Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

Kiến tập TSCĐ tại công ty TNHH sản xuất dịch vụ xuân tiến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (452.13 KB, 103 trang )

Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế Toán Kiểm Toán
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự Do – Hạnh Phúc

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Sinh viên : Nguyễn Thị A
Lớp : A
Mã sinh viên : 0541070500
Đơn vị kiến tập : Công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Xuân Tiến.
Địa chỉ: Số 221, Ngõ 192 Lê Trọng Tấn, Phường Khương Mai, Thanh
Xuân, Hà Nội.









Hà Nội, Ngày…15…tháng…6…năm 2013
GIÁM ĐỐC
(Ký, họ tên, đóng dấu)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Báo cáo thực tập cơ sở ngành
1
Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế Toán Kiểm Toán
Độc lập – Tự Do – Hạnh Phúc

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
Sinh viên : Nguyễn Thị A


Lớp : A
Mã sinh viên : 0541070500
Đơn vị kiến tập : Công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Xuân Tiến.
Địa chỉ: Số 221 Ngõ 192 Lê Trọng Tấn, Phường Khương Mai, Thanh
Xuân, Hà Nội










Hà Nội, Ngày…15…tháng…6…năm 2013
Giảng viên
(Ký, họ tên)
MỤC LỤC
Báo cáo thực tập cơ sở ngành
2
Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế Toán Kiểm Toán
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ Trang
Báo cáo thực tập cơ sở ngành
3
Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế Toán Kiểm Toán
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Sơ đồ 1.3: Trình tự ghi sổ kế toán tại công ty

Sơ đồ 1.4: Sơ đồ phần mềm kế toán tại công ty
Sơ đồ 2.1: Quy trình ghi sổ theo hình thức nhật ký chung
Sơ đồ 2.2: Quy trình ghi sổ hạch toán giảm TSCĐ
Sơ đồ 2.3: Quy trình ghi sổ hao mòn và khấu hao TSCĐ

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
Bảng 2.1: Các chứng từ sử dụng trong hạch toán TSCĐ
Bảng 2.1: Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ
14
17
19
22
35
61
92
13
32
96
Báo cáo thực tập cơ sở ngành
4
Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế Toán Kiểm Toán
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Báo cáo thực tập cơ sở ngành
1 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
2 BHXH Bảo hiểm xã hội
3 BHYT Bảo hiểm y tế
4 KPCĐ Kinh phí công đoàn
5 BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
6 BHSP Bảo hành sản phẩm

7 SD Sử dụng
8 SH Số hiệu
9 NT Ngày tháng
10 TSCĐ Tài sản cố định
11 CL Chênh lệch
12 BTC Bộ tài chính
13 CCDC Công cụ dụng cụ
14 TSCĐHH Tài sản cố định hữu hình
15 TSCĐVH Tài sản cố định vô hình
5
Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế Toán Kiểm Toán
PHẦN MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đang phải chịu những
ảnh hưởng nghiêm trọng của sự suy thoái kinh tế thế giới và lạm phát toàn
cầu. Điều này cũng ảnh hưởng tới không ít các doanh nghiệp trong nước và
công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Xuân Tiến cũng không ngoại lệ. Song
song với khủng hoảng và lạm phát, xu hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa
vẫn đang diễn ra với tốc độ khá nhanh tạo nên sự cạnh tranh gay gắt giữa các
đối thủ trong cùng một phân đoạn thị trường.
Vấn đề đặt ra ở đây là các doanh nghiệp Việt Nam muốn tạo một vị trí
vững chắc trên thị trường thì việc tăng cường công tác quản lý và nâng cao
hiệu quả sử dụng tài sản cố định (TSCĐ) là vấn đề bức thiết đặt ra cho các
doanh nghiệp. Chẳng hạn như làm thế nào để sử dụng TSCĐ hiệu quả? Hay
làm thế nào để tối thiểu hóa chi phí trong sử dụng TSCĐ ?
Trong cơ chế hiện nay, sản xuất hay kinh doanh đều phải đi đôi với hạch
toán kinh tế. Để hạch toán kinh tế có hiệu quả thì hạch toán TSCĐ cần được
đề cao trong doanh nghiệp. Vì vậy, việc theo dõi và phản ánh đầy đủ, chính
xác tình hình tăng, giảm, hao mòn và hiệu quả sử dụng của từng loại tài sản
riêng biệt là nhiệm vụ quan trọng trong công tác kế toán TSCĐ.
Công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Xuân Tiến là doanh nghiệp có nhiều

