Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

tuan 30 lop4 CKTKN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (395.77 KB, 28 trang )

Thứ hai ngày 28 tháng 3 năm 2011
TẬP ĐỌC:
ĐƯỜNG ĐI SA PA
I. Mục tiêu:
-Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng,
tình cảm. Bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.
-Hiểu nội dung ý nghĩa của bài: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình
cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước.( trả lời được các
câu hỏi sgk)
-HTL hai đoạn cuối bài.Ktật: đọc được bài.
II. Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. KTBC:
-Kiểm tra 2 HS.
* Trên đường đi con chó thấy gì ? Theo
em, nó định làm gì ?
* Vì sao tác giả bày tỏ lòng kính phục đối
với con sẻ nhỏ bé ?
-GV nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới:
a). Giới thiệu bài:
-Gv giới thiệu.
b). Luyện đọc:
-GV chia đoạn.
-Gọi HS đọc nối tiếp 3 đoạn.
-Luyện đọc từ ngữ khó: Sa Pa, chênh
vênh, huyền ảo, vàng hoe, thoắt cái …
- Cho HS đọc chú giải và giải nghĩa từ.
-Cho HS đọc: Cho HS quan sát tranh.


-GV đọc diễn cảm toàn bài: giọng nhẹ
nhàng, nhất giọng ở các từ ngữ: chênh
vênh, sà xuống, bồng bềnh, trắng xoá, …
c). Tìm hiểu bài:
¶ Đoạn 1:
-Cho HS đọc.
* Hãy miêu tả những điều em hình dung
được về cảnh và người thể hiện trong đoạn
1.

¶ Đoạn 2:
-Cho HS đọc đoạn 2.
* Em hãy nêu những điều em hình dung
được khi đọc đoạn văn tả cảnh một thị trấn
trên đường đi Sa Pa.
-HS1 đọc đoạn 1 + 2 bài Con sẻ.
* Con chó thấy một con sẻ non núp
vàng óng rơi từ trên tổ xuống. Con chó
chậm rãi lại gần …
-HS2 đọc đoạn 3 + 4.
* Vì con sẻ tuy bé nhỏ nhưng nó rất
dũng cảm bảo vệ con …
-HS lắng nghe.
-HS dùng viết chì đánh dấu đoạn trong
SGK.
-HS đọc nối tiếp đoạn (2 lượt).
-HS luyện đọc từ.
-1 HS đọc chú giải. 2 HS giải nghĩa từ.
-Từng cặp HS luyện đọc. 1 HS đọc cả
bài.

-1 HS đọc to, cả lớp đọc thầm.
* Du khách đi lên Sa Pa có cảm giác
như đi trong những đám mây trắng
bồng bềnh, đi giữa những tháp trắng
xoá … liễu rũ.
-1 HS đọc thầm đoạn 2.
* Cảnh phố huyện rất vui mắt, rực rỡ
sắc màu:nắng vàng hoe, những em bé
¶ Đoạn 3:
-Cho HS đọc.
* Em hãy miêu tả điều em hình dung
được về cảnh đẹp Sa Pa ?
* Hãy tìm một chi tiết thể hiện sự quan
sát tinh tế của tác giả.
* Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “món quà
tặng diệu kỳ” của thiên nhiên ?
* Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả
đối với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào ?
d). Đọc diễn cảm:
-Cho HS đọc nối tiếp.
-GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc đoạn.
-Cho HS thi đọc diễn cảm.
-GV nhận xét và bình chọn HS đọc hay.
-Cho HS nhẩm HTL và thi đọc thuộc
lòng.
3. Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà HTL.
HMông, Tu Dí …
-HS đọc thầm đoạn 3.

* Ngày liên tục đổi mùa, tạo nên bức
tranh phong cảnh rất lạ: Thoắt cái là
vàng rơi … hiếm quý.
* HS phát biểu tự do. Các em có thể
nêu những chi tiết khác nhau.
* Vì Phong cảnh Sa Pa rất đẹp. Vì sự
đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa.
* Tác giả ngưỡng mộ, háo hức trước
cảnh đẹp Sa Pa. Tác giả ca ngợi Sa Pa.
-3 HS nối tiếp đọc bài.
-Cả lớp luyện đọc đoạn 1.
-3 HS thi đọc diễn cảm.
-Lớp nhận xét.
-HS HTL từ “Hôm sau … hết”.
-HS thi đọc thuộc lòng đoạn vừa học.
-Xem trước nội dung bài CT tuần 30.
TOÁN:
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: Giúp HS:
-Ôn tập về tỉ số của hai số.Viết được tỉ số của hai đại lượng cùng loại.
-Rèn kĩ năng giải bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó.
II. Hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1.KTBC:
-GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em
làm các BT hướng dẫn luyện tập thêm
của tiết 140.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
2.Bài mới:
a).Giới thiệu bài:

-Nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học.
b).Hướng dẫn luyện tập
Bài 1 (a;b)
-Yêu cầu HS tự làm bài vào VBT.
-GV chữa bài của HS trên bảng lớp.
Bài 3
-Gọi HS đọc đề bài toán.
+Bài toán thuộc dạng toán gì ?
+Tổng của hai số là bao nhiêu ?
+Hãy tìm tỉ số của hai số.
-Yêu cầu HS làm bài.
-GV chữa bài, nhận xét và cho điểm
HS.
Bài 4
-Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
3.Củng cố:
-GV tổng kết giờ học
-2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS
dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của bạn.
-HS lắng nghe.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
bài vào VBT.
-Theo dõi bài chữa của GV và tự kiểm tra
bài của mình.
-1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp đọc đề bài
trong SGK.
+Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số
+Tổng của hai số là 1080.
+Vì gấp 7 lần số thứ nhất thì được số thứ
hai nên số thứ nhất bằng

7
1
số thứ hai.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
bài vào VBT.
-HS làm bài vào VBT, sau đó đổi chéo vở
để kiểm tra bài lẫn nhau.
KỂ CHUYỆN:
ĐÔI CÁNH CỦA NGỰA TRẮNG
I. Mục tiêu:
-Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS kể lại được từng đoạn và toàn bộ
câu chuyện Đôi cánh của ngựa trắng một cách rõ ràng, đủ ý, có thể phối hợp lời kể
và điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên.
-Hiểu truyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện: phải mạnh dạn đi đó,
đi đây mới mở rộng tầm hiểu biết, mới mau khôn lớn, vững vàng.
- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài:
-GV giới thiệu.
2.Hướng dẫn kể chuyện:
a). GV kể lần 1:
-GV kể lần 1 (không chỉ tranh).
b). GV kể lần 2:
-Kể lần 2 kết hợp với chỉ tranh.
c). Bài tập:
- Cho HS đọc yêu cầu của BT1 + 2.
- Cho HS kể chuyện theo nhóm.

