Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Báo cáo tổng hợp về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phẩn Cơ giới và Xây dựng Thăng Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.8 KB, 26 trang )

Mục lục
Mục lục 1
2.5.1 Các đối tác, nhà cung cấp, khách hàng chủ yếu 16
LỜI MỞ ĐẦU
Dựa trên những yêu cầu mà nhà trường, khoa đề ra cùng sự giúp đỡ của thầy hướng dẫn
và các tài liệu được Công ty cổ phần cơ giới và xây dựng Thăng Long cung cấp tôi đã hoàn
thành bài báo cáo thực tập tổng hợp này. Tất cả là kết quả của sự hướng dẫn tận tình của các
thầy cô trường Đại học Kinh tế quốc dân cùng với sự quan tâm chỉ bảo giúp đỡ nhiệt tình của
Ban Giám Đốc, các cô chú, anh chị tại Công ty cổ phẩn Cơ giới và Xây dựng Thăng Long.
Trong thời gian qua, ở trường tôi đã nhận được sự giúp đỡ dìu dắt của các thầy cô. Ở
công ty thực tập tôi có điều kiện được tiếp xúc với thực tế, trao dồi kinh nghiệm sống, kinh
nghiệm làm việc cho bản thân, tất cả những điều ấy đều nhờ sự quan tâm từ ban lãnh đạo, cô
chú và các anh chị ở chi nhánh công ty.
Mặc dù có sự cố gắng để thu thập đủ các tài liệu, số liệu cần thiết để hoàn thành tốt bài
Báo cáo thực tập này nhưng vẫn còn có nhiều thiếu sót. Kính mong sự góp ý của cô và Quý
Công ty.
Xin chân thành cảm ơn!
1
1, LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY
1.1. LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA CÔNG TY
1.1.1. Giới thiệu chung về công ty
• Tên Tiếng Việt: Công ty Cổ phần Cơ giới và Xây dựng Thăng Long
• Tên Tiếng Anh: Thang Long Mechanical and Construction Joint Stock Company
• Địa chỉ: Số 138 Phạm Văn Đồng, Xuân Đỉnh, Từ Liêm, HN
• Điện thoại: 04 38389078
• Fax: 04 38387905
• Email:
• Vốn điều lệ: 11.357.800.000 VND
• Người đại diện theo PL: - Ông Phạm Xuân Kiêm - Tổng giám đốc
• Người công bố thông tin: - Ông Nguyễn Thành Công
- Chức vụ: Phó Tổng giám đốc


• Ban lãnh đạo:
Hội đồng quản trị:
- Trần Văn Kẻ Chủ tịch
- Phạm Xuân Kiêm Phó chủ tịch
- Nguyễn Khắc Hiệp Ủy viên
- Kim Anh Dũng Ủy viên
- Phan Thanh Quế Ủy viên
Ban Giám đốc:
- Ông Phạm Xuân Kiêm Tổng giám đốc
- Ông Kim Anh Dũng Phó Tổng GĐ
- Ông Nguyễn Thành Công Phó Tổng GĐ
Ban Kiểm soát:
- Ông Vũ Thanh Tuấn Trưởng Ban
- Ông Nguyễn Huy Hùng Ủy viên
- Ông Hoàng Tiến Sơn Ủy viên
1.1.2. Lịch sử ra đời
2
Công ty cổ phần cơ giới và xây dựng Thăng Long là đơn vị thành viên của Tổng Công ty
Xây dựng Thăng Long được thành lập ngày 26 tháng 8 năm 1974, với tên gọi đầu tiên là Công
ty cơ giới 6, tiền thân là Trạm điện Bờ Nam, thuộc Xí nghiệp liên hợp Cầu Thăng Long.
Nhiệm vụ được giao chủ yếu là: Quản lý, vận hành khai thác các thiết bị đặc chủng bao
gồm các phương tiện nổi như: Xà lan có trọng tải từ 200 - 400 tấn, Cẩu nổi 30 tấn – 100 tấn,
phà thép, các xà lan công tác gắn trạm khí nén, máy phát điện, các loại tàu kéo từ 90 -300 mã
lực, vận hành các trạm phân phối điện, nước, vận tải hàng siêu trường, siêu trọng lắp dựng,
cẩu chuyển các khối lớn trên sông, trên cảng, trục vớt cứu hộ phục vụ cho các đơn vị và đặc
biệt còn làm nhiệm vụ chuyên chở cán bộ lãnh đạo của Liên hiệp và Ban chỉ huy của hai bờ từ
Nam sang Bắc, từ Bắc qua Nam làm việc và làm nhiệm vụ chỉ đạo trực tiếp thi công các trụ
giữa sông đảm bảo tiến độ và an toàn tuyệt đối. Đây là một trong những nhiệm vụ hết sức nặng
nề, đòi hỏi phải có đội ngũ CBCNV giỏi nghiệp vụ, tinh thông nghề nghiệp, nhanh nhạy để tiếp
cận và sử dụng các thiết bị mới của nước ngoài.

Sau 32 năm xây dựng và trưởng thành, công ty đã trải qua 6 lần đổi tên: Công ty cơ giới 6
(1974 - 1985); Xí nghiệp cơ giới 6 (1985 - 1993), Công ty thi công cơ giới Thăng Long (1993 -
2001), Công ty thi công cơ giới và xây dựng Thăng Long (5/2001 - 10/2001), Công ty cơ giới
và xây dựng Thăng Long (11/2001 - 6/2003) Công ty cổ phần cơ giới và xây dựng Thăng Long
từ tháng 7 năm 2003 đến nay.
Công ty đã nhiều lần được Đảng, Nhà nước trao tặng các phần thưởng cao quí như: Huân,
Huy chương, Bằng khen cho tập thể và nhiều cá nhân có thành tích xuất sắc qua các thời kỳ
nhờ những thành tích đóng góp trong công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc xã hội
chủ nghĩa.
1.2. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN
- Giai đoạn 1974-1985 (Công ty cơ giới 6):
Năm 1973, Đất nước bắt tay vào xây dựng công trình thế kỷ – cầu Thăng Long. Trạm điện
bờ Nam được thành lập với nhiệm vụ xây dựng, quản lý, vận hành lưới điện hạ thế của công
trường bờ Nam. Khi đại công trường ngày càng mở rộng, Trạm điện bờ Nam được nâng cấp
thành Công ty Cơ giới 6 theo quyết định số 2077/QĐ-T C ngày 26 tháng 8 năm 1974 của Bộ
trưởng Bộ giao thông vận tải. Là đơn vị trực thuộc Xí nghiệp liên hiệp cầu Thăng Long (nay là
Tổng Công ty xây dựng Thăng Long).
- Giai đoạn 1985-1993 (Xí nghiệp Cơ giới 6)
Tháng 3 năm 1985 Công ty cơ giới 6 được đổi tên thành Xí nghiệp cơ giới 6 theo quyết
định số 262/QĐ-TCCB ngày 11 tháng 3 năm 1985 của Tổng Giám đốc Liên hiệp các xí nghiệp
xây dựng cầu Thăng Long.
Trong thời gian này, Cơ giới 6 là đơn vị đầu tiên thành công trong việc thiết kế, chế tạo và
vận hành dây chuyền dầm BTCT DƯL từ nhà máy Bê tông Mộc bên bờ sông Hồng (nay là
Công ty cổ phần xây dựng số 6 Thăng Long) đến các công trường. Cầu nổi 100T đầu tiên của
3
miền Bắc cũng ra đời từ đây để góp phần xây dựng hàng loạt công trình: cầu Gián Khẩu (Ninh
Bình), cầu Bo (Thái Bình ) cầu Bến Thủy ( Nghệ An ).
Phát huy thế mạnh Cơ giới 6 sẵn có, Xí nghiệp đã mở rộng lĩnh vực sản xuất sang vận
chuyển hàng hóa siêu trường siêu trọng, trục vớt cứu hộ các thiết bị nổi gặp nạn, vận chuyển và
lắp dựng tháp C2 Láng Trung, Tuabin nhà máy thủy điện Hòa Bình, tháp tổng hợp Urê nhà

