Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

luận văn quản trị kinh doanh Đề án Pepsico và chiến lược đa quốc gia tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.35 KB, 25 trang )

Đề án môn học
Hường

GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị

MỤC LỤC

Trịnh Tuấn Anh _ QTKDQT 50A
1


Đề án môn học
Hường

GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Ngày nay, các công ty đa quốc gia đã trở thành lực lượng chủ yếu trong tiến
trình tồn cầu hố, phát triển khoa học cơng nghệ, đầu tư và thương mại quốc tế.
Các công ty đa quốc gia cũng là lực lượng chủ chốt trong xu hướng cơ cấu lại
nền kinh tế thế giới và tổ chức sản xuất hàng hố hiện đại. Để thực hiện vai trị
của mình trong nền kinh tế quốc gia và quốc tế, các công ty đa quốc gia rất chú
trọng chiến lược mở rộng thị trường trên tồn thế giới nói chung cũng như các
nước Đơng Nam Á và Việt Nam nói riêng. Trên thực tế, từ sau chính sách mở
cửa nền kinh tế, các công ty đa quốc gia đã đến thâm nhập thị trường Việt Nam
với nhiều phương thức hoạt động khác nhau. Sự hợp tác với họ đã thu được
những thành tựu bước đầu đáng khích lệ. Khu vực đầu tư trực tiếp của các công
ty đa quốc gia chiếm 34% giá trị sản xuất tồn ngành cơng nghiệp, 22% kim
ngạch xuất khẩu và trên 10% GDP. Một trong những cơng ty đa quốc gia có mặt


tại Việt Nam từ rất sớm và đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế, đó là
Cơng ty Pepsico Việt Nam - một tổ chức chuyên kinh doanh nước giải khát lớn
nhất nước. Với mong muốn nghiên cứu chiến lược kinh doanh của Pepsico đã
thành công như thế nào trong việc lựa chọn chiến lược của mình, em đã chọn đề
tài: “ Pepsico và chiến lược đa quốc gia tại Việt Nam “ để viết đề án mơn học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

− Nhiệm vụ nghiên cứu: Phân tích, đánh giá mức độ thành cơng – khơng thành
cơng quá trình thực hiện chiến lược đa quốc gia của Pepsico tại Việt Nam.
− Mục đích nghiên cứu: Quan nghiên cứu rút ra bài học kinh nghiệm về thực
hiện chiến lược kinh doanh cho các doanh nghiệp nước giải khát Việt Nam

Trịnh Tuấn Anh _ QTKDQT 50A
2


Đề án môn học
Hường

GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

− Đối tượng nghiên cứu: Quá trình thực hiện chiến lược đa quốc gia của
Pepsico trên thị trường Việt Nam
− Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu quá trình thực hiện chiến lược đa quốc gia
của Pepsico Việt Nam giai đoạn 1991 – 2011.
4. Kết cấu đề tài

Kết cấu đề tài gồm 3 phần:

Chương 1: Pepsico và chiến lược đa quốc gia tại Việt Nam
Chương 2: Phân tích chiến lược đa quốc gia của Pepsico tại Việt Nam giai đoạn
1991 – 2001
Chương 3: Kết quả thực hiện chiến lược đa quốc gia của Pepsico và bài học đối
với các doanh nghiệp nước giải khát Việt Nam

Trịnh Tuấn Anh _ QTKDQT 50A
3


Đề án môn học
Hường

GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị

CHƯƠNG 1
PEPSICO VÀ CHIẾN LƯƠC ĐA QUỐC GIA TẠI VIỆT NAM
1.1.

Lịch sử phát triển của Pepsico tồn cầu

Năm 1886, Bradham khơng thể hiểu được mức độ thành công của Pepsi
trong tương lai khi mà ông pha chế ra một loại nước uống dễ tiêu làm từ nước
cacbonat, đường, vani và một chút dầu ăn. Nó được bán trong khu vực dưới tên
“Nước uống của Brad” nhưng năm 1893 Bradham đổi sang một cái tên mới
“Pepsi-Cola”, nghe thú vị, khoẻ khoắn, mạnh mẽ hơn và chuẩn bị đưa ra bán một
cách rộng rãi hơn.
Pepsi làm ăn phát đạt qua hai thập kỉ tiếp theo. Nhưng do việc vận chuyển,
do thiếu đường để sản xuất và một số các khó khăn khác trong thế chiến thứ nhất
đã khiến công ty phá sản. Những người chủ mới đã phục hồi lại cơng ty nhưng

tới năm 1931, tình hình kinh tế suy yếu một cách trầm trọng lại một lần nữa
khiến cơng ty phá sản.
Ngay lúc đó, Charles Guth, chủ tịch Loft Industries - hệ thống các cửa hàng
bán kẹo và nước soda, đã mua lại công việc kinh doanh chính của Pepsi và đưa
nó vào bán ở trong các cửa hàng của ông ta.
Năm 1938, Walter Mack được chọn trở thành chủ tịch mới của Pepsi-Cola
và không lâu sau đó, ơng đưa ra quảng cáo mới cho chai Pepsi 12-ounce với bài
hát có nhiều vần điệu “Nickel, Nickel”. Bài hát này đã nhanh chóng trở nên phổ
biến và được thu âm với 55 ngôn ngữ khác nhau. Việc đổi tên bài hát thành
“Pepsi-Cola Hits The Spot” và giai điệu bài hát - được tạp chí LIFE năm 1940
đánh giá là “bài hát hất hủ”.
Sau thế chiến thứ 2 và tới những năm 50, Alfred Steele chịu trách nhiệm
việc mở rộng từng giai đoạn trong việc phát triển kinh doanh. Với sự biến đổi
Trịnh Tuấn Anh _ QTKDQT 50A
4


