Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

PHÂN TÍCH các NHÂN tố ẢNH HƯỞNG đến QUYẾT ĐỊNH đầu tư CHỨNG KHOÁN của các NHÀ đầu tư cá NHÂN TRÊN địa bàn TP đà NẴNG tại các sàn GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.8 MB, 107 trang )

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2014 – 2015
Chủ nhiệm đề tài:
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CỦA CÁC
NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TP. ĐÀ
NẴNG TẠI CÁC SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
Mã đề tài: 2014 – 04
Thuộc nhóm ngành khoa học: Kinh tế
Đà Nẵng – Tháng 04, năm 2015
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC 2014 – 2015
Chủ nhiệm đề tài:
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CỦA CÁC
NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TP. ĐÀ
NẴNG TẠI CÁC SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
Mã đề tài: 2014 – 04
Thuộc nhóm ngành khoa học: Kinh tế
Đà Nẵng – Tháng 04, năm 2015
iii
MỤC LỤC
Chương 4: Các kiến nghị nhằm thu hút các nhà đầu tư cá nhân đưa ra
quyết định đầu tư trên Thị trường Chứng khoán 4
iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CP Cổ phần
TP Thành phố
CK Chứng khoán


NĐT Nhà đầu tư
ĐTCK Đầu tư chứng khoán
TSSL Tỷ suất sinh lợi
RR Rủi ro
QMDN Quy mô doanh nghiệp
TGCV Thời gian công việc
TDTT Theo dõi thị trường
KNDT Kinh nghiệm đầu tư
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu Tên bảng Trang
2.1
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định
đầu tư chứng khoán của các nhà đầu tư cá nhân
23
2.2
Kết quả chạy mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định của nhà đầu tư cá nhân
27
2.3
Tổng hợp tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định đầu tư chứng khoán của các nhà đầu tư
cá nhân
28
2.4
Tổng hợp tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định đầu tư chứng khoán của các nhà đầu tư
cá nhân thông qua yếu tố kỳ vọng sinh lời
31
3.1

Tổng hợp xu hướng tác động của các nhân tố tác
động đến quyết định đầu tư chứng khoán của các
nhà đầu tư cá nhân trên địa bàn TP. Đà Nẵng (mô
hình đề xuất)
45
3.2 Đặc điểm của nhóm trả lời phiếu điều tra 52
3.3 Kiểm định KMO lần 1 các biến độc lập 54
3.4 Kiểm định KMO lần 2 các biến độc lập 54
3.5 Kiểm định KMO lần 1 biến phụ thuộc 55
3.6 Hệ số Cronbach’s Alpha các biến độc lập 56
3.7 Hệ số Cronbach’s Alpha biến phụ thuộc 57
3.8 Thống kê mô tả các biến hồi quy 57
3.9 Độ phù hợp của mô hình 58
3.10 Phân tích phương sai 58
3.11 Phân tích hồi quy lần 1 60
3.12 Phân tích hồi quy lần 2 61
3.13
Tổng hợp xu hướng tác động của các nhân tố tác
động đến quyết định đầu tư chứng khoán của các
nhà đầu tư cá nhân trên địa bàn TP. Đà Nẵng (kết
quả mô hình)
63
vi
4.1
Phương thức thanh toán của các cổ phiếu, trái
phiếu, chứng chỉ quỹ
74
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Số hiệu Tên sơ đồ Trang
1.1

Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng
khoán của nhà đầu tư cá nhân
12
2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng 22
vii
khoán của các nhà đầu tư cá nhân
2.2
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà
đầu tư cá nhân
27
2.3
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà
đầu tư cá nhân
30
2.4
Các nhân tố ảnh hưởng đến đến quyết định đầu tư chứng
khoán của các nhà đầu tư cá nhân
30
2.5
Tổng hợp các yếu tố tác động đến quyết định đầu tư
chứng khoán của các nhà đầu tư cá nhân từ các mô hình
thực nghiệm
36
3.1
Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà
đầu tư cá nhân (mô hình đề xuất)
45
3.2 Các bước thực hiện quy trình nghiên cứu 46
3.3
Mô hình hoàn chỉnh các nhân tố ảnh hưởng đến quyết

