Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

GIẢI PHÁP ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY CHO DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (832.02 KB, 23 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHỆ THƠNG TIN
TIỂU LUẬN
ĐIỆN TỐN LƯỚI VÀ ĐÁM MÂY
ĐỀ TÀI
GVHD: PGS. TS. NGUYỄN PHI KHỨ
HVTH: ĐỒN VĂN HUN
MSHV: CH1301091
ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY
&
GIẢI PHÁP CHO DOANH NGHIỆP
Điện toán lưới và đám mây PGS. TS. Nguyễn Phi Khứ
TP HCM, tháng 06 năm 2014
NHẬN XÉT CỦA GVHD



















HVTH: Đoàn Văn Huyên – CH1301091 Trang 2
Điện toán lưới và đám mây PGS. TS. Nguyễn Phi Khứ




MỤC LỤC
Lời mở đầu trang 4
I. ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY trang 5
1. Điện toán đám mây là gì? trang 5
2. Sự hình thành và phát triển của điện toán đám mây trang 5
3. Các đặc trưng trang 8
4. Các mô hình dịch vụ trang 9
5. Các mô hình triển khai trang 12
II. GIẢI PHÁP ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY CHO DOANH NGHIỆP trang 14
1. Các vấn đề xây dựng hệ thống công nghệ thông tin cho doanh nghiệp trang 14
2. Cá giải pháp điện toán đám mây trang 15
3. Giải pháp chuyển đổi hệ thống cũ sang điện toán đám mây trang 21
III. Kết luận, hướng phát triển trang 22
1. Kết luận trang 22
2. Hướng phát triển trang 22
Tài liệu tham khảo trang 24
HVTH: Đoàn Văn Huyên – CH1301091 Trang 3
Điện toán lưới và đám mây PGS. TS. Nguyễn Phi Khứ
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, điện toán đám mây chuyển mình mạnh mẽ, trở thành mô hình
điện toán nổi bật nhất và dần thay thế các mô hình điện toán khác. Một cuộc cách mạng
về công nghệ thông tin trong đó điện toán đám mây chính là tác nhân chủ yếu đã nổ ra và
đánh dấu một kỷ nguyên mới cho công nghệ thông tin, kỹ nguyên điện toán đám mây.

Mọi vấn đề phức tạp điều được đơn giản hóa. Tất cả những gì cần thiết cho công việc đều
được cung cấp bằng một dịch vụ bởi những nhà cung cấp dịch vụ danh tiếng như Google,
Microsoft, Amazon, IBM,… Từ phần mềm, các nền tảng lập trình, hạ tầng mạng cho đến
một máy tính cá nhân cũng được cung cấp như một dịch vụ. Chi phí bỏ ra để sử dụng các
dịch vụ này đúng bằng với những gì mà người dùng đã sử dụng. Người dùng cũng không
cần quan tâm đến việc quản lý dịch vụ mình đã thuê, nhà cung cấp dịch vụ sẽ chịu trách
nhiệm quản lý, bảo trì và vận hành hệ thống. Điều đặc biệt là người dùng có thể tùy chọn
tăng giảm quy mô, tăng giảm tài nguyên và chi phí bỏ ra cũng tăng giảm theo những tùy
chọn đó.
Với năm mô hình triển khai đặc trưng cho nhiều nhóm người dùng khác nhau. Trong đó
mạnh mẽ nhất vẫn là đám mây công cộng với đa số người dùng là cá nhân và các doanh
nghiệp. Đám mây chung cũng là một xu thế cho các tổ chức mà đa phần là chính phủ sử
dụng như là một công cụ chia sẻ, truyền tải thông tin một các nhanh chóng. Mô hình đám
mây riêng cũng là một lựa chọn tối ưu cho các doanh nghiệp lớn hoặc các tổ chức muốn
tự xây dựng và quản lý một đám mây cho riêng mình. Tuy nhiên để xây dựng và quản lý
một đám mây riêng không phải là đơn giản. Vấn đề đặc ra là tìm một giải pháp tốt nhất
với chi phí bỏ ra là thấp nhất và mô hình triển khai phải thích hợp nhất cho tổ chức cần
triển khai, nhất là đối với các doanh nghiệp.
HVTH: Đoàn Văn Huyên – CH1301091 Trang 4
Điện toán lưới và đám mây PGS. TS. Nguyễn Phi Khứ
I. ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY
1. Điện toán đám mây là gì?
Điện toán đám mây - cloud computing, còn gọi là điện toán máy chủ ảo, là mô hình
điện toán sử dụng các công nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng Internet. Thuật
ngữ "đám mây" ở đây là lối nói ẩn dụ chỉ mạng Internet (dựa vào cách được bố trí của
nó trong sơ đồ mạng máy tính) và như một liên tưởng về độ phức tạp của các cơ sở hạ
tầng chứa trong nó.
Ở mô hình điện toán này, mọi khả năng liên quan đến công nghệ thông tin đều được
cung cấp dưới dạng các "dịch vụ", cho phép người sử dụng truy cập các dịch vụ công
nghệ từ một nhà cung cấp nào đó "trong đám mây" mà không cần phải có các kiến