Đề án môn học
GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị
Hường
của kinh tế trong lĩnh vực đồ uống có gas, Pepsi đã thơng qua chính sách giá
chuẩn và chiến lược trở thành thương hiệu tồn cầu.Đó là lúc mà Pepsi đưa ra
loại chai xoắn tròn khác lạ và chiến dịch quảng cáo mới“Be Sociable, Have a
Pepsi” (Thoải mái hơn với Pepsi). Những sáng kiếnđó mở đầu cho chiến dịch tập
trung vào giới trẻ của Pepsi.
Tiếp theo đó là một quảng cáo khác mang tính đột phá. Thế hệ baby-boom
(những người sinh từ năm 1946 tới 1964) lúc đó đang hướng tới tương lai với sự
lạc quan cao độ. Pepsi nắm được suy nghĩ này và đưa ra tên “Thế hệ Pepsi”.
Hơn 30 năm tiếp theo, “Thế hệ Pepsi” vẫn là kim chỉ nam trong tất cả các
quảng cáo phổ biến của Pepsi. Năm 1964, Pepsi còn cho ra thêm sản phẩm Diet

Pepsi với bài hát riêng rất hay và dễ nhớ “Girlwatchers” – bài hát này nằm trong
Top 40 các bài hát hay nhất. Thêm nữa, Mountain Dew - một loại nước giải khát
có gas chỉ bán ở một số khu vực cũng được đưa ra cùng năm và nhanh chóng trở
thành loại nước giải khát có gas phổ biến khắp thế giới.
Từ những năm 60 đến 70, Pepsi đã bắt đầu có những thành công vượt bậc,
giảm khoảng cách với các đối thủ cạnh tranh lớn. Tất cả các đổi mới dưới thời
ông Don Kendall lãnh đạo bao gồm cả việc cho ra đời loại chai 2 lít đầu tiên được làm bằng chất dẻo nhẹ, có độ bền và nhẹ hơn nhiều so với loại chai thủy
tinh. Công ty hợp nhất với Frito-Lay và chuyển trụ sở chính tới Purchase, N.Y,
một thị trấn nhỏ ngoại ô thành phố New York.
Vào giữa những năm 70, Pepsi Challenge ra đời. Các cuộc thử nghiệm cho
thấy nhiều người thích mùi vị của Pepsi hơn tất cả các loại nước Coca khác và
khơng lâu sau đó, chương trình này được quảng cáo trên tivi với phong cách
riêng của Pepsi. Tới năm 1976, Pepsi-Cola trở thành thương hiệu duy nhất về
nước giải khát có gas đạt doanh thu cao nhất ở các siêu thị Mỹ và tới những
những năm đầu tiên của thập niên 80, Pepsi là thương hiệu nước giải khát hàng
đầu được nhiều người mua về nhà uống nhất.
Trịnh Tuấn Anh _ QTKDQT 50A
5


Đề án môn học
GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị
Hường
Trong suốt những năm 80 và 90, hình ảnh Pepsi được quảng cáo bởi một
danh sách dài các siêu sao gồm Michael Jackson, Tina Turner, Michael J.Fox,
Ray Charles và Cindy Crawford.
Năm 1998, Pepsi kỉ niệm 100 năm và đưa ra logo mới cho thiên niên kỉ mới
–hình cầu với 3 màu xanh, trắng, đỏ trên nền màu xanh lạnh, điểm thống nhất
của thiết kế biểu tượng Pepsi trên toàn thế giới.
Năm 2000, Pepsi làm lại chương trình “Pepsi Challenge”, đây là một chiếc

dịch khuyến thị mang tính hấp dẫn và có khả năng thuyết phục hơn tất cả
Ngày nay, Pepsi đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Theo khảo sát thì
cứ trong 4 sản phẩm nước uống có gas được bán trên thế giới thì có một sản
phẩm của Pepsi, tổng cộng là một ngày Pepsi bán được hơn 200 triệu sản phẩm
và con số này cịn tiếp tục tăng.Tính trên tồn thế giới thì hàng năm khách hàng
chi khoảng 32 tỉ đô la cho các mặt hàng nước giải khát của Pepsi-Cola.
1.2.

Pepsico Việt Nam và chiến lược đa quốc gia tại thị trường Việt Nam

Pepsico Việt Nam
Năm 1991, PepsiCo Việt Nam (Cơng ty IBC) được thành lập dưới hình thức
liên doanh giữa SP.Co và Marcondray-Singapore với tỷ lệ vốn góp 50% - 50%.
Công ty ban đầu cung cấp các sản phẩm nước giải khát có chất lượng cao và
khẩu vị có thay đổi chút ít để phù hợp hơn với người tiêu dùng Việt Nam.
Năm 1994 – Mỹ bỏ cấm vận với Việt Nam: PCI được thành lập với 2 nhãn
hiệu: Pepsi và 7Up. Liên doanh với số vốn góp của PI là 30%.
Năm 1998, PI mua 97% cổ phần, SPCo 3%, tăng vốn đầu tư lên 110 triệu
đôla

Trịnh Tuấn Anh _ QTKDQT 50A
6


Đề án môn học
GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị
Hường
Năm 2003, PepsiCola Global Investment mua 3% cịn lại, đổi tên thành
Cơng ty Nước giải khát Quốc tế PepsiCo Việt Nam. Có thêm các nhãn hiệu:
Aquafina, Sting, Twister, Lipton Ice Tea. Trong 3 năm liên tục sau đó từ 20042006, Cơng ty đã nhận được giải thưởng cao quý nhất DMK dành cho các Công

ty phát triển kinh doanh nhanh và bền vững trong hệ thống PepsiCo tồn cầu.
Năm 2005, PepsiCo chính thức trở thành cơng ty có thị phần về nước giải
khát lớn nhất Việt Nam. Một năm sau PepsiCo lần đầu tiên đưa sản phẩm bánh
snack Poca và Đậu phộng vào thị trường Việt Nam và liên tục tăng trưởng mạnh,
sản lượng năm 2007 gấp đơi 2006̉. Với kết quả đó, Cơng ty PepsiCo VN quyết
định tiếp tục đầu tư trong thời gian tới gần 500 tỷ cho sản phẩm khoai tây chiên
với nhãn hiệu Lay’s nổi tiếng trên toàn thế giới
Năm 2007, công ty quyết định phát triển thêm ngành hàng sữa đậu nành
Năm 2010, PepsiCo Việt Nam đã đưa vào hoạt động nhà máy nước ngọt
mới nhất tại khu công nghiệp Trà Nóc 2, Cần Thơ với tổng vốn đầu tư 30 triệu
USD. Đây là nhà máy thứ 5 của PepsiCo trên cả nước sau Hà Nội, Điện Bàn,
Hóc Mơn và Bình Dương. Trước đó 2 năm, PepsiCo Việt Nam đã công bố dự án
trồng khoai tây sạch tại Đà Lạt để sản xuất bánh snack Poca cho thị trường trong
nước tại nhà máy ở Bình Dương có vốn đầu tư 30 triệu USD. Nhà máy này đã đi
vào hoạt động từ 2008 với công suất khoảng 10.000 tấn khoai tây tươi mỗi năm.
Hiện nay, Sản phẩm của PepsiCo Việt Nam có mặt trên tồn quốc với
những nhãn hiệu hàng hoá lớn và nổi tiếng như : Pepsi, Poca, 7Up, Mirinda,
Aquafina, Sting, Twister, Lipton Tea, Quaker Soya. Hệ thống phân phối của công
ty trải dài trên cả nước với 6 nhà máy, hơn 500 nhà phân phối sỉ, gần 200.000
điểm bán lẻ và hơn 1,200 cán bộ công nhân viên lành nghề.
Quá trình thực hiện chiến lược đa quốc gia tại thị trường Việt Nam
Trịnh Tuấn Anh _ QTKDQT 50A
7


