Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phương pháp tăng sự hiểu biết ở tuổi dậy thì cho học sinh trong các tiết 65, 66 ở môn sinh học 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.76 KB, 11 trang )

 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học : 2013 - 2014
I. MỞ ĐẦU:
1. Lí do chọn đề tài:
Qua thực tế giảng dạy bộ môn sinh học ở trường THCS nói chung và
môn Sinh học 8 nói riêng, tôi nhận thấy học sinh còn gặp rất nhiều khó khăn
lúng túng khi tìm hiểu và đi sâu vào các bộ phận cơ thể người mà nhất là ở :
“Chương XI: Sinh Sản”, cùng với sự đổi mới phương pháp dạy và học theo
chuẩn kiến thức kỹ năng của ngành giáo dục, đồng thời bản thân tôi cũng tự
kiểm tra, tổng kết tình hình và rút ra được những kinh nghiệm giảng dạy bộ
môn Sinh học 8 qua từng năm học, nhằm giúp các em đang ở độ tuổi dậy thì
nhận thức được sự thay đổi sinh lí diễn ra trong cơ thể và cần phải được trang
bị kiến thức về sinh sản để đón nhận một cách chủ động.
Kiến thức ở “Chương XI: Sinh Sản” đề cập nhiều vấn đề tế nhị, khó
nói, không dám hỏi mặc dù các em rất muốn biết.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Phương
pháp tăng sự hiểu biết ở tuổi dậy thì cho học sinh trong các tiết 65, 66 ở
môn sinh học 8”.
2. Mục đích nghiên cứu :
Để giúp các em tiếp thu bài tốt hơn về nhiều vấn đề thắc mắc thầm kín
ở lứa tuổi dậy thì của các em được giải quyết nhẹ nhàng, cả giáo viên và học
sinh đều thoải mái khi dạy và học đạt hiệu quả cao, tạo hứng thú cho học sinh
trong tiết học. Quan trọng hơn là giúp cho học sinh nhớ lâu kiến thức hơn,
không khí lớp học vui vẻ, thoải mái hơn.
3. Đối tượng - phạm vi :
a. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 8 “Phương pháp tăng sự hiểu
biết ở tuổi dậy thì cho học sinh trong các tiết 65, 66 ở môn Sinh học 8”.
b. Phạm vi nghiên cứu: Trong các tiết học 65, 66 ở môn Snh học 8.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Cơ sở lí luận của vấn đề :
Việc dạy học bộ môn Sinh học 8 trong trường phổ thông hiện nay chưa
phát huy được hết tầm quan trọng về mặt giáo dục giới tính cũng như hiểu


biết về vấn đề dậy thì ở lứa tuổi học sinh trong xã hội hiện nay.
Xuất phát từ tầm quan trọng của bộ môn Sinh học 8 mà cụ thể là ở
“Chương XI: Sinh Sản”, bản thân tôi đưa ra một số phương pháp giảng dạy,
đã từng thực hiện và đạt được kết quả cao để áp dụng vào đề tài: “Phương
pháp tăng sự hiểu biết ở tuổi dậy thì cho học sinh trong các tiết 65, 66 ở
môn sinh học 8”.
2. Cơ sở thực tiễn :
Trước khi thực hiện đề tài này, qua giảng dạy ở trường THCS Gia An
bản thân tôi tìm hiểu ở học sinh và đồng nghiệp tôi nhận thấy:
Đa số học sinh yêu thích học bộ môn Sinh học 8, cụ thể là “Chương
XI: Sinh Sản” nhưng khi học về vấn đề này thì đa số các em thường lúng
Giáo viên: Vũ Văn Huy - 1 -

 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học : 2013 - 2014
túng, mắc cỡ không dám hỏi và thắc mắc nhiều vấn đề mà bản thân các em
đã và đang gặp phải ở tuổi dậy thì.
* Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài :
Ở các năm học 2012 – 2013, trước khi thực hiện đề tài tôi đã tiến hành
kiểm tra và khảo sát đối với học sinh ở các lớp: 8B, 8F trường THCS Gia An
bằng một số câu hỏi, bài tập trắc nghiệm cơ bản tương ứng với mức độ nội
dung kiến thức ở khối lớp 8 “Chương XI: Sinh Sản”, kết quả thu được như
sau:
3. Phương pháp:
Muốn gây hứng thú cho học sinh trong một tiết dạy trước tiên giáo
viên phải xác định đúng vai trò của mình và sử dụng phương pháp phù hợp
với nội dung tiết dạy.
Trong “Chương XI: Sinh Sản”: giáo viên là người hướng dẫn, tư vấn
cho học sinh và là người đưa ra các vấn đề để học sinh thảo luận, đồng thời
ghi lại những vấn đề thắc mắc của học sinh, để tư vấn hoặc trả lời cụ thể cho
các em hiểu hơn tuỳ vào câu hỏi mà các em đưa ra ở tiết học.