thức, kinh nghiệm về công nghệ đó, cũng như không cần quan tâm đến các cơ sở hạ
tầng phục vụ công nghệ đó.
Theo tổ chức Xã hội máy tính IEEE "Nó là hình mẫu trong đó thông tin được lưu trữ
thường trực tại các máy chủ trên Internet và chỉ được được lưu trữ tạm thời ở các
máy khách, bao gồm máy tính cá nhân, trung tâm giải trí, máy tính trong doanh
nghiệp, các phương tiện máy tính cầm tay, ".
Điện toán đám mây là khái niệm tổng thể bao gồm cả các khái niệm như phần mềm
dịch vụ, Web 2.0 và các vấn đề khác xuất hiện gần đây, các xu hướng công nghệ nổi
bật, trong đó đề tài chủ yếu của nó là vấn đề dựa vào Internet để đáp ứng những nhu
cầu điện toán của người dùng. Ví dụ, dịch vụ Google AppEngine cung cấp những ứng
dụng kinh doanh trực tuyến thông thường, có thể truy nhập từ một trình duyệt web,
còn các phần mềm và dữ liệu đều được lưu trữ trên các máy chủ.
2. Sự hình thành và phát triển của điện toán đám mây
Mặc dù chỉ mới phát triển bùng nổ khoảng 5 năm trở lại đây, nhưng ý tưởng về điện
toán đám mây đã được manh nha từ rất sớm.
Đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, John McCarthy, đã đưa ra ý tưởng cho phép chia
sẻ một máy tính lớn (mainframe) cho nhiều người dùng như là một dịch vụ nhằm cắt
giảm chi phí tính toán. Đây là ý tưởng của khởi đầu của internet và điện toán đám
mây ngày nay
Năm 1969, ý tưởng về một siêu máy tính “intergalactic computer network” có thể kết
nối tất cả người dùng trên thế và người dùng có thể truy cập các chương trình và dữ
liệu của họ ở bất cứ nơi nào. Ngay sau đó là sự ra đời của ARPANET (Advanced
HVTH: Đoàn Văn Huyên – CH1301091 Trang 5
Điện toán lưới và đám mây PGS. TS. Nguyễn Phi Khứ
Research Projects Agency Network) tiền thân của Internet ngày nay. Cơ quan quản lý
dự án nghiên cứu phát triển ARPA thuộc bộ quốc phòng Mỹ liên kết 4 địa điểm đầu
tiên vào tháng 7 năm 1969 bao gồm: Viện nghiên cứu Stanford, Đại học California -
Los Angelesg Đại học Utah và Đại học California - Santa Barbara. Đó chính là mạng
liên khu vực (Wide Area Network - WAN) đầu tiên được xây dựng.
Năm 1970, lần đầu tiên phát triển phần mềm máy ảo cho phép tạo và chạy nhiều máy

ảo từ một máy thật.
Sự ra đời của Internet 1974, TCP/IP năm 1983 đã đánh đấu bước đầu cho sự phát
triển của internet cũng như điện toán đám mây.
Năm 1997, định nghĩa đầu tiên về điện toán đám mây ra đời bởi Prof. Ramnath
Chellappa: “Mô hình điện toán nơi ranh giới của máy tính sẽ được xác định bởi lý do
kinh tế chứ không phải là giới hạn kỹ thuật”.
Có thể nói điện toán đám mây chính thức xuất hiện năm 1999 với sự ra đời của
Salesforce.com, nơi cung cấp các ứng dụng doanh nghiệp thông qua một trang web
đơn giản. Các chuyê gia và công ty phần mềm bắt đầu phát triển và cung cấp các ứng
dụng chạy trên internet thay cho các ứng dụng chạy trên máy tính.
Năm 2002 Amazon Web Service ra đời, cung cấp các dịch vụ lưu trữ, tính toán trên
nền tảng điện toán đám mây.
Năm 2003,Citrix lần đầu ra mắt Xen, phần mềm cho phép tạo ra nhiều máy ảo Virtual
Machine Monitor (VMM) và chạy nhiều hệ điều hành ảo khác nhau trên một máy tính
duy nhất.
Đến năm 2006, Amazon đã từng bước mở rộng các dịch vụ điện toán đám mây của
mình, đầu tiên là sự ra đời của Elastic Compute Cloud (EC2), ứng dụng này cho phép
mọi người truy cập vào các ứng dụng của họ và thao tác với chúng thông qua đám
mây. Tiếp theo là Simple Storage Service (S3), Amazon S3 dịch vụ lưu trữ trên mạng
Internet, được thiết kế để có thể lưu trữ và lấy bất kỳ lượng dữ liệu, bất cứ lúc nào, từ
bất cứ nơi đâu trên web.
Từ sau năm 2007, với hàng loạt các sự kiện ra đời của iPhone – IOS, Android, Google
Apps, đồng thời internet băng thông rộng hầu như đã được phủ ra toàn cầu, điện toán
đám mây mới bắt đầu phát huy sức mạnh tiềm ẩn. Sự phát triển chóng mặt của điện
thoại thông minh (smartphone), máy tính bảng (tablet) và một số thiết bị đi động khác
cũng thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của điện toán đám mây. Công nghệ ảo hóa bắt
HVTH: Đoàn Văn Huyên – CH1301091 Trang 6
Điện toán lưới và đám mây PGS. TS. Nguyễn Phi Khứ
đầu phát triển mạnh mẽ cũng góp phần thúc đẩy điện toán đám mây phát triển vì nền
tảng điện toán đám mây chủ yếu dựa vào công nghệ ảo hóa.

