Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Báo cáo tổng hợp Ngân hàng sông Vân Ninh Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.91 KB, 22 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, các NHTM giữ một vai trò hết sức quan
trọng, là mạch máu lưu thông giúp nền kinh tế vận hành một cách nhịp nhàng ổn
định. Trước những cơ hội và thách thức mà nền kinh tế mang lại, NHNo&PTNT
Việt Nam nói chung và NH Sông Vân tỉnh Ninh Bình nói riêng cũng đã có
những bước chuyển mình cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh mới. Và đạt
được những thành tựu quan trọng, đóng góp tích cực trong việc đảm bảo tăng
trưởng bền vững của nền kinh tế.
Sau thời gian thực tập tổng hợp tại NH Sông Vân tỉnh Ninh Bình tuy ngắn
ngủi nhưng vô cùng quý giá, bổ ích và có ý nghĩa đối với em. Đã giúp em được
tiếp xúc trực tiếp với hoạt động của ngân hàng, từ đó giúp em hiểu rõ hơn giữa lý
thuyết được học ở trường với thực tế, và bổ sung thêm những kiến thức đã được
học và nghiên cứu ở trường đại học.
Trong báo cáo thực tập này, em xin có một số báo cáo khái quát về quá
trình hình thành phát triển, tình hình hoạt động kinh doanh, mục tiêu trong năm
tới và những thông tin cụ thể về tình hình tín dụng tại ngân hàng.
Em xin chân thành cảm ơn cô Ths.Hoàng Yên Lan cùng tập thể viên chức
NH Sông Vân tỉnh Ninh Bình đã giúp em hoàn thành bản báo cáo thực tập này.
Do còn thiếu kinh nghiệm cũng như những trải nghiệm thực tế nên không tránh
khỏi những thiếu sót, em rất mong quý Ngân hàng và cô giáo hướng dẫn bổ xung
cho bản báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
1
PHẦN 1: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI
CỦA TỈNH NINH BÌNH
1.1. Điều kiện tự nhiên, xã hộI
1.2. Tình hình phát triển kinh tế.
PHẦN 2: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG SÔNG VÂN
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
2.2. Chức năng nhiệm vụ, phạm vi hoạt động, quyền hạn trách nhiệm
của Ngân hàng Sông Vân tỉnh Ninh Binh
2.2.1. Về chức năng nhiệm vụ.


Ngân hàng Sông Vân tỉnh Ninh Bình là NHTM Nhà nước, thực hiện hoạt
động Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi
nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước.
2.2.2. Về phạm vi hoạt động.
* Huy động vốn dưới các hình thức:
- Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới
các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác, để huy
động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước khi được thống đốc
NHNN chấp thuận.
2
- Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và tổ
chức tín dụng nước ngoài.
- Vay vốn ngắn hạn của NHNN dưới hình thức tái cấp vón.
- Các hình thức huy động vốn khác theo qui định của NHNN và
NHNo&PTNT Việt Nam.
* Hoạt động tín dụng:
- Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ, đời sống.
- Cho vay trung hạn, dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống.
- Cho vay theo quyết định của Thủ tướng Chính Phủ trong trường hợp cần
thiết.
* Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
* Các hoạt động khác
2.2.3. Nhiệm vụ quyền hạn
Ngân hàng Sông Vân tỉnh Ninh Bình vừa tuân thủ sự chỉ đạo của
NHNo&PTNT Việt Nam, vừa chịu sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh
trong việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh và thực
hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà Nước theo luật định. Ngân hàng

Sông Vân tỉnh Ninh Bình tổ chức hạch toán kinh tế, tự chủ về tài chính theo
phân cấp ủy quyền.
2.3. Mô hình tổ chức, màng lưới
.
Cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động của chi nhánh NH Sông Vân trực
thuộc NHNo&PTNT tỉnh Ninh Binh được mô tả qua sơ đồ dưới đây:
3
Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động
của Văn phòng NH Sông Vân tỉnh Ninh Bình:
Mỗi phòng có một chức năng, nhiệm vụ riêng tạo thành một tổng thể
chung thống nhất phối hợp giải quyết các công việc. Sau đây là nhiệm vụ cụ thể
các phòng ở Văn phòng NH Sông Vân tỉnh Ninh Bình:
* Phòng tín dụng:
- Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách
hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở
rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu
và gắn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng.
4
Ban giám đốc
Phòng
TCHC
Phòng
kế
toán-
ngân
quỹ
Phòng
tín
dụng
Phòng

