Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SKKN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG KIỂM TRA BÀI CŨ CỦA MÔN HÓA HỌC THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.91 KB, 14 trang )

- 1 -
Tên đề tài:
“ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG
KIỂM TRA BÀI CŨ CỦA MÔN HÓA HỌC THCS”
I.ĐẶT VẤN ĐỀ :
Kiểm tra và đánh giá là hai khâu trong một quy trình thống nhất nhằm xác
định kết quả thực hiện mục tiêu dạy học.
Kiểm tra bài cũ (KTBC) nói chung và KTBC môn hóa học nói riêng là một
trong những hình thức kiểm tra - đánh giá nhằm xem xét mức độ đạt được của
hoạt động học của học sinh (HS) - hoạt động dạy của giáo viên (GV) so với mục
tiêu đề ra đối với từng môn học, từng lớp học, cấp học nói chung và môn hóa
học THCS nói riêng.
Khi KTBC môn hóa có hiệu quả sẽ là một trong những điều kiện quan
trọng, cần thiết để :
- Giúp GV nắm được tình hình học tập, mức độ phân hóa về trình độ học
lực của HS trong lớp về bộ môn hóa, từ đó có biện pháp giúp đỡ HS yếu kém và
bồi dưỡng HS giỏi ; giúp GV điều chỉnh, hoàn thiện phương pháp dạy học.
- Giúp HS biết được khả năng học tập bộ môn hóa của mình so với yêu cầu
của chương trình ; xác định nguyên nhân thành công cũng như chưa thành công,
từ đó điều chỉnh phương pháp học tập, phát triển kĩ năng tự đánh giá. Đồng thời,
giúp HS tái hiện, hệ thống lại kiến thức hóa học đã học để ghi nhớ, vận dụng vào
học tập bộ môn hóa và đời sống.
- Giúp cán bộ quản lí giáo dục đề ra giải pháp quản lí phù hợp để nâng cao
chất lượng giáo dục của bộ môn hóa.
- Giúp cha mẹ HS biết được kết quả học bộ môn hóa của con mình để có
tác dụng giáo dục, động viên tạo điều kiện kịp thời để các em học tốt nhất.
1. Thực trạng :
a) Thuận lợi :
Hiện nay, công nghệ thông tin ( CNTT) đang phát triển, hầu hết các trường
đều có trang thiết bị đầy đủ trang thiết bị điện tử và GV có kĩ năng sử dụng và
ứng dụng CNTT


Nội dung kiểm tra bài cũ ( đề các dạng bài tập hóa học ) có sẵn trong nhiều
loại sách tham khảo ở thư viện hoặc ở trên mạng.
HS thích hình thức KTBC bằng CNTT vì ít bị áp lực kiểm tra hơn hình thức
truyền thống là hỏi đáp trực tiếp.
b) Khó khăn :
Trang thiết của trường có nhưng còn hạn chế như chưa đủ số lượng máy
chiếu hay màn hình rộng để GV thực hiện thường xuyên.
Trường THCS Quang Trung Gv: Tuyễn Thị Tường Vi
- 2 -
Trường chỉ một GV bộ môn hóa nên công việc đảm nhiệm nhiều, GV ít có
thời gian đầu tư để việc KTBC bằng việc ƯDCNTT được thực hiện thường
xuyên ở mỗi tiết học.
2. Lý do chọn đề tài :
Trong quá trình dạy học môn hóa tôi thấy kiểm tra bài cũ như phương pháp
thông thường là kiểm tra miệng sẽ không đạt hiệu quả vì:
+ Khi KTBC HS được gọi lên bảng không đủ tự tin đứng trước GV và các
bạn để trả lời nên quên kiến thức đã học .
+ Nhiều em chủ quan là mình KT bài cũ rồi, thầy cô không KT nữa nên các
em không học bài .
+ Nhiều tiết học kiến thức mới dài thời gian KTBC ngắn nên số lượng HS
được KTBC ít, không đảm bảo cho tất cả HS trong lớp đều được KTBC (nhất là
những lớp có số lượng HS đông). Những em đã KTBC rồi nhưng điểm chưa cao
không có cơ hội kiểm tra lại để nâng cao điểm miệng của mình.
+ Nhiều bài cũ có kiến thức dài HS không tự hệ thống được kiến thức cơ bản
quan trọng cần nắm để học nên dẫn đến không học hoặc nhát học, học không kĩ.
Nhưng khi KTBC bằng cách ứng dụng CNTT tôi thấy có kết quả tốt hơn .
Do đó, để nâng cao chất lượng KTBC bộ môn hóa, tôi vận dụng điều kiện hiện
có của nhà trường ( thiết bị DH ) và của bản thân ( có máy vi tính ), tôi đã chọn
đề tài nghiên cứu là : “ Ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra bài cũ
của bộ môn hóa học THCS “.Và đã được kết quả bước đầu khả quan.

