Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

TÌM HIỀU VỀ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ PHÂN TÁN, TÍNH TOÁN SONG SONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 30 trang )

Điện toán lưới và đám mây GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi
Khứ

I H C QU C GIA TH NH PH H CH MINHĐẠ Ọ Ố À Ố Ồ Í
TR NG I H C CÔNG NGH THÔNG TINƯỜ ĐẠ Ọ Ệ
ĐỀ TÀI: TÌM HIỀU VỀ ĐIỆN TOÁN ĐÁM
MÂY VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ PHÂN
TÁN, TÍNH TOÁN SONG SONG
TPHCM, tháng 6/ 2014

MỤC LỤC
HVTH: Nguyễn Chí Toàn_MSSV: CH1301065 Trang 1/30

Điện toán lưới và đám mây GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi
Khứ

1
LỜI NÓI ĐẦU 2
 2
PH N 1: T NG QUAN V I N TOÁN ÁM MÂYẦ Ổ ỀĐ Ệ Đ 3
I. Khái ni m i n toán ám mây ệ Đ ệ đ 3
II. c i m c a i n toán ám mâyĐặ đ ể ủ đ ệ đ 4
III. S c n thi t c a i n toán ám mâyự ầ ế ủ đ ệ đ 5
IV. Công nghệ 7
PH N 2: NG D NG PHÂN TÁN VÀ X LÝ SONG SONG V I WCF SERVICEẦ Ứ Ụ Ử Ớ 22
1. Mô t ch ng trìnhả ươ 22
2. Các h m x lý chính:à ử 25
3. Th c thi ch ng trìnhự ươ 27
* Ph n m m c n ch y ch ng trìnhầ ề ầ để ạ ươ 27
- Visual Studio 2010 27
PHẦN 3: HƯỚNG PHÁT TRIẾN 29


Vì trong th i gian ng n em ch có th demo v 1 mô hình ám mây n gi n ờ ắ ỉ ể ề đ đơ ả
m c c b n nh tở ứ ơ ả ấ 29
Khi áp d ng b i toán n y trong th c t , có th host Worker Server nh ng ụ à à ự ế ể ở ữ
server khác nhau. Tích h p các chính sách b o m t v các thu t toán cân b ngợ ả ậ à ậ ằ
t i gi a các worker. ả ữ 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
LỜI NÓI ĐẦU

Máy vi tính ngày nay đã trở thành một phần tất yếu của cuộc sống. Chúng ta
cần máy tính ở khắp mọi nơi, có thể là cho công việc, nghiên cứu hoặc trong bất
kỳ lĩnh vực nào. Khi việc sử dụng máy tính trong cuộc sống hàng ngày của
chúng ta tăng lên, các nguồn tài nguyên máy tính mà chúng ta cũng cần tăng lên.
HVTH: Nguyễn Chí Toàn_MSSV: CH1301065 Trang 2/30

Điện toán lưới và đám mây GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi
Khứ
Đối với các công ty lớn như Google và Microsoft, khai thác các nguồn tài
nguyên như vậy khi họ cần không phải là một vấn đề lớn. Nhưng khi nói
đến doanh nghiệp nhỏ hơn, các nguồn tài nguyên lớn như vậy trở thành một yếu
tố rất lớn tác động đến kinh doanh. Với những vấn đề lớn về cơ sở hạ tầng
CNTT như máy hỏng, treo ổ cứng, lỗi phần mềm, v.v Đó thật sự là những vấn
đề rất đau đầu cho các doanh nghiệp. Điện toán đám mây cung cấp một giải
pháp cho tình trạng này.
Điện toán đám mây được sử dụng trong các lĩnh vực khác nhau như web
hosting, lập trình song song, dựng hình đồ hoạ, mô hình tài chính(IBM Clouds),
các phương pháp duyệt và tìm kiếm trên web(web spider), phân tích
gen(Amazon Clouds), v.v
Qua môn học “Điện toán lưới và đám mây” Thầy PGS-TS. NGUYỄN PHI
KHỨ đã giúp em hình thành những cái nhìn rất mới điện toán đám mây cũng
như việc áp dụng vào trong thực tiễn.

Trong phạm vi của bài thu hoạch nhỏ này, chúng em sẽ trình bày khái quát
về Điện toán đám mây và giải quyết vấn đề, phân tán và tính toán song song .
Em xin chân thành cảm ơn Thầy PGS. TS Nguyễn Phi Khứ. Những tiết
giảng quý báu của Thầy đã cung cấp cho em những kiến thức nền tảng về Điện
toán lưới và đám mây bước khởi đầu giúp em nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực.
Học Viên Cao Học Khóa 8
NGUYỄN CHÍ TOÀN
* * *
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY
I. Khái niệm Điện toán đám mây
Điện toán đám mây là:
"Một mô hình máy tính mới, nơi đó dữ liệu và các dịch vụ cư trú tại các
trung tâm dữ liệu trong đám mây và có thể được truy cập từ bất kỳ thiết bị kết
nối nào qua internet ".
Điện toán có thể được mô tả là bất kỳ hoạt động nào của việc sử dụng và
HVTH: Nguyễn Chí Toàn_MSSV: CH1301065 Trang 3/30

Điện toán lưới và đám mây GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi
Khứ
phát triển phần cứng hay phần mềm máy tính, nghĩa là tất cả mọi thứ từ sức
mạnh tính toán đến khả năng lưu trữ. Đám mây điện toán quan hệ cùng tất cả
các thực thể của nó để làm cho chúng như một thực thể tích hợp duy nhất bằng
sự quản lý tinh vi.
Đám mây(cloud) là một thuật ngữ được sử dụng như là một ẩn dụ cho các
mạng diện rộng (như Internet) hoặc bất cứ môi trường mạng lớn như vậy. Nó bắt
nguồn từ biểu tượng giống đám mây được sử dụng để đại diện cho những mạng
phức tạp trong sơ đồ nguyên lý(schematic). Nó đại diện cho tất cả những phức
tạp của mạng có thể bao gồm mọi thứ từ cáp, router, máy chủ, trung tâm dữ liệu
và tất cả các thiết bị khác như vậy.
II. Đặc điểm của điện toán đám mây