Đề án môn học
GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị
Hường
Trên thị trường nước giải khát Việt Nam, nhắc đến thương hiệu Pepsi,
người ta thường nghĩ đến tinh thần trẻ trung sôi động. Mặc dù Cơng ty Pepsi đã

có lịch sử hơn một thế kỷ, nhưng tinh thần trẻ đó vẫn thấm sâu trong tồn Cơng
ty, từ màu xanh tươi trẻ của logo, từ câu slogan nổi tiếng một thời “sự lựa chọn
của thế hệ mới” đến những sản phẩm thiết kế bắt mắt, thời trang cho giới trẻ,
những chiến dịch quảng cáo trẻ trung sôi động, những đại sứ nhãn hiệu tuổi teen
và những chiến lược kinh doanh xông xáo của đội ngũ các nhà quản lý trẻ xuất
sắc của Pepsi.
Pepsi thể hiện tất cả mọi thứ có được từ nước giải khát có gas, từ mùi vị, sự lựa chọn tới
cảm giác sảng khoải, vui vẻ và trẻ trung. Tất cả những điều đó đều đến từ các quảng cáo của
Pepsi và dẫn tới việc phát triển các khẩu hiệu của Pepsi “Sôi động vơi Pepsi” ; “Khát khao
hơn”

Trong số các thương hiệu của PepsiCo, thì Pepsi ln là thương hiệu nổi
trội nhất vì Cơng ty đã xuất phát và thành cơng từ loại nước uống này - Nước
uống hương cola nổi tiếng. Đây cũng là loại nước uống được giới trẻ u thích
trên tồn thế giới. Khi đến Việt Nam, cái chất trẻ của nước uống cola đã nhanh
chóng bắt nhịp với đời sống của giới trẻ Việt Nam, một thế hệ đang vươn lên
mạnh mẽ cùng đất nước trong thời kỳ đổi mới. Những chiến dịch “Ngày hội
bóng đá”, “Uống Pepsi là ủng hộ đội tuyển quốc gia Việt Nam vươn ra đấu
trường quốc tế” trước đây hay bây giờ là hình ảnh Pepsi Music “Khuấy động âm
nhạc, kết nối đam mê”đã thu hút đông đảo bạn trẻ cùng tham gia, cùng “Khám
phá - Thử thách - Sáng tạo hơn” như chính thơng điệp mà nhãn hàng này ln
muốn khuyến khích và gửi gắm đến họ.
Những “sao” đại sứ Pepsi như Mỹ Tâm, Kasim Hồng Vũ v.v…cũng chính
là những đại diện cho một thế hệ trẻ trung, yêu thích khám phá, tràn đầy sáng tạo
hiện nay. Bạn trẻ ngày nay ln muốn vượt qua chính mình, vượt qua thử thách
Trịnh Tuấn Anh _ QTKDQT 50A
8


Đề án môn học

GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị
Hường
đạt đến thành công và Pepsi mong muốn là người đồng hành cho sức trẻ tràn đầy,
vươn mình vượt ra biển lớn của những người Việt Nam trẻ.
Không chỉ “trẻ trong kinh doanh, chất“trẻ” của Pepsi cịn ln hướng đến
cộng đồng. Với phương châm “Chúng ta không thể là một Công ty thành công
nếu chúng ta không phải là một doanh nghiệp thành viên tốt của cộng đồng”,
PepsiCo Việt Nam luôn điđầu trong việc đóng góp và hỗ trợ cho xã hội. Những
chương trình từ thiện, hoạt động cộng đồng như “Giải Golf Hữu Nghị Từ thiện
Pepsi”,tham gia hỗ trợ “Ngày hội ca sĩ”, Tài trợ các cuộc thi dành cho tài năng
trẻ như Dynamic, Đường tới thành cơng, các chương trình học bổng dành cho
các sinh viên tài năng, vượt khó v.v.. Cũng chính là lời cam kết cống hiến sức trẻ
cho cộng đồng của PepsiCo Việt Nam.

Trịnh Tuấn Anh _ QTKDQT 50A
9


Đề án mơn học
Hường

GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị

CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC ĐA QUỐC GIA CỦA PEPSICO TẠI
VIỆT NAM (GIAI ĐOẠN 1991-2011)
2.1.

Các nhân môi trường kinh doanh tác động đến việc thực hiện chiến lược


kinh doanh quốc tế của Pepsico tại Việt Nam (giai đoạn 1991-2011)

2.1.1.