sản phẩm đa dạng và phong phú, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu sử dụng
kính trong xây dựng, trang trí nội thất… của khách hàng trên thị trường.Trong
thời gian thực tập tại công ty em đã tổng kết được thực trạng công tác kế toán
TSCĐ tại công ty trong bài báo cáo thực tập cơ sở ngành này. Bài báo cáo
gồm 2 phần như sau:
Phần 1: Khái quát chung về công ty TNHH sản xuất và dịch
vụ Xuân Tiến.
Báo cáo thực tập cơ sở ngành
6
Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế Toán Kiểm Toán
Phần 2: Thực trạng công tác quản lý hoạt độn sản xuất kinh
doanh của công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Xuân Tiến
Qua đây em xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn cô Trần Thị
Hằng cùng các anh chị phòng kế toán của công ty đã tận tình hướng dẫn, giúp
đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập cơ sở ngành một cách đầy đủ và kịp thời.
Tuy nhiên, do chưa có kinh nghiệm cũng như kiến thức thực tế nên không
tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp ý
kiến của giảng viên hướng dẫn cô Trần Thị Hằng và các cán bộ phòng kế toán
của công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Xuân Tiến để bài báo cáo của em
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội ,ngà 15 tháng 6 Năm 2013
Sinh viên
Nguyễn Thị Hồng
Báo cáo thực tập cơ sở ngành
7
Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế Toán Kiểm Toán
PHẦN 1:
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ
XUÂN TIẾN

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
1.1.1 Giới tiệu về công ty
- Tên công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và dịch vụ
Xuân Tiến.
- Địa chỉ: Số 221 – Ngõ 192 Lê Trọng Tấn - P. Khương Mai – Thanh
Xuân – Hà Nộị.
- Tel : 04 85876893 - 0988 249 298 – 0169 654 1986.
- Email:
- Website: www.kinhmaucaocap.com
- Mã số thuế: 0105196896
- Tài khoản: 102010001248586 Ngân hàng VietinBank
- Vốn điều lệ: 10.000.000.000 đồng
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0103015337 ngày 04 tháng
10 năm 2007 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà nội cấp.
1.1.2 Lịch sử phát triển
Công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Xuân Tiến được sở kế hoạch và
đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 04 tháng 10 năm 2007.
Trải qua hơn 06 năm hình thành và phát triển, công ty TNHH sản xuất
và xây dựng Xuân Tiến đã chiếm được lòng tin của đông đảo khách hàng
trong nước. Sản phẩm kính Xuân Tiến đã có những bước tiến không ngừng
trong việc tư vấn, sản xuất và phát triển lĩnh vực kính. Công ty TNHH Xuân
Tiến được thành lập theo quyết định số 0103015337 ngày 04 tháng 10 năm
2007 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà nội cấp cấp với chức năng tư
vấn, gia công sản xuất, lắp đặt hoàn thiện các công trình.
Báo cáo thực tập cơ sở ngành
8
Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế Toán Kiểm Toán
Giai đoạn từ năm 2007- 2009: Giai đoạn thâm nhập thị trường và quảng
bá tên tuổi của công ty. Đây là giai đoạn công ty vừa thành lập còn gặp rất
nhiều khó khăn do nguồn vốn ít, cách thức quản lý còn kém do đó trong giai

đoạn này công ty tiến hành hoàn thiện bộ máy tổ chức, tìm kiếm nguồn đầu tư
từ đó để xây dựng và quản lý bộ máy công ty tốt hơn.
Giai đoạn từ năm 2009 – 2011: trong giai đoạn này công ty đã hoạt
động được 2 năm và có lượng vốn ngày càng lớn, lượng công nhân có trình
độ kinh nghiệm ổn định vì vậy công ty liên tục mở thêm nhiều lĩnh vực kinh
doanh sản xuất và trang trí kính nội thất, kính cường lực…
Giai đoạn từ năm 2011 đến nay: Công ty đã hoạt động ổn định do
công ty đã nắm bắt được tình hình xu thế hội nhập hiện nay kết hợp với nhu
cầu và xu thế phát triển của đất nước.Từ đó giải quyết vấn đề việc làm cho
hơn 100 công nhân, đạt được lợi nhuận sau thuế cao hơn các năm trước và
đóng góp vào ngân sách nhà nước.
1.2 .Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
1.2.1 Lĩnh vực,ngành nghề kinh doanh
• Sản xuất thi công và mua bán mái kính sàn kính chịu lực
• Mua bán và thi công kính xây dựng
• Sản xuất, mua bán khung nhôm kính
• Dịch vụ thi công lắp đặt, bảo dưỡng, bảo hành sản phẩm khung
nhôm kính, nội thất;
• Trang trí và sản xuất các sản phẩm trang trí nội ngoại thất
Với đội ngũ kiến trúc sư, kỹ sư ưu tú được đào tạo chính quy và tích
luỹ nhưng kinh nghiệm thực tế qua nhiều công trình, công ty đã thiết kế kiến
trúc,tư vấn xây dựng các hạng mục tiêu chí:
• Thi công an toàn
• Hợp xu thế kiến trúc
Báo cáo thực tập cơ sở ngành
9
Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế Toán Kiểm Toán
• Đảm bảo đúng tiến độ
• Giá cạnh tranh
Với tiêu chí không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí

sản xuất để giảm giá thành, tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn quản lý chất
lượng ISO 9001: 2008 trong từng công đoạn của quá trình sản xuất, các sản
phẩm kính Xuân Tiến luôn hướng tới sự hoàn thiện về chất lượng và thẩm
mỹ, sản phẩm được công nhận đảm bảo đạt tiêu chuẩn kỹ thuật kính an toàn
do các trung tâm kiểm định hàng đầu trong và ngoài nước.
Số lao động và trình độ lao động của công ty TNHH sản xuất và dịch vụ
Xuân Tiến bao gồm tổng số lao động là 135 lao động, các cán bộ công nhân
làm việc với tinh thần trách nhiệm cao. Đội ngũ cán bộ công nhân viên năng
động, có tinh thần học hỏi và trình độ chuyên môn cao. Các công nhân lao
động có tay nghề cao, có ý thức và trách nhiệm với công việc.
Trong đó:
- Các cán bộ phòng ban công ty có trình độ đại học là 35 lao động chiếm
26%.
- Các công nhân viên của công ty có trình độ cao đẳng:42 người chiếm
31%.
- Các công nhân có trình đô trung cấp 58 người chiếm 43%.
Báo cáo thực tập cơ sở ngành
10
Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế Toán Kiểm Toán
1.2.2 Tình hình tài chính của công ty
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch
N1 N2 N3
N2/N
1
%
N3/N
2
%
1.Tổng số lao
động (người)

85 123 135
44,71
%
9,76%
2. Doanh thu
thuần (đồng)
71.787.174.885 81.951.854.422 83.187.512.515
14,16
%
1,51%
3. Lợi nhuận kế
toán trước thuế
(đồng)
2.308.502.337 3.458.016.786 3.890.229.500
49,79
%
12,49
%
4. Thuế nộp ngân
sách (đồng)
577.125.584 864.504.197 972.557.375
49,79
%
12,49
%
5. Lợi nhuận sau
thuế (đồng)
1.731.376.753 2.593.512.589 2.917.672.125
49,79
%

12,49
%
(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty sản xuất và dịch vụ Xuân Tiến )
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Năm 2010, kinh tế trong nước gặp khá nhiều khó khăn do hậu quả của
cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế nên nguồn vốn đầu tư vào
lĩnh vực xây dựng, lắp đặp hoàn thiện các công trình cũng bị thu hẹp. Vì vậy,
năm 2010, cả doanh thu và tổng lợi nhuận trước và sau thuế của công ty đều
bị giảm so với năm trước đó. Công ty vẫn đóng góp cho Ngân sách Nhà nước
577.125.584 đồng.
Năm 2011, nền kinh tế đã bắt đầu có sự khởi sắc và công ty cũng đã có
được những điều chỉnh chính sách kịp thời chú trọng đến nghiên cứu thị
trường, thay đổi cơ cấu đầu tư hơn nên hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty khá thuận lợi. Lợi nhuận kế toán trước thuế tăng từ 2.308.502.337
đồng năm 2010 lên 3.458.016.786 đồng năm 2011 tương đương với tăng gần
49,79%. Công ty đóng thuế vào ngân sách nhà nước 2.593.512.589 đồng.
Báo cáo thực tập cơ sở ngành
11
Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế Toán Kiểm Toán
Đến năm 2012, Công ty đi hoạt hoạt động ổn định hơn và công ty cũng
có những phương án quản lý chi phí hiệu quả hơn nên doanh thu thuần tăng
lên 83.187.512.515 đồng năm 2012 tương ứng với tăng 1,51% so với doanh
thu thuần 2011. Lợi nhuận kế toán trước thuế tăng lên 3.890.229.500 đồng
năm 2012 tương ứng với tăng 12,49% so với năm 2011. Công ty đóng góp
vào ngân sách nhà nước 2.917.672.125 đồng.
1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy của công ty
1.3.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ từng phòng ban
+ Giám đốc công ty: Là người điều hành mọi hoạt động kinh doanh