máy phân đạm Hà Bắc.
- Giai đoạn 1993 - 2001 (Công ty Thi công Cơ giới Thăng Long)
Tháng 3 năm 1993 Xí nghiệp Cơ giới 6 được đổi tên thành Công ty thi công cơ giới Thăng
Long theo quyết định số 498/QĐ/TCCB-LĐ của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải.
Lúc này Công ty Thi công Cơ giới Thăng Long cũng tham gia thi công các công trình cầu
trên nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, mở rộng sang lĩnh vực xây dựng cảng như: cảng
Quy Nhơn, cảng Lotus, cảng Thị Vải.
- Giai đoạn từ tháng 9 năm 2001 đến tháng 7 năm 2004:
Để phù hợp với quy mô sản xuất và ngành nghề kinh doanh, một lần nữa Công ty được đổi
tên thành Công ty Cơ giới và Xây dựng Thăng Long theo quyết định số 3924/QĐ-BGTVT
ngày 23 tháng 11 năm 2001 của Bộ giao thông vận tải.
Cũng từ đây, Cơ giới 6 đã là một nhà thầu xây lắp thực sự, có tiềm lực nhưng vẫn duy trì
phát huy sức mạnh truyền thống, theo phương châm: đa ngành nghề, đa sở hữu.
- Giai đoạn sau cổ phần hóa (từ ngày 08 tháng 7 năm 2004 đến nay):
Theo quyết định 2295/QĐ-BGTVT ngày 08 tháng 8 năm 2003 của Bộ giao thông vận tải,
ngày 29 tháng 6 năm 2004, Công ty Cơ giới và Xây dựng Thăng Long đã tổ chức Đại hội cổ
đông sáng lập với tên gọi Công ty Cổ phần Cơ giới và Xây dựng Thăng Long, chính thức
chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần. Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh do Sở Kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp lần 1 ngày 08 tháng 7 năm 2004, vốn điều lệ là 6,8 tỷ
đồng với cơ cấu : Nhà nước giữ 60% và các cổ đông khác giữ 40%
Tháng 12 năm 2006, Đại hội cổ đông bất thường của Công ty đã quyết định tăng vốn điều
lệ lên trên 11,3 tỷ đồng với cơ cấu vốn: Nhà nước giữ 36% và các cổ đông khác giữ 64%. Đại
hội cũng nghị quyết giao cho Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc chuẩn bị mọi điều kiện
sẵn sàng đưa cổ phiếu Công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán trong năm 2007, Công
ty cổ phần cơ giới và xây dựng Thăng Long chính thức được UBCK Nhà nước công nhận là
Công ty đại chúng.
Hơn 30 năm qua, đội ngũ lãnh đạo của Công ty qua các thời kỳ đã không ngừng phấn đấu
cùng tập thể CBCNV vượt mọi khó khăn, gian khổ để xây dựng
4
Phát huy những tiềm năng sẵn có, với truyền thống hơn 30 năm xây dựng, trưởng thành và

sự chỉ đạo có hiệu quả của Đảng bộ Tổng công ty, nhất định công ty cổ phần cơ giới và xây
dựng Thăng Long sẽ ổn định, phát triển bền vững, là một trong những thành viên mạnh của
Tổng công ty, góp phần xây dựng Tổng Công ty Xây dựng Thăng Long trở thành một tập đoàn
kinh tế mạnh của đất nước.
1.3. NGÀNH NGHỀ KINH DOANH CỦA CÔNG TY
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103004856 do Sở Kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà
Nội cấp ngày 8/7/2004 (sửa đổi lần 2 ngày 2/8/2006) cho công ty với các ngành nghề kinh
doanh:
- Xây dựng các công trình giao thông trong và ngoài nước, bao gồm: Cầu, đường nhựa,
đường bê tông, nhà ga, sân bay, bến cảng, hầm;
- Xây dựng các công trình công nghiệp: Kho, xưởng sản xuất, bến bãi, lắp dựng cột
ăngten thu phát, xây dựng cơ sở hạ tầng, san lấp mặt bằng;
- Xây dựng công trình dân dụng: Nhà ở, nhà làm việc, văn phòng, trụ sở;
- Xây dựng công trình thuỷ lợi: trạm bơm, cống, đập, đê, kè, kênh mương;
- Đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, cụm dân cư, đô thị, khu công nghiệp,
giao thông, vận tải;
- Tư vấn thiết kế, thí nghiệp vật liệu, tư vấn đầu tư, tư vấn giám sát các công trình không
phải do công ty thi công;
- Sản xuất, khai thác và kinh doanh vật liệu xây dựng;
- Sản xuất và lắp dựng kết cấu thép, cấu kiện bê tông cốt thép thường và dự ứng lực, bê
tông nhựa; sản xuất và cung ứng bê tông thương phẩm;
- Sửa chữa xe máy, phương tiện, thiết bị thi công và sản phẩm cơ khí khác;
- Kinh doanh xăng, dầu, mỡ, gas;
- Vận tải hàng hoá đường bộ, đường thuỷ;
- Kinh doanh bất động sản;
- Xuất nhập khẩu vật tư máy móc, thiết bị phụ tùng;
- Phân phối và kinh doanh điện.
- Xây dựng đường dây và trạm biến áp đến 35KV;
- Lắp ráp, sửa chữa, buôn bán xe ôtô;
- Kinh doanh phụ tùng xe ôtô và máy xây dựng;

- Sản xuất, lắp ráp, sửa chữa và buôn bán máy xây dựng;
- Dịch vụ cho thuê nhà ở, văn phòng, kho tàng, bến bãi;
- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, khu thương mại
- Đào tạo, dạy nghề: Lái xe ôtô, vận hành máy xây dựng, lái tàu thuỷ, sửa chữa ôtô, máy
xây dựng, máy tàu thuỷ;
- Dịch vụ môi giới, tuyển dụng và giới thiệu việc làm cho người lao động.
- Bộ máy hoạt động của công ty gồm: 8 phòng ban, 2 văn phòng (Đảng uỷ, Công đoàn và
HĐQT, Trợ lý giám đốc), 7 đội sản xuất và 3 xí nghiệp trực thuộc với tổng số CBCNV
là 287 người.
1.4. MỘT SỐ THÀNH TÍCH ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC
- Huân chương Lao động hạng 3: Giai đoạn 1988 - 1992 (Quyết định số 61/KT-CTN ngày
26/12/1992).
5
- Huân chương Lao động hạng 3: Giai đoạn 1993 -1997 (Quyết định số 09/KT-CTN
ngày 7/1/1998).
- Huân chương Lao động hạng 2: Giai đoạn 2003 -2007 (Quyết định số 1000/QĐ-CTN
ngày 31/8/2007).
- Bằng khen Bộ lao động Thương binh và Xã hội: (Quyết định số 1057/QĐ-BLĐTBXH
ngày 23/07/20- Cờ thi đua Chính phủ năm 2007: (Quyết định số 229/QĐ-TTg ngày
26/2/2008).
- Bằng khen của Chính phủ: Giai đoạn 2003 - 2005 (Quyết định số 1653/QĐ-TTg ngày
18/12/2006)
- Bằng khen của Bộ giao thông vận tải: (Quyết định số 271/QĐ-BGTVT ngày
29/01/1999).
- Bằng khen của Bộ giao thông vận tải: (Quyết định số 3679/QĐ-BGTVT ngày
8/12/2003).
- Bằng khen của Bảo hiểm xã hội Việt nam năm 2007: (Quyết định số 08/QĐ-BHXH
ngày 7/1/2008).
- Bằng khen UBND Thành phố Hà Nội năm 2007 (Quyết định số 4285/QĐ-UBND ngày
29/10/2007).

- Cúp “Doanh nhân, Doanh nghiệp tiêu biểu Hà nội vàng” năm 2007 của Hiệp hội các
doanh nghiệp vừa và nhỏ TP.Hà Nội (Quyết định số 27/QĐ-KTHH ngày 21/07/2008).
- Cúp vàng Thăng Long năm 2008 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội (Quyết định
số 1212/QĐ-UB ngày 10/10/2008).
- Năm 2002, 2006 Cờ thi đua của Tổng công ty xây dựng Thăng long: (Quyết định số
108/TĐ/VP-TCT ngày 25/2/2003 và Quyết định số 61/QĐTĐ-TCT ngày 17/1/2007).
- Liên tục đạt Tập thể lao động xuất sắc: 2001, 2002, 2003, 2004, 2005, 2006, 2007,
2008.
6
2, ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY
TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH
2.1 Đặc điểm về cơ cấu tổ chức
2.1.1 Sơ đồ tổ chức của doanh nghiệp
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ các bộ phận quản trị
1. Hội đồng quản trị :
- Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị cao nhất của Công ty cổ phần cơ giới và xây dựng
Thăng long giữa hai kỳ đại hội cổ đông.
- HĐQT có 05 thành viên do Đại hội đồng cổ đông bỏ phiếu bầu hoặc miễn nhiệm. Thành viên
của HĐQT được trúng cử với đa số phiếu (ít nhất 51% cổ đông tham gia đại hội tán thành bằng
phiếu kín) do HĐQT Tổng công ty Xây dựng Thăng Long ra quyết định chuẩn y.
7
CT
CÇu
S.Lý
§éi ®-
êng 2
§éi c¬
®iÖn
§éi ®-
êng

