Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

CÔNG NGHỆ CLOUD COMPUTING VÀ MÔ HÌNH MOBILE CLOUD COMPUTING TRONG ỨNG DỤNG DI ĐỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (494.83 KB, 32 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

PHÒNG ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN
ĐIỆN TOÁN LƯỚI VÀ ĐÁM MÂY
TÌM HIỂU VỀ
CÔNG NGHỆ CLOUD COMPUTING VÀ MÔ HÌNH MOBILE CLOUD
COMPUTING TRONG ỨNG DỤNG DI ĐỘNG
Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. NGUYỄN PHI KHỨ
Học viên thực hiện: LÊ BẢO TRUNG
Mã số học viên: CH1301112
TP. Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2014
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành gửi lời cám ơn chân thành đến PGS. TS. Nguyễn Phi Khứ,
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu môn học “Điện toán lưới và đám mây”,
thầy là người đã giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong môn
học và đồng thời hướng dẫn khoa học rất nghiêm túc, tận tâm. Nhờ có những kiến
thức và sự hướng dẫn của thầy mà tôi có thể có đủ kiến thức cùng những công cụ
cần thiết để thực hiện được bài tiểu luận của môn học này.
Trong bài tiểu luận này, tôi đã tìm hiểu về công nghệ Cloud Computing và
mô hình triển khai Mobile Cloud Computing.
Tôi xin cảm ơn tất bạn bè đã và đang động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập và hoàn thành tiểu luận của môn học này.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2014

Lê Bảo Trung
Mục lục
Điện toán lưới và đám mây Trang 4
I. GIỚI THIỆU
Sự phát triển đột phá trong tất cả các lĩnh vực công nghệ, thương mại, dịch vụ, kinh


tế, thống kê,… trong những năm gần đây đã tạo ra một thách thức về cách thức tổ chức
các hệ thống máy tính khổng lồ nhằm phục vụ cho nhiều nhu cầu và mục đích khác nhau,
trong đó, các bài toán về tận dụng tối đa các tài nguyên máy tính và cách thức tổ chức lưu
trữ dữ liệu hiệu quả với tiêu chí thuận tiện, nhanh chóng và an toàn đã mang lại nhiều cơ
hội và thách thức nhằm phục vụ cho nhu cầu trên.
Đối với các công ty, tổ chức, việc lưu trữ các dữ liệu thông tin, tài liệu của riêng công
ty hoặc khách một cách hiệu quả, có tính bảo mật cao, hạn chế được tối đa các rủi ro bị
mất dữ liệu là vấn đề vô cùng quan trọng được quan tâm hàng đầu. Để giải quyết bài toán
đó, các công ty và tổ chức phải tính toán và đầu tư vào rất nhiều các loại chi phí như phần
cứng, phần mềm, mạng, nhân viên quản trị thiết bị, bảo trì, sửa chữa,… ngoài ra còn phải
tính đến khả năng nâng cấp và mở rộng hệ thống, đồng thời đảm bảo được tính bảo mật
của tài liệu và các biện pháp sao lưu dữ liệu đề phòng trường hợp các thiết bị lưu trữ bị
hỏng đến đến việc bị mất các dữ liệu quan trọng,…
Dưới tốc độ phát triển vượt bậc về công nghệ phần cứng lẫn tốc độ đường truyền
mạng, công nghệ ảo hóa điện toán lưới (grid computing) và điện toán đám mây (cloud
computing) ngày càng được ứng dụng rộng rãi nhẳm giảm tải chi phí hoạt động cũng như
đảm bảo hỗ trợ người dùng lưu trữ và quản lý các dữ liệu một cách hiệu quả, đồng thời
đảm bảo tính an toàn và độ bảo mật cao, người sử dụng không cần quan tâm quá chi tiết
đến các vấn đề về cơ sở hạ tầng, nền tảng công nghệ, … bài toán nan giải đặt đưa ra đã
được giải quyết một cách khá hoàn thiện. Bên cạnh đó, điện toán đám mây mở ra một
nhánh nghiên cứu hoàn toàn mới và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong các bài toán
về phân tích và xử lý dữ liệu, các ứng dụng thông minh trong kinh doanh, điều mà trước
đây khó có thể thực hiện do những hạn chế nhất định về chi phí và công nghệ.
Sự bùng nổ của các ứng dụng di động đã góp thêm một hướng dịch vụ điện toán đám
mây rất được quan tâm. Trước nhu cầu đó, MCC (Mobile Cloud Computing) được giới
Điện toán lưới và đám mây Trang 5
thiệu là một công nghệ tiềm năng cho các dịch vụ di động. MCC tích hợp điện toán
đám mây vào môi trường di động và vượt qua những trở ngại liên quan đến hiệu suất (ví
dụ như, tuổi thọ pin, lưu trữ và băng thông), môi trường (ví dụ, tính không đồng nhất,
khả năng mở rộng, và tính sẵn có), và an ninh (ví dụ như độ tin cậy, và riêng tư) được

thảo luận trong điện toán di động.
Trước những đặc điểm rất đáng quan tâm trên, bài tiểu luận này sẽ giới thiệu một cách
tổng quan về khái niệm và kiến trúc cơ bản của một hệ thống cloud computing, các dịch
vụ cloud computing phổ biến hiện nay, so sánh sự khác nhau một cách tổng quan giữa
grid computing và cloud computing. Từ đó nghiên đưa ra một khảo sát về MCC, giúp
chúng ta có một cái nhìn tổng quan về MCC, bao gồm các định nghĩa, kiến trúc, và các
ứng dụng. Các vấn đề, giải pháp hiện có và phương pháp tiếp cận cũng được trình bày.
II. TỔNG QUAN VỀ CLOUD COMPUTING
1. Khái niệm
Cloud computing đã trở thành là một hệ thống công nghệ thông tin được thảo luận
nhiều nhất trong những năm gần đây. Được xây dựng bởi tập hợp rất nhiều điểm mạnh
của tất cả các lĩnh vực trong công nghệ thông tin, cloud computing đã đem lại một lợi ích
rất lớn cho các tổ chức trong việc giảm đáng kể thời gian thực thi công việc và chi phí.
Với cloud computing, các tổ chức được đáp ứng sẵn tài nguyên phần cứng và dung lượng
lưu trữ để sử dụng, thay vì tốn thời gian xây dựng riêng một hệ thống, quản lý và chi phí
bảo trì, nâng cấp.
Chỉ mới xuất hiện từ năm 2007, tuy nhiên sự phát triển mạnh mẽ của Cloud
Computing đã thu hút rất nhiều nhà khoa học, các trường đại học và cả các công ty công
nghệ thông tin (IT) đầu tư nghiên cứu. Có nhiều định nghĩa về cloud computing, tùy
thuộc vào cách hiểu, cách tiếp cận của riêng mỗi nhóm nghiên cứu, do đó hiện tại vẫn
chưa có một định nghĩa tổng quát.
Điện toán lưới và đám mây Trang 6
Đứng ở góc nhìn khoa học kỹ thuật, các định nghĩa của Gartner, Ian Foster và
Rajkumar Buyya được dùng khá phổ biến và có nhiều điểm tương đồng:
- Theo Gartner: “Điện toán đám mây (cloud computing) là một mô hình điện toán
có khả năng co giãn (scalable) linh động và các tài nguyên thường được ảo hóa và cung
cấp như một dịch vụ trên mạng intenet”.
- Ian Foster: “Cloud Computing là một mô hình điện toán phân tán có tính co
giãn lớn mà hướng theo co giãn về mặt kinh tế, là nơi chứa các sức mạnh tính toán, kho
lưutrữ, các nền tảng và các dịch vụ được trực quan, ảo hóa và co giãn linh động, sẽ được

