Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Thực trạng nguyên nhân giải pháp của hiện tượng ly hôn trong các gia đình việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.11 KB, 40 trang )

THỰC TRẠNG NGUYÊN NHÂN GIẢI PHÁP CỦA HIỆN TƯỢNG LY HÔN
TRONG CÁC GIA ĐÌNH VIỆT NAM HIỆN NAY
CHƯƠNG 1:
1. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Các cụ xưa đã nói “Thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn”. Từ ý nghĩa của
câu nói đó mà nhiều gia đình, đặc biệt những cặp gia đình trẻ, họ thường xuyên vun đắp
hạnh phúc. Chồng bảo vợ nghe, vợ nói chồng đồng tình. Đôi bên tôn trọng và nhường
nhịn lẫn nhau trong từng lời ăn tiếng nói, cung cách ứng xử hàng ngày và cả công việc
hệ trọng của gia đình đều được mang ra để vợ chồng bàn bạc, thảo luận và quyết định.
Những mái ấm như vậy được mọi người khen ngợi, xã hội biểu dương!
Bên cạnh những gia đình trong ấm ngoài êm thì đó đây vẫn còn xảy ra những cặp
vợ chồng với “cơm không lành, canh không ngọt”, hạnh phục gia đình rạn nứt, gây hậu
quả lâu dài cho gia đình và dòng tộc, đặc biệt là những mái đầu xanh vô tội lạc lỏng bơ
vơ. Theo Toà án nhân huyện Điện Bàn, năm 2010, Toà đã thụ lý và giải quyết 211 vụ án
ly hôn, so với cùng kỳ năm 2009 tăng 27 vụ, trong đó đình chỉ 40 vụ, do nguyên đơn xin
rút đơn, hoà giải đoàn tụ 35 vụ, đôi bên thuận tình ly hôn 106 vụ. Toà xử 29 vụ. Chuyển
hồ sơ lên cấp trên 1 vụ.
Vậy nguyên nhân nào xảy ra hạnh phúc gia đình rạn nứt, đỗ vỡ, chủ yếu phần lớn
là do mâu thuẩn gia đình, kinh tế khó khăn, ngoại tình, bạo hành đánh đập vợ con và các
loại tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, nghiện ngập…
Để minh chúng cho vấn đề này, nếu ai đó có chút quan tâm về chuyện ly hôn, phát
xuất từ canh bạc, men bia, men rượu xin dành thời gian thử dạo một vòng từ phố thị đến
các vùng nông thôn hẻo lánh, ghé mắt vào mấy quan rượu bia thì sẽ rõ. Từ 16 giờ chiều
đến 20 giờ đêm, các dịch vụ ăn uống đón tiếp thực khách là nam giới bàn nối bàn, chén
nọ cụng ly kia. Thử liệu trong số đó được bao nhiêu người khi mình vui vẻ và bao lời
chúc tụng ngọt ngào với bạn bè mà nghĩ đến hình ảnh vợ con, thân cò phải gánh vác bao
nỗi nhọc nhằn lo toan cho mái ấm gia đình? Lại có trường hợp nợ máu đỏ đen tiền bạc
dốc túi thả vào những canh bạc thâu đêm suốt sáng. Về nhà còn thượng cẳng chân, hạ
cẳng tay bạo hành, vũ phu đối với vợ con. Mặc tiếng gào thét kêu cứu của con trẻ, gây
ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự trong khu dân cư, thôn xóm. Chưa hết, còn có
người tư tưởng mang nặng thói trăng hoa, mê muội dẫn đến quên đi bổn phận và trách


nhiệm đối với gia đình. Lại có người nảy ra ý nghĩ rồ dại đem lòng so đo nhan sắc của vợ
mình với người phụ nữ khác, rồi dựng chuyện vu khống nào là người đàn bà hư hỏng, nào
là ngoại tình gây tổn hại tinh thần đối với người bạn đời đầu ấp tay gối. Có trường hợp đã
3, 4 mặt con đã bước qua tuổi ngũ tuần mà đầu óc luôn quay về thời quá vãn để tìm lại
hình bóng người xưa, đang tâm quên đi người bạn đời thủy chung son sắc.
Chị em phụ nữ bị ngược đãi không dừng ở đó, mặc dù hiện nay thời đại con người
đã nghĩ đến chinh phục sao hoả, sao kim mà vẫn còn rơi rớt mấy đức ông chồng mang
nặng tư tưởng lạc hậu, ấu trĩ trọng nam khinh nữ. Gặp con một bề là oán trách bạn đời
không có khả năng sinh con trai để nối dõi tông đường. Từ đó nảy sinh mâu thuẩn, xung
đột làm rạn nứt tổ ấm. Dù có nguyên nhân nào đi nữa, thì người gánh chịu hậu quả thua
thiệt vẫn là chị em phụ nữ. Hơn nữa sức chịu đựng con người có hạn, do đó chuyện ly hôn
thì khó lòng tránh khỏi với những trường hợp nêu trên.
Trong khi đó, Đảng và Nhà nước ta đều dành mọi ưu ái đến chị em phụ nữ, như
Luật Hôn nhân gia đình, Luật Bình đẳng giới. Nam nữ đều đối xử công bằng trong gia
đình và trong xã hội. Đó là chưa nói đến, ở các thôn xã nhiều loại hình câu lạc bộ nhằm
góp phần đem lại hạnh phúc cho mỗi cặp vợ chồng, như Câu lạc bộ Gia đình hạnh phúc,
Câu lạc bộ Không sinh con 3 v.v. Hơn nữa, chuyện vợ chồng là chuyện trăm năm được
xây dựng trên cơ sở tự nguyện, tự giác của đôi bên, cho nên có sướng giàu thì cùng chung
hưởng, không may khổ cực vất vả thì cùng xẻ chia. Tất cả vì hạnh phúc gia đình một cách
bền vững.
Nhân đây cũng cần nhắn nhủ đối với những ai còn nặng máu trăng hoa, ong bướm
thì cần đoạn tuyệt ngay bây giờ mà quay về với tổ ấm. Bởi trong lời đường mật của
những kẻ buôn son, bán phấn, hoặc là người khác giới nào khác lời nói của họ khó mà tin
là sự thật. Mỗi nụ cười, mỗi câu thề non hẹn biển của họ là những lưỡi dao sắc bén để đục
khoắc hầu bao của mấy gã si tình, rồ dại. Tình yêu đối với Nàng là hết tiền thì tình cũng
đi luôn. Trong khi đó, người bạn đời thì tháng ngày giàu công vun đắp tổ ấm gia đình
chăm lo chồng con lẽ nào mấy đấng phu quân lại đang tâm hờ hững. Mặt khác, người đời
thường nói “Trai mà chi, gái mà chi con nào nghĩa có nghì là hơn” rõ ràng, vai trò trai
hay gái trong thời đại ngày nay không như ngày xưa, trai gái đều như nhau và có trách
nhiệm lo lắng cha mẹ, lo lắng cho dòng tộc và xã hội.

Nói tóm lại, gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình yên ấm thì xã hội mới yên vui.
Mặt khác, đạo làm người thì cần phải biết đúng sai, biết đâu là đạo lý nghĩa vợ chồng. Do
đó, mỗi chúng ta khi đã có gia đình thì phải biết vun đắp tổ ấm xây dựng gia đình hạnh
phúc một cách bền vững, lâu dài.
Ngày nay với xu thế toàn cầu thì xã hội ngày càng phát triển và các mối quan hệ
trong xã hội luôn vận động và biến đổi không ngừng. Để có một xã hội luôn tươi đẹp và
phồn thịnh thì xã hội ấy phải phát triển theo định hướng của pháp luật.
Như chúng ta cũng đã biết để có một xã hội tốt thì pháp luật cần phải hoàn chỉnh
và phù hợp để toàn xã hội hướng tới. Mà ngành Luật Hôn nhân và gia đình là một ngành
luật gắn liền với quyền nhân thân của mỗi công dân, điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia
đình - một nhóm quan hệ phổ biến, kèm theo đó là nhiều vấn đề phức tạp như: Tài sản
chung vợ chồng, quyền thừa kế, nghĩa vụ đối với con cái, Với tính chất thiết thực và
phức tạp của quan hệ hôn nhân và gia đình thì Luật Hôn nhân và gia đình ra đời và luôn
được nhà nước quan tâm và sửa đổi, hoàn thiện sao cho ngày một tiến bộ và phù hợp hơn
với thời đại.
Năm 1959, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành Luật Hôn nhân và gia đình với
những quy định dựa trên nguyên tắc tiến bộ, tự do, bình đẳng, một vợ một chồng. Đây là
một mốc son lịch sử, một phát súng đầu tiên tiến công vào những quan niệm lạc hậu của
chế độ trọng nam khinh nữ, hôn nhân lạc hậu và đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng
một chế độ hôn nhân mới tự nguyện bình đẳng.
Tiếp theo đó là sự ra đời của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 và 2000 giúp
cho Luật Hôn nhân và gia đình hoàn thiện hơn phù hợp với sự phát triển của đất nước,
của con người, của thời đại. Nhìn chung Luật Hôn nhân và gia đình đã khá hoàn
chỉnh quy định một cách hệ thống đầy đủ, rất gần gũi thiết thực cho cuộc sống xã hội.
Tuy nhiên để pháp luật đi vào đời sống xã hội có hiệu quả đòi hỏi những nhà thực hiện
chính sách xã hội, pháp luật phải có kinh nghiệm thực tế, có kiến thức pháp luật vững
vàng.
Từ đấy chúng tôi đưa ra đề tài nghiên cứu : “ Thực trạng , nguyên nhân và giải
pháp với hiện tượng ly hôn trong các gia đình Việt Nam hiện nay “ nhằm để hiểu rõ và
tìm ra một biện pháp tình trạng gia tăng của vấn đề này trong xã hội hiện nay

1.2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
Hê- ghen viết : “…tự nó, theo khái niệm của nó, hôn nhân là không bị phá vỡ,
nhưng chỉ tự nó, tức là chỉ theo khái niệm của nó mà thôi .”
(Hê - ghen “nguyên lý của triết họcluận văn - báo cáo - tiểu luận - tài liệu môn Triết Học
Mác LêNin pháp quyền “ đoạn bổ sung (163-219)
Điều thường xảy ra luôn dưới chế độ TB không phải là những trường hợp riêng lẻ,
mà là hiện tượng điển hình, đó là những điều kiện làm cho các giai cấp bị áp bức không
thể nào “thực hiện được” các quyền dân chủ của họ. Phần lớn là trường hợp quyền ly hôn
không thể thực hiện được dưới chế độ TB, vì dưới chế độ đó, giới bị áp bức thì bị đè nén
về mặt kinh tế vì người phụ nữ dưới chế độ đó, bất kể dưới hình thức dân chủ nào vẫn chỉ
coi là “ người nô tỳ trong gia đình”, người nô tỳ bị giam cầm trong buồng ngủ, buồng con
cái, trong nhà bếp.
Quyền tự do ly hôn càng đầy dủ thì người phụ nữ càng thấy rõ ràng nguyên nhân khiến họ
phải làm “nô lệ gia đình” (V-Lênin, về “1 sự biếm hoạ CN Mác và về CNKT đế quốc”.
([2])
Trên thế giới cũng vậy, ly hôn là đề tài được quan tâm nghiên cứu từ rất lâu, đặc
biệt trong các công trình nghiên cứu của cac nhà XHH phương tây, trong dó đáng chú ý là
công trình tiêu biểu như: “The dirorce revolution the unexpected social economic
consequences for women and children in america” (các mạng ly hôn và hậu quả KTXH
không mong đợi đối với phụ nữ và trẻ em ở Mỹ) của Lenore J.Weitzman -1985. “mothers
and divorce” (Những người mẹ và ly hôn) của Terry A.Xendell -1986
Đặc biệt là cuốn “surnving the breakup - how children and parent upe with divorce”
của 2 nhà khoa học nữ Judith Swallersteen và Joan Berlin Kelly (mỹ ) -1980 đã đưa ra 1
phân tích khá sắc sảo dưới góc độ tâm lý học, xã hội học, về ly hôn.Hai nhà nghiên cứu
đã đề cập đến nguyên nhân tâm lý dẫn đến ly hôn qua nghiên cứu 60 trường hợp ly hôn
,những khó khăn, hạnh phúc sau ly hôn của từng trường hợp điển hình, khả năng tái hôn,
thu nhập của vợ chồng sau ly hôn, nhất là thái độ, cuộc sống của những đứa con sau ly
hôn. ở Việt Nam, bản thân khoa học XHH còn mới mẻ nên nghiên cứu XHH về ly hôn
hầu như rất ít chủ yếu nghiên cứu mang tính chất lồng ghép, tổng hợp .
Ở nước ta, vấn đề này cũng ngày 1 bức thiết hơn và được các nhà nước quan tâm