1
CT
CÇu
S.Lý
§éi ®-
êng 2
§éi c¬
®iÖn
§éi ®-
êng
1
CT
CÇu
S.Lý
§éi ®-
êng 2
§éi c¬
®iÖn
§éi ®-
êng
1
CT
CÇu
S.Lý
§éi ®-
êng 2
§éi c¬
®iÖn
§éi ®-
êng

1
- Tổng công ty đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại Công ty cổ phần quyết định người
tham dự ứng cử vào HĐQT để làm nhiệm vụ là người trực tiếp quản phần vốn Nhà nước trong
Công ty cổ phần.
- Hội đồng quản trị có nhiệm vụ quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của
công ty phù hợp với pháp luật, trình đại hội cổ đông các báo cáo kết quả kinh doanh, quyết
toán hằng năm, thực hiện phân phối lợi nhuận cho các bên có liên quan, quyết định và phê
duyệt các phương án tổ chức bộ máy, nhân sự, chế độ thưởng phạt, ăn chia… trong công ty.
2. Ban kiểm soát :
- Là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh quản trị về điều hành
của Công ty.
- Kiểm soát viên trưởng có trách nhiệm phân công kiểm soát viên phụ trách từng loại công việc
như : kiểm soát các hoạt động kinh doanh, kiểm tra sổ sách kế toán, tài sản, báo cáo quyết toán
năm tài chính của công tyyêu cầu các phòng ban nghiệp vụ của Công ty cung cấp tình hình, số
liệu, tài liệu và thuyết minh các hoạt động kinh doanh của Công ty, …
3. Phòng kinh tế kế hoạch :
- Lập và điều chỉnh kế hoạch sản xuất, kế hoạch tiền lương tháng, quý, năm.
- Thống kê các số liệu thực hiện kế hoạch sản xuất của các đơn vị, lập báo cáo thực hiện kế
hoạch sản xuất tháng, quý, năm của toàn công ty.
- Lập dự toán các công trình, hạng mục công trình.
- Làm các hợp đồng kinh tế với các công ty trong và ngoài Tổng công ty hoặc hợp đồng kinh tế
trong nội bộ công ty.
- Tổ chức và thực hiện điều độ sản xuất, lập và chỉ đạo kế hoạch tác nghiệp.
4. Phòng tài chính kế toán:
Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc Công ty, đồng thời chịu sự chỉ đạo và kiểm tra về mặt
nhiệm vụ của kế toán trưởng cấp trên và của cơ quan tài chính, thống kê cùng cấp. Có chức
năng:
- Giúp giám đốc công ty tổ chức, chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê, thông
tin kinh tế và hạch toán kinh tế của Công ty theo cơ chế quản lý mới.
- Phân tích hoạt động kinh tế tài chính.

- Kiểm tra kiểm soát các hoạt động kinh tế tài chính.
- Tổ chức thực hiện hạch toán kế toán phải thực hiện theo đúng pháp lệnh kế toán và thống kê
của Nhà nước ban hành : Như hệ thống các chứng từ ghi chép ban đầu, hệ thống tài khoản và
sổ sách, hệ thống biểu mẫu báo cáo, hệ thống và tính các chỉ tiêu kinh tế, tài chính.
5. Phòng Kỹ thuật thi công.
- Lập thiết kế tổ chức thi công cho các công trình xây dựng hoặc hạng mục do công ty trúng
thầu hoặc do Tổng công ty giao.
8
- Kiểm tra, giám sát, nghiệm thu chất lượng công trình.
- Xử lý các sự cố trong quá trình thi công.
- Lập hồ sơ hoàn công sau khi kết thúc công trình.
- Nhận thiết kế công trình phù hợp với khả năng.
6. Phòng Vật tư.
- Cung ứng, mua bán, bảo quản, quản lý vật tư.
- Kiểm tra việc sử dụng và quyết toán vật tư.
- Quản lý, tiết kiệm vật tư, nhiên liệu.
- Kinh doanh nhiên liệu, vật liệu xây dựng.
kế hoạch mua sắm vật tư cho các công trình theo kế hoạch SXKD hàng năm của công ty.
- Lập mưu cho giám đốc ký hợp đồng mua bán vật tư.
- Mua sắm tế, chất lượng.
- Tổ chức sắp xếp kho, bãi, bảo quản các loại vật tư, nhiên liệu bảo đảm chất lượng, tránh hư
hao.
5. Phòng Tổ chức cán bộ lao động
Phòng TCCB - LĐ là một bộ phận tham mưu cho giám đốc Công ty về mặt chấp hành các chế
độ chính sách công tác cán bộ, công tác giáo dục đào tạo, tuyên truyền thi đua, công tác bảo hộ
lao động, công tác thanh tra bảo vệ nội bộ.
- Xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức sản xuất. Xây dựng chức năng nhiệm vụ, phân cấp
trách nhiệm của các phòng, ban nghiệp vụ, các đội sản xuất.
- Xây dựng tiêu chuẩn viên chức chuyên môn nghiệp vụ theo chức danh quy định.
- Xây dựng các quy chế, các quy định cụ thể trong quản lý, điều hành sản xuất.

- Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ sản xuất ( trong từng thời kỳ ) tham mưu cho giám đốc về việc quản
lý, tuyển dụng, điều động, đề bạt cán bộ trong bộ máy quản lý của Công ty.
- Tổ chức thực hiện các chế độ chính sách về lao động và các vấn đề về xã hội trong phạm vi
quản lý của Công ty.
6. Phòng hành chính quản trị.
- Làm tham mưu cho giám đốc công ty về công tác văn thư hành chính, quản trị văn phòng.
- Tổ chức đời sống.
9
- Tham mưu cho thủ trưởng đơn vị trên lĩnh vực giữ gìn an ninh trật tự an toàn xã hội và công
tác quân sự địa phương, công tác phòng chống cháy nổ.
- Tiếp nhận công văn, tài liệu, vào sổ công văn. Trình công văn, tài liệu lên giám đốc hoặc phó
giám đốc trong ngày hoặc ngày tiếp theo.
- Chuyển giao công văn cho các phòng ban, đội xưởng phải ghi vào sổ và lấy chữ ký của người
nhận. Công văn gửi đi phải vào sổ ghi rõ trích yếu, số công văn ngày, tháng, năm và nơi gửi.
- Lưu giữ tài liệu theo từng loại công văn bảo đảm tiện lợi cho việc tra cứu.
- Nhân viên giữ dấu cần phải thực hiện chế độ bảo mật, kiểm tra chức danh chữ ký của người
được ký, đóng dấu.
- Lập kế hoạch mua sắm văn phòng phẩm tháng, quý, năm phục vụ toàn công ty.
7. Trạm y tế :
- Quản lý chăm sóc kịp thời, tại chỗ sức khoẻ của CBCNV trong công ty.
- Tham mưu cho giám đốc công ty về công tác y tế, đồng thời thay mặt thủ trưởng quản lý về
mặt chuyên môn nghiệp vụ trang bị kỹ thuật nhằm nâng cao sức khoẻ cho CBCNV.
- Chăm lo công tác vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch cho toàn công ty.
- Tổ chức kiểm tra, đôn đốc vệ sinh nơi làm việc, chống ô nhiễm môi trường.
- Quản lý kỹ thuật vệ sinh các công trình công cộng ( nhà vệ sinh, nguồn nước uống, rác thải ).
- Tổ chức kiểm tra điều kiện làm việc của người lao động tại xưởng sản xuất và các công
trường, kịp thời phát hiện các yếu tố độc hại ảnh hưởng sức khoẻ của người lao động.
- Kiểm tra phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp gửi đi khám và điều trị, hướng dẫn phòng tránh
bệnh nghề nghiệp.
2.1.3 Chức năng nhiệm vụ các bộ phận của bộ phận sản xuất

