TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÁO CÁO TỔNG HỢP
Đơn vị thực tập: Công ty TNHH Mây Tre Xuất Khẩu Chúc Sơn
Sinh viên : Bùi Văn Trinh
Mã sinh viên : CQ513192
Hệ : Chính Quy
Chuyên ngành : Quản Trị Kinh Doanh
Khóa : 51
Lớp : Công Nghiệp và Xây Dựng 51C
Giáo viên hướng dẫn : Vũ Hoàng Nam
Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2012
i
Mục lục
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH VẼ
LỜI GIỚI THIỆU
Phần 1 QUÁ TRÌNH RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH
MÂY TRE XUẤT KHẨU CHÚC SƠN
1.1 Giới thiệu về Công ty
1.2 Quá trình hình thành và phát triển
1.4 Các đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của công ty TNHH Mây Tre Xuất
Khẩu Chúc Sơn
Phần 2 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG
TY TNHH MÂY TRE ĐAN XUẤT KHẨU CHÚC SƠN
2.1 Cơ cấu sản phẩm, tiêu thụ các sản phẩm
2.2 Kết quả kinh doanh và một số chỉ tiêu tài chính
Phần 3 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CỦA CÔNG TY TNHH
MÂY TRE ĐAN XUẤT KHẨU CHÚC SƠN
3.1 Bộ máy tổ chức hoạt động của công ty
3.2 Chính sách quản trị của công ty
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Giải thích
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
Co.,LTD Công ty trách nhiệm hữu hạn
WTO
iii
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH VẼ
Hình 1. Khay giang trắng 3 ngăn Hình 2. Giỏ tre đan hình ô van
Bảng 2: Bảng cân đối kế toán năm 2010 và năm 2011.
TÀI SẢN
MÃ
SỐ
THUYẾT
MINH
SỐ CUỐI NĂM SỐ ĐẦU NĂM
A B C 1 1
a - Tài sản ngắn hạn
(100=110+120+130+140+150)
100
3,953,041,945 3,614,561,302
I. Tiền và các khoản tương
đương tiền
110 (III.01) 2,279,979,098 1,903,338,966
II.Đầu tư tài chính ngắn hạn
12
0
(III.05)
1. Đầu tư tài chính ngắn hạn
12
1
2. Dự phòng giảm giá đầu tư tài
chính ngắn hạn (*)
129
III. Các khoản phải thu ngắn
hạn
130 1,506,289,355 1,439,570,049
1. Phải thu khách hàng
13
1
1,506,289,355 1,439,570,049
2. Trả trước cho người bán
13
2
3. Các khoản phải thu khác
13
8
4. Dự phòng phải thu ngắn hạn
khó đòi (*)
13
9
IV. Hàng tồn kho 140 90,604,592 147,751,987
1. Hàng tồn kho
14
1
(III.02) 90,604,592 147,751,987
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn 14
iv
kho (*) 9
V. Tài sản ngắn hạn khác
15
0
76,168,900 123,900,300
1. Thuế GTGT được khấu trừ
15
1
2. Thuế và các khoản khác phải
thu Nhà nước
152
5. Tài sản ngắn hạn khác 158
76,168,900 123,900,300
B - TÀI SẢN DÀI HẠN
(200 = 210 + 220 + 230 + 240)
200
2,400,260,318 2,628,886,500
I. Tài sản cố định 21
0
(III.03.04)
2,400,260,318 2,628,886,500
1.Nguyên giá 21
1
3,963,632,359 3,963,632,359
2.Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 212
(1,563,372,041) (1,334,745,859)
3.Chi phí xây dựng cơ bản dở
dang
21
3
II. Bất động sản đầu tư 22
0
1. Nguyên giá 221
2.Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 222
III. Các khoản đầu tư tài chính
dài hạn
23
0
(III.05)
3. Đầu tư dài hạn khác 23
1
4. Dự phòng giảm giá đầu tư
tài chính dài hạn (*)
239
V. Tài sản dài hạn khác 24
0
1. Phải thu dài hạn 241
3. Tài sản dài hạn khác 248
4. Dự phòng phải thu dài hạn
khó đòi
249
Tổng cộng tài sản (250 = 100 + 200)
250
6,353,302,263 6,243,447,802
NGUỒN VỐN
MÃ
SỐ
THUYẾT
MINH
SỐ CUỐI NĂM(3) SỐ ĐẦU NĂM(3)
A B C 1 1
a -Nợ phải trả (300 = 310 + 320)
300
45,731,707 69,136,821
I. Nợ ngắn hạn 310
45,731,707 69,136,821
1. Vay ngắn hạn 31
v
1
2. Phải trả người bán 31
2
3. Người mua trả tiền trước 31
3
4. Thuế và các khoản phải nộp
Nhà nước
31
4
III.06
45,731,707 69,136,821
5. Phải trả người lao động 31
5
6. Chi phí phải trả 31
6
7. Các khoản phải trả ngắn hạn