định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân trên địa bàn TP. Đà
Nẵng
63
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thị trường Chứng khoán Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ tháng 8
năm 2000, cho đến nay, trải qua gần 15 năm, với những bước phát triển mạnh
mẽ và nhiều thăng trầm, thị trường chứng khoán ngày càng khẳng định là một
trong những thị trường thu hút được nhiều sự quan tâm và đầu tư của các nhà
đầu tư. Và nhanh chóng trở thành một thị trường quan trọng trong việc đóng
góp cho sự phát triển của nền kinh tế.
Vào những năm 2006, khi thị trường chứng khoán bùng nổ, hầu hết các nhà
đầu tư đều coi đó là nơi tìm kiếm lợi nhuận hấp dẫn. Tuy nhiên, sau cuộc
khủng hoảng tài chính 2008 trở lại đây, thị trường chứng khoán bắt đầu kém
thu hút các nhà nhà đầu tư hơn. Nhiều nhà đầu tư đã rút khỏi thị trường chứng
khoán và tham gia đầu tư vào các thị trường khác. Do đó, việc tìm hiểu các
nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán của các nhà đầu tư cá
nhân nói riêng cũng như các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán nói
chung là điều cần thiết nhằm thu hút họ tham gia đầu tư trên thị trường này.
Có rất nhiều nhân tố tác động đến quyết định đầu tư chứng khoán của các
nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán. Ngoài những biến động
không lường về tình hình kinh tế vĩ mô, tình hình sản xuất kinh doanh cũng
như khả năng tài chính của chính bản thân các doanh nghiệp niêm yết trên thị
trường chứng khoán, thì ngay cả yếu tố tâm lý của các nhà đầu tư cá nhân trên
thị trường chứng khoán cũng là một trong những nhân tố quyết định đầu tư
chứng khoán hay không của các nhà đầu tư cá nhân. Đặc biệt, tại thị trường
Đà Nẵng, với tâm lý thận trọng, ngại rủi ro và thích ổn định thì việc đưa ra
quyết định đầu tư chứng khoán đối với các cá nhân trên thị trường này cần
phải được xem xét kỹ lưỡng hơn. Do đó, việc nắm bắt các nhân tố ảnh hưởng

đến quyết định đầu tư chứng khoán là điều then chốt cho việc đưa ra quyết
2
định đầu tư chứng khoán đối với các nhà đầu tư cá nhân. Chính vì vậy, tác giả
đã quyết định chọn đề tài: “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết
định đầu tư Chứng khoán của các Nhà đầu tư cá nhân trên địa bàn TP. Đà
Nẵng tại các Sàn Giao dịch Chứng khoán”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài thực hiện việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu
tư Chứng khoán của các Nhà đầu tư cá nhân trên địa bàn TP. Đà Nẵng tại các
Sàn Giao dịch Chứng khoán. Từ đó, giúp cho các Sàn giao dịch chứng khoán
có hướng đi đúng đắn trong việc thu hút các Nhà đầu tư cá nhân trên địa bàn
TP. Đà Nẵng tham gia đầu tư chứng khoán.
Cụ thể, đề tài thực hiện những nhiệm vụ như:
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán của
các nhà đầu tư cá nhân trên cơ sở lý thuyết cũng như các mô hình thực tiễn.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán của
các nhà đầu tư cá nhân trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng tại các Sàn giao dịch
chứng khoán.
- Trên cơ sở đó, đề xuất những kiến nghị cần thiết cho việc thu hút các nhà
đầu tư cá nhân trong việc tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư
chứng khoán và thực tiễn khảo sát các cá nhân trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng
nhằm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán của
các nhà đầu tư cá nhân.
b. Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi không gian: Đề tài thực hiện việc nghiên cứu các nhân tố tác
động đến quyết định đầu tư chứng khoán của các nhà đầu tư cá nhân trên địa
bàn Thành phố Đà Nẵng.

3
+ Phạm vi thời gian: Đề tài thực hiện việc lấy dữ liệu phục vụ cho công
tác điều tra và nghiên cứu thông qua bảng câu hỏi được thu thập trong năm
2014.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã áp dụng một số phương pháp
nghiên cứu như sau:
- Phương pháp định tính: Các cơ sở lý thuyết có tính chất khoa học nhằm đề
cập và trình bày cũng như phân tích các yếu tố tác động đến quyết định đầu tư
chứng khoán.
- Phương pháp định lượng: Bằng việc thu thập ý kiến của các nhà đầu tư
chứng khoán trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng thông qua phiếu khảo sát, điều
tra, từ đó, tiến hành các phương pháp như:
+ Phương pháp thống kê mô tả: Dựa trên dữ liệu thu được, tiến hành sắp
xếp và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán.
+ Phương pháp phân tích bằng mô hình thực nghiệm: Với kết quả thu được
sẽ tiến hành mã hóa số liệu và chạy mô hình SPSS để đi đến kết quả đánh giá
các yếu tố tác động đến quyết định đầu tư chứng khoán của các nhà đầu tư cá
nhân.
5. Kết cấu của đề tài
Kết cấu của đề tài gồm 4 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư
Chứng khoán của các nhà đầu tư cá nhân
Chương 2: Những nghiên cứu thực tiễn về các nhân tố ảnh hưởng đến
quyết định đầu tư chứng khoán của các nhà đầu tư cá nhân
Chương 3: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư Chứng
khoán của các nhà đầu tư cá nhân trên địa bàn TP. Đà Nẵng tại các Sàn giao
dịch Chứng khoán
4
Chương 4: Các kiến nghị nhằm thu hút các nhà đầu tư cá nhân đưa ra quyết