1. Tự Sửa Chữa
Bất kỳ ứng dụng hoặc dịch vụ nào đang chạy trong một môi trường điện
toán đám mây có một tính chất tự sửa chữa. Trong trường hợp ứng dụng thất
bại, luôn luôn có một dự phòng tức thời của ứng dụng sẵn sàng để cho công việc
không bị gián đoạn. Có nhiều bản sao của cùng một ứng dụng - mỗi bản cập
nhật chính nó thường xuyên vì vậy ở những lần thất bại, có ít nhất một bản sao
của ứng dụng có thể lấy lên hoạt động mà thậm chí không cần thay đổi nhỏ nào
trong trạng thái chạy của nó.
2. Nhiều người sử dụng:
Với điện toán đám mây, bất kỳ ứng dụng nào cũng hỗ trợ đa người dùng -
đó là khái niệm dùng để chỉ nhiều người sử dụng đám mây trong cùng thời gian.
Hệ thống cho phép một số khách hàng chia sẻ cơ sở hạ tầng được phân bổ cho
họ mà không ai trong họ nhận biết về sự chia sẻ này. Điều này được thực hiện
bởi việc ảo hóa các máy chủ trong một dải các máy tính và sau đó cấp phát các
máy chủ đến nhiều người sử dụng. Điều này được thực hiện theo cách mà trong
đó sự riêng tư của người sử dụng và bảo mật của dữ liệu của họ không bị tổn
hại.
3. Khả năng mở rộng tuyến tính
Dịch vụ điện toán đám mây có khả năng mở rộng tuyến tính. Hệ thống có
khả năng phân chia các luồng công việc thành phần nhỏ và phục vụ nó qua cơ sở
hạ tầng. Một ý tưởng chính xác của khả năng mở rộng tuyến tính có thể được lấy
HVTH: Nguyễn Chí Toàn_MSSV: CH1301065 Trang 4/30

Điện toán lưới và đám mây GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi
Khứ
từ thực tế là nếu một máy chủ có thể xử lý 1000 giao dịch trong một giây, thì hai
máy chủ có thể xử lý 2.000 giao dịch trong một giây.
4. Hướng dịch vụ
Hệ thống Điện toán đám mây là tất cả các dịch vụ theo định hướng – những
dịch vụ như vậy được tạo ra từ những dịch vụ rời rạc khác. Rất nhiều dịch vụ rời

rạc như vậy là sự kết hợp của nhiều dịch vụ độc lập khác với nhau để tạo dịch vụ
này. Điều này cho phép việc tái sử dụng các dịch vụ khác nhau sẵn có và đang
được tạo ra. Bằng việc sử dụng các dịch vụ đã được tạo ra trước đó, những dịch
vụ khác có thể được tạo ra từ đó.
5. Điều khiển SLA(Service level agreement)
Thông thường các doanh nghiệp có thỏa thuận về số lượng dịch vụ. Khả
năng mở rộng và các vấn đề có sẵn có thể làm cho các thỏa thuận này bị phá vỡ.
Tuy nhiên, các dịch vụ điện toán đám mây là hướng SLA, như việc khi hệ thống
có kinh nghiệm đạt đỉnh của tải, nó sẽ tự động điều chỉnh chính nó để tuân thủ
các thỏa thuận ở cấp độ dịch vụ. Các dịch vụ sẽ tạo ra thêm những thực thể của
ứng dụng trên nhiều server để cho việc tải có thể dễ dàng quản lý.
6. Khả năng ảo hóa
Các ứng dụng trong điện toán đám mây hoàn toàn tách rời khỏi
phần cứng nằm bên dưới. Môi trường điện toán đám mây là một môi trường ảo
hóa đầy đủ.
7. Linh hoạt
Một tính năng khác của các dịch vụ điện toán đám mây là chúng linh hoạt.
Chúng có thể được dùng để phục vụ rất nhiều loại công việc có khối lượng khác
nhau từ tải nhỏ của một ứng dụng nhỏ cho đến tải rất nặng của một ứng dụng
thương mại.
III. Sự cần thiết của điện toán đám mây
Một câu hỏi được đặt ra là làm cách nào để có thể tăng năng lực tính toán
và lưu trữ dữ liệu lên hàng nghìn lần so với chỉ dùng phần cứng tại chỗ? Câu hỏi
đã từng làm đau đầu các nhà phát triển hệ thống, và với sự ra đời của mạng
internet vấn đề đã được giải quyết bởi sự xuất hiện của dịch vụ điện toán đám
mây. Điện toán đám mây là một dịch vụ tính toán và lưu trữ do nhà cung cấp
dịch vụ cung cấp cho khách hàng, vì vậy năng lực tính toán và lưu trữ dữ liệu có
HVTH: Nguyễn Chí Toàn_MSSV: CH1301065 Trang 5/30

Điện toán lưới và đám mây GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi

Khứ
khả năng tăng lên hàng nghìn lần so với việc chỉ dùng hệ thống tính toán truyền
thống của khách hàng, và điều này phụ thuộc vào năng lực của nhà cung cấp
dịch vụ chứ không phụ thuộc vào hệ thống tại chỗ của khách hàng, mà thường là
các máy của các nhà cung cấp dịch vụ thường là những máy có năng lực tính
toán rất lớn để có thể cung cấp cho nhiều người.
So với các hệ thống máy tính truyền thống thì điện toán đám mây có nhiều
ưu điểm vượt trội hơn. Ưu điểm đầu tiên là về tài nguyên hệ thống, giả sử với
một công ty khi trang bị hệ thống tính toán truyền thống cần phải xây dựng một
hệ thống mạnh đủ để phục vụ công việc cho một công ty. Điều đó đồng nghĩa
với việc chi phí lắp đặt hệ thống ban đầu tốn kém, và đối với hệ thống của công
ty cần phải có người quản trị hệ thống tốn thêm tài nguyên và nhân lực, và chi
phí cho năng lượng tiêu thụ của hệ thống cũng rất cao. Thêm vào đó là sự lãng
phí tài nguyên khi mà hệ thống không được sử dụng hết công suất của nó. Điều
đó cho thấy rằng đầu tư vào một hệ thống máy tính theo kiểu truyền thống thì có
thể là tốn kém và lãng phí. Và nếu công ty sử dụng điện toán đám mây thì khi đó
không phải tốn một người quản trị, năng lượng tiêu thụ cho hệ thống cũng
không còn là vấn đề, đặc biệt là tài nguyên không sử dụng sẽ không bị lãng phí
vì khi đó công ty chỉ trả tiền cho phần tài nguyên mà họ sử dụng, phần tài
nguyên còn lại sẽ được người cung cấp dịch vụ cung cấp cho một công ty khác.
Một ưu điểm nữa của điện toán đám mây là khả năng truy cập và sử dụng
tài nguyên ở mọi lúc mọi nơi khi mà ta có một máy tính bình thường được nối
mạng internet, khi đó ta có thể thực hiện một phép tính khổng lồ hoặc có thể sử
dụng một khối lượng dữ liệu lớn chỉ với một máy tính đơn giản.
Vấn đề về bản quyền phần mềm cũng là một vấn đề hết sức nan giải đối với
các công ty khi mà các phần mềm đó có giá quá cao. Với điện toán đám mây thì
chỉ cần nhà cung cấp dịch vụ bỏ tiền ra mua bản quyền thì tất cả các khách hàng
của họ đều có thể sử dụng nó như một phần mềm có bản quyền thật sự mà
không phải bỏ ra một số tiền lớn để mua bản quyền mà họ chi phải trả tiền cho
những gì họ dùng.

