Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Quản trị nguồn tài trợ tại Công ty cổ phần FPT : Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.49 KB, 21 trang )

P a g e | 1
Lời mở đầu
Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế Thế giới với nhiều cam go và thử
thách, một nền kinh tế năng động và mang nhiều tính cạnh tranh, để bắt kịp nhịp
độ phát triển chung ấy, Việt Nam đang cố gắng nỗ lực xây dụng mọi thứ về nhân
lực và vật lực để có một nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế. Một trong
những vấn đề mà Việt Nam cần phải chú trọng quan tâm đó là nguồn tài trợ.
Vốn có vai trò hết sức quan trọng, nó là yếu tố không thế thiếu đối với từng
doanh nghiệp.
Để đáp ứng nhu cầu về vốn cho việc thực hiện các dự án đầu tư, các kế
hoạch sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp, tùy theo hình thức pháp lí, điều kiện
của doanh nghiệp và cơ chế quản lí tài chính của các quốc gia có thể tìm kiếm
những nguồn tài trợ nhất định. Tuy nhiên, mỗi nguồn tài trợ đều có những đặc điểm,
chi phí khác nhau. Vì vậy, để giảm chi phí sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả kinh
doanh, ổn định tình hình tài chính đảm bảo năng lực thanh toán, mỗi doanh nghiệp
cần tính toán và lựa chọn nguồn tài trợ thích hợp.
Để giúp các bạn hiểu hơn về quản trị nguồn tại trợ tại doanh nghiệp, nhóm
10 đã tập trung nghiên cứu đề tài : “Quản trị nguồn tài trợ tại Công ty cổ phần
FPT : Thực trạng và giải pháp”
P a g e | 2
Nội dung
PHẦN 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN TÀI TRỢ
1. Các nguồn tài trợ của doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp khi kinh doanh có thể tìm kiếm nhiều nguồn tài trợ. Mỗi
nguồn tài trợ có những đặc điểm riêng và chi phí khác nhau. Có thể phân loại
nguồn tài trợ mà doanh nghiệp sử dụng theo một số tiêu thức thông dụng như sau:
1.1. Căn cứ vào quyền sở hữu
Theo cách này, nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm vốn chủ sở hữu, các
khoản nợ và các nguồn vốn khác
1.1.1. Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu là số vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp, doanh


nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu, chi phối và định đoạt.
Xét theo quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu
bao gồm:
- Vốn đầu tư ban đầu: Là số vốn do chủ doanh nghiệp đầu tư khi thành lập doanh
nghiệp và được ghi vào điều lệ của doanh nghiệp (gọi là vốn điều lệ).
- Vốn bổ sung trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp:
Trong quá trình kinh doanh, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có thể tăng lên
hoặc giảm đi do chủ doanh nghiệp đề nghị tăng hoặc giảm vốn điều lệ, doanh
nghiệp tự bổ sung vốn từ lợi nhuận chưa phân phối hoặc sử dụng các quỹ của
doanh nghiệp. Đối với công ty cổ phần, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp còn tăng
lên nhờ vào việc phát hành cổ phiếu mới.
Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn quan trọng của doanh nghiệp, là một trong các
chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính và khả năng huy động vốn để đảm bảo an toàn
trong hoạt động thanh toán cuối cùng của doanh nghiệp.
1.1.2. Các khoản nợ
Là các khoản vốn được hình thành từ vốn vay của các ngân hàng thương mại,
các tổ chức tài chính khác, vốn vay thông qua phát hành trái phiếu, vốn vay từ
người lao động trong doanh nghiệp, các khoản nợ phát sinh từ hoạt động mua bán
chịu hành hóa và đi thuê tài sản dưới các hình thức thuê hoạt động và thuê tài
chính.
1.1.3. Các nguồn vốn khác
Ngoài các nguồn vốn nêu trên, vốn kinh doanh của doanh nghiệp còn có thể
P a g e | 3
được tài trợ bằng các nguồn vốn khác như: các khoản nợ tích lũy, nguồn vốn liên
doanh, liên kết…
1.2. Căn cứ vào thời gian sử dụng vốn
Theo thời gian sử dụng, nguồn tài trợ vốn kinh doanh của doanh nghiệp được
chia thành 2 loại: tài trợ ngắn hạn và tài trợ dài hạn.
- Tài trợ ngắn hạn bao gồm các nguồn tài trợ có thời hạn hoàn trả trong vòng 1
năm.