Năm 2013, tổng doanh thu Worldwide Public Cloud Services Market đạt 78 tỷ bảng,
tăng 18.5% so với năm 2012, trong đó IaaS (Infrastructure as a Service) phát triển
nhanh nhất. Và năm 2014, kinh tế toàn cầu sẽ chi tiêu khoảng 103.8 tỷ bảng cho cơ sở
hạ tầng và dịch vụ điện toán đám mây (theo ).
Điều này đã giúp cho các dịch vụ điện toán đám mây ngày càng phát triển vượt bậc,
mang đến nhiều trải nghiệm mới cho người dùng, kết nối ở khắp mọi nơi và mọi lúc
thông qua môi trường internet.
Hình I.2.1: Lịch sử phát triển của điện toán đám mây
HVTH: Đoàn Văn Huyên – CH1301091 Trang 7
Điện toán lưới và đám mây PGS. TS. Nguyễn Phi Khứ
Hình I.2.1: Quá trình phát triển của điện toán đám mây so với điện toán lưới
3. Các đặc trưng
• Tự phục vụ theo nhu cầu: Đặc tính kỹ thuật của điện toán đám mây cho phép
khách hàng đơn phương thiết lập yêu cầu nguồn lực nhằm đáp ứng yêu cầu của hệ
thống như: Thời gian sử dụng Server, dung lượng lưu trữ, cũng như là khả năng
đáp ứng các tương tác lớn của hệ thống ra bên ngoài
• Truy cập diện rộng: Điện toán đám mây cung cấp các dịch vụ chạy trên môi
trường Internet do vậy khách hàng chỉ cần kết nối được với Internet là có thể sử
dụng được dịch vụ. Các thiết bị truy xuất thông tin không yêu cầu cấu hình cao
(thin or thick client platforms) như: Mobile phone, Laptop, PDAs,…
• Tổng hợp tài nguyên: Tài nguyên của nhà cung cấp dịch vụ được dùng chung,
phục vụ cho nhiều người dùng dựa trên mô hình “multi-tenant”. Mô hình này cho
phép tài nguyên phần cứng và tài nguyên ảo hóa sẽ được cấp pháp động dựa vào
nhu cầu của người dùng. Khi nhu cầu người dùng giảm xuống hoặc tăng lên thì tài
nguyên sẽ được trưng dụng để phục vụ yêu cầu. Người sử dụng không cần quan
tâm tới việc điều khiển hoặc không cần phải biết chính xác vị trí của các tài
nguyên sẽ được cung cấp. Tài nguyên sẽ được cung cấp bao gồm: tài nguyên lưu
trữ, xử lý, bộ nhớ, băng thông mạng và máy ảo.
HVTH: Đoàn Văn Huyên – CH1301091 Trang 8
Điện toán lưới và đám mây PGS. TS. Nguyễn Phi Khứ

• Co giãn nhanh chóng: Khả năng này cho phép tự động mở rộng hoặc thu nhỏ hệ
thống tùy theo nhu cầu của người sử dụng một cách nhanh chóng. Khi nhu cầu
tăng, hệ thống sẽ tự động mở rộng bằng cách thêm tài nguyên vào. Khi nhu cầu
giảm, hệ thống sẽ tự động giảm bớt tài nguyên. Khả năng co giãn giúp cho nhà
cung cấp sử dụng tài nguyên hiệu quả, tận dụng triệt để tài nguyên dư thừa, phục
vụ được nhiều khách hàng. Đối với người sử dụng dịch vụ, khả năng co giãn giúp
họ giảm chi phí do họ chỉ trả phí cho những tài nguyên thực sự dùng.
• Chi trả theo thực dùng: Nhiều dịch vụ điện toán đám mây sử dụng mô hình điện
toán theo nhu cầu, mô hình tương tự với cách các tiện ích theo nhu cầu truyền
thống như điện được tiêu thụ, trong khi một số khác tiếp thị dựa vào tiền đóng
trước. Điện toán đám mây cho phép giới hạn dung lượng lưu trữ, băng thông, tài
nguyên máy tính và số lượng người dùng kích hoạt theo tháng.
4. Các mô hình dịch vụ
• SaaS – Software as a Service (Phần mềm như là dịch vụ)
Là những phần mềm được các nhà phát triển phần mềm phát triển và cung cấp cho
người dùng thông qua hạ tầng điện toán đám mây. Những phần mềm này chủ yếu
được phát triển trên nền tảng web và nó cho phép người dùng truy cập ở bất cứ nơi
đâu. Nhà cung cấp dịch vụ phần mềm sẽ tính toán chi phí sử dụng bằng nhiều hình
thức, có thể là thời gian sử dụng, có thể là số lượng tài nguyên sử dụng và người
dùng chỉ phải trả cho những chi phí đó. Người dùng không cần quan tâm đến việc
cài đặt, quản lý, bảo trì và cập nhật phần mềm của họ. Những nhà cung cấp sẽ chịu
trách nhiệm quản lý những vấn đề này.
Những dịch vụ phần mềm thường thấy như: email, các ứng dụng văn phòng, các
ứng dụng quản lý, bán hàng,… Và những nhà cung cấp nổi tiếng như: Microsoft,
Saleforce, Google Apps, Facebook,…
HVTH: Đoàn Văn Huyên – CH1301091 Trang 9
Điện toán lưới và đám mây PGS. TS. Nguyễn Phi Khứ
Hình I.4.1: Software as a Service
• PaaS – Platform as a Service (nền tảng như là dịch vụ)
Cung cấp các nền tảng lập trình cho những nhà phát triển ứng dụng. Hỗ trợ việc

