Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

luận văn quản trị chất lượng Đổi mới quản trị quá trình sản xuất tại Công ty cổ phần đầu tư Văn Phú – concrete

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (432.52 KB, 49 trang )

Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
MỤC LỤC
Lấy mẫu 31
Đo độ sụt: 31
Lấy, đúc mẫuvà lập biên bản đúc mẫu tại công trình: 31
Làm các thí nghiệm và lưu trữ hồ sơ chất lượng bê tông: 32
SVTH: Vũ Thị Diệp Lớp: QTKDTH12B – khóa 12
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
LỜI MỞ ĐẦU
Trong cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, mọi doanh nghiệp
phải hoàn toàn tự chủ trong sản xuất kinh doanh, tự quyết định và tự chịu trách
nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Điều này đòi hỏi các
doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì không còn cách nào khác phải biết đổi
mới cho phù hợp từ việc nghiên cứu xem sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào đến
việc tổ chức điều hành sản xuất ra sao để với chi phí thấp nhất sản xuất ra những
sản phẩm đạt chất lượng đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Đứng trước
thực tế như vậy Công ty cổ phần đầu tư Văn Phú – Concrete cũng không ngừng vận
động luôn bám sát để nắm bắt sự thay đổi của thị trường, mạnh dạn áp dụng những
thành tựu của khoa học kỹ thuật, và công nghệ máy móc thiết bị hiện đại vào quá
trình sản xuất, tổ chức điều chỉnh lại cơ cấu lao động, tác phong làm việc công
nghiệp trong công ty … Với mục tiêu chất lượng sản phẩm đặt lên hàng đầu, sản
phẩm chính là bê tông thương phẩm và các loại vật liệu xây dựng mới. Dự Công ty
mới thành lập từ năm 2009 nhưng đến nay sản phẩm bê tông của Công ty đã rất có
uy tin không chỉ trên thị trường xây dựng Hà Nội mà còn cả ở các tỉnh thành lân cận
như Bắc Ninh, và Thái Nguyên. Do đó một công ty sản xuất trên thị trường thì phải
nghiên cứu xem nên đáp ứng cho khách hàng những loại sản phẩm nào với số lượng
tiêu thụ là bao nhiêu. Xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất là một chức năng
khởi đầu của quá trình sản xuất sản phẩm. Kế hoạch sản xuất dự tính trước những
thay đổi của môi trường để doanh nghiệp hoạch một chương trình sản xuất trong
một thời gian cụ thể trong tương lai gần. Vì vậy em chọn đề tài “ Đổi mới quản trị
quá trình sản xuất tại Công ty cổ phần đầu tư Văn Phú – concrete” làm đề tài cho


chuyên đề thực tập của mình với kết cấu chuyên đề gồm 3 chương.
Chương 1: Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần đầu tư Văn Phú –
concrete.
Chương 2: Thực trạng quản trị quá trình sản xuất tại Công ty cổ phần đầu
tư Văn Phú – concrete.
Chương 3: Một số giải pháp đổi mới quản trị quá trình sản xuất tại Công ty
cổ phần đầu tư Văn Phú - Concrete.
CHƯƠNG 1
SVTH: Vũ Thị Diệp Lớp: QTKDTH12B – khóa 12
1
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY
CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VĂN PHÚ – CONCRETE
1/ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
1.1. Lịch sử ra đời
Công ty cổ phần đầu tư Văn phú - Concrete tiền thân là trạm trộn bê tông
thương phẩm của Công ty cổ phần đầu tư Văn Phú - Invest. Trạm trộn được đầu tư
xây dựng trên khu đất dự án Khu đô thị mới Văn Phú với mục đích ban đầu để cung
cấp bê tông thương phẩm phục vụ cho dự án. Sau một thời gian hoạt động, do nhu
cầu về bê tông thương phẩm của dự án Khu đô thị Văn Phú nói riêng và nhu cầu
của thị trường xây dựng tại Hà Nội nói chung là rất lớn, cộng thêm sự cạnh tranh
của các công ty khác trong cùng lĩnh vực nên để đảm bảo ổn định công tác quản lý,
phát triển kinh doanh mở rộng thị trường, ngày 18 tháng 01 năm 2009, công ty cổ
phần đầu tư Văn Phú - Concrete chính thức được thành lập với tổng số vốn điều lệ
là: 18.000.000.000 vnđ ( Mười tám tỉ việt nam đồng)
Các thành viên hội đồng quản trị của công ty ngày đầu thành lập gồm:
1. Ông Nguyễn Minh Tuấn – Chủ Tịch HĐQT.
2. Ông Phạm Ngọc Chiến – Thành viên HĐQT.
3. Ông Nguyễn Duy Thành – Thành viên HĐQT kiêm GĐ Công ty.
Tân công ty Công ty cổ phần đầu tư Văn Phú – concrete

Trụ sở chính Khu đô thị Văn phú, phường Phú La, Hà Đông,Thành phố Hà Nội.
Điện thoại (04) 33553967
Fax (04)33553867
Email
Website
Mã số thuế 0103841928
Loại hình
doanh nghiệp
Công ty cổ phần
1.2. Các giai đoạn phát triển
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty được chia làm 2 giai đoạn như sau:
Thời kì đầu thánh lập, công ty với đội ngũ cán bộ công nhân viên vào khoảng 30
người, đến nay số lượng cán bộ công nhân viên làm việc tại công ty thường xuyên
SVTH: Vũ Thị Diệp Lớp: QTKDTH12B – khóa 12
2
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
có từ 90 đến 100 người. Trong số đó, số lượng cán bộ quản lý có trình độ đại học và
trên đại học chiếm 1/3 tổng số lao động; đội ngũ công nhân lành nghề chiếm hơn
nửa số lao động của công ty. Đội ngũ lãnh đạo công ty là những người có năng lực
chuyên môn, giàu kinh nghiệm và đã từng tham gia các công trình trọng điểm quốc
gia như: các dự án cầu đường Quốc lộ 5, Quốc lộ 18, Quốc lộ 10, công trình cầu
Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy, cầu Phả Lại, nhà máy xi măng Hải Phòng, nhà máy xi
măng Phúc Sơn, Nhà ga T1 sân bay quốc tế Nội Bài, công trình cảng Vũng Áng -
Hà Tĩnh và nhiều công trình khác. Kể từ ngày đầu thành lập, công ty đã 02 lần đăng
ký thay đổi thông tin doanh nghiệp với Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội về
người đại diện doanh nghiệp và thành viên hội đồng quản trị. Lần thay đổi cuối
cùng được đăng ký vào ngày 17 tháng 01 năm 2012. Trong đó, có sự thay đổi về
thành viên hơi đồng quản trị công ty. Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Kiến Trúc
Việt mua lại lượng lớn số cổ phần công ty, giá trị 15 tỷ 300 triệu (85%), đóng vai trị
chi phối. Người đại diện doanh nghiệp trước pháp luật là ông Nguyễn Duy Thành,