1, Đội Bê tông và kết cấu thép.
- Đội bê tông và kết cấu thép là đơn vị hạch toán kinh tế đội theo hình thức hạch toán báo sổ
,trực tiếp quản lý và tổ chức sản xuất làm ra sản phẩm cho công ty và tiêu thụ sản phẩm.
- Trực tiếp quản lý CBCNV, thiết bị, mặt bằng sản xuất và tổng giá trị được công ty giao.
- Trực tiếp sắp xếp, tổ chức lao động để hoàn thành kế hoạch với hiệu xuất cao nhất.
- Trực tiếp rèn luyện, bồi dưỡng đội ngũ CBCNV trưởng thành có đạo đức tốt và tay nghề
vững vàng.
- Đội có nhiệm vụ nghiên cứu thiết kế và công nghệ sản xuất chuẩn bị các điều kiện để thực
hiện như mặt bằng, vật tư thiết bị, nhân lực
- Nghiên cứu cải tiến các biện pháp thi công nhằm tăng năng xuất lao động, tiết kiệm vật tư, ca
máy.
- Tổ chức phân công, bố trí lao động hợp lý cho từng dây chuyền sản xuất.
10
- Thực hiện các biện pháp an toàn lao động.
- Lãnh đạo CBCNV trong đội thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của công ty.
- Tổ chức bảo quản sử dụng vật tư, thiết bị, dụng cụ sản xuất không để hư hỏng, mất mát.
- Tổ chức hạch toán, ghi chép các chứng từ, sổ sách theo hướng dẫn của các phòng nghiệp vụ,
bảo đảm quyết toán vật tư, tài chính đúng định kỳ.
2. Các Đội xây dựng :
- Trực tiếp quản lý CBCNV trong đội, quản lý thiết bị mặt bằng thi công.
- Trực tiếp sắp xếp, tổ chức lao động để hoàn thành kế hoạch với kết quả cao nhất
- Trực tiếp rèn luyện, bồi dường đội ngũ CBCNV trong đội trưởng thành có đạo đức và tay
nghề vững vàng.
- Chuyên làm nhiệm vụ thi công các công trình cầu giao thông.
- Khi được công ty ký hợp đồng giao nhận khoán hoặc tự tìm việc được giám đốc cho phép.
Căn cứ thiết kế kỹ thuật, thiết kế tổ chức thi công được duyệt làm tốt công tác chuẩn bị sản
xuất. Tổ chức điều hành lực lượng lao động, thiết bị tại công trường. Thi công công trình bảo
đảm tiến độ, kỹ thuật, an toàn cho người và thiết bị máy móc trong quá trình thi công.
- Trực tiếp làm việc với tư vấn giám sát, các đơn vị, cơ quan có liên quan để giải quyết các vấn
đề về kỹ thuật, trật tự trị an, nghiệm thu chất lượng, khối lượng, hạng mục công trình. Lập và

hoàn thiện các bảng biểu phục vụ cho thanh toán công trình gửi về các phòng ban công ty để
thanh quyết toán kịp thời.
3. Đội cơ khí :
- Trực tiếp quản lý CBCNV trong đội, quản lý thiết bị, khu vực xưởng.
- Trực tiếp sắp xếp, tổ chức lao động để hoàn thành kế hoạch với kết quả cao nhất.
- Trực tiếp rèn luyện, bồi dưỡng đội ngũ CBCNV trong đội trưởng thành có đạo đức và tay
nghề vững vàng.
- Chuyên làm nhiệm vụ gia công kết cấu thép.
- Khi được công ty giao nhận khoán hoặc tự tìm việc được giám đốc cho phép. Căn cứ thiết kế
kỹ thuật, thiết kế tổ chức thi công làm tốt công tác chuẩn bị sản xuất. Tổ chức điều hành lực
lượng lao động, thiết bị tại đội, bảo đảm tiến độ, kỹ thuật, an toàn cho người và thiết bị máy
móc trong quá trình thi công.
- Trực tiếp làm việc với các đơn vị, cơ quan có liên quan để giải quyết các vấn đề về kỹ thuật,
nghiệm thu chất lượng, khối lượng, hạng mục công trình. Lập và hoàn thiện các bảng biểu
phục vụ cho thanh toán công trình gửi về các phòng ban công ty để thanh quyết toán kịp thời.
- Phối hợp chặt chẽ và thông tin kịp thời với các phòng nghiệp vụ công ty để giải quyết các vấn
đề về sản xuất, đời sống, an toàn vệ sinh lao động của đội. Thông tin thường xuyên về công ty
cho giám đốc tình hình của đội để có hướng chỉ đạo kịp thời.
- Lập tiến độ thi công cho từng sản phẩm, điều hành mọi hoạt động của đội. Quan hệ với địa
phương để giải quyết về an ninh trật tự.
2.2 Đặc điểm đội ngũ lao động
2.2.1 S ự thay đổi về số lượng, cơ cấu lao động (2008-2012)
Báo cáo tổng hợp công tác lao động (2008-2012)
Năm 2009 2010 2011 2012 Ghi chú
Tổng số CBCNV đến ngày 31/12 410 445 476 450
11
(42nữ) (41nữ) (43nữ) (48nữ)
Trong đó: Lao động gián tiếp 83 89 90 88 người
Lao động trực tiếp 327 356 386 362 người
Tiếp nhận mới lao động 44 80 51 36 người

Đại học 7 6 3 5 người
Cao đẳng 5 1 1 1 người
Trung cấp 1 1 0 0 người
Công nhân 31 72 47 30 người
Cho thuyên chuyển công tác, nghỉ
hưu, thôi việc
34 45 20 62 người
Đại học 9 9 0 1 người
Cao đẳng 3 4 0 5 người
Trung cấp 1 1 3 12 người
Công nhân 21 31 17 44 người
Nâng lương 21 35 40 34 người
Gián tiếp 7 17 20 15 người
Trực tiếp 14 18 20 19 người
Bổ nhiệm cán bộ quản lý 6 2 0 2 người
Trưởng, phó phòng 2 0 0 1 người
Đội trưởng, Đội phó 4 2 0 1 người
Giải quyết chế độ nghỉ phép 1443 1633 2014 1680 công
Nhận xét chung:
Nguồn nhân lực trong công ty có những biết động nhất định, có đặc điểm chịu ảnh hưởng
chung của nền kinh tế, song phụ thuộc chính vào số lượng dự án mà công ty thực hiện.
Nguồn lao động gián tiếp khá ổn định ở mức trung bình là 85 người thực hiện công việc hành
chính, quản trị.
Sự thay đổi của nguồn nhân lực cốt lõi là sự biến động của số lao động gián tiếp, có thể thấy
khoảng từ 2009-2011 thực hiện nhiều dự án lớn số lượng lao động tăng nhanh (từ 410 lên 476
người tương ứng 16,1%). Đến năm 2012 kinh tế khủng hoảng, tài chính thắt chặt nên việc giảm
lao động đảm bảo chi tiêu, số lượng lao động trực tiếp giảm 24 người 6,2%.
2.2.2 Sự thay đổi về chất lượng lao động (2008-2012)
A, Đội ngũ quản trị:
Đội ngũ lao động quản lý là những người có kinh nghiệm lâu năm làm việc tại công ty cũng

như công tác trong ngành, có trình độ cao luôn tâm huyết và định hướng tốt cho sự phát triển
của công ty trong thời kỳ kinh tế hội nhập, môi trường biến đổi không ngừng.
Năm 2012, Công ty cổ phần cơ giới và xây dựng Thăng Long có 58 lao động quản lý chiếm
xấp xỉ 23% tổng sô cán bộ công nhân viên trong Công ty trong đó 80% lao động quản lý có
trình độ đại học, cao đẳng và trên đại học. Với đội ngũ quản lý có trình độ cao, có kinh nghiệm
trong nghề nghiệp như vậy đảm bảo cho Công ty có thể vững mạnh trong tương lai.
B, Đội ngũ nhân lực sản xuất trực tiếp
Công ty luôn chú trọng tuyển chọn và đào tạo công nhân có tay nghề cao, có kinh nghiệm
trong sản xuất, trình độ phù hợp với từng công việc.
12
Năm 2012 có 193 lao động trực tiếp sản xuất chiếm 77% tổng số lao động trong Công ty trong
đó công nhân kỹ thuật có tay nghề cao vào khoảng 150 người (77,7%), đội ngũ này là tiềm
năng cho sự phát triển của Công ty, giúp Công ty sử dụng TSCĐ một cách có hiệu quả nhất.
2.3. Đặc điểm về tình hình tài chính của công ty
2.3.1. Sự thay đổi về quy mô, cơ cấu nguồn vốn (2008-2012)
Bảng 2. Một số chỉ tiêu tài chính của công ty năm 2009-2012 (đơn vị 1000đ)
TT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1 Tổng tài sản 170,356,377 173,500,344 221,273,009 222.545.115
- Tài sản lưu động 146,818,514 151,147,761 200,162,184 185.601.016
- Tài sản cố định 23,537,863 22,352,583 21,110,825
36.944.099
2 Tổng nguồn vốn 170,356,377 173,500,344 221,272,963 222.545.115
- Nợ phải trả 142,288,084 145,691,211 193,614,047 194.289.896
- Nguồn vốn chủ
sở hữu
28,068,293 27,809,133 27,658,916 28.255.219
3
Nguồn vốn kinh
doanh
20,444,000 20,444,000 20,444,000 20,444,000