HVTH: Nguyễn Chí Toàn_MSSV: CH1301065 Trang 6/30

Điện toán lưới và đám mây GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi
Khứ
Bên cạnh đó điện toán đám mây cũng có những nhược điểm cố định của
nó. Với điện toán đám mây người dùng không thực sự an tâm về dữ liệu của họ
vì khi đó tài nguyên thật sự không còn là của riêng họ mà nằm trong đám mây
của nhà cung cấp dịch vụ. Theo đó thì sự bảo mật dữ liệu cũng là vấn đề làm lo
lắng cho người dùng. Và khi có sự cố về mạng internet thì người dùng không thể
làm việc với dữ liệu của chính họ được nữa.
IV. Công nghệ
1. Kiến trúc của ứng dụng điện toán đám mây
HVTH: Nguyễn Chí Toàn_MSSV: CH1301065 Trang 7/30

Điện toán lưới và đám mây GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi
Khứ
Bây giờ chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu cấu trúc cơ bản của điện toán đám mây,
chúng ta biết rằng điện toán đám mây là một tổ hợp tính toán dựa trên các thiết
bị hạ tầng phần cứng trong một đám mây của nhà cung cấp dịch vụ. Hạ tầng
phần cứng bao gồm các sản phẩm máy chủ chứa dữ liệu nhỏ được kết nối lại với
nhau như một hệ thống phục vụ cho việc lưu trữ và xử lý dữ liệu và các ứng
dụng tính toán trên các tài nguyên khác. Điện toán đám mây gọi một ứng dụng
chạy trên máy chủ ảo như là nó đang chạy tại chỗ trên hạ tầng phần cứng phân
tán trong đám mây. Những máy chủ ảo được tạo ra theo những cách mà ở đó
những thỏa thuận dịch vụ (SLA) khác nhau và sự tin cậy đều được đảm bảo. Có
thể có nhiều thực thể khác nhau của cùng một máy chủ ảo truy cập vào những
phần sẵn sàng của cơ sở hạ tầng phần cứng. Điều này đảm bảo rằng có nhiều
bản sao của các ứng dụng, để khi xảy ra lỗi chúng sẵn sàng khắc phục. Máy chủ
ảo phân tán quá trình xử lý vào cơ sở hạ tầng phần cứng và sau khi quá trình tính
toán được hoàn thành chúng sẽ trả về kết quả. Quá trình này cần có một phần

mềm hoặc hệ điều hành xử lý công việc quản lý hệ thống phân tán, giống như kỹ
thuật tính toán lưới, giúp quản lý các yêu cầu khác nhau đến máy chủ ảo. Cơ chế
này sẽ đảm bảo việc tạo ra nhiều bản sao và cả việc bảo vệ sự thống nhất dữ liệu
được lưu trên cơ sở hạ tầng. Đồng thời hệ điều hành đó cũng có thể tự điều
chỉnh như là khi gặp quá tải các tiến trình, phân chia xử lý để hoàn thành đáp
ứng yêu cầu. Hệ thống quản lý công việc như vậy được che dấu với người dùng,
hay nói các khác là ẩn với người dùng. Sự độc lập với người dùng thể hiện ở chỗ
nó xử lý và trả về kết quả đạt được, chứ không cần phải quan trọng nó ở đâu và
HVTH: Nguyễn Chí Toàn_MSSV: CH1301065 Trang 8/30

Điện toán lưới và đám mây GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi
Khứ
nó thực hiện điều đó bằng cách nào. Người dùng trả tiền trên lưu lượng sử dụng
hệ thống, như đã nói dịch vụ được tính bằng chu kỳ của CPU hoặc byte. Thực tế
số tiền mà khách hàng phải trả thường được tính dựa vào lưu lượng dùng CPU
trên một giờ hoặc số Gb dữ liệu di chuyển trong một giờ.
2. Kiến trúc máy chủ
Điện toán đám mây được tạo thành bằng cách sử dụng tài nguyên vật lý lớn từ
nhiều máy chủ trong đám mây của nhà cung cấp dịch vụ. Đây là một ứng dụng
của nguyên tắc kết hợp vào trong bài toán cần một hệ thống tính toán lớn mà
thiết bị hoặc cơ sở vật chất không cho phép nên chúng ta cần phải ghép những
thiết bị, những hệ thống nhỏ lại với nhau để trở thành một hệ thống lớn đáp ứng
những nhu cầu lớn hơn cho người sử dụng trong những hệ thống yêu cầu tính
toán và lưu trữ lớn. Như đã nói bên trên, dịch vụ và ứng dụng của điện toán đám
mây dựa trên máy chủ ảo được thiết kế từ tài nguyên góp lại này. Có hai ứng
dụng (hoặc hệ điều hành) sẽ giúp quản lý các thể hiện trên máy trong đám mây,
cũng như quản lý tất cả các tài nguyên của các thể hiện máy chủ ảo.
Đây là một ứng dụng nguyên lý tách khỏi vào trong hệ thống điện toán đám
mây nhằm tách biệt phần cứng phức tạp của hệ thống vói giao diện bên ngoài.
Nhằm tạo ra một giao diện người dùng đơn giản, dễ sử dụng hơn so với phần

cứng phức tạp bên dưới và cũng là để tách biệt giao diện người dùng với hệ
thống phần cứng, khi đó người dùng chỉ cần quan tâm đến những ứng dụng mà
học cần chứ không cần quan tâm đến phần cứng bên dưới được thực hiện như
HVTH: Nguyễn Chí Toàn_MSSV: CH1301065 Trang 9/30