3. Giới hạn của đề tài :
+ Đối tượng nghiên cứu :
Học sinh khối 8 và khối 9 – Trường THCS Quang Trung
+ Phạm vi nghiên cứu :
Hóa học trung học cơ sở
II. CƠ SỞ LÍ LUẬN :
Để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tự giải quyết vấn đề, lý luận dạy học
hiện đại khẳng định:” Cần phải đưa HS vào vị trí chủ thể hoạt động nhận thức,
học trong hoạt động. HS bằng họat động tự lực, tích cực của mình mà chiếm lĩnh
kiến thức . Quá trình này được lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ góp phần hình thành và
phát triển cho HS năng lực tư duy sáng tạo.”
Tăng cường tính tích cực phát triển tư duy sáng cho HS trong quá trình học
tập là một yêu cầu rất cần thiết, nhất là trong KTBC; đòi hỏi người học tích cực,
tự lực tham gia trong quá trình nhận thức. Bộ môn Hoá học ở THCS có mục đích
trang bị cho HS hệ thống kiến thức cơ bản, bao gồm các kiến thức về cấu tạo
chất, phân loại chất và tính chất của chúng. Việc nắm vững các kiến thức cơ bản
góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở bậc THCS, chuẩn bị kiến thức vững
chắc cho HS tham gia học môn Hóa ở trung học phổ thông.
Trường THCS Quang Trung Gv: Tuyễn Thị Tường Vi
- 3 -
Để đạt được mục đích trên, ngoài hệ thống kiến thức về lý thuyết, bài tập
Hoá học thì khâu KTBC giữ một vị trí và vai trò rất quan trọng trong việc kiểm
tra – đánh giá chất lượng dạy và học Hoá học ở THCS nói chung, đặc biệt là ở
lớp 8 nói riêng. Qua hệ thống câu hỏi lí thuyết, bài tập trắc nghiệm, tự luận Hoá
học giúp người GV kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của HS, từ đó phân loại
HS để có kế hoạch sát với từng đối tượng.
Hiện nay, trên thế giới đã vận dụng tối đa CNTT vào công tác giáo dục.
Nghành giáo dục của nước ta cũng đang phát triển CNTT trong giáo dục ở
các cấp.
Riêng bản thân tôi, những năm qua khi vận dụng CNTT vào tiết dạy giáo

án điện tử, thấy phần kiểm tra bài cũ luôn đạt hiệu quả hơn so với kiểm tra miệng
thông thường. Nên tôi đã chọn đề tài: " Ứng dụng công nghệ thông tin trong
kiểm tra bài cũ bộ môn Hoá học ở chương trình THCS".
III. CƠ SỞ THỰC TIỄN :
Hóa học là môn học mới đối với HS khối 8,9. Vì vậy ,việc tìm hiểu kiến
thức mới và chuyển thành kiến thức của chính bản thân là quá trình khó khăn
,nhất là với HS trung bình ,yếu ,kém.
Trong hầu hết các tiết học đều có ba phần chính là kiểm tra kiến thức
cũ,tìm hiểu kiến thức mới và cũng cố kiến thức vừa học.
Khi chưa ứng dụng CNTT trong phần kiểm tra bài cũ, tôi thấy một phần ba
HS ở các lớp chưa đạt yêu cầu đề ra, điểm thường thấp dưới năm, nhưng thời
lượng kiểm tra lại có hạn không có điều kiện để các em được kiểm tra nhiều lần.
Mặc khác, nếu kiểm tra miệng như từ xưa đến nay là dùng hình thức vấn
đáp thì mỗi tiết chỉ kiểm tra được tối đa hai đến ba HS ; chưa nói những bài dài
và khó thì thời lượng kiểm tra càng ít, đó cũng là những khó khăn của GV trong
việc thực hiện mục tiêu của phần kiểm tra miệng : là kiểm tra tình hình học tập
và vận dụng, khắc sâu kiến thức cơ bản cho HS.
Vậy cần phải có phương pháp gì để khắc phục những khó khăn trên đó
cũng là vấn đề quan trọng đang được nhiều GV quan tâm.
Khi được dự các tiêt dạy bằng giáo án điện tử của nhiều giáo viên trong
trường và nhiều trường khác, tôi thấy hầu hết các giáo viên đều KTBC bằng cách
ứng dụng CNTT cho kết quả là đa số HS được kiểm tra đều đạt điểm cao.
Trên cơ sở chưa có ai nghiên cứu, tôi đã mạnh dạng tìm hiểu, tích góp
những kinh nghiệm của những năm dạy học qua nghiên cứu đề tài : “ Ứng dụng
công nghệ thông tin trong kiểm tra bài cũ bộ môn Hóa học ở chương trình
THCS”
Và khi tôi tiến hành ứng dụng CNTT vào kiểm tra bài cũ (KTBC) với HS
khối 8, 9 đang dạy tại trường THCS Quang Trung thì thấy kết quả kiểm tra cao
hơn, tiết học trở nên nhẹ nhàng hơn. Vừa KT được nhiều HS cùng một lúc, vừa
tạo điều kiện ôn bài cho tất cả HS. Từ đó, HS có hứng thú với môn học hơn, tự