định đầu tư trên Thị trường Chứng khoán
6. Ý nghĩa khoa học thực tiễn của đề tài
Đề tài cung cấp những nhân tố quan trọng trong việc đi đến quyết định đầu
tư chứng khoán của các nhà đầu tư cá nhân trên địa bàn thành phố Đà nẵng
cũng như đề ra những giải pháp nhằm thu hút các nhà đầu tư cá nhân tham gia
đầu tư trên thị trường này.
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Nghiên cứu này kế thừa và điều chỉnh những nhân tố ảnh hưởng đến quyết
định đầu tư chứng khoán của các nhà đầu tư cá nhân từ những nghiên cứu
trước đây cho phù hợp với thị trường Việt Nam, cụ thể là địa bàn thành phố
Đà Nẵng.
Để hoàn thiện được đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết
định đầu tư Chứng khoán của các Nhà đầu tư cá nhân trên địa bàn TP. Đà
Nẵng tại các Sàn Giao dịch Chứng khoán”, tác giả đã tham khảo Bài giảng
Quản trị danh mục đầu tư của PGS.TS Võ Thị Thúy Anh, Bài giảng Kinh
lượng lượng của GS.TS Trương Bá Thanh, Giáo trình Đầu tư tài chính của
PGS.TS Phan Thị Bích Nguyệt và nhiều tài liệu làm cơ sở lý thuyết khác.
Và đặc biệt quan trọng kế thừa các nghiên cứu thực tiễn đi trước, trong việc
phân tích và nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến
quyết định đầu tư chứng khoán của các nhà đầu tư cá nhân. Trên thế giới cũng
như tại Việt Nam có rất nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết
định đầu tư chứng khoán của các nhà đầu tư cá nhân, tuy nhiên, sau khi tìm
hiểu và nghiên cứu, tác giả đã chọn một số nghiên cứu làm tiền đề cho đề tài
này, đó là:
- Đề tài “Phân tích các yếu tố chi phối hoạt động của Nhà đầu tư trên thị trường
chứng khoán Việt Nam” do học viên Tô Thị Mỹ Dung thực hiện năm 2006 tại
Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh [2].
5
Tác giả đã nghiên cứu những cơ sở lý luận về thị trường chứng khoán, phân
tích các yếu tố chi phối hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư trên thị trường

chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2000 – 2006. Đồng thời, tiến hành khảo sát và
chạy mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi mong đợi, một trong
những nhân tố chi phối hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư trên thị trường
chứng khoán. Từ đó tác giả cho thấy được các nhân tố ảnh hưởng một cách gián
tiếp đến quyết định đầu tư chứng khoán của các nhà đầu tư cá nhân. Và tác giả
đả đưa ra các giải pháp và kiến nghị để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động
đầu tư trên thị trường chứng khoán dựa trên kết quả nghiên cứu và mô hình [2].
- “Khảo sát và đo lường các yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến quyết định đầu tư
chứng khoán của đầu tư cá nhân” do ThS. Trần Minh – Nguyễn Thị Thùy
Dung thực hiện đăng trên tạp chí Công nghệ Ngân hàng số 30 năm 2008 [3].
Kết quả khảo sát đề cập đến những yếu tố tâm lý của các nhà đầu tư cá
nhân khi đưa ra quyết định đầu tư chứng khoán và có những nhận định các
đặc điểm tâm lý chung của các nhà đầu tư cá nhân [3].
Với việc ghi nhận những diễn biến của thị trường chứng khoán, tác giả đã
phân tích được tâm lý của nhà đầu tư cá nhân, từ đó, cho thấy được các yếu tố
ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định đầu tư chứng khoán của các nhà đầu tư cá
nhân. Cùng với đó, tác giả tiến hành chạy mô hình và đưa ra kết quả cuối
cùng các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán của các nhà
đầu tư cá nhân [3].
- Individual expectations, risk perception and preferences in relation to
investment decision making (Sự kỳ vọng cá nhân, nhận thức rủi ro và sở
thích liên quan đến quyết định đầu tư) của Gerrit Antonides and Nico L. Van
Der Sar [17].
Mục đích của bài báo cáo này là, thứ nhất, xác định mối quan hệ cả hai yếu
tố kỳ vọng sinh lời, sở thích của các nhà đầu tư với lợi nhuận chứng khoán là
6
khác nhau giữa các nhà đầu tư, và, thứ hai, thảo luận với mối quan hệ quyết
định đầu tư chứng khoán của hai yếu tố trên [17, trang 229].
Bài báo cáo cho thấy, mối quan hệ giữa lợi nhuận kỳ vọng của những
người đưa ra quyết định đầu tư và nhận thức rủi ro đối với các biến tâm lý