chức vụ giám đốc công ty. Khởi điểm, công ty sở hữu 02 hệ thống trạm trộn bê tông
thương phẩm công suất 180m3/giờ, đặt tại khu đô thị Văn Phú – Hà Đông – Hà
Nội, 06 đầu xe vận chuyển bê tông và 01 xe bơm bê tông 37m nhãn hiệu Samil.
Nhằm mở rộng thị trường, tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm và đảm bảo cung ứng
thuận tiện đến các công trình mà công ty đang thực hiện, tháng 07 năm 2012, công
ty thuê lại trạm trộn HICC1 của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Số 1 – Hà Nội
tại ngõ 106 Hồng Quốc Việt – Cầu Giấy – Hà Nội. Tháng 01 năm 2013, công ty
thuê tiếp trạm trộn công suất 60m3/giờ của công ty Thành An – 665 tại Trung Kính.
Tháng 02 năm 2013, Công ty đầu tư 03 trạm trộn với tổng công suất 240m3/giờ tại
Phổ Yên – Thái Nguyên để cung cấp cho khu công nghiệp 150ha do SamSung đầu
tư. Cùng thời gian đó, Công ty tiếp tục đầu tư 01 trạm trộn công suất 60m3/giờ tại
thôn Phù Lộc – xã Phù Chẩn – huyện Từ Sơn – Bắc Ninh để phục vụ khu công
nghiệp VSIP và các dự án xung quanh. Với một hệ thống trạm trộn ban đầu được
lập lên phục vụ dự án, đến nay công ty đã có 05 hệ thống trạm trộn hoàn chỉnh tại
các địa bàn trọng điểm về xây dựng với số lượng đầu xe vận chuyển bê tông lên tới
45 chiếc, 03 thiết bị bơm bê tông cần dài 37m – 52m Sản lượng bê tông thương
SVTH: Vũ Thị Diệp Lớp: QTKDTH12B – khóa 12
3
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
phẩm bán ra hàng năm trung bình đạt 10.000m3 và lấy trạm trộn bê tông Văn Phú
làm trụ sở chính. Bên cạnh việc lấy bê tông thương phẩm làm sản phẩm nòng cốt để
phát triển doanh nghiệp, nhận thấy nhu cầu về vật liệu xây không nung đang là một
xu hướng mới, được nhà nước ủng hộ. Tháng 09 năm 2011, công ty đã liên kết với
Supor, một tập đoàn lớn của Đức về phát triển vật liệu không nung, đầu tư dây
chuyền sản xuất gạch xây không nung, gạch bê tông nhẹ hiện đại tại khu đô thị Văn
Phú và đã sản xuất thành công. Các sản phẩm của công ty đều được chứng nhận về
mặt chất lượng tại Viện vật liệu – Bộ Xây Dựng (IBST) và đã được sử dụng cho một
số công trình lớn tại khu vực Hà Nội. Để thông tin về doanh nghiệp và các sản phẩm
được tiếp cận gần hơn tới các doanh nghiệp đối tác và người tiêu dùng, công ty đã
thiết lập các hệ thống cửa hàng bán và tư vấn giới thiệu vật liệu xây dựng do công ty

sản xuất tại một số tỉnh thành lớn, các khu vực đang có nhu cầu cao về xây dựng.
1.3. Ngành nghề kinh doanh
- Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng, thạch cao.
- Sản xuất các sản phẩm chịu lửa; sản xuất xi măng; sản xuất vôi,sản xuất
thạch cao; sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét.
- Xây dựng nhà các loại; xây dựng các công trình kỹ thuật dân dụng, đường
sắt, đường bộ, công ích.
- Phá dỡ và chuẩn bị mặt bằng; lắp đặt hệ thống điện, hệ thống cấp, thoát
nước và lắp đặt xây dựng khác; hoàn thiện công trình xây dựng; hoạt động xây
dựng chuyên dụng khác.
- Cho thuê máy móc, thiết bị ngành nông, lâm nghiệp, xây dựng, máy móc
thiết bị văn phòng.
- Kinh doanh máy móc, vật tư, thiết bị phục vụ ngành xây dựng.
- Mua bán xi măng; kinh doanh vật liệu xây dựng.
2/ CÁC ĐẠC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY TRONG SẢN XUẤT KINH
DOANH.
2.1. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức
2.1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty
SVTH: Vũ Thị Diệp Lớp: QTKDTH12B – khóa 12
4
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú - Concrete được tổ chức hoạt động và điều
hành theo mô hình công ty cổ phần, tuân thủ theo các quy định của pháp luật hiện
hành. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty được xây dựng trên mô hình “Trực tuyến
– Chức năng”, có nhiều cấp quản lý, nhiều cấp thủ trưởng và các bộ phận nghiệp vụ
giúp việc cho các thủ trưởng cấp trung và cấp cao. Giám đốc là người có quyền cao
nhất, quyết định mọi việc trong quá trình điều hành, chịu trách nhiệm về kết quả
điều hành ở cấp mà mình phụ trách.Nguyên tắc hoạt động: tự nguyện, bình đẳng,
dân chủ, tuân thủ pháp luật
Sơ đồ tổ chức bộ máy

Nguồn : Phòng Tổ chức Hành chính Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú – Concrete
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận
Hội đồng quản trị : là tổ chức quản lý cao nhất của Công ty, nhân danh
Công ty giải quyết mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của Công ty. Các
thành viên HĐQT nhóm họp và bầu ra chủ tịch HĐQT.
SVTH: Vũ Thị Diệp Lớp: QTKDTH12B – khóa 12
5
GIÁM ĐỐC
P. KẾ HOẠCH
VẬT TƯ
P. TÀI CHÍNH
KẾ TOÁN
P. TỔ CHỨC
HÀNH CHÍNH
P.KỸ THUẬT
THI CÔNG
CỬA
HÀNG
VLXD
ĐỘI
XD
SỐ 1
ĐỘI
XD
SỐ 2