hàng ngày của công ty, là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Báo cáo thực tập cơ sở ngành
Giám đốc
Phó giám đốc
Tổ bảo
quản
Bộ phận
kinh doanh
Bộ phận
nhân sự
Bộ phận
kế toán
Tổ bán
hàng,dịch vụ
Tổ vận
chuyển
Bộ phận
kỹ thuật
12
Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế Toán Kiểm Toán
+ Phó giám đốc: Người trực tiếp giúp giám đốc thực hiện các công việc
hàng ngày, phó giám đốc thay giám đốc quyết định các công việc khi giám
đốc đi vắng.
+ Bộ phận kinh doanh: Trực tiếp triển khai các hợp đồng kinh tế, khai
thác nguồn hàng, tìm kiếm khách hàng, tổ chức marketing,bán hàng
+ Bộ phận nhân sự : Đảm nhiệm công tác tuyển dụng và đào tạo nhân
viên.
+ Bộ phận kế toán: Giúp công ty quản lý và sử dụng vốn,xây dựng kế
hoạch kinh doanh và kế hoạch tài chính trong năm.Theo dõi và tổng hợp các
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm,

lên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, giúp công ty làm thủ tục thuế với
nhà nước và các thủ tục quyền lợi cho các nhân viên cho công ty, làm các thủ
tục thanh toán với khách hàng
+ Tổ bán hàng thực hiện dịch vụ: trực tiếp bán hàng, thực hiện dịch vụ với
khách.
+ Tổ bảo quản : có nhiệm vụ bảo quản hàng hóa.
+ Tổ vận chuyển:có nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa đến tận nơi.
1.3.3 Mối quan hệ của các bộ phận quản lý trong công ty
Quan hệ giữa các bộ phận trong Công ty là mối quan hệ đồng cấp, trên
cơ sở sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng để thực hiện có hiệu quả những
công việc chung của toàn Công ty.
Các đơn vị chịu trách nhiệm xử lý công việc và tự chủ trong phạm vi
nhiệm vụ được phân công; có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị trong và
ngoài Công ty để hoàn thành tốt công việc được giao; tạo điều kiện, giúp đỡ
các đơn vị khác trong khả năng cho phép; tuyệt đối không được đùn đẩy trách
nhiệm, gây khó khăn, cản trở các đơn vị khác thực hiện nhiệm vụ.
Báo cáo thực tập cơ sở ngành
13
Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế Toán Kiểm Toán
Các đơn vị trong Công ty khi nhận được yêu cầu phối hợp giải quyết
công việc của đơn vị khác phải nhanh chóng thực hiện và hoàn toàn chịu trách
nhiệm về nội dung, chất lượng, tiến độ công việc được yêu cầu.
Trong quá trình giải quyết công việc, các đơn vị phải chủ động cùng
nhau bàn bạc giải quyết. Trường hợp có sự không thống nhất ý kiến phải báo
cáo Giám đốc hoặc Phó Giám đốc phụ trách để xin ý kiến chỉ đạo.
1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty
1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
Bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức tập trung là hình thức tổ
chức mà toàn bộ công tác kế toán trong doanh nghiệp được tiến hành tập
trung tại phòng kế toán doanh nghiệp.

Ở các bộ phận khác không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí
các nhân viên làm nhiệm vụ hướng dẫn kiểm tra công tác kế toán ban đầu, thu
nhận kiểm tra chứng từ, ghi chép sổ sách, hạch toán nghiệp vụ phục vụ cho
nhu cầu quản lý sản xuất kinh doanh của từng bộ phận đó, lập báo cáo nghiệp
vụ và chuyển chứng từ cùng báo cáo về phòng kế toán doanh nghiệp để xử lý
và tiến hành công tác kế toán.
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo sơ đồ sau:
Báo cáo thực tập cơ sở ngành
14
Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế Toán Kiểm Toán
Chú thích:
: Quan hệ chức năng
: Quan hệ trực tuyến
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Nhiệm vụ của từng người được quy định cụ thể như sau:
Kế toán trưởng (1 nhân viên) : Chịu trách nhiệm trước giám đốc về tình
hình hạch toán kế toán và tình hình tài chính của công ty. Làm công tác đối
ngoại thuộc phạm vi tài chính, đôn đốc, giám sát thực hiện các chính sách và
chế độ tài chính kế toán.
Thủ quỹ (1 nhân viên) : Quản lý toàn bộ tiền thu vào, chi ra và tồn quỹ
của công ty. Cập nhật đầy đủ, chính xác, kịp thời Thu – Chi – Tồn quỹ tiền
mặt vào Sổ Quỹ, báo cáo khi cần cho Ban Giám Đốc, Kế Toán Trưởng.
Kế toán tổng hợp: Có trách nhiệm theo dõi số liệu kế toán tổng hợp của
toàn công ty và đánh giá giá thành sản phẩm, lập báo cáo kế toán.
Kế toán thanh toán và công nợ: Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ, toàn bộ
chứng từ trước khi thanh toán, theo dõi tình hình thu chi tiền mặt, cập nhật
Báo cáo thực tập cơ sở ngành
Kế toán
thanh toán
và công nợ

