Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

luận văn trách nhiệm xã hội tại hệ thống siêu thị big c việt nam – bài học cho các siêu thị việt nam”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (577.45 KB, 70 trang )

Luận văn

Trách nhiệm xã hội tại hệ thống siêu thị Big C
Việt Nam – Bài học cho các siêu thị Việt Nam”.


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập toàn cầu hiện nay, các doanh nghiệp, dù
quy mô lớn hay nhỏ đều quan tâm và coi trọng hàng đầu việc tạo lập và phát triển hiệu
quả lợi thế cạnh tranh của mình. Các doanh nghiệp trong thời gian gần đây đã lựa
chọn một giải pháp tạo lợi thế cho mình, và đạt được hiệu quả ở mọi góc độ, đó là
việc thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (TNXHDN) – Corporate Social
Responsibility (viết tắt là CSR).
TNXHDN trong thời đại ngày nay đã trở thành triết lý kinh doanh cơ bản của
doanh nghiệp ở hầu hết các nước trên thế giới, góp phần vào sự phát triển bền vững
của các doanh nghiệp. Khảo sát do Viện Khoa học lao động và Xã hội tiến hành trên
24 doanh nghiệp Việt Nam thuộc hai ngành dệt may và da giầy đã chỉ ra rằng, nhờ
thực hiện các chương trình TNXHDN, doanh thu của các doanh nghiệp này tăng 25%
, năng suất lao động cũng tăng từ 34,2 lên 35,8 triệu lao động /năm, tỷ lệ xuất khẩu
tăng từ 94% lên 97% (Nguyễn Châu Hà 2008) . Ngồi hiệu quả kinh tế, các doanh
nghiệp này cịn có lợi từ việc tạo dựng hình ảnh với khách hàng, sự gắn bó và hài lịng
của người lao động, thu hút lao động có chun mơn cao. Tuy nhiên số lượng doanh
nghiệp thực sự quân tâm đến TNXHDN vẫn còn rất hạn chế, đặc biệt các doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối bao gồm các nhà bán buôn, trung tâm
thương mại, chuỗi siêu thị và các siêu thị. Thế nhưng hệ thống siêu thị Big C lại là
một ngoại lệ. Vận hành giữa cộng đồng, Big C ln hiểu rằng làm trịn cơng việc của
một nhà kinh doanh vẫn chưa đủ để trở thành một doanh nghiệp có trách nhiệm được
cộng đồng u mến. Vì vậy hình ảnh “doanh nghiệp công dân gương mẫu”, gắn các
hoạt động của mình với hơi thở xã hội là mục tiêu mà Big C hướng tới. Do đó, Big C
đã, đang và sẽ không ngừng triển khai nhiều hoạt động hướng đến cộng đồng.


Trong suốt quãng 14 năm gia nhập vào hệ thống siêu thị Việt Nam, Big C đã
thực hiện rất nhiều những chương trình, dự án hướng tới cộng đồng. Đặc biệt, Big C
còn đưa những cam kết thực hiện TNXHDN vào trong đường lối, chính sách phát
triển của công ty. Bởi vậy, TNXHDN đối với siêu thị không chỉ là những lời nói


sng, những chương trình được tổ chức một cách lỏng lẻo và thiếu chuyên nghiệp
mà ngược lại, trong bất kỳ hoạt động nào của Big C dù lớn hay nhỏ đều có ý nghĩa
thực tế cao đối với cộng đồng và xã hội.
Chính những việc làm thiết thực với cộng đồng và toàn xã hội mà Big C đang
triển khai trong giai đoạn vừa qua và sẽ còn thực hiện nhiều hơn nữa trong thời kỳ sắp
tới đã là động lực thúc đẩy cho tác giả chọn nghiên cứu đề tài: “ Trách nhiệm xã hội
tại hệ thống siêu thị Big C Việt Nam – Bài học cho các siêu thị Việt Nam”.

2. Mục đích nghiên cứu
TNXHDN là vấn đề vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam, bởi vậy nhiều doanh
nghiệp vẫn còn chưa nắm rõ bản chất cũng như vai trị và tầm quan trọng của nó trong
q trình phát triển. Hiện nay, đã có một số ít các doanh nghiệp Việt Nam tham gia ký
kết các cam kết quốc tế về TNXHDN, nhưng con số ấy không nhiều hoặc có chăng
cũng chỉ là điều kiện để có thể hợp tác với các tập đồn, cơng ty lớn trên thế giới. Vì
vậy, người viết đề tài này muốn đi sâu nghiên cứu tình hình thực hiện TNXHDN tại
Big C để:
 Khái quát cơ sở lí luận về TNXHDN
 Nắm bắt được tình hình thực hiện của các chương trình TNXHDN tại Big C.
 Đánh giá hiệu quả của các chương trình đó đối với doanh nghiệp, người tiêu
dùng, cộng đồng và toàn xã hội.
 Đưa ra những bài học kinh nghiệm cho các siêu thị tại Việt Nam.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu tình hình thực hiện TNXHDN tại hệ thống siêu thị Big

C Việt Nam bao gồm các trách nhiệm trên các bình diện về kinh tế, pháp luật, đạo đức
và từ thiện. Trong đó, khóa luận cũng đề cập đến cơ sở lý luận của TNXHDN bao


gồm: khái niệm, nguồn gốc, vai trị của nó đối với doanh nghiệp, người tiêu dùng,
cộng đồng và toàn xã hội. Khóa luận tập trung đi sâu xem xét hiệu quả của các
chương trình trách nhiệm mà Big C đã và đang triển khai để đưa ra những nhận xét
chủ quan của tác giả về hiệu quả cũng như tác động của nó đối với các bên liên quan.
Từ đó, khóa luận đưa ra một số bài học kinh nghiệm với mong muốn các siêu thị Việt
Nam có thể từ tấm gương của Big C mà tăng cường công tác thực hiện TNXHDN
trong thời gian tới.
Phạm vi nghiên cứu bao gồm:
-

Phạm vi về thời gian nghiên cứu đối tượng: từ năm 2007 đến nay.

-

Phạm vi về nội dung nghiên cứu: chỉ nghiên cứu cụ thể tình hình thực hiện

TNXHDN tại siêu thị Big C thơng qua các chương trình, hoạt động mà Big C đã thực
hiện và có ý nghĩa thực tiễn cao.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện khóa luận này, tác giả đã thực hiện việc nghiên cứu qua các bước:
Bước 1: Thu thập số liệu và thông tin của siêu thị bằng việc đến làm việc tại
Big C Nam Định trong khoảng thời gian hai tháng từ tháng 1/2012 đến tháng 3/2012.
Nhờ có thời gian thực tế tại siêu thị, tác giả có dịp tìm hiểu kỹ các hoạt động kinh
doanh cũng như tình hình thực hiện TNXHDN tại siêu thị, đồng thời có được những
thơng tin đáng tin cậy từ bộ phận truyền thông của siêu thị.
Bước 2: Tìm hiểu thơng tin lý luận về TNXHDN cũng như tình hình thực hiện

tại các siêu thị Việt Nam thông qua các sách tham khảo, bài viết nghiên cứu, tạp chí,
website để có những kiến thức, thơng tin, dẫn chứng cụ thể làm phong phú cho nội
dung bài viết.
Bước 3: Phân tích, tổng hợp các tài liệu sau khi đã thu thập được sau đó sử
dụng phương pháp so sánh, đối chiếu nhằm có cái nhìn vừa chi tiết về các hoạt động
của Big C trong việc thực hiện TNXHDN, từ đó đưa ra bài học cho các siêu thị Việt
Nam.


