Chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc –
năm 1989) hàng năm trên thế giới mất đi 15 triệu ha rừng, ở Việt Nam năm 1945 có
14 triệu ha rừng = 48,3% diện tích toàn quốc, đến 1975 còn 29.1%.
Hỏi: Việc phá rừng gây hậu quả gì?
Rừng mất đi kéo theo những bất lợi về:
Đất đai
Khí hậu
Thuỷ văn
Động vật
Hỏi: Những biện phấp bảo vệ rừng?
+ Không chặt phá rừng
+ Đóng cửa rừng
+ Chấm dứt nạn du canh du cư
+ Trồng cây gây rừng
+ Kế hoạch trồng rừng và khai thác hợp lí.
Hậu quả của khai thác rừng bừa bãi
BÀI TẬP: Bảo vệ thực vật, động vật trên Trái đất là việc làm cần thiết và cấp bách vì:
1. Con người mang những giống cây trồng vật nuôi từ nơi này đến nơi khác.
2. Con người thu hẹp nơi sinh sống của nhiều loài thực vật, động vật.
3. Việc khai thác rừng bừa bãi làm cho nhiều loài động vật mất nơi cư trú,
Phải di chuyên đi nơi khác.

4. Người Âu đã đem cừu từ Châu Âu sang nuôi ở đại lục Ôxtrâylia.
5. Khai thác rừng bừa bãi đã làm cho diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp,
Rừng ngày càng nghèo đi.
6. Sưn bắn, khai thác động vật tự nhiên một cách quá mức nên một số loài
động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng.
ÔN TẬP: CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN CỦA TRÁI ĐẤT:
Ngoài phần kiến thức – Giáo viên đưa kiến thức giáo dục môi trường bằng hình
yhức tích hợp và lồng ghép hệ thống kiến thức địa lí với kiến thức giáo dục môi
trường để dạy bài ôn tập sau đó giáo viên hệ thống lại cho học sinh thấy được: Mười
vết thương của Trái Đất. Giám đốc cơ quan môi trường của Liên Hợp Quốc (PNUE),
Bộ trưởng Bộ Môi trường Đức – CLoutophơ phân tích thành những nỗi đau của Trái
Đất và đề ra toa thuốc của thế kỉ tới.
1. Sự thoái hoá của đất.
2. Những sự thay đổi về về khí hậu và sự lãng phí về môi trường.
3. Tính đa dạng về sinh học bị giảm sút.
4. Việc phá rừng.
5. Sự đe doạ về nước ngọt.
6. Sự ô nhiễm hoá chất.
7. Đô thị hoá bừa bãi.
8. Việc khai thác quá mức biển cả và sự ô nhiễm miền ven biển.
9. Sự ô nhiễm không khí.
10. Trên các miền cực, các lỗ thủng ôzôn.
Rất tiếc ngày nay con người đã không “Uống nước nhớ nguồn” mà lại đang phá
phách cái nôi sinh ra mình - đang huỷ diệt những kì công mà thiên nhiên đã mất mấy
nghìn triệu năm mới tạo dựng được.
BÀI 5: ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ – XÃ HỘI CHÂU Á
Châu Á là một trong những nơi có người cổ sinh sống và là cái nôi của những nền
văn minh lâu đời trên Trái Đất.
Châu Á là một châu lục đông dân nhất thế giới. Tính đến năm 2002 dân số của
châu á là 3766 triệu người. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao, tình hình đô thị hoá

