Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Một số kinh nghiệm thực hiện xã hội hóa trong xây dựng phong trào trường học thân thiện học sinh tích cực giai đoạn 2008 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 13 trang )

Một số kinh nghiệm thực hiện”XHHGD” trong phong trào”XD THTT – HSTC” giai đoạn 2008-2013
MỘT SỐ KINH NGHIỆM THỰC HIỆN XÃ HỘI HÓA
TRONG XÂY DỰNG PHONG TRÀO
“TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN – HỌC SINH TÍCH CỰC”
GIAI ĐOẠN 2008-2013
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ:
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1/ Cơ sở lý luận:
Thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi
đua dạy tốt và học tốt”.
Trong từng giai đoạn, ngành GD&ĐT cả nước nói chung, tỉnh ta nói riêng đã
phát động nhiều phòng trào thi đua, cùng với cuộc vận động” Nói không với tiêu
cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và “Mỗi Thầy - Cô giáo là tấm
gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.
Ngày 15 tháng 5 năm 2008 tại trường THCS Vạn Phúc, Hà Đông, Phó Thủ
tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân đã phát động phong
trào thi đua ”Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực” trong các trường
Phổ Thông và trường Mầm Non giai đoạn 2008-2013.
Mục tiêu của phong trào này là huy động sức mạnh tổng hợp của các lực
lượng để xây dựng môi trường giáo dục dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp
với điều kiện địa phương, của trường, đây là một phong trào thi đua lâu dài với 5
nội dung phong phú và thiết thực được thực hiện trên diện rộng…
Trong 5 nội dung, trong đó có nội dung thứ 1 là xây dựng trường lớp xanh -
sạch - đẹp, đảm bảo an toàn được đặt lên hàng đầu, đều này nói lên tầm quan trọng
việc đầu tư xây dựng CSVC là điều kiện quan trọng, nhằm đảm bảo chất lượng giáo
dục, nhất là giáo dục Mầm Non hiện nay.
Trẻ lứa tuổi Mầm Non, trạng thái cơ thể của trẻ chưa ổn định, các cơ quan
đang dần hoàn thiện, vì vậy cần phải có sự hỗ trợ, chăm sóc, nuôi dạy trẻ một cách
khoa học, hợp lý. Nhưng thực tế hiện nay CSVC trường lớp mầm non nói chung,
trường mầm non (MN) 16/4 nói riêng còn gặp nhiều khó khăn, kinh phí nhà nước
cấp cho ngành học còn hạn chế.


Vì vậy, muốn xây dựng tốt phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân
thiện - Học sinh tích cực” đạt hiệu quả, nhà trường cần phải làm tốt công tác “Xã
hội hóa giáo dục” (XHHGD), có như vậy cơ sở vật chất (CSVC) của nhà trường
mới nhanh chóng khắc phục khó khăn.
Với nhận thức đúng tầm quan trọng của chỉ thị 40/CTBTBGD&ĐT về phong
trào” Xây dựng trường học thân thiện- Học sinh tích cực” là người quản lý, bản
thân tôi đã suy nghĩ làm sao xây dựng trường MN 16/4 phải thật sự đảm bảo an
toàn, thân thiện với trẻ, trẻ phải có cảm nhận được “Một ngày đến trường là một
niềm vui”, CSVC trang thiết bị phải đảm bảo cho các cháu được học tập vui chơi,
cô giáo luôn yêu thương trẻ bằng tất cả tấm lòng “ Người mẹ hiền thứ 2 của trẻ”?
Nguyễn Thị Thương - Hiệu trưởng trưởng Mầm non 16 tháng 4 tỉnh Ninh Thuận
1
Một số kinh nghiệm thực hiện”XHHGD” trong phong trào”XD THTT – HSTC” giai đoạn 2008-2013
2/ Cơ sở pháp lý:
Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã khẳng
định” Phát triển giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội, của nhà nước của mỗi cộng
đồng, của từng gia đình và của mỗi công dân”.
Huy động toàn bộ xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân đóng
góp công sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của nhà nước.
Nghị quyết 05/2005/NQ-CP về công tác thực hiện xã hội hóa giáo dục nhằm
phát triển tiềm năng, về trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội
đóng góp về trí lực, nhân lực, tài lực, vật lực, chăm lo sự nghiệp giáo dục.
Điều 12 luật giáo dục đã ghi: “Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển
sự nghiệp giáo dục, thực hiện đa dạng hóa các loại hình trường và hình thức giáo
dục, khuyến khích huy động và tạo điều kiện để tổ chức cá nhân tham gia phát triển
giáo dục. Mọi tổ chức gia đình và cộng đồng đều có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp
giáo dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, làm thế nào xây
dựng môi trường giáo dục lành mạnh và an toàn”.
Chỉ thị số 3399/CT-BGD&ĐT về nhiệm vụ trọng tâm của GDMN,
GDPT,GDTX và GD chuyên nghiệp năm học 2010-2011 và các năm học tiếp theo