5. Kết cấu của bài Khóa luận tốt nghiệp
Ngồi phần mở đầu và kết luận, nội dung của bài khóa luận có kết cấu gồm 3
chương:
Chương 1: Tổng quan về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp
Chương 2: Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tại hệ thống Big C Việt Nam
Chương 3: Bài học kinh nghiệm cho các siêu thị Việt Nam trong việc thực
hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp


CHƯƠNG 2: TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP TẠI HỆ THỐNG
SIÊU THỊ BIG C VIỆT NAM
2.1 Giới thiệu về Tập đoàn Casino và hệ thống Big C Việt Nam
2.1.1 Giới thiệu về Tập đoàn Casino
Năm 1892, tại thành phố Saint-Etienne, Pháp, ơng Geofroy Guichard trở thành
chủ cửa hàng tạp hóa nằm trên đường Rue des Jardins. Nơi đây đã từng là một sịng
bạc giải trí, khi sịng bạc bị giải tán, cửa hàng tạp hóa xây dựng trên nền đất cũ nên
được đặt tên là Casino. Đây cũng chính là nơi đặt nền móng vững chắc cho sự phát
triển vượt bậc của một tập đoàn phân phối hàng đầu của Châu Âu: Tập đồn Casino.
Trải qua q trình phát triển trên 100 năm với những đổi mới không ngừng để phục vụ
khách hàng, Tập đoàn Casino đã khẳng định vị thế vững chắc của mình trên thị trường
bán lẻ thế giới. Với tầm nhìn “Ni dưỡng một thế giới đa dạng”, chìa khóa thành

cơng của tập đồn Casino đến từ khả năng đón đầu và đáp ứng nhu cầu đa dạng của
người tiêu dùng qua từng thời kỳ phát triển của thị trường cũng như những cam kết
mạnh mẽ vì sự phát triển bền vững.
Tập đoàn Casino hiện nay thu hút khoảng 200.000 lao động trên tồn bộ thế giới,
có mặt tại nhiều nước gồm có: Pháp, Colombia, Brasil, Argentina, Urugoay, Thái Lan,
Việt Nam, Ấn Độ, Madagasca, Mauritius tổ chức tới 11.700 điểm bán lẻ khác nhau
theo nhiều mơ hình khác nhau với diện tích lên tới 7,3 triệu m2 diện tích kinh doanh.
Mỗi năm doanh thu của tập đồn lên tới 41,6 tỷ USD/năm.
Là đơn vị tiên phong trong việc phát triển các nhãn hàng độc quyền nhà (sản
phẩm đầu tiên ra đời năm 1901), Tập đoàn Casino sở hữu nhiều kinh nghiệm và kỹ
năng chuyên sâu trong lĩnh vực này. Từ 3 nhãn hiệu chính là Casino, Monoprix và
Leader Price, Tập đồn Casino cho ra đời nhiều dịng sản phẩm độc quyền thật sự đáp
ứng được những xu hướng tiêu dùng mới nhất. Các sản phẩm độc quyền vô cùng
phong phú đã đáp ứng phần nào nhu cầu tiêu dùng đa dạng của khách hàng trên thế
giới gồm những dịng sản phẩm đến từ ngành nơng nghiệp hữu cơ và cân bằng sinh
thái, sản phẩm ẩm thực cao cấp, sản phẩm giúp sống khỏe, sản phẩm giá rẻ, sản phẩm
đảm bảo thương mại công bằng.


Tập đoàn Casino cam kết vào sự phát triển bền vững
Là một trong những tập đoàn hàng đầu trên thế giới, Casino hiểu rằng sự phát
triển bền vững luôn là nền tảng căn bản để duy trì danh tiếng cũng như tạo ra những
bước đột phá trong kinh doanh. Tư tưởng này được các nhà quản lý tại Tập đoàn thể
hiện qua những cam kết dưới đây:
Chính sách nguồn nhân lực mở mang, mang tính sáng tạo: Casino chú trọng đào
tạo và thực hành quản lý cho tập thể trên 230.000 nhân viên đến từ nhiều nền văn hóa,
kỹ năng và cách sống khác nhau. Năm 2009, Casino vinh dự là nhà bán lẻ đầu tiên
nhận danh hiệu Label diversity của Pháp trao tặng nhờ những hành động thiết thực và
hiệu quả trong việc đảm bảo tính đa dạng của đội ngũ cũng như chống phân biệt đối
xử tại môi trường làm việc.

Hoạt động tích cực vì Trẻ em và Quyền con người: đảm bảo thu mua hàng hóa
được sản xuất trong điều kiện đúng với quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, quỹ
Casino ra đời năm 2009 có nhiệm vụ đẩy mạnh các hoạt động xã hội hướng đến trẻ
em và giáo dục tại Pháp cũng như tại các nước đang phát triển nơi Tập đồn có mặt.
Hướng đến các phương thức sản xuất có trách nhiệm: tập đoàn tăng cường thu
mua và kinh doanh các gam hàng hữu cơ, quảng bá các sản phẩm đến từ ngành
thương mại công bằng. Nhiều dự án bảo vệ môi trường cũng đã được triển khai : tiết
kiệm năng lượng, thu gom và xử lý nhiều loại rác thải độc hại, sử dụng năng lượng
mặt trời, xây dựng các trung tâm thương mại xanh.
2.1.2 Hệ thống siêu thị Big C Việt Nam
2.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống Big C trên thị
trường Việt Nam
Big C lần đầu có mặt tại Việt Nam với sự xuất hiện của siêu thị Big C Đồng
Nai. Năm 1998, từ một khu đất trống tại ngã ba Vũng Tàu, Big C Đồng Nai đã khai
trương với diện tích bán lẻ 6.000m2 và một hành lang thương mại rộng 3.000m2. Từ
đó đến nay, Big C không ngừng mở rộng và phát triển chuỗi 18 siêu thị có mặt hầu hết
các tỉnh trọng yếu trên toàn quốc bao gồm 8 siêu thị ở miền Bắc, 4 siêu thị ở miền


Trung và 6 siêu thị ở miền Nam. Hệ thống siêu thị Big C hoạt động kinh doanh theo
mơ hình “Trung tâm thương mại” hay “Đại siêu thị”. Theo Quy chế siêu thị, trung tâm
thương mại của Bộ Thương mại năm 2004, “trung tâm thương mại loại hình tổ chức
kinh doanh thương mại hiện đại, đa chức năng, bao gồm tổ hợp các loại hình cửa
hàng, cơ sở hoạt động dịch vụ; hội trường, phòng họp, văn phòng cho thuê…được bố
trí tập trung, liên hồn trong một hoặc một số cơng trình kiến trúc liền kề; đáp ứng các
tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh
doanh; có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện đáp ứng nhu cầu phát triển
hoạt động kinh doanh của thương nhân và thỏa mãn nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ của
khách hàng”. Các đại siêu thị Big C được tổ chức theo mơ hình kinh doanh tự chọn,
diện tích từ 4.000m2 đến 10.008 m2, kinh doanh gần 50.000 mặt hàng trong đó 95%

là hàng Việt Nam. Với tiêu chí “ Giá rẻ cho mọi nhà”, thế mạnh của các siêu thị Big C
là giá ln cạnh tranh nhờ các chương trình giảm giá kéo dài, khuyến mại lớn và
những nỗ lực bình ổn giá.
2.1.2.2 Cơ cấu nguồn nhân lực tại Big C
2.1.2.3 Cơ cấu sản phẩm kinh doanh tại siêu thị
Tại các trung tâm thương mại và đại siêu thị Big C, phần lớn không gian được
dành cho hàng tiêu dùng và thực phẩm với giá rẻ và chất lượng cao. Sản phẩm kinh
doanh tại các siêu thị Big C có thể được chia ra thành 5 ngành chính, như sau:
Thực phẩm tươi sống: thịt, hải sản, trái cây và rau củ, thực phẩm chế biến,
thực phẩm đông lạnh, thực phẩm bơ sữa, bánh mì.
Thực phẩm khơ: Gia vị, nước giải khát, nước ngọt, rượu, bánh snack, hóa
phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm cho thú cưng và những phụ kiện.
Hàng may mặc và phụ kiện: thời trang nam, nữ, trẻ em và trẻ sơ sinh, giày
dép và túi xách.
Hàng điện gia dụng: các sản phẩm điện gia dụng đa dạng bao gồm thiết bị
trong nhà bếp, thiết bị giải trí tại gia, máy vi tính, các dụng cụ và các thiết bị tin học.