phân phối theo nhu cầu cho các khách hàng bên ngoài thông qua Internet”.
- Theo Rajkumar Buyya: “Cloud là một loại hệ thống phân bố và xử lý song gồm
các máy tính ảo kết nối với nhau và được cung cấp động cho người dùng như một hoặc
nhiều tài nguyên đồng nhất dựa trên sự thỏa thuận dịch vụ giữa nhà cung cấp và người
sử dụng”.
Các định nghĩa trên đều đưa ra quan điểm cho rằng Cloud Computing là một hệ
phân bố, cung cấp các dạng tài nguyên ảo dưới dạng dịch vụ một cách linh động theo nhu
cầu của người dùng trên môi trường internet.
2. Mô hình tổng quan
Tùy theo mục đích thiết kế hay hướng đến các đối tượng sử dụng, Cloud Computing
có thể được chia ra thành hai loại:
- Các mô hình dịch vụ (Service Models): Phân loại cách thức triển khai dịch vụ
cloud Computing.
- Các mô hình triển khai (Deployment Models): Phân loại cách thức triển khai dịch
vụ Cloud Computing đến với khách hàng.
2.1. Mô hình dịch vụ:
Hiện tại có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ Cloud Computing cung cấp nhiều loại dịch
vụ khác nhau. Tuy nhiên có 3 loại dịch vụ Cloud Computing cơ bản là: dịch vụ cơ sở hạ
Điện toán lưới và đám mây Trang 7
tầng (Infrastructure as a Service – IaaS), dịch vụ nền tảng (Platform as a Service – Paas),
dịch vụ phần mềm (Software as a Service – SaaS). Cách phân loại này thường được gọi
là “mô hình SPI”.
Hình 2.1. Mô hình SPI
2.1.1. Infrastructure as a Service – IaaS
Trong loại dịch vụ này, khách hàng được cung cấp những tài nguyên máy tính cơ bản
(như bộ xử lý, dung lượng lưu trữ, các kết nối mạng…). Khách hàng sẽ cài hệ điều hành,
triển khai ứng dụng và có thể nối các thành phần như tường lửa và bộ cân bằngtải. Nhà
cung cấp dịch vụ sẽ quản lý cơ sở hạ tầng cơ bản bên dưới, khách hàng sẽ phải quản lý hệ
điều hành, lưu trữ, các ứng dụng triển khai trên hệ thống, các kết nối giữa các thành phần.
Những đặc trưng của mô hình IaaS:

- Cung cấp tài nguyên như là dịch vụ: bao gồm máy chủ, thiết bị mạng, bộ nhớ,
CPU, không gian đĩa cứng, trang thiết bị trung tâm dữ liệu.
- Khả năng mở rộng linh hoạt
Điện toán lưới và đám mây Trang 8
- Chi phí thay đổi tùy theo thực tế
- NHiều người thuê có thể cùng dùng chung trên một tài nguyên
- Cấp độ doanh nghiệp đem lại lợi ích cho công tu bởi một nguồn tài nguyên tính
toán tổng hợp.
Các dịch vụ Cloud Computing IaaS: Amazon EC2/S3, Windows Azure,…
2.1.2. Platform as a Service – PaaS
Nhà cung cấp dịch vụ sẽ cung cấp một nền tảng (platform) cho khách hàng. Khách
hàng sẽ tự phát triển ứng dụng của mình nhờ các công cụ và môi trường phát triển được
cung cấp hoặc cài đặt các ứng dụng sẵn có trên nền platform đó. Khách hàng không cần
phải quản lý hoặc kiểm soát các cơ sở hạ tầng bên dưới bao gồm cả mạng, máy chủ, hệ
điều hành, lưu trữ, các công cụ, môi trường phát triển ứng dụng nhưng quản lý các ứng
dụng mình cài đặt hoặc phát triển.
PaaS bao gồm những điều kiện cho quy trình thiết kế ứng dụng, phát triển, kiểm thử,
triển khai và lưu trữ ứng dụng có giá trịn như là dịch vụ ứng dụng cộng tác nhóm, sắp
xếp và tích hợp dịch vụ web, tích hợp cơ sở dữ liệu, bảo mật, khả năng mở rộng, quản lý
trạng thái, phiên bản ứng dụng, các lợi ích cho cộng đồng phát triển và nghiên cứu ứng
dụng. Những dịch vụ này được chuẩn bị như một giải pháp tích hợp trên nền web (web
application).
Những đặc trưng của mô hình PaaS:
- Phục vụ cho việc phát triển, kiểm thử, triển khai và vận hành ứng dụng giống như
là mộ trường phát triển tích hợp.
- Các công cụ khởi tạo với giao diện nền web.
- Kiến trúc đồng nhất.
- Tích hợp dịch vụ web và cơ sở dữ liệu
- Hỗ trợ cộng tác nhóm phát triển
- Công cụ hỗ trợ tiện ích.