triển khai ứng dụng mà không quan tâm đến chi phí hay sự phức tạp của việc trang
bị và quản lý các lớp phần cứng và phần mềm bên dưới, cung cấp tất cả các tính
năng cần thiết để hỗ trợ chu trình sống đầy đủ của việc xây dựng và cung cấp một
ứng dụng và dịch vụ web sẵn sàng trên internet mà không cần bất kì thao tác tải
hay cài đặt phần mềm cho những người phát triển, quản lý tin học, hay người dùng
cuối.
PaaS có sẵn như một dịch vụ, các developer và ISV’s có thể kiểm soát toàn bộ
việc phát triển và triển khai ứng dụng. PaaS cho phép các developer và ISV’s tạo
ra các ứng dụng web tùy chỉnh và phát hành nó một cách nhanh chóng mà không
cần quan tâm đến nhiều rắc rối như việc thiết lập hosting, servers, databases, quá
trình tương tác người dùng và những frameworks được đóng gói.
HVTH: Đoàn Văn Huyên – CH1301091 Trang 10
Điện toán lưới và đám mây PGS. TS. Nguyễn Phi Khứ
Hình I.4.2: Platform as a Service
• Iaas – Infrastructure as a Service (cơ sở hạ tầng như là dịch vụ)
Cung cấp các tài nguyên tính toán dưới dạng một dịch vụ. Tất cả phần cứng đều
được ảo hóa như: CPU, RAM, Data Storage,… IaaS có thể cung cấp từ một phần
cho đến toàn bộ một máy tính, một hệ thống mạng cho một tổ chức doanh nghiệp
hoặc cả một đám mây riêng cho một tổ
chức, doanh nghiệp (Virtual Private
Cloud – đám mây riêng ảo). Người
dùng dịch vụ cũng không phải quân
tâm đến việc quản lý hạ tầng, phần
cứng, sao lưu phục hồi,… tất cả sẽ do
nhà cung cấp dịch vụ quản lý. Ngoài ra
các tài nguyên mà người dùng thuê có
thể co giãn, tăng giảm quy mô một
cách nhanh chóng.
Hình I.4.3: Infrastructure as a
Service

5. Các mô hình triển khai
• Public Cloud Model (đám mây công cộng)
HVTH: Đoàn Văn Huyên – CH1301091 Trang 11
Điện toán lưới và đám mây PGS. TS. Nguyễn Phi Khứ
Đám mây công cộng là mô hình được những nhà cung cấp dịch vụ đám mây xây
dựng và quản lý nhằm cung cấp các dịch vụ cho người dùng. Là một hệ thống vô
cùng phức tạp với rất nhiều máy chủ thật và ảo, hệ thống lưu trữ và hệ thống
mạng. Cung cấp các dịch vụ phần mềm, nền tảng lập trình, hạ tầng tính toán, kho
lưu trữ, máy tính,… cho người dùng cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức và cả chính
phủ.
Người dùng có thể tự yêu cầu dịch vụ cho riêng mình và phải chi trả cho các chi
phí phát sinh trong quá trình sử dụng dịch vụ đó. Đám mây công cộng cho phép
người dùng có thể truy cập dịch vụ của mình bất cứ nơi đâu, bất cứ thời gian nào
và bằng bất cứ thiết bị làm việc được với điện toán đám mây như máy tính cá
nhân, laptop, máy tính bảng, điện thoại thông minh,… Người dùng cũng có thể
yêu cầu tăng giảm kích thước, tài nguyên của dịch vụ họ đã thuê và họ sẽ phải trả
thêm hoặc giảm bớt chi phí khi sử dụng dịch vụ.
• Community Cloud Model (đám mây chung)
Một số tổ chức đa phần là tổ chức chính phủ với yêu cầu về bảo mật cao thông tin
và dữ liệu, họ không thể sử dụng đám mây công cộng làm nền tảng để hoạt động.
Họ cần xây dựng một hệ thống đám mây cho phép nhiều đơn vị của tổ chức hoặc
các tổ chức khác có thể truy cập và sử dụng nguồn tài nguyên trên đám mây.
Tổ chức xây dựng đám mây chung phải tự quản lý hệ thống của mình, tự phân
chia, cấp phát tài nguyên cho những cá nhân trong tổ chức. Vấn đề về bảo mật
đươc nâng cao. Chi phí sử dụng dịch vụ cũng được giảm thiểu. Tổ chức xây dựng
đám mây chung chỉ phải bỏ chi phí cho việc triển khai, vận hành và bảo trì hệ
thống.
• Private Cloud Model (đám mây riêng)
Đám mây riêng là mô hình điện toán đám mây được các doanh nghiệp triển khai
và sử dụng nhằm cắt giảm các chi phí phát sinh khi sử dụng đám mây. Được