khác
31
8
8. Dự phòng phải trả ngắn hạn 31
9
II. Nợ dài hạn 32
0
1. Vay và nợ dài hạn 32
1
2. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc
làm
322
3. Phải trả phải nộp dài hạn khác 328
4.Dự phòng phải trả dài hạn 329
B - VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 = 410 +
430)
400
6,307,570,556 6,174,310,981
I. Vốn chủ sở hữu 410 III.07
6,307,570,556 6,174,310,981
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 41
1
6,000,000,000 6,000,000,000
2. Thặng dư vốn cổ phần 412
3. Vốn khác của chủ sở hữu 41
3
4. Cổ phiếu quỹ (*) 41
4
5. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 415
6. Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu 41
6
7. Lợi nhuận sau thuế chưa phân
phối
41
7
307,570,556 174,310,981
II. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 430
Tổng cộng nguòn vốn (440 = 300 +
400)
440 6,353,302,263 6,243,447,802
vi
1
LỜI GIỚI THIỆU
Nước ta đang trên con đường phát triển theo định hướng trở thành một nước
công nghiệp. Bên cạnh việc phát triển các ngành công nghiệp mỗi nhọn trọng điểm
thì cũng cần phải chú ý tới các ngành thủ công nghiệp. Đặc biệt nước vẫn còn rất
nhiều các làng nghề thủ công truyền thống. Việc định hướng phát triển các làng
nghề này, không những tạo công ăn việc làm ổn định cho người dân mà còn đóng
góp to lớn cho nền kinh tế của đất nước.
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường xu hướng hội nhập như hiện nay, sự
cạnh tranh diễn ra gay gắt không chỉ giữa công ty quốc ngoại với công ty quốc nội
mà còn cả sự cạnh tranh giữa công ty quốc nội. Việc hình thành nên các công ty sản
xuất và xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ là điều rất cần thiết. Do đó, em
đã chọn Công ty TNHH Mây Tre Xuất Khẩu Chúc Sơn để tiền hành thực tập.
Dưới đây là báo cáo tổng hợp về Công ty TNHH Mây Tre Chúc Sơn. Nội
dung của báo được chia ra các phần như sau:
Phần I: Quá trình ra đời và phát triển của công ty TNHH Mây Tre Xuất Khẩu Chúc
Sơn
Phần II: Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Mây Tre Xuất
Khẩu Chúc Sơn.
Phần III: Đánh giá hoạt động quản trị của công ty TNHH Mây Tre Xuất Khẩu Chúc
Sơn
2
Phần 1
QUÁ TRÌNH RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA CÔNG TY TNHH MÂY TRE XUẤT KHẨU CHÚC SƠN
1.1 Giới thiệu về Công ty
1.1.1 Thông tin cơ bản về công ty
Tên công ty: Công ty TNHH Mây Tre Xuất Khẩu Chúc Sơn
Tên viết tắt: Chuc Son Co.,LTD
Địa chỉ công ty: Km24 + 500m quốc lộ 6A, Khu công nghiệp Phú Nghĩa,
Chương Mỹ, Hà Nội.
Số điện thoại: 0433. 866054/868700
Fax: 0433 867010
Website: Chucson.com.vn
Email:
Đại diện lãnh đạo cơ sở: Nguyễn Đăng Nùng.
1.2 Quá trình hình thành và phát triển
1.2.1 Quá trình hình thành
Công ty TNHH Mây Tre Xuất Khẩu Chúc Sơn được thành lập vào năm
1993. Nhưng phải tới tháng 4 năm 2003 công ty mới chính thức đi vào hoạt động
sản xuất theo hình thức công ty TNHH. Công ty nhận giấy chứng nhận kinh doanh:
0302000090 do sở kế hoạch và đầu tư cấp ngày 03/01/2008.
1.2.1 Quá trình phát triển
Công ty Mây Tre Xuất Khẩu Chúc Sơn phát triển qua ba giai đoạn.
3
- Giai đoạn thứ nhất từ năm 1993 tới năm 2003. Đây là giai đoạn hình thành
và hoàn thiện về các công tác quản lý sản xuất. Và cũng ở trong giai đoạn này, nhờ
tình hình kinh tế thế giới đang phát triển theo chiều hướng tốt nên việc xuất khẩu
của công ty gặp được rất nhiều thuận lợi và đã hình thành nên những thị trường
truyền thống của công ty. Ở trong giai đoạn này công ty được hình thành và có tên
là Xí Nghiệp Mây Tre Đan Xuất Khẩu Chúc Sơn do ông Nguyễn Đăng Nùng làm
chủ.