Vật dụng trang trí nội thất: bàn ghế, dụng cụ bếp, đồ nhựa, đồ dùng trong
nhà, những vật dụng trang trí, vật dụng nâng cấp, bảo trì và sửa chữa, phụ kiện di
động, xe gắn máy, đồ dùng thể thao và đồ chơi.
2.1.3 Mối quan hệ giữa Big C và tập đồn Casino
Big C là một thương hiệu có nguồn gốc xuất xứ từ Thái Lan, thuộc sự sở hữu
của Tập đoàn Casino. Tuy nhiên, ngay từ những ngày đầu có mặt ở thị trường Việt
Nam năm 1998, Big C lại có tên là Cora, một thương hiệu của Tập đoàn Cora tại
Pháp. Nguyên nhân của sự đổi tên này là vì Cora ban đầu được sở hữu bởi Tập đoàn
Bourbon (nhà đầu tư lớn trong lĩnh vực dịch vụ hàng hải và lưu thơng). Tập đồn
Bourbon đã ký kết một hợp đồng mượn tên với tập đoàn Cora. Cho đến năm 2003,
bản hợp đồng này chấm dứt. Tổng giám đốc hệ thống Cora của Bourbon quyết định
chọn Big C làm thương hiệu thay thế bởi cho rằng thương hiệu này đã rất nổi tiếng tại

Thái Lan. Trong khi đó Casino và Bourbon lại đang chia sẻ cổ phần tại công ty
Videmia nên việc hợp tác sử dụng thương hiệu Big C sẽ giúp thắt chặt quan hệ giữa
hai hãng. Và từ đó, Big C Việt Nam thuộc sở hữu của Tập đồn Casino.
2.2 Tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp tại hệ thống siêu
thị Big C Việt Nam
Là một nhà phân phối bán lẻ quy mô lớn, phục vụ hàng chục triệu lượt khách
đến mua sắm mỗi năm, Big C cùng đội ngũ của mình ln cố gắng nỗ lực để làm hài
lòng khách hàng bằng chính sách kinh doanh năng động với giá cả tốt nhất, hàng hóa
chất lượng và dịch vụ phân phối hiện đại, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người
tiêu dùng. Vận hành giữa cộng đồng, trung tâm thương mại Big C ln hiểu rằng làm
trịn cơng việc của một nhà kinh doanh vẫn chưa đủ để trở thành một doanh nghiệp có
trách nhiệm được cộng đồng tin tưởng và u mến. Vì vậy, hình ảnh “doanh nghiệp
cơng dân gương mẫu”, gắn các hoạt động của mình với hơi thở xã hội là mục tiêu mà
Big C hướng tới. Trong kinh doanh, ngồi những nỗ lực cung cấp hàng hóa, dịch vụ
chất lượng với giá cả tốt nhất mỗi ngày, Big C cịn ln cố gắng nắm bắt những trăn
trở của khách hàng để kịp thời đưa ra những giải pháp hiệu quả, bảo vệ quyền lợi và


sức mua của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, với các dịch vụ tiện ích như xe buýt Big C
miễn phí, Big C tạo điều kiện thuận lợi nhất để người dân ở các vùng xa có thể đến
tham quan mua sắm tại siêu thị hoặc tổ chức nhiều hoạt động hoạt náo, vui chơi, giải
trí… để tạo ra khơng khí mua sắm thoải mái và vui tươi cho khách hàng.
Trong công tác cộng đồng, Big C luôn lắng nghe, theo dõi những sự kiện, diễn
biến hằng ngày của cộng đồng, tích cực tham gia hưởng ứng phong trào, lời kêu gọi
của chính quyền, chung tay góp phần vào sự phát triển và tiến bộ của cộng đồng. Bên
cạnh đó, Big C cũng hết sức quan tâm đến vấn đề phát triển bền vững thể hiện qua
nhiều hoạt động, dự án đầu tư bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng…
Thông qua những hoạt động đã thực hiện, Big C đã bước đầu xây dựng được
niềm tin yêu của cộng đồng, thể hiện rõ qua kết quả khảo sát của Neilsen năm 2010
công bố Big C là một trong ba thương hiệu được ưa chuộng nhất tại Việt Nam và là

nhà bán lẻ dẫn đầu. Đây chính là những thành quả từ những nỗ lực khơng mệt mỏi của
tồn thể cán bộ, nhân viên Big C. Đồng thời nó cũng thể hiện tầm nhìn chiến lược và
nhạy bén của ban lãnh đạo trong việc đưa Big C thành một doanh nghiệp có trách
nhiệm xã hội. Nó cũng đồng thuận với giá trị mà Big C đặt ra và định hướng trong q
trình kinh doanh đó là : trách nhiệm và tương trợ. Tầm nhìn này một lần nữa khẳng
định chiến lược kinh doanh của hệ thống Big C nói riêng và tập đồn Casino nói
riêng. Hình ảnh Big C - doanh nghiệp công dân gương mẫu đã dần khẳng định trong
lòng cộng đồng.
2.2.1 Trách nhiệm kinh tế
Big C cũng như tất cả các doanh nghiệp khác đều đặt mục tiêu lợi nhuận lên
đầu. Đây là chân lý tất yếu, đi hợp với xu hướng tất yếu của thị trường. Lợi nhuận
đem đến cho doanh nghiệp một tiềm năng phát triển vơ hạn. Các cơng dù có mong
muốn tăng trưởng mạnh mẽ, gia tăng thị phần đến đâu chăng nữa cũng chỉ có mục
đích cuối cùng là thu được lợi nhuận càng nhiều càng tốt. Nhắc đến lợi nhuận người ta
thường nghĩ đến những chiêu bài kinh doanh máy móc, những cơng thức dập khn.
Vẫn cịn rất nhiều tách biệt giữa lợi nhuận và chất lượng của dịch vụ và sản phẩm
cung cấp cho khách hàng. Cái lợi một chiều không thể giữ chân doanh nghiệp lâu dài.
Muốn đứng vững trên thị trường hiện nay, doanh nghiệp phải biết kết hợp giữa mục
tiêu lợi nhuận với việc cung cấp cho khách hàng những sản phẩm có chất lượng tốt


nhất, giá cả phải chăng nhất. Nắm bắt được nhu cầu ấy, Big C đã đưa ra phương
châm kinh doanh: Giá rẻ cho mọi nhà cùng việc cung ứng một loạt các sản phẩm đa
dạng giá rẻ để phục vụ người tiêu dùng. Big C đã biết dùng yếu tố giá đánh vào tâm lý
người tiêu dùng Việt Nam với mong muốn sử dụng nhiều mặt hàng có tên tuổi với giá
cả phải chăng. Sự khác biệt này không những tạo cho Big C một lợi thế mà còn giúp
cho doanh nghiệp thực hiện được nhiệm vụ của một doanh nghiệp có trách nhiệm với
cộng đồng khi đã biết đặt lợi ích của người tiêu dùng lên trên lợi ích của cơng ty.
2.2.1.1 Big C với chương trình giá rẻ cho mọi nhà.
Mỗi doanh nghiệp kinh doanh đều đề ra một tiêu chí riêng cho bản thân mình.

Ở Big C khẩu hiệu “giá rẻ cho mọi nhà” đã trở nên khá quen thuộc. Nếu nhìn nhận từ
góc độ kinh doanh, thì đó chính là phương châm hoạt động. Khách hàng mà Big C
nhắm đến là tầng lớp bình dân, với nguồn chi tiêu vừa phải và hợp lý. Chính sách giá
rẻ này giúp cho người tiêu dùng tiếp cận được với nguồn hàng giá cả phải chăng
nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Nhưng nhìn nhận từ góc độ khác, thì chính sách “Giá
rẻ cho mọi nhà” lại là cơng cụ tiếp cận đầu tiên để siêu thị thực hiện trách nhiệm xã
hội của mình. Việt Nam là một thị trường lớn, người lao động có mức thu nhập trung
bình và trung bình khá chiếm chủ yếu trong dân số. Nhu cầu của họ về tiêu dùng là rất
lớn. Thế nhưng trong bối cảnh xã hội hiện nay, việc giá cả các mặt hàng liên tục leo
thang đã khiến cho đời sống của người dân chịu ảnh hưởng nặng nề. Người tiêu dùng
ngày càng thắt chặt chi tiêu, hạn chế tối đa việc sử dụng các mặt hàng xa xỉ, lựa chọn
hàng hóa kỹ lưỡng và thận trọng hơn. Hiểu được tâm lý bất an ấy, chính sách “Giá rẻ
cho mọi nhà” như là một liều thuốc cứu nguy cho tình trạng chi tiêu hạn hẹp của
người dân. Chữ nhân trong kinh doanh đã được Big C áp dụng một cách hợp lý, biến
việc kinh doanh đã khơng cịn là lợi ích của doanh nghiệp mà hướng toàn vẹn đến lợi
ích của cả cộng đồng.
Cách đây gần 5 năm, khi khẩu hiệu “Big C - Giá rẻ cho mọi nhà” ra đời, nhiều
người tự hỏi sao Big C lại lấy cái khẩu hiệu dân giã quá như vậy. Thế nhưng, nếu
ngẫm kỹ lại thì mới thấy được hết ý nghĩa và những gì nó mang lại cho Big C: Giá rẻ
đã thay đổi diện mạo, vị thế của Big C trên thị trường, là kim chỉ nam cho mọi hoạt
động của Big C, thu hút hàng vạn lượt khách hàng đến với Big C mỗi ngày, và cũng là
một điểm nhấn để Big C thực hiện trách nhiệm đối với xã hội về một siêu thị luôn