X. N
GẠCH
BLOCK
NHÀ MÁY

GẠCH BÊ
TÔNG
NHẸ
TRẠM

TÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
Giám đốc : Là người đại diện doanh nghiệp trước pháp luật, điều hành công
việc chung của công ty, tiếp nhận các báo cáo sản xuất kinh doanh theo tháng, quý,
nắm bắt xu hướng kinh tế thị trường theo từng thời điểm để đưa ra các quyết định
quản trị phù hợp. Giám đốc là người chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu
trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước pháp luật về việc thực thi các quyết định
quản trị theo đúng các quyền và nhiệm vụ được giao.
Phó giám đốc kinh doanh : Điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty, tiếp thị tìm kiếm các nguồn hàng đầu vào và thị trường đầu ra cho sản
phẩm, quản lý toàn bộ các mọi hoạt động về lĩnh vực kinh doanh của Công ty, có
trách nhiệm báo cáo giám đốc theo chức năng nhiệm vụ được giao.
Phó giám đốc sản xuất : Phụ trách công tác sản xuất, thi công toàn công ty.
Giám sát các tổ đội sản xuất, nắm bắt kế hoạch, tiến độ và nhu cầu của các dự án để
từ đó lên kế hoạch triển khai tới từng tổ đội sản xuất. Phó giám đốc sản xuất có
trách nhiệm báo cáo giám đốc công ty về công tác sản xuất, chất lượng, tiến độ và
xây dựng kế hoạch theo tháng, quý, năm sao cho phù hợp với tình hình thực tế.
Phòng kế hoạch vật tư : Xây dựng đơn giá sản phẩm dựa trên giá thành vật
tư đầu vào, đàm phán hợp đồng với các khách hàng, xây dựng kế hoạch sản xuất và
thực hiện công tác xuất – nhập vật tư phục vụ sản xuất theo kế hoạch đã đề ra. Có
trách nhiệm báo cáo phó giám đốc kinh doanh và phó giám đốc sản xuất theo nhiệm
vụ được giao.
Phòng kỹ thuật thi công : Quản lý các tổ đội sản xuất trực tiếp, giám sát

công tác sản xuất, cung cấp sản phẩm đến công trình yêu cầu của khách hàng, giải
quyết các khiếu nại liên quan đến chất lượng và kỹ thuật, kiểm soát chất lượng sản
phẩm đầu ra, thực hiện thi công theo kế hoạch và có trách nhiệm báo cáo phó giám
đốc sản xuất về tình hình sản xuất của công ty.
Phòng tài chính kế toán : Kiểm soát công nợ phải thu và phải trả của khách
hàng, lên kế hoạch tài chính, các công tác báo cáo tài chính, báo cáo thuế, công tác
chi trả tài chính cho doanh nghiệp. Phòng tài chính kế toán có trách nhiệm báo cáo
số liệu sản xuất kinh doanh cho phó giám đốc kinh doanh.
Phòng tổ chức hành chính : Đề ra các quy định về quản lý, thực hiện giám
sát công tác kỷ luật, thực hiện các nội quy, quy định do ban lãnh đạo đề ra của toàn
SVTH: Vũ Thị Diệp Lớp: QTKDTH12B – khóa 12
6
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
công ty. Phòng tổ chức hành chính có trách nhiệm tuyển dụng nhân sự, gia hạn,
chấm dứt hợp đồng lao động hoặc điều động nhân sự tùy theo yêu cầu về nhân sự
phục vụ sản xuất của công ty.
Các tổ đội sản xuất, phân xưởng, nhà máy bê tông và cửa hàng VLXD :
Là các đơn vị sản xuất trực tiếp làm ra sản phẩm, đứng đầu là các tổ trưởng. Các tổ
trưởng phụ trách tổ đội có trách nhiệm báo cáo sản xuất cho phòng ban mình trực
thuộc.
2.2. Đặc điểm về đội ngũ lao động
2.2.1. Sự thay đổi về quy mô lao động
Lao động là yếu tố cơ bản của sản xuất nó đóng vai trị cơ bản năng suất sản
xuất của nhà máy, với buổi đầu thành lập công ty mới chỉ có một dây chuyền sản
xuất với khoảng 30 cán bộ công nhân viên, qua quá trình hình thành và phát triển
của Công ty đến nay đã xây dựng thêm một dây chuyền mới, với số lao động đã
được tăng lên đáng kể cụ thể qua bảng số liệu sau.
Bảng 1: Đội ngũ lao động của Công ty giai đoạn 2009-2012
Trình độ học vấn Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Đại học và trên đại học 3 5 10 20

Cao đẳng 8 15 24 28
Trung cấp 5 20 30 32
Phổ thông 15 23 25 27
Tổng số lao động 31 63 89 107
Nguồn: Phòng hành chính của Công ty cổ phần đầu tư Văn phú - concrete
Qua bảng 1 cho thấy tình hình lao động của Công ty ngày càng tăng lên không
những cả về số lượng mà cả về trình độ chuyên môn và học vấn.
2.2.2. Sự thay đổi về chất lượng lao động của Công ty
Ở bảng 1 đã nêu lên trình độ học vấn của lao động trong công ty như sau:
- Trình độ đại học và trên đại học : năm 2009 là 3 người nhưng đến năm
2012 là 20 người tăng 17 người so với năm 2009 , chiếm 18.7%.
- Trình độ cao đẳng: năm 2009 là 8 người năm 2012 là 28 người tăng 20
người so với năm 2009, chiếm 26.2%.
SVTH: Vũ Thị Diệp Lớp: QTKDTH12B – khóa 12
7
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
- Trình độ trung cấp: năm 2009 là 5 người năm 2012 là 32 người tăng 27
người so với năm 2009, chiếm 29.9%.
- Trình độ phổ thông : năm 2009 là 15 người, năm 2012 là 27 người tăng 12
người so với năm 2009, chiếm 25,2%.
Ta thấy rằng: đội ngũ lao động của công ty có trình độ tương đối đồng đều.
Số lao động có trình độ đại học và trên đại học được bố trí sắp xếp vào các vị trí
lãnh đạo và các vị trí quan trọng của Công ty. Còn những lao động trình độ thấp
hơn thì họ được phân công làm công việc tại các trạm sản xuất bê tông. Nhưng nhìn
chung lao động tại các trạm sản xuất đều có trình độ từ phổ thông trở lên mà đứng
đầu là trưởng trạm là người có trình độ đại học và cũng là người có kinh nghiệm
trong lĩnh vực quản lý. Các công nhân đều đươc trang bị các kiến thức và kĩ năng về
vận hành máy móc thiết bị, và kiểm tra chất lượng sản phẩm khi tiến hành xong mỗi
mẻ trộn bê tông trước khi đem ra ngoài công trường.
Ngoài ra công ty còn có chính sách tạo động lực cho người lao động:

- Tinh thần: Môi trường lao động lành mạnh, tổ chức các buổi họp mặt, tổ
chức ăn tiệc, hàng năm cho nhân viên đi thăm quan nghỉ mát
- Vật chất: ngoài tiền lương chi trả cho nhân viên còn có các khoản thưởng,
trợ cấp, nhân viên được đúng bảo hiểm. Thưởng cho nhân viên làm việc đạt năng
suất cao, nhân viên có trách nhiệm cao trong công việc.
SVTH: Vũ Thị Diệp Lớp: QTKDTH12B – khóa 12
8
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
2.3. Đặc điểm về tình hình tài chính
Bảng 2: Cơ cấu tài sản của Công ty giai đoạn 2009-2012
Đvt: triệu đồng
Khoản
mục
Năm
Chênh lệch
2010/2009
Chênh lệch
2011/2010
Chênh lệch
2012/2011
2009 2010 2011 2012
Số
tiền
Tỷ lệ
%
số tiền
Tỷ lệ
%
số
tiền