Môi trường vĩ mô

Kinh tế
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng
được xếp vào hàng cao trên thế giới. Từ khi tiến hành đổi mới (năm 1986) đến
nay tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm liên tục đạt vào khoảng 6 - 7%,
năm 2010 vừa qua là 6,7 %, khơng những vậy Việt Nam cịn xuất sắc vượt qua
các cuộc khủng hoảng kinh tế tế Thế Giới năm 1997, 2001 và 2008. Tuy nhiên,
bên cạnh sự ổn định về tăng trưởng đó nền kinh tế Việt Nam vẫn cịn rất nhiều
điều hạn chế các chính sách phát triển kinh tế, tỷ giá hối đoái, tiền tệ chưa có sự
thống nhất qua các giai đoạn và thực sự hiệu quản như mong nđợi; tỷ lệ lạm phát
hàng năm vẫn còn cao, Mức lạm phát năm 2007 là 16.33%, năm 2008 là
22.97%, năm 2009 là 6.88%, năm 2010 là 11.3% đặc biệt tại các thành phố lớn
khiến cho cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến sức mua
của người tiêu dùng, người tiêu dùng cố gắng cắt giảm những chi tiêu không cần
thiết, tiêu dùng giảm. Hơn nữa, nền kinh tế bất ổn sẽ gây khó khăn cho hoạt động
kinh doanh của các doanh nghiệp
Tự nhiên

Trịnh Tuấn Anh _ QTKDQT 50A
10


Đề án môn học
GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị
Hường

Việt Nam nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Với một
bờ biển trải dài và nhiều danh lam thắng cảnh du lịch. Đây là một điều kiện hết
sức thuận lợi để phát triển ngành nước giải khát. Mặt khác môi trường tự nhiên
ngày cầng xấu đi đã trở thành một trong những vấn đề quan trọng đặt ra trước
các doanh nghiệp và cơng chúng. Tình trạng ơ nhiễm khơng khí và nước đã đạt
tới mức độ nguy hiểm. Cùng với đó, các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang phải
đối mặt với những mối lo về thiếu hụt nguyên liệu, chi phí năng lượng tăng
cao... Thực tiễn này địi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cần phải áp dụng các
chính sách tiết kiệm ngun, nhiên liệu; ứng dụng cơng nghệ sản xuất thân thiện
với môi trường, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
Nhân khẩu học.
Nước ta là một trong những nước có mật độ dân số cao nhất khu vực (260
người/km2), sự gia tăng dân số khá nhanh tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam
mở rộng thị trường và tận dụng nguồn lao động. Việt Nam đang có “cơ cấu dân số
vàng” với lực lượng lao động dồi dào. Điều đó giúp cho doanh nghiệp có thể dễ dàng
có được nguồn nhân cơng dồi dào với giá rẻ, góp phần giảm chi phí sản xuất, hạ giá
bán sản phẩm.Tuy nhiên, hiện nay nguồn lao động Việt Nam mới chỉ có trên 25% số
lao động được đào tạo, thiếu hụt lượng lao động chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu
của các doanh nghiệp. Đó cũng là một khó khăn mà hầu hết các doanh nghiệp tại Việt
Nam hiện nay đang gặp phải
Văn hóa – Xã hội

Người tiêu dùng Việt Nam trẻ, khỏe và ham vui, họ rất yêu nước, tự hào
dân tộc, yêu thích thể thao đặc biệt là đá bóng. Người dân Việt Nam rất thích
thích thể hiện bản thân và quan tâm nhiều đến thương hiệu. Giới trẻ Việt Nam rất
sáng tạo, muốn thể hiện bản thân và thử nghiệm những điều mới mẻ. Đây là
những đặc điểm chính của người tiêu dùng Việt Nam. Quan tâm hơn đến vấn đề
sức khỏe, ngoài chuyện ăn ngon, người Việt còn chú ý đến việc ăn uống sao có
Trịnh Tuấn Anh _ QTKDQT 50A
11



Đề án môn học
GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị
Hường
lợi cho sức khỏe. Với thay đổi, cơng ty đã đưa ra những chính sách đảm bảo an
toàn chất lượng sản phẩm, quan tâm hơn đến vấn đề sức khỏe người tiêu dùng.
Chính trị – Pháp luật
Tình hình an ninh chính trị của Việt Nam tương đối ổn đinh do ở Việt Nam chỉ
tồn tại một Đảng lãnh đạo, khơng có tình trạng đa Đảng như các nước khác. Các cơ chế
điều hành của chính phủ cũng tương đối rõ ràng và ổn đinh. Tuy nhiên hệ thống chính
sách pháp luật cịn nhiều hạn chế như: thủ tục hành chính cịn q rườm rà, gây nhiều
cản trở cho hoạt động kinh doanh. Tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ diễn ra phổ
biến trên nhiều lĩnh vực, làm cho môi trường cạnh tranh thiếu lành mạnh và rất dễ dẫn
đến những vụ kiện về mặt này. Cơ chế bảo vệ nhà kinh doanh và người tiêu dùng chưa
thực sự tốt, Ví dụ như trong vụ sữa nhiễm melamine, một số công ty sữa bị oan và đã
được Bộ Y tế chính thức giải oan nhưng thiệt hại của họ thì khơng ai bồi thường, nông
dân đổ sữa đi cũng không biết kêu ai.
Cơ sở hạ tầng, khoa học – Công nghệ

Việt Nam đang trong trong giai đoạn phát triển. Trước đây với nguồn ngân
sách nhà nước còn hạn hẹp đầu tư khoa học cơng nghệ ít chú ý. Vì vậy mà theo
đánh giá của các tổ chức trên thế giới môi trường cơ sở hạ tầng, khoa học - công
nghệ Việt Nam luôn xếp vào các thứ hạng thấp. Nhận thức được vấn đề này, từ
năm 2000 tỉ lệ chi ngân sách nhà nước cho KH & CN đã đạt 2%, đánh dấu một
mốc quan trọng trong q trình thực hiện chính sách đầu tư phát triển KH&CN
của Đảng và Nhà nước. Những năm gần đây cơ sở hạ tâng đã được cải thiện một
mức đáng kể (hệ thống giao thông vận tai, hệ thống nhà xưởng), về khoa học
công nghệ.
Các ứng dụng công nghệ hiện nay trong ngành giải khát tập trung vào quy

trình sản xuất và cải tiến bao bì sản phẩm, nỗ lực trong việc giảm lượng nước và
năng lượng sử dụng trong sản xuất cũng như tái chế hoặc thu mua lại các chai,
Trịnh Tuấn Anh _ QTKDQT 50A
12


Đề án môn học
GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị
Hường
can, lọ,… Ý tưởng sản xuất vỏ chai thân thiện với môi trường, dễ tái chế đang
được nghiên cứu và ứng dụng như: Vỏ chai PlantBottle
2.1.2.