Kế toán vật
tư hàng hóa
Thủ quỹ Kế toán
Tổng hợp
Kế toán trưởng
15
Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế Toán Kiểm Toán
vào sổ sách hàng ngày, theo dõi tiền gửi ngân hàng bằng đồng Việt Nam và
ngoại tệ, theo dõi các khoản vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn với các ngân
hàng, cuối tháng lên bảng kê ghi có các tài khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng,
tiền vay… Theo dõi các khoản thu chi, mở sổ chi tiết quỹ, ngân hàng, cập nhật
số liệu và rút số dư hàng ngày trên sổ theo dõi các tài khoản 111, 112 đồng
thời phụ trách việc tính lương.
1.4.2 Chính sách kế toán áp dụng
Công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Xuân Tiến sử dụng thống nhất hệ
thống
sổ sách kế toán cho toàn Công ty theo hình thức Nhật Ký Chung.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung (sơ đồ 1.3)
(1) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn
cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn
cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản
kế toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với
việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ
kế toán chi tiết liên quan.
Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ
vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ
Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10 ngày) hoặc cuối
tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt,
lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số
trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt

(nếu có).
(2) Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng
cân đối số phát sinh.
Báo cáo thực tập cơ sở ngành
16
Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế Toán Kiểm Toán
Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng
tổng hợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các
Báo cáo tài chính
Sơ đồ 1.3: Trình tự ghi sổ kế toán tại công ty
Ghi chú:
: Hàng ngày ghi
: Quan hệ đối chiếu, kiểm tra
: Ghi cuối tháng hoặc định kỳ
Công ty áp dụng hình thức tổ chức kế toán Nhật ký chung. Việc mở sổ,
ghi sổ, lưu trữ, bảo quản sổ kế toán theo quy định của Nhà nước. Hệ thống sổ
kế toán:
Sổ nhật ký chung : Sổ nhật ký bán hàng, sổ nhật ký mua hàng, sổ nhật ký
chi tiền, sổ nhật ký thu tiền, sổ cái, báo cáo tài chính, bảng cân đối tài khoản.
Các sổ chi tiết: Sổ kho, sổ chi tiết vật tư hàng hóa, sổ chi tiết bán hàng,
sổ theo dõi bán hàng,sổ quỹ, sổ tiền gửi ngân hàng, sổ chi tiết thanh toán với
người mua, sổ chi tiết thanh toán với ngươi bán, sổ chi tiết tài khoản.
Báo cáo thực tập cơ sở ngành
CHỨNG TỪ KẾ TOÁN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
BẢNG CÂN ĐỐI
SỐ PHÁT SINH
BẢNG TỔNG
HỢP CHI TIẾT
SỔ CÁI

SỔ NHẬT KÝ CHUNG
SỔ NHẬT KÝ
ĐẶC BIỆT
SỔ THẺ KẾ
TOÁN CHI TIẾT
17
Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế Toán Kiểm Toán
1.4.3 Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các
nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà
trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội
dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên
các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau:
+ Sổ Nhật ký chung
+ Sổ Nhật ký đặc biệt
+ Sổ Cái
+ Các sổ, thẻ kế toán chi tiết
Công ty lựa chọn hình thức kế toán Nhật Ký Chung phù hợp với quy
mô hoạt động của công ty, hệ thống sổ sách khá đơn giản, các nghiệp vụ kinh
tế được cập nhật theo thời gian vào Sổ Nhật ký chung vì vậy, việc thiếu sót
các nghiệp vụ thường ít xảy ra, thuận tiện đối chiếu kiểm tra từng chứng từ
gốc. Tuy nhiên, khi ghi sổ kế toán theo hình thức này, một số nghiệp vụ sẽ bị
trùng lặp, đến cuối tháng phải loại bỏ số liệu trùng mới ghi vào sổ cái.
Công ty không sử dụng nhật ký đặc biệt như Nhật ký bán hàng, Nhật ký
thu tiền nên tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được hạch toán vào
sổ Nhật ký chung.
1.5 Chế độ kế toán áp dụng tại công ty
Công ty đã áp dụng Chế độ Kế toán Việt Nam ban hành theo Quyết
định số 15/2006/QĐ-BTC và trong phạm vi liên quan, các Chuẩn mực Kế

