Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

569 Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp thương mại & những giải pháp nâng cao hiệu quả cho doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.97 KB, 19 trang )

ph¸t triÓn nguån nh©n lùc trong doanh nghiÖp th-
¬ng m¹i vµ nh÷ng gi¶i ph¸p n©ng cao hiÖu qu¶ cho
doanh nghiÖp

1
Phần Mở Bài
Tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực trong doanh
nghiệp thương mại hiện nay là cực kỳ cần thiết. Nếu cả trình độ năng
lực của nhân viên lẫn trang thiết bị ngày càng nâng cao; khi công
việc ngày càng phức tạp, đa dạng và yêu cầu của công việc ngày càng
tăng; khi hầu hết các doanh nghiệp đều phải đối đầu sự cạnh tranh
ngày càng gay gắt trên thị trường; phải vật lộn với các cuộc suy thoái
kinh tế và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân viên. Đặc biệt
trong nền kinh tế chuyển đổi, nơi mà các sản phẩm đã được hoạch
định, các nhà quản lý không hề có ý tưởng về việc phát triển quản lý
doanh nghiệp, kết quả là họ không có khả năng đề ra quyết định,
không có khả năng để chấp nhận rủi ro, làm việc đơn thuần như một
nhân viên hành chính, vấn đề áp dụng và phát triển nguồn nhân lực
được coi như một trong những điểm mấu chốt của các doanh nghiệp.
Việt Nam chúng ta cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Quá trình
chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường đã bộc lộ nhiều yếu kém trong
quản lý kinh tế nhất là về vấn đề nhân lực. Điều này được coi như
một trong những nguyên nhân quan trọng nhất cản trở kinh tế phát
triển. Thêm vào đó, Việt Nam còn phải đối đầu những vấn đề gay gắt
của một đất nước sau chiến tranh và một nền kinh tế kém phát triển.
Đất nước lâm vào tình trạng thiếu thốn đủ thứ, ngoại trừ lao động
không có trình độ lành nghề. Tromh khi vấn đề này chưa kịp giải
quyết xong, vấn đề khác đã xuất hiện. Đổi mới quản lý kinh doanh
nói chung, quản lý và phát triển nguồn nhân lực nói riêng thực sự là
nguồn tiềm năng to lớn thúc đẩy kinh tế phát triển và nâng cao mức
sống cho nhân dân. Tuy nhiên, khái niệm và thực tiễn áp dụng những



2
vấn đề phát triển nguồn nhân lực không giống nhau ở các quốc gia
khác nhau. Trong một nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam, nơi
trình độ công nghệ, kỹ thuật còn ở mức độ thấp, kinh tế chưa ổn định
và nhà nước chủ trương “quá trình phát triển phải thực hiện bằng con
người và vì con người”, thì việc phát triển nguồn nhân lực là hệ
thống các triết lý, chính sách và hoạt động chức năng về thu hút, đào
tạo-phát triển và duy trì con ngưòi của một tổ chức nhằm đạt được
kết quả tối ưu cho cả tổ chức lẫn nhân viên.

3
Giải quyết vấn đề
Phần 1: Phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp:
I. Vị trí và đặc điểm của người lao động:
1. Vị trí lao động trong doamh nghiệp thương mại:
Lao động của ngành thương mại giữ vị trí quan trọng trong quá
trình tái sản xuất xã hội và sự phát triển của nền kinh tế quốc dân:
Một bộ phận khá lớn lao động của ngành thương mại thực hiện chức
năng tiếp tục quá trình sản xuất trong lưu thông. Lao động này mang
tính chất sản xuất, nó tạo ra giá trị và giá trị mới của hàng hoá. Ngoài
ra còn là bộ phận lao động cần thiết phục vụ và thúc đẩy nhanh quá
trình tái sản xuất xã hội. Nó chuyên môn hoá tổ chức lưu thông hàng
hoá nên giải phóng lao động sản xuất khỏi việc thực hiện chức năng
lưu thông hàng hoá tập chung vào sản xuất, góp phần nâng cao năng
suất lao động xã hội; nắm chắc nhu cầu thị trường và tổ chức tiêu thụ
nhanh chóng hàng hoá, thu vốn nhanh để tiếp tục chu kỳ sản xuất tiếp
theo. Lao động thương mại và dịch vụ thương mại không chỉ đơn
thuần đáp ứng nhu cầu mua bán hàng hoá của người tiêu dùng, mà
còn góp phần giải phóng lao động trong việc nội trợ của từng gia

đình, tăng thời gian nhàn rỗi cho nhân dân để tự nâng cao trình độ
văn hoá, khoa học, kỹ thuật và thời gian nghỉ ngơi. Nước ta chuyển
từ nền kinh tế hàng hoá quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, các doanh nghiệp
thương mại, dịch vụ phát triển với tốc độ rất nhanh ở khắp mọi miền
của đất nước, số lượng lao động hoạt động trong ngành thương mại