kinh tế. Tiếp đến là yếu tố kỳ vọng, sở thích của các nhà đầu tư đóng một vai
trò quan trọng trong việc giải thích hành vi của các nhà đầu tư trên thị trường
chứng khoán [17, trang 229].
- “Phân tích tình hình tài chính trên thị trường chứng khoán để đưa ra quyết
định đầu tư” do TS. Nguyễn Ngọc Quang thực hiện đăng trên Tạp chí kinh tế
và phát triển [9].
Thị trường chúng khoán ngày càng thu hút nhiều các nhà đầu tư tham gia
đầu tư. Tuy nhiên, trong thực tiễn, hầu hết các nhà đầu tư đều chưa nắm rõ
những vấn đề cơ bản và kỹ thuật phân tích tài chính trên thị trường chứng
khoán. Nhằm giảm bớt sự rủi ro trong quá trình mua, bán cổ phiếu, các nhà
đầu tư khi đưa ra quyết định cần phân tích tình hình tài chính của các công ty
cổ phần trên thị trường chứng khoán [9, trang 34].
Với mục đích, nhằm hệ thống lý thuyết và phân tích một số các chỉ tiêu tài
chính cơ bản của các công ty cổ phần thông qua bản cáo bạch tài chính được
công khai trên thị trường chứng khoán tác giả đã giúp ích các nhà đầu tư có
các thông tin chính xác góp phần đưa ra quyết định đúng đắn đảm bảo thành
công trên thị trường chứng khoán [9].
Kết luận
Từ việc đánh giá đóng góp chính và hạn chế của các nghiên cứu trên, tác
giả kế thừa các yếu tố phù hợp và điều chỉnh các yếu tố chưa phù hợp với bối
cảnh nghiên cứu. Từ đó tác giả xây dựng cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên
7
cứu, cũng như xây dựng thang đo các khái niệm nghiên cứu để áp dụng và
điều tra các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán của các
nhà đầu tư cá nhân trên địa bàn TP. Đà Nẵng tại các Sàn giao dịch Chứng
khoán.
CHƯƠNG 1
8
TỔNG QUAN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CỦA CÁC NHÀ

ĐẦU TƯ CÁ NHÂN
1.1. KHÁI NIỆM VÀ MỤC ĐÍCH ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
1.1.1. Khái niệm về đầu tư chứng khoán
Đầu tư theo nghĩa chung nhất là quá trình sử dụng các nguồn lực hiện tại
nhằm thu lại lợi ích nào đó trong tương lai. Các nguồn lực sử dụng vào quá
trình đầu tư được gọi là vốn đầu tư và có thể được biểu hiện dưới nhiều hình
thức khác nhau như: vốn bằng tiền (nội tệ, ngoại tệ), kim khí quí, đá quí, đất
đai, bất động sản, tài nguyên, gái trị thương hiệu, phát minh sáng chế,… Lợi
ích của đầu tư cũng được xem xét ở nhiều góc độ khác nhau tùy theo mục
đích của hoạt động đầu tư như: Lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc
phòng, bảo vệ môi trường,… Trong hoạt động kinh tế mục đích chủ yếu và
trước hết của hoạt động đầu tư là để thu lợi nhuận [6, trang 15].
Hoạt động đầu tư có thể do một tổ chức hoặc một cá nhân thực hiện dưới
nhiều hình thức. Song nếu căn cứ vào mối liên hệ trực tiếp giữa chủ đầu tư và
đối tượng đầu tư người ta thường chia thành đầu tư trực tiếp và đầu tư gián
tiếp [6, trang 15].
- Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư trong đó chủ đầu tư trực tiếp tham gia
quản lý điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư, được thực hiện dưới các
hình thức như góp vốn kinh doanh hoặc thực hiện các hợp đồng hợp tác kinh
doanh.
- Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư mà chủ đầu tư không trực tiếp tham
gia điều hành hoạt động của đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư, được thực hiện
dưới các hình thức như đầu tư chứng khoán hoặc cho vay đầu tư đối với các
tổ chức kinh tế.
9
Như vậy, đầu tư chứng khoán là một trong những hình thức đầu tư gián
tiếp của các nhà đầu tư vào các doanh nghiệp, ở đó chủ đầu tư bỏ vốn để mua
các chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu) của doanh nghiệp đang lưu hành trên
thị trường chứng khoán nhằm đạt được những lợi ích nhất định [6, trang 16].
1.1.2. Mục đích đầu tư chứng khoán