tìm hiểu. Đã có công trình nghiên cứu được tiến hành như nghiên cứu “Như gia đình phụ
nữ thiếu vắng chồng” do viện nghiên cứu gia đình và giới được thực hiện -1989, nghiên
cứu này đã phân tích thực trạng đời sống kinh tế và tình cảm của người phụ nữ ly hôn, ly
thân ở nông thôn miền núi phía bắc. Điều lý thú là những bằng chứng thực nghiệm mới
này đã chỉ ra khó khăn kinh tế như là nguyên nhân cơ bản dẫn đến ly hôn.
Nghiên cứu tiếp theo là “Nghiên cứu về quyền của phụ nữ trong luật hôn nhân và
gia đình - 1986 và việc thực hiện quyền đó” do TW hội liên hiệp phụ nữ việt nam thực
hiện - 1994. Nghiên cứu này thống kê tình hình ly hôn ở việt nam qua các số liệu của toà
án Nhân dân tối cao; đồng thời phân tích các nguyên nhân ly hôn dựa trên 517 bộ hồ sơ ly
hôn lưu trữ tại toà án thuộc 4 tỉnh thành phố (Hà Nội, Vĩnh Phú, Quảng nam - Đà nẵng và
thành phố HCM) thời gian 2 năm 1993-1994. Dựa trên các hồ sơ này, các nhà nghiên cứu
đã chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến ly hôn do tính tình không hợp chiếm tỷ lệ cao nhất
(20.51%) tiếp đến là do khác biệt về nghề nghiệp của vợ và chồng làm việc ở môi
trườngluận văn - báo cáo - tiểu luận - tài liệu chuyên ngành Môi Trường khác nhau và
phải sống xa nhau và lý do ngoại tình chiếm tỷ lệ rất thấp.
Ở mỗi quốc gia thì ly hôn cũng rất khác nhau như ở 1 số quốc gia theo đạo Hồi, phụ
nữ không có quyền xin ly hôn trong khi đó chồng họ lại có quyền đuổi vợ ra khỏi nhà và
chỉ cần nói ba lần câu đuổi vợ trước 1 nhân chứng và thế là “thủ tục bỏ vợ đã hoàn tất”.
Tại một số quốc gia như Aixơlen, philippin, ly hôn hoàn toàn bị cấm biệt. ở một số nước
khác, việc giải quyết ly hôn không quy vào lỗi. Trong khi đó, một số quốc gia khác, việc
giải quyết ly hôn lại quy về lỗi những người có lỗi thường bị phạt nặng và phải đền bù
cho phía không có lỗi .
Một số nghiên cứu cũng do TWHLHPN tiến hành năm 1997 “Tổng kết về tình hình
ly hôn ở Việt Nam” dựa trên nguồn số liệu từ Viện kiểm soát và Toà án Nhân dân tối cao
báo cáo và phân tích tình trạng ly hôn qua 375 hồ sơ ly hôn lưu trữ tại 3 toà án địa
phương là Hà Nội, Thanh Hoá và Vũng Tàu, kết quả có 57,1% cặp vợ chồng ly hôn vì lý
do tính tình không phù hợp. Có 6,1% hồ sơ ghi người chồng không có trách nhiệm với gia
đình, 3,2%do mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu 0,8%do vợ hắt hủi chồng, 12,8% do chồng
ngoại tình và cũng tỷ lệ tương tự như vậy do chồng đánh vợ .
Đáng chú ý là công trình nghiên cứu ly hôn - nghiên cứu trường hợp Hà nội do Viện gia

đình và giới tiến hành 1998 - 1999 đã khắc phục được hạn chế của những nghiên cứu
trước. Lần đầu tiên nghiên cứu này sử dụng các phương pháp thực nghiệm trong nghiên
cứu như thu thập các tài liệu thống kê, lập bảng hỏi, chọn mẫu, và tiến hành thu thập
thông tin từ các đối tượng có liên quan đến ly hôn. Chính vì vậy, những nguyên nhân ly
hôn thực tế đã được làm sáng rõ hơn. Có thể nói, các nghiên cứu này đã góp phần nhận
diện bức tranh về ly hôn ở Việt nam thời kỳ đổi mới. Nhưng con số đó là của cách đây 6
năm về trước và hiện nay thực tế còn khác hơn nhiều với những lý do cũng đa dạng hơn.
1.3. MỤC ĐÍCH , NHIỆM VỤ , ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU :
1. 3.1. Mục đích nghiên cứu:
- Khảo sát thực trạng ,nguyên nhân của hiện tượng ly hôn trong các gia đình
- Đưa ra giải pháp kiến nghị giảm bớt tình trạng ly hôn
1.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thao tác hóa khái niệm lien quan đến các yếu tố của đề tài: ly hôn, gia đình , ly hôn gia
đình,
- Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu về ly hôn trong các gia đình
- Khảo sát định lượng và định tính về thực trạng ly hôn trong các gia đình
- Đánh giá, phân tích những biến số tác động đến vấn đề ly hôn
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Ý nghĩa khoa học.
Sự phát triển của khoa học nói chung không thể tách khỏi sự phát triển của khoa
học chuyên ngành. Việc nghiên cứu đề tài trên chính là củng cố thêm
phương pháp, tri thức khoa học xã hội học cho người nghiên cứu khoa học. Đồng thời, đề
tài sẽ làm phong phú thêm, mở rộng phạm vi nghiên cứu, lĩnh vực nghiên cứu và phục vụ
xã hội của ngành XHH. Mặt khác, đê tài sẽ có ý nghĩa là bài học kinh nghiệm cho những
lần nghiên cứu khoa học sau về lĩnh vực này.
Tuy nhiên, mặt thành công của đề tài sẽ góp phần khẳng định vai trò của XHH và
những công trình nghiên cứu trước đây về lý luận và thực nghiệm.
1.4.2. Ý nghiã thực tiễn.
Đề tài giúp ta nhận thức rõ, đúng đắn một thực tế, một vấn đề xã hội mới nảy sinh.
Đó là hiện tượng ly hôn trong gia đình. Đồng thời thấy được tầm quan trọng của gia đình

trong quá trình phát trển xã hội, hình thành nhân cách con người. Từ đó giúp ta tìm ra
nguyên nhân, đưa ra giải pháp, khuyến nghị trong các gia đình Việt Nam nói chung khắc
phục, hạn chế, giải quyết thực trạng trên…
1.5. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.5.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Thực trạng , nguyên nhân , giải pháp của hiện tượng ly hôn trong các gia đình.
1.5.2. Khách thể nghiên cứu:
Vợ, chồng trong mối quan hệ ly hôn
1.5.3. Phạm vi nghiên cứu:
Một số tỉnh huyện :
1.5.4. Thời gian nghiên cứu : T8/2009 – T12/ 2010
1.6. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU XXH:
1.6.1. Phương pháp luận
Ở đề tài nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa
duy vật biện chứng làm phương pháp luận. Vấn đề ly hôn trong gia đình nó có liên quan
mật thiết đến các yếu tố khác . Chính vì vậy, khi nghiên cứu nghiên cứu vấn đề này phải
xem xét từng trường hợp, từng điều kiện kinh tế,văn hóa,chính trị, xã hội của từng gia
đình nông thôn . Đồng thời, chúng ta cũng phải đặt trong mối liên hệ với các nhân tố khác
như nhà trường, các nhóm xã hội, truyền thông đại chúng. Ngoài ra, chúng ta cũng phải
xem xét vấn đề đó trong một quá trình lich sử cụ thể cũng như tác động từ truyền thống
văn hóa làng xã
1.6.2 Phương pháp nghiên cứu xã hội học
1.6.2.1 Phương pháp phân tích tài liệu
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã đọc và phân tích một số tài liệu liên quan
đến vấn đề bạo hành gia đình Đồng thời chúng tôi quan tâm đến báo cáo trên các tạp chí,
sách, báo để đưa vào những thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài.
1.6.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu :
1.6.2.3.Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi
1.7 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ KHUNG LÝ THUYẾT
1.7.1 Giả thuyết nghiên cứu :

Giả thuyết 1 :Các yếu tố nghề nghiệp , môi trường văn hóa , lối sống, trình độ học
vấn, giáo có thể là những yếu tố tác động ly hôn trong gia đình
Giả thuyết 2 :Người phụ nữ xin ly hôn thường nhiều hơn là nam xin ly hô
Giả thuyết 3 :Những gia đình thành thị thường có hiện tượng ly hôn nhiều hơn ở
nông thôn
Khung phân tích:
Vấn đề KT- VH XHMối quan hệ vợ chồng
VỢ CHỒNG TRONG GIA ĐÌNH
Tuổi Nghề nghiệp Trình độ học vấn Nơi ở
Mối quan hệ vợ chồng với xã hội
HIỆN TƯỢNG LY HÔN TRONG CÁC GIA ĐÌNH
Nguyên nhân Hậu quả
CHƯƠNG 2:
NỘI DUNG CHÍNH
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ LÝ THUYẾT ÁP DỤNG
2.1.1 Lý thuyết trao đổi xã hội P.Blau
Cơ sở cho sự xuất hiện quan điểm này bắt nguồn từ những quan điểm của các nhà Kinh
tế, Nhân loại học, Tâm lí học.
Dù vậy, nguồn gốc kinh tế với những khái niệm chi phí – lợi nhuận là một trong
những luận điểm gốc của quan điểm này.
Thuyết lựa chọn duy lí dựa vào tiên đề cho rằng con người hoạch định hành động
một cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực một cách duy lí
nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu.
Tức là trước khi quyết định một hành động nào đó con người luôn luôn đặt lên bàn
cân để cân đo, đong đếm giữa chi phí và lợi nhuận mang lại, nếu chi phí ngang bằng hoặc
nhỏ hơn lợi nhuận=> thực hiện hành động và ngược lại nếu chi phí lớn hơn hành động thì
họ không hành động.