Trường THCS Quang Trung Gv: Tuyễn Thị Tường Vi
- 4 -
tin hơn, đặc biệt tạo cho mọi HS tinh thần luôn sẵn sàng cho KT, ôn tập kiến
thức cũ. Đồng thời, mỗi HS có thể được KT nhiều lần, tạo điều kiện vững chắc
cho việc nghiên cứu tìm hiểu kiến thức mới.
IV. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU :
1) Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này tôi đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học
như: Phân tích lý thuyết, điều tra cơ bản, tổng kết kinh nghiệm sư phạm và sử
dụng một số phương pháp thống kê toán học trong việc phân tích kết quả thực
nghiệm sư phạm v.v .
Trên cơ sở đó tôi đã trình một số dạng bài tập hoá học lớp 8 và lớp 9 từ
nhiều sách bài tập của nhiều tác giả trên cả nước và nghiên cứu nội dung bài tập
kiểm tra phù hợp với từng đối tượng HS cần kiểm tra.
2) Nội dung nghiên cứu
2.1 Cách tiến hành và hiệu quả khi ứng dụng CNTT vào KTBC bộ môn
Hóa học ở chương trình THCS :
1. Nghiên cứu kĩ nội dung bài mới và kiến thức cũ để có thời lượng kiểm
tra bài cũ hợp lí để vừa không ảnh hưởng đến thời gian truyền đạt kiến thức mới
vừa đảm bảo củng cố hết được kiến thức cũ .
Khi soạn nội dung KTBC trên máy GV có thể đặt thêm đồng hồ báo giờ ở
phần này để HS tự phân bố được thời gian làm bài thích hợp cho từng nội dung
KT, bên cạnh đó, GV cũng chủ động hơn trong việc phân chia thời lượng cho
phần KTBC.
Ví dụ :
Trong bài học mới: Bài Oxit có bài cũ là Sự oxi hóa – Phản ứng hóa hợp - Ứng
dụng của oxi, kiến thức vừa mới vừa nhiều đối với HS lớp 8 mới bắt đầu học
môn hóa, do đó thời lượng kiểm tra nên ít (khoảng 3 đến 5 phút) để dành nhiều
thời gian cho bài mới.
2. Ngoài ra, kiến thức cũ và kiến thức mới có thể liên quan đến nhau hoặc

tương tự nhau nên GV phải nghiên cứu trước để có thể vận dụng kiến thức vừa
kiểm tra vào phần hướng dẫn tìm hiểu kiến thức mới.
Sau khi KTBC xong GV chỉ để lại những kiến thức cũ liên quan đến việc tìm
hiểu kiến thức của bài học mới. GV dẫn dắt còn HS tự tìm hiểu sẽ kích thích
được tính tự lập, sáng tạo và hứng thú của HS.
Ví dụ :
a) Kiến thức cũ liên quan kiến thức mới: Cũng trong bài mới Oxit có bài cũ là Sự
oxi hóa – Phản ứng hóa hợp - Ứng dụng của oxi: Kiểm tra bài cũ về phản ứng
hóa học của oxi dẫn đến sự hình thành một số oxit bazơ, oxit axit (MgO, Na
2
O,
CO
2
, P
2
O
5
…). Cho học sinh nhận xét về thành phần nguyên tố của oxit để dẫn
đến định nghĩa về oxit.
Trường THCS Quang Trung Gv: Tuyễn Thị Tường Vi
- 5 -
b) Kiến thức cũ tương tự kiến thức mới: Bài mới là Axetilen có bài cũ là Etilen
(hóa 9) : Axetilen có trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí và tính chất hóa học
(phản ứng cháy, phản ứng cộng với brom) tương tự như Etilen nên GV kiểm tra
bài cũ của Etilen về :
+ Trạng thái tự nhiên: không có sẵn trong tự nhiên;
+ Tính chất vật lí: là chất khí không màu , không mùi, ít tan trong nước ,nhẹ hơn
không khí
+ Tính chất hóa học : phản ứng cháy , phản ứng cộng với brom
Sau khi kiểm tra lưu lại kết quả và dựa vào đó giới thiệu, hướng dẫn tìm hiểu về