những doanh nghiệp sử dụng như là một giải pháp tối ưu cho việc sử dụng và chia
sẻ tài nguyên tính toán, dữ liệu, kho lưu trữ,… Tuy nhiên để triển khai được mô
hình đám mây riêng, cần phải có một đội ngũ triển khai chuyên nghiệp cũng như
một hạ tầng phần cứng mạnh mẽ đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.
• Hybrid Cloud Model (đám mây lai)
HVTH: Đoàn Văn Huyên – CH1301091 Trang 12
Điện toán lưới và đám mây PGS. TS. Nguyễn Phi Khứ
Đám mây lai là mô hình kết hợp các mô hình đám mây với nhau. Đây là mô hình
đám mây kết hợp các dịch vụ từ đám mây công cộng và các dịch vụ khác từ đám
mây riêng. Nhằm giảm thiểu các chi phí cũng như bổ sung các dịch vụ mà đám
mây riêng chưa thể cung cấp được.
• Virtual Private Cloud Model (đám mây riêng ảo)
Đám mây riêng ảo là một mô hình tương tự như đám mây riêng. Ở đó các tổ chức,
doanh nghiệp cũng phải tự cấp phát tài nguyên tính toán cho tổ chức, doanh
nghiệp của mình. Tuy nhiên tổ chức, doanh nghiệp không cần phải bỏ nhiều chi
phí cho việc triển khai, quản lý, bảo trì hệ thống. Đám mây riêng ảo được những
nhà cung cấp dịch vụ đám mây công cộng xây dựng và cung cấp theo yêu cầu của
tổ chức, doanh nghiêp.
Hình I.5.1: Các mô hình triển khai điện toán đám mây
II. GIẢI PHÁP ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY CHO DOANH NGHIỆP
1. Các vấn đề xây dựng hệ thống công nghệ thông tin cho doanh nghiệp
• Vấn đề chí phí
Đối với doanh nghiệp, vấn đề về chi phí rất quan trọng. Nó tham gia trực tiếp
vào lợi nhuận mà doanh nghiệp đó đạt được. Chi phí bỏ ra càng cao thì lợi nhuận
thu về càng thấp. Nhất là trong thời kỳ cạnh tranh khốc liệt hiện nay. Việc giảm
HVTH: Đoàn Văn Huyên – CH1301091 Trang 13
Điện toán lưới và đám mây PGS. TS. Nguyễn Phi Khứ
thiểu chi phí là vấn đề cấp thiết để đẩy mạnh sự phát triển của một doanh nhiệp.
Từ chi phí về quản lý, chi phí về vật tư thiết bị, chi phí về con người, chi phí về
các tài sản cố định,… cho tới chi phí xây dựng hệ thống công nghệ thông tin,

phần mềm, ứng dụng và cả hệ thống mạng, máy tính, thiết bị mạng,… tất cả phải
được giảm thiểu và đáp ứng tốt, đủ cho yêu cầu hoạt động của doanh nghiệp.
• Vấn đề nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực cũng thuộc một phần trong vấn đề chi phí. Tuy nhiên không đơn
giản ở chi phí, nguồn nhân lực góp phần rất lớn trong quá trình phát triển của
doanh nghiệp. Muốn phát triển doanh nghiệp cần có một nguồn nhân lực chuyên
nghiệp, có năng lực trong lĩnh vực hoạt động của công ty. Một nguồn nhân lực
không thể thiếu là nhân lực về công nghệ thông tin, những người sẽ chịu tránh
nhiệm quản lý và vận hành toàn bộ hệ thống công nghệ thông tin, phục vụ cho
mọi công việc của những bộ phận khác. Mức độ chuyên nghiệp của nguồn nhân
lực công nghệ thông tin tỉ lệ thuận với mức độ phức tạp của hệ thống công nghệ
thông tin áp dụng cho doanh nghiệp đó và cũng tỉ lệ thuận với chi phí bỏ ra cho
nguồn nhân lực đó. Tuy nhiên nguồn nhân lực có chuyên môn cao trong lĩnh vực
công nghệ thông tin cũng khồn phải dễ dàng tìm thấy. Vấn đề được đặc ra là đơn
giản hóa hệ thống công nghệ thông tin sao cho vừa đáp ứng yêu cầu hoạt động
của doanh nghiệp vừa giảm thiểu được nguồn nhân lực chuyên môn cao.
• Vấn đề quản lý tập trung
Để phát triển và cũng cố thương hiệu, doanh nghiệp cần mở rộng mạng lưới
cung cấp, mở rộng thị trường và tìm kiếm thị trường tiềm năng. Và việc cần thiết
là xây dựng các chi nhánh, cửa hàng nhằm giảm thiểu một số chi phí và nhất là
chi phí vận chuyển hàng hóa cũng như tiếp cận gần hơn với thị trường.
Tuy nhiên vấn đề nảy sinh là việc quản lý các chi nhánh và cửa hàng đó. Nhất là
đối với dữ liệu quan trọng như doanh số bán hàng, giá cả, tồn kho,… Các nguồn
dữ liệu đó cần được lưu trữ tập trung tại một nơi an toàn nhằm tránh thất thoát,
sai sót. Việc tập trung còn được mở rộng hơn là tập trung trang thiết bị, máy móc
nhất là các trang thiết bị công nghệ thông tin. Quản lý tập trung nhưng nhân viên
vẫn có thể sử dụng dữ liệu, phần mềm, trang thiết bị đó tại nơi mà họ làm việc.
HVTH: Đoàn Văn Huyên – CH1301091 Trang 14
Điện toán lưới và đám mây PGS. TS. Nguyễn Phi Khứ
Điều đó còn đáp ứng nhu cầu linh động trong công việc khi mà nhân viên của