=> hành động => không hành động

Khi nhắc đến lý thuyết trao đổi và lựa chọn hợp lý, có lẽ không ai có thể vượt qua
được tên tuổi của Georg Simmel, ông nêu ra nguyên tắc “cùng có lợi” trong mối tương tác
xã hội giữa các cá nhân và cho rằng mỗi cá nhân luôn phải cân nhắc, toan tính thiệt hơn
để theo đuổi các nhu cầu cá nhân, thỏa mãn các nhu cầu cá nhân. Simmel cho rằng mối
tương tác giữa người với người đều dựa vào cơ chế cho - nhận, tức là trao đổi mọi thứ
ngang giá nhau.
Quan niệm này về sau được phát triển thành học thuyết trong nghiên cứu xã hội
học hiện đại. Thuyết trao đổi coi tương tác xã hội như là một sự trao đổi hàng hóa, dịch
vụ giữa các bên tham gia. Mỗi bên luôn xem xét chi phí bỏ ra và lợi nhuận mang về của
từng món hàng, từng dịch vụ trước khi đưa chúng ra trao đổi với nhau.
Quan điểm này không được mặn mà mấy với các nhà xã hội học nhưng thực tế cho
thấy ở mọi lúc, mọi nơi con người ta đều sử dụng nó. Nhất là trong thời đại kinh tế thị
trường như hiện nay thì quan điểm này tỏ ra có hiệu nghiệm trong việc tham gia vào lí
giải các hiện tượng xã hội.
Trong những biến thể của lý thuyết Trao đổi và lựa chọn hợp lí của xã hội học hiện
đại thì đáng chú ý nhất phải kể đến là lý thuyết Trao đổi xã hội của George humans xây
dựng trên cơ sở nghiên cứu hành vi xã hội ở cấp vi mô là các cá nhân và các nhóm nhỏ và
lý thuyết Trao đổi xã hội do Peter Blau đưa ra trên cơ sở tiếp cận cấu trúc xã hội ở cấp độ
vĩ mô- nhóm lớn.
Homans đưa ra chủ trương “trả lại con người cho xã hội học”, ông cho rằng mọi lý
thuyết xã hội học khổng lồ thực chất đều là xã hội học về nhóm và các hiện tượng xã hội
cần được giải thích bằng các đặc điểm của cá nhân chứ không phải bằng đặc điểm của cấu
trúc xã hội. Vì vậy, cách lý giải hợp lý nhất đối với hiện tượng xã hội là cách giải thích
tâm lí học.
“Hành vi sơ đẳng” của con người là cơ sở của sự trao đổi xã hội giữa hai hoặc
nhiều ngừơi. Ông định nghĩa hành vi sơ đẳng là hành vi mà con người lặp đi lặp lại,

không phụ thuộc vào việc nó được hoạch định hay không, diễn ra dưới nhiều hình thức từ
phản xạ có điều kiện đến kĩ năng, kỹ xảo đến thói quen.
Con người là một chủ thể duy lý trong việc xem xét và sự lựa chọn hoạt động để
đem lại phần thưởng lớn nhất và có giá trị nhất. Ông cho rằng quyền lực cũng tham gia
vào quá trình trao đổi, nó có khả năng đem lại các phần thưởng có giá trị, vì vậy, quan hệ
quyền lực cũng là quan hệ trao đổi.
Khác với Homans, Blau quan tâm nghiên cứu sự trao đổi xã hội trong quan hệ với
cấu trúc xã hội vĩ mô, Blau cho rằng sự trao đổi xã hội không chỉ là một khía cạnh, một
mặt của hành vi xã hội mà còn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự hội nhập, đoàn
kết, thống nhất xã hội.
Ông cho rằng yếu tố cốt lõi của sự trao đổi xã hội là sự phụ thuộc của cá nhân này
vào cá nhân kia về sản phẩm, hành hóa hay dịch vụ nào đó.
Blau cũng cho rằng trong trao đổi xã hội chứa đựng yếu tố quyền lực và quan hệ trao đổi
là quan hệ làm nảy sinh quan hệ quyền lực.
Blau cho rằng trong trao đổi xã hội, quyền lực là thứ có thể đem trao đổi để lấy thứ
khác. Do đó, người có quyền lực vẫn phải tham gia vào tương tác, quan hệ với ngừơi khác
để dành những thứ có giá trị.
Điều đặc biệt trong nghiên cứu “ trao đổi xã hội” của Blau là ông đã đưa các lý
thuyết xã hội của mình vượt khỏi phạm vi của các định đề tâm lý học về sự lựa chọn của
cá nhân. Thay vì nhấn mạnh các yếu tố tâm lý của hành vi lựa chọn, Blau đặc biệt chú ý
đến vai trò của “cấu trúc xã hội”. ông nghiên cứu cấu trúc xã hội vi mô với tư cách là cấu
trúc tế bào của xã hội, tức là cấu trúc nhóm đôi, nhóm cặp, trên cơ sở đó, ông triển khai
nghiên cứu đặc điểm, tính chất của cấu trúc xã hội vĩ mô gồm nhiều người, nhiều nhóm
xã hội, nhiều thiết chế xã hội và hệ thống xã hội.
Đời sống vợ chồng là những quan hệ trực diện với nhau về mặt tình cảm, vì vậy
tưởng chừng như lý thuyết trao đổi và lựa chọn hợp lí có vẽ không thích hợp với việc
nghiên cứu gia đình nhưng thực ra nhiều người đã sử dụng sự phân tích lợi hại để cân đo,
so sánh các hành động và quan hệ trong lĩnh vực này.
Các ngưồn lực và quyền lực đóng vai trò trung tâm. Theo hai nhà nghiên cứu Sabetalli và
Shehan (1993). “ Các nguồn lực của mỗi người vợ người chồng và sự lệ thuộc của mỗi

người vợ người chồng vào quan hệ của họ phải được tính đến”.
Lý thuyết này tỏ ra có sức thuyết phục khi dược áp dụng để giải thích cho những
xu hướng đang nổi lên như một hiện tượng xã hội như sự gia tăng tỉ lệ ly hôn hay xu
hướng sống độc thân của những thanh niên trẻ (đặc biệt là trong các nước có nền kinh tế
phát triển)…
Như vậy, cùng với cách tiếp cận nhóm trong nhiên cứu gia đình cho phép chúng ta xác
định dược động cơ cũng như các nguyên nhân của sự tan vỡ của gia đình, những biến
động trong quan hệ vợ chồng, quan hệ giữa cha mẹ và con cái…
2.1.2 Lý thuyết hành vi lựa chọn của George Homans
George Homans (1910 – 1989), là nhà xã hội học người Mỹ, một trong những tác giả của
lý thuyết trao đổi xã hội. Ông có ý thức rõ về vai trò của mỗi tương tác trực tiếp giữa các
cá nhân và quan tâm tìm hiểu các đặc điểm của mối tương tác xã hội ở cấp độ vi mô hơn
là đặc điểm của hệ thống xã hội cấp vĩ mô.
Theo thuyết lựa chọn duy lý đòi hỏi phải phân tích hành động lựa chọn của cá nhân
trong mối liên hệ với cả hệ thống xã hội của nó bao gồm các cá nhân khác với những nhu
cầu và sự mong đợi của họ, các khả năng lựa chọn và các sản phẩm đầu ra của từng lựa
chọn cùng các đặc điểm khác. Do đó, sự tác động của nhiều yếu tố như vậy mà các hành
vi lựa chọn duy lý của các cá nhân có thể tạo ra những sản phẩm phi lý không mong đợi
của cả nhóm, tập thể. Theo đó, ông nhấn mạnh đến sự trao đổi của các cá nhân trong các
nhóm nhỏ mà thông qua đó các cá nhân học tập và hình thành nhân cách của mình. Hành
vi sơ đẳng được Homans định nghĩa là hành vi mà con người lặp đi lặp lại không phụ
thuộc vào việc nó có được hoạch định hay không. Hành vi xã hội sơ đẳng dưới nhiều hình
thức từ phản xạ có điều kiện đến kỹ năng, kỹ xảo đến thói quen. Cá nhân sẽ quyết định
lựa chọn một hành động nào đấy ngay cả khi giá trị của nó thấp nhưng bù lại, họ chọn
hành động vì tính khả thi rất cao. Ở đây, những giá trị của kết quả, giá trị của phần thưởng
và cả sự mong đợi của mỗi cá nhân bắt nguồn từ hệ chuẩn mực xã hội như phong tục tập
quán, truyền thống.
1.1.3. Lý thuyết phân tích xung đột trong các khía cạnh về giới của Chanet Chafetz.
Chanet thăm dò các cấu trúc và điều kiện xã hội ảnh hưởng đến cường độ của sự
phân tầng giới tính – hay các bất lợi của phụ nữ - trong mọi xã hội và mọi nền văn hóa.

Các cấu trúc và điều kiện này bao gồm các yếu tố phân biệt giới tính về vai trò, ý thức hệ
gia trưởng, gia đình và tổ chức lao động, các điều kiện định khuôn như các khuôn mẫu
sinh sản, sự phân cách của các vị trí lao động và nội trợ, thặng dư kinh tế, tính chất phức
tạp về kỹ thuật, mật độ dân số và sự khắc nghiệt về môi trường- tất cả được nhận thức
như là các biến số. Sự tương tác giữa các biến số này quyết định mức độ của sự phân tầng
giới tính, vì chúng định khuôn các cấu trúc chủ yếu của sự nội trợ và sự sản xuất kinh tế
và mức độ mà các phụ nữ di động giữa hai lĩnh vực này. Quan điểm của Chafet là phụ nữ
chịu đựng sự bất lợi ở mức thấp nhất khi họ có thể cân bằng giữa các trách nhiệm nội trợ
với các vai trò quan trọng và độc lập trong nền sản xuất thị trường.
Nội trợ/gia đình được xem không phải là một lĩnh vực nằm ngoài lao động, một
khu vực của sự tình cảm và sự nuôi dưỡng, mà là một lĩnh vực trong sự lao động diễn ra-
sự chăm sóc trẻ, công việc nhà và đôi khi cũng là lao động (khi ở gia đình nông trại) mà
đối với chúng có những ban thưởng vật chất vượt khỏi phạm vi nội trợ. Sự tiếp nhận của
phụ nữ đối với các ban thưởng đó hoặc thông qua sự nội trợ hoặc thông qua sự sản xuất
thị trường trở thành sự giảm nhẹ các yếu tố bất lợi xã hội và hình thái của sự nội trợ là cấu
trúc chủ yếu tạo sự thuận lợi hay gây trở ngại cho sự tiếp nhận này.
2.2 CÁC KHÁI NIỆM CÔNG CỤ
2.2.1 Hôn nhân
Hôn nhân một cách chung nhất có thể được xác định như một sự xếp đặt của mỗi
một xã hội để điều chỉnh mối quan hệ sinh lý giữa đàn ông và đàn bà. Nó là một hình thức
xã hội luôn luôn thay đổi trong suốt quá trình phát triển của mối quan hệ giữa họ, nhờ đó
xã hội xếp đặt và cho phép họ sống chung với nhau, quy định quyền lợi và nghĩa vụ của
họ.
Hôn nhân là sự kết hợp của các cá nhân về mặt tình cảm, xã hội, và hoặc tôn giáo
một cách hợp pháp. Hôn nhân có thể là kết quả của tình yêu. Hôn nhân là một mối quan
hệ cơ bản trong gia đình ở hầu hết xã hội. Về mặt xã hội, lễ cưới thường là sự kiện đánh
dấu sự chính thức của hôn nhân. Về mặt luật pháp, đó là việc đăng ký kết hôn.
Hôn nhân thường là sự kết hợp giữa một người đàn ông được gọi là chồng và một
người đàn bà được gọi là vợ. Hôn nhân theo chế độ đa thê là một kiểu hôn nhân trong đó
một người đàn ông có nhiều vợ. Ở một số nước, hôn nhân đồng giới được công nhận. Ở

một số nước khác, việc đấu tranh hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới đang diễn ra. Tuy
nhiên hiện nay ở Việt Nam, luật hôn nhân và gia đình cấm hôn nhân giữa những người
cùng giới tính.
2.2.2 Kết hôn
Luật hôn nhân và gia đình có viết :
Điều 7
Cấm kết hôn trong những trường hợp sau đây :
a) Đang có vợ hoặc có chồng ;
b) Đang mắc bệnh tâm thần không có khả năng nhận thức hành vi của mình ; đang mắc
bệnh hoa liễu ;
c) Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ ; giữa anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha
khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha ; giữa những người khác có họ trong phạm vi ba đời ;
d) Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi.
Điều 8
Việc kết hôn do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú của một trong hai
người kết hôn công nhận và ghi vào sổ kết hôn theo nghi thức do Nhà nước quy định.
Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau ở ngoài nước do cơ quan đại diện ngoại
giao của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận.
Mọi nghi thức kết hôn khác đều không có giá trị pháp lý.
Điều 9
Việc kết hôn vi phạm một trong các Điều 5, 6, 7 của Luật này là trái pháp luật.
Một hoặc hai bên để kết hôn trái pháp luật, vợ, chồng hoặc con của người đang có vợ, có
chồng mà kết hôn với người khác, Viện kiểm sát nhân dân, Hội liên hiệp phụ nữa Việt
Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Công đoàn Việt Nam có quyền yêu cầu
Toà án nhân dân huỷ việc kết hôn trái pháp luật.
Tài sản của những người mà hôn nhân bị huỷ được giải quyết theo nguyên tắc : tài sản
riêng của ai thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người ấy ; tài sản chung được chia căn cứ vào
công sức đóng góp của mỗi bên ; quyền lợi chính đáng của bên bị lừa dối hoặc bị cưỡng
ép kết hôn được bảo vệ.
Quyền lợi của con được giải quyết như trong trường hợp cha mẹ ly hôn.