- Giai đoạn thứ hai từ năm 2003-2008. Trong giai đoạn này, công ty đổi tên
thành Công Ty TNHH Mây Tre Xuất Khẩu Chúc Sơn. Ở giai đoạn này, nhà nước
liên tục ban hành các bộ luật về công ty, nhằm đưa ra một khung pháp lý để quan lý
công ty trước khi gia nhập vào WTO
(1)
. Do đó, công ty đã có những điều chỉnh để
tuân thủ đúng theo các định của luật công ty lúc đó.
- Giai đoạn thứ ba từ năm 2008 đến nay, trong giai đoạn này công ty gặp
phải khó khăn rất nhiều. Trước hết, đó là bị ảnh hưởng từ cuộc suy thoái kinh tế từ
năm 2008. Với việc xuất khẩu mây, tre và các sản phầm thủ công mỹ nghệ được
làm bằng từ mây tre là hoạt động doanh thu chủ yếu. Việc bị ảnh hưởng bởi suy
thoái kinh tế thế giới là điều không thể tránh khỏi.
1.3 Lĩnh Vực hoạt động của công ty.
Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty đó là xuất khẩu các mặt hàng thủ
công mỹ nghệ được làm từ mây và tre. Ngoài hoạt động xuất khẩu, công ty còn
nhận những đơn đặt hàng từ trong nước, đây cũng là một nguồn thu đáng kể cho
công ty. Từ ngày thành lập, công ty luôn giữ chữ tín, giao hàng đúng hẹn, đảm bảo
chất lượng hàng hóa nên đã hình thành được rất nhiều các bạn hàng, thị trường
truyền thống.
Được xây dựng gần làng nghê mây tre đan Phú Nghĩa, ngoài việc sản xuất
hàng hóa thủ công mỹ nghệ mây tre, doanh nghiệp còn tăng cường mua các sản
phẩm được làm từ các hộ gia đình. Khi có đơn đặt hàng, doanh nghiệp cũng liên hệ
với các hộ gia đình, đưa mẫu sản phẩm để họ sản xuất. Sau đó, các hộ gia đình đem
sản phẩm tới công ty và nhận tiền công theo sản lượng mình làm ra. Điều này đã
giúp các hộ gia đình có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống.
4
1.4 Các đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của công ty TNHH Mây Tre Xuất
Khẩu Chúc Sơn
Công ty TNHH Mây Tre Xuất Khẩu Chúc Sơn là công ty sản xuất và xuất
khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Vì vây, đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty
cũng có nhiều sự khác biệt với các ngành khác.
1.4.1 Các loại sản phẩm của công ty và máy móc thiết bị.
1.4.1.1 Các loại sản phẩm.
Sản phẩm của công ty là các mặt hàng thủ công mỹ nghệ chủ yếu được sản
xuất dựa trên việc trang trí và làm hàng tiêu dùng phục vụ các nhu cầu trong cuộc
sống.
Thủ công mỹ nghệ trang trí là mặt hàng ưa chuộng, được rất nhiều các đối
tác nước ngoài đặt hàng xuất khẩu. Cụ thể như giỏ hoa để làm lãng hoa. Giỏ hoa
cũng có nhiều kiểu dáng đẹp để làm vật phẩm trang trí trong nhà (được minh họa
như hình 2). Giỏ cũng có thể được đan bằng mây, hoặc cũng có thể được đan bằng
tre. Các sản phẩm cũng còn phụ thuộc nhiều về bên phía khách hàng yêu cầu sản
phẩm như thế nào.
Hàng thủ công mỹ nghệ dùng để dựng đồ, sản phẩm cũng là các loại khay
được các nhân công thiết kế với nhiều kiểu dáng để phục vụ mục đích như đựng đồ
đạc nhỏ gọn. Ngoài ra cũng có một số mặt hàng như túi sách đi mua đồ. Các sản
phẩm này được nước ngoài ưa chuộng hơn Việt Nam bởi ý thức tiêu dùng của họ.
Do đây là các sản phẩm được làm thiên nhiên, nên khi không dùng nữa, các sản
phẩm này bị đào thải ra môi trường thì việc phân hủy của chúng cũng không độc hại
như dùng túi milong.
Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ phần lớn được làm bằng tay. Nên các sản
phẩm tốt hay xấu đều phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, cũng như tay nghề của
người lao động.
5
Mặt hàng thủ công mỹ nghệ phụ thuộc vào các nguyên liệu như mây, tre và
cói. Với những năm trước đây, khi nguồn nguyên liệu còn rồi rào thì việc tìm
nguyên liệu cũng không gặp khó khăn như hiện nay. Việc khai thác quá mức, không
có kế hoạch đã làm các nguồn nguyên liệu cho ngành thủ công mỹ nghệ gặp khó
khăn chung và ảnh hưởng tới quá trình sản xuất của công ty.
Với nhiều mẫu mã đa dạng, có lợi thế sản phẩm được làm từ thiên nhiên.
Công ty luôn phấn đấu hết mình, đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. Luôn đảm
bảo chữ tín đó là phương châm kinh doanh của công ty.