Môi trường vi mô

Sức ép từ cạnh tranh
Vào những năm đầu của thập niên 90 Việt Nam đang trong giai đoạn tiến
hành cải cách đất nước một cách mạnh mẽ chuyển từ chế độ nền kinh tế bao cấp
sang nền kinh tế thị trường. Đó cũng chính là lúc Pepsi thâm nhập vào thị thị
trường Việt Nam khi đó thị trường thì trong nước hầu như khơng có một “thương
hiệu” nước ngọt nào được “cầu chứng” ngoài thương hiệu “xá xị” có từ trước
1975 và sau này có thêm thương hiệu Tribeco (một hãng nước ngọt liên doanh
với Ðức), cịn lại là “vơ số” nhãn hiệu “tào lao” được ra đời theo kiểu “tổ sản
xuất”.
Sau đó trên thị trường nước giải khát Việt Nam tiếp nhận thêm một ông lớn
trong làng nước giải khát đó là Coca-cola đối thủ canh tranh mạnh nhất, quyết
liệt nhất. Bên cạnh đó là sự trỗi dậy của các các hãng nước giải khát khác trong
nước như Tribeco, Tân Hiệp Phát, wonderfarme… Những tên tuổi này ngày càng
trở nên quá quen thuốc với người tiêu dùng. Dưới sự cạnh tranh kịch liệt giữa
các nhà sản xuất lớn này, và của các hãng trong ngành, nó tạo nên một rào cản

nhập ngành với những đối thủ tiềm tàng là rất cao. Các công ty đã không ngừng
nâng cao sản xuất, đẩy mạnh các hoạt động truyền thơng, quảng bá thương hiêu
của mình, đa dạng hóa sản phẩm nhằm thu hút khách hàng. Chính vì vậy mà
người tiêu cùng ngày càng có nhiều sự lựa chọn hơn giữa các hãng trong ngành.
Do đó mà việc cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành thức uống giải khát là rất
lớn, đòi hỏi Pepsi phải cung cấp sản phẩm với chất lượng tốt hơn, giả rẻ hơn,
đảm bảo không gây hại cho sức khỏe đến người tiêu dùng.
Trịnh Tuấn Anh _ QTKDQT 50A
13


Đề án môn học
Hường
Sức ép từ khách hàng

GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị

Người tiêu dùng ở Việt Nam với mức thu nhập bình quân đầu người khoảng
1200 USD năm 2010 là thấp so với các nước trong đang phát triển hiện nay, tuy
nhiên người tiêu dùng luôn muốn sử dụng những sản phẩm có chất lượng cao.
Người mua ngày càng có nhiều sự lựa chọn hơn giữa các hãng trong ngành và
với sự ra đời của các tổ chức, hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng thì năng lực
thương lượng của người mua ngày càng nâng cao hơn so với trước đây. Khách
hàng sẽ yêu cầu được cung cấp sản phẩm với chất lượng tốt hơn, an tồn hơn,
đảm bảo khơng gây hại cho sức khỏe giá rẻ, điều này đỏi hỏi Pepsi phải giảm chi
phí sản phẩm, từ đó giảm giá thành sản phẩm.
Sức ép từ các nhà cung cấp và các sản phẩm thay thế
Có một số nguyên liệu trong chế biến nước giải khát khơng có sẵn, phải
nhập khẩu từ nước ngồi, vì vậy các nhà cung cấp ngun liệu nước ngồi có thể
gây khó dễ cho các cơng ty trong ngành. Nhưng đối với ngành công nghiệp giải

khát lâu đời, đặc biệt là các thương hiệu nổi tiếng thì mối quan hệ hợp tác giữa
các nhà cung cấp đã được thiết lập từ lâu, bền chặt. Hơn nữa, ngày càng có nhiều
cơ sở sản xuất cung ứng được mở ra với nguồn nguyên vật liệu trong nước dồi
dào, các cơng ty trong ngành có thể có nhiều sự lựa chọn cho mình , … Vì vậy,
năng lực thương lượng của nhà cung cấp không cao.
Việt Nam với nét văn hóa mạng đậm chất đậm nét Á – Đơng do đó từ lâu
thức uống có cồn (Bia, Rượu) ln chiếm một vị trí quan trọng khơng hề nhỏ
trong thị trường nước giải khát Việt Nam. Bên cạnh đó thói quen uống nước giải
khát được chế biến ở các quán nước như nước chanh, nước trái cây, trà sữa, cà
phê cũng tạo áp lực không nhỏ đến nghành nước giải khát đóng chai hiện nay.
Địi hỏi các doanh trong ngành thêm vào sản phẩm của mình khơng những nhân
Trịnh Tuấn Anh _ QTKDQT 50A
14


Đề án môn học
GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị
Hường
tố về giá, chất lượng , mà cịn các yếu tố khác như mơi trường văn hóa ,xã hội,
cơng nghệ để giảm sự đe dọa các sản phẩm thay thế này.
2.2.

Phân tích q trình thực hiện chiến lược đa quốc gia của Pepsico tại Việt

Nam (giai đoạn 1991- 2011)

2.2.1.

Điểm mạnh


Pepsico tồn cầu là cơng ty có lịch sử phát triển và tên tuổi lâu đời trên thế
giới, được nhiều người biết đến và yêu thích. Theo khảo sát gần đây thì cứ trong
4 sản phẩm nước uống có gas được bán trên thế giới thì có một sản phẩm của
Pepsi. Hằng năm doanh thu của cơng ty trên tồn thế giới đạt đến con số hàng
trăm triệu tỷ đô la và ngôn ngừng tăng lên sau mối năm.
Trước khi than gia vào thị trường Việt Nam, thương hiệu Pepsi đã hoạt
động và thu được thành công trên thị trường một số nước ở châu Âu, châu Mỹ
và cả châu Á. Pepsico Việt Nam là một bộ phận của Pepsico tồn cầu do đó có
được sự hâu thuẫn rất lớn về vốn, công ngệ so với các doanh nghiệp trong nước.
Mặ khác vào thời điểm Pepsi tiến hành kinh doanh tại thị trường Việt Nam pháp
luật của chúng ta đang cịn chưa hồn thiện, cịn nhiều lỗ hổng dễ dàng cho Pepsi
lợi dụng để thực hiện các chiến lược của mình.
Pepsico Việt Nam có nhiều nhà máy sản xuất với kỹ thuật, công nghệ sản
xuất tiên tiến trải rộng khắp cả nước từ miền Bắc vào miền Nam. Sản phẩm của
công đa dạng, phong phú như Pepsi, 7Up, Mirinda, Sting, Twister Aquafina…
ngồi ra cịn có các loại trà và cà phê uống liền qua các liên doanh với Lipton và
Starbucks.
Ngồi ra nhân viên của cơng ty là một đội ngũ trẻ đầy tài năng, được trang
bị kỹ lưỡng về kiến thức và chuyên môn, tậm tân gắn bó vời cơng ty.
Trịnh Tuấn Anh _ QTKDQT 50A
15