Tỷ lệ
%
TSNH 4,152 6,948 9,059 13,796 2,796 167 2,111 130 4,737 152
TSDH 5,474 5,887 8,963 11,526 413 108 3,076 152 2,563 129
Tổng TS 9,626 12,835 18,022 25,322 3,209 275 5,187 283 7,300 281
Nguồn: phòng tài chính Công ty cp đầu tư Văn Phú – Concrete
Bảng cơ cấu tài sản của Công ty cho thấy sự biến động rõ rệt của tài sản ngắn
hạn và tài sản dài han qua các năm 2009 đến năm 2012. Tài sản ngắn hạn của Công
ty đang tăng lên qua các năm từ năm 2009 là 4,152 tỉ đồng năm 2010 đã tăng lên
6,948 tỉ đồng với tỷ lệ 167%. Năm 2011 tài sản ngắn hạn tăng lên 2,111 tỉ đồng so
với năm 2010 tăng 130%.Đặc biệt giai đoạn 2011- 2012 tăng vọt từ 9,059 lên tới
13,796 tỉ đồng với tỷ lệ là 152%. Bên cạnh đó tài sản dài hạn của Công ty cũng tăng
lên do công ty đầu tư vào việc mua các máy trộn và xe xúc lật…. Năm 2009 tài sản
dài hạn là 5,474 tỉ đồng năm 2010 là 5,887 tỉ đồng tăng 413 triệu đồng chiếm 108%
nhưng đến năm 2012 thì tài sản dài hạn đã là 11,526 tỉ đồng, tăng 2,563 tỉ đồng so
với năm 2011 tăng 129 %. Nhìn chung tổng tài sản của Công ty tăng lên qua các
năm đặc biệt tăng nhanh trong giai đoạn 2010- 2012, với cơ cấu tài sản ngắn hạn
chiếm tỉ trọng chủ yếu trong tổng tài sản.
SVTH: Vũ Thị Diệp Lớp: QTKDTH12B – khóa 12
9
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty Giai đoạn 2009-2012
Đvt: triệu đồng
Khoản mục
Năm
Chênh lệch
2010/2009
Chênh lệch
2011/2010
Chênh lệch

2012/2011
2009 2010 2011 2012
số
tiền
Tỷ lệ
%
số
tiền
Tỷ
lệ %
số
tiền
Tỷ
lệ %
Nợ phải trả 9,726
10,64
8
12,059 15,796 922 109 1,411 113 3,737 131
Vốn chủ sở hữu 6,000 8,287 8,963 9,326 2,287 138 676 108 363 104
Tổng NV 15,726 18,935 21,022 25,122 3,209 248 2,087 221 4,100 235
Nguồn: phòng tài chính Công ty cp đầu tư Văn phú – concrete
Qua bảng 3 cơ cấu nguồn vốn của Công ty thì ta thấy tỉ trọng nợ phải trả
luôn cao hơn vốn chủ sở hữu. Điều đó cho ta thấy Công ty phần lớn phụ thuộc vào
nguồn vốn từ bên ngoài. Đặc biệt nợ phải trả năm 2012 đã lên tới 15,976 tỉ đồng
tăng 131% so với năm 2011 với khoản vay nợ dài hạn để đầu tư mở rộng quy mô
sản xuất của Công ty. Còn vốn chủ sở hữu của công ty cũng tăng lên nhưng không
chênh lệch quá nhiều so với các năm, năm 2012 tăng 363 triệu đồng tăng 104% so
với năm 2011.
2.4. Đặc điểm về cơ sở vật chất
2.4.1. Đặc điểm về công nghệ máy móc thiết bị

Về khoa học kỹ thuật: Công ty chỉ đạo thực hiên chương trình nghiên cứu
phát triển khoa học công nghệ trên các mặt: tiếp nhận, phân tích thông tin khoa học
kỹ thuật của thế giới và trong nước để ứng dụng vào hoạt động , sản xuất. Do yêu
cầu về máy móc, thiết bị, yêu cầu sự phát triển và dặc điểm khác nhau của các công
trình cho nên trong những năm qua Công ty không ngừng đầu tư mua sắm mới máy
móc thiết bị. Công ty sở hữu dây chuyền sản xuất bê tông thương phẩm được
chuyển giao của tập đoàn Nepo – Đức và các trang thiết bị máy móc hiện đại được
nhập khẩu từ nước ngoài như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc… có công suất vận
hành lớn.
SVTH: Vũ Thị Diệp Lớp: QTKDTH12B – khóa 12
10
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
2.4.2. Thực trạng nhà xưởng, kho tàng, phương tiện vận chuyển của công ty
Quy mô, nhà xưởng có sức chứa lớn. kho chứa nguyên vật liệu rộng rãi:
Xưởng sản xuất gồm: 05 trạm trộn bê tông, 01 nhà máy gạch, 02 phân
xưởng xây dựng.
Kho:với sức chứa được khoảng 50- 100 tấn nguyên vật liệu. Mỗi kho đều
có nhân viên kiểm soát và bảo quản riêng.
Phương tiện vân chuyển : Đối với các trạm trộn bê tông thì bố trí các xe
bơm bê tông tại mỗi trạm trộn 02 xe bơm để tiện việc vận chuyển bê tông tới công
trường thi công. Còn đối với gạch nung thì phương tiện vận chuyển chủ yếu là xe
tải với trọng tải 5- 10 tấn.
3/ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG GIAI
ĐOẠN 2009 - 2012
3.1. Kết quả về cung cấp sản phẩm
Bảng 4: Sản lượng sản xuất của Công ty giai đoạn 2009-2012
Stt Chủng loại Đvt
2009 2010 2011 2012
Sản
lượng