Nguồn: phòng tài chính kế toán
2.3.2. Đánh giá nhận xét chung
• Tổng tài sản của công ty qua các năm đều tăng, trong đó giai đoạn 2010 -2011 có sự
tăng trưởng mạnh, chủ yếu là do mức tăng của tài sản lưu động. Để đạt được mức độ
tăng như vậy là do doanh nghiệp cổ phần hóa đã thanh lý một số máy móc đã lạc hậu
không còn phù hợp với nhu cầu của hiện tại và mua sắm một số máy móc thiết bị mới
phục vụ cho sản xuất. Do đó, tổng tài sản công ty tăng một cách nhanh chóng và làm
cho số tài sản hiện thời trong công ty cũng nhiều hơn.
• Do mua sắm nhiều thiết bị nên tổng số nợ của doanh nghiệp cũng có chiều hướng tăng
cùng chiều với tổng tài sản. Số nợ này được bên bán thoả thuận cho nợ đến kì hạn công
ty đã thanh toán cho bên cho nợ. Và số tiền nợ mua tài sản doanh nghiệp sử dụng đưa
vào nguồn vốn để kinh doanh.
• Vì vậy số tài sản hiệu thời của công ty bằng hiệu số giữa tổng tài sản với tổng số tài sản
nợ có xu hướng tăng dần liên tục trong các năm. Điều đó chứng tỏ doanh nghiệp luôn
chú ý đầu tư cho máy móc thiết bị để phụ vụ cho quá trình sản xuất được tố hơn. Tương
tự số vốn công ty đã bỏ ra cũng tăng vì nó là hiệu số của tài sản có hiện thời với tài sản
nợ hiện hành.
13
• Doanh thu thuần của năm 2010 tăng hơn so với năm 2009 là 6,5 tỷ đồng tương ứng với
tăng 5,52% đây là thành tích mà doanh nghiệp đạt được trong năm nền kinh tế nhìn
chung là đang trên đà vực dậy sau khủng hoảng. Tuy nhiên đến năm 2011 doanh thu
thuần của doanh nghiệp có chiều hướng đi xuống, cụ thể là doanh thu đã giảm xấp xỉ
7,4 tỷ đồng so với năm 2010. Điều này làm cho lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp
cũng có những diễn biến tương tự.
• Lợi nhuận sau thuế của công ty nhìn chung là giảm, mạnh nhất vào năm 2011, giảm
23% so với năm 2010 từ 4,020,927 còn 3,267,917 (1000đ) . Giải thích cho sự suy giảm
này là do biến động nên kinh tế trong nước cũng như nền kinh tế thế giới làm cho việc
kinh doanh của công ty trở nên khó khăn, một lý do nữa là do doanh nghiệp trong thời
kì này đang chú trọng đầu tư chiều sâu về cơ sở sản xuất, củng cố bộ máy nhân sự của
công ty.

2.3 Đặc điểm về cơ sở vật chất
2.4.1 Đặc điểm về công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty
Công ty cổ phần cơ giới và xây dựng Thăng Long, thuộc lĩnh vực vận tải và xây dựng,
chính vì thế sản phẩm của công ty chính là dịch vụ vận chuyển các thiết bị máy móc chuyên
biệt phục vụ các hạng mục công trình xây dựng, khai thác tài nguyên. Ngoài ra công ty còn
tham gia xây dựng, một lĩnh vực cũng yêu cầu phải có các công nghệ máy móc.
Các thiết bị vận tải như xà lan (trọng tại 200-400 tấn), cẩu nổi (30-100 tấn), tàu kéo (90-
300 mã lực), ngoài ra còn có các xe tải, xe ben, contener siêu trường siêu trọng khác.
Các thiết bị phục vụ xây dựng tại hiện trường như dầm kết cấu thép siêu trường siêu trọng
đảm bảo thi công các công trình cầu đường lớn (như 130 phiến dầm cho 33 mét cầu Lăng Cô -
Huế, dầm Prebeam cho dự án Nội Bài – Bắc Ninh…)
Đó là các thiết bị đặc chủng cho các công trình lớn, có đủ độ hiện đại để đảm bảo thầu thi
công các công trình trọng điểm của quốc gia.
2.4.2 Hiện trạng máy móc thiết bị nhà xưởng
Công ty cổ phần cơ giới và xây dựng Thăng Long luôn chú trọng đến việc nâng cấp thiết
bị máy móc nhà xưởng đảm bảo cho quá trình hiện đại hoá phát triển hội nhập với thế giới.
Trải qua 30 năm phát triển có những thiết bị máy móc đã cũ kỹ, sử dụng nhiều, không còn
thích hợp điều kiện tác nghiệp hiện tại. các thiết bị ấy bao gồm nhiều xà lan trọng tải thấp hay
hệ thống kết cấu thép từ những năm cuối của thế kỷ XX. Hầu hết đã được khâu hao hết giá trị
và thanh lý. Tính đến nay các thiết bị lạc hậu lỗi thời chỉ còn lại không đáng kể (chỉ còn chiếm
khoảng 10% giá trị tài sản cố định) do tính chất khó thanh lý và vẫn được sử dụng hoặc cho
thuê phục vụ các công tác nhỏ.
Bảng 3. Đánh giá về tài sản cố định năm 2010-2011
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 So sánh
14
Số tuyệt đối Số tương đối
Doanh thu thuần 118.737.677.732 125.297.320.583 6.559.642.851 5,52
TSCĐ bình quân 38.818.570.123 43.085.134.506 4.266.564.383 10,99
Hiệu suất sử dụng TSCĐ 3,0588 2,9081 -0,1507 -5,18
- Nhận xét:

Doanh thu thuần của công ty năm 2011 tăng so với năm 2010 là 6.559.642.851 VNĐ tương
ứng với tỷ lệ tăng là 5,52%. TSCĐ bình quân công ty tăng so với năm 2010 là 4.266.564.383
VNĐ tương ứng với tỷ lệ tăng là 10,99. Năm 2010 hiệu suất sử dụng TSCĐ là 3,0588 tức là
năm 2010 1 đồng nguyên giá TSCĐ tạo ra 3,0588 đồng doanh thu. Năm 2011 hiệu suất sử
dụng TSCĐ chỉ còn 2,9081 hay 1 đồng TSCĐ năm 2011 chỉ tạo ra 2,9081 đồng doanh thu
tương ứng với tỷ lệ giảm là 5,18%. Nguyên nhân của việc giảm hiệu suất sử dụng TSCĐ trên
là do tỷ lệ tăng của TSCĐ bình quân tăng nhanh hơn tỷ lệ tăng của doanh thu nên hiệu suất sử
dụng TSCĐ. Qua đây ta thấy khả năng khai thác và sử dụng TSCĐ của công ty không hiệu
quả. Nếu hiệu suất sử dụng TSCĐ của công ty không đổi để đạt được mức doanh thu như năm
2011 thì công ty chỉ cần sử dụng 125.297.320.583/3,0588= 40.962.900.675 VNĐ nguyên giá
TSCĐ.
Như vậy so với năm 2010 công ty đã sử dụng 43.085.134.506 - 40.962.900.675 =
2.122.233.831 đồng TSCĐ với hiệu suất sử dụng thấp.
Hướng phát triển cơ sở vật chất trong tương lai :
Trong tình hình khoa học kỹ thuật phát triển như ngày nay thì một doanh nghiệp muốn tồn
tại và phát triển, cần phải chú trọng đến công nghệ sản xuất, áp dụng những thành tựu khoa học
kỹ thuật vào sản xuất phải luôn đổi mới mua sắm thiết bị để có thể tạo ra sản phẩm chất lượng
cao tạo uy tín với khách hàng.
Hàng năm Công ty luôn lập kế hoạch mua sắm TSCĐ để mở rộng sản xuất kinh doanh và
khuyến khích mọi thành viên trong Công ty tham gia vào cải tiến kỹ thuật sản xuất để có thể
tạo ra những sản phẩm xây lắp có chất lượng cao, tạo uy tín trong thị trường. Sản phẩm của
công ty tuy là các công trình có quy mô lớn với thời gian kéo dài, chịu ảnh hưởng trực tiếp của
thiên nhiên như: khí hậu,nhiệt độ, độ ẩm nhưng công ty luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ mang lại
15
sự an toàn cho người sử dụng, luôn giữ vững chữ tín về chất lượng và giá thành sản phẩm của
công ty.
2.5 Đặc điểm về khách hàng, thị trường và đối thủ cạnh tranh
2.5.1 Các đối tác, nhà cung cấp, khách hàng chủ yếu
 Các đối tác của công ty :
1. Bộ GTVT, Bộ xây dựng, Bộ tài chính, Tổng công ty xây dựng Thăng Long.