đảm bảo cho người tiêu dùng đạt được thặng dư cao nhất vềgiá.Thị trường nguyên vật
liệu có nhiều biến động, lạm phát rình rập, cạnh tranh gay gắt trong thị trường người
tiêu dùng…làm cho việc tạo sự khác biệt về giá quả thật không mấy dễ dàng. Nhưng
với nỗ lực, quyết tâm cùng với sự chung lòng chung sức của tồn bộ tập thể cán bộ
cơng nhân viên tại đây, Big C đã khẳng định được vị trí vững chắc trong lịng người
tiêu dùng. Tầm nhìn sâu xa cùng với những suy nghĩ thiết thực cho người tiêu dùng đã

giúp cho hình ảnh và thương hiệu của Big C một lần nữa khẳng định vị thế của một
doanh nghiệp thực hiện TNXHDN. Trách nhiệm với cộng đồng soi sáng đường lối,
tạo đà cho ban lãnh đạo của công ty tiếp tục tìm tịi, đưa ra nhiều chương trình giảm
giá hấp dẫn tạo lợi ích thặng dư cao cho người tiêu dùng, cho cộng đồng và toàn xã
hội.
Giá rẻ, trước tiên được thể hiện qua các chương trình khuyến mãi giảm giá. Chỉ
trong 5 năm trở lại đây, những chương trình khuyến mãi của Big C đã có những bước
tiến vượt bậc. Về quy mô, nếu như trước đây các chương trình sản phẩm chỉ giảm giá
cho 200-400 sản phẩm, ngày nay, có rất nhiều chương trình của Big C quy tụ 10001500 sản phẩm giảm giá. Đặc biệt, các chương trình này đã có chiều sâu nhất định,
thường đi theo chủ đề để khách hàng có thật nhiều sự lựa chọn trong một ngành hàng
nhất định như: Đánh thức tài nội trợ, Thu về thay áo mới, Thực phẩm tươi sống chất
lượng, Sôi động cùng World Cup … Số lượng các chương trình cũng nhiều hơn. Điển
hình chỉ trong tháng 9 năm 2010 Big C có tới 6 chương trình khuyến mãi với nhiều
chủ đề khác nhau và 4 tờ rơi dành cho thực phẩm tươi sống. Cũng chỉ trong vịng
tháng đó, tổng cộng có khoảng 2.300 mặt hàng khuyến mãi. Nhưng quy mơ lớn vẫn
chưa thực sự có ý nghĩa nếu giá khơng tốt. Và chính giá thật sự rẻ đã làm nên danh
tiếng khuyến mãi tại Big C. Nếu đến Big C vào thời điểm bấy giờ, chắc khơng khách
hàng nào có thể qn cảnh tượng người mua hàng đông nghịt quanh quầy cà chua giá
4.900 đồng/kg khi cà chua trên thị trường xấp xỉ 10.000 đồng/kg, hay gà quay nguyên
con chỉ 44.900 đồng/con, hay ruột gối ép hơi 40*60 cm chỉ 27.900 đồng/cái, bột giặt
Tide 4,5 kg chỉ 95.500 đồng/bịch. Giá càng rẻ, công việc của chuyên viên thu mua
càng khó khăn hơn trong việc thương lượng với các nhà cung cấp, thuyết phục họ
cùng giảm giá cho khách hàng. Điều đáng nói ở đây là sự nhạy bén, năng động sáng


tạo của đội ngũ nhân viên thu mua, tìm mọi cách để có giá rẻ cho khách hàng theo
đúng cam kết mang lại lợi ích lớn nhất cho người tiêu dùng.
Một giải pháp khác của Big C nhằm giảm gánh nặng chi tiêu cho người tiêu
dùng đó là việc giảm giá bán so với giá nhà sản xuất in sẵn trên bao bì đối với trên
1.400 mặt hàng hóa mĩ phẩm, thực phẩm khô. Đây thực sự là một sự nỗ lực rất lớn

của Big C vì đó là những mặt hàng thông thường và nhu thiết yếu với tỉ lệ lãi thấp và
không phải nhà bán lẻ nào cũng sẵn sàng giảm giá, nếu chưa nói đến việc bán giá cao
hơn cả giá niêm yết.
Tại Big C, giải pháp giá rẻ không phải là những cuộc vận động to lớn, rầm rộ,
chính sách giá rẻ được đội ngũ Big C triển khai một cách nghiêm túc và trách nhiệm
trong cơng việc mỗi ngày của mình: duyệt sản phẩm mới vào bán tại siêu thị, thương
lượng khuyến mãi với các nhà cung cấp, tìm kiếm nguồn hàng mới, phân tích giá cả,
tìm các đơn vị hậu cần vận chuyển hiệu quả…tất cả đều thực hiện cùng với mục tiêu
giá rẻ cho khách hàng.
Hình ảnh giá rẻ của Big C đã được khách hàng và thị trường công nhận qua
những phản hồi tích cực tại các siêu thị và các phương tiện truyền thơng, đó là phần
thưởng lớn nhất và là niềm tự hào của cả tập thể Big C. Với tất cả những nỗ lực về
cộng đồng, Big C đã thực sự trở thành một điểm đến lí tưởng cho khách hàng muốn
tìm thấy những ưu đãi thặng dư cao nhất về giá và các sản phẩm giá rẻ. TNXHDN đã
được thể hiện thật cụ thể qua công cụ giá mà cơng ty đang theo đuổi, mang lại lợi ích
to lớn cho người tiêu dùng và xã hội.
2.2.1.2 Nhãn hàng riêng Big C
Khơng chỉ đóng vai trị là một nhà phân phối nổi tiếng trên thị trường Việt
Nam, Big C cịn ghi tên mình trong danh sách những siêu thị có các mặt hàng riêng
nổi tiếng giá cả phải chăng với mục tiêu mở rộng sự lựa chọn của khách hàng đồng
thời cũng để khách hàng hưởng hết những ưu đãi về giá. TNXHDN bây giờ khơng
cịn giới hạn bởi những khuyến mại về giá mà đã nhân rộng ra với những sản phẩm
nổi tiếng tại nhiều thị trường nước ngoài.
“WOW! Giá hấp dẫn” là sản phẩm độc quyền của Big C với chất lượng được
kiểm soát và giá cả cạnh tranh nhất trong tất cả các gam hàng bày bán tại Big C. Được
tung ra thị trường vào năm 2007, đến nay, “WOW! Giá hấp dẫn” đã trở nên vô cùng


quen thuộc với khách hàng Big C nhờ logo mang biểu tượng mặt cười ba màu trắng,
vàng, đỏ rất dễ nhận biết.

“Sản phẩm cao cấp Casino”là nhóm hàng sản phẩm độc quyền của Tập đồn
Casino, cơng ty mẹ của Big C Việt Nam tại Pháp. Có mặt trên thị trường khá sớm,
sản phẩm Casino đúc kết những thành quả mà đội ngũ Casino đạt được qua thời gian
với mục tiêu làm hài lòng khách hàng. Nhãn hiệu Casino ngày càng được đông đảo
người tiêu dùng trên thế giới ưa chuộng. Năm 2009, 1 tỷ sản phẩm Casino đã được
tiêu thụ trên tồn cầu. Nhằm đa dạng hóa gam sản phẩm cao cấp của mình, Big C
nhập khẩu trực tiếp các sản phẩm trên để phân phối trên toàn hệ thống Big C với giá
cả rất cạnh tranh so với hàng nhập khẩu cùng chủng loại. Thông thường giá rẻ hơn
khoảng từ 5% đến 20% so với các sản phẩm cùng loại bày bán trên thị trường.
“Casino Bio” là dòng sản phẩm hữu cơ của nhãn hàng Casino, không chứa
chất gây biến đổi gen, với quy trình sản xuất thường xuyên được theo dõi và quản lý
nghiêm ngặt theo đúng các quy định về nông nghiệp hữu cơ. Khi người tiêu dùng mua
sản phẩm này, họ có thể yên tâm rằng những sản phẩm đó được sản xuất từ những
nguyên liệu nuôi trồng và sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, cân bằng
hệ sinh thái và sức khỏe con người.
“Bakery by Big C”: Từ khi khai trương đại siêu thị Big C đầu tiên đến nay, ổ bánh
mì, bánh ngọt thơm ngon luôn là sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng và là niềm tự
hào của Big C. Với thời gian, những biến động của thị trường nguyên vật liệu, sự tin
yêu của khách hàng không làm Big C sao nhãng chất lượng bánh, ngược lại Big C
ln nỗ lực hết sức để giữ gìn sự tín nhiệm của khách hàng, thể hiện qua những cải
thiện không ngừng về mặt chất lượng và giá cả của sản phẩm, trong đó Bakery by Big
C là minh chứng hữu hiệu nhất.
Tiếp theo sự thành công của 4 nhãn hàng riêng “eBon”, “Casino”, “Wow! Giá
hấp dẫn” và “Bakery by Big C”, đầu tháng 6/2011, Hệ thống siêu thị Big C giới thiệu
đến người tiêu dùng một nhãn hàng riêng mới mang tên “Big C”. Sự phát triển mạnh
mẽ của nền kinh tế, mức sống được cải thiện, tốc độ lan tỏa nhanh chóng của cơng
nghệ thơng tin và internet đã tạo ra những nhu cầu tiêu dùng mới cũngnhư những
mong đợi ngày càng cao của người dân khi đi mua sắm. Trong đó, lựa chọn phong
phú về giá cả, chất lượng, mẫu mã hàng hóa là nhu cầu mà hầu hết mọi người tiêu