Axetilen.
3. Nghiên cứu kĩ nội dung kiến thức mới để giáo viên soạn hệ thống câu
hỏi củng cố trong bài đang học có liên quan đến phần KTBC ở tiết sau trên giáo
án, phiếu học tập và máy khoa học, chính xác và bám sát nội dung cần kiểm tra .
Đối với lớp học có nhiều học sinh trung bình , yếu thì cần nhấn mạnh phần
củng cố này sẽ là phần kiểm tra bài cũ ở tiết sau để các em biết rõ nội dung chính
mình cần tập trung học.
Ví dụ :
Nội dung củng cố khi học bài Tính chất vật lý của kim loại:
Câu 1: Dùng từ, cụm từ dưới đây điền vào chỗ trống sao cho được các kết luận
đúng: Tính dẻo, dẫn nhiệt tốt, đời sống, có ánh kim, vật lý, dẫn điện, sản xuất.
a) Kim loại có Ngoài ra, kim loại
còn có những tính chất vật lý khác.
b) Căn cứ vào tính chất và một số tính chất khác người ta sử dụng
kim loại trong và
Câu 2: Hãy kể tên 3 kim loại được sử dụng để:
a) Làm vật dụng gia đình :
b) Sản xuất dụng cụ, máy móc :
c) Làm đồ trang sức :
4. Đồng thời phải nắm rõ được chất lượng học tập của từng HS, từng lớp
dạy để có nội dung kiểm tra phù hợp với từng đối tượng (HS giỏi, khá, trung
bình, yếu, kém). Đối với HS lớp 8, mới bắt đầu học hóa thì GV có thể lấy kết
quả nên học trước (lớp 7) để nắm chất lượng học tập của HS.
Khi đó, nội dung câu hỏi phù hợp với từng đối tượng HS (giỏi, khá, trung
bình, yếu và kém) thì các em làm bài tự tin, kết quả tốt hơn. HS khá, giỏi nội
dung câu hỏi phải nghiêng về phần thông hiểu và vận dụng nhiều hơn ; còn HS
trung bình, yếu, kém thì phần nội dung câu hỏi phải nghiêng về phần biết nhiều
hơn. Khi các em KTBC bằng CNTT với kết quả tốt hơn trước thì sẽ kích thích
HS khá giỏi phát triển tiềm năng về hóa học vì các em có điều kiện thể hiện năng
lực hiểu biết sâu rộng của mình về hóa học. Đồng thời, cũng kích thích các em

học không tốt hóa có cố gắng nhiều hơn trong học tập bộ môn này.
Trường THCS Quang Trung Gv: Tuyễn Thị Tường Vi
- 6 -
Từ đó, tiết học hóa đối với mỗi HS sẽ có nhiều hứng thú hơn nên kết quả
dạy – học môn hóa ngày càng được cải thiện và nâng cao.
Ví dụ :
Lớp 8: Nội dung phiếu KTBC
*Tiết 4:
Bài thực hành 1: Tính chất nóng chảy của chất – Tách chất từ hỗn hợp
Đề 1: Dành cho HS trung bình, yếu, kém.
1) Cho các vật thể sau: cây dừa, cây thước, con người, nồi cơm điện, quả chanh,
sách vở, tấm nệm, bãi biển, con tàu, trái đất. Hãy chỉ ra đâu là vật thể tự nhiên,
đâu là vật thể nhân tạo?
2) Em hãy trình bày cách tách gỗ ra khỏi hỗn hợp gỗ và mạt sắc?
Đề 2: Dành cho HS khá,giỏi
1) Hãy cho biết đâu là chất tinh khiết, đâu là hỗn hợp trong các thí nghiệm sau,
giải thích ngắn gọn:
a) Nhỏ vài giọt nước vào ống nghiệm sạch và đun nóng trên ngọn lửa đèn cồn,
sau một thời gian thì nước biến mất và không để lại dấu vết gì.
b) Người ta đem chưng cất phân đoạn dầu mỏ thu được : xăng nhẹ, dầu hỏa, dầu
điezen
2) Có 3 lọ mất nhãn đựng 3 chất lỏng sau: nước tinh khiết, nước muối, nước
đường. Hãy phân biệt 3 lọ trên?
3) Người ta sử dụng phương pháp nào để tách: muối ra khỏi cát.
5. Chuẩn bị kĩ nội dung kiểm tra (có đáp án và điểm cho từng phần) trong
giáo án, máy chiếu và in phiếu KT ứng với số HS cần kiểm tra để tránh sai sót về
chính tả, về nội dung kiểm tra, đối tượng được kiểm tra với câu hỏi ngắn gọn,
chính xác, đúng trọng tâm cần KT hoặc chỉ cần cung cấp đề cho HS làm trên vở
(mỗi HS có một quyển vở mỏng ,có thể vận dụng vở cũ, để làm vở KT) không
chép đề.