phát triển nhanh, đặc biệt là ở những nước có thu nhập thấp. Dân số đông, các đô thị
phát triển tự phát đã làm gia tăng sự ô nhiễm môi trường, tăng số lượng rác thải. Hiện
nay hàng năm các thành phố trên thế giới thải ra khoảng 720 tỉ tấn rác. Rác thải
thường được thu gom rồi chôn lấp hoặc được phân huỷ nhưng ở các nước đang phát
triển thì còn một lượng lớn chưa được thu gom. ở các nước đang phát triển các chất
thải đô thị thường không qua xử lí và được tống thẳng xuống sông xuống biển. Việc
xử lí rác thải và chất thải không đúng quy cách đã làm làm ô nhiễm nguồn nước,
không khí, đất đai, gây tác hại đến môi trường sống, ảnh hưởng đến sức khoẻ con
người. Mỗi năm có khoảng 5 triệu người trong đó có 4 triệu trẻ em chết vì các bệnh
liên quan đến chất thải.
Bãi rác “Smokey Moutain” ở Malani rộng 13 ha, hàng ngày nhập tới 3500 tấn rác
sinh hoạt. Người ta đã xác định được 35 loại bệnh ảnh hưởng tới người dân sống
quanh đó.
Châu Á một bãi rác thải độc hai mới?
Châu Á đang trở thành một bãi rác thải mới để chứa các chất thải nguy hiểm do các
nước công nghiệp hoá thải ra _ tin này do các tổ chức Hoà Bình Xanh đóng trụ sở tại
Amsterdam đưa ra trong các báo cáo “Cuộc xâm lược bằng chất thải ở á châu”. Trước
đây các vật liệu có chứa chất nguy hiểm được chuyên chở bằng đường biển tới châu
Phi và Mĩ la tinh thì nay đang được tới châu Á.
ở Nam Triều Tiên: Năm 1911 có 35 triệu tấn chất thải. Năm 2001 giảm lượng chất
thải còn 30%, tăng tỉ lệ tái sinh công nghiệp 40%. Trong đó thuỷ tinh được tái chế
57%, giấy 53%, chất dẻo 40%.
Liên hệ: Chất thải sinh hoạt ở Hà Nội – chất thải công nghiệp được tái chế: Học sinh
trao đổi nhóm - đại diện trình bày.
KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
BÀI 14: ĐÔNG NAM Á - ĐẤT LIỀN VÀ HẢI ĐẢO
Cách đây 12 năm, uỷ ban các quan chức cao cấp về môi trường biển của các
nước ASEAN đã ra đời với tên gọi ASOEN. Hoạt động chính của cơ quan này là tư
vấn cho Ban thư kí ASEAN các vấn đề về biển và môi trườngbiển để từ đó các nước

trong khu vực có những chính sách khai thác và phát triển bền vững gắn liền với bảo
vệ sinh thái biển.
Các nước ASEAN hiện nay đều là các quốc gia đảo và ven biển, trong đó có
Việt Nam với hơn 300 km bờ biển.Khai thác hết tiềm năng tài nguyên của biển để
phát triển kinh tế bền vững là điều mà các quốc gia ASEAN rất quan tâm. Hiện nay
các nước ASEAN đang cố gắng hạn chế môi trường biển bằng cách thiết lập các vùng
bảo tồn thiên nhiên gắn nó với hoạt động kinh tế biển.
Biển là nơi mà tất cả các dòng sông đều chảy đến.
Muốn bảo vệ môit trường biển khi mà chúng ta làm tốt ông tác quản lí ở các lưu vực
phía trên. Hiện nay tình trạng ô nhiễm nước biển Việt Nam trầm trọng – chúng ta có
hai con sông lớn nhất khu vực là sông Hồng và sông Cửu Long. Và đây cũng là hai
lưu vực chính gây ô nhiễm trầm trọng cho biển Việt Nam.
Ở Thái Nguyên, đoạn sông chảy qua thành phố cũng bị ô nhioễm nghiêm trọng, trên
hàng chục km nước sông bién thành màu đen nổi bọt, các chất thải của khu công
nghiệp không được xử lí. Tất cả lượng nước này được đưa ra biển. Khu công nghiệp
Việt Trì mỗi năm có hàng ngàn mét khối nước thải của nhà máy hoá chất, thuốc trừ
sâu, dệt không được xử lí cũng tuôn ra sông rồi ra biển.
Giao thông thương mại phát triển, số vụ đắm tàu, tai nạn tăng lên. Người ta ước tính
rằng cứ một tấn dầu đổ ra biển có thể loang ra diện tích rộng 12 km
2
. Với một lớp dầu
mỏng chừng một vài phần nghìn mm năn cách nước với không khí cũng đủ để làm
cho các sinh vật sống dưới nước bị chết ngạt.
GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG Ở ĐỊA LÍ VIỆT NAM
BÀI 24: VÙNG BIỂN VIỆT NAM
- Sau khi học sinh nắm được đặc điểm tự nhiên của biển Đông, hiểu biết về tài
nguyên và môi trường vùng biển Việt Nam, có nhận thức đúng về chủ quyền vùng
biển Việt Nam, giáo dục thái độ cần thiết bảo vệ chủ quyền vùng biển, tài nguyên
biển và vấn đề bảo vệ môi trường vùng biển là rất quan trọng và cấp bách.
- Vấn đề bảo vệ tài nguyên biển và môi trương vùng biển cho học sinh thảo luận và