cũng đã nêu: ”Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa giáo dục, tăng cường huy động các
nguồn lực để phát triển giáo dục” và nhiều văn bản có liên quan đến công tác
XHHGD…
3/Thực trạng nhà trường:
Trường MN 16/4 Ninh Thuận được xây dựng vào năm học 2002-2003, nằm
trên địa bàn phường Thanh Sơn, xung quanh trường chưa có cây cao bóng mát,
CSVC trang bị còn thiếu thốn, chưa có các phòng chức năng, 8 lớp học không có
đầu máy ti vi để dạy trẻ và cho trẻ giải trí …sân chơi có ít đồ chơi ngoài trời, không
có “vườn cổ tích” cho trẻ học tập tham quan thế giới động, thực vật… theo nội dung
tiêu chí “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực”đề ra.
Vì đây là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ
theo mục tiêu đào tạo.
Chúng ta biết, trong khi đó ngân sách đầu tư cho giáo dục nói chung còn
thấp, GDMN lại càng thấp hơn.
Đội ngũ giáo viên đa số còn trẻ, có cô mới ra trường, tuổi đời tuổi nghề còn
non trẻ chưa có kinh nghiệm chăm sóc nuôi dạy trẻ, giao tiếp với PHHS chưa tế nhị,
giáo dục trẻ không đúng phương pháp, làm cho một vài PHHS phàn nàn với nhà
trường.
Sĩ số trẻ /lớp quá đông (bình quân 40 trẻ/lớp). Toàn trường có 352 trẻ với 9
lớp.( 1 lớp nhà trẻ, 3 lớp MG Bé, 3 lớp MG Nhỡ, 2 lớp MG Lớn).
Sân chơi tuy mới xây dựng, song chất lượng công trình chưa đảm bảo, có nơi
xuống cấp, các chế độ giáo viên thực hiện chậm, nhất là những tháng cuối năm,
Nguyễn Thị Thương
2
Một số kinh nghiệm thực hiện”XHHGD” trong phong trào”XD THTT – HSTC” giai đoạn 2008-2013
ngân sách cấp hỗ trợ lương và các chế độ theo lương cho giáo viên luôn luôn thiếu,
nhà trường phải mất nhiều thời gian tham mưu…
Cường độ giáo viên làm việc nhiều, sức khỏe có hạn, là trường có 100% giáo
viên là nữ và đang trong độ tuổi sinh đẻ, do đó tình trạng nghỉ thai sản, con ốm mẹ
nghỉ thường xuyên liên tục trong nhà trường, nhưng trường không có giáo viện dự

khuyết, BGH lại thiếu ….
Vì vậy, muốn xây dựng nhà trường “Trường ra trường, lớp ra lớp” ngoài kinh
phí nhà nước cấp, nếu không có sự hỗ trợ của Phụ huynh học sinh (PHHS), các nhà
hảo tâm…thì khó có thể thực hiện được theo tiêu chí “Xây dựng trường học thân
thiện- Học sinh tích cực” đề ra. Chỉ có chủ trương “XHHGD” mới có thể khắc phục
nhanh về yếu kém CSVC.
Tuy nhiên việc huy động sức mạnh của toàn xã hội quan tâm cho sự nghiệp
giáo dục, nhất là giáo dục MN, không phải là không ít khó khăn.
Trường MN 16/4 là trường MN trọng điểm của Tỉnh, đa số là con em nhiều
thành phần, cán bộ, nhân viên, buôn bán nhỏ, nông nghiệp….vì vậy việc nhận thức
về công tác xã hội hóa giáo dục có nhiều hạn chế, nhiều PHHS có tư tưởng khoán
trắng, ỷ lại nhà trường, giáo viên, mỗi lần nhà trường mời dự họp PHHS, tỷ lệ
PHHS đi họp không cao chỉ đạt 45-50%.
Để làm thế nào cho PHHS, các tổ chức xã hội hiểu rõ hơn về tầm quan trọng
trong sự nghiệp “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người” là
điều suy nghĩ của người làm công tác quản lý, khi hưởng ứng phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện- Học sinh tích cực” giai đoạn 2008-2013.
Từ những trăn trở suy nghĩ ấy, bản thân Tôi cũng đã tìm ra một số giải pháp
tích cực nhằm thu hút các tổ chức xã hội, PHHS cùng với nhà trường thực hiện tốt
công tác xã hội hóa giáo dục và cũng chính từ đó tôi đã chọn đề tài “Một số kinh
nghiệm thực hiện xã hội hóa trong phong trào xây dựng Trường học thân thiện
– Học sinh tích cực” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm.
Sáng kiến kinh nghiệm này sẽ có một số biện pháp tích cực là một trong
những nội dung quan trọng để góp phần thực hiện tốt phong trào xây dựng “Trường
học thân thiện – Học sinh tích cực” của Bộ GD&ĐT phát động.
II/ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
1/ Công tác xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch:
Để kế hoạch chỉ đạo “Xây dựng Trường học thân thiện –Học sinh tích cực”
(XDTHTT-HSTC) có khả thi và đạt hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế của nhà
trường, địa phương. Trước khi xây dựng kế hoạch, nhà trường đã tiến hành rà soát,