Khi ứng dụng NCTT trong KTBC thì nội dung kiểm tra được GV chuẩn bị
trước trên máy hoặc phiếu và HS nắm được kiến thức cần kiểm tra ở tiết trước
nên cả GV và HS đều chủ động khi tiến hành phần KTBC trong mỗi tiết học,
vừa tiết kiệm được thời gian vừa đạt kết quả như ý.
Những lúc không có điện, hoặc không có máy chiếu thì GV có thể dùng bảng
phụ ghi đề và HS làm ở bảng con từng câu hoặc ở giấy, vở (không cần chép đề).
Nếu GV muốn kiểm tra toàn lớp lấy tỉ lệ số HS học bài thì có thể cho HS làm
từng câu, mỗi HS ghi đáp án ở bảng con, GV kiểm tra đáp án của tất cả HS ở
từng câu.
6. Những năm tôi KTBC bằng hình thức cũ là vấn đáp thì chỉ kiểm tra
được từng em một và số lượng HS được KT trong một tiết còn hạn chế ( khoảng
một đến ba em), do đó, có bài không KT hết được nội cần KT. Còn nếu KT nhiều
Trường THCS Quang Trung Gv: Tuyễn Thị Tường Vi
- 7 -
HS cùng một lúc thì GV không kiểm soát hết phần trả bài của từng HS, HS dưới
lớp cũng không theo dõi kịp những kiến thức đang củng cố.
Từ năm học 2010-2011 đến nay, khi ứng dụng CNTT vào KTBC tôi chủ
động được về thời gian, nội dung cần KT, số lượng HS kiểm tra, không phải đọc
đi , đọc lại một nội dung kiểm tra từ lớp này sang lớp khác và đặc biệt không
phải lo về chất lượng bộ môn như những năm học trước. HS cũng chủ động về
thời gian, nội dung KT. Các em không còn lo sợ bị áp lực trước GV và các bạn
trên lớp.
** Sau đây là một số nội dung kiểm tra bài cũ hóa 8, 9 ở một số bài cụ thể:
Lớp 8: Nội dung phiếu KTBC
*Tiết 8: Đơn chất và hợp chất – Phân tử
Đề 1:
1)Trong hai câu sau câu nào đúng:
a) Trong không khí có nguyên tử oxi tồn tại ở dạng tự do.
b) Trong không khí có nguyên tố oxi.
2)Nêu ý nghĩa các kí hiệu sau: 3O, 3O

2
, 2H , H
2
O , NaCl.
Đề 2:
1)Hãy dùng chữ số và kí hiệu hóa học diễn đạt ý sau : ba nguyên tử cacbon, hai
nguyên tử đồng, hai nguyên tử nito, năm nguyên tử sắt, bốn phân tử hidro.
2)Biết nguyên tử X có nguyên tử khối bằng 3,5 nguyên tử khối của oxi, X là
nguyên tố nào sau đây:
a) Ca b) Na c) Fe d) Mg
Dùng bài 2 của đề 1 để dẫn dắt HS tìm hiểu kiến thức mới: Em hãy cho biết
trong bài 2-đề 1 đâu là nguyên tử, phân tử, đơn chất, hợp chất?
Lớp 9: Nội dung phiếu KTBC
*Tiết 44: Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ
Hãy sắp xếp các chất sau đây vào ô thích hợp trong bảng dưới: (NH
2
)
2
CO, C
2
H
4
,
Na
2
CO
3
, C
2
H