Đề án môn học
Hường
2.2.2.
Điểm yếu

GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị


Hệ thống nhà máy chưa đồng đều về mặt quy mô và công nghệ, chất lượng.
Số lượng nhà máy khu vực miền Trung ít so với 2 vùng còn lại chưa đáp ứng
được như nhu cầu mong muốn.
Gần đây uy tín của cơng ty bị giảm do vướng phải một số vụ việc như: đóng
thiếu, trong chai có rêu mốc, quá hạn sử dụng... hệ thống xử lý nước thải ở một
số nhà máy gây ơ nhiễm mơi trường. Ngồi ra một số sán phẩm mới của công ty
không đem lai thành công như mong đợi về hương vị gây thất vọng trong khách
hàng.
Nhiều chiến lược marketing thật sự chưa mang lại hiệu quả. Tham gia nhiều
lĩnh vực kinh doanh, đầu tư nhiều vốn mà chưa rõ khả năng thu lợi nhuận từ các
lĩnh vực kia ra sao.
2.2.3.

Quá trình thực hiện chiến lược đa quốc gia của Pepsico

2.2.3.1.

Thúc đẩy sản xuất trong nước

Vào đầu những năm 1990 sau khi PepsiCo đã thâm nhập thị trường Việt
Nam, công ty tiến hành mở các nhà máy sản xuất trải đều cả ba miền bao gồm
các nhà máy ở Cần Thơ, Bình Dương, TPHCM, Quảng Nam và một nhà máy
liên kết tại Hưng Yên. Vào năm 2010 vừa rồi Pepsico công bố kế hoạch đầu tư
vào hoạt động phát triển sản phẩm, nâng cao năng lực sản xuất, củng cố thương
hiệu, mở rộng danh mục sản phẩm 250 triệu USD trong vịng 2 năm trong đó có
xây dựng nhà máy sản xuất tại Bắc Ninh tri giá 73 triệu USD là nhà máy sản
xuất lớn nhất của hệ thông Pepsico tại Đông Nam Á.
Những hoạt động sản xuất của Pepsico đã thúc đẩy việc sản xuất ra thêm
nhiều các sản phẩm trong lĩnh vực đồ uống, bao gồm nước uống, nước uống
Trịnh Tuấn Anh _ QTKDQT 50A

16


Đề án môn học
GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị
Hường
không cồn và nước uống có gas. . Cơng ty đã tạo ra rất nhiều loại nước uống với
mùi vị, mẫu mã khác nhau để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Trong
thời gian vừa qua, công ty đã không ngừng nghiên cứu phát triển thêm nhiều sản
phẩm mới phục vụ người tiêu dùng Việt Nam như nước uống đóng chai
Aquafina, nước tăng lực Sting, đồng thời bổ sung nhiều hương vị mới cho sản
phẩm truyền thống đáp ứng thị hiếu và khẩu vị của người Việt Nam.
Ngồi ra cơng ty cũng chú trọng chuển giao cơng nghệ mới nhất từ nước
ngồi. Áp dụng các chính sách khuyến khích phát triển đội ngũ nhân viên trẻ
trình độ cao, tăng năng suấtt lao động công nhân. Bên cạnh phương pháp hiệu
quả là đào tạo tại chỗ nhân viên, họ còn liên tục gửi các nhóm nhân viên sang
nước ngồi và thường xun mời các chuyên gia đến để phát triển năng lực cho
nhân viên. Tất cả các hoạt động này kết hợp với nhau sẽ tạo nên sự đóng góp lâu
dài của Pepsi cho sự phát triển vào lĩnh vực nước uống giải khát Việt Nam. Và
họ tin rằng, bằng cách tạo thêm việc làm cho người dân địa phương và sử dụng
nguồn nguyên liệu tại chỗ, họ có thể thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế bản
địa và góp phần nhỏ nhằm duy trì một xã hội thịnh vượng.
2.2.3.2. Phát triển hệ thống phân phối và marketing
Phân phối
Sau khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam cách thức tiêu dùng của người
dân địa phương, công ty quyết địnhlựa chọn hệ thống kênh phân phối trọng tâm
là các đại lý bán lẻ. Pepsico đã hợp tác với những nhà cung cấp của Việt Nam để
nâng cao tỷ lệ nội địa hóa Sau đó, họ tiến tới thiết lập hệ thống phân phối trên
toàn Việt Nam. Hệ thống bán lẻ sản phẩm của Pepsi dày đặc từ nông thôn đến
thành thị với mục tiêu mọi người dân đều biết đến ít nhất một sản phẩm của cơng

ty. Ngồi các đại lý bán lẻ và tổng đại lý, Pepsi còn tiếp cận hầu hết các quán cà
Trịnh Tuấn Anh _ QTKDQT 50A
17