2.2.3 Ly hôn:
Điều 40 – Luật hôn nhân và gia đình có viết
Khi vợ hoặc chồng, hoặc cả hai vợ chồng có đơn xin ly hôn thì Toà án nhân dân tiến hành
điều tra và hoà giải.
Trong trường hợp cả hai vợ chồng xin ly hôn, nếu hoà giải không thành và nếu xét đúng
là hai bên thật sự tự nguyện ly hôn, thì Toà án nhân dân công nhận cho thuận tình ly hôn.
Trong trường hợp một bên vợ hoặc chồng xin ly hôn, nếu hoà giải không thành thì Toà án
nhân dân xét xử. Nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài,
mục đích của hôn nhân không đạt được thì Toà án nhân dân xử cho ly hôn.
2.2 4. Khái niệm “Gia đình”
Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng cho cả một đời người, là môi trường giáo dục nếp
sống và hình thành nhân cách sống có tình có nghĩa, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau, có ý
thức trách nhiệm của công dân, tôn trọng pháp luật và giữ gìn đạo lý
Gia đình là khái niệm được dùng để chỉ một nhóm xã hội hình thành trên cơ sở
quan hệ hôn nhân( quan hệ tính giao và quan hệ tình cảm) và quan hệ huyết thống nảy
sinh từ quan hệ hôn nhân đó (cha me, con cái, ông bà, họ hàng nội ngoại ). Gia đình có
thể hiểu như là một đơn vị xã hội vi mô, nó chịu sự chi phối của xã hội song có tính ổn
định độc lập tương đối. Nó có quy luật phát triển riêng với tư cách là một thiết chế xã hội
đặ thù. Những thành viên trong gia đình được gứ bó với nhau về trách nhiệm và quyền lợi
kinh tế, văn hóa, tình cảm một cách hợp pháp được nhà nước thừa nhận và bảo hộ
CHƯƠNG 3
3.1 THỰC TRẠNG LY HÔN
Hiện tượng ly hôn trong các gia đình VN đang tăng lên. Theo kết quả điều tra
Gia đình Việt Nam năm 2006 vừa được Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch và Quỹ Nhi
đồng Liên hợp quốc tại VN (UNICEF) ngày 26.6.10 hiện tượng ly hôn đang tăng lên,
chủ yếu là do áp lực về kinh tế, khác biệt về lối sống và sự không chung thuỷ của hai giới.
Kết quả điều tra lần này cho thấy tỷ lệ ly hôn là 2,6% với lứa tuổi từ 18 - 60 và cao hơn ở
thành thị.
Một điều đáng chú ý từ cuộc điều tra là VN đang hình thành những hình thái gia
đình mới với ngày càng nhiều những phụ nữ ly dị sau khi đã có con, gia đình chỉ có bố

hoặc mẹ.
PGS-TS Nguyễn Hữu Minh, Viện trưởng Gia đình và giới (Thuộc Viện Khoa
học xã hội Việt Nam) cho biết, tỷ lệ phụ nữ đứng đơn ly hôn cũng cao gấp đôi so với nam
giới. Lý do chính là giá trị cá nhân được đề cao hơn, người phụ nữ chủ động hơn trong
hạnh phúc của mình và cũng chứng tỏ nhận thức của nữ giới về quyền và địa vị của họ đã
thay đổi.
Tuy nhiên, kết quả điều tra cũng cho thấy mô hình gia đình hạt nhân khá phổ biến
ở thành thị và các khu vực đang phát triển. Tuổi kết hôn lần đầu thường cao hơn với
những người ở thành phố (khoảng ba năm với cả hai giới) và những ngường có trình độ
chuyên môn cao (khoảng 4,5 tuổi)
Một số liệu đáng lưu tâm trong khảo sát cho thấy, 20% các ông bố và 7% các bà
mẹ hoàn toàn không dành một thời gian nào cho việc chăm sóc con cái do phải lo kiếm
sống. Hơn 80% trẻ vị thành niên (15-17 tuổi) cho biết bố mẹ cho phép các em tự quyết
định về mọi vấn đề liên quan đến cuộc sống của mình. Do vậy, báo cáo đánh giá, nếu bố
mẹ không quan tâm, chăm sóc con cái sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển thể chất,
trí tuệ và tính tình của của trẻ em.
Trẻ em ở Việt Nam thường xuyên tham gia các công việc gia đình, đặc biệt là ở
khu vực nông thôn. Trung bình, các em bắt đầu tham gia lao động được trả công là 14,3
tuổi.
Với lứa tuổi này, thiếu tiền (21,7%), học lực kém (10,7%) và không có điều kiện
học tiếp (10,5%) là những lo lắng hàng đầu của các em trong cuộc sống.
Cuộc điều tra cho thấy hành vi bạo lực gia đình vẫn tồn tại ở 1/5 các cặp vợ chồng,
nạn nhân chủ yếu là người phụ nữ và con cái trong gia đình, tuy nhiên vấn đề này vẫn
được coi là vấn đề nội bộ của gia đình và chưa có sự can thiệp thích đáng của pháp luật
hay các đoàn thể xã hội.
Thứ trưởng Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch Huỳnh Vĩnh Ái nhận định, các điều
tra cung cấp một bức tranh toàn diện về những thay đổi trong các mối quan hệ gia đình
cũng như vai trò và trách nhiệm của mỗi thành viên. Đồng thời làm sáng tỏ những thay
đổi các giá trị và chuẩn mực của gia đình dưới tác động của công nghiệp hoá và hiện đại
hoá.

Cuộc điều tra được tiến hành từ năm 2006 đến 2007 trên 9.300 hộ gia đình gồm các đối
tượng người lớn, trẻ vị thành niên và các bậc cao tuổi ở 64 tỉnh, thành phố. Cuộc điều tra
do Vụ Gia đình của Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em trước đây, nay trực thuộc Bộ Văn
hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với Tổng cục Thống kê, Viện Nghiên cứu gia đình
của Australia và Viện Nghiên cứu gia đình và giới thực hiện.
Theo Phó Chánh án TAND TP Huỳnh Ngọc Ánh, trong năm qua đã xuất hiện
trường hợp nguyên đơn là người nước ngoài hoặc Việt kiều về nước xin ly hôn với công
dân Việt Nam (21 vụ). Đây là những trường hợp hoàn toàn mới và việc giải quyết án sẽ
vất vả, kéo dài hơn thông thường vì phải công chứng, chứng thực đơn, tài liệu, phiên dịch
tại tòa…
Ông Ánh nhìn nhận án ly hôn là loại án có số lượng cao nhất, năm sau luôn cao hơn năm
trước nhưng ngành tòa án TP đã nỗ lực cao và chủ động gỡ vướng nên lượng án tồn, án
quá hạn rất ít (63 vụ).
Theo một cuộc
λ
khảo sát mới đây của Trung tâm Tư vấn giáo dục tâm lý thể chất
TP.HCM, ly hôn vì bất đồng trong cá tính, suy nghĩ, quan điểm chiếm tỉ lệ cao nhất
(39,5%).
Tại buổi báo cáo đề tài này, Tiến sĩ Mai Ngọc Luông cho rằng đây là sự thay đổi
tất yếu trong xã hội đô thị. Cá tính của những trí thức trẻ đã thể hiện rõ nét hơn, họ dám
trung thực với bản thân hơn trong nếp sống và suy nghĩ của mình.
Theo Tiến sĩ Luông, cá tính mạnh trong cuộc sống hiện đại thì rất tốt nhưng nó lại
là kẻ thù của hôn nhân vì người ta dễ tự do thể hiện cá tính mà thiếu sự nhường nhịn lẫn
nhau.
Theo kết quả nghiên cứu khoa học mới công bố về tình trạng ly hôn của thanh niên
trên địa bàn TP.HCM của nhóm tác giả Nguyễn Ngọc Tài (Trung tâm Tư vấn giáo dục
tâm lý thể chất TP.HCM), hiện nay cứ bình quân 2,7 cặp kết hôn thì có một cặp ly hôn.
Độ tuổi ly hôn dưới 30 chiếm tỉ lệ cao và năm sau luôn tăng hơn năm trước.
Cũng theo khảo sát này, 43,4% cảm thấy cuộc sống của mình thoải mái, tự do hơn sau khi
ly hôn.

Theo Tòa án nhân dân TP. Đà Nẵng, số án ly hôn đang chiếm trên 50% các án về
dân sự tại các tòa. Nếu năm 2009, các cấp tòa án thụ lý 1.402 vụ ly hôn, thì sáu tháng đầu
năm 2010 đã thụ lý 819 vụ; số vụ hòa giải thành công chỉ chiếm khoảng 3-4%. Đáng nói,
số vụ ly hôn trong các gia đình trẻ tăng nhanh nhất với trên 70% tập trung ở độ tuổi từ 22-
30, trong đó, có trên 60% ly hôn khi mới kết hôn từ 1-5 năm và hầu hết đã có con.
Ước tính, mỗi năm trên địa bàn TP. Đà Nẵng có khoảng 1.000 - 1.500 trẻ sống thiếu cha
hoặc mẹ do gia đình ly tán. Tình trạng trên không chỉ gia tăng ở các quận nội thành mà
đang có dấu hiệu tăng nhanh tại những vùng nông thôn.
Kết quả điều tra ở cấp quốc gia, cũng là lần đầu tiên về thực trạng gia đình của cả
nước đưa ra những thông tin và con số đáng báo động: Tình trạng ly hôn trên cả nước đã
tăng theo cấp số nhân trong vòng 10 năm qua.
Theo kết quả nghiên cứu về xã hội học đã được công bố của Tiến sỹ Nguyễn
Minh Hòa (Trường Đại học KHXH và Nhân văn TP Hồ Chí Minh) thì tỷ lệ ly hôn trên
cả nước chiếm từ 31 - 40% trên số kết hôn.
Điều đó có nghĩa cứ 3 cặp kết hôn thì sẽ có 1 cặp chia tay và chiếm 60% trong số
này là lớp người trẻ thuộc thế hệ 8X (từ 23 - 30 tuổi). Tại TP Hồ Chí Minh, số liệu điều
tra xã hội học còn cho biết mỗi năm có trên 50 ngàn trẻ em rơi vào hoàn cảnh cha mẹ bỏ
nhau và 30% trẻ em lang thang đường phố xuất thân từ hoàn cảnh này.
Cuộc sống của gia đình trẻ ngày nay đã khá giả hơn khi nguyên nhân chia tay về
kinh tế chỉ chiếm một con số nhỏ, ở vị trí thứ 3 trong tổng số vụ ly hôn được khảo sát trên
cả nước. Mâu thuẫn về lối sống, nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc vợ chồng ly hôn hiện
nay theo nhận định của một chuyên gia về tâm lý "Nhiều cặp vợ chồng ly hôn vì những lý
do hết sức đơn giản, mà chỉ cần mỗi người biết thông cảm, sẻ chia với nhau hoặc điều
chỉnh mình một chút họ vẫn có thể hàn gắn, giữ được một mái ấm hạnh phúc.
Nhiều người trong số những cặp vợ chồng đang đứng sát bên bờ vực chia ly khi đến với
các chuyên gia tư vấn hoặc lúc đưa nhau ra trước tòa đã nhận được sự khuyên giải khá kỹ.
Nhưng cả vợ hoặc chồng đều khăng khăng đòi được giải quyết ly hôn một cách quyết liệt
dù họ không thể giải thích một cách thuyết phục thế nào là không hợp nhau, thế nào là bất
đồng quan điểm sau nhiều năm chung sống…
Hơn nữa, đa số cả chồng và vợ khi quyết định ly hôn đều giành quyền nuôi con.