- Cho HS thi kể.
-GV nhận xét + bình chọn HS kể hay
nhất.
-GV chốt lại ý nghĩa của câu chuyện.
3. Củng cố, dặn dò:
* Có thể dùng câu tục ngữ nào để nói
về chuyến đi của ngựa trắng ?
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện
cho người thân nghe.
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe GV kể.
-HS vừa quan sát tranh vừa nghe GV kể.
-1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
-Mỗi nhóm 3 hS, mỗi HS kể theo 2 tranh.
Sau đó mỗi em kể cả chuyện trong nhóm.
-5 HS lên thi kể từng đoạn.
-2 HS lên thi kể cả câu chuyện. Sau khi
kể xong, HS nêu ý nghĩa của câu chuyện.
-Lớp nhận xét.
* Có thể sử dụng câu tục ngữ:
Đi cho biết đó biết đây
Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn
KHOA HỌC:
THỰC VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG ?
I. Mục tiêu: Giúp HS:
-Nêu được các yếu tố cần để duy trì sự sống của thực vật: nước, không khí, ánh
sáng, nhiệt độ và chất khoáng.
-Hiểu được những điều kiện để cây sống và phát triển bình thường.
II. Đồ dùng dạy học:

-HS mang đến lớp những loại cây đã được gieo trồng.
-GV có 5 cây trồng theo yêu cầu như SGK.
-Phiếu học tập theo nhóm.
III. Hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài:
-GV giới thiệu.
2.Phát triển bài:
*Hoạt động 1: Mô tả thí nghiệm
-Kiểm tra việc chuẩn bị cây trồng của HS.
-Tổ chức cho HS tiến hành báo cáo thí
nghiệm trong nhóm.
-Yêu cầu: Quan sát cây các bạn mang đến.
Sau đó mỗi thành viên mô tả cách trồng,
-Lắng nghe.
-Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị cây
trồng trong lon sữa bò của các thành
viên.
-Hoạt động trong nhóm, mỗi nhóm 4
HS theo sự hướng dẫn của GV.
chăm sóc cây của mình. Thư ký thứ nhất
ghi tóm tắt điều kiện sống của cây đó vào
một miếng giấy nhỏ, dán vào từng lon sữa
bò. Thư ký thứ hai viết vào một tờ giấy để
báo cáo.
GV đi giúp đỡ, hướng dẫn từng nhóm.
-Gọi HS báo cáo công việc các em đã làm.
GV kẻ bảng và ghi nhanh điều kiện sống
của từng cây theo kết quả báo cáo của HS.
-Nhận xét, khen ngợi các nhóm đã có sự

chuẩn bị chu đáo, hăng say làm thí
nghiệm.
*Hoạt động 2: Điều kiện để cây sống
và phát triển bình thường.
-Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm
mỗi nhóm 4 HS.
-Phát phiếu học tập cho HS.
-Yêu cầu: Quan sát cây trồng, trao đổi, dự
đoán cây trồng sẽ phát triển như thế nào
và hoàn thành phiếu.
GV đi giúp đỡ các nhóm để đảm bảo HS
nào cũng được tham gia.
-Gọi các nhóm trình bày. Các nhóm khác
bổ sung. GV kẻ bảng như phiếu học tập và
ghi nhanh lên bảng.
-Nhận xét, khen ngợi những nhóm HS làm
việc tích cực.
+Trong 5 cây đậu trên, cây nào sẽ sống và
phát triển bình thường ? Vì sao ?
+Các cây khác sẽ như thế nào ? Vì sao cây
đó phát triển không bình thường và có thể
chết rất nhanh ?
+Để cây sống và phát triển bình thường,
cần phải có những điều kiện nào ?
-GV kết luận hoạt động.
*Hoạt động 3:Tập làm vườn
-Hỏi: Em trồng một cây hoa (cây cảnh,
cây thuốc, …) hàng ngày em sẽ làm gì để
giúp cây phát triển tốt, cho hiệu quả cao ?
-Gọi HS trình bày.

-Nhận xét, khen ngợi những HS đã có kĩ
năng trồng và chăm sóc cây.
3.Củng cố:
+Thực vật cần gì để sống ?
+Đặt các lon sữa bò có trồng cây lên
bàn.
+Quan sát các cây trồng.
+Mô tả cách mình gieo trồng, chăm sóc
cho các bạn biết.
+Ghi và dán bảng ghi tóm tắt điều kiện
sống của từng cây.
-Đại diện của hai nhóm trình bày.
-Lắng nghe.
-Hoạt động trong nhóm theo sự hướng
dẫn của GV.
-Quan sát cây trồng, trao đổi và hoàn
thành phiếu.
-Đại diện của hai nhóm trình bày. Các
nhóm khác bổ sung.
-Lắng nghe.
-Trao đổi theo cặp và trả lời.

+Các cây khác sẽ phát triển không bình
thường và có tể chết rất nhanh
.
+Để cây sống và phát triển bình thường
cần phải có đủ các điều kiện về nước,
không khí, ánh sáng, chất khoáng có ở
trong đất.
-Lắng nghe.

-Làm việc cá nhân.
-HS trình bày
-HS trả lời.
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà sưu tầm, ảnh, tên 3 loài
cây sống nơi khô hạn, 3 loài cây sống nơi
ẩm ướt và 3 loài cây sống dưới nước.
ĐẠO ĐỨC:
TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG (tt)
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng:
- Nêu được một số quy định khi tham gia giao thông (những quy định có liên quan
tới học sinh).
- Phân biệt được hành vi tôn trọng Luật giao thông và vi phạm Luật giao thông .
- Nghiêm chỉnh chấp hành Luật giao thông trong cuộc sống hằng ngày.
- Biết nhắc nhở bạn bè cùng tôn trọng Luật giao thông. Biết đồng tình với những
hành vi thực hiện đúng luật giao thông.
-HS biết tham gia giao thông an toàn.
II. Đồ dùng dạy học: -SGK Đạo đức 4. -Một số biển báo giao thông.
-Đồ dùng hóa trang để chơi đóng vai.
III. Hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
*Hoạt động 1: Trò chơi tìm hiểu về biển
báo giao thông.
-GV chia HS làm 3 nhóm và phổ biến cách
chơi. HS có nhiệm vụ quan sát biển báo giao
thông (khi GV giơ lên) và nói ý nghĩa của
biển báo. Mỗi nhận xét đúng sẽ được 1 điểm.
Nếu 3 nhóm cùng giơ tay thì viết vào giấy.
Nhóm nào nhiều điểm nhất là nhóm đó
thắng. -GV hoặc 1 HS điều khiển cuộc chơi.

-GV cùng HS đánh giá kết quả.
*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (Bài tập 3-
SGK/42)
-GV chia HS làm 6 nhóm và giao nhiệm vụ
cho mỗi nhóm nhận một tình huống.
-GV đánh giá kết quả làm việc của từng
nhóm và kết luận.
-GV kết luận:Mọi người cần có ý thức tôn
trọng luật giao thông ở mọi lúc , mọi nơi.
*Hoạt động 3: Trình bày kết quả điều tra
thực tiễn (Bài tập 4- SGK/42)
-GV mời đại diện từng nhóm trình bày kết
quả điều tra.
-GV nhận xét kết quả làm việc nhóm của
HS.
ï
Kết luận chung :
-HS tham gia trò chơi.
-HS thảo luận, tìm cách giải quyết.
-Từng nhóm báo cáo kết quả (có thể
bằng đóng vai)
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý
kiến.
-Lắng nghe.
-2HS nhắc lại.
-Đại diện từng nhóm trình bày.
Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-HS lắng nghe.
Để đảm bảo an toàn cho bản thân mình và
cho mọi người cần chấp hành nghiêm chỉnh

Luật giao thông.
4.Củng cố - Dặn dò: -Chấp hành tốt Luật
giao thông và nhắc nhở mọi người cùng thực
hiện. -Về xem lại bài và chuẩn bị bài tiết sau.
-HS cả lớp thực hiện.
Thứ ba ngày 29 tháng 3 năm 2011
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
MỞ RỘNG VỐN TỪ: DU LỊCH – THÁM HIỂM
I. Mục tiêu:
- Hiểu các từ du lịch, thám hiểm(BT1,2). Bước đầu hiểu ý nghĩa câu tục ngữ ở bài
tập 3. Biết chọn tên sông cho trước đúng với lời giảo câu đố trong bài tập 4.
- Giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường.
II. Đồ dùng dạy học:
-Một số tờ giấy để HS làm BT1.
III. Hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài:
-GV giới thiệu.
2.Hướng dẫn làm bài tập
* Bài tập 1:
-Cho HS đọc yêu cầu của BT1.
-GV giao việc: Các em đọc kĩ đề bài và chọn
ý đúng trong 3 ý a, b, c đã cho để trả lời.
-Cho HS trình bày ý kiến.
-GV nhận xét + chốt lại ý đúng.
Ý b: Du lịch là đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm
cảnh.
* Bài tập 2:
-Cách tiến hành như BT1.
-Lời giải đúng:

Ý c: Thám hiểm là thăm dò, tìm hiểu những
nơi xa lạ, khó khăn, có thể nguy hiểm.
* Bài tập 3:
-Cho HS đọc yêu cầu BT3.
-Cho HS làm bài.
-Cho HS trình bày.
-GV nhận xét và chốt lại.
* Bài tập 4:
-Cho HS đọc yêu cầu của BT.
-GV giao việc: Chia lớp thành các nhóm
+ lập tổ trọng tài + nêu yêu cầu BT
+ phát giấy cho các nhóm.
-Cho HS làm bài.
-HS lắng nghe.
-1 HS đọc, lớp lắng nghe.
-Một số HS lần lượt phát biểu.
-Lớp nhận xét.
-1 HS đọc, lớp lắng nghe.
-HS suy nghĩ + tìm câu trả lời.
-HS lần lượt trả lời.
-Lớp nhận xét.
-1 HS đọc, lớp lắng nghe.
-HS làm bài vào giấy.
-Nhóm 1 đọc 4 câu hỏi a, b, c, d.
Nhóm 2 trả lời.
-Nhóm 2 đọc 4 câu hỏi e, g, h, i.
-Cho HS thi trả lời nhanh: GV cho 2 nhóm
thi trả lời nhanh – mẫu, sau đó, các nhóm khác
làm tương tự.
-Cho các nhóm dán lời giải lên bảng lớp.

-GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
Nhóm 1 trả lời.
-Đại diện các nhóm lên dán bài làm
trên bảng.
-Lớp nhận xét.
TOÁN:
TÌM HAI SỐ KHI BIẾT HIỆU VÀ TỈ SỐ CỦA HAI SỐ ĐÓ
I. Mục tiêu: Giúp HS:
-Biết cách giải bài toán dạng: Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
II. Hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1.KTBC: -GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu
các em làm các BT hướng dẫn luyện tập
thêm của tiết 141.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
2.Bài mới: a).Giới thiệu bài:
b).Hướng dẫn giải bài toán tìm hai số
khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó
ô Bài toán 1 -GV nêu bài toán.
+Bài toán cho ta biết những gì ?
+Bài toán hỏi gì ?
-Yêu cầu HS cả lớp dựa vào tỉ số của hai
số để biểu diễn chúng bằng sơ đồ đoạn
thẳng.
-Yêu cầu HS biểu thị hiệu của hai số trên
sơ đồ. -GV kết luận về sơ đồ đúng.
-Yêu cầu HS đọc sơ đồ và hỏi:
+Theo sơ đồ thì số lớn hơn số bé mấy

phần bằng nhau ?
+Em làm thế nào để tìm được 2 phần ?
+Như vậy hiệu số phần bằng nhau là
mấy?
+Số lớn hơn số bé bao nhiêu đơn vị ?
+Theo sơ đồ thì số lớn hơn số bé 2 phần,
theo đề bài thì số lớn hơn số bé 24 đơn vị,
vậy 24 tương ứng với mấy phần bằng
nhau?
+Như vậy hiệu hai số tương ứng với hiệu
số phần bằng nhau.
+Biết 24 tương ứng với 2 phần bằng
-2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS
dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của
bạn.
-HS lắng nghe.
-HS nghe và nêu lại bài toán.
+Bài toán cho biết hiệu của hai số là 24,
tỉ số của hai số là
5
3
.
+Yêu cầu tìm hai số.
-HS phát biểu ý kiến và vẽ sơ đồ: Biểu
thị số bé là 3 phần bằng nhau thì số lớn
là 5 phần như thế.
-HS biểu thị hiệu của hai số vào sơ đồ.
+Số lớn hơn số bé 2 phần bằng nhau.
+Em đếm, thực hiện phép trừ:
5 – 3 = 2 (phần).

+Theo sơ đồ hiệu số phần bằng nhau là:
5 – 3 = 2 (phần)
+24 đơn vị.
+24 tương ứng với hai phần bằng nhau.
+Nghe giảng.
+Giá trị của một phần là: 24 : 2 = 12.
nhau, hãy tìm giá trị của 1 phần.
+Vậy số bé là bao nhiêu ?
+Số lớn là bao nhiêu ?
ô Bài toán 2 ( HS khá giỏi)
-Gọi 1 HS đọc đề bài toán.
-Bài toán thuộc dạng toán gì ?
-Hiệu của hai số là bao nhiêu ?
-Tỉ số của hai số là bao nhiêu ?
-Hãy vẽ sơ đồ minh hoạ bài toán trên.
-Yêu cầu HS nhận xét sơ đồ bạn vẽ trên
bảng lớp, sau đó kết luận về sơ đồ đúng và
hỏi:
+Vì sao em lại vẽ chiều dài tương ứng với
7 phần bằng nhau và chiều rộng tương ứng
với 4 phần bằng nhau ?

+Hiệu số phần bằng nhau là mấy ?
+Hiệu số phần bằng nhau tương ứng với
bao nhiêu mét ?
+Vì sao ?
+Hãy tính giá trị của một phần.
+Hãy tìm chiều dài.
+Hãy tìm chiều rộng hình chữ nhật.
-Yêu cầu HS trình bày bài toán.

-Nhận xét cách trình bày của HS.
ôKết luận:
-Qua 2 bài toán trên, bạn nào có thể nêu
các bước giải bài toán về tìm hai số khi
biết hiệu và tỉ số của hai số đó ?
-GV nêu lại các bước giải, sau đó nêu: Khi
trình bày lời giải, chúng ta có thể gộp bước
tìm giá trị của một phần với bước tìm các
số.
c). Luyện tập – Thực hành
Bài 1 -Yêu cầu HS đọc đề bài.
-Bài toán thuộc dạng toán gì ? Vì sao em
biết ?
-Yêu cầu HS làm bài.
+Số bé là: 12 Í 3 = 36.
+Số lớn là: 36 + 24 = 60.
-HS làm bài vào vở.
-1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp đọc
trong SGK.
-Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của
-Là 12m. -Là
4
7
.
-1 HS vẽ trên bảng lớp, HS cả lớp vẽ ra
giấy nháp.
-Nhận xét sơ đồ, tìm sơ đồ đúng nhất
theo hướng dẫn của GV.
+Vì tỉ số của chiều dài và chiều rộng
hình chữ nhật là

4
7
nên nếu biểu thị
chiều dài là 7 phần bằng nhau thì chiều
rộng là 4 phần như thế.
+Hiệu số phần = nhau là: 7 – 4 = 3 (m)
+Hiệu số phần bằng nhau tương ứng
với 12 mét.
+Vì sơ đồ chiếu dài hơn chiều rộng 3
phần, theo đề bài chiều dài hơn chiều
rộng 12 mét nên 12 mét tương ứng với
3 phần bằng nhau.
+Giá trị của một phần là:
12 : 3 = 4 (m)
+Chiều dài hình chữ nhật là:
4 Í 7 = 28 (m)
+Chiều rộng hình chữ nhật là:
28 – 12 = 16 (m)
-HS trình bày bài vào vở.
-HS trao đổi, thảo luận và trả lời:
Ø Bước 1: Vẽ sơ đồ minh hoạ bài toán.
Ø Bước 2: Tìm hiệu số phần bằng
nhau.
Ø Bước 3: Tìm giá trị của một phần.
Ø Bước 4: Tìm các số.
-1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp đọc bài
trong SGK.
-Bài toán cho hiệu vả tỉ số của hai số,
yêu cầu chúng ta tìm hai số đó nên đó
là dạng tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số

của hai số đó.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
bài vào vở. -Theo dõi bài chữa của GV.
+Vì tỉ số của hai số là
5
2
nên nếu biểu
-GV chữa bài, sau đó hỏi:
+Vì sao em biểu thị số thứ nhất là 2 phần
bằng nhau và số thứ hai là 5 phần bằng
nhau ?
3.Củng cố: -Yêu cầu HS nêu lại các bước
giải của bài toán tìm hai số khi biết hiệu và
tỉ số của hai số đó. -GV tổng kết giờ học.
thị số thứ nhất là 2 phần bằng nhau thì
số thứ hai sẽ là 5 phần như thế.
-HS cả lớp làm bài vào VBT.
-1 HS nêu trước lớp, các HS khác theo
dõi để nhận xét và bổ sung ý kiến.
KHOA HỌC:
NHU CẦU VỀ NƯỚC CỦA THỰC VẬT
I. Mục tiêu: Giúp HS:
-Hiểu mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về nước
khác nhau.
II. Đồ dùng dạy học:
-HS sưu tầm tranh, ảnh, cây thật về những cây sống nơi khô hạn, nơi ẩm ướt và dưới
nước. Hình minh hoạ trang 116, 117 SGK. -Giấy khổ to và bút dạ.
III. Hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1.KTBC: +Thực vật cần gì để sống ?