kế
hoạch
Phòng
kinh
doanh
ngoại
hối
Phòng
vi
tính
Phòng
kiểm
soát
Phòng
dịch vụ &
marketing
- Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách
hàng lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao.
- Thẩm định và đề suất cho vay các dự án kinh tế theo phân cấp ủy quyền.
- Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình NHNo&PTNT cấp trên theo
phân cấp ủy quyền.
- Tiếp nhận thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong
nước, nước ngoài. Trực tiếp làm dịch vụ ủy thác nguồn vốn thuộc Chính phủ, bộ,
ngành khác và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước.
- Xây dựng và thực hiện các mô hình tín dụng thí điểm, thử nghiệm trong
địa bàn, đồng thời theo dõi, đánh giá, sơ kết, tổng kết; đề xuất giám đốc cho
phép nhân rộng.
- Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân
và đề hướng khắc phục.
- Giúp Giám đốc chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các chi nhánh

NHNo&PTNT trực thuộc trên địa bàn.
* Phòng tổ chức hành chính: có hai chức năng là quản lý hành chính và
tham mưu cho Ban giám đốc trong công tác quản lý tổ chức, nhân sự, quy hoạch
đào tạo và đề bạt cán bộ.
* Phòng kế toán – ngân quỹ: Có các chức năng:
- Hạch toán kế toán, lưu trữ, bảo quản và quản lý tài sản nhà nước theo
pháp lệnh kế toán thống kê và các chế độ tài chính kế toán hiện hành của Bộ tài
chính và NHNo&PTNT Việt Nam quy định
- Tham mưu cho Ban giám đốc trong việc xử lý các nhiệm vụ của phòng
có chất lượng và hiệu quả
- Thực hiện nhiệm vụ kế toán thanh toán của ngân hàng
5
- Quản lý trực tiếp và bảo quản Việt Nam đồng, ngân phiếu thanh toán,
các ngoại tệ, chứng từ có giá, các loại ấn chỉ quan trọng, các hồ sơ thế chấp, cầm
cố, ký gửi theo chế độ quản lý kho quỹ trong hệ thống NHNo&PTNT hiện hành
* Phòng kế hoạch:
- Tham mưu cho Ban giám đốc trong triển khai thực hiện các chính sách,
chế độ, thể lệ nhà nước của ngành, của địa phương vảo thực tiễn kinh doanh của
ngân hàng liên quan đến nhiệm vụ của ngành
- Lập các báo cáo về công tác tín dụng, báo cáo sơ kết, tổng kết tình hình
hoạt động kinh doanh
- Thực hiện công tác nguồn vốn giúp việc và thực hiện một số nhiệm vụ
khác do Ban giám đốc giao
* Phòng kinh doanh ngoại hối: Tham mưu cho Ban giám đốc những biện
pháp nâng cao hiệu qua và chất lượng trong công tác thanh toán quốc tế, kinh
doanh dịch vụ ngân hàng, quan hệ với các ngân hàng nước ngoài
* Phòng kiểm soát: là một bộ phận độc lập với các phòng nghiệp vụ, chịu
sự chỉ đạo và điều hành trực tiếp của Giám đốc, có chức năng tham mưu cho
Giám đốc trong quản lý và khắc phục những sai sót trong hoạt động kinh doanh
của ngân hàng