Tiết 65 : THỤ TINH, THỤ THAI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THAI .
Tiết 66 : CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI
Đây là bài học về kiến thức sinh sản ở người, vì vậy học sinh rất ngại
trao đổi các vấn đề tế nhị đã và đang diễn ra trong cơ thể ở lứa tuổi dậy thì
của các em nhưng ngược lại các em lại rất muốn tìm hiểu và hỏi nhiều điều
thắc mắc. Do vậy khi dạy về các tiết học này bản thân tôi rất băn khoăn và đã
đưa ra nhiều phương pháp giảng dạy để áp dụng ở các lớp phụ trách bản thân
tôi nhận thấy: Trước khi vào bài học mới nên tách học sinh nam ngồi sang
một bên và học sinh nữ ngồi sang một bên để dễ cho việc thảo luận
những vấn đề tế nhị mà khi có mặt học sinh nam hoặc có mặt học sinh nữ ở
trong nhóm thì các em không dám trao đổi, thảo luận những vấn đề cần thắc
mắc và cần tìm hiểu. Do vậy, khi thảo luận cũng như các thắc mắc của
bản thân các em đã và đang gặp phải các em không dám đứng trước
lớp để hỏi, giáo viên cho các em ghi ra giấy để ở đầu bàn của nhóm.
Sau đó, giáo viên sẽ đi từng nhóm lấy các câu hỏi đó và giải đáp cho
các em kịp thời tránh sự e ngại không dám hỏi nhưng lại muốn biết
cho các em.
Vì thế sẽ tạo cho tiết học trở nên nhẹ nhàng hơn, thoải mái hơn, học
sinh xóa bỏ đi cảm giác mắc cỡ, ngại học, ngại hỏi mà ngược lại sẽ gây được
hứng thú, muốn tìm hiểu, muốn biết và hiểu về kiến thức này. Khi đó tiết học
sẽ trở nên sôi nổi hơn, phát huy tính tích cực và cả hai phía đều chủ động .
Giáo viên: Vũ Văn Huy - 2 -

Lớp Sĩ số
Giỏi Khá TB Yếu - Kém
SL % SL % SL % SL %
8F
26 7 27 9 34,6 10 38,4 0 0
8B
25 2 8 8 32 11 44 4 16

 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học : 2013 - 2014
Làm được như thế thì tính cởi mở, sôi nổi hào hứng trong lớp sẽ gia
tăng và sự căng thẳng cũng bị đẩy lùi.
Từ đó sẽ xuất hiện thêm những câu hỏi hay, cụ thể và những tình
huống thiết thực hơn trong cuộc sống để các em biết cách chăm sóc và giữ gìn
cơ thể hơn. Chính điều này sẽ giúp các em hiểu hơn, ý thức tốt hơn về việc
học tập cho bản thân và cho tương lai mai sau của bản thân các em.
III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI:
1. Tăng sự hiểu biết ở tuổi dậy thì cho học sinh trong các tiết 65, 66
ở môn sinh học 8 :
Tiết 65: THỤ TINH, THỤ THAI VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THAI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Trình bài được những điều kiện cần để trứng được thụ tinh và phát
triển thành thai.
2. Kỹ năng:
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát sơ đồ tranh
ảnh để tìm hiểu đặc điểm quá trình thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai.
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực.
- Kĩ năng ứng xử, giao tiếp trong khi thảo luận.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức học sinh yêu thích môn học.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:
- Tranh, ảnh phóng to hình (62.1, 62.2, 62.3)
- Bảng phụ ghi bài tập : SGK trang 195.
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ : (5ph)
- Cấu tạo cơ quan sinh dục nữ?
- Cấu tạo buồng trứng? Trứng có đặc điểm gì?
2. Đặt vấn đề : (1ph)