1.4.1.2 Máy móc thiết bị.
Các mặt hàng mây tre đan xuất khẩu được làm chủ yếu bằng tay nên máy
móc thiệt bị của công ty là không nhiều. Các thiết bị máy móc có giá trị trung bình
hoặc thấp.
Để đáp ứng các yêu cầu sản xuất và xuất khẩu công ty đã trang bị hai máy
phun sơn, một bình nén khí, một nồi hơi, một nồi hấp. Tất cả đều trong trạng thái
hoạt động tốt và luôn được kiểm tra theo định kỳ.
Các phòng ban làm việc hành chính và kế toán được trang bị máy tính, máy
tin, máy scan, máy fax để liên lạc trong nội bộ, hay liên lạc với khách hàng thuận
lợi và chuyên nghiệp hơn.
1.4.2 Khách hàng và thị trường.
Được thành lập từ những năm đầu của thập niên 90. Công ty liên tục nỗ lực
hết mình để sản xuất và cung cấp các sản phẩm theo đúng yêu cầu, kì hạn của đối
tác. Đã tạo ra được sự uy tín và tín nhiệm của đối tác. Dần dần, đã trở thành nhà
một nhà cung cấp tin cậy về các sản phẩm thủ công mỹ nghệ mây tre đan. Và đã
hình thành nên những mỗi làm ăn lâu năm.
6
Một trong những khách hàng quan trọng và cũng là một trong những thị
trường xuất khẩu chính của công ty đó là Nhật Bản. Với Nhật Bản là một thị trường
khó tính, các sản phẩm khi đem xuất khẩu sang thị trường này thường được kiểm
tra một cách chặt chẽ sau đó mới được đưa vào các hệ thống siêu thị của Nhật Bản.
Ngoài ra, khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản còn có một vấn đề nữa đó là giá
cả. Mức chênh lệch giữa giá bán với giá thành phẩm là không cao. Họ thường đưa
ra mức giá cố định, và có ít có xu hướng thay đổi. Điều này gây ra rất nhiều khó
khăn cho doanh nghiệp. Nhưng đổi lại, rủi ro về mặt thanh khoản lại rất thấp.
Thị trường xuất khẩu lớn thứ hai sau nhật đó là Italya. Đây cũng là một thị
trường truyền thống của công ty. Ở Italia, họ kiểm tra đầu vào kĩ lưỡng và nghiêm
ngặt hơn ở Nhật Bản. Sở dĩ vì họ là một nước phát triển, các sản phẩm thường được
sản xuất và lắp ráp theo dây truyền. Trong khi các sản phẩm của công ty thường là
những sản phẩm làm bằng tay. Do đó, không thể tránh khỏi những sai sót nhất định.
Nên họ thường trả lại những sản phẩm bị lỗi. Nhưng về mặt giá cả, họ chấp nhận
mức triết khấu thấp hơn. Và tạo lợi thế cho công ty khi xuất khẩu sang thị trường
này.
Ngoài ra còn các thị trường mới khác như Đan Mạch, Thụy Điển. Đây là
những thị trường công ty mới tạo được mối quan hệ trong vài năm trở lại đây. Và
còn có xu hướng hợp tác phát triển trong tương lai.
Bên cạnh các thị trường xuất khẩu chính, công ty TNHH Chúc Sơn còn tạo
dựng được những mối quan hệ với các khách hàng nội địa. Khách hàng nội địa
được phân theo hai loại:
Loại thứ nhất khách hàng nội địa đặt hàng để xuất khẩu sang một thị trường
khác, loại khách hàng này còn có một tên khách là nhà buôn trung gian. Công ty
vẫn có các chính sách quan hệ với các khách hàng trung gian, nhưng không đặt vào
trọng tâm phát triển. Vì công ty sẽ bị mất đi phần triết khấu cho khách hàng trung
gian này. Và thường bị thất thế trên bàn đàm phán do họ có nhiều lợi thế hơn trên
bàn đàm phán.
Loại thứ hai đó là khách hàng nội địa đặt hàng để sử dụng luôn tại thị trường
Việt Nam. Với loại khách hàng, doanh nghiệp cũng đang rất muốn tìm kiếm nhiều
bạn hàng làm ăn, nhưng loại khách hàng này thường hiếm, chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ
trong cơ cấu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
7
1.4.3 Nguồn nhân lực và điều kiện tại công ty
1.4.3.1 Nguồn nhân lực
Công ty TNHH Chúc Sơn hiện đang có 50 nhân công làm việc và sản xuất
trong khu phân xưởng có diện tích khoảng 4000 m
2
. Các công nhân được chia và
phân thành từng tổ, ngồi riêng tại các khu vực được bố trí trong phân xưởng. Các tổ
được phân công làm một công đoạn để hoàn thành sản phẩm.