* Phòng vi tính: là phòng được thành lập nhằm lưu trữ số liệu, quản lý về
thông tin, cập nhật công nghệ cho ngân hàng.
* Phòng dịch vụ và marketing:
- Tư vấn khách hàng về sản phẩm dịch vụ Ngân hàng, tư vấn đầu tư, tư
vấn dịch vụ thẻ. Hướng dẫn khách hàng tới giao dịch tại chi nhánh sử dụng dịch
vụ Ngân hàng.
6
- Thực hiện nghiệp vụ đầu mối về thẻ: Lắp đặt, vận hành, xử lý lỗi thẻ
ATM, giải quyết các vướng mắc của khách hàng sử dụng sản phẩm thẻ, triển
khai sản phẩm thẻ theo hướng dẫn của NHNo&PTNT Việt Nam.
- Thực hiện công tác tiếp thị, chính sách khách hàng.
- Dự kiến kế hoạch kinh doanh, phân tích đánh giá tổng hợp báo cáo tình
hình hoạt động và kết quả kinh doanh của chi nhánh làm báo cáo theo quy định
của NHNo&PTNT Việt Nam.
Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo sáng suốt của ban giám đốc và sự
phối hợp nhip nhàng, có hiệu quả của các phòng ban nghiệp vụ, sự cố gắng nỗ
lực của cán bộ công nhân viên NH Sông Vân tỉnh Ninh Bình đã khẳng định được
vị trí, vai trò của mình trên địa bàn và trên toàn hệ thống. Đứng vững và phát
triển trong cơ chế mới, chủ động trong kinh doanh, đa dạng hóa các hoạt động
dịch vụ tiền tệ, ngân hàng thường xuyên tăng cường nâng cao cơ sở vật chất kỹ
thuật, từng bước đổi mới công nghệ, hiện đại hóa ngân hàng.
2.4. Tình hình hoạt động kinh doanh năm 2009 tại NH Sông Vân tỉnh
Ninh Bình.
Hoạt động kinh doanh của NH Sông Vân tỉnh Ninh Bình đã đạt được
những kết quả tích cực, thể hiện ở tốc độ tăng trưởng nguồn vốn và sử dụng vốn
cao. Với sự nỗ lực, cố gắng của ban lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộ công
nhân viên, tình hình hoạt động kinh doanh ngày càng khởi sắc.
2.4.1. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu cơ bản (Số liệu ước):
2.4.1.1. Nguồn vốn:
Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2008 số dư: 2.115 tỷ đồng.

+ Nguồn vốn phân theo loại tiền:
- Nội tệ: 2.003 tỷ đồng, chiếm 94,7% tổng NV.
7
- Ngoại tệ (quy đổi): 112 tỷ đồng, chiếm 5,3% tổng NV
+ Nguốn vốn phân theo thời hạn huy động:
- Tiền gửi không kỳ hạn và dưới 12 tháng: 1.623 tỷ đồng, chiếm 76,74%
tổng NV
- Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 đến 24 tháng: 175 tỷ đồng, chiếm 8,27% tổng
NV
- Tiển gửi có kỳ hạn trên 24 tháng: 317 tỷ đồng, chiếm 14,99% tổng NV
+ Nguốn vốn phân theo tính chất huy động vốn:
- Tiền gửi dân cư: 1173 tỷ đồng, chiếm 55,46% tổng NV
- Tiền gửi các tổ chức KT - XH: 937 tỷ đồng, chiếm 44,3% tổng NV
- Tiền gửi các TCTD: 5 tỷ đồng, chiếm 0,24% tổng
2.4.1.2. Về sử dụng vốn:
* Doanh số cho vay, thu nợ:
- Doanh số cho vay: 6.328 tỷ đồng.
- Doanh số thu nợ: 6.025 tỷ đồng.
* Dư nợ: Tổng dư nợ năm 2008 đạt 3.362 tỷ đồng.
+ Dư nợ phân theo thời gian cho vay:
- Dư nợ ngắn hạn: 2.099 tỷ đồng, chiếm 62,43% tổng dư nợ
- Dư nợ trung dài hạn: 1.263 tỷ đồng, chiếm 37,57% tổng dư nợ
+ Dư nợ phân theo thành phần kinh tế:
- Dư nợ Doanh nghiệp nhà nước: 189 tỷ đồng, chiếm 5,62% tổng dư nợ
- Dư nợ Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 1.609 tỷ đồng, chiếm 47,86%
tổng dư nợ
- Dư nợ Hợp tác xã: 4 tỷ đồng, chiếm 0,12% tổng dư nợ
- Dư nợ Hộ gia đình, cá nhân: 1.246 tỷ đồng, chiếm 37,06% tổng dư nợ
8
- Dư nợ khác: 314 tỷ đồng, chiếm 9,34% tổng dư nợ.