%
Sản
lượng
%
Sản
lượng
%
Sản
lượng
%
1 Bê tông thương phẩm M3 95.000 107 138.975 114 174.329 128 75.663 72
2 Gạch block M3 3.721 130 4.283 118 5.009 115 4.105 94
3 Gạch xây không nung M3 2.560 102 3.012 91 3.408 93 2.183 82
4 Gạch lát hè M3 1.773 101 1.905 96 1.994 95 2.066 90
5 Gạch bê tông nhẹ M3 0 0 0 0 3.287 112 3.742 110
6 Bê tông bó vỉa Viên 6.208 118 5.904 89 6.477 97 4.855 73
7 Bơm bê tông M3 103.278 114.566 152.489 99.167
8 Vật liệu xây dựng khác M3 1.006 2.178 2.265 1.632
Nguồn : Phòng Kế hoạch vật tư
Qua bảng số liệu sản lượng trên, trong các năm từ 2009 đến 2011, mức tăng
sản lượng sản phẩm của công ty giữ ở mức cao, thành quả này có chủ yếu là do
công tác điều phối lao động, phân ca kíp làm việc hợp lý và công tác xúc tiến
mở rộng thị trường, marketing đầu ra cho sản phẩm của đội ngũ cán bộ công ty.
Nhờ có nguồn đầu ra ổn định, công ty từng bước mở rộng quy mô, tăng sản
lượng để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Bước sang giữa năm 2012, do những
SVTH: Vũ Thị Diệp Lớp: QTKDTH12B – khóa 12
11
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
bất ổn của ngành xây dựng, sản lượng của công ty không tránh khỏi bị sụt giảm.
Công ty đã phải luân phiên các đội sản xuất để duy trì nguồn thu nhập cho người

lao động, giảm sản lượng xuống còn 50% so với các năm trước đó để duy trì
hoạt động.
3.2. Kết quả mở rộng thị trường
Trong cơ chế thị trường Công ty cp đầu tư Văn phú – concrete là một hệ
thống có tổ chức và là một hệ thống mở nó có mối quan hệ chặt chẽ với thị
trường. Do đó nó ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty.
 Thị trường đầu vào của công ty bao gồm cả thị trường trong nước và nước
ngoài như công nghệ sản xuất thường chủ yếu thường là các công nghệ nhập
mua từ nước ngoài như : Hàn Quốc, Đức, Nhật, Trung quốc…. nên việc đổi
mới công nghệ đòi hỏi vốn rất lơn. Công ty đã mở rộng và phát triển sản xuất
kinh doanh bằng cách liên kết với các tổ chức nước ngoài để mua lại dây
truyền sản xuất
 Thị trường đầu ra là thị trường trong nước, tập trung chủ yếu là Hà Nội, Bắc
Ninh, Thái Nguyên và các tỉnh lân cận.
 Khách hàng của công ty là những doanh nghiệp lớn, những chủ đầu tư bất
động sản uy tín trên thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận. Các công trình
công ty đã cung cấp được kể đến như :
Dự án Khu đô thị mới Văn Phú, Hà Đông, Hà Nội:
• Cung cấp khoảng 300.000 m
3
bê tông phục vụ xây dựng các công trình
nhà ở liền kề, biệt thự, công trình công cộng (trường học, khu vui chơi
giải trí….), hạ tầng kỹ thuật, khu nhà ở hỗn hợp và trung tâm thương
mại Văn Phú – Victoria gồm 3 tháp 39 tầng.
• Cung cấp khoảng 25.000 m
2
gạch block tự chèn cho hạng mục vỉa hè.
• Cung cấp bê tông thi công móng và tầng hầm Tòa nhà cao tầng CT10.
• Cung cấp gạch block bê tông nhẹ cho thi công nhà cao tầng tại Dự án
Dự án Khu đô thị mới An Hưng, Hà Đông, Hà Nội.

• Cung cấp khoảng 41.000 m3 bê tông phục vụ xây dựng các công trình
nhà ở thấp tầng và hạ tầng kỹ thuật.
SVTH: Vũ Thị Diệp Lớp: QTKDTH12B – khóa 12
12
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
• Cung cấp khoảng 2.500 m2 gạch block tự chèn cho hạng mục vỉa hè.
Dự án Trường ĐH Kỹ thuật hậu cần CAND tại Thuận Thành, Bắc Ninh
• Cung cấp khoảng 20.000 m3 bê tông phục vụ xây dựng các hạng mục
của Trường.
Dự án Khu đô thị mới Xa La, Hà Đông, Hà Nội
• Cung cấp khoảng 10.000 m3 bê tông phục vụ xây dựng nhà thấp tầng
và cao tầng tại Dự án
Dự án Tổ hợp Trung tâm thương mại Discovery Complex tại 302 Cầu Giấy,
Hà Nội
• Cung cấp khoảng 10.000 m3 bê tông phục vụ xây dựng các hạng mục
móng và tầng hầm của Dự án.
Dự án Khu phức hợp Nam Đô Complex tại 609 Trương Định, Hoàng Mai,
Hà Nội
• Cung cấp khoảng 3.000 m
3
bê tông phục vụ xây dựng Dự án.
Dự án Trụ sở Công an thành phố Hà Nội tại Hà Đông
• Cung cấp khoảng 3.000 m
3
bê tông phục vụ xây dựng Dự án
Dự án Trụ sở Cục hải quan thành phố Hà Nội
• Đã thực hiện cung cấp khoảng 2.000 m
3
bê tông phục vụ xây dựng Dự
án

Dự án Tổ hợp nhà ở hỗn hợp Bộ quốc phòng tại ngõ 100 Hồng Quốc Việt,
Cầu Giấy, Hà Nội
• Đã thực hiện cung cấp khoảng 2800 m
3
bê tông phục vụ xây dựng Dự
án
Dự án Tháp doanh nhân Hà Nội tại Hà Đông
• Đã thực hiện cung cấp khoảng 2.000 m
3
bê tông phục vụ xây dựng Dự
án
Dự án Cục cảnh sát biển
• Đã thực hiện cung cấp khoảng 2.500 m
3
bê tông phục vụ xây dựng Dự án
Dự án Nhà D2 Giảng Vị, Hà Nội
SVTH: Vũ Thị Diệp Lớp: QTKDTH12B – khóa 12
13
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
• Đã thực hiện cung cấp khoảng 2.000 m
3
bê tông phục vụ xây dựng Dự án
3.3. Kết quả doanh thu lợi nhuận của Công ty
Bảng 5: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2009 - 2012
ĐVT : nghìn đồng
STT CHỈ TIÊU
2009 2010 2011 2012
Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tuyệt đối %
1
Doanh thu bán hàng và

cung cấp sản phẩm
99.256.236 110 140.505.208 107 184.740.582 122 120.860.374 80
2
Giá vốn bán hàng
79.559.480 115.214.270 151.487.278 99.105.507
3
Chi phí tài chính
2.148.852 3.815.609 5.439.795 4.960.472
4
Chi phí quản lý doanh
ngiệp
2.985.566 4.056.784 5.034.644 6.212.389
5
Chi phí bán hàng
996.450 1.272.301 2.109.480 2.830.577
6
Lợi nhuận từ hoạt động
kinh doanh
13.565.886 16.146.242 20.669.384 7.751.428
7
Lợi nhuận sau thuế thu
nhập doanh nghiệp
11.390.822 113 13.210.925 107 16.422.356 109 6.937.975 58
Nguồn : Phòng tài chính Công ty CP đầu tư Văn Phú - Concrete
Qua bảng số liệu kinh doanh từ năm 2009 đến hết 6 tháng đầu năm 2013 ta nhận
thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư Văn Phú – Concrete
gặp nhiều biến động. Năm đầu tiên thành lập, công ty đạt được doanh thu và lợi
nhuận khá cao 11.390.922 nghìn đồng . Doanh thu và lợi nhuận trong các năm tiếp
theo cũng luôn duy trì ở mức ổn định năm 2010 với mức lợi nhuận sau thuế là
13.210.925 nghìn đồng, năm 2011 là 16.422.356 nghìn đồng, vượt chỉ tiêu đề ra.