Các dịch vụ PaaS: Google App Engine, Hithub, Heroku, Engine Yard,…
Điện toán lưới và đám mây Trang 9
2.1.3. Software as a Service – SaaS
Đây là mô hình dịch vụ mà trong đó nhà cung cấp dịch vụ sẽ cung cấp cho khách
hàng một phần mềm dạng dịch vụ hoàn chỉnh. Khách hàng chỉ cần lựa chọn ứng dụng
phần mềm nào phù hợp với nhu cầu và chạy ứng dụng đó trên cơ sở hạ tầng Cloud. Mô
hình này giải phóng người dùng khỏi việc quản lý hệ thống, cơ sở hạ tầng, hệ điều
hành… tất cả sẽ do nhà cung cấp dịch vụ quản lý và kiểm soát để đảm bảo ứng dụng luôn
sẵn sàng và hoạt động ổn định.
Những đặc trưng của mô hình SaaS:
- Phần mềm sẵn có đòi hỏi việc truy xuất, quản lý qua mạng.
- Quản lý các hoạt động từ một vị trí tập trung hơn là tại mỗi nơi của khách hàng,
cho phép khách hàng truy xuất từ xa thông qua web.
- Cung cấp ứng dụng thông thường gần gũi với mô hình ánh xạ từ một đến nhiều
hơn là mô hình 1:1 bao gồm cả các đặc trung kiến trúc, giá cả và quản lý.
- Những tính năng tập trung, nân cấp, giải phóng người dùng khỏi việc tải các bản
vá lỗi và cập nhật.
- Thường xuyên tính hợp những phần mềm giao tiếp trên mạng diện rộng.
Các dịch vụ SaaS: Salesforce, dropbox …
Hình 2.2. Mô hình dịch vụ
Điện toán lưới và đám mây Trang 10
2.2. Mô hình triển khai:
Từ “đám mây” (cloud) xuất phát từ hình ảnh minh họa mạng Internet đã được sử dụng
rộng rãi trong các hình vẽ về hệ thống mạng máy tính của giới CNTT. Một cách nôm na,
điện toán đám mây là mô hình điện toán Internet. Tuy nhiên, khi mô hình Cc dần định
hình, các ưu điểm của nó đã được vận dụng để áp dụng trong các môi trường có quy mô
và phạm vi riêng, hình thành các mô hình triển khai khác nhau.
2.2.1. Public Cloud
Mô hình đầu tiên được nói đến khi đề cập tới CC (Cloud Computing) chính là mô
hình Public Cloud. Đây là mô hình mà hạ tầng CC được một tổ chức sỡ hữu và cung cấp

dịch vụ rộng rãi cho tất cả các khách hàng thông qua hạ tầng mạng Internet hoặc các
mạng công cộng diện rộng. Các ứng dụng khác nhau chia sẻ chung tài nguyên tính toán,
mạng và lưu trữ. Do vậy, hạ tầng CC được tiết kế để đảm bảo cô lập về dữ liệu giữa các
khách hàng và tách biệt về truy cập.
Các dịch vụ Public Cloud hướng tới số lượng khách hàng lớn nên thường có năng lực
về hạ tầng cao, đáp ứng nhu cầu tính toán linh hoạt, đem lại chi phí thấp cho khách hàng.
Do đó khách hàng của dịch vụ trên Public Cloud sẽ bao gồm tất cả các tầng lớp mà khách
hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ sẽ được lợi thế trong việc dễ dàng tiếp cận các ứng
dụng công nghệ cap, chất lượng mà không phải đầu tư ban đầu, chi phí sử dụng thấp, linh
hoạt.
2.2.2. Private Cloud
Private Cloud là mô hình trong đó hạ tầng đám mây được sở hữu bởi một tổ chức và
phục vụ cho người dùng của tổ chức đó. Private Cloud có thể được vận hành bởi một bên
thứ ba và hạ tầng đám mây có thể được đặt bên trong hoặc bên ngoài tổ chức sở hữu (tại
bên thứ ba kiêm vận hành hoặc thậm chí là một bên thứ tư).
Private Cloud được các tổ chức, doanh nghiệp lớn xây dựng cho mình nhằm khai thác
ưu điểm được các tổ chức, doanh nghiệp lớn xây dựng cho mình nhằm khai thác ưu điểm
Điện toán lưới và đám mây Trang 11
về công nghệ và khả năng quản trị của CC. Với Private Cloud, các doanh nghiệp tối ưu
được hạ tầng IT của mình, nâng cao hiệu quả sử dụng, quản lý trong cấp phát và thu hồi
tài nguyên, qua đó giảm thời gian đưa sản phẩm sản xuất, kinh doanh ra thị trường.
2.2.3. Community Cloud
Community Cloud là mô hình trong đó hạ tầng đám mây được chia sẻ bởi một số tổ
chức cho cộng đồng người dùng trong các tổ chức đó. Các tổ chức này do đặc thù không
tiếp cận với các dịch vụ Public Cloud và chia sẻ chung một hạ tầng CC để nâng cao hiệu
quả đầu tư và sử dụng.
2.2.4. Hybrid Cloud
Mô hình đám mây lai (Hybrid Cloud) là mô hình bao gồm hai hoặc nhiều hơn các
đám mây trên tích hợp với nhau. Mô hình Hybrid Cloud cho phép chia sẻ hạ tầng hoặc
đáp ứng nhu cầu trao đổi dữ liệu.

3. Ưu điểm và nhược điểm của Cloud Computing
Ưu điểm:
- Có thể truy nhập từ bất cứthiết bị, máy tính có kết nối Internet.
- Không giới hạn khả năng mở rộng. Người dùng có thể mở rộng yêu cầu quy mô
tính toán, dụng dung lượng lưu trữ lớn.
- Khả năng tăng đáng kể tài nguyên cơ sở hạ tầng với chi phí thấp.
- Làm việc cộng tác nhóm dễdàng hơn, đặc biệt khi làm việc trên tài liệu và dự án.
- Người sử dụng được ứng dụng phần mềm nhanh chóng.
- Cập nhật phần mềm tự động, dễ dàng, nhanh chóng. Tiết kiệm thời gian nâng cấp
hệ thống.
- Có khả năng giảm chi phí. Người sử dụng thanh toán dịch vụ sử dụng “theo yêu
cầu” hay “SaaS” trên cơ sở đăng ký, chứ không phải mua phần mềm”.
- Không có chi phí cố định, tất cả các chi phí biến đổi.
Tiết kiệm chi phí do việc sử dụng hiệu quả hơn phần cứng và điện năng Cloud
Computing tốt cho:
- Môi trường làm việc hợp tác
- Khi có nhiều địa điểm làm việc và cần truy cập dữ liệu, ứng dụng theo nhu cầu.
Điện toán lưới và đám mây Trang 12
- Khi cần nhiều dung lượng lưu trữ, hoặc upscale, tính toán nhanh.
- Khi muốn chia đều chi phí đồng đều theo thời gian
Nhược điểm:
- Yêu cầu phải có kết nối Internet liên tục. Nếu không có Internet, người dùng
không thể truy cập ứng dụng và dữ liệu.
- Yêu cầu kết nối Internet tốc độ cao.
- Mặc dù kết nối dial up có thể sử dụng, nhưng kết nối chậm và mất thời gian.
- Thậm chí khi kết nối Internet có tốc độ cao, hiệu suất làm việc hệ thống có thể
chậm do cạnh tranh sử dụng tài nguyên hệ thống, tăng số lượng người dùng (số
lượng truy nhập)
- Nhà cung cấp dịch vụ có thể chưa tin cậy.
- Còn nhiều quan ngại về an ninh xung quanh việc truy cập và lưu trữ dữ liệu.