2. UBND các tỉnh: Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, TP.Hà Nội, Nghệ An: Đã tạo điều
kiện giúp đỡ Công ty thi công các dự án xây dựng cầu, đường, điện, trường học, bất
động sản và các dịch vụ khác
3. Các sở: Sở giao thông công chính, Sở tài nguyên môi trường, Sở xây dựng, Sở kế
hoạch đầu tư, Sở tài chính, Sở Thuỷ lợi, của TP.Hà Nội, tỉnh Quảng Ninh, tỉnh Vĩnh
Phúc, TP.Thái Nguyên, Sở thương mại Phú Thọ
4. Các ban quản lý: PMU18; Ban quản lý dự án Biển đông; Ban quản lý dự án Mỹ thuận;
Ban quản lý các dự án 85 TP. Huế; Ban quản lý dự án tỉnh Nghệ An; Ban quản lý dự án
thị xã Uông Bí, Ban quản lý dự án I + II Quảng Ninh; Ban quản lý dự án duy tu giao
thông đô thị Hà Nội; Ban quản lý dự án công trình các huyên: huyện Hoành Bồ, huyện
Móng Cái, huyện Bình Liêu, huyện Hải Hà, huyện Ba Chẽ - Quảng Ninh; Ban quản lý
dự án các công trình giao thông Lào Cai; Ban quản lý dự án huyện Bình Xuyên, Khu
quản lý đường bộ II - tỉnh Vĩnh phúc; Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng Tổng công ty
hàng không
5. Tập đoàn công nghiệp than khoán sản Việt Nam.
6. Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt nam.
7. Trường cao đẳng văn thư lưu trữ TW1.
8. Các đơn vị khác: Công ty Lilama, Công ty đường thuỷ, các nhà thầu, các đơn vị trong
Tổng công ty xây dựng Thăng long, các nhà cung cấp vật tư thiết bị xây dựng, Ngân
hàng đầu tư phát triển Thăng Long, ngân hàng quận Thanh xuân - Hà Nôi, Bảo hiểm xã
hội Hà Nội
 Các khách hàng cung cấp vật tư:
Công ty thép hình Hà nội, Công ty Tiến Minh - nhà phân phối xi măng Nghi Sơn, Công ty
thép Miền Nam, Công ty thép Việt Hàn, Nhà máy gang thép Thái Nguyên, Xí nghiệp Quang
Hoá điện tử …
 Các khách hàng cung cấp máy thiết bị:
16
Các công ty trực thuộc Tổng công ty xây dựng Thăng Long, Tổng công ty xây dựng 1,
Tổng công ty xây dựng 4, các công ty nước ngoài như TQ, Đài loan, NB các nhà máy cung
cấp thiết bị trong nước

 Các khách hàng có nhu sử dụng sản phẩm bê tông, sửa chữa, vận chuyển:
Tất cả các tập thể, cá nhân trong và ngoài nước.

2.5.2 Đối thủ cạnh tranh
Trong lĩnh vực xây dựng,với vai trò là chủ đầu tư,khách hàng có thể lựa chọn hoặc chỉ định
thầu theo ý muốn nên các doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh một cách quyết liệt vào quá trình
xây dụng nhằm đảm bảo doanh nghiệp có doanh thu và lợi nhuận nếu không họ sẽ bị loại bỏ
khỏi thị trường
Bảng 10 công ty xây dựng lớn nhất Việt Nam
Tên công ty Lợi thế cạnh tranh
Tổng công ty Sông Đà. Có uy tín và thế mạnh trong lắp đặt các công trình công
nghiệp
Tổng công ty xuất nhập khẩu xây
dụng Việt Nam Vinaconex
Thế mạnh về công nghệ cofa trượt,thi công các nhà máy
xi măng,silo ống khói
Tổng công ty xây dựng số 1 Là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ xây dựng
uy tín hàng đầu của khu vực phía Nam.
Tổng công ty xây dựng Hà Nội Thế mạnh trên các lĩnh vực xây dựng dân dụng,công
trình công cộng, công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị, công
trình giao thông, thuỷ lợi…
Công ty cổ phần đầu tư Vạn Thịnh
Phát
Công ty tư nhân trẻ có độ linh hoạt cao và các thiết bị
công nghệ hiện đại mới
Tổng công ty xây dựng và phát
triển hạ tầng
Thi công cơ giới, xử lý nền móng, xây dựng các công
trình ngầm qui mô lớn, garage của các tòa cao ốc với
lực lượng thiết bị hiện đại được nhập từ các nước tiên

tiến trên thế giới như: Mỹ, Nhật, Đức, Hàn Quốc
Tổng công ty phát triển nhà và đô
thị
Công ty có uy tín trên thị trường xây dựng với thế mạnh
làm khấu kiện.móng siêu trường siêu trọng.
Tổng công ty xây dựng công trình
giao thông 1
Là tổng công ty nhà nước có thể mạnh về xây dựng các
công trình đường bộ,cầu đường.
Tổng công ty phát triển hạ tầng đô
thị
Nguồn vốn lớn, trang thiết bị kĩ thuật hiện đại và có đội
ngũ kĩ sư trẻ,năng động.
Tổng công ty điện xây dựng nông Có thế mạnh máy móc kinh nghiệm về xây dựng các
17
nghiệp và thủy lợi. công trình phục vụ nông nghiệp và thủy lợi
3, KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
TRONG GIAI ĐOẠN 2008 - 2012
3.1 Sản phẩm
• Các công trình giao thông bao gồm: Cầu, đường nhựa, đường bê tông, nhà ga, sân bay, bến
cảng, hầm;
• Các công trình công nghiệp: Kho, xưởng sản xuất, bến bãi, lắp dựng cột ăngten thu phát,
xây dựng cơ sở hạ tầng, san lấp mặt bằng;
• Các công trình dân dụng: Nhà ở, nhà làm việc, văn phòng, trụ sở;
• Các công trình thuỷ lợi: Trạm bơm, cống, đập, đê, kè, kênh mương;
• Các công trình cơ sở hạ tầng, cụm dân cư, đô thị, khu công nghiệp, giao thông, vận tải
• Sản xuất và lắp dựng kết cấu thép, cấu kiện bê tông cốt thép thường và dự ứng lực, bê tông
nhựa; sản xuất và cung ứng bê tông thương phẩm;
• Kinh doanh bất động sản;
• Xây dựng đường dây và trạm biến áp đến 35KV;

Giai đoạn trước năm 2005, công ty chưa đủ tiềm lực thầu và thi công toàn bộ công trình, đa
phần là nhận thi công 1 phần hoặc nhiều phần công việc trong một công trình lớn của các nhà
thầu lớn hơn hay của tổng công ty.
Giai đoạn 2005, các công trình là sản phẩm đã hoàn thành của công ty trong những năm sau cổ
phần hoá:
Bảng 4. Thống kê các công trình trọng điểm của công ty giai đoạn 2003-2009
Tên công trình
Thời gian Giá Trị thực

hiện (tỷ đồng)
Khởi công Khởi công
Cầu bao biển núi Bài Thơ - Q.Ninh 2003 2007 39,7
Đê bao Bắc cửa lục G.đoạn 2 - Q.Ninh 2006 2008 20,3
Đường trới Vũ oai – Quảng Ninh 2004 2008 99,0
DA đường GT Tràng Minh 2002 2008 32,19
Lao lắp dầm cầu SG – T.Lương 2005 2007 38,9
Cầu Bắc sơn – Quảng Ninh 2007 2008 8,47
Cầu Cồn khoai, Mai hoà - T.Đoàn than VN 2007 2009 22,3
Cảng Hòn gai – Tập đoàn VINASIN 2007 2007 10,0
Cầu Sông Chảy - Lào Cai 2007 2007 2009 15,82
Thư viện Trường văn thư lưu trữ - HN 2007 2008 6,73
Cầu Do, Vó, Quán Lưu – Ninh Bình 2007 2009 23,92
Cầu Sông Lý, cầu Phú Khê - Thanh Hoá 2008 2009 35,0
18
Công trình cầu Mỏ Đông - Quảng Ninh 2008 2009
Nguồn: phòng kinh tế kế hoạch
Về chất lượng công trình
Từ sau cổ phần hoá công ty thực hiện việc quản lý sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng ISO
9001:2000 giúp đạt hiệu quả cao hơn trong sản xuất, chất lượng các dự án nâng cao hơn, tạo
niềm tin cho chủ đầu tư và khách hàng.