* Dư nợ xấu:
Tổng dư nợ xấu 16.134 triệu đồng chiếm 0,48% tổng dư nợ (dưới mức
TW cho phép ).
2.4.1.3. Công tác tài chính:
Bảng kết quả tài chính:
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh Lệch
Tổng thu 461.780 802.918 341.138
Thu hoạt động tín dụng 445.905 699.715 253.810
Thu dịch vụ 5.554 6.637 1.083
Thu khác 10.321 96.566 86.245
Tổng chi 425.170 694.222 269.052
Chi lãi 318.475 534.301 215.826
Chi khác 106.695 159.921 53.226
Chênh lệch thu chi 36.610 108.696 72.086
+ Tổng thu năm 2009 đạt 802,918 tỷ, tăng so với 2007 là 341,138 tỷ (tăng
73,8%)
+ Tổng chi năm 2009 đạt 694,222 tỷ, tăng so với năm trước 269,052 tỷ
+ Chênh lệch thu - chi 108,696 tỷ đồng.
2.4.1.4. Kinh doanh ngoại hối.
9
- Doanh số thanh toán hàng xuất khẩu 3 triệu USD, tăng so với năm 2008
là 1,5 triệu USD, tốc độ tăng 50%, doanh số thanh toán hàng nhập khẩu là: 5,5
triệu USD, tăng so với năm 2008: 3,6 triệu USD.
- Doanh số mua bán ngoại tệ đạt 15 triệu USD.
- Doanh số chi trả kiều hối đạt 9,5 triệu USD, trong đó qua chuyển tiền
Westem Union 6000 món/5,5 triệu USD.
2.4.1.5. Công tác kế toán thanh toán – ngân quỹ, Điện toán, Dịch vụ và
Marketing được bảo đảm chính xác, an toàn và thông suốt, hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao.

Tiếp tục hiện đại hoá trong hoạt động ngân hàng, hoàn thành chương trình
IPCAS giai đoạn II trong toàn tỉnh.
- Hệ thống máy tính từ Tỉnh đến các điểm giao dịch hoạt động hiệu quả.
- Trình độ năng lực cán bộ sử dụng vi tính đã được nâng lên một bước,
đáp ứng nhu cầu hiện đại hoá của toàn ngành.
- Đến hết năm 2009 có 7 máy ATM hoạy động tốt, đến 31/12/2009 đã phát
hành được 8500 thẻ, tăng so với đầu năm: 3.618 thẻ.
- Công tác thanh toán, ngân quỹ của ngân hàng trong năm được thực hiện
nhanh gọn, đảm bảo an toàn và chính xác, tạo lòng tin cho khách hàng. Trong
năm 2008 đã trả lại tiền thừa của khách hàng 63 món với số tiền là 39.779 triệu
đồng, trong đó món cao nhất là 10 triệu.
2.4.1.6. Công tác tổ chức và đào tạo, công tác kiểm tra-kiểm toán và
công tác tiếp thị tiếp tục được quan tâm chỉ đạo, hoạt động có hiệu quả.
- Công tác tổ chức và đào tạo: Tiếp tục được quan tâm.
- Công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ: Trong năm đã phối kết hợp với
thanh tra ngân hàng Nhà nước, kết hợp với công tác tự kiểm tra thực hiện tốt các
10
đợt thanh kiểm tra theo chương trình định kỳ và đột xuất đối với tất cả các mặt
nghiệp vụ. Qua kiểm tra cho thấy công tác chỉ đạo và tác nghiệp đã tuân thủ
đúng quy trình nghiệp vụ, chất lượng hoạt động được nâng cao. Vì vậy, trong
năm không xảy ra những sai phạm lớn, đảm bảo an toàn tài sản cũng như uy tín
của ngân hàng. Làm tốt công tác giải quyết đơn từ khiếu nại, tố cáo.
2.4.1.7. Về phát triển thị trường và thị phần.
- Thường xuyên tranh thủ sự lãnh đạo của cấp uỷ và chính quyền các cấp,
bám sát thị trường nông nghiệp và nông thôn, có chính sách chọn lọc, tư vấn
khách hàng tốt.
- Thị trường và thị phần ngân hàng nông nghiệp gĩư vai trò chủ yếu trên
địa bàn tỉnh, đến 31/12/2009 nguồn vốn chiếm 36,45% và dư nợ chiếm 40,4%.
2.4.2. Những tồn tại.
Năm 2008, NH Sông Vân tỉnh Ninh Bình đã có nhiều cố gắng phấn đáu