+Hãy mô tả cách làm thí nghiệm để biết
cây cần gì để sống ?
-Nhận xét, cho điểm.
2.Bài mới:
*Giới thiệu bài:
-GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài
học.
*Hoạt động 1:Mỗi loài thực vật có nhu
cầu về nước khác nhau
-Kiểm tra việc chuẩn bị tranh, ảnh, cây
thật của HS.
-Tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4.
-Phát giấy khổ to và bút dạ cho HS.
-Yêu cầu : Phân loại tranh, ảnh về các loại
cây thành 4 nhóm: cây sống ở nơi khô hạn,
nơi ẩm ướt, cây sống dưới nước, cây sống
cả trên cạn và dưới nước.
-GV đi giúp đỡ từng nhóm.
-Gọi đại diện HS trình bày yêu cầu các
nhóm khác bổ sung.
-Nhận xét, khen ngợi những HS có hiểu
biết, ham đọc sách để biết được những loài
cây lạ.
+Em có nhận xét gì về nhu cầu nước của
các loài cây ?
-Cho HS quan sát tranh minh hoạ trang
116 SGK. -GV kết luận.
-HS lên trả lời câu hỏi.
-Lắng nghe.
-Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị của

các bạn.
-HS hoạt động nhóm theo sự hướng dẫn
của GV.
-Cùng nhau phân loại cây trong tranh,
ảnh và dựa vào những hiểu biết của
mình để tìm thêm các loại cây khác.
-Các nhóm dán phiếu lên bảng. Giới
thiệu với cả lớp loài cây mà nhóm mình
sưu tầm được. Các nhóm khác nhận xét,
bổ sung.
+Các loài cây khác nhau thì có nhu cầu
về nước khác nhau, có cây chịu được
khô hạn, có cây ưa ẩm, có cây lại vừa
sống được trên cạn , vừa sống được ở
dưới nước.
-Lắng nghe.
*Hoạt động 2:Nhu cầu về nước ở từng
giai đoạn phát triển của mỗi loài cây
-Cho HS quan sát tranh minh hoạ trang
117, SGK và trả lời câu hỏi.
+Mô tả những gì em nhìn thấy trong hình
vẽ?
+Vào giai đoạn nào cây lúa cần nhiều
nước ?
+Tại sao ở giai đoạn mới cấy và làm
đòng, cây lúa lại làm nhiều nước ?
+Em còn biết những loại cây nào mà ở
những giai đoạn phát triển khác nhau sẽ
cần những lượng nước khác nhau ?
+Khi thời tiết thay đổi, nhu cầu về nước

của cây thay đổi như thế nào ?
-GV kết luận.
*Hoạt động 3: Trò chơi “Về nhà”
Cách tiến hành:
-GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm cử
5 đại diện tham gia.
-GV phát cho HS cầm tấm thẻ ghi: bèo,
xương rồng, rau rệu, ráy, rau cỏ bợ, rau
muống, dừa, cỏ, bóng nước, thuốc bỏng,
dương xỉ, hành, rau rút, đước, chàm, và 3
HS cầm các tấm thẻ ghi: ưa nước, ưa khô
hạn, ưa ẩm.
-Khi GV hô: “Về nhà, về nhà”, tất cả các
HS tham gia chơi mới được lật thẻ lại xem
tên mình là cây gì và chạy về đứng sau
bạn cầm thẻ ghi nơi mình ưa sống.
-Cùng HS tổng kết trò chơi. Đội nào cứ 1
bạn đúng tính 5 điểm, sai trừ 1 điểm.
3.Củng cố:
-Gọi 2 HS đọc lại mục Bạn cần biết trang
117, SGK.
-Nhận xét tiết học.
-Quan sát tranh, trao đổi và trả lời câu
hỏi.
+Cây lúa cần nhiều nước từ lúc mới cấy
đến lúc lúa bắt đầu uốn câu, vào hạt.
+Giai đoạn mới cấy lúa cần nhiều nước
để sống và phát triển, giai đoạn làm
đòng lúa cần nhiều nước để tạo hạt.
Cây ngô: Lúc ngô nẩy mầm đến lúc ra

hoa cần có đủ nước nhưng đến bắt đầu
vào hạt thì không cầng nước.
Cây rau cải: rau xà lách; su hào cần
phải có nước thường xuyên.
Các loại cây ăn quả lúc còn non để cây
sinh trưởng và phát triển tốt cần tưới
nước thường xuyên nhưng đến lúc quả
chín, cây cần ít nước hơn.
Cây mía từ khi trồng ngọn cũng cần
tưới nước thường xuyên, đến khi mía
bắt đầu có đốt và lên luống thì không
cần tưới nước nữa …
+Khi thời tiết thay đổi, nhất là khi trời
nắng, nhiệt độ ngoài trời tăng cao cũng
cần phải tưới nhiều nước cho cây.
-Lắng nghe.
-HS thực hiện theo yêu cầu

-HS đọc
-HS thực hiện
-Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài
sau.
Thứ tu ngày 30 tháng 3 năm 2011
TẬP ĐỌC:
TRĂNG ƠI . . .…TỪ ĐÂU ĐẾN ?
I. Mục tiêu:
-Đọc trôi chảy, lưu loát bài thơ, biết ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ, cuối mỗi dòng thơ

-Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Bước đầu biết
ngắt nhịp đúng ở các giòng thơ.

-Hiểu nội dung: Tình cảm yêu mến, gắn bó của nhà thơ đối với trăng và thiên nhiên
đất nước.
-HTL bài thơ.K/tật: đọc được bài, trả lời câu hỏi 1.
II. Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. Hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. KTBC:
-Kiểm tra 2 HS.
* Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “món quà
tặng diệu kỳ” của thiên nhiên ?
* Tác giả có tình cảm thế nào đối với
cảnh đẹp Sa Pa ?
-GV nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới:
a). Giới thiệu bài:
b). Luyện đọc:
-Cho HS đọc nối tiếp.
-GV có thể cho HS đọc cả bài trước +
cho HS đọc từ ngữ khó.
-GV kết hợp cho HS quan sát tranh.
- Cho HS đọc chú giải + giải nghĩa từ:
-Cho HS luyện đọc.
-GV đọc diễn cảm cả bài một lần.
c). Tìm hiểu bài:
¶Hai khổ thơ đầu:
-Cho HS đọc 2 khổ thơ.
* Trong 2 khổ thơ đầu, trăng được so
sánh với những gì ?
* Vì sao tác giả nghĩ trăng đến từ cánh