làm bài tập:
+ Tình hình khai thác và sử dụng tài nguyên biển.
+ Tình hình ô nhiễm nước biển: Em hãy nêu những đề xuất cho vấn đề bảo vệ tài
nguyên biển.
- Nguyên nhân dẫn đến sự ô nhiễm nước biển?
a. Khai thác vận chuyển dầu trên biển thường xảy ra dò rỉ.
b. Chất thải công nghiệp và sinh hoạt theo sông đổ ra biển.
c. Rác thải từ vũ trụ xâm nhập vào biển.
d. Do khai thác quá mức tài nguyên làm mất cân bằng sinh thái biển.
BÀI 36: ĐẤT VIỆT NAM
Trong khi dạy bài Đất Việt Nam, vấn đề bảo vệ môi trường được lồng ghép cho
HS thảo luận các câu hỏi sau:
- Diện tích đất bị xói mòn, đất xấu tăng do những nguyên nhân nào?
- Muốn bảo vệ tài nguyên và khôi phục cần có những biện pháp gì?
- Phân tích: Tại sao đất không phải là tài nguyên vô tậ cả về diện tích và độ phì
nhiêu?
Giáo viên đưa ra một số tư liệu:
• Diện tích đất tự nhiên của nước ta ít so với dân số (33.1 tr ha - đứng thứ 38 trên
thế giới)
• Nguyên nhân: Do dân số đông và dân số tăng quá nhanh.
1940 1960 1970 1983 2000
0.2 0.16 0.13 0.11 0.10
Diện tích đất đồi tăng:
1943 1983 1990
3 13.8 10
Như vậy con người là một trong những yếu tố hình thành đất đông thời cũng là
một trong những nguyên nhân gây ra ảnh hưởng xấu tới lớp đất trồng.
Diện tích đất xói mòn ngày càng tăng do sự giảm sút của lớp phủ thực vật, do sự khai
thác đất đai quá mức – phân hoá học, thuốc trừ sâu đã làm đất đai ô nhiễm một cách
khó đảo ngược nổi.

ĐÁNH GIÁ: Việc sử dụng và cải tạo đất:
a. Con người có khả năng cải tạo đất xấu thành tốt.
b. Bón nhiều phân hoá học và thuốc bảo vệ thực vật là biện pháp tốt.
c. Phủ xanh đồi trọc và đất trống là biện pháp chống xói mòn hiệu quả.
d. Sử dụng giống cây trồng có năng suất cao là thiết thực thúc đẩy chăm bón và
bảo vệ đất.
BÀI 38: BẢO VỆ TÀI NGUYÊN SINH VẬT VIỆT NAM
ĐÁNH GIÁ:
Câu 1: Rừng cần được bảo vệ và phát triển vì:
a. Rừng cung cấp nguồn gỗ cho chế biến xuất khẩu.
b. Rừng điều hoà khí hậu, chống xói mòn đất đai gây lũ lụt.
c. Rừng cung cấp nguồn động vật làm thực phẩm.
d. Rừng là nơi kinh doanh du lịch.
Câu 2: Theo em chúng ta phải làm gì để khôi phục và phát triển nguồn tài nguyên
sinh vật rừng của nước ta ngày nay:
a. Cấm sử dụng các sản phẩm bằng da, lông thú quý hiếm.
b. Cấm sử dụng các thuốc đặc trị từ các sản phẩm của rừng (mật gấu, sừng tê
giác, nhung hươu, nấm linh chi )
c. Nuôi các loài hoang dã, trồng các cây dược liệu, cây gỗ quý.
d. Xây các khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo tồn động vật quý hiếm.
Câu 3: Đánh dấu X vào ô em cho là đúng:
- Khả năng sử dụng tài nguyên sinh vật nước ta:
a. Cần phải có nhiều công sức, tài năng mới biến được tiềm năng rừng vàng
biển bạc thanh hiện thực.
b. Hệ sinh thái thực vật, động vật đa dạng, phong phú của nước ta là cơ sở để
phát triển cơ cấu cây trồng vật nuôi đa dạng trong sản xuất nông nghiệp.
c. Môi trường biển biển ấm áp lại có nhiều cửa sông là tiềm năng to lớn để
nuôi trồng và khai thác hải sản.
d. Cả 3 ý trên.