3.2 Thị trường
Thị trường của Công ty cổ phần cơ giới và xây dựng Thăng Long chủ yếu là nhánh thị trường
xây dựng và vận tải, ngoài ra là kinh doanh bất động sản, kinh doanh xăng dầu, phụ tùng, thiết
bị xây dựng vận tải.
Vốn dĩ là công ty trực thuộc tổng công ty của nhà nước, nhưng hoạt động khá độc lập nên thị
trường được xác định là sản xuất kinh doanh phục vụ cả trong và ngoài nhà nước.
Phía nhà nước, trước hết nước ta là nước đang phát triển, nên cơ sở hạ tầng còn lạc hậu chưa
phát triển. Công tác xây dựng cơ bản đã và đang được tiến hành quy hoạch triển khai thi công
rất nhiều công trình lớn nhỏ. Điều này tạo điều kiện cho đầu ra sản phẩm của công ty là khá ổn
định.
Trong khi đó, cũng trong nền kinh tế đang phát triển thì việc các doanh nghiệp đầu tư để
xây dựng nhà xưởng, công trình phục phụ sản xuất công nghiệp là tương đối lớn tạo ra một thị
trường tiềm năng cho ngành xây dựng và vận tải chuyên dụng từ khu nguyên nhiên liệu đến
công trình.
Từ đó có thể thấy dù kinh tế có biến động nhiều, song thị trường đầu ra sản phẩm của công
ty vẫn có đủ để công ty khai thác. Và trong tương lai xa thì thị trường sẽ ngày càng phát triển
mở rộng với tiềm năng rất lớn.
3.3 Doanh thu và lợi nhuận
Biểu đồ 1: Chỉ tiêu doanh thu từ năm 2009-2012 (Đơn vị: triệu đồng)
Biểu đồ 2: Chỉ tiêu lợi nhuận từ năm 2009 – 2012 (Đơn vị: đồng)
19
Nhận xét:
Năm 2010 chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của doanh thu, từ 118,73 tỉ đồng lên 125 tỉ
đồng. Tuy nhiên, năm 2011 doanh thu thuần chỉ đạt xấp xỉ 117.890 tỉ đồng, giảm nhẹ so với
năm 2009 và giảm 6% so với năm 2010. Năm 2012 đã có sự tăng nhẹ lên 119,68 tỉ đồng thể
hiện xu hướng tăng trưởng trở lại của công ty. Về lợi nhuận trước thuế cũng có sự biến động
giống như chỉ tiêu của doanh thu thuần.
Nhìn chung do khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 diễn ra mạnh mẽ ở các nước lớn như
Mỹ, Nga, và một số quốc gia châu Á, khi đó Việt Nam là một nền kinh tế nhỏ, các chính sách
điều chỉnh đề phòng (các gói kích cầu) của Nhà nước năm 2009-2010 đã kích thích nhẹ nền

kinh tế trong nước. Nhưng đến năm cuối năm 2011 , khi nguồn lực hiện tại không còn đủ sức
duy trì và vực dậy thì nền kinh tế trong nước sa vào khủng hoảng mạnh. Công ty cổ phần cơ
giới và xây dựng Thăng Long là đơn vị kinh tế nhà nước không nằm ngoài luồng khủng hoảng
ấy, điều đó thể hiện rất rõ qua các con số doanh thu và lợi nhuận.
Bảng 5. Tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu thuần 4,4% 4,3% 3,4%
Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần 3,9% 3,2% 2,8%
Lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản (ROA) 3,1% 3,1% 2%
Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu (ROE) 17% 14% 12%
Lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROIC) 3,2% 3,1% 2%
Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu của công ty trong năm 2011 giảm rõ rệt từ 4,4% (năm 2009)
xuống còn 3,4% ( năm 2011) cho thấy tình hình kinh doanh không mấy khả quan. Phần lớn
20
nguyên nhân do lĩnh vực kinh doanh đặc thù của doanh nghiệp là vật liệu xây dựng và bất động
sản. Trong giai đoạn kinh tế khó khăn, nhu cầu về bất động sản để ở và để kinh doanh trên thị
trường giảm mạnh, thị trường bất động sản ảm đạm do nhu cầu và do lãi suất NH. Lượng hàng
tồn kho không tiêu thụ được (bao gồm BĐS đã xây và nguyên vật liệu, vật liệu xây dựng) trong
khi đó 1 số chi phí không giảm mà còn tăng lên khiến lợi nhuận của công ty giảm và hiện tại
chưa thấy khởi sắc.
3.4 Đóng nộp ngân sách và thu nhập của lao động
Năm 2001 đạt lương cơ bản, đến năm 2010 đạt 2,67triệu đồng/ng/th, nền tài chính ổn định,
lành mạnh. Đội ngũ lãnh đạo, CBCNV, cổ đông đã được trẻ hoá, có trí tuệ, trình độ hơn.
4, MỘT SỐ NỘI DUNG QUẢN TRỊ CÔNG TY,
QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
4.1 Quản trị nhân lực
Tuyển dụng, đào tạo và chính sách lao động
Trong cơ chế mới này, Công ty đã xác định: “ Để tồn tại và phát triển không những phải có
chiến lược sản xuất kinh doanh mà cần phải có chiến lược về lao động.” (Tức là phải xây dựng
và phát triển một đội ngũ lao động phù hợp với các yêu cầu của sản xuất kinh doanh cả về số

lượng và chất lượng, một đội ngũ lao động có đủ phẩm chất và kỹ năng cần thiết đáp ứng các
mục tiêu sản xuất kinh doanh trước mắt cũng như về lâu dài). Chính vì vậy mà Công ty rất coi
trọng chính sách tuyển chọn lao động.
Tuyển dụng
Việc tuyển chọn công ty rất chú trọng đến chuyên môn và trình độ. Nguồn tuyển dụng từ thị
trường lao động thông qua việc thông báo tuyển dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Ngoài ra công ty luôn tạo điều kiện tốt nhất cho các sinh viên đến thực tập. Trong quá trình
thực tập tại công ty, các trưởng phòng, giám đốc sẽ chú ý đánh giá khả năng của sinh viên có
phù hợp và có trình độ giỏi, công ty sẽ tạo điều kiện ưu tiên tuyển dụng các sinh viên này sau
khi tốt nghiệp.
Công ty thực hiện việc tuyển dụng đúng theo quy trình chuyên nghiệp qua nhiều bước, được
lên kế hoạch rõ ràng, đảm bảo minh bạch khách quan.
Chính sách lao động
Công ty luôn coi nguồn nhân lực chính là trung tâm hạt nhân để thực hiện chiến lược phát triển
công ty, nên có chế độ đãi ngộ theo đúng chính sách nhà nước quy định, đồng thời khuyến
khích lao động bằng nhiều hình thức như thưởng tiền, danh hiệu thi đua, tuyên dương, tạo điều
kiện nghỉ ngơi giải trí với các “tua” du lịch hằng năm.
21
Đặc biệt qua nhiều giai đoạn thăng trầm công ty luôn chú chộng quan tâm đến các công nhân
công trường, đảm bảo đời sống cũng như điều kiện lao động tốt nhân, chính vì thế hạn chế tối
thiểu rủi ro lao động ( tỷ lệ công nhân phá hợp đồng lao động xấp xỉ 1%, tỷ lệ tai nạn lao động
chỉ ở mức 5vụ/năm) đặc biệt không có tình trạng đình công.
4.2 Quản trị marketing
Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, Công ty luôn phải chú trọng đến công
tác Marketing. Thông thường, hoạt động Marketing được thực hiện chủ yếu thông qua 2 bộ
phận: bộ phận Thị trường và bộ phận Chăm sóc khách hàng. Tuy nhiên, quản trị marketing lại
là một trong những điểm yếu của công ty và cũng là một trong những vấn đề đang được quan
tâm giải quyết.
Hoạt động theo phương thức truyền thống đã 30 năm, sau khi cổ phần hoá công ty còn rất
nhiều vấn đề cũng như nhược điểm. Hiện tại các công việc về marketing thuộc chức năng của