Nòi giống con người có tồn tại được hay không nếu không có quá trình
thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai ?
Vậy quá trình thụ tinh, thụ thai và phát triển của thai diễn ra như thế
nào ?
Để làm sáng tỏ dần vấn đề trên chúng ta đi tìm hiểu nội dung bài mới.
3. Bài mới:
( Lưu ý: cho học sinh nam ngồi một bên và học sinh nữ ngồi một
bên để tiện hơn cho việc trao đổi thảo luận nhóm)
Trước khi chốt lại kiến thức trong tâm ở các hoạt động, giáo viên trả lời
các câu hỏi có liên quan đến nội dung bài học mà các em còn băn khoăn, đã
ghi vào giấy để ra các đầu bàn theo yêu cầu của giáo viên, nhằm tránh sự e
ngại cho các em muốn biết nhưng không dám hỏi.
Hoạt động 1 : Thụ tinh và thụ thai (12ph)
Giáo viên: Vũ Văn Huy - 3 -

 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học : 2013 - 2014
Các nhóm tiến hành thảo luận, trả lời câu hỏi nhưng đồng thời
trong thảo luận có những vấn đề gì thắc mắc ngại hỏi thì các em có thể
ghi ra giấy, để đầu bàn để giáo viên tư vấn hoặc giải thích kịp thời cho
các em hiểu .
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
- GV yêu cầu nghiên cứu thông tin,
quan sát hình ảnh.
- Trao đổi, thảo luận nhóm trả lời
các câu hỏi sau:
Câu 1: Điều kiện cần cho sự thụ tinh
là gì?
Câu 2: Điều kiện cần cho sự thụ thai
là gì?
Câu 3: Dựa vào kết quả của hai câu

hỏi trên hãy chỉ ra sự khác biệt cơ
bản giữa thụ tinh và thụ thai?
- GV cho đại diện các nhóm trình
bày.
- Nhận xét và nhấn mạnh ý trả lời
đúng của HS.
- Rút ra kết luận.
- HS tự nghiên cứu thông tin SGK và
quan sát hình 62.1→ ghi nhớ kiến
thức.
- Trao đổi nhóm hoàn thành yêu cầu
của GV, trả lời câu hỏi:
- Trứng gặp được tinh trùng, sẽ xảy
ra sự thụ tinh tạo thành hợp tử.
- Trứng được thụ tinh, bám và làm tổ
ở tử cung.
- Dựa vào hai đáp án trên.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm
khác nhận xét bổ sung.
* Kết luận :
- Điều kiện cần cho sự thụ tinh là: Sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng
để tạo thành hợp tử.
- Điều kiện cần cho sự thụ thai là : Xảy ra khi trứng bám và làm tổ ở tử
cung.
Hoạt động 2 : Sự phát triển của thai (12ph)
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- GV: Yêu cầu học sinh nghiên cứu
thông tin, trả lời câu hỏi :
Câu 1: Quá trình phát triển của thai
diễn ra như thế nào?

Câu 2: Sức khỏe của mẹ ảnh hưởng
như thế nào đến sự phát triển của bào
thai?
Câu 3: Trong quá trình mang thai
người mẹ nên làm gì và không nên làm
gì để thai được khoẻ mạnh?
* GV: Giải thích các câu hỏi của học
- Tự nghiên cứu thông tin, trả lời câu
hỏi.
- Phôi sau khi làm tổ khối tế bào dần
dần phân hóa, phát triển thành thai, thai
liên hệ, thực hiện trao đổi chất với cơ
thể mẹ qua nhau thai để lớn lên.
- Vì thai phát triển, lớn lên đều chịu
ảnh hưởng trực tiếp từ cơ thể mẹ, nên
sức khỏe của người mẹ khi mang thai
là cực kì quan trọng đối với thai nhi.
- Người mẹ cần cung cấp đầy đủ chất
dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lí, tránh sử
dụng các chất có hại để thai được khoẻ
mạnh và phát triển bình thường.
Giáo viên: Vũ Văn Huy - 4 -