Thành công đó phần lớn nhờ vào lợi thế dự án sẵn có, nguồn công việc và đầu ra
cho sản phẩm thuận lợi. Chính những thuận lợi đó đòi hỏi công ty phải mở rộng quy
mô sản xuất, đầu tư thêm máy móc thiết bị và phương tiện vận chuyển. Trong 3
năm từ 2009 đến 2011, công ty đã vay một lượng vốn khá lớn của ngân hàng để
mua sắm thâm thiết bị nên chi phí lãi vay tăng vọt. Đây cũng là thời điểm áp dụng
mức lãi vay cao theo quy định của nhà nước. năm 2009 là năm đầu thành lập, số
lượng cán bộ công nhân viên của công ty vẫn tương đối ít, quy mô chưa mở rộng
nên chi phí quản lý doanh nghiệp tương đối thấp. Sau khi mở rộng sản xuất, đòi hỏi
SVTH: Vũ Thị Diệp Lớp: QTKDTH12B – khóa 12
14
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
phải tiếp nhận thêm lao động và hoàn thiện bộ máy quản lý, số lượng cán bộ nhân
viên công ty tăng dẫn tới chi phí quản lý doanh nghiệp tăng theo. Bước sang năm
2012, đặc biệt 6 tháng cuối năm 2012, tình hình kinh tế nhiều bất ổn, ngành xây
dựng gặp rất nhiều khó khăn, khác hẳn với dự đoán của ban lãnh đạo công ty nên
chỉ tiêu đề ra không thực hiện được. doanh số không đạt yêu cầu và lợi nhuận bị sụt
giảm, đầu tư thêm nhiều trang thiết bị dây chuyền sản xuất nên cần một lượng lớn
vốn vay tại các ngân hàng. Để duy trì doanh nghiệp tồn tại, ban lãnh đạo công ty hạ
thấp giá thành sản phẩm, lấy mục tiêu chi phí lương cho người lao động và các chi
phí phụ trợ, kinh doanh không lợi nhuận để duy trì doanh nghiệp, vì với một doanh
nghiệp sản xuất thì khấu hao thiết bị, người lao động và chi phí đầu vào là yếu tố
giúp doanh nghiệp tồn tại. Để đảm bảo thu nhập cho người lao động, ban lãnh đạo
công ty quyết định tinh gọn bộ máy quản lý và sản xuất, thực hiện kiêm nhiệm công
việc, điều đó cũng góp phần giảm thiểu chi phí quản lý trong doanh nghiệp.
3.4. Kết quả Nộp ngân sách và thu nhập bình quân người lao động.
Hàng tháng công ty đều tiến hành kê khai thuế và nộp thuế đầy đủ tại chi cục
thuế, cuối mối quý đều đóng thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân
theo đúng quy định của nhà nước.
Bảng 6 : Kết quả nộp ngân sách và thu nhập bình quân của Công ty giai đoạn
2010-2012

Đvt :1000đồng
Stt Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1
Nộp ngân sách
5.396.012 6.707.723 2.312.658
2
Thu nhập bình quân
người lao động
2.570 3.020 3.840
Nguồn : Phòng Tài chính Kế toán
Về thu nhập bình quân đầu người: Thu nhập bình quân của người lao động
trong Công ty cao hơn nhiều so với thu nhập của người lao động trong các công ty
khác trên địa bàn, đặc biệt là mức thu nhập bình quân năm sau cao hơn năm trước.
Hàng năm Công ty cũng tổ chức cho cán bộ công nhân viên đi tham quan, nghỉ mát,
du lịch và một số hoạt động giao lưu khác. Chính những sự quan tâm đó của Công
SVTH: Vũ Thị Diệp Lớp: QTKDTH12B – khóa 12
15
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
ty đã làm cho người lao động thêm phấn khởi, hăng hái thi đua lao động sản xuất
góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Ngoài ra thu nhập
của cán bộ công nhân còn được tính theo trình độ cấp bậc tay nghề.
SVTH: Vũ Thị Diệp Lớp: QTKDTH12B – khóa 12
16
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY
CP ĐẦU TƯ VĂN PHÚ – CONCRETE
1/ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUẢN TRỊ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT
1.1. Các nhân tố bên trong
1.1.1. M áy móc thiết bị

Do yêu cầu của sự phát triển, khoa học sản xuất ngày càng hiện đại do vậy
Công ty không ngừng phải đầu tư mua sắm trang thiết bị máy móc mới để đáp ứng
nhu cầu của thị trường, nâng cao năng xuất lao động đồng thời cải thiện chất lượng
sản phẩm. Đặc biệt từ năm 2012 đến nay công ty đã đầu tư thêm một số các máy
móc thiết bị bố trị đặt tại các trạm sản xuất và mua mới 3 xe bơm bê tông với tổng
giá trị nên tới 6,7 tỉ đồng với các thiết bị được nhập khẩu 100% từ nước ngoài.
Bảng 7: Năng lực thiết bị của Công ty
Stt Tên thiết bị Số hiệu Nước SX Năm SX Số lượng Công suất
1 Trạm trộn bê tông xi măng BTXM60-CB Việt Nam 2008 01 60 m
3
/h
2 Trạm trộn bê tông xi măng TBT-60TĐ Việt Nam 2009 01 60 m
3
/h
3 Trạm trộn bê tông xi măng
BTXM-
9001VS
Việt Nam 01 60 m
3
/h
4 Trạm trộn bê tông xi măng 05-13/71TDH Nhật Bản 01 60 m
3
/h
Trạm trộn bê tông xi măng TANAKA Nhật Bản 01 60 m
3
/h
5 Máy xúc lật ZL40B Trung Quốc 2008 01 Gầu 2,2 m
3
6 Máy xúc lật ZL30E Trung Quốc 2009 01 Gầu 1,7 m
3