Đề án môn học
GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị
Hường
phê, nhà hàng - nơi quảng bá và tiêu thụ một lượng rất lớn nước ngọt của Pepsi.
Hiện nay đi bất cứ đâu ta cũng có thấy hỉnh ảnh của Pepsi từ các nhà hàng ăn
uống sang trọng, các trung tâm thương mại đến các quán nước bên đường trong
ngõ hẻm ở nông thôn cũng như thành thị.
Marketing
Về marketing, phương châm "khách hàng là trên hết" luôn thể hiện rõ trong
mọi hoạt động của mình. Thơng qua việc mở rộng mạng lưới bán hàng và bảo
hành, Pepsico cũng hy vọng đảm bảo những sản phẩm thức uống chất lượng tốt,
đảm bảo vệ sinh tới mọi miền của đất nước từ các cơ sở chính đến tận tay người
tiêu dùng. Bao bì và kiểu dáng của Pepsi cũng đóng góp khơng nhỏ vào chiến
lược kinh doanh thành công của họ. Mỗi sản phẩm là một thiết kế hoàn toàn
khác về kiểu giáng, logo của Pepsi cũng có sự chuyển biến linh họat, sáng tạo
qua các sản phẩm và thích hợp khi xuất hiện trên các quảng cáo tạo nên một
chiến dịch tiếp thị hoàn hảo cho Pepsi. Chiến lược thiết kế này đã giúp tiết kiệm
tối đa về chi phí thời gian, nguồn nhân lực và công tác quản lý, mang lại cho
công ty vị thế chủ động hơn nhưng mang tầm quốc tế. Điều đó cho thấy Pepsi đã
có rất nhiều sự đầu tư, tìm hiểu và quan tâm đến nhu cầu cũng như mong muốn
đích thực của khách hàng.
Một trong những bí quyết quan trọng tạo nên sự thành cơng cho Pepsi đó
chính là họat động quảng cáo. Quảng cáo là một thế mạnh của Pepsi tại Việt
Nam cũng như trên thế giới. Họ luôn dành một khỏan ưu tiên cho họat động
quảng cáo sản phẩm của mình đến với mọi người thơng qua tivi, báo chí, các

họat động và trị chơi. Ai cũng biết trên thế giới Pepsi là một thương hiệu ra đời
sau Coca -cola tuy nhiên bằng các họat động maketing của mình (trong đó quảng
cáo chiếm phần lớn) cơng ty đã vươn tầm lên trở thành một thương hiệu lớn trên
thê giới có lúc cịn vượt qua cả Coca - cola . Thành cơng đó được Pepsi tiếp nối
Trịnh Tuấn Anh _ QTKDQT 50A
18


Đề án môn học
GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị
Hường
tại thị trường Việt Nam. Tại những cửa hàng bán lẻ và các siêu thị, Pepsi bao giờ
cũng được bày bán ngang tầm mắt, ngay trước những hành lang hoặc những nới
bắt mắt. Tập trung vào các khách hàng là giới trẻ năng động luôn là ưu tiên hàng
đầu cho chiến dịch quảng cáo của Pepsi, Các quảng cáo của Pepsi rất ấn tượng
và thu hút nhiều sự chú ý của mọi người, với những ý tưởng độc đáo, sáng tạo,
thể hiện cảm giác mới lạ, sản phẩm của hộ luôn gắn liền với những ngơi sao
bóng đá thần tượng âm nhạc được giới trẻ u thích như Mỹ Tâm, Kasim, Quang
Vinh, Bảo Thy...
Ngồi hoạt động quảng cáo, các chương trình khuyến mãi, hoạt động tài trợ
cho các hoạt động xã hội, thể thao, âm nhạc của Pepsi luôn thi hút một số lượng
đông đảo khách hàng. Với phương châm “Chúng ta không thể là một Công ty
thành công nếu chúng ta không phải là một doanh nghiệp thành viên tốt của cộng
đồng”, PepsiCo Việt Nam ln đi đầu trong việc đóng góp và hỗ trợ cho xã hội.
Những chương trình từ thiện, hoạt động cộng đồng như “Giải Golf Hữu Nghị
Từ thiện Pepsi”, tham gia hỗ trợ “Ngày hội ca sĩ”, Tài trợ các cuộc thi dành cho
tài năng trẻ như Dynamic, Đường tới thành cơng, các chương trình học bổng
dành cho các sinh viên tài năng, vượt khó v.v..

Trịnh Tuấn Anh _ QTKDQT 50A

19


Đề án môn học
Hường

GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị

CHƯƠNG 3
BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP KHI THỰC HIỆN
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ ĐỐI VỚI CÁC
DOANH NGHIỆP NƯỚC KHẢI KHÁT VIỆT NAM
3.1.

Bài học kinh nghiệm

Đầu tư sản xuất ở một thị trường quốc tế do nhiều nguyên nhân khác nhau
có thể nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng doanh thu hoặc tiếp cận các nguồn
lực mới. Chính vì thế bước đầu tiên của quá trình đầu tư sản xuất là đánh giá
nhu cầu của thị trường đó.Việc đánh giá nhu cầu ở đây có thể là đánh gía mức độ
rộng lớn của thị trường, những phong tục tập quán nơi sản phẩm của mình được
tiêu dùng Những gì mà Pepsico cho ta thấy là sau khi đã phân tích và đánh giá
thị trường Việt Nam họ sẽ xác định sự sẵn có các nguồn lực của mình.
Khi một cơng ty có ý định thực hiện một dự án đầu tư để sản xuất kinh
doanh ở nước ngoài họ cần phải xem xét khả năng huy động các nguồn lực cho
dự án ở hiện tại và trong tương lai.Các nguồn lực ở đây có thể là vốn để đầu tư,
lắp đặt các trang thiết bị. Công nghệ để sản xuất sản phẩm sao cho phù hợp với
những nhu cầu tiêu dùng ở nước sở tại, đảm bảo tính tiết kiệm và hiệu quả.
Nguồn lực để thực hiện dự án có thể có sẵn tại nước nhận đầu tư, hoặc phải nhập
khẩu từ một quốc gia khác. Các nguồn lực nhập khẩu có phải chịu những rào cản

về thương mại hay khơng. Do đó các dự án đầu tư cần phải tính thêm chi phí bổ
xung để đảm bảo đủ vốn cho triển khai và hoạt động của dự án.
Nguồn nhân lực là một nguồn lực quan trọng nhất mà các nhà kinh doanh
phải quan tâm cân nhắc kĩ trước khi bước vào một thị trường nào đó.Vấn đề về