- Nếu người dùng không muốn phụ thuộc vào đám mây, họ phải sao lưu dữ liệu tại
thiết bị cá nhân.
- Chi phí có thể tăng nhanh chóng nếu sử dụng/tài nguyên tăng lên.
- Thiếu khả năng kiểm soát dữ liệu, hiệu suất hệ thống, khả năng để kiểm toán hoặc
theo dõi các tiến trình thay đổi.
- Không có khả năng quản trị (theo dõi người đang xem/ truy cập dữ liệu của người
dùng).
- Phần mềm có tính năng hạn chế. Một số phần mềm trên đám mây có thể không có
đủ tính năng. Vì vậy, người dùng cần kiểm tra trước khi đăng ký.
Cloud Computing không tốt đối với:
- Nếu không có kết nối Internet hoặc kết nối tốc độ chậm
- Nếu hoạt động của doanh nghiệp gắn với các ứng dụng hiện có. Một số ứng dụng
trên nền web không tương thích hoàn toàn với hệthống offline
- Đối với các tổ chức quan ngại nhiều về an ninh, hoặc cần phải bảo vệ yêu cầu về
riêng tư của dữ liệu ví dụ như HIPAA, SOX.
III. SO SÁNH GIỮA CLOUD VÀ GRID
Cả 2 mô hình Grid và Cloud về mặt tổng quá thì giống nhau nhưng xét về cụ thể thì
có một số điểm khác biệt. Để chỉ rõ đượng sự tương đồng và khác biệt giữa Grid và
Điện toán lưới và đám mây Trang 13
Cloud, ta sẽ xét qua nhiều khía cạnh từ kiến trúc, mô hình bảo mật, mô hình thương mại,
mô hình lập trình, ảo hóa, mô hình dữ liệu, mô hình tính toán và ứng dụng.
1. Mô hình thương mại (Business Model)
Mô hình thương mại truyền thống trong các phần mềm trước đây là các hình thức tính
phí theo một máy tính. Trong Cloud mô hình thanh toán phí linh hoạt hơn, khác hàng chỉ
cần trả theo nhu cầu sử dụng, nghĩa là họ chỉ phải trả cho số lượng tài nguyên máy tính
được sử dụng trong khoảng thời gian tài nguyên đó thực sự hoạt động phục vụ cho khách
hàng. Ngoài ra Cloud còn hỗ trợ khả năng mở rộng hệ thống ngày một lớn hơn với chi
phí phù hợp. Người dùng chỉ cần một thẻ tín dụng dã đ1 thể truy cập theo nhu cầu đến
hàng trăm nghìn bộ xử lý tại hàng chục trung tâm dữ liệu trải khắp thế giới.
Mô hình thương mại của Grid hướng đến các dự án nghiên cứu trong môi trường học

thuật như các đại học, viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm của chính phủ. TeraGrid là một
ví dụ điển hình cho hình thức tương mai của Grid, nó sử dụng hàng chục grid khác nhau
từ các viện nghiên cứu trong cùng một quốc gia. Khi một tổ chức nằo đó đăng nhập vào
hệ thống sẽ có thể truy cập đến các Grid khác và đồng thời có thể sử dụng tài nguyên, kết
quả thí nghiệm trên hệ thống Grid. Mô hình này đã được ứng dụng rộng rãi nhiều nơi trên
thế giới. Có nhiều nỗ lực để xây dựng một Grid kinh tế cho cơ sở hạ tầng Grid toàn cầu,
nó hỗ trợ thương mại, đàm phán, cung cấp dịch vụ theo nhu cầu sử dụng, khả năng rủi ro,
chi phí và sở thích của người sử dụng. Nếu như các cố gắng này mang đến kết quả khả
quan thì mô hình thương mại của Grid và Cloud rất khó phân biệt trong tương lai.
2. Mô hình kiến trúc (Architecture)
Để hỗ trợ cho việc tạo ra các tổ chức ảo – một thực thể luận lý mà bên trong nó các tài
nguyên phân bố có thể được khám phá và chia sẻ như thể trong cùng một tổ chức, Grid
đã định nghĩa và cung cấp một tấp các giao thức chuẩn, phần mềm cơ sở (middleware),
bộ công cụ và các dịch vụ được xây dựng trên tập giao thức này. Kả năng hoạt động liên
kết và tính an toàn là những vấn đề chính được quan tâm cho cơ sở hạ tầng Drig vì các tài
nguyên có thể đến từ các miền quản trị khác nhau, có cả chính sách sử dụng tài nguyên
Điện toán lưới và đám mây Trang 14
cục bộ và toàn cục khác nhau, các nền và cấu hình phần cứng và phần mềm cũng khác
nhau về khả năng sử dụng và tính sẵn có của chúng.
Grid cung cấp các giao thức và dịch vụ ở 5 lớp khác nhau như hình minh họa sau:
Hình 3.1. Kiến trúc Grid Computing
- Lớp Connectivity định nghĩa các giao tiếp và chức thực cốt lõi cho quá trình kết
nối an toàn và dễ dàng qua mạng.
- Lớp Resource định nghãi các giao thức công bố, khám phá, đàm phán, giáo sát, kế
toán và thanh toán chi phí cho hoạt động trên các tài nguyên riêng biệt.
- Lớp Collective nắm giữ sự tương tác ngang qua các tập tài nguyên, dịch vụ thư
mục cho phép giám sát và khám khá ra các tài nguyên tổ chức ảo.
- Lớp Application bao gồm các ứng dụng người dùng được xây dựng trên đầu của
các giao thức
Cloud được phát triển để giải quyết những bài toán tính toán mở rộng qua Internet