dùng đều mong muốn được đáp ứng một cách tốt nhất. Sự ra đời của nhãn hàng riêng
“Big C” không nằm ngoài mục tiêu đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu lựa chọn của khách
hàng.
Tóm lại, TNXHDN trên bình diện kinh tế đã được Big C tận dụng triêt để để
hoàn thành xuất sắc những cam kết với cộng đồng và xã hội. Trách nhiệm đó thể hiện
ngay qua đường lối kinh doanh, định hướng phát triển mở rộng các mặt hàng riêng chỉ
nhằm tới một mục đích cuối cùng là đem đến lợi ích tối đa cho xã hội. Qua những
chính sách, định hướng ấy, một hình ảnh người công dân doanh nghiệp gương mẫu đã
dần dần được trong tâm trí người tiêu dùng Việt Nam.
2.2.1.3 Big C với chương trình đưa hàng về nơng thơn
Bên cạnh việc phát triển các dịch vụ bán hàng tại siêu thị, Big C cịn đề ra ý
tưởng đưa hàng về nơng thơn tới tận các làng, xã ở những vùng sâu, vùng xa. Đây là
một chương trình mới được ban lãnh đạo Big C chỉ đạo thực hiện và được sự tham
gia nhiệt tình của tồn bộ hệ thống. Trong các chuyến đi lần này, mục tiêu lợi nhuận
tuy vẫn được đề cập nhưng đã mờ nhạt hơn khi mục đích giúp người dân tiếp cận với
những hàng hóa có giá rẻ và chất lượng đảm bảo chiếm ưu thế. Trong những chuyến
bán hàng này, mỗi siêu thị ở mỗi tỉnh thành giới thiệu hàng trăm mặt hàng, chủ yếu là
các sản phẩm mang nhãn hiệu riêng của Big C “ Wow! Giá hấp dẫn” như bột giặt, dầu
ăn, quần áo…Đây đều là những mặt hàng nhu thiết yếu, phục vụ nhu cầu thiết thực
của người dân trong cuộc sống. Mỗi lần tổ chức những chuyến bán hàng này, gian
hàng của Big C ln ln thu hút hàng nghìn khách hàng tới tham quan và mua sắm.
Khách hàng tới đây chủ yếu là người dân địa phương với thu nhập ở mức trung bình
nhưng khơng có điều kiện hoặc khó khăn trong phương tiện đi lại tới siêu thị mua
sắm. Thông qua những chuyến đi này, người dân như hiểu thêm được tấm lòng của
những người ngày đêm canh cánh trong lòng tha thiết thực hiện các hoạt động đem lại
lợi ích cho cộng đồng và toàn xã hội.
Nếu như các chương trình khuyến mại đi kèm với khẩu hiệu “Giá rẻ cho mọi
nhà” hay với các sản phẩm độc quyền riêng cịn mang nhiều vị tính về lợi nhuận thì
việc Big C tổ chức các chuyến hàng về nông thôn đã mang một sắc thái ý nghĩa khác

hẳn. Nó thể hiện rõ ràng và cụ thể rằng Big C luôn biết cách tạo ra những hoạt động


có lợi cho khách hàng, cho cộng đồng dù hoạt động đó có gắn liền với mục tiêu kinh
tế nhiều đến đâu. Sự khéo léo trong việc kết hợp giữa lợi ích lợi nhuận của cơng ty với
lợi ích lâu dài của người tiêu dùng đã khiến cho Big C thực hiện tốt vị trí, vai trị của
một doanh nghiệp cam kết thực hiện TNXHDN. Đôi khi người ta vẫn quan niệm rằng
lợi nhuận khiến cho người làm kinh doanh quên đi tất thẩy những quyền lợi khác của
xã hội, của cộng đồng. Nhưng với nỗ lực tuyệt vời của những con người giàu nhiệt
huyết, giàu tình người, Big C đã chứng minh rằng, doanh nghiệp, dù ở vị thế nào, dù
hoạt động trong lĩnh vực nào, và dù quy mơ có lớn nhỏ thế nào đi chăng nữa cũng
hồn thành tốt trách nhiệm của mình đối với cộng đồng nếu như doanh nghiệp thực sự
coi trách nhiệm ấy cũng thân thuộc, gần gũi canh cánh như nỗi lo về gia tăng lợi
nhuận.
2.2.2 Trách nhiệm về pháp luật
Đã làm một doanh nghiệp được hình thành trên lãnh thổ của Việt Nam thì bắt
buộc phải tuân thủ theo chế độ hiến pháp và pháp luật của nước Việt Nam. Big C cũng
không phải là một ngoại lệ. Big C là doanh nghiệp ln thực hiện tốt những chính
sách, quy định của chính phủ, và các bộ ban ngành trên địa bàn mà Big C xây dựng hệ
thống. Nổi bật hơn cả đó là việc Big C ln hồn thành tốt nghĩa vụ nộp thuế của
mình. Trong năm 2009 tồn bộ hệ thống Big C Việt Nam đã đóng thuế gần gần 60 tỷ
VND, năm 2010 là 120 tỷ VND vào ngân sách nhà nước. Đặc biệt, hai công ty Espace
Big C Đồng Nai và Espace Big C Thăng Long đã vinh dự nhận “Kỷ niệm chương
1000 Doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2010”.
Kỷ niệm chương của chương trình dựa trên kết quả xử lý và kiểm chứng dữ liệu độc
lập của công ty Vietnam Report, được công bố thường niên bắt đầu từ năm 2010 bởi
Báo Vietnamnet, với sự phối hợp của Tạp chí Thuế - Tổng cục Thuế. Đây là hoạt
động tôn vinh, ghi nhận những nỗ lực, thành tích và sự cống hiến của Big C cũng như
của các doanh nghiệp Việt Nam với ngân sách quốc gia.
Đối với một siêu thị có nhiều mặt hàng thực phẩm tươi sống thì việc tham gia

và nhận được chứng chỉ về vệ sinh an tồn thực phẩm là vơ cùng quan trọng. Big C đã
rất nỗ lực để có được chứng nhận HACCP (viết tắt của Hazard Analysis and Critical
Control Point System) có nghĩa là “Hệ thống phân tích mối nguy hiểm và kiểm sốt
điểm tới hạn”, hay “Hệ thống phân tích, xác định và tổ chức kiểm soát các mối nguy