Đầu tư chứng khoán là một hình thức đầu tư khá phổ biến ở các nước có
nền kinh tế thị trường và thị trường chứng khoán phát triển [6, trang 16].
Mục đích của đầu tư chứng khoán trước hết là nhằm thu được lợi nhuận từ
số tiền đã bỏ ra đầu tư. Phần lợi nhuận này được hình thành từ lợi tức chứng
khoán mà chủ doanh nghiệp trả cho người đầu tư theo quy định và phần
chênh lệch giá chứng khoán khi họ chuyển nhượng quyền sở hữu chứng
khoán trên thị trường [6, trang 16].
Tiếp đến mục đích của đầu tư chứng khoán là để phân tán rủi ro có thể gặp
trong tương lai nhờ đa dạng hóa các hình thức đầu tư, để thực hiện quyền
kiểm soát hoặc tham gia quản trị doanh nghiệp với tư cách người nắm cổ
phần, vốn góp chi phối [6, trang 16].
Các mục đích có thể khác nhau tùy theo ý định của từng nhà đầu tư, song
cũng có thể là tổng hợp các mục tiêu trên trong những tình huống cụ thể [6,
trang 16].
1.2. TỔNG QUAN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT
ĐỊNH ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN CỦA CÁC NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN
1.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư Chứng khoán của
các nhà đầu tư cá nhân
Để đi đến quyết định đầu tư chứng khoán, các nhà đầu tư thường phải xem
xét, cân nhắc nhiều nhân tố. Các nhân tố cơ bản thường bao gồm:
10
1.2.1.1. Khả năng sinh lời
Mức sinh lời trong đầu tư chứng khoán phản ánh khả năng đem lại lợi
nhuận cho nhà đầu tư chứng khoán trong một khoảng thời gian nhất định từ
số vốn gốc mà họ bỏ ra ban đầu. Mức sinh lời trong đầu tư chứng khoán có
thể đo bằng số tuyệt đối hoặc tương đối. Mức sinh lời tuyệt đối là phân chênh
lệch giữa tổng thu nhập từ đầu tư chứng khoán (bao gồm số lợi tức chứng
khoán cộng mức lãi hoặc lỗ về vốn) với số tiền đầu tư ban đầu (vốn gốc). Nếu
tính theo số tương đối, mức sinh lời chứng khoán là tỷ lệ phần trăm giữa tổng
số lợi nhuận thu được từ đầu tư chứng khoán so với vốn gốc [7, trang 17].

Mục đích trước hết của đầu tư chứng khoán là nhằm thu được lợi nhuận
trong tương lai, vì vậy khả năng sinh lợi của khoản đầu tư chứng khoán là
nhân tố cần được xem xét hàng đầu. Tuy nhiên, khả năng sinh lời của chứng
khoán lại chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác như: lĩnh vực, ngành nghề
kinh doanh, chính sách kinh tế của Nhà nước, khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp trên thị trường, chính sách chi trả lợi tức cổ phần của doanh nghiệp…
Vì thế để tối đa hóa lợi nhuận, nhà đầu tư cần phải phân tích, đánh giá kỹ các
nhân tố có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh lời nêu trên để lựa chọn quyết
định đầu tư cho phù hợp [6, trang 313].
1.2.1.2. Mức độ rủi ro
Rủi ro trong đầu tư chứng khoán được hiểu là khả năng xảy ra những kết
quả không mong đợi trong tương lai. Điều này được thể hiện ở sự sụt giảm,
thua lỗ hoặc những biến động bất thường về tỷ suất sinh lợi trong hoạt động
đầu tư chứng khoán [7, trang 19].
Để có thể thu được lợi nhuận tối đa trong đầu tư chứng khoán nhà đầu tư
còn phải biết cách tối thiểu hóa các rủi ro có thể gặp. Việc đánh giá mức độ
rủi ro trong đầu tư chứng khoán không chỉ đối với từng loại chứng khoán
riêng lẽ mà còn đối với toàn bộ danh mục đầu tư chứng khoán nhằm hạn chế
11
và phân tán rủi ro. Thông thường, mức độ rủi ro có sự khác biệt nhất định
giữa các chứng khoán vốn và chứng khoán nợ, giữa chứng khoán có thời hạn
thanh toán khác nhau, giữa chứng khoán có khả năng chuyển đổi hoặc không
chuyển đổi, giữa chứng khoán của các doanh nghiệp hoặc ngành kinh doanh
khác nhau… Việt đánh giá mức độ rủi ro đầu tư chứng khoán cũng đòi hỏi
năng lực, kỹ năng phân tích đánh giá rủi ro nhất định của các nhà đầu tư
chứng khoán trên thị trường [6, trang 313, 314].
1.2.1.3. Khả năng thanh khoản
Tính thanh khoản (hay còn gọi là tính lỏng) của chứng khoán là khả năng
dễ dàng chuyển đổi chứng khoán thành tiền mặt. Thông thường khi có số tiền
mặt nhàn rỗi nhà đầu tư thường đầu tư chứng khoán để thu lợi nhuận, song