đối chiếu với 5 nội dung quy định của tiêu chí “XDTHTT-HSTC", những nội dung
nào đạt yêu cầu, những nội dung nào chưa đạt yêu cầu, cần xây dựng.
Họp tổ chức lấy ý kiến thống nhất trong nhà trường về nội dung kế hoạch xây
dựng, sau đó mới báo cáo các cấp, các ngành có liên quan. Từ kế hoạch chung, nhà
trường xây dựng kế hoạch năm, học kỳ cho phù hợp từng giai đoạn.
Nguyễn Thị Thương
3
Một số kinh nghiệm thực hiện”XHHGD” trong phong trào”XD THTT – HSTC” giai đoạn 2008-2013
Như : Năm học 2008-2009, nhà trường đề ra xây dựng khu vườn của bé, xây
dựng ngôi nhà thân thiện ngoài trời cho trẻ học tập vui chơi, trồng cây tạo bóng mát
cho trẻ…. Năm học 2009-2010, nhà trường đề ra xây dựng khu “vườn cổ tích”, xây
dựng kế hoạch chi tiết vườn cổ tích, cần xây dựng những con thú gì, cây cảnh, hòn
non bộ…có thiết kế cụ thể.
- Đối với từng lớp, tôi chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm xây dựng kế hoạch huy
động và phối hợp với PHHS, mỗi PHHS đóng góp một chậu cây cảnh làm góc thiên
nhiên của bé, làm nhà tròn, có PHHS đóng tiền có PHHS góp sắt … Làm “vườn cổ
tích” có công ty hỗ trợ xi măng như công ty Cầu đường 71 … , có nhà hảo tâm hỗ
trợ tiền mặt….
Ngoài ra nhà trường thành lập ban chỉ đạo “XDTHTT-HSTC”gồm có 7 thành
viên, đại diện các tổ chức chính trị trong nhà trường như BGH, Công đoàn, Đoàn
TNCSHCM, Ban đại diện PHHS, UBND phường Thanh Sơn. Đồng thời phân công
nhiệm vụ, cụ thể cho từng tổ chức.
Ví dụ : Hiệu trưởng: chịu trách nhiệm chung, chủ động xây dựng kế hoạch
tham mưu xây dựng CSVC…
Công đoàn : Thực hiện tốt cuộc vận động, cụ thể hóa các nội dung trong quy
chế dân chủ thành các quy tắc ứng xử giữa các thành viên trong trường, tạo môi
trường thân thiện gần gũi cô và cháu, cảm nhận “Mỗi ngày đến trường lớp là một
niềm vui”.
Tổ chuyên môn: Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy” theo hướng Lấy
trẻ làm trung tâm”

Biết vận động PHHS đóng góp những vật liệu phế thải làm đồ chơi cho trẻ
như hộp sữa, bìa lịch, hộp thuốc tây, vớ cũ , sơ mướp ….
Phụ huynh học sinh: Biết xây dựng mối quan hệ thân thiện trong gia đình để
trẻ học tập noi theo, kết hợp chặt chẽ với GVCN lớp trong việc hình thành kỹ năng
sống cho trẻ, sẵn sàng hỗ trợ CSVC khi trường, lớp cần.
2/Làm tốt công tác tuyên truyền, cùng chăm lo xây dựng CSVC phục vụ
đắc lực cho việc chăm sóc nuôi dạy trẻ:
Bản thân tôi nghỉ rằng muốn làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, trước hết
việc làm quan trọng và cần thiết nhằm đẩy mạnh cuộc vận động “XHHGD”là công
tác tuyên truyền trong CB-GV-NV và phụ huynh nhận thức sự cần thiết phải “Xây
dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực”, đây là yếu tố quan trọng nhằm
nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mà vai trò người quản lý mang tính
quyết định, thành công hay thất bại trong việc thực hiện phong trào này.
Đối với Lãnh đạo , nhân dân địa phương, mạnh thường quân đóng trên
địa bàn:
Nhà trường tạo mối quan hệ, giao tiếp ứng xử tốt với địa phương, các nhà tài
trợ.
Nguyễn Thị Thương
4
Một số kinh nghiệm thực hiện”XHHGD” trong phong trào”XD THTT – HSTC” giai đoạn 2008-2013