 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học : 2013 - 2014
sinh nếu các em có nhu cầu.
- Chốt kiến thức.
* Kết luận :
- Thai được nuôi dưỡng nhờ chất dinh dưỡng lấy từ mẹ qua nhau
thai.
- Người mẹ cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và tránh sử dụng

các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá…) có hại để thai được khoẻ mạnh
và phát triển bình thường.
Hoạt động 3: Hiện tượng kinh nguyệt (8 ph)
Phần này thường có nhiều câu hỏi: Giáo viên:
“Giải thích những thắc mắc thầm kín của các em khéo léo, tế nhị, nhưng
thực tế, dễ hiểu để tránh sự hiểu sai lệch, nhầm lẫn cho các em”.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- GV: Cho các em đọc thông tin, quan sát
sơ đồ chu kì kinh nguyệt.
- Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi :
Câu 1: Hiện tượng kinh nguyệt là gì?
Câu 2: Hiện tượng này xảy ra khi nào?
- GV: giải thích những thắc mắc thầm
kín của các em khéo léo, tế nhị, nhưng
thực tế, dễ hiểu để tránh sự hiểu sai
lệch, nhầm lẫn cho các em.
- Tự nghiên cứu thông tin, trả lời
câu hỏi.
- Là trứng không được thụ tinh, sau
14 ngày( kể từ ngày trứng rụng)lớp
niêm mạc bong ra, thoát ra ngoài
cùng với máu và dịch nhày.
- Xảy ra theo chu kì ( 28 - 32 ngày)
- HS hỏi thêm một số thắc mắc
của bản thân.
* Kết luận:
Hiện tượng kinh nguyệt: nếu trứng không được thụ tinh thì sau 14
ngày sẽ xảy ra hành kinh do lớp niêm mạc tử cung bong ra gây chảy máu.
4. Củng cố: (5ph)
Hoàn thành bài tập:

* Chọn các từ hoặc cụm từ thích hợp dưới đây để hoàn thành nội dung
sau:
Có thai, sinh con, nhau, thụ tinh, sự rụng trứng, mang thai, tử cung, làm tổ.
a. Kinh nguyệt lần đầu là dấu hiệu cho thấy nữ giới đã đến tuổi có khả năng
…………………… và ……………………
b. Hàng tháng, một……….chín và rụng từ một trong hai buồng trứng. Hiện
tượng trứng chín rơi khỏi buồng trứng được gọi là………………………
c. Trứng gặp tinh trùng trong ống dẫn trứng, sẽ xảy ra hiện tượng………….
và phụ nữ sẽ………………
d. Trứng đã thụ tinh bắt đầu phân chia, đồng thời di chuyển đến……., …
e. Để có thể phát triển thành thai, trứng cần phải bám và………….trong lớp
niêm mạc tử cung. Nơi bám đó sẽ phát triển thành………để nuôi dưỡng thai.
5. Dặn dò: (2ph)
Giáo viên: Vũ Văn Huy - 5 -

 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học : 2013 - 2014
- Học bài cũ.
- Trả lời câu hỏi SGK trang 196.
- Chuẩn bị bài mới: đọc thông tin, tìm hiểu trên sách báo về thông tin:
cơ sở khoa học biện pháp tránh thai và hậu quả mang thai ở tuổi vị thành niên
(còn đi học).
Tiết 66: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được các biện pháp tránh thai và giải thích cơ sở khoa học của
các biện pháp tránh thai.
2. Kỹ năng:
- Kĩ năng thu nhập và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh
để tìm hiểu cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai.
- Kĩ năng tự xác định cho mình một biện pháp tránh thai thích hợp.

- Kĩ năng từ chối những lời rủ rê quan hệ tình dục sớm dẫn đến mang
thai ngoài ý muốn.
- Kĩ năng ứng phó với ép buộc, dụ dỗ, lừa gạt quan hệ tình dục.
3. Thái độ:
- Ảnh hưởng của sự gia tăng dân số và trình độ dân trí của nhân dân
đối với việc khai thác, sử dụng tài nguyên động, thực vật và khả năng đáp ứng
của chúng đối với con người.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC:
- Bảng phụ ghi bài tập : Bảng 63 SGK trang 198
- Xem trước bài, kẻ sẵn bảng 63 vào vở.
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ : (5ph)
- Điều kiện cần để sự thụ tinh và thụ thai diễn ra?
2. Đặt vấn đề : (1ph) Có thai ở tuổi vị thành niên và nạo phá thai đang
là vấn nạn dân số của nước ta, nó để lại hậu quả đau thương cho nhiều
em bị lừa gạt, ép buộc quan hệ tình dục? Chúng ta cần làm gì để góp
phần giảm hậu quả nói trên?
Để giảm hậu quả trên các em tìm hiểu bài mới để hiểu rõ vấn đề này.
3. Bài mới: (Thực hiện các bước tương tự như tiết 65)
(Lưu ý: cho học sinh nam ngồi một bên và học sinh nữ ngồi một bên để
tiện hơn cho việc trao đổi thảo luận nhóm)
Các nhóm tiến hành thảo luận, trả lời câu hỏi nhưng đồng thời
trong thảo luận có những vấn đề gì thắc mắc ngại hỏi thì các em có thể ghi
ra giấy, để đầu bàn để giáo viên tư vấn hoặc giải thích kịp thời cho các em
hiểu.
Hoạt động 1 : Ý nghĩa của việc tránh thai. (10ph)
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- GV: Cung cấp thêm cho các em các - HS: lắng nghe, tự tìm hiểu, nghiên
Giáo viên: Vũ Văn Huy - 6 -