Công ty có bảy quản lý cấp trung và cấp cao, cùng với 3 nhân viên văn
phòng được phân bố vào các phòng tổng hợp, phòng kế toán và xưởng sản xuất.
1.4.3.2 Điều kiện làm việc tại công ty.
Các công nhân được việc trong một phân xưởng có diện tích rộng, thoáng
mát. Mỗi tổ công nhân được thiết kế một quạt cây
giúp công nhân có thể thoải mái
làm việc. Tôn lợp mái được làm bằng tôn cách nhiệt, chống nắng nóng vào mùa hè.
Tại phân xưởng, còn được thiết kệ hệ thống thông gió, giúp cho không khí luôn
thông quá. Tránh tình trạng ẩm mốc, bởi các sản phẩm may tre, phải giữ được đổ
ẩm cũng nhiệt độ hợp lý mới bảo quản được khi chưa gia công thành sản phẩm
hoàn chỉnh.
Các nhân viên văn phòng và quản lý được bố trí ngồi ở phòng riêng, tùy
theo các nhiệm vụ mà họ được phân công vào làm. Ở phòng kế toán, được trang bị
đầy đủ các thiết bị máy tính, máy fax, điện thoại. Mỗi nhân viên được sử dụng một
máy riêng do công ty cung cấp.
Cả nhân viên văn phòng và nhân viên lao động đều được dùng cơm trưa tại
công ty. Đây là cũng một chính sách khuyến khích tăng năng suất cho người làm
việc. Nhưng ai làm ở xa, không tiện về nhà nấu cơm có thể dùng bữa trưa tại chính
công ty.
1.4.4 Nguồn vốn, tài sản
Nguồn vốn và tải sản của công ty từ năm 2007 tới năm 2011 được biểu thị
trên bảng 1 mục iii. Qua đó ta thấy được chênh lệch giữa nguồn vốn giữa các năm
là không có nhiều. Chứng tỏ doanh nghiệp chưa đầu tư mạnh để làm tăng nguồn
vốn hay tăng tài sản để mở rộng quy mô sản xuất. Quy mô công ty không có thay
đổi nhiều từ năm 2007 -2011. Do vốn chủ sở hữu không biến đổi từ năm 2007 tới
năm 2011.
8
Nguồn vốn của doanh nghiệp chủ yếu là vốn chủ sở hữu. Các khoản vốn vay
của doanh nghiệp là không có, nên trong cơ cấu tỉ trọng vốn, vốn chủ sở hữa chiếm
tỉ trọng nhiều nhất và không đổi qua các năm. Vốn chủ sỡ hữu chiếm 6 tỷ đồng
trong trên tổng số vốn chủ hữu.
Công ty sử dụng vốn chủ sở hữu vào các mục đích chuyên dụng khác như
tiền lương, tiền thưởng hàng tháng và vào các dịp cuối năm nhằm khích lệ tinh thần
làm việc của nhân viên.
Bảng 1: Tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp từ năm 2007-2011
Năm Tài Sản Nguồn vốn
2007 6.293.655.570 6.293.655.570
2008 6.029.801.785 6.029.801.785
2009 6.243.447.802 6.243.447.802
2010 6.353.302.263 6.353.302.263
2011 6.399.325.913 6.399.325.913
9
Từ bảng 2: Bảng cân đối kế toán của 2 năm 2010 và năm 2011 ta thấy tài sản
chủ yếu của doanh nghiệp là tài sản dài hạn bao gồm nhà xưởng, văn phòng và một
số loại máy móc thiết bị chuyên dùng trong sản xuất.
Hệ số tài trợ tài sản cố đỉnh =
Hệ số này lớn hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp hoàn toàn trang trải tài sản cố
định, và cũng dựa vào chỉ số này có thể thấy được doanh nghiệp có thể tiếp tục chi
mua các tài sản cố định để mở rộng công việc kinh doanh và sản xuất của mình.
1.4.5 Môi Trường kinh doanh
1.4.5.1 Môi trường ngành.
Hiện nay, chỉ tính riêng trên địa bàn Hà Nội có khoảng 75 doanh
nghiệp kinh doanh mặt hàng thủ công mĩ nghệ mây tre đan, với hơn 50.000 hộ gia
đình làm mây tre đan truyền thống. Theo số liệu thống kê năm 2011. Phần lớn các
doanh nghiệp mây tre đan có hoạt động chủ yếu là nhờ xuất khẩu, một số khác khai
thác ngay chính trong địa bàn trong nước. Mặc dù vậy, vẫn chưa có một doanh
nghiệp mây tre đan đủ lớn, đủ mạnh thực sự để chi phối tới các doanh nghiệp khác
cùng ngành trên địa bàn.