Xây dựng kế hoạch, lịch tuyên truyền xuyên suốt có sự đầu tư ở một số thời
điểm có ý nghĩa….
Tận dụng triệt để những cuộc họp của các ngành có liên quan, tranh thủ
những giờ nghỉ giải lao, trò chuyện về tình hình trường lớp để các đ/c lãnh đạo hiểu
và chia sẻ những khó khăn của nhà trường… Khi nào nhà trường làm tờ trình cần
sự giúp đỡ, lúc đó lãnh đạo các cơ quan sẵn sàng hỗ trợ nhà trường một cách nhanh
chóng.
Đối với Giáo viên - Nhân viên:
Thông qua các cuộc họp của nhà trường hàng tháng, tôi đã đưa ra các chủ

trương của Đảng - Nhà nước về việc thực hiện chủ trương “XHHGD”, học tập các
tiêu chí, nội dung “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực”, thống nhất
để cùng nhau xây dựng…. Trên cơ sở đó Ban giám hiệu nhà trường xây dựng kế
hoạch thực hiện.
Đối với PHHS : Qua cuộc họp BCH HPHHS, họp PHHS đầu năm, học kỳ…
nhà trường đưa dự thảo kế hoạch “Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích
cực” về nội dung xây dựng CSVC…để PHHS bàn bạc, đi đến thống nhất, sau khi
thông suốt về chủ trương, PHHS đã hưởng ứng nhiệt tình, khắc phục khó khăn tích
cực thực hiện.
Để tuyên truyền đạt hiệu quả cao hơn nữa, nhà trường tranh thủ vào các ngày
lễ hội trong năm như: khai giảng năm học, tổng kết năm học, ngày nhà giáo VN
20/11….đây là thời điểm tuyên truyền tốt nhất, nhà trường chuẩn bị các tiết mục
văn nghệ ngắn gọn, vui tươi …trong thành phần tham dự, ngoài đối tượng chính là
cô và trẻ, nhà trường còn mời thêm các vị đại biểu của các cơ quan hữu quan,
PHHS cùng dự, không nhằm mục đích làm cho mọi người cùng hiểu được một mặt
của nội dung chương trình, thấy được kết quả chăm sóc giáo dục trẻ, như trẻ khỏe
mạnh, ngoan ngoãn, lễ phép, nắm được những kiến thức cơ bản, có những kỹ năng
sống, giúp trẻ phát triển toàn diện nhằm chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ vào học lớp 1.
Ngoài ra nhà trường sử dụng hình thức tuyên truyền thông qua bản tuyên
truyền của trường , của lớp , các pa nô áp phích …, qua loa đài phát thanh hàng tuần
buổi sáng, buổi chiều vào thời điểm PHHS đưa, đón trẻ, để PHHS hiểu rõ nội dung
chăm sóc theo chương trình giáo dục MN mà Bộ GD&ĐT quy định.
Nhà trường xác định “XHHGD” thực sự là phong trào mang tính tự giác, tích
cực của các thành viên trong xã hội, trong đó có lực lượng PHHS làm nồng cốt.
Đây là lực lượng chính hỗ trợ đắc lực cho nhà trường trong công tác chăm
sóc nuôi dạy trẻ. Vì vậy tăng cường bồi dưỡng kiến thức cho PHHS là một vấn đề
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhằm nâng cao nhận thức cho PHHS về công tác xã
hội hóa giáo dục mầm non. Từ đó PHHS thấy được việc làm có ý nghĩa của trường,
của giáo viên, PH yên tâm, sẳn sàng chia sẽ những khó khăn cùng với nhà trường,
vui vẻ ủng hộ khi nhà trường đề nghị về xây dựng CSVC…