Điều đó chứng tỏ họ rất thương con nhưng không thể hy sinh bớt cái tôi bản thân vì tương
lai con cái". Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phan An, một chuyên gia nghiên cứu hàng đầu về
lĩnh vực hôn nhân - gia đình của Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ: "Lớp phụ nữ trẻ,
hiện đại ngày nay có trình độ học thức, công việc ổn định và thu nhập cao hơn.
Khi đã độc lập trong cuộc sống, cái tôi cá nhân cũng trỗi dậy mạnh hơn, và như vậy, họ tự
cho mình quyền quyết định trong nhiều việc, điều đó giải thích tại sao phụ nữ đứng đơn ly
hôn cao gấp 2 lần đàn ông". Về nguyên nhân ngoại tình dẫn đến đổ vỡ hạnh phúc gia
đình, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Phan An cho biết: "Mặt trái của cuộc sống hiện đại là nét văn
hóa truyền thống đang dần bị mai một. Sự tiêu cực là những cám dỗ lẫn trong đó đã khiến
một bộ phận những người đã có gia đình sống giả dối với nhau hơn để đạt được sự ham
muốn ích kỷ của bản thân".
Gặp ông Hai, đã hơn 60 tuổi ở quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh khi ông đang dỗ
đứa cháu ngoại mới 3 tuổi khóc ngằn ngặt do con gái ông mới ly dị chồng, đưa cả con về
ở, ông than: "Thời chúng tôi cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, bảo sao con phải nghe vậy,
nay thì ngược lại!".
Tuổi kết hôn trong giới trẻ ngày càng muộn hơn, mức trung bình hiện đã đạt gần
23 tuổi đối với nữ và nam là 26 tuổi. Như vậy, ý thức, nhận thức về gia đình đối với họ
chắc chắn đã cao hơn trước song ngược lại, trách nhiệm với gia đình, với xã hội trong
việc duy trì một gia đình bền vững đối với một bộ phận người trẻ không được xem trọng.
Tình trạng ly hôn trong giới trẻ vẫn trên đà gia tăng hiện đang là một câu hỏi lớn cần
được cả xã hội quan tâm
“Đa số 8X trong những trường hợp ly hôn kể trên đều là con một. Dù là nam hay nữ thì
họ vẫn luôn được đặt ở vị trí trung tâm và duy nhất của gia đình. Tính vị kỷ của những
người này được thể hiện khá rõ trong thời gian độc thân. Đa số họ thiếu sự khoan dung
và vị tha với người khác sau khi kết hôn”, (nhà thơ Từ Dương, 68 tuổi nhận định.)
Một số câu chuyện :
Câu chuyện 1 :
Bà Dương kể: Thảo (cháu nội của bà), là con một. Bố Thảo làm công an, là cán
bộ nhà nước. Vợ chồng có mỗi mình Thảo, nên từ nhỏ, Thảo đã thích gì được nấy. Dù
biết với kiểu nuông chiều vô điều kiện đó, con gái sẽ trở nên ích kỷ, nhưng bố cô vẫn

động viên nhau: trg đến rằm sẽ tròn.
Tuy nhiên, nhân cách con người khác với hiện tượng tự nhiên của trời đất. “Quyền
lực” của Thảo bị “vướng” ngay khi cô về nhà chồng. “Mọi mong muốn của nó không
được thực hiện ngay mà phải thông qua ý kiến của các thành viên khác. Thậm chí, nhiều
lần hội đồng gia đình còn mạnh tay phủ quyết những điều nó tưởng không ai dám cãi”.
Thế là Thảo đã cương quyết ly hôn.
Kỳ lạ là chuyện ly hôn với cô gái 25 tuổi này chẳng phải là điều bận tâm, đau khổ
hay dằn vặt Thậm chí cô còn vui hơn khi thoát được cái gia đình “chằng chịt” phía nhà
chồng. Gặp cô trong chuyến dã ngoại với nhóm bạn tại huyện Cần Giờ, mọi người tiếc rẻ
cho quyết định “nông nổi” khi cô chia tay với Đức, một kỹ sư công nghệ thông tin giỏi
giang.
Nhưng Thảo tỉnh bơ: “Mình nghĩ kỹ lắm rồi, bố còn nghe mình, sao mình lại phải nghe
người dưng ?”. Người dưng mà Thảo muốn nói chính là bố và anh chị chồng.
Xu hướng gia đình hai trụ cột đang được xã hội ủng hộ. Trụ cột thứ hai được đặt
lên vai người vợ, vốn chỉ được xem là người đóng vai trò theo. Có thể thấy đó là biểu
hiện rõ nhất cho định kiến xã hội đã được thay đổi nhằm duy trì một cuộc hôn nhân bền
vững.
Nhưng muốn được xem là trụ cột, đương nhiên người phụ nữ phải biết làm ra tiền.
Thực tế, với phụ nữ thế hệ 8X, không ít người thu nhập cao hơn nam giới. Điều đáng
buồn, là khi họ làm ra tiền nhiều hơn trụ cột chính, họ lại cảm thấy mình bị thiệt thòi nếu
phải duy trì cuộc sống chung với một người không ngang cơ.
Nguyệt Lan, sau đợt trúng chứng khoán hồi cuối năm 2007, đã nhẹ nhàng chia tay
với người chồng Việt kiều đang thua lỗ trong nhiều dự án đầu tư tại Việt Nam. Khi còn là
sinh viên, Nguyệt Lan tranh thủ học tiếng Anh bằng cách xin bán bưu ảnh và đĩa CD ở
khu phố Tây Phạm Ngũ Lão, TP.HCM. Ở đây, cô quen Jimmy Trần, Việt kiều Mỹ và hai
người cưới nhau trước khi cô tốt nghiệp vài tháng.
Lấy Trần, cô cử nhân 22 tuổi chắc mẩm mình được sở hữu một tài sản trị giá ít nhất
một triệu đô la từ hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư khu đất vàng ở Khánh Hòa. Dự
án bất thành, tiền không rút lại được Cô bán luôn c nhà mà Trần mua cho cô trên
đường Thạch Thị Thanh, Q.1.

Một phần tiền mua lại c hộ ở Q.5, một phần cô giao cho Trần để đeo đuổi việc rút tiền
khỏi dự án, một phần cô lén chồng chơi chứng khoán. Trúng chứng khoán, cô giấu tiền
riêng. Trong những lần gặp lại bạn bè cùng khóa, thấy mọi người vẫn còn “hồn nhiên
như cô tiên” cô chợt nhận thấy: “Mình còn trẻ, mà sao cuộc sống cứ chán như con gián”
nên nhấp nhổm chuyện chia tay.
Nhiều người biết Trần, khuyên cô suy nghĩ lại, Lan cười nửa hư nửa thật: “Trần không
còn lợi, thì đợi đến rg long làm gì?”.
Câu chuyện 2:
Nguyễn Thảo, nhân viên công ty sự kiện B&T, lý giải cho quyết định ly hôn của mình như
vậy. Cô bảo: “Từ ngày lấy chồng, cuộc sống chung chẳng còn vui như xưa. Cái gì cũng
phải dè dặt, mất hết tự do!”. Một trong những quyền tự do điển hình mà Thảo cho là sự
mất mát lớn nhất sau khi lập gia đình - chính là giờ giấc sinh hoạt hàng ngày bị gò ép,
đơn điệu so với trước đó.
Công ty của Thảo quản lý nhân viên bằng hiệu quả việc làm, nên giờ giấc không bị quản
thúc bằng việc quẹt thẻ chấm công hàng ngày. Cũng vì thế, nên Thảo có thể ngủ nướng
tới 9 - 10 giờ sáng và quay về nhà lúc 1 - 2 giờ khuya. Sự tự do này đã tạo cơ hội cho
Thảo quen được Tuấn Anh, trưởng phòng outbound một công ty du lịch, trong một lần
công ty cô tổ chức khóa huấn luyện làm việc theo đội nhóm (workteam) ở Phan Thiết.
Không bị ràng buộc về giờ giấc như Thảo, nên mỗi lần cô gọi là Tuấn Anh có mặt và hai
người có thể vui vẻ với nhau đủ thứ chuyện mà không hề phân vân về thời gian. Sáu
tháng quen nhau, họ quyết định cưới. Một phần đám cưới luôn là niềm tự hào của người
phụ nữ. Phần khác, những tưởng sau cưới cuộc sống chung sẽ vui hơn
Nhưng có ngờ đâu, người vui không phải Thảo mà là hàng xóm, bạn bè; còn Thảo, tuy
không phải làm dâu, nhưng lại bắt đầu cuộc sống ràng buộc với những quy củ chán
phèo để nhập vai một người vợ hiền!
Tiến sĩ Nguyễn Minh Hòa (ĐHKHXH &NV TP.HCM), có một thống kê: tỷ lệ ly
hôn ở Việt Nam chiếm 31% - 40%. 60% số vụ ly hôn này thuộc về các gia đình trẻ, tuổi
vợ chồng chỉ từ 23 - 30, trong đó 70% ly hôn khi mới kết hôn.
Những con số này cho thấy có một quan niệm mới về độ “kết dính” của đời sống
vợ chồng. Hỏi về lý do chấm dứt hôn nhân của mình,: “Không chia tay thì tự mình hành

xác mình à?”. (Thảo Chi, Nữ,nhân viên một công ty khai thác dịch vụ công nghệ thông
tin)