hiểm trọng yếu trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm”. HACCP là hệ thống
quản lý chất lượng dựa trên cơ sở phân tích các mối hiểm nguy và các điểm kiểm sốt
trọng yếu. Đó là cơng cụ phân tích nhằm đảm bảo an tồn vệ sinh và chất lượng thực
phẩm. HACCP bao gồm những đánh giá có hệ thống đối với tất cả các bước có liên
quan trong quy trình chế biến thực phẩm, đồng thới xác định những bước trọng yếu
đối với an toàn chất lượng thực phẩm. Phân tích HACCP sẽ đưa ra danh mục những
điểm kiểm soát trọng yếu cùng với những mục tiêu phòng ngừa, các thủ tục theo dõi,
giám sát và những tác động điều chỉnh từng điểm kiểm soát trọng yếu. Để duy trì an
tồn, chất lượng liên tục cho sản phẩm, các kết quả phân tích sẽ được lưu giữ. Tại siêu
thị Big C, hàng tháng trưởng bộ phận về quản lý an tồn thực phẩm cịn gọi là bộ phận
HQ (HQ là viết tắt của hygene quality – chất lượng vệ sinh thực phẩm) sẽ có nhiệm vụ
thơng báo cho ban lãnh đạo biết được về tình hình thu mua và kiểm tra các mặt hàng
thực phẩm tươi sống được thu mua và bày bán bên trong siêu thị. Nếu có bất cứ dấu
hiệu bất thường nào, Big C ngay lập tức điều động một bộ phận chuyên trách về thu
mua đến tìm hiểu và sẽ đưa ra những giải pháp hợp lý.
Trong năm 2010, Tập đoàn Casino đã ký kết gia nhập Hiệp ước Toàn cầu của
Liên Hiệp Quốc. Cũng như những chi nhánh khác của Casino trên thế giới, Big C Việt
Nam cũng đã vinh dự trở thành thành viên tích cực của hiệp ước này. Đây là hiệp ước
khuyến nghị các công ty, trong phạm vi ảnh hưởng của họ, cùng chung tay ủng hộ,
triển khai các giá trị cốt lõi trong các lĩnh vực nhân quyền, tiêu chuẩn lao động, môi
trường và chống tham nhũng. Tập đoàn Casino cùng Big C sẽ tập trung đi sâu vào
thực hiện hai lĩnh vực: tiết kiệm điện và tuyển dụng người khuyết tật. Cả hai dự án
này đã được triển khai tích cực và nghiêm túc tại Big C Việt Nam.
Như vậy, trong phạm trù trách nhiệm về pháp luật, Big C đã thể hiện rất rõ

hình ảnh một doanh nghiệp có các cam kết chính thức nhằm thực hiện trách nhiệm của
mình đối với cộng đồng. Các cam kết đó sẽ là kim chỉ nam cho Big C có định hướng
phát triển đúng đắn để đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực kinh doanh phân phối
hàng hóa.
2.2.3 Trách nhiệm về đạo đức
Đạo đức doanh nghiệp ln là một vấn đề được xã hội và dư luận quan tâm. Sự
gia tăng ngày càng nhiều những vụ việc tai tiếng như sữa nhiễm melanin, thịt lợn chứa


các chất siêu nạc, xe máy tự nhiên bốc cháy, nước tương nhiễm 3-MCPD khiến cho
người dân càng thêm hoang mang và lo lắng về thái độ và trách nhiệm đối với người
tiêu dùng, với cộng đồng của các doanh nghiệp. Trái ngược với những vấn nạn trên,
Big C luôn cố gắng để giữ vững đạo đức của một doanh nghiệp trong kinh doanh
thông qua một loạt hoạt động đã và đang được triển khai tích tại siêu thị.
2.2.3.1 Chính sách đãi ngộ của Big C đối với nhân viên
Đội ngũ cán bộ công nhân viên là một bộ phận vô cùng quan trọng và không
thể tách rời của mỗi công ty. Với đặc thù là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực phân phối, việc chăm lo đến đời sống của nhân viên để họ yên tâm làm việc và
cống hiến cho công ty là một vấn đề sống cịn. Đứng trên giác độ TNXHDN, những
chính sách ưu đãi đối với nhân viên cũng là một hình thức thể hiện sự quan tâm, chia
sẻ đối với cộng đồng và qua đó đã chứng minh được hình ảnh của Big C trong vị thế
của một doanh nghiệp hết lịng vì cộng đồng. Ban lãnh đạo Big C từ lâu đã nhận thấy
tầm quan trọng của những người lao động và đã có rất nhiều chính sách đãi ngộ thiết
thực, hợp lý và kịp thời.
Hiện nay số số lao động làm việc tại hệ thống siêu thị Big C hiện nay là gần
8.000 người với mức lương trung bình mỗi nhân viên khoảng 4.200.000
VNĐ/người/tháng (năm 2010), trong đó lương của lao động có chun mơn, khối kỹ
thuật là 7.000.000 VNĐ/người/tháng, lương dành cho lao động phổ thông dao động ở
mức 2.200.000 VNĐ/người/tháng. Những con số này cho thấy rằng mức lương mà
doanh nghiệp đưa ra khá cạnh tranh mặc dù còn thấp hơn một số công ty khác hoạt

động trong cùng lĩnh vực. Thế nhưng, người lao động vẫn gắn bó lâu dài với công ty
với mong muốn làm việc trong một môi trường năng động, chuyên nghiệp với chế độ
đãi ngộ hợp lý.

Bảng 2.1 Bảng lương của nhân viên làm việc tại siêu thị năm 2010
Loại hình cơng việc

Mức lương ( VND)

Nhân viên

4.200.000 VND/người/tháng

Nhân viên kỹ thuật

7.000.000 VND/người/tháng

Lao động phổ thông

2.200.000 VND/người/tháng


(Nguồn: Phòng nhân sự siêu thị Big C)

Ở Big C, thành phần lao động chủ yếu là lao động chân tay và khơng địi hỏi
trình độ cao. Bởi vậy, đã thu hút một số lượng lớn người lao động Việt Nam làm việc
ở đây. Bên cạnh việc đưa những chính sách đãi ngộ như nhiều công ty khác bao gồm:
luôn đóng đầy đủ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế cho 100% cán bộ nhân viên của
công ty, nghỉ phép hàng năm từ 15 đến 24 ngày, trợ cấp ăn trưa cho cán bộ và nhân
viên 20.000 VND/ngày làm việc, tặng phiếu mua hàng trong các dịp lễ, Tết, lương

tháng 13, Big C cịn có rất nhiều chính sách ưu đãi khác như: giảm giờ làm việc của
tất cả các nhân viên có hợp đồng lao động từ 48giờ/tuần xuống còn 44 giờ/tuần nhưng
vẫn giữ nguyên mức lương. Ban giám đốc cịn phối hợp với Cơng đồn cơng ty phát
động các phong trào thi đua để đạt kết quả tốt trong kinh doanh và các phong trào văn
hóa thể thao giúp người lao động tăng cường thể lực tạo điều kiện cơ bản hồn thành
tốt cơng việc được giao.
Một điểm mới mà Big C đưa ra là tuyển dụng nhân viên khuyết tật. Những
người khuyết tật trong xã hội hiện nay rất khó có thể tìm được một cơng việc phù hợp.
Thể trạng cũng như sức khỏe của họ khiến cho nhiều công ty luôn dè dặt khi tuyển
vào. Tuy nhiên, Big C ln tạo dành nhiều vị trí hợp lý để tuyển dụng người khuyết
tật với mong muốn tạo cơng ăn việc làm cũng như giúp họ hịa nhập trong cuộc sống
xã hội. Đến Big C, khách hàng cũng khơng cịn xa lạ với hình ảnh nhân viên trong
màu áo Big C với đôi chân đi khập khiễng hoặc với đơi tay tàn tật đang sắp xếp hàng
hóa trên các kệ, các quầy. Họ hăng say lao động, khơng mặc cảm, tự ti về những bất
hạnh mà mình đang phải gánh chịu bởi họ biết rằng họ là đang cống hiến cho xã hội,
họ là một người có ích cho cuộc đời. Mặc dù số lượng người khuyết tật là khơng
nhiều, trung bình mỗi năm chỉ chiếm khoảng 2% tổng số nhân viên nhưng điều đó đã
cho thấy tấm lòng nhân từ, bao dung của ban lãnh đạo siêu thị trong việc giúp đỡ cộng
đồng. Đây là một điều hiếm thấy trong rất nhiều các doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực
phân phối nói riêng cũng như trong ngành kinh doanh nói chung.
2.2.3.2 Big C với các chương trình đào tạo nguồn nhân lực