Nguyễn Thị Thương
5
Một số kinh nghiệm thực hiện”XHHGD” trong phong trào”XD THTT – HSTC” giai đoạn 2008-2013
3/Nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên , phát huy vai trò của
giáo viên chủ nhiệm lớp:
Như chúng ta biết đội ngũ giáo viên là nhân tố đóng vai trò quyết định về
chất lượng giáo dục, vì vậy nhà trường cần phải có những biện pháp tích cực, hỗ trợ
giúp giáo viên không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trao dồi
phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu giáo dục Mầm Non trong giai
đoạn hiện nay.
Nhà trường thực hiện những giải pháp như: tập trung làm tốt công tác rà soát,
phân loại năng lực chuyên môn của từng giáo viên để từ đó có kế hoạch bồi dưỡng
đội ngũ sao cho phù hợp, phát huy tốt tối đa năng lực sở trường của đội ngũ, tập
trung chăm lo và tổ chức học tập nâng cao trình độ CMNV, xây dựng đội ngũ dưới
nhiều hình thức như:
a/ Xây dựng lực lượng nồng cốt trong chuyên môn:
Hàng năm, nhà trường bố trí và tạo điều kiện cho các đồng chí giáo viên cốt
cán tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn do Phòng MN Sở GD&ĐT tổ
chức, để giáo viên tiếp thu và cập nhật những kiến thức và thông tin mới về công
tác chăm sóc giáo dục trẻ, đặc biệt là chương trình đổi mới, hình thức giáo dục và
các chuyên đề trọng tâm trong năm.
b/ Thông qua các tiết dạy mẫu của từng lĩnh vực, từng độ tuổi:
Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã xây dựng các lớp, chỉ đạo điểm toàn
diện, tổ chức các hoạt động mẫu của từng lĩnh vực, phân công giáo viên dạy mẫu,
dạy chuyên đề, dăng ký dạy tiết tốt…, có tổ chức dự giờ góp ý bổ sung, trước khi
đưa ra triển khai toàn trường.
c/ Bồi dưỡng thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn:
Nội dung sinh hoạt chuyên môn được nhà trường thống nhất trước khi triển
khai đến các tổ, do đó buổi sinh hoạt chuyên môn rất thiết thực, bổ ích, giáo viên
được trao đổi, thảo luận đi đến thống nhất, trước khi thực hiện những vấn đề còn

băn khoăn vướng mắc.
d/ Bồi dưỡng gắn với các hội thi của cô và trẻ, tham quan trường bạn…
Hoạt động trong nhà trường Mầm Non không chỉ đơn thuần là dạy và học mà
bên cạnh đó còn phải có những hội thi được tổ chức dưới nhiều hình thức dành cho
cô và trẻ, như hội thi làm ĐDDH, thi giáo viên dạy giỏi, phong trào viết SKKN, thi
vẽ của trẻ, thi cấm trại, thi trò chơi dân gian nhân ngày trung thu…Qua những hội
thi này, giáo viên tự khẳng định được mình và cũng vững vàng hơn rất nhiều trong
công tác chuyên môn và phát huy rất cao tính tích cực của trẻ. Trong các hội thi của
cô và trẻ đếu có PHHS tham gia rất tích cực.
Ngoài ra, nhà trường cho đội ngũ đi tham quan học tập cái hay, cái mới lạ ở
trường bạn, như trường Mầm Non ở các Tỉnh Thành phố: HCM, Đàlạt, Cần Thơ,
Khánh Hòa…”Ra đường học một sàn khôn”
Nguyễn Thị Thương
6
Một số kinh nghiệm thực hiện”XHHGD” trong phong trào”XD THTT – HSTC” giai đoạn 2008-2013
Làm tốt xây dựng kế hoạch năm, tháng, tuần, tăng cường kiểm tra đôn đốc,
nghiêm túc có chất lượng, nề nếp, kỹ luật, kỹ cương sư phạm.
Giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng trong việc kết hợp giữa PHHS và
nhà trường là cầu nối đồng thuận giữa nhà trường- gia đình và xã hội.
Do vậy, việc bố trí giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm là hết sức quan
trọng. Nhà trường phải biết chọn những giáo viên có kinh nghiệm, năng lực trong
giảng dạy có uy tín với nhà trường, PHHS, chị em đồng nghiệp, có lòng thương yêu
trẻ, kết quả chăm sóc giáo dục trẻ được PHHS tin cậy, đó là yếu tố quan trọng để
PHHS sẳn sàng hưởng ứng tham gia đóng góp về xây dựng CSVC…khi nhà trường,
lớp cần.
4/Làm tốt công tác tham mưu cho Lãnh đạo và các cơ quan hữu quan:
Nhà trường đã chủ động tích cực tham mưu với lãnh đạo các cấp.
Tranh thủ và tạo nhiều cơ hội để các cấp lãnh đạo đến thăm trường, xem
CSVC nhân các ngày lễ trong năm như: Ngày lễ khai giảng, tổng kết năm học,
20/11…chủ động tranh thủ sự quan tâm của các cấp lãnh đạo… không ngồi trông

chờ và đổ lỗi cho sự quan tâm ấy khi nhà trường gặp khó khăn.
Trong công tác tham mưu, cần phải kiên trì, nhẫn nại, không chùn bước, tranh
thủ mọi lúc, mọi nơi sao cho phù hợp.
Trong công tác tham mưu cũng phải có kế hoạch chuẩn bị, không tham mưu
lặt vặt theo vụ việc, mỗi khi được bố trí làm việc nhà trường phải chuẩn bị kỹ về nội
dung để trình bày một cách có khoa học, hệ thống, toàn diện, trọng tâm vấn đề .
Sau khi được lãnh đạo chấp thuận, việc thực hiện xong phải báo cáo kết quả
như thế nào, để có hướng tham mưu tiếp theo…
Thường xuyên và kịp thời cung cấp thông tin về nhà trường, các chủ trương
của ngành, các hoạt động của các đơn vị tiên tiến…đến các cấp lãnh đạo chủ chốt
trong cấp ủy, chính quyền, địa phương biết có hướng chỉ đạo cho nhà trường kịp
thời.
Công tác tham mưu của nhà trường phải trở thành ý Đảng lòng dân, có như
vậy mới được thể hiện cụ thể trong các nghị quyết của cấp ủy, văn bản chỉ thị để
thực hiện.
Sở Tài nguyên Môi trường ủng hộ các con thú trên xe hoa nhân kỷ niệm 35 năm
ngày giải phóng Ninh Thuận