phòng kinh tế kế hoạch. Vì vậy, các nhân viên phòng kinh tế có phần nặng về nghiệp vụ
chuyên môn trong công tác xuất – nhập hàng, báo cáo, nên việc thăm hỏi, tìm hiểu nhu cầu của
khách hàng và cập nhật thông tin không được thường xuyên mà chỉ giải quyết các sự vụ, sự
việc bởi vậy nên công tác Marketing ở phòng kinh doanh chưa mang tính chuyên nghiệp.
Hiện nay công ty đã chú trọng hơn đến công tác quản trị marketing. Trong thời gian qua công
ty đã nhấn mạnh đến việc đào tạo đội ngũ quản trị viên Marketing và việc nâng cao trình độ
của đội ngũ cán bộ quản lý đã làm cho nhận thức về vai trò của hoạt động Marketing của công
ty có nhiều thay đổi. Đây là cơ sở ban đầu để thúc đẩy hoạt động quản trị Marketing hình thành
trong công ty.
4.3 Quản trị chất lượng
Có thể nói, trong giai đoạn hiện nay quản trị chất lượng chiếm vai trò rất quan trọng. Quản trị
chất lượng là một phần trong hệ thống quản trị kinh doanh của các doanh nghiệp, là phương
tiện cần thiết để đảm bảo rằng chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp luôn ổn định. Quản trị
chất lượng không những làm cho chất lượng sản phẩm và dịch vụ thoả mãn tốt hơn nhu cầu
của khách hàng mà còn nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Từ sau cổ phần hoá, công ty đã thực hiện việc quản lý sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng ISO
9001:2000 giúp đạt hiệu quả cao hơn trong sản xuất, chất lượng các dự án nâng cao hơn, tạo
niềm tin cho chủ đầu tư và khách hàng.
Năm 2006 công ty đã được nhận chứng chỉ ISO 9001:2000.
Ngoài ra công ty còn quản lý chất lượng theo bộ tiêu chuẩn TCVN 2003.
5, ĐỊNH HƯỚNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY
5.1 Cơ hội, nguy cơ
5.1.1. Cơ hội
22
Việt Nam là nước đang phát triển, đất nước đang thực hiện cải cách với mục tiêu “công nghiệp
hoá hiện đại hoá”
Cơ sở vật chất đang được đầu tư phát triển, đây chính là thị trường tiềm năng về xây dựng và
vận tải chuyên biệt phục vụ xây dựng thi công, cũng chính là cơ hội phát triển cho công ty.
Cơ hội đến từ các đối tác lớn, với mối quan hệ kinh doanh được xây dựng lâu đời, các đối tác
này luôn đem lại sự thuận lợi về đầu vào và đầu ra sản phẩm của công ty.

Bên cạnh đó, công ty cổ phần Cơ giới và Xây dựng Thăng Long có một số lợi thế nhất định về
thị trường và công tác quản lý công nhân viên:
Việc tiếp cận thị trường, nắm bắt nhu cầu khách hàng cũng như thu thập thông tin về các đối
thủ cạnh tranh nhằm duy trì và phát triển thị trường ngày càng được chú trọng. Công ty có
phòng Trung tâm tư vấn quản lý dự án có nhiệm vụ xây dựng các mục tiêu phát triển kinh
doanh của Công ty, tìm hiều thị trường, phát hiện những nhu cầu về tư vấn xây dựng Công ty
đã xác định được điểm yếu của mình trên thị trường. Các thông tin về đối thủ cạnh tranh, về
khách hàng là các chủ đầu tư cũng như về sự biến động của thị trường còn hạn chế. Thực tế
trong năm vừa qua các công trình mà Công ty đã thực hiện xây dựng, tư vấn khảo sát và thiết
kế ngày càng được mở rộng cả ở trong và ngoài nước.
Công ty luôn năng động tìm kiếm nguồn tài trợ và thu hút vốn đầu tư vào công ty. Đồng thời
đã sử dụng tương đối có hiệu quả nguồn vốn vay, tạo uy tín tốt với khách hàng và đối tác.
5.1.2. Nguy cơ
Nguy cơ luôn xuất phát từ đối thủ cạnh tranh, đó là các nhà thầu lớn có năng lực cạnh tranh tốt.
Ngoài ra các nguy cơ còn đến từ việc quản lý quá trình thi công, quản lý chất lượng công trình
để đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình, lợi ích tối đa cho chủ đầu tư công trình. Trong khi
đó công ty lại gặp một số khó khăn trong các khâu này:
• Công tác lập phương án kinh tế còn thiếu chính xác do chưa lường trước được những
biến động về giá cả, thiết bị, những khó khăn trong quá trình thi công của các dự án.
• Việc giao khoán nội bộ vẫn còn nhiều tồn tại về khoản mục giao khoán, đơn giá khoán,
trình tự, thủ tục thanh toán.
• Công tác quản lý dự án chưa được tốt, chưa theo dõi được sát sao lượng tư vật tư cấp
cho công trường nên dẫn đến cấp thừa, thiếu vật tư so với tiến độ thi công.
• Hệ thống thiết bị, phương tiện vận chuyển của công ty chưa đảm bảo về chất lượng,
công tác bảo dưỡng sửa chữa nhiều khi vẫn còn buông lỏng không được giám sát chặt chẽ từ
phòng ban chuyên môn.
5.2 Định hướng phát triển công ty
Với chủ trương đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, đa dạng hoá sản phẩm công ty đặt ra
cho mình những chiến lược phát triển trong tương lai rất rõ ràng.
Nhận rõ trách nhiệm vì sự phát triển của Công ty trong giai đoạn công nghiệp hoá và hiện

đại hoá đất nước. Đồng thời trên cơ sở sự phù hợp với chức năng và nhiệm vụ mà Nhà nước và
Bộ giao thông vận tải giao cho Công ty (là thực hiện xây lắp các công trình xây dựng cầu
đường, dân dụng, công nghiệp và kiến trúc hạ tầng đô thị ), Công ty cổ phần cơ giới và xây
dựng Thăng Long ra sức phấn đấu để trở thành một trong những đơn vị xây lắp hàng đầu có đủ
năng lực và tổ chức thực hiện các công trình có chất lượng cao đứng vững và phát triển bền
23
lâu trong môi trường cạnh tranh gay gắt và hội nhập quốc tế, góp phần của mình trong sự phát
triển của ngành Xây dựng.
Ngành nghề chính của công ty là xây dựng công trình giao thông, kết hợp với kinh doanh
bất động sản và các sản phẩm dịch vụ. Định hướng cơ cấu tỷ lệ nghành nghề của công ty như
sau :
• Thi công cầu sản lượng chiếm tỷ lệ khoảng: 35%
• Thi công đường sản lượng chiếm khoảng : 25%
• Kinh doanh dịch vụ và hạ tầng chiếm khoảng : 40%
Để thực hiện được mục tiêu đó Công ty chủ trương tập trung vào những vấn đề sau:
• Phát triển công ty bền vững, các chỉ tiêu: Sản lượng, doanh thu, tiền lương, lợi nhuận,
cổ tức … năm sau cao hơn năm trước.
• Đa ngành nghề, đa sở hữu, chuyển một bộ phận của công ty sang làm nhà đầu tư.
• Tăng cường công tác dịch vụ, xây dựng trung tâm đào tạo, xưởng bê tông tại xã Kim
Nỗ - Đông Anh đưa vào hoạt động.
• Chấp hành nghiêm túc quy chế của Công ty cũng như của Tổng công ty.
• Phát triển đội ngũ cán bộ nhân viên giỏi về chuyên môn, có tay nghề cao.
5.3 Kế hoạch kinh doanh 2013
Trong giai đoạn từ năm 2011-2013, Công ty xây dựng dựng công ty trở thành đơn vị có quy mô
sản xuất lớn với các chỉ tiêu như sau :
24
Chỉ tiêu Năm 2013
Sản lượng 127 tỷ đồng
Doanh thu 156
Thu nhập bình quân

(người/đồng)
3.405.000
Cổ tức (năm) 14%
Kết Luận
Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần cơ giới và xây dựng Thăng Long được sự quan
tâm giúp đỡ, sự chỉ bảo nhiệt tình của thầy cô giáo, cùng các cô chú, anh chị trong Công ty đặc
biệt là phòng Kinh tế – kế hoạch đã giúp em nắm bắt, thâm nhập thực tế, củng cố và hoàn thiện
kiến thức lý luận tiếp thu được trong nhà trường, tạo điều kiện cho em đi sâu nghiên cứu tình
hình thực tế công tác tại công ty.
Là một sinh viên thực tập, em đã được tìm hiểu, nghiên cứu làm việc kĩ càng chi tiết tại
công ty Cổ phần cơ giới và xây dựng Thăng Long. Bản báo cáo tổng hợp này sẽ là cơ sở vững
chắc cho em tiếp tục nghiên cứu báo cáo chuyên đề.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn tập thể Công ty cổ phần Cơ giới và xây dựng Thăng
Long, đặc biệt là phòng kinh tế – kế hoạch tạo điều kiện giúp đỡ em.
25

×