trong đó một số giả thiết là khác biệt so với Grid. Cloud thường được xem như là một
“trung tậm” tính toán và lưu trữ có thể được truy cập thông qua các giao thức chuẩn và
qua một giao tiếp trừu tượng. Thật ra Clouds có thể được hiện thực trên nhưng cong nghệ
Grid đã tồn tại hàng thập niên nhưng không hướng vào kiến trúc 4 lớp sau:
Điện toán lưới và đám mây Trang 15
- Lớp Fabric: gồn các tài nguyên phần cứng
- Lớp Unified Resource chức các tài nguyên được trừu tượng hóa để có thể xuất
hiện đồng nhất với người dùng
- Lớp Platform thêm vào một tập các công cụ, phần mềm và dịch vụ trên lớp
Unified Resource
- Lớp Application là lớp chứa các ứng dụng chạy trên Cloud.
Hình 3.2. Kiến trúc Cloud Computing
Kiến trúc của Cloud nhằm hướng đến 3 mô hình dịch vụ sau: SaaS, IaaS, PaaS như
được trình bày ở phần trước. Tuy nhiên, tùy vào mục đích sử dụng và người sử dụng có
thể yêu cầu đan xen hay tổng hợp các loại mô hình dịch vụ trên.
Từ kiến trúc của Cloud và Grid cho thấy được mục tiêu hướng đến khác nhau nên
chúng có cách giải quyến vấn đền và tổ chức hệ thống khác nhau.
3. Quản lý tài nguyên
Quản lý tài gnuyên là vấn đề quyết định khả năng hoạt động của hệ thống và điên
nhiên nó không thể thiếu trong các hệ thống lớn phức tạp như Grid và Cloud. Do hướng
đến những mục tiêu khác nhau mà 2 mô hình Grid và Cloud sẽ phải đối mặt với những
thách thức và vấn đề khác nhau dựa theo các mô hình.
Điện toán lưới và đám mây Trang 16
Mô hình tính toán (Compute Medel): Hầu hết các Grid sử dụng mô hình tính toán
bó (batch-scheduled compute model) cùng với một bộ quản lý tài nguyên tại các vị trí
khác nhau. Với phương thức quản lý này, Grid không thể phục vụ tốt cho các chương
trình yêu cầu nhiều bộ xữ lý và thực thi trong một thời gian dài. Mô hình tính toán trong
Cloud hoàn toàn khác, người dùng được sử dụng tài nguyên đồng thời mặc dù phải đảm
bảo được chất lượng dịch vụ cho người sử dụng. Đây cũng là một trong những thác thức
của Cloud về khả năng mở rộng và khi số lượng người dùng lớn.

Mô hình dữ liệu (Data Model): Mô hình dữ liệu có khuynh hướng trong tương lai là
mô hình tương tác tam giác như hình sau:
Hình 3.3. Mô hình dữ liệu Cloud
Tính toán Internet xoay quanh mô hình dữ liệu ở trên do các nguyên nhân khách quan
từ thực tiễn. Người khách hàng không muón đưa các dữ liệu nhảy cảm hoặc tối quan
trọng lên xử lý và lưu trữ trên Cloud. Đồng thời người cũng muốn truy cấp đến dữ liệu
riêng tư của họ ngay khi các giao tiế mạng chậm bay hư hỏng. Ngoài ra, công nghệ đa
nhân hiện nay cũng mang đến cho người dùng người hệ thống con mạnh mẽ trong tương
lai.
Đối với Grid, mô hình tính toán tậm trung vào dữ liệu đã được quan tâm từ sớm, ví dụ
như Data Grid đã được thiết kế dành riêng cho các ứng dụng tập trung lớp trên dữ liệu,
Điện toán lưới và đám mây Trang 17
do đó Grids không cần thei61nt đưa ra định hướng phát triển mô hình dữ liệu như Cloud
thay vào đó nó đã có mô hình chuyên biệt để sử dụng.
Tính cục bộ của dữ liệu (Data Locality): Một thách thức chính trong vấn đền mở
rộng ứng dụng một các hiệu quả là vị trí dữ liệu liên quan đối với các tài nguyên đã sẵn
sang. Việc di dời dữ liệu ở xa về các bộ xử lý một cách liên tục là một hạn chế rọ rệt, hơn
nữa trong qua trình nhập xuất dữ liễu từ xa có khác biệt lớn với IQ trên dữ liệu cục bộ và
ảnh hưởng đến hiệu suất của hệ thống. Đây là một định hướng được Cloud quan tâm giải
quyết. Quá trình xử lý dữ liệu là kết hợp dữ liệu liên quan và tiến trình xử lý nó trong
cùng một node, do đó vấn đề “data locality” sẽ được giải quyết một các hiệu quả. Về phía
Grid, dữ liệu được lưu trữ dựa trên các hệ thống dile chia sẻ như NFS, GPFS, PVFS,…
Nơi mà tính “data locality’ không dẫn dàng áp dụng, đây cũng là một điểm yếu của Grid
so với Cloud.
Tính toán kết hợp và quản lý dữ liệu (Combining compute and data
management): Tính cục bộ của dữ liệu chỉ hiệu quả khi mà số lượng người dùng và qui
mô chưa thực sự lớn. Khi hệ thống ngày càng mở rộng thì vấn đề kết hợp tính toán và
quản lý dữ liệu trở thành yếu tố quan trọng cho việc cải thiện hiệu suất. Đó là bái toán
định thời công việc gần với dữ liệu mà nó sử dụng trong suốt quá trình thực thi tránh tối
đa hoạt động di dời dữ liệu qua mạng. Grid đã có các mô hình tập trung cho các ứng dụng