4
O
2
, C
2
H
5
OH , C
2
H
6
, HCl ,NaOH ,C
6
H
6
, CH
3
Cl
(Điền đúng vị trí của mỗi công thức được 1 điểm)
Hợp chất hữu cơ Hợp chất vô cơ
Hiđrocacbon Dẫn xuất của hiđrocacbon
*Tiết 45: Metan
Hãy viết tất cả công thức cấu tạo dạng đầy đủ của các chất có công thức phân tử
sau: CH
3
Cl , C
2
H
6
O , CH

4
, C
3
H
8
, C
2
H
4
.(Viết đúng mỗi công thức 2 điểm)
(Sử dụng phiếu kiểm tra để giới thiệu bài Metan về công thức phân tử và công
thức cấu tạo)
*Tiết 47: Benzen
Hoàn thành bảng dưới đây : (Điền đúng mỗi cột 2 điểm)
Trường THCS Quang Trung Gv: Tuyễn Thị Tường Vi
- 8 -
Tên chất
Có liên
kết đôi
Có liên
kết ba
Phản ứng
cộng
Phản ứng thếTác dụng
với oxi
Metan
Etilen
Axetilen
(Sử dụng phần này để HS so sánh ba chất này với benzen trong phần bài mới)
*Tiết 49: Dầu mỏ và khí thiên nhiên

Đề 1: Câu hỏi cho HS trung bình, yếu, kém :
1- Viết công thức phân tử và công thức cấu tạo dạng đầy đủ của benzen? (4điểm)
2- Benzen có phản ứng với Brom không?Nếu có, viết phương trình phản ứng
dạng công thức cấu tạo đầy đủ và cho biết phản ứng đó thuộc loại phản ứng gì?
(6 điểm)
Đề 2: Câu hỏi cho HS khá, giỏi:
Nêu đặc điểm cấu tạo của benzen và so sánh với đặc điểm cấu tạo của metan,
etilen, axetilen? (4 điểm)
Từ đó nêu tính chất hóa học đặc trưng của benzen? Viết phương trình hóa học.
(6 điểm)
*Tiết 51: Luyện tập chương 4: Hidrocacbon.Nhiên liệu.
Cho HS về nhà kẻ trước bảng ở phần kiến thức cần nhớ vào vở học
Metan Etilen Axetilen Benzen
CTCT
Đặc điểm cấu tạo
của phân tử
Phản ứng đặc
trưng
Ứng dụng chính
Mỗi bàn làm một nhóm hoàn thành.GV chiếu kết quả và cho HS chấm chéo.
*Tiết 52: Thực hành:Tính chất của hidrocacbon
-Nội dung phiếu KT: Chọn đáp án đúng trong các câu sau:
1.Nguyên liệu điều chế khí Axetilen C
2
H
2
trong phòng thí nghiệm là:
a/ CaC
2
, H

2
O b/ CH
4
, H
2
O
c/ CaC
2
, CH
4
d/ Ca(OH)
2
, H
2
O
2. Có thể thu khí Axetilen C
2
H
2
bằng phương pháp đẩy nước vì:
Trường THCS Quang Trung Gv: Tuyễn Thị Tường Vi
- 9 -
a/ C
2
H
2
nhẹ hơn nước b/ C
2
H
2

ít tan trong nước
c/ C
2
H
2
nhẹ hơn không khí d/ C
2
H
2
tan nhiều trong nước
3.Axetilen C
2
H
2
không thể phản ứng với chất nào:
a/ Brom b/ Oxi c/ Hidro d/ Nước
4.Benzen C
6
H
6
tham gia phản ứng thế với:
a/ Clo b/ Brom c/ Hidro d/ Oxi
5.Benzen C
6
H
6
không bị hòa tan trong:
a/ Nước b/ Dầu hỏa c/ Dầu ăn d/ Iot
7. GV phát phiếu KT, quy định giờ KT, cho HS làm nhanh đáp án vào vở
giấy hoặc vở đã chuẩn bị trước. GV quan sát, nhắc nhở khi cần, canh giờ.