khi cần tiền mặt để đáp ứng các nhu cầu cá nhân hoặc chuyển hướng đầu tư
họ lại nuốn chuyển nhượng chứng khoán đang sở hữu để thu tiền về. Nếu các
chứng khoán mà họ sở hữu có khả năng thanh khoản cao, việc sở hữu chứng
khoán cũng tiện ích không khác gì việc nắm giữ tiền mặt thì sẽ khuyến khích
họ đầu tư chứng khoán và ngược lại. Do đó tính thanh khoản của chứng
khoán cũng là một yếu tố quan trọng để các nhà đầu tư cần xem xét để đi đến
quyết định đầu tư [6, trang 314].
1.2.1.4. Mức độ và khả năng kiểm soát, chi phối hoạt động của các
doanh nghiệp niêm yết
Đôi khi mức độ và khả năng kiểm soát, chi phối hoạt động của doanh
nghiệp cũng là một nhân tố được xét đến khi lựa chọn quyết định đầu tư
chứng khoán. Quyền hạn và lợi ích của nhà đầu tư chứng khoán thường được
tăng thêm theo mức độ nắm giữ cổ phần của doanh nghiệp. Vì vậy, khi đầu tư
chứng khoán họ cũng cần cân nhắc qui mô đầu tư sao cho có thể đạt được
mục đích kiểm soát, chi phối hoạt động của doanh nghiệp, hỗ trợ cho việc
thực hiện mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của mình [6, trang 314].
12
1.2.1.5. Phân tích tài chính
Việc xem xét từ nhiều nguồn thông tin để đi đến quyết định đầu tư là điều
cần thiết. Và báo cáo tài chính cần phải được xem xét tỉ mỉ để rút ra thông tin
cần thiết. Các báo cáo tài chính thường được xem là nơi để tìm kiếm thông tin
về công ty và còn đóng một vai trò quan trọng khác nữa trong phân tích cơ
bản để đi đến quyết định đầu tư [14, trang 123, 126].
Phân tích báo cáo tài chính với các dạng khác nhau như: Phân tích tài chính
so sánh, phân tích tài chính theo tỷ trọng, phân tích tỷ số, phân tích dòng tiền
và định giá [14, trang 30].
Như vậy, có 5 nhân tố được đề cập ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng
khoán của các nhà đầu tư cá nhân, đó là: Khả năng sinh lời, mức độ rủi ro,
khả năng thanh khoản và mức độ và khả năng kiểm soát, chi phối hoạt động
của các doanh nghiệp niêm yết, phân tích tài chính.

Sơ đồ 1.1: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán
của các nhà đầu tư cá nhân
1.2.2. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư Chứng
khoán
Để đi quyết định đầu tư chứng khoán, các nhà đầu tư cá nhân phải xem xét
đến nhiều nhân tố. Do đó, việc xác định mức độ tác động của từng nhân tố
đến quyết định đầu tư chứng khoán của các nhà đầu tư cá nhân là điều cần
thiết. Lý thuyết định giá Arbitrage (hay còn gọi là mô hình APT) là một trong
Quyết định đầu tư
của NĐT cá nhân
Phân tích tài chính
Khả năng thanh khoản
Khả năng kiểm soát, chi
phối hoạt động
Khả năng sinh lời
Mức độ rủi ro
13
những mô hình phản ánh mối quan hệ giữa tỷ suất lợi tức kỳ vọng của chứng
khoán i với phần bù rủi ro của nhân tố k, vì vậy, khi sử dụng mô hình APT, ta
sẽ phản ánh được nhiều nhân tố tác động đến quyết định đầu tư chứng khoán
của các nhà đầu tư cá nhân.
1.2.2.1. Mô hình APT
Đã từ rất lâu, khi nhắc đến quyết định đầu tư, không chỉ đầu tư trên lĩnh
vực chứng khoán mà đầu tư ở bất kỳ lĩnh vực gì, các nhà đầu tư đều xem xét
đến 2 yếu tố có tầm ảnh hưởng lớn đó là: Rủi ro và tỷ suất sinh lợi.
Rủi ro được xem như là các khoản thiệt hại về tài chính. Những chứng
khoán nào có khả năng xuất hiện những khoản lỗ lớn được xem như là có rủi
ro hơn những chứng khoán có khả năng xuất hiện những khoản lỗ thấp hơn.
Vì vậy, rủi ro được mô tả bằng sự biến đổi của các tỷ suất lợi tức của chứng
khoán đó.