cao nhất để hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được giao. Tuy vậy vẫn còn những
mặt hạn chế nhất định:
- Tổng nguồn vốn huy động tăng trưởng cao (+ 52,3%) nhưng chưa thay
đổi được cơ cấu nguồn vốn, vốn ngắn hạn còn chiếm tỷ lệ là 76,7%.
- Nguồn vốn có tốc độ tăng trưởng cao nhưng nguồn vốn huy động tại địa
phương không đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng tín dụng ( <50%), do đó bị
động trong đầu tư vốn.
- Tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp (+0,93%).
- Các hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại tệ đã có bước chuyển biến tích
cực nhưng chưa tương xứng với tiềm năng.
- Kết quả tài chính năm 2009 mới đạt kế hoạch, hệ số lương tạo ra chưa
đạt yêu cầu.
11
2.4.3. Mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh năm 2010:
Năm 2009, NH Sông Vân tỉnh Ninh Bình tập trung nguồn lực đẩy mạnh
và nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh, phòng ngừa kiểm soát và hạn chế
rủi ro, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được an toàn, hiệu quả và phát triển.
Với tinh thần tích cực nhất, toàn chi nhánh phấn đấu thực hiên tốt các mục tiêu
cụ thể sau:
* Nguồn vốn huy động:
- Huy động nội tệ: 2.070 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng 20%.
- Huy động ngoại tệ:
+ Huy động ngoại tệ USD: 7.930 ngàn USD với tốc độ tăng trưởng 25%
+ Huy động ngoại tệ EUR: 550 ngàn EUR với tốc độ tăng truởng 25%
* Kế hoạch tín dụng.
- Dư nợ nội tệ (Trừ dư nợ UTĐT): Tổng dư nợ đạt 3.260 tỷ đồng, tốc độ
tăng trưởng 8%. Trong đó tỷ lệ dư nợ trung, dài hạn chiếm 37% /Tổng dư nợ.
- Dư nơ ngoại tệ: Tổng dư nợ đạt 14.450 ngàn EUR với tốc độ tăng trưởng
66%.
* Chất lượng tín dụng: tỷ lệ nợ xấu < 3% so với tổng dư nợ

* Thu ngoài tín dụng: > 10% Chênh lệch thu - chi
* Chênh lệch lãi xuất: > 0,4%
* Hệ số lương tạo ra: Đạt mức quy định của NHNo&PTNT Việt Nam
12
PHẦN 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
TẠI SÔNG VÂN TỈNH NINH BÌNH
3.1. Chính sách cho vay đối với khách hàng tại NH Sông Vân tỉnh
Ninh Bình.
3.1.1. Căn cứ xây dựng chính sách
Nội dung của chính sách cho vay được soạn thảo trên cơ sở:
- Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng: Quyết định
1627/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN Việt Nam
- Quy chế cho vay của NHNo&PTNT Việt Nam đối với khách hàng:
Quyết định 72/QĐ-NHNN
- Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về Đảm
bảo tiền vay của các tổ chức tín dụng (được sửa đổi bởi Nghị định 85)
- Chiến lược, định hướng hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam
Do NH Sông Vân tỉnh Ninh Bình là đơn vị thành viên của NHNo&PTNT
tinh Ninh Binh nên chính sách cho vay của NHNo&PTNT Việt Nam cũng chính
là chính sách cho vay được áp dụng tại NH Sông Vân tỉnh Ninh Bình. Chính
sách cho vay của NHNo&PTNT Việt Nam do lãnh đạo NHNoPTNT Việt Nam
phê duyệt và ban hành; là khuôn khổ pháp lý chung hướng dẫn hoạt động cho
vay của các chi nhánh và cán bộ tín dụng.
3.1.2. Một số nội dung cơ bản của chính sách cho vay:
13
* Khách hàng vay vốn: Khách hàng vay vốn bao gồm các pháp nhân và cá
nhân Việt Nam như: Doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm
hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp, có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ
chức khác có đủ điều kiện quy định tại Điều 94 Bộ Luật dân sự; Cá nhân; Hộ gia
đình; Tổ hợp tác; Doanh nghiệp tư nhân; Công ty hợp danh và các pháp nhân và