 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học : 2013 - 2014
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
thông tin liên qua, yêu cầu HS đọc kĩ câu
hỏi, kết hợp với kiến thức đã tìm hiểu trả
lời các câu hỏi sau:
- Trao đổi nhóm trả lời:
Câu 1: Ý nghĩa của cuộc vận động sinh
đẻ có kế hoạch?
Câu 2: Nếu có thai ở tuổi vị thành niên
sẽ gây ra hậu quả gì?
- GV cho đại diện các nhóm trình bày.
cứu thông tin, trả lời câu hỏi.
- Trao đổi nhóm hoàn thành yêu cầu
của GV.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác
nhận xét bổ sung.
- Đối với việc thực hiện kế hoạch hoá
gia đình: đảm bảo sức khoẻ cho mẹ và
chất lượng cuộc sống.
- Đối với HS ở tuổi vị thành niên: có
thai sớm ảnh hưởng đến sức khoẻ, đến
việc học tập, tương lai sau này.
- HS ở nhóm khác bổ sung.
* Kết luận :
- Đối với việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình: đảm bảo sức khoẻ cho
mẹ và chất lượng cuộc sống.
- Đối với HS ở tuổi vị thành niên: có thai sớm ảnh hưởng đến sức
khoẻ, đến việc học tập, tương lai sau này.
Hoạt động 2 : Những nguy có thai ở tuổi vị thành niên (10ph)
Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- GV : Nghiên cứu thông tin SGK, trả
lời câu hỏi:
Câu 1: Ở nữ dấu hiệu nào cho biết có
khả năng mang thai?
Câu 2: Những nguy cơ khi có thai ở
tuổi vị thành niên thường dẫn đến hậu
quả gì?
Câu 3: Hậu quả của việc phá thai ở
tuổi vị thành niên là gì?
Câu 4: Cần làm gì để tránh mang thai
ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên?
* GDBVMT: Dân số tăng, nhu cầu đất
ở, đất canh tác tăng, gây ảnh hưởng
như thế nào đến nguồn tài nguyên
động, thực vật…?
- Tự nghiên cứu thông tin, trả lời câu
hỏi.
- Có kinh lần đầu.
- Sẩy thai, đẻ non, băng huyết, nhiễm
khuẩn do tử cung chưa phát triển đầy
đủ.
- Ảnh hưởng đến học tập và vị thế
trong xã hội, tương lai sau này.
- Dính buồng tử cung, tắc vòi trứng gây
vô sinh hoặc để lại sẹo trên thành tử
cung…
- HS phát biểu, nhận xét.
- Dân số tăng, nhu cầu đất ở, đất canh
tác tăng, gây ảnh hưởng nghiêm trong
đến thiên nhiên cụ thể là: Rừng sẽ bị

tàn phá, động thực vật sẽ bị khai thác
và săn bắn bừa bãi, môi trường sống
của chúng thu hẹp gây ảnh hưởng đến
biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường
để lại nhiều hậu quả khôn lường.
* Kết luận :
Giáo viên: Vũ Văn Huy - 7 -