7 Xe trộn bê tông 30M-7190 Trung Quốc 2008 01 8m
3
8 Xe trộn bê tông 30M-7416 Trung Quốc 2008 01 8m
3
9 Xe trộn bê tông 30M-7716 Trung Quốc 2008 01 8m
3
10 Xe trộn bê tông 30M-7736 Trung Quốc 2008 01 8m
3
11 Xe trộn bê tông 30M-7471 Trung Quốc 2008 01 8m
3
12 Xe trộn bê tông 30U-4043 Trung Quốc 2008 01 8m
3
13 Xe trộn bê tông 30U-4264 Trung Quốc 2008 01 8m
3
14 Xe trộn bê tông 30U-4332 Trung Quốc 2008 01 8m
3
15 Xe trộn bê tông 31F-9539 Trung Quốc 2009 01 8m
3
16 Xe trộn bê tông 31F-9765 Trung Quốc 2009 01 8m
3
17 Xe bơm bê tông 30P-5248 Trung Quốc 2007 01 150m
3
/h
18 Trạm cân điện tử Pricision Việt Nam 2008 01 100 tấn
19 Máy gạch block MB2-10Z Việt Nam 2009 03
130.000
m
2
/năm
20 Máy phát điện SUNTEC Hàn Quốc 2008 01 288 kVA

SVTH: Vũ Thị Diệp Lớp: QTKDTH12B – khóa 12
17
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
21 Máy thử độ bền nén TYA-300 Trung Quốc 01
22 Dây chuyền bê tông nhẹ Đức 2010 01
20.000
m
3
/năm
23
Dây chuyền gạch bê tông
cốt liệu
TQ, HQ 2011 01
30.000.000
viên/năm
24 Xe bơm bê tông Nhật Bản 2012 03 150m3/h
Nguồn : Phòng thiết bị vật tư của Công ty cp đầu tư Văn phú – concrete
1.1.2. Quy trình sản xuất
Công ty cổ phần đầu tư Văn phú – Concrete với sản phẩm chính là sản xuất
bê tông thương phẩm theo đơn đặt hàng của khách hàng. Quy mô sản xuất thuộc
loại vừa, sản phẩm được tạo ra trên cùng quy trình công nghệ, theo cùng một
phương pháp. Việc sản xuất dựa trên quy trình sau :
SVTH: Vũ Thị Diệp Lớp: QTKDTH12B – khóa 12
18
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
Bảng 8: Sơ đồ sản xuất bê tông thương phẩm
Nguồn: Phòng Kỹ thuật thi công
SVTH: Vũ Thị Diệp Lớp: QTKDTH12B – khóa 12
19
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm

Bước 1- Nguyên Vật Liệu và Kiểm tra thiết kế: Chuẩn bị đầu vào nguyên vật
liệu có sự kiểm soát tốt như: Xi măng, phụ gia, cát phải đúng theo module làm cọc,
sạch và được giữa ẩm - Đá 1x2 được sàn ra theo tiêu chuẩn và cũng được rửa sạch
để làm tăng mác bê tông.
Tạo long thép thông qua hàn tại nhà mày.Song song với khâu chuẩn bị vật
liệu là làm rõ các thiết kế cọc, cấp phối sử dụng để bước sang bước khâu nạp liệu
Bước 2- Nạp liệu: Lắp lòng thép vào khuôn cọc và tiến hành đổ bê tông với
các thiết kế cấp phối đã được duyệt từ khách hàng (nhà tư vấn, chủ đầu tư, nhà thầu
thi công ). Lấp cốt pha và kiểm tra kỹ độ kính tránh rò rỉ nước bê tông và quay ly
tâm không bị ảnh hưởng.
Bước 3- Căng thép: Là bước ứng lực trước cho cọc BTLT theo các ứng suất
theo thiết kế để có các moment kháng uốn khi đi vào sử dụng. Các kết quả kéo thép
được lưu tại phòng thí nghiệm.
Bước 4- Quay ly tâm: Đây là bước rất quan trọng để lèn chặt bê tông và
thông thường có 4 cấp độ quay để cọc đạt được chất lượng như thiết kế.
Bước 5- Hấp cọc : Đây bước đưa cọc vào lò hơi hấp ở nhiệt độ khoảng giao
động 100oC -/+ 20 để quyết định tháo khuôn sớm, hơi nước nóng sẽ đẩy nhanh quá
trình thủy hóa bê tông ở môi trường nhiệt độ cao. Thông thường hấp cọc khoảng 8h.
Hoặc tùy theo công nghệ của từng nhà máy sản xuất.
Bước 6- Tháo khuôn và kiểm tra sản phầm : Đây có thể là bước cuối nếu
không thông qua lò cao áp tùy theo tiến độ hoặc quyết định có liên quan đến chứa
hàng tại nhà máy. Trong bước này chúng ta sẻ kiểm tra và phân loại các loại cọc
đúng chất lượng hoặc cần lưu ý khác.
Bước 7- Hấp qua lò cao áp: Đây cách tại các nhà máy có các đơn hàng cần
cung cấp nhanh hoặc muốn làm tăng thêm mác bê tông, và ngay sau khi lấy cọc ra
khỏi lò cao áp thì chúng ta có thể đưa cọc ra bải thành phẩm.
Bước 8- Hấp qua lò cao áp: Đây giao đoạn kiểm tra số lượng, chất lượng,
chủng loại hàng hóa và vận chuyển đến công trình thông qua các đầu xe kéo hoặc
các xà lan đường sông chuyển đến khách hàng.
SVTH: Vũ Thị Diệp Lớp: QTKDTH12B – khóa 12

20
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
Với quy trình công nghệ sản xuất của mình Công ty Văn phú đã không
ngừng sản xuất ra sản phẩm bê tông thương phẩm đáp ứng yêu cầu về chất lượng
xây dựng hiện nay, chịu được trọng lực lớn, không bị sụt nén… tạo ra uy tín cho
Công ty trên thị trường xây dựng hiện nay.
Bên cạnh sản phẩm bê tông thưởng phẩm Công ty còn tiến hành sản xuất
gạch không nung với day truyền công nghệ sản xuất được chuyển giao từ Đức.
Bảng 9: Sơ đồ quy trình sản xuất gạch không nung
Nguồn: Phòng kỹ thuật thi công của Công ty CP đầu tư Văn phú- concrete
1.1.3. Đặc điểm đội ngũ lao động
Lao động trong công ty được chia làm 2 loại là lao động trực tiếp và lao động
gián tiếp.Lao động trực tiếp của công ty tính đến thời điểm năm 2012 chiếm tỷ
trọng lớn. Đối với công nhân sản xuất thì trình độ được yêu cầu tốt nghiệp cấp III
trở lên còn cán bộ viên chức tại các phòng ban thì yêu cầu tối thiểu là tốt nghiệp
SVTH: Vũ Thị Diệp Lớp: QTKDTH12B – khóa 12
21
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
trung cấp.Trong quá trình lao động và làm việc một số cán bộ công nhân viên được
cử đi đào tạo thêm để thành thạo hơn trong việc sử dụng máy móc thiết bị. Nhìn
chung lao động của mỗi người công nhân đều ở mức trung bình , hầu hết lao động
tại các tổ thi công đều trình độ cấp III, lao động tổ máy có tay nghề cao hơn được
đào tạo chuyên môn vận hành và bảo dưỡng sửa chữa máy móc qua trường dạy
nghề và trung cấp, cao đẳng. Đối với cán bộ làm việc tại các phòng ban quản lý thì
đa số là trình độ cao đẳng, đại học còn số rất ít là trình độ thạc sĩ nắm giữ vị trí quản
trị cấp cao của Công ty. Do đó hàng năm công ty có tổ chức cho cán bộ công nhân
viên đi học thêm nâng cao tay nghề để giải quyết các sự cố máy móc thi công có thể
xảy ra cũng như đảm bảo tiến độ sản xuất diễn ra thuận lợi .Và cũng vì đặc điểm
như vậy nên cũng ảnh hưởng đến quá trình quản trị sản xuất của Công ty
Tuỳ từng khoảng thời gian khác nhau mà số lượng lao động tại mỗi bộ phận có