Nguyễn Thị Thương
7
Một số kinh nghiệm thực hiện”XHHGD” trong phong trào”XD THTT – HSTC” giai đoạn 2008-2013
( Quang cảnh khu vườn”Cổ tích” được nhiều cơ quan hữu quan, các nhà tài
trợ ,PHHS hỗ trợ ,trong đó có Sở Tài nguyên Môi trường ủng hộ các con thú
trên xe hoa nhân ngày kỷ niệm giải phóng Ninh thuận 35 năm)
5/Làm tốt công tác XHHGD từ PHHS và Cộng đồng:
Nhà trường nắm chắc phương châm “dựa vào dân”, cùng với giáo viên dần
dần từng bước giải quyết từng việc, nhằm đảm bảo những yêu cầu thiết yếu phục vụ
cho nhiệm vụ giảng dạy và chăm sóc trẻ.
Trước hết nhà trường đã tìm cách thuyết phục làm cho giáo viên và PHHS
cùng thông suốt, nhất trí với sự cần thiết phải xây dựng CSVC, nhà trường chỉ ra

Nguyễn Thị Thương
8
Một số kinh nghiệm thực hiện”XHHGD” trong phong trào”XD THTT – HSTC” giai đoạn 2008-2013
những tác hại đối với nhiệm vụ giáo dục và chăm sóc trẻ, những thiệt thòi cho trẻ,
những vất vã của giáo viên, vì thiếu điều kiện về CSVC.
Do xuất phát từ thực tế, nên ý kiến của nhà trường đề ra đã tạo được sự
thống nhất cao từ trong giáo viên và PHHS, nhà trường tiếp tục phát động đề xuất
giáo viên, PHHS suy nghĩ đề ra những giải pháp tốt hơn.
Chính đội ngũ giáo viên và PHHS sau khi thông suốt về chủ trương xây dựng
CSVC theo tiêu chí “Xây dựng trường học thân thiên- Học sinh tích cực” đề ra, đã
cùng với nhà trường đề ra nhiều giải pháp tốt.
Yêu cầu về điều kiện CSVC thì nhiều, khả năng lại không cho phép giải
quyết tất cả trong cùng một thời gian, vì vậy nhà trường thống kê tất cả những yêu
cầu cần giải quyết, những yêu cầu cần sự hỗ trợ của phụ huynh, sau đó tính toán,
xếp loại những công trình cần xây dựng trước đưa vào kế hoạch cụ thể.
- Tổ chức lấy ý kiến phụ huynh học sinh qua thư ngõ, phiếu trưng cầu ý kiến
PHHS.
- Tổ chức họp phụ huynh học sinh định kỳ 02 lần/ năm. Trong những lần tổ
chức họp, nhà trường đưa kế hoạch ra cùng phụ huynh học sinh bàn bạc thống nhất
và thông qua ý kiến của phụ huynh qua thư lấy ý kiến.
Một vài hình ảnh minh họa trong công tác “XHHGD” từ PHHS
( ĐDĐC được làm từ nguyên vật liệu phế thải do PHHS đóng góp)
Nguyễn Thị Thương
9
Một số kinh nghiệm thực hiện”XHHGD” trong phong trào”XD THTT – HSTC” giai đoạn 2008-2013
6/Thường xuyên đúc rút kinh nghiệm sau từng giai đoạn tham mưu:
Sau đợt tham mưu nhà trường tổ chức, kiểm điểm đánh giá lại những gì đạt
được những gì chưa đạt được tìm biện pháp khắc phục.
Lắng nghe, tiếp thu sự góp ý của lãnh đạo, đồng nghiệp, PHHS để xây dựng
kế hoạch tiếp theo được tốt hơn.