Điện toán lưới và đám mây GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi
Khứ
thế nào. Ứng dụng thứ nhất là Xen hypervisor cung cấp các lớp trừu tượng giữa
phần cứng và hệ điều hành ảo, nhờ vậy sự phân tán của các tài nguyên và tiến
trình được quản lý giống như là đang thực hiện trên một máy. Ứng dụng thứ hai
cũng được sử dụng rộng rãi là hệ thống quản lý máy chủ ảo Enomalism, nó được
sử dụng để quản lý hạ tầng phần cứng nền tảng.
Khi Xen sử dụng cho các lớp ảo của các cơ sở hạ tầng máy chủ, một lớp
phần mềm là Xen hypervisor đã được cài đặt giữa máy chủ và hệ điều hành. Nó
cung cấp một lớp trừu tượng cho phép mỗi server vật lý có thể được chạy như là
một hoặc nhiều máy chủ ảo, tách riêng hệ điều hành và các ứng dụng của nó
khỏi lớp phần cứng vật lý bên dưới. Xen hypervisor là một công nghệ mã nguồn
mở, được cộng tác phát triển bởi Xen và các kỹ sư của hơn 20 công ty nổi tiếng
về trung tâm dữ liệu có tính chất đổi mới bao gồm : AMD, Cisco, Dell, HP,
IBM, Intel, Mellanox, Network Appliance, Novell, Red Hat, SGI, Sun, Unisys,
Veritas, Voltaire, and Citrix. Xen được đăng ký bởi GNU General Public
License (GPL2) và được sử dụng không được thay đổi về mã nguồn và định
dạng đối tượng. Xen Hypervisor cũng đặc biệt ngắn - ít hơn 50.000 dòng mã. Vì
vậy chi phí dịch mã code rất thấp và hiệu suất gần giống như trên máy nguyên
HVTH: Nguyễn Chí Toàn_MSSV: CH1301065 Trang 10/30

Điện toán lưới và đám mây GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi
Khứ
thủy. Xen tái sử dụng các trình điều khiển thiết bị hiện có (đối với cả hai loại là
mở và đóng mã nguồn) từ Linux, làm cho thiết bị quản lý dễ dàng. Hơn nữa Xen

rất mạnh mẽ để điều khiển lỗi và bảo vệ cả người dùng và hypervisor khỏi các
vấn đề với các lỗi từ các driver độc hại.
Hệ thống quản lý máy chủ ảo Enomalism là một nền tảng hạ tầng cơ sở
máy chủ ảo hoàn chỉnh. Enomalism quản lý ảnh hưởng giữa các tài nguyên
trong hệ thống. Enomalism có thể sử dụng để dẫn các luồng tính toán vào đám
mây giống như là luồng từ khách hàng được đi vào thực hiện tính toán trên một
máy chủ từ xa. Nó mang tất cả những tính năng như: triển khai kế hoạch tính
toán, cân bằng tải, tránh xung đột tài nguyên… Enomalism cũng là một ứng
dụng mã nguồn mở, nó có một giao diện người dùng dựa trên nền web rất đơn
giản và dễ sử dụng. Nó có kiến trúc từng phần dễ dàng cho phép tạo và thêm vào
hệ thống các bổ sung và các tiện ích cần thiết cho việc sử dụng. Nó hỗ triển khai
tổ chức phân tán và tạo các ứng dụng dựa trên tổng quang chung. Nó hỗ trợ
quản lý các trường ảo khác nhau gồm KVM/Qemu, Amazon EC2 and Xen,
OpenVZ, Linux Containers, VirtualBox. Nó có chế độ phân quyền người dùng
và đặt quyền truy cập.
3. Map reduce
Map Reduce là một mô hình lập trình, được Google phát triển vào năm
2003, để hỗ trợ cho quá trình tính toán song song trên số lượng tập các dữ liệu
cực lớn (vài tỷ byte) lưu trữ ở các cụm máy tính thành phần trong đám mây điện
toán. Trong mô hình này, người dùng định nghĩa một hàm map để tính toán một
cặp khóa/giá trị đầu vào và tạo nên một tập các cặp khóa/giá trị tạm thời, sau đó
hàm reduce sẽ gom nhóm tất cả những giá trị tạm thời nào có chung khóa lại với
nhau cho ra kết quả mong muốn. Rất nhiều các tác vụ trong đời sống thực có thể
được thực thi bằng mô hình này,chúng ta sẽ xem xét cụ thể hơn ở phần sau.
Chương trình được viết theo kiểu chức năng này được song song hóa một
cách tự động và được thực thi trên một cụm lớn các “máy tính hàng hóa” (các
HVTH: Nguyễn Chí Toàn_MSSV: CH1301065 Trang 11/30

Điện toán lưới và đám mây GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi
Khứ

máy tính thành phần cấu tạo nên đám mây điện toán). Hệ thống khi chạy sẽ quan
tâm chi tiết phân vùng của dữ liệu đầu vào, lập lịch quá trình thực thi chương
trình thông qua một tập các máy tính thành phần, xử lý lỗi và quản lý các kết nối
nội giữa các máy tính thành phần. Điều này cho phép các lập trình viên ngay cả
chưa có bất kỳ kinh nghiệm nào trong các hệ thống song song và phân tán đều
có thể dễ dàng tối ưu hóa các tài nguyên của một hệ thống phân tán lớn
Trong vòng vài năm trước đây, các kỹ sư của Google phải khởi tạo hàng
trăm các quá trình tính toán dành cho các mục đích đặc biệt trên số lượng lớn
các dữ liệu thô như các dữ liệu móc nối, nhật ký các trang web yêu cầu…Các
quá trình tính toán này dùng cho nhiều mục đích khác nhau như tóm tắt số lượng
các trang đã được móc nối bởi từng host, tính tần số truy xuất của 1 trang web,
tìm ra tập các câu truy vấn được dùng nhiều nhất trong ngày…Hầu hết các tính
toán này đều không phức tạp,nhưng dữ liệu đầu vào thường rất lớn và quá trình
tính toán cần phải được phân tán cho hàng trăm ngàn máy nhằm có thể thực thi
trong khoảng thời gian cho phép. Các vấn đề về việc song song hóa tính
toán,phân tán dữ liệu và quản lý lỗi đã làm cho các quá trình tính toán vốn đơn
giản này trở nên vô cùng phức tạp.
Để giải quyết vấn đề, các kỹ sư của Google đã thiết kế một mô hình trừu
tượng cho phép chúng ta diễn tả quá trình tính toán này một cách đơn giản như
vốn dĩ của nó, đồng thời che dấu đi các chi tiết phức tạp trong việc song song
hóa, chấp nhận lỗi, cân bằng nạp, phân tán dữ liệu trong một thư viện riêng. Sự
trừu tượng hóa này được lấy ý tưởng từ 2 thành phần cơ bản là map và reduce
trong Lisp và nhiều loại ngôn ngữ lập trình hàm khác. Chúng ta có thể nhận thấy
rằng trong hầu hết các quá trình tính toán của chúng ta đều bao gồm một thao
tác map, ánh xạ các đầu vào với các giá trị của “bản ghi” để thực hiện việc tính
toán các giá trị đó thành 1 tập các cặp khóa/giá trị tạm thời, sau đó ta lại tạo
thêm một thao tác reduce, thu gọn các giá trị mà có cùng key lại với nhau và cho
ra kết quả.Việc sử dụng mô hình hàm chức năng map và reduce cho phép chúng
ta có thể thực thi song song các tính toán lớn dễ dàng và có thể sử dụng quá
trình thực thi lại như một cơ chế chấp nhận lỗi.