toán Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành và các văn bản sửa đổi, bổ sung,
hướng dẫn thực hiện.
• Thuế giá trị gia tăng được tính theo phương pháp khẩu trừ.
Báo cáo thực tập cơ sở ngành
18
Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế Toán Kiểm Toán
• Về kế toán hàng tồn kho: Hàng tồn kho của Công ty được
hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền
sử dụng trong kế toán: các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được quy
đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái của các ngân hàng giao dịch tại thời
điểm thanh toán. Khấu hao tài sản cố định hữu hình được trích theo phương
pháp khấu hao đường thẳng.
Về báo cáo tài chính: Công ty thực hiện ghi nhận, cung cấp thông tin để
lập 4 loại báo cáo tài chính:
+ Bảng cân đối kế toán( mẫu số B01-DN)
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh( mẫu số B02-DN)
+Báo cáo lưu chuyển tiền tệ( mẫu số B03- DN)
+ Thuyết minh báo cáo tài chính( mẫu số B09-DN)
Niên độ kế toán của công ty là 1 năm dương lịch, bắt đầu từ ngày 01/01
và kết thúc là ngày 31/12 hằng năm.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong việc ghi chép kế toán là đồng Việt Nam.
1.6 Tình hình sử dụng máy vi tính
Hình thức kế toán tại công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Xuân Tiến vẫn đang
làm theo phương pháp thủ công, trong tương lai công ty sẽ áp dụng phần
mềm kế toán và hạch toán kế toán.
Báo cáo thực tập cơ sở ngành
19
Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế Toán Kiểm Toán
PHẦN 2:

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ
XUÂN TIẾN
2.1 Nội quy, quy chế của đơn vị, thỏa ước lao động tập thể
Các văn bản quy định luật lao động của công ty TNHH sản xuất và dịch vụ
Xuân Tiến được ban hành căn cứ vào:
- Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994, Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Bộ Luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002.
- Căn cứ Nghị định số 41/CP ngày 06 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Bộ luật Lao động về kỷ luật
lao động và trách nhiệm vật chất, Nghị định số 33/2003/NĐ-CP ngày 02
tháng 4 năm 2003 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định
số 41/CP ngày 06 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ.
- Căn cứ Thông tư số 19/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 9 năm 2003
của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều
của Nghị định số 41/CP ngày 06 tháng 7 năm 1995 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn một số điều của Bộ Luật Lao động về kỷ luật lao động
và trách nhiệm vật chất, Nghị định số 33/2003/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm
2003 của Chính phủ.
* Quy định về giờ làm việc:
Để nâng cao hiệu quả làm việc cũng như thực hiện tốt các kế hoạch phát triển
của công ty, BGĐ công ty có 1 số quy định trong giờ làm việc như sau:
Tất cả mọi nhân viên phải có mặt ở công ty trước 8h00, bắt đầu làm
việc từ 8h05. Trong một tháng được tối đa đi muộn 2 lần, mỗi lần tối đa
không quá 15 phút. Giờ nghỉ trưa từ 11h45 phút, giờ ăn trưa khoảng 30 phút.
Giờ làm việc buổi chiều sẽ bắt đầu từ 13h15 phút đến 17h15 phút.
* Quy chế về kỉ luật :
Báo cáo thực tập cơ sở ngành
20
Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế Toán Kiểm Toán

Không được mang theo chất độc, chất nổ, vũ khí, các loại hung khí…và
những vật nguy hiểm vào công ty, người nào vi phạm sẽ bị buộc thôi việc,
trường hợp vi phạm nghiêm trọng sẽ xử lý theo pháp luật Việt Nam.
Công nhân và nhân viên không đeo thẻ thì không được vào cổng công
ty: Thẻ không được mượn dùng qua lại để vào công ty. Nếu trường hợp cho
người ngoài mượn thẻ để đi vào công ty ảnh hưởng đến lợi ích của công ty sẽ
bị sa thải ngay; trường hợp nghiêm trọng sẽ xử lý theo pháp luật Việt Nam
hiện hành.
Thẻ nhân viên được đeo ở cổ. Trường hợp phát hiện không đeo thẻ
trong công ty thì xen như những người ngoài xưởng tự ý vào công ty không
được phép và bị xử lý theo quy định.
* Quy chế về quản lý lao động
Tất cả công nhân và nhân viên phải đi làm đúng giờ, chỉ được tan tầm
khi chuông reo tan tầm. Người đi làm trễ phải trình tổ trưởng xác nhận về đến
bộ phận nhân sự nhận thẻ ghi giờ, mới được vào làm việc, đi trể 3 lần trong
tháng ngoài việc nghĩ giờ trừ lương giờ đó, thành tích công tác sẽ bị xếp vào
loại kém mà còn bị cắt các khoản khen thưởng chuyên cần của tháng đó.
Trong giờ làm việc, không được làm những việc riêng của cá nhân và
phải có trách nhiệm cố gắng hoàn thành khối lượng công tác được giao phó.
Trong giờ làm việc, không được tuỳ ý rời khỏi cương vị công tác,
không được nói chuyện riêng, không được gây ảnh hưởng đến công việc của
người khác.
Tuyệt đối tôn trọng và tuân theo sự chỉ đạo của cấp trên.
Không được tự ý hoặc xúi người khác xem những hồ sơ,van thư, sổ
sách biểu mẫu… không thuộc phạm vi trách nhiệm của mình; không được tuỳ
ý tiết lộ bí mật của công ty.
Báo cáo thực tập cơ sở ngành
21
Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế Toán Kiểm Toán
Bất cứ đồ vật gì trong công ty, dù có hay không sử dụng được, đều