Trịnh Tuấn Anh _ QTKDQT 50A
20


Đề án mơn học
GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị
Hường
chi phí nhân cơng, vấn đề về có phù hợp hay khơng các yếu tố văn hố đạo đức,
lối sống giữa những người có quốc tịch khác nhau.
Trước khi ra quyết định đầu tư cần xác định một chiến lược rõ ràng .Một
chiến lược được xác định rõ ràng sẽ giúp công ty cạnh tranh có hiệu quả .Giúp
cơng ty phối hợp các bộ phận, các phịng ban khác nhau của cơng ty để đạt được
các mục tiêu tốt nhất. Có tác dụng định hướng cho các hoạt động dài hạn,của
công ty và là cơ sở vững chắc để triển khai các hoạt động tác nghiệp.
Đẩy mạnh tham gia các hoạt động xã hội, văn hóa, thể thao .Tìm hiểu rõ
những nhu cầu, những mong muốn cần phải thay đổi đối với sản phẩm của mình
từ đó phát triển, nghiên cứu sản phẩm mới có nhưng tính năng mới phù hợp đối
với những nhu cầu của khách hàng. Xây dựng các hệ thống phân phối, các chiến
lược marketing một cách hợp lý phù hớp với doanh nghiệp
Tuy nhiên, cũng cần phải nói rằng doanh nghiệp muốn đi lên một tầm cao
mới thì cần phải có sự cẩn thận và chắc chắn ở mỗi bước tiến của mình. Điều
này chỉ có thể được tạo ra từ uy tín đối với bạn hàng và niềm tin của khách hàng
đối với sản phẩm của mình. Đồng thời cũng phải đề phịng cẩn thận, phân tích rõ
các đối tác, đối thủ cạnh tranh, khi họ dựa vào sự thiếu kinh nghiệm trong hoạt
động kinh doanh của các công ty để tạo ra sự lệ thuộc vào họ. Từ đó dẫn tới việc

người được quết định thì lại khơng được quyết định, người xứng đáng được
hưởng nhiều hơn lại được hưởng ít hơn.
3.1.

Giải pháp

Giải pháp đối với những rủi ro do cơng ty khi chưa có kinh nghiệm đầu tư
kinh doanh vào thị trường lớn và khắc nghiệt quốc tế là học hỏi và tìm hiểu kĩ
những vấn đề về luật pháp, luật chơi trên thị trường, các yếu tố về thị trường, văn
hoá, phong tục tập quán, tâm lý của khách hàng khi đứng trước sản phẩm của
Trịnh Tuấn Anh _ QTKDQT 50A
21


Đề án mơn học
GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị
Hường
mình. Tốt nhất là nên xin ý kiến của các nhà tư vấn có hiểu biết nhất định nhưng
đủ để cơng ty có những quyết định đầu tư đúng đắn.
Giải pháp đối với sự cạnh tranh khốc liệt ở thị trường nước ngồi đó là liên
kết, kí hợp đồng với nhiều nhà cung ứng, phân phối giúp cho chỗ đứng của
doanh nghiệp mình càng ngày càng ổn định và chắc chắn. Kết hợp với đẩy mạnh
hệ thống sản xuât đảm bảo sản phẩm luôn sẵn sang đến với với người tiêu dùng
khi họ có nhu cầu
Những giải pháp tương lai cho những doanh nghiệ Việt Nam khi muốn mở
rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, có sự chủ động trong những cuộc
đàm phán với đối tác thì từ bây giờ tốt nhất các doanh sẽ phải tổ chức các cuộc
gặp mặt với khách hàng, cho họ thấy chất lượng sản phẩm mà mình có. Đặt
những cửa hàng bán sản phẩm của mình ở những địa điểm thích hợp cho việc
quảng bá sản phẩm của mình. Liên kết với những doanh nghiệp, hiệp hội kinh

doanh của người Việt Nam tại các quốc gia khác nhau để có sự hỗ trợ về vốn và
nguồn nhân lực.

Trịnh Tuấn Anh _ QTKDQT 50A
22


Đề án môn học
Hường

GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị

KẾT LUẬN

Các công ty xuyên quốc gia ra đời dưới sự tác động của các quy luật kinh
tế, trong đó cạnh tranh và tích tụ tư bản là nguyên nhân trực tiếp. Trong bối cảnh
kinh tế ngày nay, các công ty đa quốc gia ngày càng lớn mạnh, các cơng ty ngày
càng hồn thiện, các chiến lược kinh doanh của mình để tạo ra những lợi ích của
cuộc sống và lợi nhuận cao nhất.
Pepsico là một cơng ty kinh doanh tồn cầu. Với chiến lược kinh doanh đa
quốc gia phù hợp cùng với những quyết định đúng đắn về sản xuất, marketing đã
giúp công ty thành công, đứng vững trên thị trường thức uống giải khát. Tuy họ
đã gặt hái được những thành công đáng kể những họ cũng đã gặp phải những
thất bại và chính những thất bại đó là bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp
Việt Nam khi tham gia kinh doanh quốc tế.

Trịnh Tuấn Anh _ QTKDQT 50A
23



Đề án môn học
Hường

GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh doanh quốc tế tập 1, Chủ biên PGS.TS Nguyễn Thị Hường:
NXB Lao động – Xã hội, 2003
2. Giáo trình Kinh doanh quốc tế tập 2, Chủ biên PGS.TS Nguyễn Thị Hường:
NXB Lao động – Xã hội, 2003
3. Giáo trình Quản trị chiến lược, Đồng chủ biên PGS.TS Ngô Kim Thanh,
PGS.TS Lê Văn Tâm: NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân, 2009
4. Giáo trình chiến lược kinh doanh trong nền kinh tế toàn cầu , chủ biên PGS
TS Nguyễn Ngọc Hiền, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, 2009
5. Khóa luận tốt nghiêp:Chiến lược kinh doanh của các cơng ty xun quốc gia
nước ngồi tại thị trường Việt Nam. Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hà, lớp A4 K47Đại học Ngoại thương Hà Nội
6. Bài viết: Khai thác tối đa “tinh thần Việt Nam”: Pepsi và Coca “thư hùng”
khốc liệt tại TP Hồ Chí Minh, Người gửi hoangphuc, 06/12/2006 tại

7. Bài viết: Thương hiệu Pepsi - Thương hiệu của tinh thần trẻ, Người gửi
Phương Trinh 8 Tháng 8 2009 tại
8. Bài Viết: PEPSI - Bài học cạnh tranh toàn cầu tại
9. Bài Viêt: Quảng cáo nhiều có là số một, Người gửi Bocau 05/03/2009 tại

10.Website Pepsico Việt Nam

Trịnh Tuấn Anh _ QTKDQT 50A
24




×