Các thế mạnh chính của phương pháp này là cung cấp cho chúng ta một
giao diện đơn giản và mạnh mẽ, cho phép song song hóa và phân tán dữ liệu
trong các phép toán lớn một cách tự động, giúp cho ta thu được hiệu năng cao
nhất trong số lượng lớn các cụm máy tính thành phần của đám mây điện toán. Ở
HVTH: Nguyễn Chí Toàn_MSSV: CH1301065 Trang 12/30

Điện toán lưới và đám mây GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi
Khứ
phần sau chúng ta sẽ lần lượt xem xét mô hình lập trình cơ bản của MapReduce
và một vài ví dụ đơn giản
Mô hình lập trình
Quá trình tính toán nhận một cặp giá trị đầu vào gồm khóa/giá trị, và tính
toán cho ra một tập các cặp khóa/giá trị đầu ra. Người dùng sử dụng thư viện
MapReduce để diễn tả quá trình này thông qua hai hàm là Map và Reduce.
Map là hàm được định nghĩa bởi người dùng, nhận một cặp giá trị đầu vào
và tạo ra các cặp giá trị trung gian.Thư viện MapReduce nhóm tất cả các giá trị
trung gian có liên quan tới key I lại với nhau và chuyển nó cho hàm Reduce.
Hàm Reduce cũng được viết bởi người dùng, chấp nhận key I và các tập giá
trị trung gian của key I này. Sau đó tiến hành hợp nhất các giá trị này thành một
tập các giá trị nhỏ hơn nếu có thể. Một lần nữa nguyên tắc kết hợp lại được sử
dụng trong hệ thống điện toán đám mây nhằm phục vụ cho thuật toán giải quyết
yêu cầu bài toán, sau khi chia nhỏ các chương trình lớn thành các phần nhỏ để
thực hiện tính toán một cách song song nhằm làm giảm thời gian thực hiện một
bài toán thì hệ thống tiến hành kết hợp các kết quả tính toán từ các tiến trình nhỏ
song song lại với nhau để đưa ra một kết quả tính toán thống nhất của chương
trình tính toán mà người dùng yêu cầu. Thông thường chỉ có một giá trị output
được đưa ra từ hàm Reduce hoặc không có giá trị nào cả.
HVTH: Nguyễn Chí Toàn_MSSV: CH1301065 Trang 13/30

Điện toán lưới và đám mây GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi

Khứ
Ví dụ:
Giả sử chúng ta có một bài toán là đếm số lần xuất hiện của một từ trong
một bộ tài liệu lớn, người dùng cần phải viết một đoạn code tương tự với mã giả
sau đây:
map(String key,String value):
//key: tên của tài liệu
//value:nội dung tài liệu đó
Với mỗi chữ cái w trong value :
EmitIntermediate(w,”1”);
reduce(String key,Iterator values):
//key: chữ cái cần đếm
//values:danh sách các số đếm trong map
int result = 0;
với mỗi giá trị v trong values:
result += ParseInt(v);
Emit(AsString(result)) ;
Hàm map thêm vào mỗi từ một số tương ứng với số lần xuất hiện của nó
(trong ví dụ đơn giản trên là ‘1’). Hàm reduce làm nhiệm vụ cộng tất cả các số
đếm của từ đó.
Sau đó, người dùng cần phải thực hiện thêm các thủ tục khai báo đặc tả đối
tượng mapreduce với tên của các file input, output và các biến tùy chỉnh. Người
dùng sau đó gọi hàm MapReduce, chuyển cho nó đối tượng đã đặc tả ở trên, lúc
HVTH: Nguyễn Chí Toàn_MSSV: CH1301065 Trang 14/30

Điện toán lưới và đám mây GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi
Khứ
này các đoạn code của người dùng được liên kết lại thông qua thư viện
MapReduce.
Tổng quan quá trình thực thi

Quá trình gọi thực thi hàm Map được phân tán trong nhiều các máy thành
viên của đám mây điện toán bằng cách tự động phân vùng các giá trị đầu vào
thành một bộ gồm M phần. Các phần này có thể được tính toán song song bởi
các máy khác nhau. Tương tự hàm Reduce cũng được phân tán bằng cách phân
vùng các khóa giá trị trung gian thành R mảnh bằng các hàm phân vùng (ví dụ
như hash(key) mod R). Số lượng R và hàm phân vùng có thể được chỉ rõ bởi
người dùng.
Hình bên dưới cho chúng ta cái nhìn tổng quát nhất về luồng thực thi một
thao tác MapReduce
Khi người dùng gọi hàm MapReduce thì các tác vụ sau đây sẽ được diễn ra
một cách tuần tự:
•Thư viện MapReduce trong chương trình người dùng đầu tiên sẽ chia nhỏ
các file đầu vào thành M mảnh (thông thường kích thước mỗi mảnh từ 16-
64MB,có thể điều chỉnh thông qua các tham số tùy chọn). Ở đây, hệ thống điện
toán đám mây đã đưa nguyên tắc chia nhỏ vào để thực hiện quá trình tính toán
của mình. Với một chương trình lớn mà tính toán một lần sẽ tốn rất nhiều thời
HVTH: Nguyễn Chí Toàn_MSSV: CH1301065 Trang 15/30