đồng xa, từ biển xanh ?
-HS1 đọc bài Đường đi Sa Pa.
Trả lời câu hỏi.
-HS lắng nghe.
-HS đọc nối tiếp từng khổ.
-HS quan sát tranh.
-1 HS đọc chú giải. 1 HS giải nghĩa từ.
-Từng cặp HS luyện đọc. 2 HS đọc cả
bài.
-1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
* Trăng được so sánh với quả chín:
Trăng hồng như quả chín
* Trăng được so sánh như mắt cá:
Trăng tròn như mắt cá.
* Vì trăng hồng như một quả chín treo lơ
lửng trước nhà.
* Trăng đến từ biển xanh vì trăng tròn
như mắt cá không bao giờ chớp mi.
-HS đọc thầm 4 khổ thơ.
* Vầng trăng gắn với những đồ chơi, sự
vật gần gũi với các em: sân chơi, quả
¶4 khổ tiếp theo:
-Cho HS đọc 4 khổ thơ.
* Trong mỗi khổ thơ, vầng trăng gắn
với một đối tượng cụ thể. Đó là những gì
? Những ai ?
* Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả
đối với quê hương đất nước như thế
nào ?
d). Đọc diễn cảm:

-Cho HS đọc nối tiếp.
-GV hướng dẫn HS luyện tập đọc 3 khổ
thơ đầu.
3. Củng cố, dặn dò:
* Em thích nhất hình ảnh nào trong bài
thơ ?
-GV nhận xét tiết học.

bóng, lời mẹ ru, chú Cuội, đường hành
quân, chú bộ đội, góc sân, …
* Tác giả rất yêu trăng, yêu mến, tự hào
về quê hương đất nước. Tác giả cho rằng
không có trăng nơi nào sáng hơn đất
nước em.
-3 HS đọc tiếp nối 6 khổ thơ (mỗi em đọc
2 khổ).
-HS đọc 3 khổ thơ đầu.
Th
Cho HS nhẩm đọc thuộc lòng 3 khổ thơ.

-Chi đọc thuộc lòng.S nhẩm đọc thuộc
lòng.
-HS thi đọc thuộc lòng cả bài thơ .
TOÁN: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: Giúp HS:
-Rèn kĩ năng giải bài toán về Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.K/tật:
làm được bài tập 1.
II. Hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1.KTBC: -GV gọi 1 HS lên bảng, yêu cầu

các em làm các BT hướng dẫn luyện tập
thêm của tiết 142.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
2.Bài mới: a).Giới thiệu bài:
-Nêu mục tiêu, yêu cầu giờ học.
b).Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: -Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm
bài. Sau đó, chữa bài, nhận xét và cho
điểm HS.
Bài 2:
-Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
-GV chữa bài và yêu cầu HS giải thích
cách vẽ sơ đồ của mình.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3 -Gọi 1 HS đọc đề bài.
-GV hướng dẫn giải:
+Bài toán cho em biết những gì ?
-1 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS
dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của
bạn.
-HS lắng nghe.
-HS làm bài vào vở, sau đó 1 HS đọc
bài làm trước lớp cho HS cả lớp theo
dõi và chữa bài.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
bài vào VBT.
-HS theo dõi bài chữa của GV.
-HS vừa lên bảng làm bài giải thích:
Vì số bóng đèn màu bằng
3

5
số bóng
đèn trắng nên biểu thị số bóng đèn màu
là 5 phần bằng nhau thì số bóng đèn
trắng là 3 phần như thế.
-1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp đọc đề
bài trong SGK.
+HS trả lời theo dữ kiện bài toán.
+Bài toán hỏi gì ?
+Vì sao lớp 4A trồng được nhiều hơn lớp
4B 10 cây ?
+Lớp 4A có nhiều hơn lớp 4B mấy học
sinh ?
+Biết lớp 4A có nhiều hơn lớp 4B 2 học
sinh và trồng được nhiều hơn lớp 4B 10
cây, hãy tính số cây mà mỗi học sinh trồng
được.
+Biết số học sinh của mỗi lớp, biết mỗi
học sinh trồng được 5 cây, hãy tính số cây
của mỗi lớp và trình bày lời giải bài toán.
-GV kiểm tra vở của một số HS.
3.Củng cố:
-GV tổng kết giờ học.
-Dặn dò HS về nhà làm các bài tập
hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài
sau.
+Bài toán hỏi số cây mỗi lớp trồng
được.
+Vì lớp 4A có nhiều học sinh hơn.
+Lớp 4A có nhiều hơn lớp 4B là:

35 – 33 = 2 (học sinh)
+Số cây mỗi học sinh trồng là:
10 : 2 = 5 (cây)
+HS trình bày lời giải bài toán:
TẬP LÀM VĂN:
LUYỆN TẬP TÓM TẮT TIN TỨC
I. Mục tiêu: - Biết tóm tắt một tin đã cho bằng một hoặc hai câu và đặt tên cho bản
tin đã tóm tắt(BT1,2).
- Bước đầu biết tự tìm tin trên báo thiếu nhi và tóm tắt tin bằng một vài câu(BT3).
II. Đồ dùng dạy học: -Một vài tờ giấy trắng khổ rộng.
-Một số tin cắt từ báo Nhi đồng, báo Thiếu niên tiền phong.
III. Hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Giới thiệu bài: -Gv nêu mục tiêu, yêu
cầu giờ học.
2.Hướng dẫn làm bài tập* Bài tập 1 + 2:
-Cho HS đọc yêu cầu của BT1 + 2.
-GV giao việc:
Các em sẽ tóm tắt 2 trong 2 bản tin trong
SGK. Để các em có thể chọn loại tin nào,
GV mời các em quan sát 2 bức tranh trên
bảng (GV treo 2 bức tranh trong SGK
phóng to) lên bảng lớp. Tóm tắt xong, các
em nhớ đặt tên cho bản tin.
-Cho HS làm bài: GV phát giấy khổ rộng
cho 2 HS làm bài. 1 em tóm tắt bản tin a,
một em tóm tắt bản tin b.
-Cho HS trình bày kết quả tóm tắt.
-GV nhận xét + khen những HS tóm tắt
hay + đặt tên cho bản tin hấp dẫn.

* Bài tập 3: -Cho HS đọc yêu cầu BT3.
-HS lắng nghe.
-1 HS đọc to yêu cầu, 2 HS nối tiếp đọc
ý a, b.
-HS quan sát tranh.
-2 HS làm bài vào giấy, HS còn lại tóm
tắt vào vở.
-Một số HS lần lượt đọc bản tóm tắt của
mình.
-2 HS tóm tắt vào giấy lên dán trên bảng
lớp.
-Lớp nhận xét.
-1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
-GV giao việc:
Các em đã đọc tin trên báo. Nhiệm vụ
của các em bây giờ là tóm tắt tin đã đọc
bằng một vài câu.
-Cho HS giới thiệu về những bản tin
mình đã sưu tầm được.
-Cho HS làm việc: GV có thể phát một
số bản tin cho những HS không có bản tin.
GV phát giấy trắng cho 3 HS.
-Cho HS trình bày bản tóm tắt của mình.
-GV nhận xét
+ khen những HS tóm tắt hay.
3. Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS quan sát một vật nuôi trong nhà
+ mang đến lớp tranh, ảnh về vật nuôi.
-HS lần lượt đọc bản tin mình đã sưu

tầm được.
-HS đọc bản tin và tóm tắt.
-3 HS tóm tắt vào giấy.
-Một số HS đọc bản tóm tắt của mình.
-3 HS làm bài vào giấy dán lên bảng
lớp.
-Lớp nhận xét.
THỂ DỤC: BÀI 57
MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN-NHẢY DÂY
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
-Ôn và học mới một số nội dung môn đá cầu.Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng
những nội dung ôn tập và học mới chuyền cầu.
-Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau.Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác
dể nâng cao thành tích.
II. Địa điểm, phương tiện: -Địa điểm : Sân trường.
-Còi . Mỗi HS một dây nhảy và 1 quả cầu
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu
-GV: Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ
học Ôn các động tác tay, chân, lườn, bụng,
phối hợp, nhảy của bài thể dục phát triển
chung
-Kiểm tra bài cũ : 4 hs
- Nhận xét
2. Phần cơ bản
a.Đá cầu:
*Ôn Chuyền cầu bằng mu bàn chân
-Hướng dẫn và tổ chức HS luyện tập
-Nhận xét