Và lý thuyết định giá Arbitrage (hay còn gọi là mô hình APT) là một trong
những mô hình phản ánh mối quan hệ giữa tỷ suất lợi tức kỳ vọng của chứng
khoán i với phần bù rủi ro của nhân tố k.
Trong đó:
: Tỷ suất lợi tức kỳ vọng của chứng khoán i
: Phần bù rủi ro của nhân tố k
: Hệ số đo lường độ nhạy của tỷ suất lợi tức trên chứng khoán i đối với
nhân tố k
: Lãi suất phi rủi ro
Mô hình APT cho rằng tỷ suất sinh lợi của chứng khoán là một hàm số
tuyến tính của tập hợp các yếu tố có khả năng xảy ra rủi ro đến tỷ suất sinh lợi
14
của chứng khoán. Mô hình APT cũng cho rằng tỷ suất sinh lợi của chứng
khoán được tạo bởi một số các nhân tố của toàn ngành và toàn thị trường.
APT cho thấy mối quan hệ thuận chiều giữa tỷ suất sinh lợi kỳ vọng và rủi ro.
Mô hình APT dựa trên một số giả thuyết cơ bản như sau:
- Các nhà đầu tư khi đưa ra quyết định đều dựa trên việc phân tích hai
yếu tố tỷ suất lợi tức và rủi ro của chứng khoán
- Các nhà đầu tư đều mong muốn đa dạng hóa trong việc đầu tư nhằm
phân tán rủi ro
- Tất cả các chứng khoán có kỳ vọng và phương sai có hạn
- Thị trường vốn là thị trường cạnh tranh hoàn hảo (không có thuế và chi
phí giao dịch), không cho phép tồn tại các cơ hội arbitrage
Và các nhà đầu tư thông minh sẽ không bao giờ tập tư toàn bộ khoản tiền
mình có được vào một rổ, nên trong danh mục đầu tư luôn tồn tại nhiều loại
chứng khoán khác nhau và tỷ suất sinh lợi của danh mục sẽ được tính toán
bằng trung bình trọng số của các tỷ suất sinh lợi từng chứng khoán trong danh
mục đó.
1.2.2.2. Ứng dụng mô hình APT
Căn cứ vào mô hình APT, có thể thấy được rằng, hai yếu tố tác động đến

hành vi của các nhà đầu tư chứng khoán đó là tỷ suất sinh lợi và rủi ro.
- Yếu tố tỷ suất sinh lợi:
Chúng ta có thể định nghĩa một hoạt động đầu tư như sự chuyển vốn trong
một khoảng thời gian để đạt được tỷ suất sinh lợi mà có thể bù đắp cho nhà
đầu tư trong thời gian đầu tư, bù đắp cho tỷ lệ lạm phát dự kiến trong quá
trình đầu tư và cho những yếu tố khác không chắc chắn có liên quan. Từ định
nghĩa này, chúng ta biết rằng bước đầu tiên trong tiến trình đầu tư là xác định
tỷ suất sinh lợi mong đợi [8, trang 3].
15
Như vậy, yếu tố tỷ suất sinh lợi là một trong những yếu tố cần phải được
xem xét đến khi đưa ra quyết định đầu tư của các nhà đầu tư khi tham gia đầu
tư trên thị trường chứng khoán.
Để đo lường tỷ suất sinh lợi, người ta sử dụng chỉ tiêu lợi tức của một
chứng khoán, tỷ suất lợi tức/năm, lợi tức trung bình của một chứng khoán:
Lợi tức của một chứng khoán:
Với D: Cổ tức từ việc nắm giữ cổ phiếu
: Giá bán cổ phiếu, : Giá mua cổ phiếu
Tỷ suất lợi tức/năm:
Lợi tức trung bình của một chứng khoán:
Trung bình cộng:
Với n: Số năm đầu tư và i: Năm thứ i
Trung bình nhân:
Trong thực tế để tránh rủi ro các nhà đầu tư thường đầu tư vào một danh
mục nhiều tài sản hơn là một tài sản riêng lẻ. Trong trường hợp đó cần xem
xét phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư cho một danh mục tài sản đầu tư
[7, trang 377].
Một danh mục đầu tư thường bao gồm nhiều loại tài sản đầu tư khác nhau.
Mỗi loại tài sản lại có mức lợi suất đầu tư khác nhau. Vì thế lợi suất đầu tư
16
ước tính của một danh mục đầu tư là bình quân gia quyền của lợi suất thu

được từ mỗi tài sản trong danh mục đầu tư đó [7, trang 377].
Và, yếu tố tỷ suất sinh lợi lại chịu nhiều tác động bởi các yếu tố khác như:
tình hình hoạt động của công ty, tình hình thị trường, ngành công ty đó hoạt
động, tình hình nền kinh tế.
- Yếu tố rủi ro:
Rủi ro là một đại lượng không mong muốn khi các nhà đầu tư tham gia đầu
tư trên bất cứ thị trường nào.
Có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về rủi ro, nhưng cách tiếp cận phổ
biến nhất khi xem xét rủi ro là khả năng xuất hiện các khoản thiệt hại tài
chính. Những chứng khoán nào có khả năng xuất hiện các khoản lỗ lớn được
xem như là có rủi ro lớn hơn những chứng khoán có khả năng xuất hiện
khoản lỗ thấp hơn. Nói một cách khác, thuật ngữ rủi ro được sử dụng với ý
nghĩa thay thế qua lại lẫn nhau với thuật ngữ không chắc chắn để mô tả sự
biến đổi của các tỷ suất sinh lợi liên quan đến một chứng khoán hay một tài
sản nào đó [11, trang 67].
Để đo lường rủi ro, người ta sử dụng chỉ tiêu phương sai hoặc độ lệch
chuẩn:
Phương sai của tỷ suất lợi tức (
Độ lệch chuẩn của tỷ suất lợi tức :
i, k: Các trường hợp
: Tỷ suất lợi tức trường hợp i
17
: Xác suất tỷ suất lợi tức trường hợp i
: Lợi tức kỳ vọng của một chứng khoán
Như chúng ta đã biết, để hạn chế rủi ro, các nhà đầu tư sẽ thực hiện phân
tán rủi ro thông qua việc đầu tư vào nhiều cổ phiếu khác nhau, tạo nên một
danh mục đầu tư.
Cũng giống như đầu tư từng tài sản riêng lẻ, rủi ro của danh mục đầu tư là
khả năng hoặc sự biến động trong tương lai về lợi nhuận thu được từ danh
mục đầu tư. Vì thế khi phân tích rủi ro của một danh mục đầu tư người ta phải