Điện toán lưới và đám mây GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi
Khứ
gian và không hiệu quả, để tiếc kiệm thời gian thực thi chương trình, hệ thống
tiến hành chia chương trình lớn thành các tiến trình nhỏ để thực hiện tính toán
trên các vi xử lý (hệ thống phần cứng song song tạo nên hệ thống điện toán đám
mây) để tiến hành tính toán chương trình song song để cuối cùng gộp lại một kết
quả. Tiếp theo, nó sẽ tạo nhiều bản sao của chương trình trên cụm máy tính
trong đám mây điện toán. Nguyên tắc sao chép cũng được đưa vào ứng dụng
trong hệ thống điện toán đám mây, trên mỗi cụm máy tính trong đám mây điện
toán thực hiện một tiến trình mà chương trình giao phó, tiến trình này sẽ được
tạo ra nhiều bản sao để cho các máy tính trong cụm máy tính thực hiện.
•Một trong số các bản sao của chương trình sẽ là chương trình master. Các

chương trình còn lại sẽ là worker, là chương trình sẽ thực thi các tác vụ do
master giao phó. Có tất cả là M tác vụ Map và R tác vụ Reduce cần được thực
thi. Chương trình master chọn các worker rãnh rỗi để gán cho tác vụ Map hoặc
Reduce.
•Worker được gán thực thi tác vụ Map đọc nội dung của mảnh giá trị đầu
vào tương ứng, nó phân tích giá trị đầu vào thành các cặp khóa/giá trị và chuyển
chúng đến cho hàm Map người dùng tự định nghĩa. Các cặp giá trị key/value
trung gian (kết quả của hàm Map) sẽ được lưu vào bộ nhớ đệm.
•Sau đó, các cặp giá trị trong vùng nhớ đệm này sẽ được ghi xuống vùng
nhớ địa phương, và được phân thành R vùng. Vị trí của các cặp khóa/giá trị này
(trên bộ nhớ địa phương) sẽ được chuyển về cho master. Chương trình master
sau đó sẽ chuyển vị trí của chúng cho các worker được gán tác vụ Reduce.
•Khi một worker thực thi tác vụ Reduce nhận được các vị trí của các vùng
nhớ từ master, nó dùng các lời gọi thủ tục từ xa (RPC- Remote Procedure Call)
để đọc các giá trị này. Sau khi worker đọc xong tất cả các cặp giá trị trung gian
này, nó sẽ sắp xếp lại chúng theo khóa bằng cách gom nhóm các cặp có cùng
khóa lại với nhau. Nếu số lượng các file trung gian này quá lớn so với bộ nhớ thì
chúng ta sẽ phải cần có một hàm sắp xếp ngoài
•Sau đó các worker thực thi tác vụ Reduce chuyển khóa và tập các dữ liệu
tương ứng đến hàm Reduce do người dùng định nghĩa, kết quả output thu được
là kết quả cuối cùng.
•Sau khi tất cả các tác vụ Map và Reduce đều hoàn tất, chương trình
HVTH: Nguyễn Chí Toàn_MSSV: CH1301065 Trang 16/30

Điện toán lưới và đám mây GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi
Khứ
master gọi đến chương trình user program, trả về đoạn code tiếp theo trong
chương trình.
Chấp nhận lỗi
Thư viện MapReduce được thiết kế để giúp tính toán trên các lượng dữ

liệu vô cùng lớn của hàng trăm hàng ngàn máy, do đó chúng cần phải có cơ chế
chấp nhận lỗi. Đây là sự áp dụng của nguyên tắc tự phục vụ vào hệ thống điện
toán đám mây, đám mây điện toán có khả năng tự phục hồi lại hoạt động của hệ
thống khi xảy ra một số lỗi nào đó trong các quá trình thực thi của từng phần
nhỏ trong hệ thống tính toán.
• Lỗi xảy ra ở Worker
Để kiểm tra lỗi ở worker,chương trình master tiến hành ping các máy
worker sau mỗi một khoảng thời gian nhất định, nếu một worker nào không trả
lời thì Master sẽ xem như nó đang xảy ra lỗi, các tác vụ map hay reduce đang
thực thi ở worker lỗi sẽ tiến hành reset lại và gán cho worker khác. Ở đây có áp
dụng nguyên tắc linh động để khắc phục lỗi hệ thống, chương trình được chia
nhỏ thành các tiểu trình nên các tiểu trình giống nhau có thể linh động thực thi
tại các phần cứng vi xử lý khác nhau và khi một tiểu trình bị lỗi thì tiểu trình
khác có thể thay thế để thực hiện nhiệm vụ của hệ thống giao phó.
Đối với tác vụ map đã hoàn tất ở worker lỗi cũng phải tiến hành reset lại do
kết quả trung gian được lưu trữ ở vùng nhớ địa phương và chúng ta không thể
truy cập đến chúng. Đối với tác vụ reduce thì ngược lại, ta không cần phải reset
chúng vì kết quả cuối cùng của tác vụ này được lưu trong vùng nhớ toàn cục, ta
có thể truy xuất chúng một cách dễ dàng.
• Lỗi xảy ra ở Master
Nhằm có thể khôi phục master trong trường hợp xảy ra lỗi, master sẽ tiến
hành ghi checkpoint sau khoảng thời gian cố định. Khi lỗi xảy ra thì một bản sao
mới có thể bắt đầu từ đoạn checkpoint đã lưu. Nhưng nếu chúng ta chỉ có 1
master thì khi master bị lỗi toàn bộ quá trình tính toán MapReduce sẽ bị hủy,
client khi đó phải kiểm tra trường hợp này và tự khởi động lại quá trình nếu
muốn.
Tác vụ backup.
Đây là một áp dụng của nguyên tắc dự phòng vào việc giải quyết bài toán
HVTH: Nguyễn Chí Toàn_MSSV: CH1301065 Trang 17/30