*Học chuyền cầu
-Đội Hình
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
GV
-Đội hình tập luyện
* * * * * * * * *
-G.viên hướng dẫn và tổ chức HS chơi
-Nhận xét
b.Ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau
-Hướng dẫn và tổ chức học sinh luyện tập
-Nhận xét
*Thi nhảy dây theo tổ
- Nhận xét, tuyên dương
3. Phần kết thúc
-HS vừa đi vừa hát theo nhịp
-Thả lỏng
-Hệ thống lại bài học và nhận xét giờ học
-Về nhà tập luyện Tâng cầu bằng đùi
* * * * * * * * *
GV
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
-Đội Hình xuống lớp
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *

GV
CHÍNH TẢ: (NGHE – VIẾT)
AI ĐÃ NGHĨ RA CÁC CHỮ SỐ 1,2,3,4,…?
I. Mục tiêu: -Nghe và viết lại đúng CT bài Ai đã nghĩ ra các chữ số 1, 2, 3, 4 … Viết
đúng các tên riêng nước ngoài, trình bày đúng bài văn.
-Tiếp tục luyện viết đúng các chữ có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: tr/ch, êt/êch.
II. Đồ dùng dạy học: -Ba bốn tờ phiếu khổ rộng để viết BT2, BT3.
III. Hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Bài mới: a). Giới thiệu bài:
b). Nghe - viết: a)Hướng dẫn chính tả:
-GV đọc bài chính tả một lượt.
-Cho HS đọc thầm lại bài CT.
-Cho HS luyện các từ ngữ sau: A- Rập,
Bát -đa, Ấn Độ, quốc vương, truyền bá.
b). GV đọc cho HS viết chính tả:
-GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận
ngắn trong câu cho HS viết.
-GV đọc lại một lần cho HS soát bài.
c). Chấm, chữa bài: -Chấm 5 đến 7 bài.
-Nhận xét chung.
* Bài tập 2: a). Ghép các âm tr/ch với
vần … -Cho HS đọc yêu cầu của BT.
-GV giao việc. Cho HS làm bài.
-Cho HS trình bày kết quả.
-GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
-HS lắng nghe.
-HS theo dõi trong SGK.
-Cả lớp đọc thầm.
-HS viết ra giấy nháp hoặc bảng con.

-HS gấp SGK.
-HS viết chính tả.
-HS soát bài.
-HS đổi tập cho nhau sửa lỗi, ghi lỗi ra
bên lề.
-1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
-HS làm bài cá nhân.
-Một số HS phát biểu ý kiến.
-Lớp nhận xét.
+Âm tr có ghép được với tất cả các vần
đã cho.
+Âm ch cũng ghép được với tất cả các
vần đã cho.
-GV nhận xét + Khẳng định các câu HS
đặt đúng.
b). Ghép vần êt, êch với âm đầu.
-Cách làm như câu a. -Lời giải đúng:
+Vần êt có thể kết hợp được với tất cả
các âm đầu đã cho.
+Vần êch không kết hợp với âm đầu d,
kết hợp được với các âm đầu còn lại.
-GV khẳng định các câu HS đọc đúng.
* Bài tập 3: -Cho HS đọc yêu cầu BT3.
-Cho HS làm bài. GV gắn lên bảng lớp 3
tờ giấy đã viết sẵn BT.
-GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò:-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS ghi nhớ những từ vừa được
ôn. -Dặn HS về nhà kể lại truyện vui Trí
nhớ tốt cho người thân nghe.

-HS chép lời giải đúng vào vở.
-HS chép lời giải đúng vào vở.
-1 HS đọc, lớp theo dõi trong SGK.
-3 HS lên bảng điền vào chỗ trống, HS
còn lại làm vào VBT.
-Lớp nhận xét.
-HS chép lời giải đúng vào vở.
TOÁN:
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:Giúp HS:
-Rèn kĩ năng giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
III. Hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1.KTBC:
-GV gọi HS lên bảng, yêu cầu các em làm
các BT hướng dẫn luyện tập thêm của tiết
143.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
2.Bài mới:
a).Giới thiệu bài:
-Nêu yêu cêu giờ học.
b).Hướng dẫn luyện tập
Bài 1
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-Gọi 1 HS đọc bài làm của mình trước
lớp, sau đó chữa bài.
*Lưu ý các bài toán tìm hai số khi biết
hiệu (tổng) và tỉ số của hai số đó nếu tỉ số
có dạng
n

1
(n > 0) thì nhắc HS nên tìm số
bé trước cho thuận tiện vì số bé chính là
-1 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS
dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của
bạn.
-HS lắng nghe.
-HS làm bài vào VBT.
-HS theo dõi bài bạn, nhận xét và tự
kiểm tra bài của mình.
giá trị của một phần bằng nhau.

Bài 3(hs khá, giỏi)
-Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
-Yêu cầu 1 HS chữa bài trước lớp.
-GV kết luận về bài làm đúng và cho điểm
HS.
Bài 4 ( khá, giỏi)
-GV tiến hành giúp HS phân tích bài toán
tương tự như ở bài tập 4 tiết 143, sau đó
cho HS đọc đề bài toán và làm bài.
3.Củng cố:
-GV tổng kết giờ học.
-Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng
dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
-HS làm bài vào VBT.
-1 HS đọc bài làm của mình trước lớp,
các HS khác theo dõi, nhận xét và bổ
sung ý kiến.
-Một số HS đọc đề bài toán của mình

trước lớp, các HS khác theo dõi và nhận
xét.
-Cả lớp làm bài vào VBT.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
GIỮ PHÉP LỊCH SỰ KHI BÀY TỎ YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ
I. Mục tiêu:
- HS hiểu thế nào là lời yêu cầu, đề nghị lịch sự.
- Bước đầu biết nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự. Phân biệt được lời yêu cầu, đề nghị
lịch sự và lời yêu cầu, đề nghị không giữ được phép lịch sư.
- Bước đầu biết đặt câu khiến phù hợp với một tình huống giao tiếp cho trước.
- HS khá, giỏi đặt được hai câu khiến khác nhau với hai tình huống đã cho ở bài tập
4.
II. Đồ dùng dạy học:
-1 tờ phiếu ghi lời giải BT2 + 3 (phần nhận xét).
-Một vài tờ giấy khổ to để HS làm BT4 (phần luyện tập).
III. Hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. KTBC:
* Theo em những hoạt động nào được
gọi là du lịch ?
* Theo em thám hiểm là gì
-GV nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới:
a). Giới thiệu bài:
-Cho HS đọc yêu cầu BT1 + 2 + 3 + 4.
* Tìm những câu nêu yêu cầu, đề nghị
trong mẫu chuyện đã đọc.
* Em hãy nêu nhận xét về cách nêu yêu
cầu của 2 bạn Hùng và Hoa.
-GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

+Các câu: nêu yêu cầu, đề nghị có trong
mẫu chuyện.
+Nhận xét về cách nói của Hùng và
* Đi du lịch là hoạt động đi chơi xa để
nghỉ ngơi, ngắm cảnh.
* Thám hiểm là thăm dò, tìm hiểu những
nơi xa lạ, khó khăn, có thể nguy hiểm.
-HS đọc thầm mẩu chuyện.
-HS lần lượt phát biểu.
-HS lần lượt phát biểu ý kiến.
-Lớp nhận xét.
Hoa.
* Bài tập 4:
-Cho HS đọc yêu cầu BT4.
-GV giao việc.
-Cho HS làm bài.
-Cho HS phát biểu.
-GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
b). Ghi nhớ:
-Cho HS đọc nội dung cần ghi nhớ.
-GV có thể chốt lại một lần nội dung
ghi nhớ + dặn HS học thuộc ghi nhớ.
c). Phần luyện tập:
* Bài tập 1:
-Cho HS đọc yêu cầu BT1.
-GV giao việc.
-Cho HS làm bài.
-Cho HS trình bày ý kiến.
-GV nhận xét và chốt lại ý đúng.
+Ý b: Lan ơi, cho tớ mượn cái bút !