 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học : 2013 - 2014
- Những nguy có thai ở tuổi vị thành niên:
+ Sẩy thai, đẻ non, băng huyết, nhiễm khuẩn do tử cung chưa phát
triển đầy đủ. Tăng nguy cơ tử vong, vô sinh.
+ Ảnh hưởng đến học tập và vị thế trong xã hội, tương lai sau này.
Hoạt động 3: Cơ sở khoa học của biện pháp tránh thai (12ph)
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
GV: yêu cầu học sinh đọc thông tin, kết
hợp với sự hiểu biết của bản thân, thảo
luận nhóm và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Dựa vào điều kiện cần của sự
thụ tinh và thụ thai, hãy giải thích cơ sở
khoa học của các biện pháp tránh thai?
Câu 2: Cần có những biện pháp nào để
thực hiện hiện nguyên tắc tránh thai?
- Giáo viên phân tích ưu và nhược ở
mỗi phương pháp tránh thai khác nhau.
Câu 3: Em hãy nêu những việc làm cần
thiết để tránh thai ở tuổi vị thành niên?
* GV: Cần cung cấp thêm thông tin
để các em hiểu rõ hơn về cơ sở khoa
học và các biện pháp tránh thai an

toàn.
- Tự nghiên cứu thông tin, trả lời câu
hỏi theo nhóm.
- Cơ sở khoa học của các biện pháp
tránh thai:
+ Ngăn không để tinh trùng gặp trứng.
+ Chống sự làm tổ của trứng đã thụ
tinh.
- Xã hội phát triển, thông tin qua sách,
báo, truyền thông, truyền hình , chúng
ta có thể tìm được một số biện pháp
tránh thai an toàn:
+ Sử dung bao cao su, uống thuốc
tránh thai, thắt ống dẫn tinh, dẫn trứng,
đặt vòng…, trong quan hệ tình dục.
- Quan hệ tình bạn khác giới trong
sáng.
- Xác định tương lai, đầu tư vào học tập
- Không nhẹ dạ cả tin ở mọi trường hợp
trong lứa tuổi vị thành niên…
- HS phát biểu, nhận xét.
* Kết luận:
- Các nguyên tắc tránh thai:
+ Ngăn trứng chín và rụng.
+ Ngăn không cho tinh trùng gặp trứng.
+ Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh.
4. Củng cố: (5ph)
Bảng 63. Hãy liệt kê các phương tiện sử dụng để tránh thai.
Cách ngăn có thai Phương tiện sử dụng
Có ưu, nhược điểm gì?

(Nếu em biết)
Ngăn không cho trứng
Giáo viên: Vũ Văn Huy - 8 -

 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học : 2013 - 2014
chín và dụng
Ngăn trứng thụ tinh
Ngăn sự làm tổ của
trứng
5. Dặn dò: (2ph)
- Học bài cũ. Trả lời câu hỏi SGK trang 198.
- Đọc “em có biết”.
- Ôn lại kiến thức từ chương VI đến chương XI.
Hy vọng với những kinh nghiệm này sẽ đóng góp thêm cho sự thành công
tiết dạy của quý thầy cô giáo giảng dạy ở “Chương XI: Sinh Sản” của bộ
môn sinh 8 và mang lại hiệu quả cho công tác giáo dục giới tính ở lứa tuổi
dậy thì với xã hội hiện nay.
2. Kết quả sau khi thực hiện đề tài.
Sau một thời gian vận dụng những phương pháp trên, tôi nhận thấy kết
quả học tập của học sinh về môn Sinh hoc 8, cụ thể ở các tiết 65,66 có những
kết quả đáng khích lệ, học sinh đã hứng thú học bộ môn Sinh học 8, xóa bỏ
được tâm lí ngại hỏi và không dám nói ra sự thay đổi bất thường ở cơ thể, sự
thay đổi về mặt sinh lí với lứa tuổi dậy thì.
Các kiến thức liên quan đến phần này trong kiểm tra hay trong bài thi
các em đều làm tốt.
Thông qua các tiết học, các em có ý thức hơn trong việc học, nắm vững
hơn về kiến thức tâm lí lứa tuổi và tuổi dậy thì, biết cách phòng tránh bệnh tật
ở lứa tuổi dậy thì. Bằng một số câu hỏi, bài tập trắc nghiệm cơ bản tương ứng
với mức độ nội dung kiến thức ở môn Sinh 8 “Chương XI: Sinh Sản”,
(tiết 65,66) kết quả thu được sau khi sử dụng phương pháp nêu trên:

3. Kết quả so sánh đối chứng.
* Kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài.
* Kết quả khảo sát sau khi thực hiện đề tài.
IV. KẾT LUẬN :
1. Kết luận:
Giáo viên: Vũ Văn Huy - 9 -