cá nhân nước ngoài.
* Đối tượng cho vay: Ngân hàng sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu vay vốn
phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh, các dự án đầu tư, tiêu dùng, phục vụ đời
sống, xuất nhập khẩu, xuất khẩu lao động,… trừ các đối tượng mà pháp luật cấm
* Các hình thức tín dụng: Ngân hàng cấp tín dụng dưới nhiều hình thức đa
dạng nhằm đáp ứng mọi nhu cầu về vốn cho khách hàng
- Phân theo thời hạn vay vốn: Nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, đời sống và các dự án đầu tư phát triển, ngân hàng xem xét
cho khách hàng vay theo các thể loại:
+ Cho vay ngắn hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng
+ Cho vay trung hạn: là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12
tháng đến 60 tháng
+ Cho vay dài hạn: là các khoản vay có thời hạn từ trên 60 tháng trở lên
- Phân theo phương thức cho vay: Trên cơ sở nhu cầu của khách hàng và
khả năng kiểm tra, giám sát của ngân hàng, ngân hàng thỏa thuận với khách hàng
vay về việc lựa chọn các phương thức cho vay sau đây:
+ Cho vay từng lần: áp dụng cho khách hàng có nhu cầu vay vốn từng lần
+ Cho vay theo hạn mức tín dụng: áp dụng với khách hàng vay ngắn hạn
có nhu cầu vay vốn thường xuyên, kinh doanh ổn định
14
+ Cho vay theo dự án đầu tư: khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án
đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, và các dự án đầu tư phục vụ đời
sống
+ Cho vay hợp vốn: Trường hợp khách hàng có nhu cầu vay vốn lớn, thời
hạn vốn vay khá dài, ngân hàng sẽ đứng ra làm đầu mối, dàn xếp, huy động các
nguồn vốn từ nhiều định chế tài chính khác nhau trong và ngoài nước để cùng
đầu tư một hay nhiều dự án
+ Cho vay trả góp: khách hàng vay vốn với thỏa thuận sẽ hoàn trả gốc và
lãi thành nhiều kỳ trong thời hạn cho vay
+ Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: ngân hàng cam kết đảm bảo

sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định
+ Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: ngân
hàng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn
mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy
rút tiền tự động (ATM) hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lí của ngân hàng
+ Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà ngân hàng thỏa
thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản
thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và NHNN
Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
+ Các phương thức cho vay khác mà pháp luật không cấm, phù hợp với
quy định tại Quy chế và điều kiện hoạt động kinh doanh của ngân hàng và đặc
điểm của khách hàng vay
* Nguyên tắc vay vốn: Khách hàng vay vốn của ngân hàng phải đảm bảo
các nguyên tắc sau:
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng
15
- Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn thỏa thuận trong hợp đồng
tín dụng
- Tiền vay được phát bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo mục địch sử
dụng tiền vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng
* Điều kiện vay vốn: Để được vay vốn của ngân hàng, khách hàng phải
thỏa mãn một số tiêu chí nhất định theo quy định của Pháp luật cũng như các quy
định của ngân hàng trên nguyên tắc đảm bảo quyền lợi cho khách hàng và ngân
hàng:
- Đối với khách hàng là pháp nhân và cá nhân Việt Nam: Ngân hàng xem
xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:
+ Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách
nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật
+ Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp
+ Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết: Có vốn tự