Khách hàng là một yếu tố gây áp lực các doanh nghiệp trong ngành mây tre
đan. Để thâm nhập được vào hệ thống siêu thị của khách hàng nước ngoài, doanh
nghiệp phải chịu rất nhiều sức ép. Trước hết đó là giá cả. Công ty trong nước khi
xuất khẩu thường phải ký theo dài hạn, về một mức giá ổn định trong một thời gian
dài. Sau khi hết hạn, hai bên mới thay đổi các điều khoản và điều chỉnh về giá. Khi
tình hình trong nước có sự biến động về giá cả, nhưng bên phía khách hàng họ vẫn
khó lòng chấp nhận sự biên đổi giá cả nhanh như ở Việt Nam. Điề này đã gây ra rất
nhiều những khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước nói chung và Công ty
TNHH Mây Tre Xuất Khẩu Chúc Sơn nói riêng.
Vốn chủ sở hữu
Tài sản cố định
10
Với các mặt hàng như, giỏ xách, giỏ đựng đồ bằng mây tre đan bị cạnh tranh
gay gắt bới các sản phẩm thay thế như các giỏ xách nhựa, hay giỏ đựng đồ nhựa.
Nhưng các mặt hàng thủ công mỹ nghệ mây tre có một lợi thế, đó là các sản phẩm
được làm từ thiên nhiên. Nên sau khi sử dụng, các mặt hàng này đào thải ra môi
trường sẽ phân hủy nhanh hơn rất nhiều các giỏ xách, hay giỏ đựng bằng nhựa tổng
hợp. Ở các nước có nền kinh tế phát triển, họ rất chú trọng tới việc bảo vệ môi
trường. Nên các mặt hàng túi giỏ xách, giỏ đựng có nhiều ưu thế phát triển tại đó.
Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn trong ngành thủ công mỹ nghệ không phải là
không có. Hiện nay, một số doanh nghiệp đang sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ
nghệ giống như các sản phẩm mây tre nhưng lại được làm bằng nhựa. Cụ thể như
các sản phẩm bàn, ghế được thiết kế giống như bàn ghế mây tre, nhưng nguyên vật
liệu lại hoàn toàn khác. Điều này đã gây ra những khó khăn cho các doanh nghiệp
muốn định hình và phát triển trong nước. Bới lẽ, các sản phẩm được làm từ vật liệu
nhựa giả mây tre có giá thành rẻ hơn, đáp ứng được nhiều kiểu dáng mẩu mã và
mầu sắc. Nâng cao khả năng cạnh tranh về giá. Do đó, ngành thủ công mỹ nghệ
mây tre cần có các chiến lược hợp lý, để sãn xuất sao cho không bị mất thị phần
trên thị trường kinh doanh.
Nguyên vật liệu đầu vào để sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ là điều
vô cùng quan trong. Từ trường năm 2007, các vùng nguyên vật liệu mây tre có rất
nhiều, có diện tích, và trữ lượng lớn. Vào tại thời điểm lúc đó, giá nguyên vật liệu
đầu vào khá rẻ, các doanh nghiệp kinh doanh đã thu được lợi nhuận rất cao. Và đã
có rất nhiều các doanh nghiệp tham gia vào ngành thủ công mỹ mây tre. Chỉ trong
một thời gian ngắn, các vùng nguyên liệu được coi là có trữ lượng lớn cũng đã
không còn. Các doanh nghiệp nào muốn tiếp tục hoạt động lại phải tìm tòi những
vùng nguyên liệu mới, phải đi xa hơn mới lấy được nguyên liệu để về sản xuất. Các
phí dịch vụ kèm theo cũng tăng theo, đẩy giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao.
Trong khi lại không thể tăng giá được quá cao do việc ký kết hợp đông, các doanh
nghiệp không đánh giá được thực trạng cũng như dự báo được tình trạng này trong
tương lai. Mức triết khẩu giảm, làm cho ngành thủ công mỹ nghệ mây tre bước vào
con đường khó khăn.
1.4.5.2 Môi trường vĩ mô.
11
Trong chuỗi cung ứng toàn cầu, mỗi doanh nghiệp đều đóng vai trò như một
mắt xích nhỏ trong đó. Việc kinh tế thế giới suy thoái, dù muốn hay không, các
doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng đó đều phải bị ảnh hưởng ít nhiều.
Trong khi, các nhà nước lại đang có chính sách thắt chặt tiền tệ, kiềm chế
lạm phát, đồng thời nền kinh tế trong nước cũng rơi vào tình trạng bất ổn, khi rất
nhiều các ngân hàng có nợ xấu. Do cho doanh nghiệp vay, mà không tính toán kỹ
lưỡng. Nhiều ngân hàng đã phải sáp nhập với các ngân hàng khỏe hơn, để tránh tình
trạng phá sản. Nguyên nhân của điều này chủ yếu do các ngân hàng cho doanh
nghiệp vay vốn, từ nguồn vốn này doanh nghiệp sử dụng một phần vào công việc
kinh doanh của mình, phần còn lại thì lại đem đi đầu tư bất đầu tư bất động sản, tạo
nên bong bóng trên thị trường bất động sản. Tới khi bong bóng vỡ, rất nhiều doanh
nghiệp đã phải phá sản vì không có vốn để trả nợ ngân hàng. Hậu quả, kinh tế trì
trệ, thị trường chứng khoán ảm đạm. Người dân thì lại chuyển sang đầu tư các lĩnh
vực khác như vàng và ngoại hối. Những dòng tiền nhàn rỗi, không được đem đi tái
đầu tư mà chủ yếu người dân nắm giữ.