thể tăng giảm cả về lao động trực tiếp và lao động gián tiếp phụ thuộc vào kế hoạch
sản xuất của Công ty.
Tuổi tác hay thâm niên của người lao động cũng là nhân tố ảnh hưởng đến quá
trình sản xuất của công ty ,cụ thể tính đến cuối năm 2012 tỷ lệ số công nhân viên có
thâm niên lâu năm chiếm 5,01% ( khoảng tuổi từ 40- 55 có 20 người ).
1.2. Các nhân tố bên ngoài
1.2.1.Thị trường cạnh tranh
Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp cùng ngành và cùng sản xuất một ngành
hàng hoặc một nhóm hàng có thể trở thành bạn hàng của nhau trong kinh doanh
giúp nhau về vốn, kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm. Nhưng ngược lại các doanh nghiệp
này cũng có thể trở thánh đối thủ cạnh tranh của nhau trên thị trường đầu vào và
đầu ra. Hiện nay trên thị trường sản xuất bê tông thương phẩm phục vụ trong ngành
xây dựng, đặc biệt là thị trường Hà Nội có rất nhiều các công ty sản xuất bê tông có
uy tín như: Sông Đà ,Việt Đức, Hồng hà, Vimeco, Thịnh Liệt, 24.7… họ đều là
những doanh nghiệp có vốn đầu tư lớn, hoạt động lâu năm trong lĩnh vực cung cấp
bê tông thương phẩm điều này gây ra cho Công ty không ít những khó khăn trên thị
trường không những chỉ về giá cả mà còn cả về chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó
SVTH: Vũ Thị Diệp Lớp: QTKDTH12B – khóa 12
22
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
nó cũng gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quản trị sản xuất của Công ty, đội
ngũ quản lý công ty đã đưa ra các chính sách giá cả hợp lý để cạnh tranh với các đối
thủ trên thị trường,trực tiếp cho nhân viên kinh doanh tiếp cận các công trình xây
dựng để chào giá sản phẩm, từ đó có kế hoạch cụ thể để sản xuất. Với thị phần
29,9% Công ty Cp đầu tư Văn phú – concrete đứng vị trí thứ hai trên thị trường
cung cấp bê tông tươi tại Hà nội.
Bảng 10: Thị phần của Công ty cp đầu tư Văn phú – concrete trên thị trường
Hà Nội
1.2.2. Nhà cung cấp
Các nguồn lực đầu vào của doanh nghiệp được cung cấp chủ yếu bởi các

doanh nghiệp, các đơn vị kinh doanh và các đại lý vật liệu xây dựng có uy tín trên
địa bàn. Việc đảm bảo chất lượng, số lượng cũng như giá cả của các sản phẩm bê
tông thương phẩm phụ thuộc trực tiếp vào các yếu tố nguyên vật liệu đầu vào vì vậy
Công ty luôn lựa chọn các nhà cung ứng với giá cả hơp lý chất lượng nguyên vật
liệu đầu vào đảm bảo để tránh ảnh hương đến khâu sản xuất cũng như chất lượng bê
tông của Công ty.
SVTH: Vũ Thị Diệp Lớp: QTKDTH12B – khóa 12
23
Chuyên đề thực tập GVHD: PGS.TS Trần Việt Lâm
1.2.3. Khách hàng
Khách hàng là một vấn đề vô cùng quan trọng và được các doanh nghiệp đặc
biệt quan tâm chú ý. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất của Doanh
nghiệp. Công ty Văn phú không chỉ dừng lại ở việc cung cấp các sản phẩm bê tông
thương phẩm cho các chủ đầu tư các công trình cao ốc, khu đô thị , khu trung cư,
trường học, sân vận động, bến bãi bằng việc lập các trạm trộn bê tông gần các khu
dự án để tiện việc cung cấp sản phẩm cũng như cắt giảm được chi phí đi lại. Bên
cạnh đó Công ty còn cung cấp cho các khách hàng thiết yếu hiện nay là các công
trình xây dựng dân dụng của các nhà dân.
2/ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT CỦA
CÔNG TY
2.1. Công tác xây dựng kế hoạch sản xuất tại Công ty
2.1.1. Quy trình xây dựng kế hoạch sản xuất
Lập kế hoạch sản xuất, theo dõi giám sát thực hiện cũng là nhiệm vụ chính
của bộ phận kế hoạch của Công ty. Quy trình xây dựng kế hoạch sản xuất được thực
hiện theo các bước sau:
Bước 1: Xác định các căn cứ để xây dựng kế hoạch
Thứ nhất: Báo cáo hoạt động kinh doanh của Công ty kỳ trước. Cuối mỗi kỳ
kế hoạch công ty dựa vào báo cáo thực hiện được của kỳ trước để lên kế hoạch cho
kỳ tiếp theo.
Thứ hai: Căn cứ vào các công trình mà công ty đang cung cấp bê tông vì đặc

tính của Công ty là sản xuất theo hợp đồng và theo dự án.
Thứ ba: Thông qua các nguồn thông tin, các mối quan hệ bơ phận kế hoach
sẽ dự tính các công trình mà công ty có khả năng nhận được.
Thứ tư: Cân đối dự báo với nguồn lực hiện có của Công ty: máy móc thiết
bị, nhân công, khả năng kỹ thuật.
Thứ năm: Dự tính những điều kiện khách quan có thể ảnh hưởng tới sản xuất
của công ty trong kỳ kế hoạch.
Bước 2: Xây dựng kế hoạch dư kiến cho năm kế hoạch.
SVTH: Vũ Thị Diệp Lớp: QTKDTH12B – khóa 12
24

×