4
và dịch vụ ngày càng đông, phục vụ đắc lực cho sự phát triển nền
kinh tế và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại háo đất nước.
2. Đặc điểm lao động trong doanh nghiệp thương mại:
Hoạt động trong ngành thương mại vừa mang tính chất sản xuất,
vừa thực hiện mua bán hàng hoá và vừa mang tính phục vụ sinh hoạt
đời sống nhân dân. Để đưa hàng hoá từ nơi sản xuất đến người tiêu
dùng, hoạt động lao động trong ngành thương mại tổng hợp nhiều
lĩnh vực: khoa học-kỹ thuật, tâm-sinh lý, văn hoá và nghệ thuật lao
động thương mại góp phần thiết lập quan hệ giữa các tầng lớp dân cư
trong xã hội, quan hệ giữa người sản xuất với người tiêu dùng, giữa
người với người trong xã hội thông qua thực hiện mua bán hàng hoá
và cung ứng dịch vụ. Do vậy, hoạt động lao động trong ngành thương
mại mang tính chất xã hội rộng rãi. Trong thời đại hoà nhập và thực
hiện chính sách mở cửa, thiết lập và mở rộng quan hệ kinh tế thương
mại với các nước, lao động thương mại góp phần mở rộng kinh tế
thương mại với các nước.
II. Phát triển nguồn nhân lực:
1. Đưa ra tiêu chuẩn của người lao động đối với các doanh
nghiệp thương mại:
tiêu chuẩn cơ bản nhất: Có trình độ chính trị, nắm vững quan
điểm, đường lối của Đảng và vận dụng nó vào phát triển ngành
thương mại; nắm chính sách và nghiêm chỉnh chấp hành chính sách

và pháp luật của nhà nước; có trình độ quản lý và kinh doanh thương

5
mại; phải biết ngoại ngữ. Có tinh thần yêu nước tận tụy với công
việc, phấn đấu thực hiện có hiệu quả đường lối của Đảng và nhà
nước trong hoạt động thương mại quốc tế, Việt Nam muốn là bạn của
các nước nhưng phải giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội. Có phẩm chất đạo đức, không tham ô lãng phí, phải đặt lợi
ích cá nhân trong lợi ích quốc gia, lợi ích của doanh nghiệp và tập
thể; phải có ý thức tổ chức kỷ luật chấp hành mọi sự phân công của
nhà nước và doanh nghiệp, thiết lập quan hệ tốt với khách hàng, tận
tình phục vụ khách. Ngoài ra đối với lãnh đạo và nhân viên doanh
nghiệp thì phải nắm vững đường lối chủ trương và chiến lược phát
triển ngành thương mại, nghiệp vụ quản lý kinh doanh, hiểu biết tâm
lý của từng đối tượng khách hàng và có phương pháp giao tiếp tốt
khách hàng, biết ngoại ngữ nếu là bộ phận có quan hệ giao dịch với
nước ngoài, có sức khoẻ…
2. Cần có sự sắp xếp vị trí hợp lý của người lao động trong
doanh nghiệp dựa trên trình độ và năng lực:
Việc xác định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tiêu
chuẩn trong phân tích công việc cá nhân chưa đủ mà các công ty còn
cần thiết thực xác định, phân công chức năng, nhiệm vụ và mối quan
hệ trong bộ máy quản lý sao cho hợp lý như: (1)Liệt kê tất cả những
chức năng, nhiệm vụ chủ yếu cần được thực hiện trong toàn công ty,
và trong các phòng ban bộ phận.(2)Liệt kê tất cả những chức năng,
nhiệm vụ chủ yếu, thực tế đang được thực hiện tại các phòng ban, bộ
phận …(3)tổng hợp các chức năng nhiệm vụ ở mục 2, đối chiếu với

6
chức năng nhiệm vụ của công ty ở mục 1 để: bổ sung thêm nhiệm vụ

còn bị bỏ xót, điều chỉnh , phân công lại công việc còn chồng chéo,
việc tiến hành phân công bố chí lại được thực hiện căn cứ theo: yêu
cầu, đặc điểm, nội dung từng công việc; theo quy chế hoạt động của
doanh nghiệp và dựa trên năng lực thực tế của các cán bộ lãnh đạo,
các bộ phận trong bộ máy của doanh nghiệp: sao cho mổi công việc
đều có người thực hiện và chọn được người phù hợp nhất để thực
hiện. (4)Dùng ký hiệu để ghi lại tên của các chức năng thực hiện
công việc trong bộ phận và sự phối hợp với các bộ phận khác trong
quá trình thực hiện từng chức năng nhiệm vụ chính.(5)Xác định hao
phí thời gian thực tế cần thiết để thực hiện từng chức năng nhiệm vụ
chính thông qua phương pháp chụp ảnh ngày làm việc hoặc nghi nhật
ký công việc hàng ngày.(6)Thảo luận với người phụ trách để xác
định lại các hao phí thời gian hợp lý cần thiết cho từng chức năng
nhiệm vụ chính của các phòng ban, bộ phận.(7)xác định tổng thời
gian cần thiết để thực hiện công việc của mỗi phòng ban, bộ phận
trên cơ sở tổng hợp hao phí thời gian hợp lý trong bước 6, có tính
thêm thời gian cho các công việc lặt vặt.
3. Sử dụng và phát huy sức mạnh mọi tiềm năng người lao
động trong doanh nghiệp:
Doanh nghiệp cần sử dụng hết mọi năng lực của nhân viên,
không để lãng phí và rảnh rỗi tài năng của mỗi cá nhân. Đặt ra các
yêu cầu, tiêu chuẩn, tạo cơ hội cho nhân viên làm việc độc lập, sáng
tạo đồng thời có sự quan tâm, ủng hộ cao đối với nhân viên trong

7

×