có tham gia vào dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống theo
quy định; Kinh doanh có hiệu quả: có lãi, trường hợp lỗ thì phải có phương án
khả thi khắc phục lỗ đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết; Không có nợ khó
đòi hoặc nợ quá hạn trên 6 tháng tại NHNo
+ Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có
hiệu quả, hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi
+ Thực hiện các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính
phủ, NHNN Việt Nam và hướng dẫn của ngân hàng.
- Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân nước ngoài: Phải có
năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật
của nước mà pháp nhân nước đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu
16
pháp luật nước ngoài đó được Bộ Luật dân sự của Nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy định hoặc được
điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia
quy định
* Mức cho vay: Ngân hàng xác định mức tiền cho vay căn cứ vào: Nhu
cầu vay vốn của khách hàng, mức vốn tự có của khách hàng tham gia vào dự án,
phương án sản xuất kinh doanh, khả năng hoàn trả nợ của khách hàng vay và khả
năng nguồn vốn của ngân hàng nhưng không vượt qua mức ủy quyền phán quyết
cho vay của giám đốc. Ngoài ra, tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng
không vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng tại thời điểm cho vay (trừ trường
hợp cho vay từ các nguồn ủy thác của Chính phủ, tổ chức và cá nhân hoặc những
dự án đã trình và được Chính phủ đồng ý cho vay vượt quá 15% vốn tự có của
ngân hàng)
* Lãi suất cho vay: Ngân hàng công bố bảng lãi suất cho vay của mình cho
khách hàng được biết. Trong trường hợp nợ quá hạn, ngân hàng và khách hàng
thỏa thuận, ghi vào hợp đồng tín dụng mức lãi suất: Mức lãi suất áp dụng đối với
khoản nợ gốc quá hạn do Giám đốc ngân hàng quyết định theo nguyên tắc cao
hơn lãi suất trong hạn nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn đã

được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng
* Đảm bảo tiền vay: được thực hiện chi tiết theo nghị định 178/1999/NĐ-
CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về Đảm bảo tiền vay của các tổ chức tín
dụng. Ngân hàng tự xem xét quyết định và tự chịu trách nhiệm về quyết định của
mình trong việc lựa chọn biện pháp bảo đảm tiền vay nhằm giảm thiểu rủi ro cho
khoản vay ở mức thấp nhất.
17
* Những trường hợp không được cho vay: Ngân hàng không được cho vay
đối với khách hàng trong các trường hợp sau đây:
- Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, Phó tổng
giám đốc
-Giám đốc chi nhánh, phó giám đốc chi nhánh phụ trách tín dụng và người
được ủy quyền; cán bộ, nhân viên của ngân hàng thực hiện nhiệm vụ thẩm định,
quyết định cho vay đối với khách hàng
- Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát,
Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc
* Hồ sơ vay vốn: Tùy theo loại khách hàng, phương thức cho vay, bộ hồ
sơ vay vốn bao gồm các loại chính: Hồ sơ pháp lý, Hồ sơ kinh tế, Hồ sơ vay vốn
3.2. Quy trình tín dụng tại NH Sông Vân tỉnh Ninh Bình
Ngày nay, các ngân hàng và các định chế cho vay khác đều thiết lập các
quy trình tín dụng. Về nguyên tắc, các quy trình tín dụng của các ngân hàng có
các nội dung cơ bản tương tự nhau, tuy nhiên nội dung chi tiết lại có nhiều khác
biệt phụ thuộc vào quy mô ngân hàng, cấu trúc loại cho vay, năng lực đội ngũ
cán bộ và mức độ ứng dụng công nghệ thông tin.
Sơ đồ quy trình tín dụng tại NH Sông Vân tỉnh Ninh Bình
18
ĐỀ XUẤT TÍN DỤNG
+ Tiếp nhận yêu cầu khách
hàng
+ Tìm hiểu triển vọng

+ Tham khảo ý kiến bên ngoài
NHU CẦU KHÁCH HÀNG
THẨM ĐỊNH
+ Mục đích vay
+ HDKD
+ Quản lý
+ Số liệu
THƯƠNG LƯỢNG
+ Kỳ hạn
+ Thanh toán
+ Các diều khoản
+ Đảm bảo tiền vay
+ Các vấn đề khác
PHÊ DUYỆT
+ Cán bộ quản trị
rủi ro
+ Giám đốc, tổng
giám đốc
THỦ TỤC HỒ SƠ & GIẢI NGÂN
THỦ TỤC HỒ SƠ GIẢI NGÂN
+ Thủ tục hồ sơ hoàn tất
+ Chuyển tiền
QUẢN LÍ DANH MỤC
QUẢN LÍ TÍN DỤNG
+ Số liệu
+ Các điều khoản
+ Đảm bảo tiền vay
+ Thanh toán
+ Đánh giá tín dụng
Trả nợ đúng hạn