- Tài trợ dài hạn bao gồm các nguồn tài trợ có thời gian đáo hạn hơn 1 năm.
2. Các nguồn tài trợ ngắn hạn
2.1. Các khoản nợ tích lũy (nguồn tài trợ ngắn hạn không do vay mượn)
Nợ tích lũy bao gồm các khoản nợ phải trả công nhân nhưng chưa đến hạn,
các khoản thuế phải nộp ngân sách, tiền đặt cọc của khách hàng
Được coi là nguồn tài trợ “miễn phí” bởi lẽ doanh nghiệp có thể sử dụng tiền
mà không phải trả lãi cho đến ngày thanh toán. Tuy nhiên phạm vi sử dụng các
khoản nợ này là có giới hạn.
2.2. Tín dụng thương mại (tín dụng nhà cung cấp)
Tín dụng thương mại phát sinh khi doanh nghiệp mua chịu nguyên liệu, hàng
hóa của nhà cung cấp.
Mức độ sử dụng tín dụng thương mại của một doanh nghiệp tùy thuộc vào
nhiều yếu tố, trong đó chi phí của khoản tín dụng là yếu tố quan trọng.
Trên thực tế do nhiều nguyên nhân khác nhau mà nhà quản trị tài chính có thể
tận dụng tín dụng thương mại bằng cách trì hoãn thanh toán các khoản tiền mua trả
chậm vượt quá thời hạn phải trả. Khi việc trì hoãn thanh toán được áp dụng và
không bị nhà cung cấp phạt thì chi phí của khoản tín dụng thương mại giảm xuống.
2.3. Tín dụng ngân hàng:
2.3.1. Các hình thức vay
2.3.1.1. Vay từng lần:
Vay từng lần là hinh thức vay trong đó việc vay và trả nợ được xác định theo
từng lần vay vốn.
Thủ tục vay: mỗi khi có nhu cầu vay doanh nghiệp cần làm ơn xin vay và gửi
đến ngân hàng các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện vay.
Cho vay từng lần thường được ngân hàng áp dụng đối với các khách hàng có
tiềm lực tài chính hạn chế, có quan hệ vay trả không thường xuyên, không có uy
tín với ngân hàng
P a g e | 4
2.3.1.2. Vay theo hạn mức tín dụng:
Cho vay theo hạn mức tín dụng là phương pháp cho vay trong đó việc cho vay

và thu nợ được thực hiên phù hợp với quá trình luân chuyển vật tư hàng hóa của
người vay, với điều kiện mức dư nợ tại bất kỳ mọi thời điểm trong thời hạn đã ký
kết không được phép vượt quá hạn mức tín dụng đã thỏa thuận trong hợp đồng.
2.3.1.3. Tín dụng thấu chi:
Đây là một hình thức cho vay trong đó ngân hàng cho phép khách hàng chi
tiêu vượt số dư tài khoản tiền gửi trong một giới hạn (hạn mức tín dụng) và thời
gian nhất định trên tài khoản vãng lai.
2.3.1.4. Chiết khấu chứng từ có giá:
Chiết khấu chứng từ có giá là hình thức tín dụng ngắn hạn mà ngân hàng cung
cấp cho khách hàng dướ hình thức mua lại bộ chứng từ chưa đến hạn thanh toán.
Có 2 hình thức chiết khấu:
- Chiết khấu miễn truy đòi
- Chiết khấu truy đòi
2.3.1.5. Bao thanh toán:
Là hình thức cấp tín dụng của tổ chức tín dụng cho bên bán hàng thông qua
việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hóa đã được bên
bán hàng và bên mua hàng thảo thuận trong hợp đồng mua, bán hàng
- Các phương thức bao thanh toán:
+ Bao thanh toán từng lần
+ Bao thanh toán theo hạn mức
Bao thanh toán cũng có hai hình thức: bao thanh toán có quyền truy đòi và
bao thanh toán không có quyền truy đòi.
2.3.2. Chi phí của các khoản vay ngắn hạn:
2.3.2.1. Chính sách lãi đơn:
Theo chính sách này, người vay nhận được toàn bộ khoản tiền vay và trả vốn
gốc và lãi ở thời điểm đáo hạn.
2.3.2.2. Chính sách lãi chiết khấu
Theo chính sách này, ngân hàng cho người vay khoản tiền vay bằng khoản
tiền vay danh nghĩa trừ phần tiền lãi tính theo lãi suất danh nghĩa. Khi đáo hạn,
người vay sẽ hoàn trả cho ngân hàng theo giá trj danh nghĩa của khoản tiền vay.