+Ý c: Lan ơi, cậu có thể cho tớ mượn
cái bút được không ?
* Bài tập 2:
-Cách tiến hành như BT1.
-Lời giải đúng: Cách trả lời b, c, d là
cách trả lời đúng. Ý c, d là cách trả lời
hay hơn.
* Bài tập 3:
-Cho HS đọc yêu cầu của BT.
-GV giao việc.
-Cho HS làm bài.
-Cho HS trình bày.
-GV nhận xét và chốt lại ý đúng.
* Bài tập 4 :
-Cho HS đọc yêu cầu BT4.
-GV giao việc.
-Cho HS làm bài: GV phát giấy cho 3
HS.
-Cho HS trình bày kết quả.
-GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS học thuộc nội dung cần
-1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
-HS suy nghĩ, tìm câu trả lời.
-HS lần lượt phát biểu.
-Lớp nhận xét.
-3 HS đọc nội dung ghi nhớ.
-1 HS đọc yêu cầu, lớp lắng nghe.
-HS đọc 3 câu a, b, c và chọn ra câu nói

đúng, lịch sự.
-Một số HS phát biểu ý kiến.
-Lớp nhận xét.
-HS đánh dấu lời giải đúng vào VBT.
-1 HS đọc, lớp lắng nghe.
-4 HS nối tiếp nhau đọc các cặp câu
khiến.
-HS so sánh các cặp câu khiến.
-HS lần lượt phát biểu ý kiến.
-Lớp nhận xét.
-HS đánh dấu các câu nói thể hiện sự lịch
sự trong SGK.
-1 HS đọc, lớp lắng nghe.
-3 HS làm bài vào giấy.
-HS còn lại làm bài vào giấy nháp.
-3 HS làm bài vào giấy dán lên bảng lớp.
-Lớp nhận xét.
ghi nhớ, viết vào vở 4 câu khiến.
TẬP LÀM VĂN:
CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
I. Mục tiêu:
- Nhận biết được 3 phần( mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn miêu tả con vật.
- Biết vận dụng những hiểu biết về cấu tạo bài văn tả con vật để lập dàn ý tả một con
vật nuôi trong nhà.
II. Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh họa trong SGK.
-Tranh ảnh một số vật nuôi trong nhà.
-Một số tờ giấy rộng để HS lập dàn ý.
III. Hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

1. KTBC:
-Kiểm tra 2 HS.
-GV nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới: a). Giới thiệu bài:
b). Phần nhận xét:
* Bài tập 1 + 2 + 3 +4:
-Cho HS đọc yêu cầu của BT.
-GV giao việc. -Cho HS làm bài.
-Cho HS trình bày.
-GV nhận xét và chốt lại.
+ Từ bài văn Con Mèo Hoang, em hãy
nêu nhận xét về cấu tạo của bài văn miêu
tả con vật.
-GV nhận xét + chốt lại + ghi nhớ.
c). Ghi nhớ: -Cho HS đọc ghi nhớ.
-GV nhắc lại một lượt nội dung ghi nhớ
+ dặn hS phải học thuộc ghi nhớ.
d). Lập dàn ý: ♣Phần luyện tập:
-Cho HS đọc yêu cầu của BT.
-GV giao việc: Các em cần chọn một vật
nuôi trong nhà và lập dàn ý chi tiết về vật
nuôi đó.
-Cho HS làm bài.
-Cho HS trình bày.
-GV nhận xét, chốt lại, khen những hS
làm dàn ý tốt.
3. Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà sửa chữa, hoàn
chỉnh dàn ý bài văn tả một vật nuôi.

-Dặn HS về nhà quan sát ngoại hình con
mèo, con chó của nhả em hoặc của nhà
-2 HS lần lượt đọc tóm tắt tin tức đã
làm ở tiết TLV trước.
-HS lắng nghe.
-1 HS đọc, lớp lắng nghe.
-Cả lớp đọc đề bài Con Mèo Hoang.
-Một số HS phát biểu ý kiến.
-Lớp nhận xét.
-HS phát biểu ý kiến.
-3 HS đọc ghi nhớ.
-1 HS đọc, lớp lắng nghe.
-HS làm dàn bài cá nhân.
-Một số HS trình bày.
-Lớp nhận xét.
hàng xóm.
Thư sáu ngày 1 tháng 4 năm 2011
TOÁN:
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: Giúp HS:
-Rèn kĩ năng giải bài toán tìm hai số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ số của hai số đó.
II. Hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1.KTBC:
-GV gọi 1 HS lên bảng, yêu cầu các em
làm các BT hướng dẫn luyện tập thêm của
tiết 144.
-GV nhận xét và cho điểm HS.
2.Bài mới:
a).Giới thiệu bài:

-Nêu yêu cầu giờ học
b).Hướng dẫn luyện tập
Bài 2
-Yêu cầu HS đọc đề bài toán.
-Yêu cầu HS nêu tỉ số của hai số.
-GV nhận xét, sau đó yêu cầu HS làm bài.
-GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau
đó nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4
-Yêu cầu HS đọc đề bài toán.
-Bài toán thuộc dạng toán gì ?
-Yêu cầu HS nêu các bước giải bài toán
tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số
đó.
-GV nhận xét và yêu cầu HS làm bài.

-Gọi 1 HS đọc bài làm trước lớp và chữa
bài.
3.Củng cố:
-GV tổng kết giờ học.
-Dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng
dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
-1 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, HS
dưới lớp theo dõi để nhận xét bài của
bạn.
-HS lắng nghe.
-1 HS đọc đề bài trước lớp, HS cả lớp
đọc đề bài trong SGK.
-Vì giảm số thứ nhất đi 10 lần thì được
số thứ hai nên số thứ nhất gấp 10 lần

số thứ hai hay số thứ hai bằng
10
1
số
thứ nhất.
-1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm
bài vào VBT.

-1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp đọc
trong SGK.
-Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của
hai số đó.
-1 HS nêu trước lớp, cả lớp theo dõi
để nhận xét và bổ sung ý kiến.
-HS vẽ sơ đồ minh hoạ bài toán và
làm bài.
-HS cả lớp theo dõi bài chữa của bạn
và tự kiểm tra bài mình.
LỊCH SỬ:
QUANG TRUNG ĐẠI PHÁ QUÂN THANH NĂM 1789
I. Mục tiêu:
- Dựa vào lược đồ, tường thuật sơ lược về việc Quang Trung đại phá quân thanh,
chú ý các trận tiêu biểu: Ngọc Hồi, Đống Đa.
+ Quân Thanh xâm lược nước ta, chúng chiếm Thăng Long. Nguyễn Huệ lên ngôi
Hoàng đế, hiệu là Quang Trung, kéo quân ra bắc đánh quân Thanh.
+ Ở Ngọc Hồi, Đống Đa( Sáng mùng 5 Tết quân ta tấn công đồn Ngọc Hồi, cuộc
chiến diễn ra quyết liệt, ta chiếm được đồn Ngọc Hồi. Cùng sáng mùng 5 Tết, quân ta
đánh mạnh vào đồn Đống Đa, tướng giặc là Sầm Nghi Đống phải thât cổ tự tử.) quân
ta thắng lớn. quân Thanh ở Thăng Long hoảng loạn bỏ chạy về nước.
+ Nêu công lao của Nguyễn Huệ- Quang Trung: đánh bại quân xâm lược Thanh,

bảo vệ nền độc lập cho dân tộc.
- Cảm phục tinh thần quyết chiến quyết thắng quân xâm lược của nghĩa quân Tây
Sơn .
II. Đồ dùng dạy học:
-Phóng to lược đồ trận Quang Trung đại phá quân Thanh (năm 1789) .
-PHT của HS .
III. Hoạt động daỵ - học chủ yếu:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1.KTBC :
-Năm 1786, Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc để
làm gì ?
-Trình bày kết quả của việc nghỉa quân Tây
Sơn tiến ra Thăng Long .
-GV nhận xét ,ghi điểm.
2.Bài mới :
a.Giới thiệu bài:
-GV nêu mục tiêu và giới thiệu bài.
b.Phát triển bài :
-GV trình bày nguyên nhân việc Nguyễn
Huệ (Quang Trung) tiến ra Bắc đánh quân
Thanh .
*Hoạt động nhóm :
-GV phát PHTcó ghi các mốc thời gian:
+Ngày 20 tháng chạp năm Mậu Thân (1788)

+Đêm mồng 3 tết năm Kỉ Dậu (1789)
+Mờ sáng ngày mồng 5 …
-GV cho HS dựa vào SGK để điền các sự
kiện chính vào chỗ chấm cho phù hợp với các
mốc thời gian trong PHT.