quan tâm đến rủi ro của cả danh mục chứ không phải rủi ro của một loại tài
sản nào. Trong một danh mục đầu tư mỗi loại tài sản cũng có mức rủi ro khác
nhau. Chẳng hạn đầu tư vào trái phiếu thì ít rủi ro hơn đầu tư vào cổ phiếu. Vì
thế đa dạng hóa đầu tư (không bỏ tất cả trứng vào một rổ) trở thành một
nguyên tắc trong đầu tư chứng khoán và là giải pháp quan trọng để giảm thiểu
rủi ro đầu tư cho toàn dnah mục [7, trang 378].
Trong việc đầu tư chứng khoán, các nhà đầu tư có thể gặp những rủi ro sau:
Rủi ro về vỡ nợ của nhà phát hành, rủi ro về lãi suất, rủi ro về lạm phát, rủi ro
thị trường, rủi ro về tỷ giá hối đoái, rủi ro về pháp luật, rủi ro do thiếu thông
tin hoặc thông tin không minh bạch, rủi ro thanh khoản của chứng khoán…
Nói tóm lại, rủi ro trong đầu tư chứng khoán cũng có nhiều loại, có thể chia
thành 2 nhóm chủ yếu là rủi ro hệ thống và rủi ro không hệ thống [6, trang
310, 311].
+ Rủi ro hệ thống: Là những rủi ro có ảnh hưởng đồng thời đến hầu hết
các loại chứng khoán đang được lưu hành trên thị trường. Nguyên nhân của
rủi ro hệ thống thường là các nhân tố nằm ngoài sự kiểm soát của các công ty
phát hành như: tình trạng lạm phát hoặc thiểu phát của nền kinh tế, những
biến động bất lợi của tỷ giá hối đoái hoặc lãi suất thị trường, sự suy thoái hay
18
khủng hoảng của nền kinh tế… Các loại rủi ro hệ thống tiêu biểu bao gồm:
Rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá hối đoái, rủi ro sức mua… Rủi ro
hệ thống không thể giảm thiểu được bằng đa dạng hóa danh mục đầu tư
chứng khoán [6, trang 311].
Rủi ro thị trường: Là rủi ro bắt nguồn từ sự biến động của giá cả chứng
khoán trên thị trường. Các nhà đầu tư thường có các phản ứng khác nhau
trước những biến động của giá cả chứng khoán trên thị trường. Nguyên nhân
của những biến động giá cả chứng khoán thường rất phức tạp, có thể là những
yếu tố nội tại doanh nghiệp hoặc môi trường kinh doanh, có thể là do tác động
của những nhân tố, sự kiện cụ thể nào đó hoặc chỉ là yếu tố tâm lý của nhà
đầu tư trên thị trường. Sự đánh giá khác nhau của các nhà đầu tư về mức sinh

lời hoặc rủi ro của một loại chứng khoán nào đó được giao dịch trên thị
trường cũng có thể gây nên phản ứng dây chuyền đối với giá cả các loại
chứng khoán khác, làm cho giá chứng khoán trên thị trường nói chung bị sụt
giảm thấp hơn so với giá trị cơ sở [6, trang 311].
Rủi ro lãi suất: Là loại rủi ro do sự biến động lãi suất trên thị trường làm
cho giá cả chứng khoán biến động. GIá cả chứng khoán luôn biến động tỷ lệ
nghịch với lãi suất thị trường, lãi suất thị trường tăng sẽ làm cho giá thị
trường của chứng khoán bị sụt giảm và ngược lại. Vì thế sự biến động lãi suất
cũng làm cho giá trị hiện tại của các khoản thu nhập nhận được từ đầu tư
chứng khoán ở các thời điểm khác nhau có giá trị khác nhau, do đó cũng ảnh
hưởng đến mức doanh lợi thực tế thu được của đầu tư chứng khoán [6, trang
311, 312].
Rủi ro sức mua (còn gọi là rủi ro lạm phát): Là sự giảm sút về sức mua
động tiền do tác động của yếu tố lạm phát. Lợi tức thực tế của đầu tư chứng
khoán đem lại bằng lợi tức danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát. Nhà đầu tư nắm
giữ chứng khoán mặc dù có khả năng thu được lợi nhuận trong tương lai

×