Các thống kê cho thấy, Việt Nam hiện có khoảng 60.000 vụ/năm, tương đương
0,75vụ/1000 dân (trong khi ở Nga là 3,36, Trung Quốc là 0,79, ở Thái Lan là 0,58). Theo
số liệu thống kê ở thành phố Hồ Chí Minh, có khoảng 40% các cuộc hôn nhân kết thúc
bằng ly dị (tăng gấp đôi so với năm 1998). Nếu so sánh với Mỹ là 49% (cao nhất thế giới)
và phần lớn các nước phát triển là khoảng 40%, thì tình trạng “tan đàn xẻ nghé” ở nước ta
cũng chả chịu thua bạn kém bè.
Điều đáng nói là trong khi tỷ lệ ly hôn cao không kém gì các nước khác thì văn hóa
ly hôn của chúng ta lại quá thấp so với họ. Ở các nước khác, sau ly hôn, hầu hết những
người đã từng là vợ chồng vẫn cư xử với nhau bằng phép lịch sự tối thiểu và rất hiếm khi
đẩy nhau vào thế hận thù.
Câu chuyện 3:
Tôi có người bạn mới đi Thụy Điển về, anh kể chuyện đến dự sinh nhật một cháu
bé có cha mẹ ly hôn. Điều khiến anh ngạc nhiên là bữa tiệc đó đông vui hơn sinh nhật
những đứa trẻ có gia cảnh bình thường khác bởi đứa trẻ ấy có tới bốn bố mẹ (thêm bố
dượng và mẹ kế) và hẳn tám ông bà. Tất cả đều nâng cốc chúc mừng vui vẻ, tan tiệc còn
tiễn nhau ra xe rất thân tình. Có lẽ ở các quốc gia phát triển với khung nền văn minh cao,
những cuộc chia tay trở nên nhẹ nhàng, thoải mái hơn vì truyền thống ly hôn đã có từ
nhiều đời. Không ở được với nhau thì chia tay; không là vợ chồng nữa thì có thể là bạn
bè, và cả hai cùng phải có trách nhiệm với con cái. Đời ông bà, cha mẹ như thế nào, con
cháu cứ thế mà theo nên nó trở thành một nếp sống.
Còn chúng ta suốt mấy nghìn năm, khi ván đã đóng thuyền, dù không có tình yêu,
không hạnh phúc, dù gia đình có tên gọi khác là địa ngục trần gian, năm ngày ba trận
choảng nhau, thì vẫn cứ cố mà chịu đựng nhau cho đến hết đời bởi lời răn đe “đừng bôi
gio trát trấu vào mặt bố mẹ”, bởi nỗi xấu hổ, ê chề khi phải đối mặt với sự ác cảm, định
kiến của cộng đồng. Thế nên lớp trẻ ngày nay không tiếp thu được chút gì về văn hóa ly
hôn của các thế hệ trước, khi “hữu sự”, họ hành xử phần nhiều theo bản năng, và không
ít điều đáng tiếc đã xảy ra.

Thực trạng hiện nay cho thấy khoảng 70% đơn ly hôn do phụ nữ đứng tên.
Với không ít những ông chồng trong đầu còn chất nặng tư tưởng phong kiến và
thói gia trưởng vẫn ngấm sâu trong huyết quản, đó là một sự xúc phạm. Và giống như con
thú bị thương, họ sẽ hung hãn trả thù với không ít hành động vừa phi đạo đức, vừa trái
pháp luật như bạo hành, lăng nhục vợ con mà đôi khi pháp luật cũng khó can thiệp kịp
thời.
Mặt khác, các cuộc ly hôn ở những nước phát triển cũng trở nên nhẹ nhàng hơn bởi
sự chặt chẽ, nghiêm minh của thứ pháp luật thượng tôn. Quyền nuôi con đã được điều tra,
xem xét kỹ lưỡng trên cơ sở đảm bảo những điều kiện tốt nhất cho đứa trẻ. Chuyện phân
chia tài sản cũng đơn giản hơn vì nhiều đôi có hợp đồng hôn nhân trong đó đã thỏa thuận
ghi rõ phần tài sản thuộc về mỗi người nếu chia tay. Nếu chưa có hợp đồng trước đó thì
họ cũng chẳng có lí do gì mà đi ngược lại phán quyết của pháp luật.
Chỉ cần vi phạm chế độ phụ cấp nuôi con sau ly hôn, toà án đã can thiệp ngay để
bảo vệ quyền lợi của người nuôi và của đứa trẻ. Hành vi của những người đã ly hôn còn
quay lại quậy phá người cũ, pháp luật cũng chẳng bỏ qua. Trong khi đó ở xứ ta, người mẹ
được tòa xử cho quyền nuôi con, nhưng chồng cũ đến đón con mang đi mất đành đệ đơn
xin toà án can thiệp tiếp. Vị thẩm phán nghĩ một lúc vẫn chẳng hết phân vân: “Bây giờ
chúng tôi có thể huy động lực lượng đến cưỡng chế đòi lại con cho chị nhưng vài hôm
anh ta lại đến cổng trường đón con về thì làm thế nào?”. Bạn tôi, một chuyên gia người
Úc, biết chuyện đã rất ngạc nhiên: “Nếu ở nước tôi, anh ta bị khép vào tội bắt cóc trẻ con
và chắc chắn đi tù”. Chính vì luật pháp của họ có uy lực như thế nên người dân có muốn
làm bậy cũng không dám.
Còn ở ta thì sao? Có người đàn ông, tòa đã xử ly hôn rồi nhưng vẫn tự cho mình
cái quyền ghen với vợ cũ, bất kể người đàn ông nào đến với chị đều bị anh ta đe dọa, chửi
bới cả hai. Có anh, tòa đã xử cho vợ được quyền nuôi đứa con gái 5 tuổi, nhưng anh ta cứ
đến cổng trường mẫu giáo đón con về nhà mình, khiến mẹ thương nhớ con lại phải đến
tiếp tục hầu hạ anh ta. Ngược lại, có trường hợp người bố đến thăm con nhưng cả nhà vợ
cũ cấm cửa không cho gặp, phải nhờ đến cảnh sát khu vực và tổ dân phố can thiệp mới
được gặp con một lúc.
Câu chuyện 4:

Một đám cưới ở Hà Nội, người vợ cũ xông vào giữa lúc hôn lễ đang tiến hành làm
náo loạn, cô dâu, chú rể chạy tan tác. Thậm chí có anh ly hôn đã hai năm rồi nhưng thỉnh
thoảng vẫn đến cửa hàng của vợ cũ đập phá, chửi bới om sòm, chính quyền đã nhiều lần
can thiệp mà cũng chẳng ăn thua. Còn những chuyện đổ lỗi cho nhau, nói xấu nhau
không ra gì trong và sau ly hôn cho hả giận hay cho đối phương không dễ làm lại cuộc
đời, là chuyện thường ngày ở huyện
Trong xã hội hiện đại, khi người ta nhận ra cuộc hôn nhân của họ là sai lầm không thể
cứu vãn thì ly hôn chính là phương cách giúp họ giải quyết sai lầm ấy. Về bản chất, ly
hôn chẳng phải là một vấn đề xấu, người ly hôn cũng chưa chắc đã phải người xấu, như
một triết gia người Đức từng nói: “Một thánh nam lấy một thánh nữ chưa chắc đã thành
đôi vợ chồng thánh”.
Cái xấu ở đây chỉ là thái độ hận thù, hậm hực, những cư xử thiếu tôn trọng nhau của
những người trong cuộc. Mà suy cho cùng, khi bạn tát người khác, chính tay bạn cũng bị
đau cơ mà. Bởi thế, dù vẫn biết cuộc đời chẳng giống như ciné hay tiểu thuyết tâm lý, tôi
vẫn mong muốn tất cả các cặp vợ chồng khi hết yêu nhau, hãy độ lượng và bao dung để
chia tay nhau thật nhẹ nhàng, vui vẻ
Ông Ngô Văn Anh, Chánh tòa dân sự TAND TP Hải Phòng nhận định: Nguyên
nhân chính dẫn đến tình trạng ly hôn của giới trẻ là sự tìm hiểu nhau quá vội vã dẫn đến
cha mẹ hai bên khó định hướng về việc tổ chức cưới hỏi. Bên cạnh đó, không ít cặp vợ
chồng trẻ chưa có cái nhìn nghiêm túc về quan niệm hôn nhân, khi lấy nhau sẽ phát sinh
mâu thuẫn, bất đồng quan điểm. Cũng chính vì xây dựng gia đình sớm khi vợ hoặc chồng
chưa có công ăn việc làm, nên khi có con nhỏ, điều kiện kinh tế gia đình khó khăn dẫn
đến vợ chồng khó chia sẻ, gây ra sự hằn học, đánh chửi nhau.
Câu chuyện 5:
Gặp em N.V.A, 25 tuổi, ở Quán Trữ, Kiến An, tại phòng xử án của TAND quận
Kiến A, V.A ngậm ngùi kể lại: Anh T. (chồng) hơn em 2 tuổi. Bọn em yêu nhau khi học
năm cuối của trường cao đẳng. Do nóng vội và dễ dãi trong chuyện tình cảm nên em đã
có thai và buộc gia đình T. phải làm đám cưới khi cả 2 vợ chồng đều chưa có công ăn
việc làm. Rồi em sinh con, không may cháu bị mắc bệnh tim bẩm sinh. Vì chưa thể tự lập
về kinh tế nên vợ chồng sống phụ thuộc vào đồng tiền do mẹ chồng cung cấp.

Do thiếu kinh nghiệm trong cách ứng xử nên mẹ chồng, nàng dâu thường xuyên nảy
sinh mâu thuẫn. Chẳng những em không nhận được sự chia sẻ thông cảm từ chồng mà
anh ấy tỏ ra lạnh nhạt và thờ ơ với 2 mẹ con. Cuộc sống vợ chồng thường xuyên xảy ra
“chiến tranh lạnh”. Em đã bế con trai về ở hẳn nhà mẹ đẻ. Hơn 1 năm nay, anh ấy chẳng
đoái hoài gì đến hai mẹ con em nữa. Em nghĩ rằng nếu kéo dài tình trạng này chỉ thêm
đau khổ nên em quyết định ly hôn”.
Đôi mắt thâm quầng, khuôn mặt gầy và đem xạm sau nhiều đêm thức trắng, chị H,
30 tuổi, ở huyện An Lão, buồn bã kể về chuyện gia đình mình. Hai anh chị yêu nhau say
đắm rồi tổ chức đám cưới. Thế rồi sau 6 năm chung sống, vợ chồng chị có 2 mặt con xinh
xắn (1 gái, 1 trai). Tưởng rằng “có nếp có tẻ” kinh tế ổn định thì gia đình chắc chắc sẽ
hạnh phúc. Nhưng chị có ngờ đâu chồng lại đổ đốn. Khi lên chức giám đốc một công ty
TNHH, anh ít khi ăn cơm tối cùng 3 mẹ con và thường trở về nhà lúc đêm khuya. Chị
gặng hỏi chuyện thì anh cho rằng công việc bận rộn không có thời gian quan tâm đến gia
đình.
Thực tế anh đã có người đàn bà khác trẻ đẹp và kém chị nhiều tuổi. Khi anh đâm
đơn ly hôn, chị hoàn toàn sụp đổ và đau khổ. Đêm nào cũng nằm khóc một mình nhưng
anh đã quyết, chị khó có thể níu kéo nên buộc phải chấp nhận yêu cầu của anh. Cũng
chính từ đây, mái ấm gia đình mà chị đã dày công vun đắp giờ đã tan vỡ, các con chị
đang phải sống trong cảnh “con không cha như nhà không nóc”…
Câu chuyện 6:
Trường hợp của em H.T.L, 22 tuổi, ở huyện Kiến Thụy, lại vừa đáng giận vừa đáng
thương. Sinh ra và lớn lên trong gia đình thuần nông, L. chỉ được hoc hết lớp 9, gia đình
khó khăn nên em phải ra TP kiếm việc làm. Với bản tính dịu dàng lại có chút nhan sắc, L.
đã lọt vào mắt xanh của một anh chàng trẻ tuổi. Do L. quá tin người yêu nên chỉ yêu
nhau 3 tháng em đã chấp lời cầu hôn và lên xe hoa về nhà chồng khi mới tròn 18 tuổi. Ở
cái tuổi đẹp nhất của thiếu nữ L. đã phải làm mẹ.
Về sống với nhau chẳng được bao lâu thì L. thấy chồng có nhiều biểu hiện bất
thường và phát hiện chồng nghiện ma túy. Những kỷ vật ngày cuới cha mẹ 2 bên trao
tặng và ngay cả đôi nhẫn cưới gắn bó vợ chống cũng bị người chồng lấy đi bán để thỏa
mãn cơn nghiện. Đồ đạc trong nhà chẳng còn thứ gì đáng giá, lại thường xuyên bị chồng