không được mang ra ngoài công ty, trường hợp bị bắt gặp mà không có giấy
xác nhận của chủ quản Bộ phận thì bị xem như hành vi trộm cắp và bị xa thải
ngay; trường hợp nghiêm trọng sẽ bị xử lý theo luật pháp Việt Nam hiện
hành.
Tất cả nhân viên đi công tác bên ngoài hoặc ra ngoài do việc riêng
trong giờ làm việc mà sâu đó trở về công ty tiếp tục làm việc thì phải ghi
“phiếu ra cổng” (ghi rõ lý do vì việc riêng hay việc công) trình cho chủ quản
Bộ phận chấp thuận mới được ra khỏi cửa. “phiếu ra cổng” giao cho bảo vệ
để ghi vào sổ thời gian ra ngoài, sau khi trở về ghi vào sổ bảo vệ giờ trở về
phân xưởng để tiện cho bộ phận nhân sự đối chiếu “Phiếu ra cổng” và thống
kê số giờ dựa theo thời gian ra ngoài thực tế. Nhân viên nào vi phạm quy định
này, thì công ty không chiệu trách nhiệm đối với tấc cả hành vi của nhân viên
đó trong thời gian đi ra ngoài, đồng thời còn xử phạt hành vi vi phạm nội quy
của nhân viên đó.
Nghiêm cấm hút thuốc trong phân xưởng, nơi làm việc. Trường hợp bị
phát hiện hút thuốc trên 3 lần trong tháng ở những nơi quy định trên, thành
tích công tác sẽ bị xếp loại kém và bị cắt khoản khen thưởng của tháng đó.
* Quy chế về ngày nghỉ lễ:
• Ngày giỗ tổ Hùng Vương ( ngày 10/3)
• Tết dương lịch: 1 ngày (1 tháng 1)
• Tết âm lịch: 4 ngày (giao thừa, mồng một đến mồng ba)
• Ngày thống nhất: 1 ngày (30 tháng 4)
• Lao đông quốc tế: 1 ngày (1 tháng 5)
• Quốc khánh: 1 ngày (2 tháng 9)
• Các ngày lễ nếu trùng với ngày chủ nhật dược nghỉ bù vào ngày kế
tiếp.
Báo cáo thực tập cơ sở ngành
22
Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế Toán Kiểm Toán
• Nghỉ phép hàng năm