2.3.2.3. Chính sách lãi tính thêm
Thực chất của chính sách này là cho vay trả góp, tiền lãi được cộng vào vốn
gốc và tổng số tiền (gốc và lãi) phải trả được chia đều cho mỗi kỳ trả góp.
P a g e | 5
2.3.2.4. Chính sách ký quỹ để duy trì khả năng thanh toán:
Khi vay vốn ngân hàng có thể yên cầu người vay pảh duy trì một khoản ký
quỹ để đảm bảo khả năng thanh toán. Khoản ký quỹ này có thể coi là một loại chi
phí thay thế cho các loại chi phí trực tiếp khi vay mượn.
2.4. Thuê vận hành:
2.4.1. Khái niệm
Thuê vận hành (còn gọi là thuê hoạt động hay thuê dịch vụ) là hình thức thuê
ngắn hạn, bên đi thuê có thể hủy hợp đồng và bên cho thuê có trách nhiệm bảo trì,
đóng bảo hiểm, thuế tài sản.
2.4.2. Đặc điểm
- Thời hạn thuê ngắn so với toàn bộ đời sống hữu ích của tài sản
- Người cho thuê chịu trách nhiệm về tài sản
- Chi phí thuê chiếm tỉ trọng không cao trên giá trị tài sản cho thuê
3. Các nguồn tài trợ dài hạn
3.1. Phát hành cổ phiếu thường
Cổ phiếu thường là phương tiện để hình thành vốn chủ sở hữu ban đầu của
công ty và cũng là một phương tiện để huy động thêm vốn chủ sở hữu trong quá
trình kinh doanh
3.1.1. Các hình thức huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu thường
• Ưu tiên mua cho cổ đông hiện hành
• Ưu tiên mua cho các đối tượng có quan hệ mật thiết với công ty
• Chào bán rộng rãi trong công chúng
3.1.2. Ưu, nhược điểm
a) Ưu điểm
• Quy mô vốn huy động lớn, tính thanh khoản cao
P a g e | 6

• Làm giảm hệ số nợ, tăng dộ vững chắc về tài chính cho công ty, tăng khả
năng huy dộng vốn và dộ tín nhiệm
b) Nhược điểm:
• Làm tăng cổ đông mới
• Chi phí phát hành cao
• Lợi tức không được tính vào chi phí kinh doanh để giảm trừ thu nhập
chịu thuế
3.2. Phát hành cổ phiếu ưu đãi
Cố phiếu ưu đãi là chứng chỉ xác nhận quyền sở hưu trong công ty cổ phần và
cho phép cổ đông ưu đãi có một số quyền lợi ưu đãi hơn cổ đông thường.
3.2.1. Ưu điểm:
• Lợi tức có thể hoàn trả nếu công ty gặp khó khăn về tài chính
• Tránh việc phân chia phần kiểm soát công ty cho cổ đông mới
• Không có thời gian đáo hạn nên việc sử dụng vốn có tính linh động, mềm
dẻo hơn.
3.2.2. Nhược điểm:
• Lợi tức cổ phiếu ưu đãi cao hơn trái phiếu
• Lợi tức không được tính vào chi phí kinh doanh để giảm thu nhập chịu
thuế
3.3. Phát hành trái phiếu
Trái phiếu là chứng chỉ cam kết trả nợ của công ty, bản chất gống đi vay dài
hạn nhưng khác là mọi điều khoản đều do doanh nghiệp đưa ra.
3.3.1. Ưu điêm:
• Lợi tức trái phiếu được giới hạn ở mức độ nhất định
• Chi phí phát hành thấp hơn cổ phiếu
• Chủ sở hữu doanh nghiệp không bị chia phần kiếm soát doanh nghiệp
cho trái chủ
• Lợi tức trái phiếu được tính vào chi phí kinh doanh từ đó làm giảm thu
nhập chịu thuế
3.3.2. Nhược điểm:

• Doanh nghiệp phải trả lợi tức và gốc cho trái chủ đúng hạn. Điều này làm
tăng nguy cơ phá sản nếu công ty gặp khó khăn về tài chính.
• Phát hành trái phiếu làm tăng hệ số nợ, giảm đi độ an toàn tài chính, giảm
khả năng huy động vốn của công ty.
P a g e | 7
3.4. Thuê tài chính
Thuê tài chính là hình thức tín dụng trung và dài hạn, mục đích người cho
thuê là thu lãi trên vốn đầu tư, mục đích người thuê là sử dụng vốn. Vốn ở đây là
hiện vật chứ không bằng tiền.
Sơ đồ phương thức thuê tài chính:
3.5. Vay ngân hàng và các tổ chức tài chính trung gian
3.5.1. Vay theo dự án đầu tư:
Tổ chức tín dụng cho doanh nghiệp vay vốn để thực hiện các dự án phát triển
sản xuất kinh doanh. Tổ chức tín dụng dải ngân theo tiến độ dự án đầu tư.
3.5.2. Vay trả góp
Lãi tiền vay và nợ gốc được chia ra để trả nợ theo kì hạn
PV= A: số nợ gốc + lãi phải trả trong mỗi kì hạn
A= PV: tổng số tiền vay.
i: lãi suất tính cho mỗi kì hạn trả nợ
t: thứ tự các kì hạn trả nợ
n: số kì hạn trả nợ
3.5.3. Vay hợp vốn:
Một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự án. Áp dụng với
những dự án lớn cần vốn đầu tư nhiều.
Ưu điểm: huy động vốn nhanh và các thủ tục chứng từ ít.
Người
Cho
thuê
Hợp đồng thuê tài sản
Người thuê

Quyền sử dụng tài sản
Trả tiền thuê tài sản
Hợp
đồg
mua
tài
sản
Quy
ền
sở
hữu
tài
sản
Trả
tiền
mua
tài
sản
Nhà cung cấp
Giao
tài
sản
Bảo
trì

phụ
tùng
thay
thế
Trả

tiền
phụ
tùng

bảo
trì
P a g e | 8
Nhược điểm: phải thế chấp tài sản.
4. Lựa chọn mô hình nguốn tài trợ
4.1. Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp và nguồn hình thành
Tài sản gồm tài sản cố định và tài sản lưu động. Cơ cấu phụ thuộc vào tính
chất và đặc điểm quy mô từng doanh nghiệp.
Các tài sản này được hình thành từ hai nguồn chính là vốn chủ sở hữu và nợ.
Tài sản lưu động gồm hai bộ phận: tài sản lưu động tạm thời và tài sản lưu
động thường xuyên.
Tổng giá trị tài sản thường xuyên bằng tổng giá trị tài sản lưu động thường
xuyên và tài sản cố định.
4.2. Lựa chọn mô hính nguồn tài trợ
Có 3 phương án tài trợ:
• Sử dụng toàn bộ nguồn dài hạn để tài trợ cho tổng tài sản. Phương án này
rủi ro thấp nhưng chi phí sử dụng vốn cao
• Sử dụng nguồn dài hạn tài trợ cho tài sản thường xuyên và nguồn ngắn
hạn cho tài sản lưu động tạm thời. Phương án này rủi ro cao hơn nhưng chi phí sử
dụng vốn thấp hơn
• Toàn bộ tài sản thường xuyên và một phần tài sản tạm thời được tài trợ
bằng nguồn dài hạn, phần tài sản tạm thời còn lại được tài trợ bằng nguồn vốn
ngắn hạn. Phương án này độ rủi ro và chi phí sử dụng vốn ở mức hợp lý.

×