“dạy” bằng những trận đòn vô cớ. Không thể chịu đựng được hơn nữa, L đã bế con về
nhà ngoại và gửi đơn ra TAND huyện An Lão xin ly hôn để giải thoát cho mình.
Theo thống kê của TAND TP Hải Phòng , tỷ lệ ly hôn của những cặp vợ chồng
thời hiện đại không chỉ gia tăng ở các quận nội thành mà đang có dấu hiệu tăng nhanh tại
những vùng nông thôn. Án ly hôn đang chiếm trên 50% các án về dân sự nói chung tại
các tòa án. Chỉ tính riêng năm 2009, tòa án các cấp của TP Hải Phòng đã thụ lý 2.212 vụ
ly hôn, tăng từ 50-200% so với những năm trước đó. Trong 6 tháng đầu năm 2010, tòa án
các cấp đã thụ lý 1.206 vụ ly hôn. Số lượng án ly hôn hòa giải chỉ chiếm khoảng 3-4 %.
Một số tòa án quận, huyện có án ly hôn tăng đến mức chóng mặt như: Ngô Quyền,
Lê Chân, Hồng Bàng. Có những tháng, TAND quận Lê Chân phải giải quyết 50-60 vụ về
hôn nhân gia đình. Điều đáng buồn là trên 70% số vụ ly hôn thuộc về các gia đình 8X,
tuổi vợ chồng tập trung từ 22-30. Trong đó, có trên 60% ly hôn khi mới kết hôn từ 1-5
năm và hầu hết đã có con. Từ con số thống kê trên, có thể ước tính mỗi năm trên địa bàn
TP Hải Phòng có khoảng 1.500- 2.000 trẻ sống thiếu cha hoặc mẹ do gia đình ly tán.
Nhiều gia đình trẻ chỉ sống với nhau được 1-2 năm đã vội ra tòa đề nghị được ly
hôn. Không phải ai cũng hiểu rằng tình yêu và hôn nhân là 2 chuyện hoàn toàn khác nhau,
bởi khi bước vào cuộc sống gia đình thì mọi người phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Chính sự hiếu thắng, sỹ diện, cái “tôi” quá lớn là kẻ thù số một của các gia đình trẻ hiện
nay.
ở Huế, vẫn phổ biến quan niệm cho rằng chuyện gia đình "đổ vỡ" trong hôn nhân (ly dị)
là bất thường, bị dư luận xôn xao, xét nét, đàm tiếu Trước những năm 1970 - 1980, vấn
đề phân rã gia đình chủ yếu do ly hôn không phải là không có, nhưng có thể nói là rất ít,
rất hiếm hoi.
Một gia đình xảy ra cảnh "chia đàn sẻ nghé", dễ thường bị làng họ lấy làm lạ, lập tức bị
dư luận lên án, chê bai. Và trong bối cảnh đó, uy tín, cái "thanh danh" vun đắp tự bao đời
của gia tộc đã bị ảnh hưởng - một thực tế không dễ gì chấp nhận được, đặc biệt nguy hiểm
hơn, là hậu quả tác động một cách tiêu cực nhất, rõ nét nhất đến tâm s inh lý, tính cách
của con cái. Từ đây, có thể lưu ý đến một hiện tượng dễ gặp là những cặp vợ chồng không
bao giờ ly dị, dù rằng họ thực sự sống ly thân. Cả hai đều cố làm ra vẻ bề ngoài tưởng
chừng như hạnh phúc, cố tạo ra một hiện tượng giả, mang vỏ bọc để che đậy cái rạn nứt

bên trong. Cái tôi cá nhân của họ lúc này hy s inh cho s ự nên người của con cái: họ sống
với nhau chỉ vì trách nhiệm, mối quan hệ chỉ tồn tại trên cơ s ở pháp lý Vì vậy, mọi mâu
thuẫn trong gia đình đều được giải quyết ổn thõa, và người phụ nữ giữ vai trò điều hoà.
Người phụ nữ sống trong khuôn phép của lễ giáo, ngay từ nhỏ, được giáo huấn
cách đối nhân xử thế, đạo tam tòng tứ đức Họ chịu s ự chi phối bền chặt của những qui
định khắt khe, dần dần thấm nhuần và ăn s âu vào tiềm thức. Họ trở thành những "nội
tướng" trong gia đình phục vụ chồng, con, hy s inh đến mức nhẫn nhục, cam chịu.
Bên cạnh đó, một bộ phận dân Huế theo đạo Thiên Chúa Giáo, mà theo giáo luật
thì hôn nhân Ki - tô giáo là bất khả phân ly vì "điều gì Thiên Chúa đã k ết hợp, loài người
không được phép phân ly". Do đó, việc ly hôn hay đa phu, đa thê là trái với luật, Chúa và
giáo hội không chấp nhận (xe m thêm: Nguyễn Bình Tĩnh, 1992; Hà Huy Tú:
1996; 106 - 115). Vì vậy, mặc dù nhiều người s ống trong tình trạng đau khổ cũng chưa
mạnh dạn bày tỏ ý chí thoát ly cuộc s ống "cơm k hông lành, canh chẳng ngọt". Số liệu
các án ly hôn của Toà tuy không thống kê thành phần tôn giáo, nhưng ý kiến của các công
chức Toà án cũng cho thấy rất rõ điều đó.
Như vậy, dư luận xã hội, văn hoá truyền thống, yếu tố tôn giáo , chính là rào cản
vô hình góp phần hạn chế số vụ ly hôn ở Huế:
"Trước những năm 1990, án ly hôn ít, chừng vài chục vụ, mặc dù luật Hôn nhân và
gia đình đã có sự cởi mở đối với các trường hợp ly hôn. Hiện nay, tuy còn nhiều tác động
của nếp sống gia giáo truyền thống, song mấy năm gần đây, tình trạng ly hôn trong các
gia đình đang ngày càng gia tăng. Ðó là vấn đề mới mà Toà án chúng tôi đang phải
đương đầu giải quyết" (Lời tâm s ự của Luật sư Ðào Mai Hường - Toà án Thành phố
Huế).
Thực trạng đáng buồn của xã hội, số vụ ly hôn tăng lên ở mức báo động, trong
những năm gần đây, từ qui mô địa phương cho đến cả nước. Cụ thể: năm 1995, cả nước
có 35.658 vụ, đến năm 2000 tăng lên 50.171 vụ, chỉ trong vòng một năm, lên đến 54.479
vụ - năm 2001 (Toà án nhân dân tối cao, 2002). Ðặc biệt, tại các thành phố lớn, s ố án ly
hôn tăng nhanh:
Bảng 1
Số vụ ly hôn tr ong cả nước và các thành phố lớn

Năm 1990 1995 2000
Cả nước 35.658 50.171
Tp. HCM 5357 5954 9690
Hà Nội 320 1122 2095
Huế 98 278 324
(Nguồn: Tòa án Nhân dân tối cao, 2002;
Nguyễn Minh Hoà, 1998: 205; Lê Xuân Hoàn, 2004: 4; Tòa án nhân dân Tp. Huế)
So với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, số vụ việc ở Huế tuy không nhiều, nhưng
nhìn nhận theo chiều lịch đại nội tại của Huế, thì đó là con số đáng kinh ngạc:
Bảng 2
Số liệu tình hình ly hôn ở thành phố Huế
Năm Số vụ
thụ lý
Giải
quyết
Vợ
nguyên
đơn
Chồng
nguyên
đơn
Vợ chồng
cùng
đứng đơn Ðộ tuổi ly
hôn 18 -
30
1985 45 37 19 12 14 9
1995 136 126 66 37 33 37
1997 183 186 106 42 35 41
1999 310 233 112 47 52 55

2001 335 262 117 50 59 64
2003 308 297 132 48 57 85
2005 278 240 149 49 80 178
(Nguồn: Tòa án nhân dân thành phố Huế)
Từ đó, có thể thấy được tỷ lệ ly hôn ở Thành phố Huế qua các năm:
Trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, các gia đình hiện đại ở Huế mặc dù
đang tồn tại khá phổ biến các gia đình nhiều thế hệ, nhưng khuynh hướng phát triển thành
các gia đình hạt nhân đang ngày càng phổ biến, nơi thường chỉ có hai thế hệ (cha mẹ và
con cái), dù mức độ có thể chưa cao bằng các đô thị lớn. Nguyên nhân của tình trạng này
cũng được nhìn nhận từ góc độ xã hội học: "Các gia đình hạt nhân rất phù hợp với những
xã hội đô thị lớn, bởi vì các gia đình loại này có thể di chuyển dễ dàng và không cần nơi
ở rộng" (Bùi Kim Chi, 2005: 19).
Tuy nhiên, "Trong khi gia đình hạt nhân có nhiều lợi thế thì số thành viên có hạn
chế của gia đình hạt nhân làm cho nó dễ bị tổn thương đối với các sức ép từ bên trong và
bên ngoài. Gia đình mở rộng có nhiều mâu thuẫn do sự k hác biệt giữa các thế hệ, nhưng
độ bền vững lại cao hơn do có nhiều mối quan hệ đan chéo và ràng buộc" (Nguyễn Lan
Phương: 1998; 98).
Quả vậy, các gia đình hạt nhân dần chiếm ưu thế, cùng s ự xuất hiện của chủ nghĩa
tự do cá nhân đã ảnh hưởng rất lớn đến độ bền vững của các gia đình.
Ngoài ra, s ự đổ vỡ hạnh phúc gia đình cũng chịu tác động bởi các nhân tố khác.
Nếu chúng ta nhìn nhận vấn đề trên quan điểm "giới", quan niệm giới truyền thống thay
đổi nảy s inh mâu thuẫn:
"Những thành kiến giới truyền thống gợi ý cho rằng người chồng là trụ cột về kinh tế, còn
người vợ là nội trợ. Khi người vợ tham gia vào lực lượng lao động và đặc biệt khi người
vợ đóng góp phần lớn thu nhập gia đình, hình ảnh về người chồng và người vợ phụ thuộc
vào thành kiến giới này bị đe doạ. Trong hoàn cảnh đó, quan hệ vợ chồng có thể xuất hiện
những xung đột" (Dana Vannoy và William W. Philliber; 1992, dẫn lại Vũ Tuấn Huy,
2003: 24).