8. Hết giờ thu bài và cho HS dưới lớp nêu đáp án hoặc GV đưa đáp án. HS
quan sát và sửa bài vào vở nếu sai.
9. GV có thể chấm bài ngay tại lớp hoặc cho HS tự chấm chéo.
Lưu ý, khi GV kiểm tra với số lượng nhiều HS thì chỉ cần đưa đáp án cho HS
sửa, GV nhận bài làm của các em về nhà chấm và trả lại vào tiết sau.
10. Ngoài kiểm tra trên phiếu GV có thể kiểm tra trực tiếp: áp dụng với bài
có bài cũ là những câu hỏi trắc nghiệm.
2.2 Một số yêu cần thiết với GV để ứng dụng được CNTT trong KTBC :
GV phải nắm được kĩ thuật tin học cơ bản về soạn giảng giáo án trên máy
tính phần word và powerpoint.
GV nắm được một số phần mềm soạn các bài tập như phần mềm hospitol
trên mạng.
Linh hoạt khi sử dụng CNTT trong KTBC như : có nội dung cho từng đối
tượng HS giỏi, khá, trung bình, yếu hoặc nếu không ứng dụng được CNTT do
cúp điện hoặc không có máy thì vẫn có thể tiến hành KTBC như khí sử dụng
CNTT bằng bảng phụ, bảng con, giấy
V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU :
Sau khi thực hiện các nội dung và giải pháp của đề tài trên, tôi đã nắm
được tình hình học tập của các em ở nhà cũng như ở trường thường xuyên hơn
với số lượng lớn mà không cần phải tốn nhiều thời gian.
Một em có thể được KT rất nhiều lần. Nếu có lần KT bị điểm thấp các em
cũng không phải lo như trước đây, các em có nhiều cơ hội để tự nâng cao điểm
của mình trong cả học kì, cả năm học vì điểm hệ số một môn hóa của các em
được lấy điểm trung bình từ nhiều lần KT (tùy từng GV, có thể lấy điểm một bài
hoặc trung bình từ hai, ba bài trở lên). Nếu nhiều em dư điểm thì GV có thể lấy
làm cột điểm KT mười lăm phút.
Nội dung kiểm tra công bằng với tất cả HS, ở tất cả các lớp; không còn có
em nào nói cô kiểm tra bạn này câu hỏi dễ, bạn kia câu hỏi khó.
Trường THCS Quang Trung Gv: Tuyễn Thị Tường Vi
- 10 -

Tất cả các em luôn trong tinh thần sẵn sàng cho kiểm tra, không còn cảm
giác lo sợ, hồi họp phải đối diện với cô thầy, với nhiều bạn ngồi dưới lớp nhìn
lên, không còn lo: cô thầy kiểm tra bài cũ cái gì vì nội dung kiểm tra, câu hỏi KT
các em đã biết.
Từ những lớp có chất lượng KT thấp có nhiều HS trung bình, yếu, kém về
môn hóa đến nay chất lượng đã được nâng cao. Nhiều em ngại học môn hóa, đặc
biệt những HS yếu, kém giờ đã thích học hóa hơn. Số lượng HS khá, giỏi bộ
môn hóa nhờ đó không ngừng tăng.
1. Điểm KTBC học kì I năm học 2009 - 2010 của khối 9 khi chưa ứng dụng
CNTT trong KTBC:
Lớp Điểm KTBC học kì I năm 2009 – 2010 (%)
Giỏi Khá TB Yếu Kém >TB
9
1
13,5 33,8 42,2 10,5 0 89,5
9
2
16,0 30,0 44,0 10,0 0 89
9
3
16,0 27,0 44,3 12,7 0 87,3
9
4
15,3 20,3 51,1 13,3 0 86,7
2. Điểm KTBC học kì I năm học 2010 - 2011 của khối 9 khi đang ứng dụng
CNTT trong KTBC năm đầu tiên :
Lớp Điểm KTBC học kì I năm 2010 – 2011 (%)
Giỏi Khá TB Yếu Kém >TB
9
1

24,0 53,8 22,2 0 0 100
9
2
26,0 50,0 24,0 0 0 100
9
3
28,7 47,0 24,3 0 0 100
9
4
25,3 53,3 21,4 0 0 100
3. Điểm KTBC học kì I năm học 2011 - 2012 của khối 9 khi đang ứng dụng
CNTT trong KTBC năm thứ 2 :
Lớp Điểm KTBC học kì I năm 2011 – 2012 (%)
Trường THCS Quang Trung Gv: Tuyễn Thị Tường Vi
- 11 -
Giỏi Khá TB Yếu Kém >TB
9
1
25,1 53,1 21,8 0 0 100
9
2
25,9 51,1 23,0 0 0 100
9
3
30,0 49,7 20,3 0 0 100
9
4
27,5 54,0 19,5 0 0 100
VI. KẾT LUẬN:
Xuất phát từ những yêu cầu đổi mới PPDH theo hướng tích cực và đổi