Dấu hiệu bất thường
THANH TOÁN
+ Trả đủ gốc
+ Trả đủ lãi
TỔN THẤT
+ Không trả đủ gốc
+ Không trả đủ lãi
+ Nhận biết sớm
+ Chính sách xử lý
+ Quản lý
+ Dấu hiệu cảnh báo
+ Cố gắng thu hồi nợ
+ Biện pháp pháp lý
+ Tái cơ cấu
+ Dự thảo hợp đồng
+ Xem xét hồ sơ
+ Kiểm tra tài sản đảm bảo
+ Miễn bỏ giấy tờ pháp lý
+ Các vấn đề khác
19
Xác định thị trường và
các thị trường mục tiêu
Cụ thể quy trình tín dụng tại NH Sông Vân tỉnh Ninh Bình sẽ gồm 3 giai
đoạn:
+ Giai đoạn 1: Đề xuất tín dụng. Ở giai đoạn này, lúc đầu nhân viên tín
dụng sẽ tiếp nhận nhu cầu của khách hàng, tìm hiểu triển vọng và tham khảo ý
kiến bên ngoài; sau đó thẩm định các vấn đề liên quan đến khách hàng như mục
đích vay, tình hình hoạt động kinh doanh, trình độ quản lý, nhân sự, điều tra số
liệu…; tiếp theo khi thấy khách hàng có mục đích vay vốn rõ ràng, kinh doanh
hiệu quả thì thương lượng với khách hàng các điều khoản trong hợp đồng tín

dụng: ký hạn, thanh toán, điều khoản, các biện pháp đảm bảo tiền vay; cuối cùng
trình cho giám đốc hoặc tổng giám đốc phê duyệt
+ Giai đoạn 2: Thủ tục hồ sơ và giải ngân: đây la giai đoạn làm thủ tục hồ
sơ vay vốn cho khách hàng với các giấy tờ cần thiết: hợp đồng, hồ sơ, tài sản
đảm bảo. Khi thủ tục hồ sơ hoàn tất thì giải ngân cho khách hàng
+ Giai đoạn 3: Quản lý tín dụng sau khi cho vay: sau khi cho khách hàng
vay cán bộ tín dụng vẫn phải thường xuyên theo dõi tình hình hoạt động của
khách hàng, thanh toán, các tài sản đảm bảo và đánh giá khách hàng để có thể
nhận biết sớm các tình huống: khách hàng trả nợ đúng hạn, không đúng hạn hoặc
mất khả năng trả nợ, từ đó có các biện pháp xử lý kịp thời.
20
KẾT LUẬN
Cùng với quá trình hội nhập, phát triển kinh tế của cả nước nói chung và
của tỉnh Ninh Bình nói riêng, NH Sông Vân tỉnh Ninh Bình cũng không ngừng
tự đổi mới, hoàn thiện mình để có thể phục vụ tốt cho sự phát triển kinh tế- xã
hội của địa phương. Với doanh số cho vay của ngân hàng liên tục tăng qua các
năm, tỷ lệ nợ xấu duy trì ở mức thấp, luôn có mức dự phòng dự trữ rủi ro cao,
chính sách cho vay hợp lý, đảm bảo tính linh hoạt trong hoạt động thực tế, quy
trình tín dụng rõ ràng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giao dịch với khách
hàng, NH Sông Vân vẫn đang hoàn thành tốt nhiệm vụ đáp ứng kịp thời nhu cầu
vốn phát triển kinh tế tại địa bàn, xứng đáng là ngân hàng lớn nhất về mọi mặt
của tỉnh. Tuy vậy bên cạnh những thành tựu đạt được trong công tác, NH Sông
Vân vẫn gặp những vướng mắc: tốc độ tăng trưởng tín dụng chưa cao, tốc độ gia
tăng nợ quá hạn tăng nhanh gây rủi ro tiềm ẩn, tỷ lệ nợ xấu vẫn cần giảm…
Vì vậy NH Sông Vân tỉnh Ninh Bình vẫn cần phải cố gắng phấn đấu hơn
nữa góp phần phát triển kinh tế đất nước và theo kịp trình độ phát triển chung
của thế giới
21
Danh mục chữ viết tắt…
22

×