dữ liệu khổng lồ còn Cloud thì sẽ phải đối mặt với vấn đề này trong tương lai.
Ảo hóa (Virtualization): Đây là công nghệ được khai thác mạnh mẽ trong hầu hết
các Cloud. Không giống như mô hình tính toán của Grid, Cloud đòi hỏi chạy nhiều ứng
dụng người dùng và tất cả các ứng dụng này phải được thực hiện một cách đồng thời đối
với người sử dụng. Bên cạnh đó mỗi người dùng có cảm giác như là họ đang sở hữu toàn
bộ tài nguyên sẵn có. Công nghệ ảo hóa cung cấp mức trừu tượng thiết yếu cho việc hợp
nhất tài nguyên nhằm đạt được mục tiêu này. Đồng thời ảo hóa còn cho phép mỗi ứng
dụng có thể được đóng gói để có thể cấu hình, triển khai, di chuyển, tạm dừng, tiếp tục,…
và vì vậy cung cấp tính đọc lập, khả năng quản lý, bảo mật tốt hơn. Grids không dựa vào
công nghệ ảo hóa nhiều như Cloud, nhưng để đảm bảo được tính riêng tư cho các tổ chức
Điện toán lưới và đám mây Trang 18
ảo trên tài nguyên thì công nghệ ảo hóa cũng được sử dụng trong lưới, chẳng hạn như
Nimbus.
Giám sát (monitoring): Một thách thức khác mà công nghệ ảo hóa mang lại cho
Cloud đó là việc giám sát tài nguyên. Vấn đề giám sát tài nguyên trên Cloud chưa được
tổ chức trực tiếp như Grid. Grid đề ra các mô hình tin cậy khác nhau để người dùng được
ủy quyền có thể truy cập các tài nguyên khác nhau trên các Grid khác nhau và quá trình
duyệt tài nguyên này có độ an toàn cao. Hơn nữa, Grid không có độ trừu tượng cao và tận
dụng ảo hóa như Cloud, khả năng giám sát tài nguyên của Cloud gặp nhiều khó khăn do
mục tiêu đề ra của nó về việc cân bằng quá trình giám sát các ứng dụng thương mại, quản
lý máy chủ xí nghiệp, giám sát máy ảo, bảo trì phần cứng… Do đó trong tương lai gần
Cloud sẽ hướng đến việc cung cấp khả năng tự bảo trì cấu hình và quản lý về phía người
dùng.
Nguồn gốc dữ liệu(Provenance): Đây là quá trình hướng dẫn về nguồn gốc, lai lịch
của các sản phẩm dữ liệu bao gồm tất cả các dữ liệu người, sản phẩm dữ liệu trung gian,
và các thủ tục được ứng dụng vào trong sản phẩm dữ liệu. Thông tin này là cần thiết để
hiểu, khám phá, hợp lệ và chia se các sản phẩm dữ liệu cũng nhnư các ứng dụng, chương
trình dẫn xuất từ nó. Trong Grid, nguồn dữ liệu đã được triển khai thành các hệ thống
workflow và được sử dụng hiệu quả. Ngược lại, Cloud chưa khia thác lĩnh vực này và có
nhiều thách thức trong việc theo dõi dữ liệu thông qua các nhà cung cấp dịch vụ khác

nhau, các phần mềm và các lớp phần cứng thuộc nhà cung cấp dịch vụ.
4. Mô hình lập trình (Programming Model)
Mặc dùng mô hình lập trình trong môi trường Grid không có nhiều khác biệt so với
các môi trường lập trình song song và phân bố truyền thống, Grid gặp phải một số vấn đề
phức tạp như nhiều miền quản trị, tài nguyên bất đồng bộ, hiệu suất và tính ổn định, điều
khiển ngoại lệ trong mô trường có tính linh động cao,… Mục đính chính của Grid là các
ứng dụng khoa học đòi hỏi khả năng mở rộng cao, mở rộng đến khối lượng tài nguyên
lớn và thực thi vừa nhanh vừa hiện quả, do đó các chương trình cần phải hoàn tất một
Điện toán lưới và đám mây Trang 19
cáhc chính xác nên phải xem xét đến độ tin cậy và khả năng kháng lỗi trong môi trường
Grid.
Cloud về khái quát chấp nhận các Web Service APIs, nơi mà người dùng cấu hình và
lập trình dịch vụ Cloud dựa trên các API được trình bài trong Web Service. Các giao thức
HTTP và SOAP là những giao thức chuẩn được chông trong các dịch vụ này. Mặc dù
Cloud chấp nhận một số giao thức tổng quát như HTTP và SOAP, khả năng tích hợp và
liên kết giữa các dịch vụ lẫn ứng dụng vẫn là một thách thức lớn khi người sửa dụng làm
việc với nhà cung cấp Cloud khác nhau.
5. Mô hình ứng dụng (Application Model)
Grid một các tổng quá hỗ trợ nhiều loại ứng dụng khác nhau và hỗ trợ tốt cho các ứng
dụng hiệu suất cao (high performance computing - HPC). HPC là các ứng dụng song
song chạy trên một hệ thống cục bộ không cần thông qua internet. Mặt khác Cloud
Computing cũng hỗ trợ cái loại ứng dụng tương tự Grid nhưng không đạt được tính hiểu
quả đối với ứng dụng HPC.
6. Mô hình bảo mật (Security Model)
Cloud hầu như bao gồm các trung tâm dữ liệu (data center) chuyên dụng thuộc về
cùng một tổ chức, nó mang tính đồng nhất khác biệt hoàn toàn với môi trường Grid. Mô
hình bảo mật của Cloud cũng đơn giản và ít an toàn hơn các mô hình sẵn có trong Grid.
Tiêu biểu là Cloud dựa trên Web tạo ra tài khoản người dùng, cho phép họ đặt lại mật
khẩu và nhận mật khẩu mới thông qua email trong một môi trường không mã hóa và
không an toàn. Chú ý rằng, người dùng có thể sử dụng ngay lập tức với chỉ một thẻ tín

dụng hay địa chỉ email. Nhược lại hoàn toàn, Grid hạn chế hơn về tính bảo mật. Chẳng
hạn, mặc dù thông qua internet để tạo tài khoản người dùng, thông tin nhảy cảm về tài
khoản, mật khẩu được yêu cầu giao tiếp giữa người với người để xác nhận rõ ràng gnười
dùng được ủy quyền.
Việc so sánh giữa Grid và Cloud trong thời điểm hiện tại chỉ phản ánh được phần nào
các ưu và khuyết điểm hiện có của chúng. Nhưng cả hai cộng đồng này vẫn đang không
Điện toán lưới và đám mây Trang 20
ngừng phát triển để hoàn thiện. Để hiểu rõ hơn chúng ta cần có những tài liệu chuyên sâu
hơn và không ngừng cập nhật.
IV. MOBILE CLOUD COMPUTING (MCC)
Thuật ngữ "điện toán đám mây di động" đã được giới thiệu không lâu sau khái niệm
"điện toán đám mây" ra mắt vào giữa năm 2007. Nó đã thu hút được sự chú ý của các
doanh nhân như một lựa chọn kinh doanh có lợi nhuận, làm giảm các chi phí phát triển và
chạy các ứng dụng di động, của người sử dụng di động như là một công nghệ mới để trải
nghiệm một loạt các dịch vụ di động với chi phí thấp, và các nhà nghiên cứu như một hứa
hẹn cho giải pháp IT xanh [3]. Phần này cung cấp một cái nhìn tổng quan của MCC, bao
gồm định nghĩa, kiến trúc, lợi thế và một số dịch vụ ứng dụng MCC.
1. Định nghĩa
Về cơ bản, định nghĩa về MCC là sự mở rộng, hướng chi tiết và rõ ràng hơn các định
nghĩa tổng quát về Cloud Computing. Aepona [5] mô tả MCC là một mô hình mới cho
các ứng dụng di động, theo đó việc xử lý dữ liệu và lưu trữ được chuyển từ thiết bị di
động vào các nền tảng mạnh mẽ và tập trung đặt trong các đám mây. Các ứng dụng
này sau đó được truy cập qua kết nối không dây dựa trên trình duyệt web trên các thiết
bị di động.
Ngoài ra, MCC có thể được định nghĩa là một sự kết hợp của web di động và đ
i
ện
toán đám mây, là công cụ phổ biến nhất cho người sử dụng di động để truy cập vào các
ứng dụng và dịch vụ trên Internet.
Tóm lại, MCC cung cấp cho người sử dụng di động với việc xử lý dữ liệu và các dịch