Thông báo kịp thời kết quả đã thực hiện được cho PHHS và ban Đại diện cha
mẹ học sinh biết số tiền đã huy động, công khai rõ ràng, minh bạch các khoản thu từ
PHHS, các nhà hảo tâm hỗ trợ, đều có chứng từ lưu lại.
Viết thư cám ơn đến PHHS, các nhà hảo tâm kịp thời đúng lúc, nhằm động
viên tuyên dương họ, để họ thấy được sự đóng góp của họ là vinh dự, trách nhiệm,
tạo thuận lợi cho những lần thực hiện “XHHGD” tiếp theo.
Làm tốt công tác nhân điển hình, tuyên dương nhân dịp sơ tổng kết năm học,
nhân ngày 20/11…
III/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Qua 10 năm phấn đấu và trưởng thành, trong đó có 4 năm học thực hiện tốt
công tác XHHGD trong việc “Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực”.
Trong 4 năm học qua, cơ sở vật chất nhà trường được khang trang “ xanh -
sạch – đẹp”, các cháu thích đến trường lớp “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”.
Tỷ lệ trẻ huy động đến trường năm sau cao hơn năm trước, chất lượng chăm
sóc giáo dục trẻ được PHHS ghi nhận và đó chính là một yếu tố quan trọng của nhà
trường về làm tốt công tác “Xã hội hóa giáo dục” trong việc “Xây dựng trường học
thân thiện – Học sinh tích cực” mà Bộ GD&ĐT đã đề ra.
Hiện nay, nhà trường làm tốt công tác “XHHGD” từ PHHS như đóng học phí
để chi trả lương cho giáo viên, tiền trực trưa cho giáo viên, đóng góp tiền nước uống
cho trẻ, tiền ga nấu ăn cho trẻ ngày 3 bữa, Ngoài ra PHHS đóng góp mỗi lớp 1 ti vi
đầu máy, trang bị tủ lạnh 550 lít, âm ly, máy hát, bàn ghế…cho trẻ, nhằm giảm thiểu
ngân sách chi của nhà nước.
Đó chính là nhờ sự quan tâm đúng mức của các cơ quan hữu quan các nhà
mạnh thường quân, trực tiếp là PHHS. Tất nhiên trong quá trình thực hiện công tác
“XHHGD” không tránh khỏi những khó khăn phức tạp, nhưng thành công lớn nhất
của nhà trường là tạo được niềm tin cho phụ huynh, các ban ngành đoàn thể, tạo
thành sức mạnh tổng hợp trong việc huy động nhân lực, vật lực, tài lực… chăm lo
sự nghiệp giáo dục, nhất là ngành học MN cần phải dựa nhiều vào sức dân.
Đến bây giờ ngôi trường MN 16/4 được khang trang “xanh - sạch – đẹp”, có
nhiều cây cao, bóng mát cho trẻ vui chơi, học tập, có vườn cổ tích, có cô Tấm ngồi

cho cá ăn, có những con thú rừng hấp dẫn như: Voi, Hưu, Gấu, Hỗ, Chim , Cá, Chó,
Mèo…. để cho trẻ học tập tìm hiểu thế giới thực, động vật…
Chất lượng chăm sóc trẻ ngày được nâng lên, tỷ lệ huy động trẻ đến trường
năm sau cao hơn năm trước, tỷ lệ trẻ em SDD giảm đáng kể.
Chất lượng đội ngũ, trình độ chuẩn của giáo viên được nâng lên rõ rệt.
Nguyễn Thị Thương
10
Một số kinh nghiệm thực hiện”XHHGD” trong phong trào”XD THTT – HSTC” giai đoạn 2008-2013
Từ những việc làm cụ thể trên, kết quả nhà trường 5 năm đạt trường tiên tiến
xuất sắc, được UBND Tỉnh khen và 3 lần tặng cờ thi đua xuất sắc dẫn đầu ngành
học Mầm Non trong toàn tỉnh, được Bộ GD&T khen về phong trào “Xây dựng
trường học thân thiện – Học sinh tích cực” 2 năm liền, bản thân HT được Bộ khen
về thành tích có nhiều công sức “Xây dựng trường học thân thiện- Học sinh tích
cực”.
Chi Bộ 4 năm liền đạt Chi bộ trong sạch vững mạnh.
Công đoàn 5 năm liền đạt công đoàn xuất sắc.
Chi Đoàn TNCSHCM đạt khá,tốt.
Một vài số liệu, minh chứng trong việc làm tốt công tác “XHHGD”
về “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực “ giai đoạn 2008-2013.
Năm
học
Huy
động
trẻ ra
lớp/
KH
Trẻ
đi
học
đều

Trẻ đạt
cháu
ngoan
Trẻ
SDD
giảm
GV
ĐH
GV

GV
TC
TS tiền huy
động từ các
nguồn lực
Thành tích
khen
Bộ
GDĐT
khen
2008-
2009
310
300
103%
95%
296
82%
254
22/25 1 5 12 775 triệu Cờ