Ô nhiễm rác thải ở Việt Nam
Sơ đồ chu trình tuần hoàn nước

Nhà trong nước Đám cưới ngày lụt
GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG – TRONG ĐỊA LÝ HÀ NỘI
Sự phát triển như vũ bão của khoa học ,kĩ thuật và công nghệ đã tạo ra
sản phẩm vật chất to lớn phục vụ đời sống con người .Nhưng đồng thời
chính nó cũng tạo ra những sản phẩm không mong muốn ,có hại đến môi
trường sống cũng như sức khoẻ của con người .Tại các đô thị dân số tăng
nhanh ,kéo theo là nguồn thải gây ô nhiễm môi trường . Sự phát triển
những nhà máy tại những đô thị việc sử dụng các phương tiện giao thông
vv…đã làm cho nguồn nước ,không khí bị ô nhiễm .Môi trường thành phố
ở nước ta đã và đang bị ô nhiễm và ngày càng trở nên trầm trọng .Bảo vệ
môi trường nói chung và môi trường thành phố nói riêng là trách nhiệm
của toàn xã hội ,nhà trường đó giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thành
phố cho mỗi người dân ,từng học sinh là hết sức cần thiết.
Nội dung chính:
Giao từng nội dung cho các nhóm học sinh tìm hiểu rồi viết báo cáo
1.Tình trạng ô nhiễm môi trường thành phố
2.Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường thành phố
3.Tác động đến sức khoẻ con người do ô nhiễm môi trường thành phố
4.Một số giải pháp để hạn chế ô nhiễm môi trường thành phố.
I.Tìm hiểu tình trạng ô nhiễm môi trường thành phố.
*HS:tìm hiểu một số những biểu hiện môi trường thành phố bị ô nhiễm.
*Mô tả hiện trạng ô nhiễm môi trường của Hà Nội.
*Bài tập :Đánh dấu X vào đầu ý mà em cho là đúng

a.Không khí thành phố tăng những chất độc :Pb.CO2,SO2,NO2

b.Con người thấy khó chịu ,mệt mỏi


c. Các sinh vật không sống được ở dưới nước các sông nhỏ dẫn nước
thải

d.Không khí rất bụi

e.Tiếng ồn của các phương tiện giao thông ngày càng nhiều
f.Nước ở đa số các sông ,hồ trong thành phố có mùi hôi
g.Thành phố yên bình
h.Lượng chất thải sinh hoạt không đáng kể
i.Có nhiều phế liệu được thải ra từ các công trường xây dựng
2. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường thành phố
HS: Tìm hiểu nguyên nhân gây ô nhiễm ở môi trường thành phố Hà Nội
*Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và tiếng ồn ?

*Nguyên nhân gây ô nhiễm nước
*Nguyên nhân gây ô nhiễm chất rắn

*Bài tập : Theo bạn yếu tố nào dưới đây tác động xấu đến môi trường
không khí của thành phố Hà Nội
a.Hoạt động của các nhà máy
b.Các phương tiện giao thông như: ôtô, xe máy
c.Đốt than của các hộ gia đình
d.Mở đài, tivi quá to
e.Các trạm bán xăng dầu
g.Các máy điều hoà của các khách sạn, cơ quan, nhà riêng
3.Tác động đến sức khoẻ con người do ô nhiễm môi trường thành phố
Học sinh tìm hiểu trong thực tế và các tư liệu về môi trường :
1.Ô nhiễm môi trường thành phố đã ảnh hưởng đến sức khoẻ con người
nơi đó như thế nào?

2.Bạn hãy đưa ra ví dụ về tác hại ô nhiễm môi trường thành phố đối với
sức khoẻ con người ?
3.Hãy liệt kê một số bệnh thường mắc do yếu tố môi trường gây nên
4.Một số giải pháp đẻ giảm thiểu ô nhiễm môi trường thành phố
HS thảo luận :-Đề xuất một số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường
thành phố.
1.Người ta có những biện pháp gì để hạn chế ô nhiễm môi trường thành
phố

×