Đào tạo và chuyển giao kỹ năng đóng vai trị chiến lược trong công tác quản lý
nguồn nhân lực tại Big C đồng thời cũng thực hiện trách nhiệm của một doanh nghiệp
ln tạo điều kiện cho nhân viên có nhiều cơ hội để trau dồi kiến thức, từ đó nâng cao
kỹ năng bản thân chuẩn bị tốt cho công việc và nâng cao cơ hội thăng tiến cho bản
thân. Tháng 9/2008, trung tâm đào tạo Big C được thành lập với mục tiêu chuẩn hóa
kiến thức, hồn thiện kỹ năng, chia sẻ giá trị văn hóa doanh nghiệp, phát triển và
chun nghiệp hóa đội ngũ Big C. Tính tới thời điểm hiện nay, đã có rất nhiều chương

trình đào tạo được tổ chức đồng bộ cho nhân viên Big C: khám phá Big C, 5 giá trị
Big C, các nguyên tắc căn bản trong nghề siêu thị, danh mục kiểm tra tại mỗi vị trí
quản lý, tính tốn thương mại, quy trình kiểm kê, giao tiếp khách hàng, kỹ năng trình
bày, kỹ năng đàm phán, an tồn vệ sinh thực phẩm…Tại Big C có hai mảng đào tạo
chính: đào tạo nội bộ và đào tạo bên ngoài. Đào tạo nội bộ do cán bộ có thâm niên
kinh nghiệm làm việc tại siêu thị đứng lớp, chiếm hơn 80% tổng số giờ đào tạo nói
chung. Bên cạnh đó, Big C cũng thường xuyên liên kết với các cơ sở bên ngoài (“Đào
tạo nghề quản trị bán lẻ hiện đại” với đại học Hoa Sen, “Đào tạo nghề thịt” với đại học
Nơng lâm TP.HCM…) nhằm chuẩn hóa kiến thức về nghề, cấp chứng chỉ chính quy
cho nhân viên và cán bộ. Sự phối hợp của hai mảng kiến thức đào tạo giúp công tác
đào tạo ở Big C luôn mới mẻ, năng động, mở ra nhiều cơ hội phát triển cho nhân viên.
Trong năm 2011, tổng cộng các nhân viên Big C đã tham dự gần 12.000 giờ đào tạo.
Với chiến lược đào tạo hướng tới sự chuyên nghiệp hóa của đội ngũ Big C, con số này
sẽ không ngừng tăng trưởng trong các năm tiếp theo. Đào tạo là một trong những ưu
tiên hàng đầu của Big C. Trong thời gian tới, trung tâm đào tạo Big C chắc chắn sẽ tổ
chức nhiều hơn nữa các chương trình đào tạo phong phú, đa dạng, phục vụ và đáp ứng
đúng nhu cầu cao nghiệp vụ chuyên môn và thăng tiến của mỗi cá nhân và tập thể tại
Big C.
2.2.3.3 Big C với chương trình đánh giá ACM
Dù làm việc trong bất cứ công ty nào, bất cứ lĩnh vực nào, người lao động cũng
ln mong muốn có được cơ hội thăng tiến và được ghi nhận những nỗ lực hết mình
trong cơng việc. Ở Big C điều đó cũng khơng phải là ngoại lệ. Big C đưa ra chính
sách đánh giá nhân viên của mình thơng qua “Bản phỏng vấn đánh giá năng lực hàng
năm – ACM” bắt đầu được thực hiện từ năm 2010. Phỏng vấn đánh giá năng lực hàng


năm chiếm một vị trí quan trọng trong quản lý nhân sự của Big C Việt Nam. Đánh giá
nhân sự tạo điều kiện cho người phụ trách và người lao động cùng tiến hành một cuộc
đối thoại mang tính xây dựng. Mục đích của việc đánh giá là nhằm ghi nhận kết quả
làm việc của người lao động, và trong trường hợp cần thiết, vượt qua được những khó

khăn và mục tiêu công việc mà hai bên đã cùng nhau đề ra. Đánh giá năng lực hàng
năm cũng là cơ hội để tìm hiểu nhu cầu cần thiết và xác định kế hoạch thăng tiến cho
năm tới. Bên cạnh đó, đánh giá năng lực người lao động cũng giúp hạn chế sự tùy tiện
cho định hướng và các quyết định trong việc tổ chức và quản lý. ACM là công cụ đo
lường năng lực của người lao động dưới các góc độ thái độ và cách ứng xử trong quản
lý thông qua phỏng vấn trực tiếp. Đánh giá ACM tức là đánh giá cả quá trình hoạt
động, cách thức mà người lao động huy động để đạt được kết quả cơng việc, làm thế
nào chứ khơng phải làm cái gì. ACM nhìn nhận năng lực của nhân viên dưới 6 thái độ
và 4 cấp độ.
ACM 1: Đổi mới và tạo điều kiện thuận lợi cho sự đổi mới bao gồm:
Xác định nhiều cách khác nhau để thực hiện công việc. Người được đánh giá thành
thạo cấp độ này thường thể hiện như sau:
Hình dung, chia sẻ và triển khai các ý tưởng mới và các giải pháp mới
Khơi nguồn sáng tạo và đổi mới cho nhóm
Khơng ngừng đổi mới trong lĩnh vực phụ trách
ACM 2: Cam kết làm việc vì lợi ích khách hàng
Biết cách đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Phát triển mối quan hệ tích cực với khách hàng thông qua việc áp dụng các
phương pháp mới
Xác định những cơ hội phát triển về doanh số , lợi nhuận … và thực hiện những kế
hoạch phù hợp để đạt thành tích cao hơn.
Phát triển hoạt động dài hạn
ACM 3: Đưa ra quyết định và sáng kiến
Xử lý ngay các tình huống xảy ra
Hành động quyết đốn trong hồn cảnh khó khăn hoặc trong mơi trường phức tạp
Có khả năng dự báo rủi ro và khó khăn
Đưa ra những quyết định hiệu quả trong trung và dài hạn


ACM 4: :Lãnh đạo nhóm đạt thành tích gồm

Trình bày rõ những mong muốn đối với nhóm
Ghi nhận thành tích và những điểm chưa tốt
Tạo điều kiện cho nhóm đạt mục tiêu và tạo ra sự đồng thuận
Là tấm gương cho sự cam kết và phát triển hợp tác
ACM 5: Phát triển cộng sự
Giúp đỡ cộng sự trong quá trình họ phát triển
Hành động liên tục để phát triển cộng sự
Phát hiện, chuẩn bị và phát triển tài năng
Đề ra kế hoạch phát triển nhóm, đảm bảo kế hoạch chuyển giao công việc của bản
thân và của các cộng sự
ACM 6: Làm việc vì lợi ích tập đồn
Tán thành và thấu hiểu các chiến lược của công ty
Áp dụng chiến lược và các giá trị vào lĩnh vực chịu trách nhiệm và tạo ra sự đồng
thuận
Nêu gương: phát triển tinh thần tương trợ và trách nhiệm
Đẩy mạnh cam kết làm việc của nhóm trong dài hạn
Trên đây là tồn bộ nội dung cơ bản của chương trình đánh giá năng lực chung
dành cho toàn bộ cán bộ, nhân viên đang làm việc tại siêu thị Big C trên toàn quốc với
thâm niên từ 6 tháng trở lên. Cũng vì đây là cơ hội tốt cho người lao động tự đánh giá
mình dưới sự nhận xét của người quản lý trực tiếp nên nó đã trở thành mục tiêu động
lực để phấn đấu của họ. Thông thường, sau mỗi lần kiểm tra đánh giá này nhân viên
đều được ban lãnh đạo ghi nhận cơng lao đóng góp to lớn thơng qua hình thức tăng
lương. Trung bình, mức lương tăng là từ 10-12% tùy thuộc vào vị trí và năng lực của
người lao động. Bên cạnh đó, trong phiếu phỏng vấn, người lao động cũng được tự
mình lựa chọn những vị trí cao hơn hoặc cảm thấy phù hợp với bản thân để xin
chuyển vị trí cơng tác. Người quản lý và ban lãnh đạo rất chú trọng đến điểm này. Và
họ ln dựa vào đó để tìm ra những ứng viên phù hợp với những vị trí cịn trống mà
khơng cần phải tuyển dụng ở bên ngoài. Đơn cử như trong năm 2011, anh Khúc Tiến
Hà - trưởng bộ phận phòng đặt hàng tại Big C Hải Phòng đã được đề cử đúng vào vị
trí mà anh mong muốn đạt được đó là phó giám đốc Big C Nam Định. Trường hợp