vụ lưu trữ trong các đám mây. Các thiết bị di động không cần một cấu hình mạnh mẽ (ví
dụ, CPU tốc độ và dung lượng bộ nhớ) vì tất cả các mô-đun tính toán phức tạp có thể
được xử lý trong những đám mây.
Điện toán lưới và đám mây Trang 21
2. Kiến trúc của MCC
Hình 4.1. Kiến trúc MCC
Từ khái niệm của MCC, kiến trúc chung của MCC có thể được hiển thị trong hình
4.1. Trong hình 4.1, các thiết bị di động được kết nối với các mạng di động thông qua các
trạm (ví dụ, cơ sở trạm thu phát (BTS), điểm truy cập (access point), hoặc vệ tinh) được
thiết lập và kiểm soát các kết nối và giao diện chức năng giữamạng và các thiết bị di
động. Yêu cầu của người dùng di động và thông tin (ví dụ như ID và vị trí) được truyền
đến các bộ vi xử lý trung tâm được kết nối với máy chủ cung cấp dịch vụ mạng di động.
Ở đây, nhà khai thác mạng di động có thể cung cấp dịch vụ cho người sử dụng di động
là AAA (authentication, authorization, accounting) dựa trên các home agent (HA) và dữ
liệu của thuê bao được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu. Sau đó, yêu cầu của thuê bao được
chuyển giao cho một đám mây thông qua Internet. Trong đám mây, các bộ điều khiển
điện toán đám mây (cloud controller) xử lý các yêu cầu để cung cấp cho người sử dụng di
động với các dịch vụ đám mây tương ứng. Những dịch vụ này được phát triển với các
Điện toán lưới và đám mây Trang 22
khái niệm tiện ích tính toán, ảo hóa và kiến trúc hướng dịch vụ (ví dụ web, ứng dụng, và
máy chủ cơ sở dữ liệu).
Kiến trúc chi tiết của điện toán đám mây có thể khác nhau trong các ngữ cảnh khác
nhau. Ví dụ, kiến trúc bốn lớp (4-layers) để so sánh điện toán đám mây với điện toán lưới
(grid computing). Ngoài ra, một kiến trúc hướng dịch vụ, được gọi là Aneka, được giới
thiệu để cho phép các nhà phát triển xây dựng ứng dụng .NET với sự hỗ trợ các giao diện
lập trình ứng dụng (API) và nhiều mô hình lập trình.
Hình 4.2. Kiến trúc điện toán đám mây hướng dịch vụ
Nói chung, điện toán đám mây là một hệ thống mạng phân bố quy mô lớn dựa trên
một số lượng máy chủ tại các trung tâm dữ liệu. Dịch vụ đám mây được phân loại dựa
trên khái niệm lớp. Trong các tầng trên của cơ sở hạ tầng này,hạ tầng như một Dịch vụ

(IaaS), nền tảng như một dịch vụ (PaaS), và Phần mềm như một dịch vụ (SaaS) được xếp
chồng lên nhau.
- Lớp trung tâm dữ liệu: Lớp này cung cấp các thiết bị phần cứng và cơ sở hạ tầng
cho các đám mây. Trong lớp trung tâm dữ liệu, một số máy chủ được liên kết với
các mạng tốc độ cao để cung cấp các dịch vụ cho khách hàng. Thông thường, các
Điện toán lưới và đám mây Trang 23
trung tâm dữ liệu được xây dựng ở những nơi ít dân cư, hiệu năng cao và ổn định
và ít có nguy cơ thiên tai.
- Cơ sở hạ tầng như một dịch vụ (IaaS): IaaS được xây dựng trên đỉnh của lớp trung
tâm dữ liệu. IaaS cho phép cung cấp dung lượng lưu trữ, phần cứng, máy chủ và
các thành phần mạng. Khách hàng thường trả tiền cho mỗi lần sử dụng. Như vậy,
khách hàng có thể tiết kiệm chi phí khi thanh toán khi chỉ được dựa trên các nguồn
tài nguyên họthực sự sử dụng. Cơ sở hạ tầng có thể được mở rộng hoặc thu nhỏ tự
động khi cần thiết. Các ví dụ của IaaS là Amazon EC2 (Elastic Cloud Computing)
và S3 (Simple Storage Service).
- Nền tảng như một dịch vụ (PaaS): PaaS cung cấp môi trường tích hợp nâng cao
cho việc xây dựng, kiểm tra và triển khai các ứng dụng. Các ví dụ về Paas là
Google App Engine, Microsoft Azure, và Amazon Map Reduce/Simple Storage
Service.
- Phần mềm như một dịch vụ (SaaS): SaaS hỗ trợ phân phối phần mềm với yêu cầu
cụ thể. Trong lớp này, người dùng có thể truy cập một ứng dụng và thông tin từ xa
thông qua Internet và chỉ trả tiền cho những thứ họ sử dụng. Salesforce là một
trong những người tiên phong trong việc cung cấp mô hình dịch vụ này. Microsoft
™ s Live Mesh cũng cho phép chia sẻ tập tin và thư mục trên nhiều thiết bị cùng
một lúc.
Mặc dù kiến trúc điện toán đám mây có thể được chia thành bốn lớp, tuy nhiên nó
không có nghĩa là các lớp trên phải được xây dựng trên lớp trực tiếp bên dưới nó. Ví dụ,
các ứng dụng SaaS có thể được triển khai trực tiếp trên IaaS, thay vì PaaS. Ngoài ra, một
số dịch vụ có thể được coi như một phần của nhiều hơn một lớp. Ví dụ, dịch vụ lưu trữ
dữ liệu có thể được xem như là một trong IaaS hoặc PaaS. Vì vậy, người dùng có thể sử