Lớp Sĩ số
Giỏi Khá TB Yếu - Kém
SL % SL % SL % SL %
8F
26 7 27 9 34,6 10 38,4 0 0
8B
25 2 8 8 32 11 44 4 16
Lớp Sĩ số
Giỏi Khá TB Yếu - Kém
SL % SL % SL % SL %
8F
26 11 42,3 12 46 3 11,7 0 0
8B
25 6 24 14 56 5 20 0 0
 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học : 2013 - 2014
Bộ môn sinh học nói chung và môn Sinh học 8 nói riêng, đây là bộ
môn khoa học thực nghiệm đòi hỏi giáo viên lựa chọn phương pháp giảng dạy
bộ môn Sinh học, phải căn cứ vào tính chất đặc thù của bộ môn khoa học, lấy
hoạt động nhận thức của học sinh làm cơ sở chính để tiến hành đề đài.
Sau thời gian nghiên cứu tìm hiểu và được sự quan tâm giúp đỡ của
đồng nghiệp, ban giám hiệu nhà trường cũng như tổ chuyên môn đã giúp tôi
thực hiện thành công đề tài: Phương pháp tăng sự hiểu biết ở tuổi dậy thì
cho học sinh trong các tiết 65, 66 ở môn sinh học 8. Với mong muốn phát

triển năng lực, rèn luyện tư duy về nhận thức sự thay đổi trong cơ thể ở lứa
tuổi dậy thì của học sinh, nhằm nâng cao chất lượng bộ môn nói riêng, góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục giới tính nói chung.
2. Kiến nghị:
Nhà trường nên đẩy mạnh phong trào như : tuyên truyền, lồng ghép
vào các buổi hoạt động ngoại khoá về vấn đề giáo dục giới tính ở lứa tuổi dậy
thì. Nêu các hậu quả đáng tiếc về sự thiếu hiểu biết về kiến thức ở lứa tuổi
dậy thì cho các em học sinh nghe để phòng tránh.
GVCN ở các khối lớp mà nhất là khối 8 và khối 9, các buổi họp phụ
huynh GVCN cần nhắc nhở phụ huynh để ý và quan tâm hơn nữa đến các em
có dấu hiệu dậy thì. Vì ở lứa tuổi này các em thường có tính khí bất thường và
nhiều suy nghĩ nông nổi, dẫn đến hư hỏng nếu gia đình, người thân và nhà
trường không kịp thời quan tâm giúp đỡ các em.
Việc thực hiện đề tài này chắc hẳn không tránh khỏi thiếu sót.
Kính mong các đồng chí và các bạn đồng nghiệp, trao đổi và góp ý để
giúp tôi hoàn thiện hơn trong đề tài cũng như trong chuyên môn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn !
Gia An, ngày 25 tháng 04 năm
2014
Người viết
Vũ Văn Huy
Giáo viên: Vũ Văn Huy - 10 -

 Sáng kiến kinh nghiệm Năm học : 2013 - 2014
Mục lục
Nội dung Trang
I MỞ ĐẦU
1
1 Lý do chọn đề tài
1

2 Mục đích ngiên cứu
1
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1
II
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU: 1
1 Cơ sở lí luận của vấn đề
1
2 Cơ sở thực tiễn
2
3 Phương pháp nghiên cứu
2
III NỘI DUNG
3
1 Tăng sự hiểu biết của học sinh…
3
2 Kết quả nghiên cứu
9
3 Kết quả đối chứng
9
IV KẾT LUẬN
10
1 Kết luận
10
2 Kiến nghị
10
Mục lục. Tài liệu tham khảo
11
Ý kiến đánh giá của hội đồng khoa học

12

Tài liệu tham khảo
1. Sách sức khỏe sinh sản của BGDĐT.
2. Các tư liệu trong các sách: Sách giáo khoa Sinh học 8; Sách Giáo
viên Sinh học 8; Sách Thiết kế bài giảng Sinh học 8.
3. Các tư liệu về đổi mới phương pháp dạy học của Bộ giáo dục trong
các sách bồi dưỡng giáo dục thường xuyên chu kì 3.
4. Sách đổi mới phương pháp dạy học sinh học.
5. Các tài liệu vè kế hoạch hóa gia đình.
6. Sách tham khảo “sức khỏe sinh sản vị thành niên”.
7. Website: Http://bachkim.vn.
Giáo viên: Vũ Văn Huy - 11 -

×