Trước tình hình đó, đảng và nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ
doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển hoạt động. Giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ
có thể tiếp cận được các nguồn vốn, bảo đảm sãn xuất. Song đó chỉ là trên lý thuyết,
thực tế rất nhiều doanh nghiệp không tiếp cận được nguồn vốn bởi rất nhiều các lý
do khách quan khách nhau. Thành ra, tiền nhàn rỗi vẫn thừa, mà tiền đầu tư cho các
doanh nghiệp thì lại không tới tay doanh nghiệp. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn tới
nền kinh tế trong nước.
Ngoài những chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ về việc tiếp cận
nguồn vốn, nhà nước còn hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu. Đó là việc hoàn thiện
các thủ hành chính, thủ tục hải quan. Rút ngắn thủ tục hải quan lại, để giảm thiểu
chi phí và rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Nhà nước, còn thành lập các tổ
chức giúp các doanh nghiệp xuất khẩu giao dịch với các khách hàng nước ngoài
một cách thuận lợi và an toàn nhất.
12
Môi trường kinh doanh trong nước tuy đang trầm lắng, nhưng không phải là
không có những cơ hội phát triển cho ngành nghề mây tre đan. Vẫn còn có rất nhiều
các khoảng trống trên thị trường mây tre đan trong nước, các doanh nghiệp mây tre
đan nói chung vẫn chưa khai thác được lợi thế và tiềm năng từ thị trường trong
nước. Thị trường trong nước là một thị trường, mà vẫn bị bỏ trống nhiều năm nay.
Có lẽ do ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới nên nhiều doanh nghiệp chưa dám
quyết định đầu tư một cách mạnh rạn và đúng đắn. Một số khác, gặp phải những
khó khăn về việc tiếp cận vốn như đã nêu ở trên.
Phần 2
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH
MÂY TRE ĐAN XUẤT KHẨU CHÚC SƠN
2.1 Cơ cấu sản phẩm, tiêu thụ các sản phẩm
13
2.1.1 Cơ cấu sản phẩm.
Các sản phẩm được phân loại theo đặc điểm của nguyên vật liệu làm nên sản
phẩm:
Sản phẩm mây sơn, mây mầu và mây tự nhiên. Tương tự các sản phẩm được
làm từ tre cũng có các loại tre mầu, tre sơn và tre tự nhiên. Công ty TNHH Chúc
Sơn đã thiết kế và làm theo đơn đặt hàng khoảng 200 các loại sản phẩm khác nhau
được làm từ mây và tre. Mỗi sản phẩm công dụng, chức năng khác nhau và được
sử dụng tùy theo mục đích người dùng sử dụng vào việc gì.
Công ty căn cứ vào các đơn đặt hàng của khách để tiến hành sản xuất theo
đúng yêu cầu mà khách hàng đề nghị. Chính vì vậy cơ cấu các sản phẩm trong mỗi
tháng sẽ là khác nhau và không theo một sự cố định nào hết. Các sản phẩm đều
được kí hiệu theo những ký hiệu khác nhau, điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng
kiểm soát được số lượng các mặt hàng xuất kho và nhập kho.
2.2 Kết quả kinh doanh và một số chỉ tiêu tài chính
2.2.1 Kết quả kinh doanh trong 5 năm (từ 2007-2011)
Trung bình mỗi năm công ty bán được hơn 2 triệu sản phẩm các loại từ mây,
tre và các loại sản phẩm mây tre kết hợp với cói. Riêng năm 2010 số phẩm bán
được là 2.688.679 sản phẩm đem lại cho công ty doanh thu là 15.293.843.071 (VNĐ).
Doanh thu của các năm 2007-2011 được thể theo bảng 3:
14
Năm
Chỉ tiêu
2007 2008 2009 2010 2011
Doanh thu
18.323.963.440
13.708.623.969 14.486.793.34
2
15.133.942.351
13.694.684.564
Các khoản
giảm trừ
doanh thu
Doanh thu
thuần
18.323.963.440
13.708.623.969 14.486.793.34
2
15.133.942.351
13.694.684.564
Giá vốn
hàng bán
17.510.358.730 12.721.106.511 13.449.521.81
6
14.162.311.363 12.726.127.093
Lợi nhuận
trước thuế
267.427.891 168.218.785 198.744.432 165.242.341 45.855.189
Thuế doanh
nghiệp
72.811.488 42.738.847 34.785.526
Lợi nhuận
sau thuế
194.616.403 125.479.938 163.988.906 165.242.341 45.855.189
15
Dựa vào bảng 3, kết quả báo cáo kinh doanh của công ty trong vòng 5 năm
trở lại đây, ta có thể thấy rõ ràng chia ra làm 2 giai đoạn.