của anh Hà là một trong những ví dụ điển hình tại Big C khi nhu cầu mong muốn
đóng góp của người lao động được đáp ứng thích hợp và kịp thời. Bên cạnh đó, ở Big
C, nhân viên cũng có thể được lựa chọn để vào làm tại những vị trí dù khơng phải sở
trường nhưng mà họ thấy có năng lực và có thể đảm trách ở vị trí mới. Anh Trần Anh
Cương là một ví dụ thực tế. Với vị trí kế tốn trưởng của Big C Hải Phòng, anh đã
được giới thiệu và đề bạt lên làm giám đốc siêu thị Big C Nam Định cho thấy rằng
trong Big C, mọi điều đều có thể đạt được nếu như cá nhân thực sự muốn đóng góp
và đem lại lợi ích cho cơng ty.
2.2.3.4 Big C với chương “Tôn vinh vẻ đẹp Việt”
Big C là một doanh nghiệp có số lượng nhân viên nữ làm việc tương đối lớn.
Việc quan tâm đến đời sống của chị em phụ nữ luôn là vấn đề hàng đầu tại doanh
nghiệp này. Để giúp cho họ có thêm cơ hội để thể hiện bản thân, ban lãnh đạo siêu thị
Big C đã đưa ra ý tưởng tổ chức một cuộc với tiêu đề : “Tơn vinh vẻ đẹp Việt” để tìm
kiếm và khám phá nét đẹp dịu dàng, nữ tính đậm chất Việt của những người phụ nữ
hiện đang làm việc trong siêu thị. Đây là một chương trình được tiến hành rộng khắp
trên tồn bộ hệ thống tạo ra khơng khí thi tài cạnh tranh sơi nổi và đầy nhiệt huyết.
Chương trình được bắt đầu từ năm 2007, và đến năm 2012, nó đã trải qua được 5 lần
tổ chức. Mỗi lần tổ chức là một lần khơng khí trong siêu thị lại tấp nập, khẩn trương.
Nhân viên tham gia cuộc thi được tạo điều kiện hết sức để có thể thể hiện trên sân
khấu một cách tốt nhất. Thí sinh dễ dàng nộp đơn tham dự nếu có đủ điều kiện do ban
tổ chức đề ra bao gồm:
 Thí sinh tham dự phải là nhân viên nữ ( đã kết hơn hoặc cịn độc thân)
 Làm việc tại hệ thống siêu thị Big C Việt Nam từ 6 tháng trở lên hoặc 3 tháng
đối với các siêu thị mới khai trương
Hai điều kiện trên cho thấy Big C đã tạo điều kiện tốt nhất cho nhân viên của
mình tham dự cuộc thi bởi đó là quyền lợi mà họ đáng được hưởng khi họ làm việc tại
siêu thị. Quả thật hiếm có cơng ty hoặc danh nghiệp nào tại Việt Nam tự đứng lên tổ
chức một chương trình hồnh tráng và quy mơ như Big C. Sẽ có những cuộc thi quy

mô nhỏ tổ chức tại các siêu thị trên toàn quốc diễn ra trong khoảng thời gian trước
ngày lễ kỷ niệm Phụ nữ quốc tế 8/3. Sau đó những thí sinh xuất sắc nhất tại các cửa


hàng sẽ cùng tụ hội về Huế để tham dự vịng thi chung kết để tìm ra hoa khơi của cơng
ty.
Kinh phí dành cho việc tổ chức cuộc thi là tương đối lớn và ban lãnh đạo Big C
thực sự tâm huyết với cuộc thi này. Liên tục những yêu cầu về thông tin về việc tuyên
truyền, thông báo, danh sách thí sinh đăng ký tham gia, thời gian địa điểm nơi diễn ra
cuộc thi tại các của hàng được cập nhập. Ban lãnh đạo luôn mong chờ những phản
hồi tích cực từ phía các cửa hàng bởi họ thật sự tâm huyết với cuộc thi này. Điều đặc
biệt là những người đưa ra ý tưởng về cuộc thi lại là những vị lãnh đạo người nước
ngồi. Qua q trình làm việc tại Việt Nam, họ hiểu ra rằng việc quan tâm đến đời
sống vật chất và tinh thần của người lao động là việc làm không thể thiếu trong một
doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng. Người lao động cũng vì
thế mà sẽ cố gắng đóng góp cống hiến cho siêu thị.
2.2.3.5 Chương trình bảo vệ mơi trường
Chương trình tiết kiệm điện
Đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế đất nước, nhu cầu sử dụng điện ở nước ta
những năm gần đây liên tục tăng từ 13%- 15%/ năm. Theo báo cáo của Bộ Cơng
thương, giai đoạn 2010- 2020 có thể xuất hiện sự mất cân đối giữa nhu cầu sử dụng và
khả năng cung cấp các nguồn năng lượng nội địa, Việt Nam sẽ chuyển từ nước xuất
khẩu thành nước nhập khẩu năng lượng với mức độ phụ thuộc nhập khẩu ngày càng
tăng, khiến giá cả điện leo thang ảnh hưởng lớn đến tính cạnh tranh của các mặt hàng
khác. Vì vậy, tiết kiệm điện năng lượng đang trở thành một nhiệm vụ cấp thiết của
toàn dân. Hưởng ứng chủ trương của nhà nước, cùng với nhiều cơ quan, doanh nghiệp
khác, Big C đã sớm đưa vào áp dụng các giải pháp tiết kiệm điện năng.
Là hệ thống siêu thị và trung tâm thương mại lớn, Big C đón hàng vạn khách
đến mua sắm mỗi ngày. Do đó lượng điện tiêu thụ chiếm tỉ trọng khá lớn trong các chi
phí dịch vụ mua ngồi của Big C. Vì vậy, tiết kiệm điện năng sẽ cho phép Big C thực

hiện đồng thời hai mục tiêu: tiết kiệm chi phí, làm địn bẩy cho chính sách
“Giá rẻ cho mọi nhà”; bảo vệ hiệu quả hơn nữa sức mua của người tiêu dùng và tiết
kiệm năng lượng - nguồn tài nguyên có hạn của đất nước, góp phần cùng cộng đồng
bảo vệ mơi trường, hướng đến phát triển bền vững.


Trước những lợi ích thiết thực đó, từ năm 2008, ban lãnh đạo Big C đã bắt tay
vào việc tìm kiếm các giải pháp tiết kiệm điện. Ý tưởng này được Big C hiện thực hóa
vào cuối năm 2009 sau khi nhận được báo cáo “Kiểm toán sử dụng năng lượng tại Big
C” do cơng ty Kiểm tốn năng lượng ENERTREAM thực hiện. Big C đứng giữa hai
lựa chọn, hoặc là tiếp tục dùng các trang thiết bị điện cũ hoặc là thay đổi, lắp đặt các
trang thiết bị mới tiết kiệm điện năng để mang lại hiệu quả lâu dài nhưng chấp nhận
một khoản đầu tư nhất định. Quyết định đưa ra với sự nhất trí đồng lịng của cả tập thể
Big C. Ngay sau đó, từ năm 2010, các dự án tiết kiệm điện lần lượt được triển khai,
kích hoạt cho chiến lược phát triển bền vững của Big C đồng thời cũng thể hiện trách
nhiệm của Big C đối với vấn đề của quốc gia.
Triển khai các dự án tiết kiệm điện: Đầu tiên phải kể đến dự án thay thế đèn
huỳnh quang T8 bằng đèn huỳnh quang T5 tiết kiệm điện năng. Từ tháng 9/2010, toàn
bộ các Trung tâm thương mại và Đại siêu thị Big C đã được lắp đặt bóng đèn T5 với
tổng giá trị lên đến 9 tỷ đồng. Đây là thế hệ đèn huỳnh quang có hệ số chiếu sáng cao
và khả năng tiết kiệm điện năng lên tới 35% mà vẫn đảm bảo độ sáng rọi theo tiêu
chuẩn chiếu sáng Việt Nam.
Trong thời gian này, dự án “Lắp đặt hệ thống giám sát và quản lý năng lượng”
trị giá 3 tỷ đồng cũng đã được triển khai tại các siêu thị Big C với mục đích giám sát,
so sánh hiệu suất sử dụng năng lượng của các cửa hàng một cách chính xác, từ đó cải
thiện hành vi của người sử dụng, kỹ sư vận hành, nhân viên; cải tiến chất lượng điện
năng đồng thời đưa ra những quyết định đầu tư hiệu quả. Hệ thống này có thể giúp
Big C tiết kiệm được khoảng 5% chi phí vận hành.
Cũng trong năm năm 2010, Big C Thăng Long đã đưa vào sử dụng thành công
hệ thống bồn tụ lạnh. Hệ thống được kết nối với các máy lạnh vận hành vào ban đêmkhi giá điện rẻ- để tích trữ năng lượng dưới dạng đá lạnh. Sau đó nguồn năng lượng

này sẽ được giải phóng vào ngày để cung cấp khí lạnh cho hệ thống điều hòa của
trung tâm thương mại. Giải pháp mới này cho phép tiết kiệm đến 25% lượng điện sử
dụng cho hệ thống máy lạnh. Trước đó, vào năm 2006, hệ thống này cũng đã từng
được đưa vào sử dụng thí điểm hiệu quả tại Big C Hải Phịng. Từ đó đến nay, các Big
C khác trên tồn quốc đã lần lượt triển khai ứng dụng các công nghệ xanh nói trên.
Big C xây dựng mơ hình đại Siêu thị “ Xanh”


×