dụng các dịch vụ linh hoạt và hiệu quả.
3. Ưu điểm của MCC
Điện toán đám mây được biết đến như là một giải pháp đầy hứa hẹn cho điện
toán di động do nhiều lý do (ví dụ, khả năng thông tin liên lạc, tính di động [13]).
Phần này sẽ mô tả đám mây có thể được sử dụng như thế nào để vượt qua những trở
Điện toán lưới và đám mây Trang 24
ngại trong tính toán di động, từ đó chỉ ra các lợi thế của MCC.
1. Mở rộng đời pin: Pin là một trong những mối quan tâm chính cho các
t
h
i
ế
t
bị di
động. Một số giải pháp đã được đề xuất để nâng cao hiệu suất của CPU và để
quản lý đĩa và màn hình một cách thông minh để giảm tiêu thụ điện năng. Tuy
nhiên, các giải pháp này yêu cầu thay đổ
i t
rong cấu trúc của thiết bị di động, hoặc
họ yêu cầu một phần cứng mới mà kết quả có thể làm gia tăng chi phívà có thể
không khả thi cho tất cả các thiết bị di động. Kỹ thuật dỡ tải tính toán
(computation offloading) được đề xuất để di chuyển các tính toán lớn và phức
tạp từ các thiết bị có nguồn lực hạn chế (tức là, các thiết bị di động) cho các
máy tính tháo vát (tức là, các máy chủ trong các đám mây). Điều này tránh được
một ứng dụng có thời gian thực hiện lâu trên các thiết bị di động làm cho chúng
tiêu hao một số lượng
l
ớn điện năng tiêu thụ.
Các kết quả chứng minh rằng việc thực hiện ứng dụng từ xa có
t

hể tiết kiệm
năng lượng đáng kể. Ngoài ra, nhiều ứng dụng di động tận dụng lợi thế từ
di chuyển nhiệm vụ và xử lý từ xa. Ví dụ, giảm tải cho chương trình tối ưu hóa
trình biên dịch cho xử lý hình ảnh có thể làm giảm 41% tiêu thụ năng lượng của
một thiết bị di động. Ngoài ra, sử dụng bộ nhớ số học đơn vị (memory arithmetic
unit) và giao diện (MAUI - memory arithmetic unit and interface) để di chuyển
các thành phần trò chơi di động đến các máy chủ trong các đám mây có thể tiết
kiệm 27% tiêu thụ năng lượng cho các trò chơ
i
máy tính và 45% cho các trò chơi
cờ vua.
2. Cải thiện khả năng lưu trữ dữ liệu và sức mạnh xử lý: Dung lượng lưu trữ cũng
là một hạn chế cho thiết bị di động. MCC được phát triển để cho phép người sử
dụng di động có thể lưu trữ / truy cập dữ liệu lớn trên đám mây thông qua mạng
không dây. Ví dụ đầu tiên là Amazon Simple Storage Service (Amazon S3),
dịch vụ hỗ trợ lưu trữ tập tin. Một ví dụ khác là Image Exchange sử dụng không
gian lưu trữ lớn trong các đám mây cho người sử dụng di động. Dịch vụ
Điện toán lưới và đám mây Trang 25
chia sẻ anh trên di động cho phép người sử dụng di động để tải hình ảnh lên
những đám mây ngay lập tức sau khi chụp. Người dùng có thể truy cập tất cả
các hình ảnh từ bất kỳ thiết bị nào. Với đám mây, người dùng có thể tiết kiệm
số tiền đáng kể cho năng lượng và không gian lưu trữ trên các thiết bị di
động của họ vì tất cả các hình ảnhđược gửi đi và xử lý trên những đám mây.
Flickr và ShoZu cũng thành công trong việc cung cấp các ứng dụng chia sẻ ảnh
qua di động dựa trên MCC. Facebook là thành công nhất cho ứng dụng mạng xã
hội ngày nay, và nó cũng là một ví dụ điển hình của việc sử dụng điện toán
đám mây trong chia sẻ hình ảnh.
MCC cũng giúp giảm chi phí hoạt động cho các ứng dụng tính toán chuyên sâu
mà phải mất thời gian dài và tiêu hao số lượng lớn năng lượng khi thực hiện trên
các thiết bị hạn chế tài nguyên. Điện toán đám mây có thể hiệu quảtrong viêc hỗ

trợ các nhiệm vụ khác nhau cho kho dữ liệu, quản lý và đồng bộ hóa nhiều tài
liệu trực tuyến. Ví dụ, những đám mây có thể được sử dụng để chuyển mã
(transcoding, chơi cờ vua, hoặc dịch vụ phát thanh truyền hình đa phương tiện với
các thiết bị di động. Trong những trường hợp này, tất cả các tính toán phức tạp để
chuyển mã hoặc cung cấp một cờ di chuyển tối ưu mà phải mất một thời gian dài
khi thực hiện trên các thiết bị di động sẽ được xử lý một cách nhanh chóng trên
các đám mây. Ứng dụng di động cũng không bị hạn chế bởi dung lượng lưu
trữ trên các thiết bị bởi vì dữ liệu được lưu trữ trên đám mây.
3. Cải thiện độ tin cậy: Lưu trữ dữ liệu hoặc chạy các ứng dụng trên đám mây là
một cách hiệu quả để cải thiện độ tin cậy vì các dữ liệu và ứng dụng được lưu trữ
và sao lưu trên nhiều máy tính. Điều này làm giảm nguy cơ bị mất dữ liệu và ứng
dụng trên các thiết bị di động. Ngoài ra, MCC có thể được thiết kế như là một mô
hình bảo mật toàn diện dữ liệu cho các nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng. Ví
dụ, các đám mây có thể được sử dụng để bảo vệ bản quyền nội dung số (ví dụ,
video, clip, và âm nhạc) không bị lạm dụng và phân phối trái phép. Ngoài ra, các
đám mây từ xa có thể cung cấp cho người sử dụng di động với dịch vụ bảo vệ
chẳng hạn như quét virus, phát hiện mã độc hại, và xác thực. Ngoài ra, bảo mật

×