Điện toán lưới và đám mây GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi
Khứ
trong đám mây điện toán, nó giúp cho hoạt động tính toán không bị mất khi sử
ra sự cố. Một trong các nguyên nhân thường xảy ra làm tăng thời gian hoàn tất
tác vụ MapReduce là các “straggler”. ”Straggler” là các máy có khoảng thời
gian hoàn tất một trong số các tác vụ cuối của Map hoặc Reduce dài một cách
bất thường. ”Straggler” có thể là bất cứ máy nào trong số các máy trong hệ
thống đám mây đang được sử dụng. Có rất nhiều nguyên nhân tạo nên
“straggler”, ví dụ như một máy tính trong hệ thống có ổ đĩa cứng không tốt, khi
hoạt động có thể gặp một số trục trặc làm giảm tốc độ truy xuất bình thường của
ổ cứng từ 30Mb/s xuống thành 1Mb/s chẳng hạn. Hệ thống lặp lịch cho các cụm
máy tính lúc này phải gán tác vụ khác cho máy là nguyên nhân làm chậm tốc độ
thực thi MapReduce (dựa trên sự so sánh tốc độ CPU, truy xuất bộ nhớ, hệ
thống lưu trữ của máy địa phương, băng thông của mạng). Một vấn đề mới nhất
mà Google gặp phải là một lỗi trong đoạn code khởi tạo tác vụ MapReduce, nó
làm cho các cache của CPU không thể hoạt động, quá trình tính toán của máy
tính bị lỗi do đó mà giảm xuống khoảng 100 lần.
Google đã tạo ra một phương pháp nhằm giảm bớt tác hại do các
“straggler” gây ra. Khi các tác vụ MapReduce gần hoàn tất, master sẽ tạo ra các
tác vụ back up cho các tác vụ đang thực thi và gán cho các workers rãnh rỗi thực
hiện. Quá trình MapReduce sẽ kết thúc khi tác vụ nguyên thủy hoặc tác vụ back
up hoàn tất. Đối với các tác vụ MapReduce nhỏ, phương pháp này chỉ giúp cải
thiện hiệu năng một vài phần trăm, nhưng đối với các tác vụ MapReduce lớn thì
chúng giúp cải thiện hiệu năng rất đáng kể.
HVTH: Nguyễn Chí Toàn_MSSV: CH1301065 Trang 18/30

Điện toán lưới và đám mây GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi
Khứ
Bên trên là biểu đồ so sánh tốc độ thực thi của chương trình sắp xếp viết
theo MapReduce của Google. Chương trình thực hiện sắp xếp khoảng 1

tetrabyte dữ liệu. Biểu đồ đầu tiên là tốc độ đọc các giá trị input,biểu đồ bên
dưới là tốc độ thực hiện sắp xếp và cuối cùng là tốc độ xuất ra kết quả.Biểu đồ
(a) thể hiện tốc độ thực thi của tác vụ MapReduce hoạt động bình thường không
có các straggler, biểu đồ (b) là khi thực hiện gặp phải các straggler trong hóa
trình kết thúc tác vụ mà không dùng cơ chế backup,biểu đồ (c) là khi dùng cơ
chế backup trong quá trình thực thi MapReduce. Chúng ta nhận thấy tốc độ thực
thi bình thường vào khoảng 1057s, khi gặp phải các straggler mà không có cơ
chế backup ta sẽ phải mất 1283s, và cuối cùng khi áp dụng cơ chế backup và
phải bỏ đi 200 tác vụ do các straggler này gây ra chúng ta đạt được tốc độ là 933
giây chỉ hơn 5% so với tốc độ thực thi bình thường nhưng lại tăng 44% nếu so
với tốc độ thực thi khi gặp phải các straggler.
4. Google file system (gfs)
Google file system là hệ thống dữ liệu phân tán được Google phát triển
dành cho các ứng dụng lớn. Nó được thiết kế nhằm đem lại sự truy xuất dữ liệu
tin cậy và hiệu quả cho các dữ liệu của một cụm lớn các máy tính thành phần
của đám mây điện toán. Nó cung cấp chế độ chấp nhận lỗi để có thể chạy được
trên các hệ thống phần cứng có yêu cầu không cao, đem lại hiệu năng tổng hợp
tốt trên số lượng lớn các máy client
Cấu trúc của Google File System.
Một cụm GFS chức một máy Master và nhiều máy Chunkserver và nó có
thể được truy xuất bởi nhiều client như trong hình bên dưới.Một máy có thể vừa
là client truy xuất dữ liệu từ chunkserver khác vừa có thể là một chunkserver lưu
trữ dữ liệu, tuy nhiên chúng ta cần phải đảm bảo tránh được xung đột và không
làm giảm tốt độ thực thi.
Các file được chia thành các mảnh có kích thước xác định. Mỗi mảnh được
Master gán cho một tên duy nhất không thay đổi dài 64 bit tại thời điểm khởi tạo
các mảnh. Các chunkserver lưu trữ các mảnh này như là một file Linux. Để đảm
bảo độ tin cậy cao, các mảnh file được lập bản sao và lưu trữ trên nhiều
chunkserver khác nhau, mặc định là chúng ta sẽ lưu trữ 3 bản sao.
HVTH: Nguyễn Chí Toàn_MSSV: CH1301065 Trang 19/30


Điện toán lưới và đám mây GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi
Khứ
Node Master không thường lưu trữ bất kỳ một phân khúc dữ liệu nào,nó
chỉ lưu trử các siêu dữ liệu liên quan đến các phân khúc như bản ánh xạ các
nhãn 64-bit đến vị trí lưu trữ vật lý và vị trí trong file gốc, vị trí của tất cả các
bản sao dữ liệu, các tiến trình đang đọc hoặc ghi lên 1 phân khúc, tình trạng các
phân khúc hoặc ảnh của của phân khúc để dành cho việc tạo thêm các bản sao…
Các siêu dữ liệu này được update liên tục bởi các chunkserver sau khoảng thời
gian cố định. Ngoài ra node Master luôn giữ kết nối và kiểm tra trạng thái của
các chunkserver bằng các gửi và nhận các thông điệp phản hồi liên tục sau
khoảng thời gian cố định.
Chúng ta sẽ phân tích một tiến trình đọc file đơn giản theo hình bên trên.
Đầu tiên dựa vào kích thước cố định được quy ước trước của 1 mảnh dữ
liệu,client dùng chương trình biên dịch tên của file và các byte offset thành một
danh mục các mảnh dữ liệu chứa trong 1 file. Sau đó nó gửi đến node master
một yêu cầu có chứa tên file và danh mục các mảnh dữ liệu. Master phản hồi lại
với con trỏ các mảnh dữ liệu và vị trí các bản sao theo yêu cầu của client. Các
client lưu trữ các thông tin này trong bộ nhớ cache và sử dụng chúng như chìa
khóa để cho phép truy xuất dữ liệu.
Sau đó client tiến hành gửi yêu cầu truy xuất dữ liệu đến 1 trong các bản
sao thường là bản sao gần nhất. Trong yêu cầu truy xuất của client phải có con
trỏ mang địa chỉ của mảnh đó và phạm vi byte cần truy xuất ttrong mảnh. Các
quá trình đọc tiếp theo không cần có sự kết nối đến node master nữa cho đến khi
các thông tin lưu trữ trong bộ nhớ cache bị xóa. Trong thực tế thì client thường
HVTH: Nguyễn Chí Toàn_MSSV: CH1301065 Trang 20/30