doanh nghiệp đó không làm việc cố định tại một nơi.
Từ đó nảy sinh vấn đề tập trung nguồn dữ liệu, nguồn tài nguyên và trang thiết
bị, quản lý và sử dụng chúng một cách linh động, an toàn và bảo mật.
• Vấn đề hỗ trợ đa nền
Đây là một vấn đề mới nảy sinh trong thời gian gần đây, khi mà các trang thiết bị
công nghệ thông tin trở nên đa đạng về chủng loại và công dụng. Máy tính cá
nhân, máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh,… tất cả điều
phát triển vượt bậc và đáp ứng nhiều yêu cầu trong công việc. Nhưng mỗi loại
thiết bị chỉ đáp ứng một phần, ít hoặc nhiều trong công việc. Việc chạy các ứng
dụng, phần mềm, công cụ trên nhiều loạt thiết bị, cho nhiều nhân viên khác nhau
trở thành một vấn đề khá mới mẻ nhưng lại rất cần thiết.
2. Các giải pháp điện toán đám mây
Với những vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp, thì điện toán đám mây là một giải pháp
toàn diện. Đó cũng là xu thế của thời đại. Với năm mô hình triển khai trong đó có
bốn mô hình thích hợp với doanh nghiệp tùy theo mức độ và quy mô của doanh
nghiệp đó. Chỉ có mô hình đám mây chung là khó có thể áp dụng cho doanh nghiệp
vì yếu tố bảo mật thông tin cũng như chi phí triển khai và quản lý.
 Giải pháp đám mây công cộng
Thích hợp cho các doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ với mức độ sử dụng các dịch vụ
ít, số lượng người dùng không đám kể. Phần mềm, ứng dụng, công cụ cần thiết
cho hoạt động cũng ít hoặc không thường xuyên.
Đặc trưng của đám mây công cộng là sự đơn giản cho người dùng. Tất cả mọi
thứ đều được cung cấp dưới dạng dịch vụ, người dùng chỉ cần truy cập vào bằng
internet và có thể sử dụng mà không phải tốn công cài đặt. Và người dùng chỉ
chi trả cho những chi phí đã phát sinh trong quá trình sử dụng.
Các doanh nghiệp nhỏ chỉ phải bỏ ra một con số rất thấp về chi phí để thuê
những phần mềm như: quản lý bán hàng, kế toán, thuế,… hoặc những ứng dụng
văn phòng như Microsoft Office, hoặc các dịch vụ như mail, web,… và các hệ
thống lưu trữ dữ liệu để duy trì hoạt động kinh doanh của họ.
Do nhu cầu sử dụng ít vì thế chi phí bỏ ra để thuê dịch vụ cũng rất thấp, đảm bảo

yêu cầu trong vấn đề về chi phí triển khai, sử dụng.
HVTH: Đoàn Văn Huyên – CH1301091 Trang 15
Điện toán lưới và đám mây PGS. TS. Nguyễn Phi Khứ
Người sử dụng dịch vụ cũng không phải quan tâm đến vấn đề quản lý, bảo trì,
nâng cấp hệ thống, sao lưu phục hồi. Tất cả mọi thứ đều do nhà cung cấp dịch vụ
quản lý và chi phối. Đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực có chuyên môn cao về
công nghệ thông tin để triển khai hệ thống phức tạp mà không cần thiết cho
doanh nghiệp nhỏ.
Trong điện toán đám mây với đám mây công cộng, mọi vấn đề liên quan đến
việc hỗ trợ đa nền đã được xây dựng sẳn. Hầu hết các phần mềm, ứng dụng hoạt
động được trong đám mây công cộng đều làm việc thông qua web với mô hình
Client-Server. Mọi thiết bị có hỗ trợ trình duyệt web và mạng internet đều làm
việc được trong đám mây công cộng. Điều này làm đơn giản hóa cho vấn đề sử
dụng các dịch vụ. Gải quyến vấn đề hỗ trợ đa nền.
Hình II.2.1: Giải pháp đám mây công cộng
 Giải pháp đám mây riêng
Đối với những doanh nghiệp lớn, số lượng người dùng lớn và cần đến một hệ
thống dịch vụ lớn. Sẽ cần một chi phí rất lớn để thuê các dịch vụ trên đám mây
công cộng để duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Hơn nữa vấn đề bảo mật của
các doanh nghiệp lớn cũng được đặt lên hàng đầu. Những thông tin về dữ liệu
hoạt động của công ty, dữ liệu bán hàng, dữ liệu kế toán,… rất quan trọng đối
với họ và phải được bảo mật tuyệt đối.
HVTH: Đoàn Văn Huyên – CH1301091 Trang 16
Điện toán lưới và đám mây PGS. TS. Nguyễn Phi Khứ
Do đó các doanh nghiệp lớn có xu hướng tự xây dựng cho mình một hệ thống
đáp ứng cho mọi hoạt động của họ. Những phần mềm, ứng dụng, công cụ sẽ
được mua và cài đặt trực tiếp vào hệ thống cho mọi nhân viên trong doanh
nghiệp sử dụng tùy theo chức năng. Những tài nguyên tính toán, lưu trữ và vấn
đề quản lý, phân chia tài nguyên, sao lưu phục hồi, bảo trì, nâng cấp phụ thuộc
và một đội ngũ kỹ thuật viên, chuyên viên công nghệ thông tin của doanh nghiệp