Người lao động có thời gian làm việc tại công ty đủ 12 tháng thì được
nghỉ phép năm có lương trong 12 ngày; mỗi thâm niên được nghỉ thêm 1 ngày
phép năm.
Nhân viên sản xuất trong cùng một tổ làm việc tối đa cho 2 người nghỉ
phép năm trong cùng 1 ngày.
Cán bộ và tất cả nhân viên hành chính có thể thoả thuận với người sử
dụng lao động về việc nghỉ phép năm tối đa 3 ngày 1 lần và phải làm xong thủ
tục nghỉ phép năm trước 7 ngày vá bàn giao công việc cho nhân viên làm
thay.
Công ty được sắp xếp các đơn vị nghỉ phép năm tập thể trong thời gian
cần ngưng sản xuất để sữa chữa máy móc hoặc trong thời gian không có hàng.
Nhân viên làm việc chưa đủ 12 tháng, nếu không nghỉ phép năm theo tỷ lệ thì
được cấp phát số tiền tính theo tỷ lệ và được cấp trả chung với tiền thưởng
cuối năm trước tết Âm lịch.
* Quy chế về tiền lương:
Tuỳ theo tinh chất công việc, mỗi một nhân viên được chi trả lương
tính theo sản phẩm hoặc lương cố định và phải xác định cách nhận trả lương
khi ký hợp đồng chính thức.Vào tháng 7 mỗi năm căn cứ bảng ghi điểm để
điều chỉnh lương một lần. Đối với nhân viên mới được tuyển dụng, thì sau khi
hết hạn thử việc sẽ do Chủ quản Bộ phận căn cứ kết quả công tác thực tế để
đề xuất ý kiến trình quản đốc và Ban Giám đốc phê duyệt.
Lương của toàn thể công nhân được chia làm 2 đợt chi trả mỗi tháng.
Đợt đầu trả vào ngày 25 hàng tháng cho tạm ứng, đến ngày 10 tháng kế tiếp
trả hết tiền lương còn lại và trợ cấp. Những nhân viên xin nghỉ việc trong 7
ngày, kể từ ngày có quyết định chấm dứt hợp đồng được Công ty thanh toán
Báo cáo thực tập cơ sở ngành
23
Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế Toán Kiểm Toán
các khoản liên quan đến quyền lợi mỗi bên và trường hợp đặc biệt thời hạn có
thể kéo dài đến 30 ngày.

Trường hợp ngày trả lương trùng vào ngày lễ hoặc ngày nghỉ pháp
định, thì Công ty sẽ trả lương đó một ngày.
Lương tăng ca được hưởng 150% so với lương giờ bình thường.
Trường hợp tăng ca vào ngày chủ nhật hoặc ngày lễ pháp định, nếu không
nghỉ bù thì được trả lương bằng 20%. Nếu được nghỉ bù, thì công ty chỉ trả
phần chênh lệch so với tiền lương của ngày làm việc bình thường.
Mỗi ngày làm việc 8 giờ được tính một ngày hưởng lương, lương ngày
tính bằng 1/26 ngày làm việc của lương tháng cố định.
Đối với công nhân nghỉ phép không lý do, thì tiền lương bị khấu trừ
theo số ngày nghỉ tương ứng để bồi thừơng thiệt hại cho Công ty và tiền phạt.
Đối với nhân viên bị giáng chức hoặc được bổ nhiệm, thì tiền lương
được tính thoe công việc mới từ tháng kế tiếp kề từ khi có quyết định, và cách
tính lương dựa vào Điều 34 khoản 3 của Bộ luật lao động.
Tiền thưởng cuối năm sẽ được trích từ 10% lợi nhuận kinh doanh của
công ty. Mức thửơng tuỳ thuộc vào kết quả kinh doanh trong năm.
Báo cáo thực tập cơ sở ngành
24
Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội Khoa Kế Toán Kiểm Toán
2.2. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật và quy định nội bộ trong
quản lý và hạch toán kế toán ở đơn vị.
2.2.1. Hoạt động thu chi, thanh toán
Thông tư 177/2009/TT-BTC: Bộ tài chính ban hành ngày 10/9/2009,
hướng dẫn xác định thu nhập chịu thuế đối với chênh lệch tỉ giá.
Đối tượng áp dụng là các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá,
dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh
nghiệp (sau đây gọi là doanh nghiệp).
Phạm vi áp dụng là chênh lệch tỷ giá của các khoản nợ phải trả có gốc
ngoại tệ của doanh nghiệp.
Căn cứ tính thuế:
Các doanh nghiệp có các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ thì các khoản

lỗ, lãi chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ và lỗ, lãi chênh lệch tỷ giá do đánh
giá lại các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ cuối năm tài chính được tính vào
chi phí hoặc thu nhập khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp
trong kỳ. Trường hợp chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả
bằng ngoại tệ tính vào chi phí làm cho kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
bị lỗ thì có thể phân bổ một phần chênh lệch tỷ giá cho năm sau để doanh
nghiệp không bị lỗ nhưng phải đảm bảo phần chênh lệch tỷ giá tính vào chi
phí trong năm ít nhất cũng phải bằng chênh lệch tỷ giá của số ngoại tệ đến
hạn phải trả trong năm đó.
- Thông tư 201/2009/TT-BTC: Bộ tài chính ban hành 15/10/2009, hướng
dẫn xử lý các khoản chênh lệch tỉ giá.
Kế toán thu, chi thanh toán
Khi tiến hành nhập, xuất quỹ tiền mặt phải có phiếu thu, phiếu chi và có
dủ chữ ký của người nhận, người giao, người cho phép nhập, xuất quỹ theo
quy định của chế độ kế toán.
Báo cáo thực tập cơ sở ngành
25

×