Giai đoạn 1 trước năm 2008, doanh thu của công ty tại thời điểm này là rất
cao, đặc biệt là năm 2007 là năm có doanh thu cao nhất trong 5 năm trở lại đây.
Điều này cũng dễ hiểu, bởi trước năm 2008 kinh tế thế giới vẫn chưa bước vào cuộc
khủng hoảng, nên việc xuất khẩu sang các thị trường có nền kinh tế phát triển gặp
được nhiều rất thuận lợi. Hơn nữa, vào thời điểm giá cả nguyên vật liệu đầu vào, giá
cả nhân công cũng rẻ hơn các năm sau đó rất nhiều, Giúp doanh thu của năm 2007
tăng vọt. Cũng phải kể đó, đó là thời điểm nước ta mới gia nhập vào WTO, nhà
nước có rất nhiều các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhập khẩu và xuất
khẩu.
Giai đoạn thứ 2 sau năm 2008 tới nay. Bị ảnh bởi chung bởi sự suy thoái
kinh tế thế giới, các thị trường truyền thống như Nhật Bản, Italia, Đan Mạch, Thụy
Điển đều chịu tác động rất mạnh bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Đặc biệt là
các quốc gia thuộc liên minh Châu Âu EU
(1)
. Họ không giống người Mỹ, khi gặp
phải khủng hoảng, thì họ thường thắt chặt chi tiêu lại, chính vì vậy giá cả mua hàng
của họ cũng không thể tăng được, trong khi từ năm 2008 tới nay lạm phát của nước
ta ở toàn ở mức hai con số, giá cả đầu vào leo thang. Trong khi phía bên khách hàng
lại không chấp nhận nâng giá do tình hình chung. Bởi vậy, giai đoạn này doanh thu
của công ty giảm đi rõ ràng.
2.2.2 Một số chỉ tiêu tài chính
Đánh giá một doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh hiệu quả hay không có
nhiều góc độ để đánh giá bao gồm hiệu quả về kinh và hiệu quả xã hội. Mỗi góc độ
đưa ra những cái nhìn và nhận định khác nhau. Để thuận tiện tính toán, trong bản
cáo sẽ đưa râ những chỉ số tài chính chủ yếu để đánh giá sơ bộ về kết quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp:
Sức sinh lời của vốn góp chủ sở hữu là chỉ tiêu phản ánh một đơn vị vốn đầu tư
của chủ hữu đem lại mấy đơn vị lợi nhuận sau thuế. Sử dụng chỉ tây này nhằm đánh
lợi nhuận mà chủ doanh nghiệp thu lại được bao nhiêu so với số tiền họ bỏ ra đầu tư
và được tính theo công thức sau:
16
Sức sinh lời vốn góp chủ sở hữu =
Chỉ tiêu đánh giá thứ hai đó là sức sinh lời của vốn chủ sở hữu, đây là chỉ tiêu phản
ánh một đơn vị vốn chủ sở hữu đem lại mấy đơn vị lợi nhuận sau thuế và được xác
định theo công thức sau:
=
Chỉ số tài chính thứ ba đó là tỷ suất lợi nhuận ròng, đây là chỉ tiêu cung cấp
cho các nhà quản lý biết được một đơn vị doanh thu thuần đem lại mấy đơn vị lợi
nhuận sau thuế. Công thức tỉ suất lợi nhuận được trình bày như sau:
=
Từ các tiêu chí đánh giá sơ bộ hiệu quả hoạt động kinh doanh, và lập thành
bảng 4, để có nhìn toàn diện về hiệu quả kinh doanh tại công ty TNHH Chúc Sơn.
Bảng 4: Đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Lợi nhuận sau thuế
Vốn Góp bình quần
của chủ sở hữu
Sức sinh lời vốn
chủ sở hữu
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu
bình quân
Tỷ suất lợi nhuận
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần
17
Năm
Chỉ tiêu
2007 2008 2009 2010 2011
Sức sinh lời
của vốn góp
0,032 0,021 0,027 0,028 0,008
Sức sinh lời
của vốn chủ
sỡ hữu
0,031 0,02 0,026 0,026 0,007
Sức sinh lời
của doanh
thu thuần
0.01 0,009 0,011 0,011 0,003
18
Dựa vào kết quả bảng 4, năm 2011 là năm có các chỉ số tài chính thấp nhất,
một một phần do ảnh hưởng từ cuộc suy thoái kép, một phần do việc quản lý doanh
nghiệp không được tốt.