đó.
Từ đó các vấn đề về chi phí, con người và khả năng hỗ trợ của hệ thống trở nên
phức tạp. Cần có một giải pháp tối ưu tùy vào lĩnh vực hoạt động, quy mô của
doanh nghiệp.
Tuy nhiên giải pháp đám mây riêng vẫn là một giải pháp hiệu quả để áp dụng
cho những doanh nghiệp lớn.
Hình II.2.2: Giải pháp đám mây riêng
 Giải pháp đám mây lai
Giống như đám mây riêng nhưng được mở rộng hơn. Nó là sự kết hợp giữa một
đám mây riêng và những dịch vụ mà đám mây công cộng cung cấp. Mô hình này
cũng thích hợp cho những doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên quy mô triển khai đám
mây riêng được thu hẹp và kết hợp vào đó là một số dịch vụ mà đa phần là các
phần mềm, ứng dụng, công cụ được cung cấp bởi đám mây công cộng. Đám mây
HVTH: Đoàn Văn Huyên – CH1301091 Trang 17
Điện toán lưới và đám mây PGS. TS. Nguyễn Phi Khứ
riêng chủ yếu cung cấp hạ tầng tính toán, tài nguyên lưu trữ nội bộ, cá nhân và
một số ứng dụng thường xuyên sử dụng.
Khi triển khai mô hình này, doanh nghiệp cần chú ý đến việc phân chia các dịch
vụ thành hai phần:
- Phần bên trong: các dịch vụ mà đám mây riêng của doanh nghiệp đó tự
cung cấp và sử dung. Phần này được phải tự triển khai và quản lý cũng như
cấp pháp tài nguyên. Bao gồm các dịch vụ cần nhiều chi phí nếu phải thuê
từ đám mây công cộng như tài nguyên tính toán, lưu trữ và một số ứng
dụng thường xuyên sử dụng như các ứng dụng văn phòng.
- Phần bên ngoài: các dịch vụ thuê từ đám mây công cộng. Bao gồm các ứng
dụng ít sử dụng hoặc rất phức tạp và tốn nhiều chi phí để triển khai ở đám
mây riêng. Ví dụ như hệ thống ERP bao gồm rất nhiều module phức tạp và
chi phí để triển khai thì rất lớn tuy nhiên nếu thuê riêng từng module tùy
theo nhu cầu của doanh nghiệp thì sẽ giảm được rất nhiều chi phí.
Hình II.2.3: Giải pháp đám mây lai

 Gải pháp đám mây riêng ảo
HVTH: Đoàn Văn Huyên – CH1301091 Trang 18
Điện toán lưới và đám mây PGS. TS. Nguyễn Phi Khứ
Đối với một số doanh nghiệp tương đối lớn hoặc trung bình, với quy mô tương
đối lớn. Họ có nguồn lực công nghệ thông tin có khả năng quản lý hệ thống điện
toán đám mây và hệ thống phải đảm bảo tính bảo mật. Tuy nhiên khả năng triển
khai cũng như chi phí đầu tư không đủ đáp ứng xây dựng một đám mây riêng.
Giải pháp hiệu quả là thuê một đám mây riêng từ nhà cung cấp dịch vụ đám
mây. Nhà cung cấp dịch vụ sẽ thay doanh nghiệp triển khai một đám mây riêng
và đặt nó trong đám mây công cộng. Doanh nghiệp phải chi trả chi phí để duy trì
hoạt động đám mây, chi phí quản lý, bảo trì, nâng cấp đám mây. Còn những ứng
dụng bên trong đám mây và việc phân chia tài nguyên đám mây là do doanh
nghiệp tự quyết định. Các vấn đề về bảo mật cũng được đáp ứng giống như một
đám mây riêng thật.
Đám mây riêng ảo có khả năng tăng giảm quy mô một các đơn giản vì nó là một
dịch vụ. Tốc độ truyền tải và băng thông được mở rộng ở đám mây riêng ảo vì
nó kế thừa toàn bộ hệ thống đám mây công cộng được phát triển bởi những nhà
cung cấp lớn. Tuy nhiên doanh nghiệp phải phụ thuộc trực tiếp vào nhà cung cấp
dịch vụ.
HVTH: Đoàn Văn Huyên – CH1301091 Trang 19
Điện toán lưới và đám mây PGS. TS. Nguyễn Phi Khứ
Hình II.2.4: Mô hình tổng thể các giải pháp đám mây cho doanh nghiệp
3. Giải pháp chuyển đổi hệ thống cũ sang điện toán đám mây
Hiện nay, sự phát triển của khoa học và công nghệ ngày càng vượt bậc. Luôn đổi
mới cũng là một biện pháp tất yếu để phát triển bản thân. Đổi mới sản phẩm, đổi mới
quy trình, đổi mới nghiệp vụ, đổi mới công tác quản lý và đổi hệ thống công nghệ
thông tin tất cả đều góp phần vào sự phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên để đổi
mới không phải là một vấn đề đơn giản.
Một số vấn đề đặt ra khiến các doanh nghiệp ngại chuyển đổi mô hình truyền thống
sang mô hình điện toán đám mây như:

- Mô hình hệ thống hiện tại đang hoạt động ổn định và họ đã đầu tư rất nhiều để
có được nó.
- Chưa chọn được mô hình triển khai thích hợp cho quy mô của họ.
- Chi phí để triển khai mô hình mới cao.
- Không đủ nguồn nhân lực chuyên môn để triển khai và quản lý.
Song song đó các doanh nghiệp vẫn có lý do để chuyển đổi sang mô hình điện toán
đám mây:
HVTH: Đoàn Văn Huyên – CH1301091 Trang 20
Điện toán lưới và đám mây PGS. TS. Nguyễn Phi Khứ
- Một số doanh nghiệp chưa có mô hình hệ thống rõ ràng.
- Chi phí duy trì hoạt động cho mô hình cũ cao, nhất là chi phí khấu hao trang
thiết bị, dụng cụ, máy móc,…
- Những thiết bị, máy móc làm việc không ổn định, thường xuyên xảy ra tình
trạng hư hỏng, cũng như việc nâng cấp, bảo trì khá phức tạp, tốn kém.
- Điện toán đám mây là mô hình tối ưu cho việc tích hợp hệ thống đơn giản hóa
các vấn đề chia sẻ tài nguyên, dữ liệu, giảm thiểu các chi phí trang thiết bị,
công cụ, dụng cụ.
Để chuyển đổi sang mô hình điện toán đám mây, ta cần trả lời những câu hỏi:
- Quy mô hoạt động của doanh nghiệp?
- Chi phí có thể bỏ ra cho việc chuyển đổi
- Mô hình hệ thống có sẳn đã hoạt động ổn định hay chưa?
- Có cần thiết phải phá vỡ và xây dựng lại hệ thống không?
- Những trang thiết bị, máy móc hiện có, cái nào có thể tái sử dụng?
- Những phần mềm đã triển khai có thể hoạt động trên mô hình mới không?
- Cần thêm những ứng dụng nào, những ứng dụng đó có thể cài đặt ở bên trong
hệ thống mạng doanh nghiệp không hay phải thuê từ đám mây công cộng?
- Vấn đề bảo mật của doanh nghiệp được đặt ở mức nào?
Sau khi trả lời những câu hỏi đó ta có thể chọn ra được một mô hình triển khai thích
hợp trong bốn mô hình trên.
Có một giải pháp chuyển đổi mô hình mà doanh nghiệp không nhất thiết phá vỡ hệ

thống đang hoạt động mà chỉ chuyển nó từ hệ thống máy thật sang hệ thống tương
đồng nhưng là máy ảo trên đám mây. Tất cả mọi thứ sẽ được giữ nguyên chỉ có hạ
tầng là thay đổi. Ta có thể tạo ra một đám mây với hệ thống máy chủ ảo kế thừa toàn
bộ hệ thống sẵn có với tất cả ứng dụng đã cài đặt, kết hợp với những dịch vụ mới mà
đám mây cung cấp.
III. Kết luận, hướng pháp triển
1. Kết luận
Việc chuyển đổi từ một mô hình mạng hiện có sang mô hình điện toán đám mây hoặc
xây dựng mới một đám mây cho doanh nghiệp là một vấn đề tất yếu cho sự phát triển
của doanh nghiệp. Sự chuyển đổi không thể triển khai một sớm một chiều mà là cả
một qúa trình với nhiều giai đoạn. Vấn đề cốt lõi là cần xác định rõ ràng yêu cầu, xác
định rõ quy mô và chọn đúng mô hình triển khai phù hợp.
HVTH: Đoàn Văn Huyên – CH1301091 Trang 21
Điện toán lưới và đám mây PGS. TS. Nguyễn Phi Khứ
Điện toán đám mây chính là một bài toán kinh tế đối với doanh nghiệp. Cái mà họ thu
được chính là sự đơn giản hóa và giảm thiểu chi phí. Chính vì thế điện toán đám mây
mau chóng trở thành mô hình dẫn đầu mặc dù chỉ mới phát triển trong thời gian gần
đây. Trong tương lai có thể điện toán đám mây sẽ thay thế hoàn toàn những mô hình
điện toán cũ chính vì những lợi ích nó mang lại.
2. Hướng pháp triển
Tuy đạt được nhiều lợi ích từ việc triển khai, chuyển đổi sang điện toán đám mây, các
doanh nghiệp vẫn phải đứng trước một nguy cơ mà hiện tại đám mây vẫn chưa thật sự
hiệu quả đó là bảo mật. Do tập trung mọi tài nguyên tính toán, tài nguyên lưu trữ tại
một nơi nên việc tấn công của kẻ xấu cũng đơn giản hơn, chỉ cần tấn công vào máy
chủ hệ thống là có thể xâm nhập toàn bộ hệ thống bên trong. Vì thế vấn đề bảo một
trong đám mây trở thành vấn đề nóng và cần giải quyết ngay lập tức trước khi điện
toán đám mây bao trùm toàn bộ hệ thống máy tính.
Một vấn đề lớn được đặt ra nữa là việc triển khai và quản lý đám mây khá phức tạp,
cần một đội ngũ chuyên môn, giàu kinh nghiệm để triển khai hệ thống. Chi phí triển
khai và sử dụng còn khá cao. Do đó cần tìm kiếm một giải pháp triển khi đơn giản

hơn, hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí hơn và có thể tận dụng những phần mềm cũng
như phần cứng của hệ thống đã có./.
HVTH: Đoàn Văn Huyên – CH1301091 Trang 22
Điện toán lưới và đám mây PGS. TS. Nguyễn Phi Khứ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS. Nguyễn Phi Khứ, Tài liệu về Điện toán Đám mây
2. Lịch sử điện toán đám mây,
3. Tìm hiểu mô hình điện toán đám mây,
4. Điện toán đám mây,
5. The history of the cloud,
6. Đặc điểm điện toán đám mây,
7. 5 Essential Characteristics of Cloud Computing,
8. Cloud Computing,
HVTH: Đoàn Văn Huyên – CH1301091 Trang 23

×