Điện toán lưới và đám mây GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi
Khứ
yêu cầu cho phép truy xuất đến nhiều mảnh dữ liệu lưu trữ trên nhiều nơi khác

nhau cùng một lúc và node master cũng có thể gửi các thông tin cần thiết cho
client một cách tức thời.
Trái ngược với các hệ thống file thông thường,GFS không được khởi tạo
trong nhân hệ điều hành mà chúng được truy xuất thông qua một thư viện riêng
nhằm tránh hao phí quá lớn
Kích thước của một mảnh
Kích thước của mảnh dữ liệu là một tham số vô cùng quan trọng trong thiết
kế.Google chọn kích thước là 64MB, lớn hơn một block của hệ thống dữ liệu
truyền thống.Mỗi bản sao của mảnh dữ liệu được lưu trữ trên các chunkserver
như là một hạt nhân Linux,nó chỉ được mở rộng ra khi cần thiết
Một kích thước mảnh dữ liệu lớn cho chúng ta nhiều lợi thế. Đầu tiên nó
giảm số lượng kết nối của client đến node master bởi vì việc đọc và ghi trên
cùng một mảnh dữ liệu chỉ đòi hỏi một lần gửi yêu cầu đến node master để lấy
vị trí của mảnh dữ liệu này. Điều này làm tăng hiệu năng của chương trình rất
nhiều vì đa số các chương trình đều đọc và ghi các file có kích thước lớn một
cách tuần tự. Ngay cả đối với các thao tác đọc ngẫu nhiên nhỏ thì các máy client
cũng có thể dễ dàng lưu trong bộ nhớ cache thông tin của vài TetraByte mảnh
dữ liệu. Thứ hai,vì kích thước các mảnh dữ liệu lớn hơn nên các client thường
xuyên thực thi nhiều tác vụ khác nhau (đọc,ghi ) trên cùng một mảnh dữ liệu,
điều này làm giảm hao phí về mạng bởi lúc này chỉ cần duy trì một kết nối từ
client đến chunkserver thay vì phải khởi tạo nhiều kết nối khác nhau. Thứ ba nó
giúp làm giảm kích thước của các siêu dữ liệu lưu trữ ở máy Master, điều này
cho phép chúng ta có thể lưu trữ các siêu dữ liệu này trong bộ nhớ của Master
làm tăng tốc độ phản hồi đến các máy client.
5. Hadoop
Hadoop là một framework dùng để chạy các ứng dụng trên cụm các phần
cứng không đòi hỏi cao về cấu hình. Hadoop khởi tạo một sơ đồ cho quá trình
tính toán tên là MapReduce mà chúng ta đã nói ở phần trước đây. Chương trình
ứng dụng được chia thành nhiều mảng nhỏ khác nhau,các mảnh này có thể được
thực thi ở bất kỳ node nào trong cụm các máy tính. Thêm vào đó nó cung cấp

một hệ thống file phân tán trên các node tính toán, cung cấp băng thông tổng
hợp cao trên các cụm máy tính. Cả MapReduce và hệ thống file phân tán đều
HVTH: Nguyễn Chí Toàn_MSSV: CH1301065 Trang 21/30

Điện toán lưới và đám mây GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi
Khứ
được thiết kế sao cho khi có lỗi xảy ra ở bất kỳ node nào thì chúng đều được
quản lý bởi framework. Hadoop được viết bằng ngôn ngữ Java.
Framework Hadoop MapReduce có cấu trúc chủ/tớ. Nó có một server
master hay còn gọi là jobTracker và nhiều slave hay còn gọi là taskTrackers.
JobTracker là điểm kết nối giữa người dùng và framework. Người dùng gửi các
công việc lên jobTracker, các công việc này sẽ được đưa vào một hàng đợi xử lý
theo nguyên tác FIFO. Sau đó jobTracker sẽ gán các công việc này cho các
taskTracker. Các taskTracker này xử lý các tác vụ và quản lý sự di chuyển của
dữ liệu trong các quá trình Map và Reduce.
Hadoop có ứng dụng rất rộng rãi trong các hệ thống đám mấy điện toán
hiện nay vì nó cung cấp một cơ chế sử dụng tài nguyên hệ thống tối ưu, chi phí
thấp. Amazon sử dụng Hadoop để phân tích hàng trăm triệu session giao dịch.
Báo NewYork Times sử dụng Hadoop cho việc xử lý hình ảnh. Yahoo sử dụng
Hadoop cho công cụ tìm kiếm của mình và hỗ trợ cho hệ thống khảo sát quảng
cáo…
PHẦN 2: ỨNG DỤNG PHÂN TÁN VÀ XỬ LÝ SONG SONG VỚI
WCF SERVICE
1. Mô tả chương trình
Một máy tính client bên ngoài create request đến Server (Server A) thông
qua WCF service. Server sẽ xử lý một phần công việc sau đó sẽ tạo ra nhiều
thread, trong mỗi thread sẽ gửi công việc đến cho một server khác ( Server B).
HVTH: Nguyễn Chí Toàn_MSSV: CH1301065 Trang 22/30

Điện toán lưới và đám mây GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi

Khứ
Hình 1:1 client gửi request đến cho 1 server
HVTH: Nguyễn Chí Toàn_MSSV: CH1301065 Trang 23/30

Điện toán lưới và đám mây GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi
Khứ
Master Server nhận request sau đó sẽ tạo ra nhiều tiến trình và gọi cho 1
Worker Server thực hiện.
Cụ thể trong demo dưới đây sẽ giải toán bài toán cụ thể là : Client gửi đến
Server Master một file .txt
Master Sever sẽ ghi thông tin về file vào DB. Trong file chứa danh sách
các thông điệp và số lần lặp của từng thông điệp. Master Server sẽ tạo ra các
thread dựa vào số lần lặp. Ứng với mỗi lần lặp Master Server sẽ gọi Worker
Server thực hiện công việc ghi thông tin về message vào DB.
HVTH: Nguyễn Chí Toàn_MSSV: CH1301065 Trang 24/30

Điện toán lưới và đám mây GVHD: PGS.TS Nguyễn Phi
Khứ
2. Các hàm xử lý chính:
* Ở Client:
Hàm Client: Send và nhận kết quả trả về
* Ở Master Server:
- Hàm Đọc file, ghi thông tin về file vào db.
HVTH: Nguyễn Chí Toàn_MSSV: CH1301065 Trang 25/30

×