mới phương pháp KT, đánh giá việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy bộ môn
hóa mà cụ thể là KTBC đã góp phần lớn trong việc nâng cao chất lượng KTBC
nói riêng, cũng như chất lượng dạy học bộ môn hóa nói chung.
Với những bài học thực tế, “Ứng dụng CNTT trong KTBC” đã giúp HS
học môn hóa dễ dàng hơn, thích thú hơn và có hiệu quả cao hơn.
Nhưng để thực hiện được việc “Ứng dụng CNTT trong KTBC” đòi hỏi
GV phải chịu khó nghiên cứu để nắm được năng lực từng HS, tình hình học tập
của từng lớp. Nên đầu tư thực hiện ngay từ năm lớp 8 mới học hóa để các em
không mất kiến thức hóa học cơ bản ban đầu. Bản thân GV phải biết sử dụng
CNTT và vận dụng tốt một số phần mềm hóa học.
Một số nơi chưa ‘Ứng dụng CNTT’ được thì có thể sử dụng bảng phụ,
bảng con, giấy để thực hiện.
GV nên hướng dẫn HS làm một quyển vở đơn giản để làm vở KT. Tất cả
nội dung kiểm tra HS làm và lưu ở đó để HS có nội dung tự ôn khi cần thiết như
tự ôn để kiểm tra một tiết định kì, thi học kì; GV nhận vở để tổng kết điểm;
Trước đây, khi chưa có vở KT này thì giữa GV và phụ huynh khó có thể
trao đổi với nhau kết quả học tập thực tế của con em mình; Giờ đây, phụ huynh
và GV có thể kết hợp rèn luyện, nhắc nhở con em thông qua vở KT này.
Trên đây, là toàn bộ đề tài nghiên cứu “ Ứng dụng CNTT trong KTBC của
môn Hóa học THCS ”. Do bản thân tôi là một GV trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm
trong dạy học nên đề tài chắc hẳn còn có thiếu sót, cần có sự đóng góp thêm
nhiều ý kiến của quý thầy cô để góp phần xây dựng đề tài này ứng dụng trong
dạy học đạt hiệu quả cao hơn .
VII. ĐỀ NGHỊ:
Để chất lượng giáo dục bộ môn hóa THCS ngày càng cao tôi xin mạnh dạng có
một số đề nghị như sau:
1. Các ban ngành giáo dục, các cấp cần tư thỏa đáng cho giáo dục về : Ngân
sách, cơ sở, vật chất, trang thiết bị hiện đại để phục vụ việc ứng dụng công
Trường THCS Quang Trung Gv: Tuyễn Thị Tường Vi
- 12 -

nghệ thông tin cho đổi mới phương pháp dạy học nâng cao chất lượng giáo
dục .
2. Các ban ngành, đoàn thể giáo dục, các cấp, trường tiếp tục đầu tư thêm các
tài liệu dành cho bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ sách giáo khoa hoá
học, sách tham khảo hóa học, bổ sung thiết bị dạy học còn thiếu, còn kém
chất lượng, có những khóa học để bồi dưỡng thêm cho GV, nhất là những
GV trẻ, mới vào ngành…
3. Các cơ sở giáo dục làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục huy động tối đa
các nguồn lực đầu tư cho cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của ngành giáo dục .
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Huỳnh Văn Út – 500 bài tập cơ bản và nâng cao hóa học 8 – Nhà xuất bản
Đồng Nai
2. Lê Xuân Trọng - Sách giáo khoa hóa học 8 – Nhà xuất bản giáo dục
3. Lê Xuân Trọng – Sách giáo khoa hóa học 9 – Nhà xuất bản giáo dục
Trường THCS Quang Trung Gv: Tuyễn Thị Tường Vi
- 13 -
4. Vũ Anh Tuấn – Giới thiệu giáo án hóa học 9 – Nhà xuất bản Hà Nội
5. Vũ Anh Tuấn – Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn hóa
học THCS – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
Mục lục
Thứ tự Tiêu đề Trang
1 Đặt vấn đề 1
Trường THCS Quang Trung Gv: Tuyễn Thị Tường Vi
- 14 -
2 Thực trạng 1
3 Thuận lợi 1
4 Khó khăn 1
5 Lý do chọn đề tài 2
6 Giới hạn của đề tài 2

7 Cơ sở lí luận 2
8 Cơ sở thực tiễn 3
9 Phương pháp nghiên cứu và nội dung nghiên cứu 4
10 Phương pháp nghiên cứu 4
11 Nội dung nghiên cứu 4
12 Kết quả nghiên cứu 9
13 Kết luận 11
14 Đề nghị 12
15 Tài liệu tham khảo 13
Trường THCS Quang Trung Gv: Tuyễn Thị Tường Vi

×