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, giống như nam giới, người phụ nữ đã có

được những cơ hội nhất định để vượt ra khỏi những s ự trói buộc, tham gia vào các hoạt
động lao động s áng tạo. Không ít những phụ nữ đã khẳng định được chỗ đứng vững chắc
trong hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa 2. Sự tham gia của phụ nữ vào lực
lượng lao động xã hội đã thay đổi mô hình phân công lao động giới truyền thống, nhiều
vấn đề trong quan hệ vợ chồng nảy s inh mâu thuẫn bắt nguồn từ đây. Họ dám nghĩ dám
làm, chủ động hơn trong mọi công việc, đặc biệt, s ẵn s àng chủ động ly hôn khi mà hạnh
phúc không thể cứu vãn. Ðiều đó quả thật khó khăn đối với phụ nữ Huế. Thế nhưng, thực
tế cho thấy, tỷ lệ phụ nữ đứng đơn ly hôn chiếm s ố lượng áp đảo (hiện tượng phổ biến
hầu khắp cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh là 63% - Nguyễn Minh Hoà, 1998: 210), với
48,5% năm 1995, trong khi chồng đứng đơn chỉ chiếm 27,2% , s ố còn lại do vợ chồng
cùng đứng đơn. Tỷ lệ đó tăng dần qua các năm, và năm 2005 là 53,5% (xem bảng 2).
Riêng Đồng Nai, được xem là một trong những nền kinh tế phát triển lớn nhất
miền Nam, có số dân xếp thứ 5/63 cả nước nhưng cũng là địa phương có số lượng án
hàng năm thụ lý và giải quyết xếp thứ 3 cả nước. Trong đó, số vụ án hôn nhân gia đình
chiếm tỷ lệ khoảng trên 40% tổng số các loại án. Số lượng vụ án hôn nhân gia đình ngành
Tòa án phải giải quyết trong 5 năm qua đã tăng từ 10 – 23%.
Đồng Nai: Bạo lực gia đình có xu hướng gia tăng Số liệu từ Tòa án nhân dân tỉnh
cho thấy, số vụ án hàng năm tòa thụ án và giải quyết đứng thứ 3 trong cả nước, trong đó
các vụ ly hôn chiếm trên 40%. Riêng năm 2009, trên địa bàn tỉnh đã có gần 4.200 vụ án ly
hôn được thụ lý, trong đó trên 3.900 vụ đã xử, tăng 23,8% so với năm 2008. Tình trạng ly
hôn do nhiều nguyên nhân trong đó xuất phát từ bạo lực gia đình đang xảy ra mọi khu vực
nông thôn, miền núi, và đô thị với trung bình 1000 vụ/năm.
3.2 NGUYÊN NHÂN
Theo kết quả điều tra quốc gia lần đầu tiên về gia đình được Bộ Văn hóa - thể
thao & du lịch và Unicef công bố tháng 6/2008:
Nguyên nhân ly hôn:
1. Lối sống: 27,7%
2. Ngoại tình: 25,9%
3. Nguyên nhân kinh tế: 13%:
4. bạo lực gia đình: 6,7%

5. Lý do sức khỏe: 2,2%
6. Xa nhau lâu ngày: 1,3%
3.2.1. Ly hôn vì cưới người… mình yêu?
"Yêu nhau mấy núi cũng trèo. Mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua". Nhiều cặp đôi đã
từng rất gian nan, trải qua nhiều sóng gió, nhiều cản trở để đến với nhau, nhưng sau đó
không lâu họ mỗi người một ngả.
“Hormone yêu” chỉ tồn tại… 30 tháng?
Tỷ lệ ly hôn ở các cặp vợ chồng trẻ ngày càng tăng khiến người ta không khỏi băn
khoăn về độ bền vững của hôn nhân. Chứng kiến cảnh ly hôn của bạn bè, nhiều bạn trẻ
trở nên … sợ hôn nhân. Tất cả đều có lý do của nó.
Bà Helen Fisher, nhà nhân chủng học người Mỹ, tác giả của cuốn sách Vì sao
chúng ta yêu? qua một nghiên cứu, khẳng định: Khi yêu, có một vùng não được kích hoạt,
nó có khả năng nhận và sản sinh hormone dopamine (giúp hình thành cảm xúc và trạng
thái tinh thần của con người). “Hormone yêu” này kích hoạt não sản sinh ra testosterone –
chất điều khiển con người chỉ chú trọng vào một mục đích duy nhất là người họ đang yêu.
Nhưng kết quả bất ngờ nhất là “hormone yêu” này thường chỉ sản sinh một cách tích cực
trong vòng… 30 tháng. Sau đó, trạng thái tinh thần được chuyển sang giai đoạn khác, cân
bằng hơn và “trầm hơn”. Cùng với tình trạng “giảm nhiệt” này là lúc vợ chồng đối diện
với những bộn bề lo toan cuộc sống. Sự ra đời của những đứa con càng khiến cuộc sống
nhiều lo toan hơn, phức tạp hơn. Và từ đó, mâu thuẫn xảy ra. Thiếu kỹ năng và trải
nghiệm sống, mâu thuẫn hình chung đẩy cuộc hôn nhân đến bên bờ vực thẳm.
Sau khoảng gần 4 năm, cùng với sự kích hoạt yếu dần của “hormone yêu” thì tình yêu
cũng giảm dần và mất đi theo thời gian. Các số liệu thống kê cũng chỉ ra rằng, các cuộc ly
dị thường xảy ra vào năm thứ năm của cuộc hôn nhân.
Có nên lấy nhau chỉ vì yêu?
Nói như thế cũng phần nào giúp các cặp đôi sắp bước vào cuộc sống mới “ngộ” ra
một điều rằng, không nên lấy nhau chỉ vì yêu. Không phải bởi vì sau đó “hormon yêu” sẽ
… hết, mà còn bởi một lý do khác. Qua nghiên cứu, Helen Fisher cũng chỉ ra rằng: những
người yêu nhau thường đánh mất khả năng đánh giá đúng đối tượng.
Khi yêu, người ta luôn nhìn thấy những điểm tốt của nhau. Thậm chí với nhiều

người tất cả những điểm xấu trong mắt người khác đều trở nên đẹp trong mắt người đang
yêu. Nhưng tình yêu không phải là một cái gì bất biến, nó sẽ giảm dần và mất đi sau một
thời gian chung sống. Khi ấy, tình cảm của con người sẽ trở về trạng thái bình thường. Họ
lại dễ dàng nhận ra vợ/chồng với những nét không hoàn hảo như vẫn thường nghĩ. Cuộc
sống chung với những lo toan về cơm áo gạo tiền đã vô tình làm cho họ nhìn rõ hơn
những khuyết điểm của nhau.
Khi không hiểu được điều này, nhiều cặp vợ chồng “đổ lỗi” cho nửa còn lại rằng
“họ đã thay đổi”, rằng khi yêu thì không thể hiện đúng “bản chất” khiến cho họ… chọn
lầm. Và cứ thế xích mích sẽ ngày càng “nới rộng biên độ”.
Fisher lập luận: “Nếu bạn kết hôn với một người chỉ vì yêu thì điều đó là không
cần thiết. Vì hôn nhân không phải là mảnh đất nuôi dưỡng tình yêu, nó là nơi để
chúng ta thực hiện các nghĩa vụ làm người, làm theo những chuẩn mực đạo đức của con
người”.
Thực tế cũng chứng minh rằng đôi lứa có thời gian tìm hiểu kỹ về nhau trước khi bước
vào đời sống hôn nhân thì những xung đột, mâu thuẫn sẽ được hóa giải dễ dàng.
Chỉ tình yêu thôi chưa đủ!
Những lý do được đưa ra không phải nhằm cho bạn… sợ hôn nhân hoặc đi kết hôn
với một người không hề yêu. Các chuyên gia tâm lý khuyên rằng: Trước khi quyết định
kết hôn, bạn nên biết những gì mình sẽ phái đối mặt trong cuộc sống vợ chồng để duy trì
cuộc hôn nhân bền lâu. Chỉ tình yêu thôi chưa đủ để làm nên một gia đình hạnh phúc.
Có rất nhiều thứ vợ chồng trẻ phải đối mặt khi bắt đầu một cuộc sống mới. Khi đó, kỹ
năng chung sống với người khác là điều rất quan trọng. Không chỉ chuẩn bị về mặt tâm
lý, bạn trẻ cần chuẩn bị cả về những kỹ năng để trở thành vợ, chồng, thành cha, mẹ với rất
nhiều những mối quan tâm, quan hệ chung, riêng.
Thực tế cũng chứng minh rằng, các cặp vợ chồng phải mất 3-5 năm mới dung hòa
được cái tôi của nhau. Vì vậy, nếu các bạn trẻ bước vào cuộc sống lứa đôi mà cảm thấy
“không như mình nghĩ” thì cũng đừng vội nản lòng mà hãy tìm cách vượt qua thử thách
để tình yêu hôn nhân thêm bền vững.
Một tín hiệu đáng mừng vì nghiên cứu Fisher cũng chỉ ra rằng, cùng với việc tình
yêu giảm đi sự mãnh liệt, “hormone tình yêu” dopamine được thay thế bởi “hormone tình

thương” oxitoxin, tạo nên cơ sở sinh học cho việc tăng thêm sự gắn bó và tinh thần trách
nhiệm. Và vì thế, hôn nhân vẫn là sự lựa chọn của đa số bởi con người vốn sợ sự cô đơn.
Hãy yêu và chấp nhận bản thân mình, chấp nhận những điểm khiếm khuyết ở người bạn
đời bởi không ai hoàn hảo. Song song với quá trình hoàn thiện bản thân là quá trình chấp
nhận nửa còn lại. Yêu thương và tôn trọng lẫn nhau là điều cần thiết trong hôn nhân. Hãy
cùng nhau chia sẻ những khó khăn và niềm vui trong cuộc sống để không khí gia đình
luôn gần gũi. Nhưng khi cần, bạn cũng nên tìm đến sự trợ giúp của các chuyên gia tâm lý
gia đình.
Cuộc sống hôn nhân không chỉ toàn là màu hồng mà trải qua nhiều thăng trầm.
Trên thực tế, không thể có một cuốn sách hướng dẫn nào để chỉ dẫn các cặp vợ chồng
cách có cuộc sống chung hạnh phúc. Có một cuộc sống tuyệt vời bên nhau phụ thuộc vào
cố gắng của cả hai vợ chồng để cuộc hôn nhân tốt đẹp.
Một số câu chuyện:
Câu chuyện 1 :
Vừa kết thúc phiên tòa xử ly hôn, Nguyễn Thúy Hồng, ở quận Cầu Giấy nói trong
tiếng nấc: “Bọn em yêu nhau từ khi học năm thứ 3 đại học. Do nóng vội và dễ dãi trong
chuyện tình cảm nên em đã có thai và buộc phải làm đám cưới khi cả 2 vợ chồng đều
chưa có công ăn việc làm. Rồi em sinh con, không may cháu bị mắc bệnh hiểm nghèo. Do
chưa thể tự lập về kinh tế nên vợ chồng em sống phụ thuộc vào chu cấp của bố mẹ chồng.
Hơn nữa, do thiếu kinh nghiệm trong cách ứng xử nên mẹ chồng, nàng dâu thường xuyên
nảy sinh mâu thuẫn. Chẳng những không nhận được sự chia sẻ thông cảm từ chồng mà
anh ấy còn tỏ ra lạnh nhạt và thờ ơ với 2 mẹ con. Cuộc sống vợ chồng thường xuyên xảy
ra “chiến tranh lạnh”. Hơn 1 năm nay, anh ấy không đoái hoài gì đến hai mẹ con em
nữa. Em nghĩ rằng nếu kéo dài tình trạng này chỉ thêm đau khổ nên quyết định ly hôn”.
Một khi gia đình không còn là tổ ấm, những mâu thuẫn cứ lặng lẽ hình thành, cuộn sóng,
“cơm sôi không ai bớt lửa” nên giải pháp cuối cùng là ly hôn. Xu thế hiện nay, ly hôn
phần lớn rơi vào lớp trẻ, “không thích sống chung thì chia tay”, đến cũng nhanh và chia
tay còn chóng vánh hơn. Người ta đua nhau cưới, rồi lại đua nhau ra tòa vì rất nhiều
nguyên nhân.
Câu chuyện 2:

Trường hợp của Nguyễn Phương Nhung, ở quận Hoàn Kiếm là một ví dụ. Cưới
nhau mới được hơn một năm và vừa sinh con được 5 tháng, thấy chồng bê trễ chuyện “vợ
chồng”, về đến nhà là nằm dài, chơi với con, ăn cơm, xem ti vi và lăn quay ra ngủ. Ấm
ức, Nhung đoán già đoán non là chồng có bồ. Thêm những xung đột nảy sinh với gia đình
chồng khiến cô ấm ức. Cuối cùng quyết định đơn giản là ly hôn.
Nguyễn Ngọc Huyền cũng là người phải hứng chịu bi kịch từ việc yêu do không tìm hiểu
kỹ. Trải qua 2 cuộc tình thất bại khiến Huyền không còn tin tưởng vào tình yêu. Chính vì

×