TĐXS
XDTH
TTHSTC
2009-
2010
350
350
100%
94%
329
84%
294
12/13 6 12 853 triệu Cờ TĐXS XDTH
TTHSTC
2010-
2011
338
300
113%
96%
324
85%
287
8/10 13 5 1 908 triệu Cờ
TĐXS
HT khen
XDTHTT-
HSTC
2011-
2012

352
350
100%
96%
337
86.6%
305
14/16 13 5 1 917 triệu Đề nghị
Thủ tướng
CP khen
Đề nghị
Bộ khen
XDTHTT-
HSTC
Cộng 3 tỷ 453 triệu
Nguyễn Thị Thương
11
Một số kinh nghiệm thực hiện”XHHGD” trong phong trào”XD THTT – HSTC” giai đoạn 2008-2013
BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Qua 4 năm thực hiện công tác “XHHGD” trong việc xây dựng “THTT-
HSTC”, nhà trường đã rút ra được một vài kinh nghiệm trong quá trình thực hiện
như sau:
Biện pháp có tính quyết định trong công tác tham mưu là phải hoạch định
được bước đi thích hợp, kế hoạch xây dựng cần cụ thể, có chọn lọc, nhất là các chỉ
tiêu hàng năm cần phải xây dựng cái gì trước, cái gì sau, sao cho phù hợp có tính
khả thi cao.
Việc tham mưu công tác “XHHGD” không phải một lần có kết quả được mà
phải tham mưu nhiều lần, vì vậy người quản lý phải cho khéo, biết chọn lợi ích trẻ
lên trên, không ngại ngùng “ Xin cho trẻ “, không phải cho mình, vì vậy người quản
lý phải có lòng kiên trì nhẫn nại, nắm bắt được thời cơ thích hợp để tham mưu mới

có hiệu quả, công tác tham mưu phải được thực hiện thường xuyên, chủ động tích
cực, dứt điểm tránh hình thức.
Phải biết làm công tác tuyên truyền tốt từ trong nhà trường, gia đình và xã hội
có như vậy mới tạo thành sức mạnh tổng hợp trong việc huy động nguồn lực, vật
lực, tài lực trong việc xây dựng CSVC đảm bảo theo các tiêu chí xây dựng “THTT-
HSTC “đề ra.
Vận động phù hợp trên quan điểm thống nhất chủ trương và cử đại diện Hội
PHHS trao đổi trực tiếp với PH ở từng nhóm lớp, công khai minh bạch rõ ràng các
khoản thu chi để phụ huynh giám sát, theo dõi, nhằm tránh tiếng cho nhà trường.
Nhà trường cần phải tập trung nâng cao chất lượng nuôi dưỡng chăm sóc giáo
dục trẻ vừa tập trung phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, chuyên môn
nghiệp vụ. Để cấp ủy, chính quyền và nhất là PHHS thấy được kết quả chăm sóc
giáo dục của con em mình, từ đó sẳn sàng tham gia đóng góp xây dựng… khi nhà
trường đề xuất.
Cần phải xác định việc xây dựng kế hoạch chỉ là tiền đề, đúc rút kinh nghiệm,
tổng kết công tác, phong trào đã làm là việc quan trọng. Có như vậy việc huy động
cộng đồng tham gia xây dựng “XHHGD”mới được duy trì và thường xuyên.
KẾT LUẬN:
“Xã hội hóa giáo dục” là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong
giai đoạn hiện nay, nhằm mở rộng thu hút nhiều nguồn lực trong xã hội cùng tham
gia đóng góp cho giáo dục nói chung, trong đó ngành học MN nói riêng, trong hoàn
cảnh đất nước ta còn gặp nhiều khó khăn, ngân sách nhà nước còn eo hẹp.
Trường Mầm Non nào làm tốt công tác “XHHGD” sẽ có CSVC tốt theo tiêu
chí “Xây dựng trường học thân thiện –Học sinh tích cực đề ra”.
Hiện nay ngành học Mầm Non đang được triển khai thực hiện chương trình
GDMN mới và thực hiện đề án phổ cập trẻ 5 tuổi, thì việc đầu tư CSVC là điều kiện
Nguyễn Thị Thương
12
Một số kinh nghiệm thực hiện”XHHGD” trong phong trào”XD THTT – HSTC” giai đoạn 2008-2013
cần thiết. Vì vậy việc thực hiện tốt công tác “XHHGD” là điều kiện cho nhà trường

không ngừng tăng cường vật lực, trí lực, tài lực hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc
nuôi dạy trẻ.
Công tác tham mưu “XHHGD” của trường Mầm Non 16/4 Ninh Thuận là một
điển hình của sự chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, khẳn định trách nhiệm của toàn xã
hội cùng chăm lo thế hệ mầm non, người chủ tương lai của đất nước, xây dựng nền
mống tốt đẹp cho thế hệ mai sau./.
NGƯỜI VIẾT

Nguyễn Thị Thương

Nguyễn Thị Thương
13

×