-Cho HS dựa vào SGK (Kênh chữ và kênh
hình) để thuật lại diễn biến sự kiện Quang
-HS hỏi đáp nhau .
-Cả lớp nhận xét .
-HS lắng nghe.
-HS nhận PHT.
-HS dựa vào SGK để thảo luận và
điền vào chỗ chấm.
-HS thuật lại diễn biến trận Quang
Trung …
Trung đại phá quân Thanh.
-GV nhận xét .
*Hoạt động cả lớp :
-GV hướng dẫn để HS thấy được quyết tâm
đánh giặc và tài nghệ quân sự của Quang
Trung trong cuộc đại phá quân Thanh (hành
quân bộ từ Nam ra Bắc, tiến quân trong dịp
tết; các trận đánh ở Ngọc Hồi , Đống Đa …).
-GV gợi ý:
+Nhà vua phải hành quân từ đâu để tiến về
Thăng Long đánh giặc ?
+Thời điểm nhà vua chọn để đánh giặc là
thời điểm nào ?Thời điểm đó có lợi gì cho
quân ta, có hại gì cho quân địch ?
+Tại trận Ngọc Hồi nhà vua đã cho quân
tiến vào đồn giặc bằng cách nào ? Làm như
vậy có lợi gì cho quân ta ?
- GV chốt lại : Ngày nay, cứ đến mồng 5 tết,
ở Gò Đống Đa (HN) nhân dân ta lại tổ chức
giỗ trận để tưởng nhớ ngày Quang Trung đại

phá quân Thanh .
-GV cho HS kể vài mẩu truyện về sự kiện
Quang Trung đại phá quân Thanh .
-GV nhận xét và kết luận .
3.Củng cố :
- GV cho vài HS đọc khung bài học.
-Dựa vào lược đồ hãy tường thuật lại trận
Ngọc Hồi, Đống Đa.
-Em biết thêm gì về công lao của Nguyễn
Huệ- Quang Trung trong việc đại phá quân
Thanh ?
-Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài tiết sau:
“Những chính sách về kinh tế và văn hóa của
vua Quang Trung”.
-Nhận xét tiết học.
-Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-HS trả lời theo gợi ý của GV.
-Cả lớp nhận xét, bổ sung.
-HS thi nhau kể.
-3 HS đọc.
-HS trả lời câu hỏi.
-HS cả lớp.
ĐỊA LÍ:
THÀNH PHỐ HUẾ
I. Mục tiêu:
-Nêu được một số đặc điểm của thành phố Huế: Thành phố Huế từng là kinh đô
của nước ta thời Nguyễn; thiên nhiên đẹp với nhiều công trình kiến trúc cổ khiến Huế
thu hút được nhiều du khách.
-HS xác định được vị trí của Huế trên bản đồ.
-Tự hào về thành phố Huế (được công nhận là di sản văn hoá thế giới từ năm 1993)

II. Đồ dùng dạy học:
-Bản đồ hành chính Việt Nam
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ:
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trong
SGK
- GV nhận xét, ghi điểm
2.Bài mới:
a.Giới thiệu:
-GV giới thiệu
b. Thiên nhiên đẹp với các công trình kiến
trúc cổ
Hoạt động1: GV treo bản đồ hành chính Việt
Nam
- Huế thuộc tỉnh nào?
- Tên con sông chảy qua thành phố Huế?
- Huế tựa vào dãy núi nào và có cửa biển nào
thông ra biển Đông?
 Kết luận: Thành phố Huế thuộc tỉnh thứa
Thiên – Huế, có dòng sông Hương chảy qua
Hoạt động 2:Treo bảng phụ ghi câu hỏi thảo
luận
- Huế được chọn làm kinh đô của nước ta
thời kì nào?
-Hãy kể tên các công trình kiến trúc cổ của
Huế?
Kinh thành: Nơi ở và làm việc của các vua
chúa
Lăng: nơi an nghỉ của các vua sau khi chết

- Vì sao Huế được gọi là cố đô?
Cố đô: thủ đô cũ, được xây từ lâu
- Vì sao cố đô Huế được công nhận là Di sản
Văn hoá thế giới?
 Kết luận: Huế là thủ đô của nước ta dưới
thời nhà Nguyễn. Nơi đây còn giữ được
nhiều công trình kiến trúc cổ có giá trị nghệ
thuật cao như quần thể kinh thành Huế, các
đền chùa, lăng tẩm, . . .
c.Huế – thành phố du lịch
Hoạt động 3: GV treo bảng phụ ghi câu hỏi
thảo luận:
- Quan sát hình 1, Nếu đi thuyền xuôi dòng
sông Hương, ta có thể tham quan những địa
điểm du lịch nào?
-2 HS thực hiện yêu cầu
-Lắng nghe
- HS quan sát bản đồ
- Thừa Thiên - Huế
- Sông Hương
-Phía Tây Huế tựa vào các núi, đồi
của dãy Trường Sơn (trong đó có núi
Ngự Bình) và có cửa biển Thuận An
thông ra biển Đông.
-Quan sát ,Thảo luận nhóm đôi
-Đọc bảng phụ
-Thời nhà Nguyễn, cách đây hơn 200
năm
- Các công trình kiến trúc lâu năm
là:cung đình, thành quách: Kinh

thành Huế, thành Hoá Châu; các đền
chùa: chùa Thiên Mụ, điện Hòn
Chén; các lăng tẩm: l lăng Tự Đức,
lăng Khải Định, lăng Minh
Mạng, . . .
- Huế là cố đô vì được các vua nhà
Nguyễn tổ chức xây dựng từ cách
đây 300 năm
- Vì nơi đây còn giữ được nhiều công
trình kiến trúc cổ có giá trị
- HS đọc câu hỏi thảo luận nhóm đôi.
Sau đó cử đại diện trình bày. - từ
thượng nguồn sông Hương ra biển:
điện Hòn Chén, lăng Tự Đức, chùa
- Quan sát các ảnh trong bài, mô tả một trong
những cảnh đẹp của thành phố Huế?
- Ngoài kiến trúc cổ, Huế còn có những gì
hấp dẫn khách du lịch?
Mở rộng: Ca múa cung đình (điệu hò dân
gian được cải biên phục vụ cho Vua chúa
trước đây- còn gọi là nhã nhạc Huế đã được
thế giới công nhận là di sản văn hoá phi vật
thể)
 Kết luận: Nhờ có nhiều điều kiện ( thiên
nhiên, các công trình kiến trúc cổ, các nét
văn hoá đặc sắc) nên Huế đã trở thành một
trung tâm du lịch lớn ở miền Trung
3.Củng cố – dặn dò:
- Giải thích tại sao Huế trở thành thành phố
du lịch?

- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài sau.
Thiên Mụ, kinh thành Huế, cầu tràng
Tiền, chợ Đông Ba, nhà lưu niệm
Bác Hồ, thành Hoá Châu.
Chùa Thiên Mụ: ngay ven sông, có
các bậc thang lên đến khu có tháp
cao, khu vườn khá rộng với một số
nhà cửa.
Cầu Tràng Tiền: bắc ngang sông
Hương, nhiều nhịp
- Thiên nhiên đẹp: Sông Hương, núi
Ngự Bình; Các nhà vườn; các món
ăn đặc sản; nhã nhạc cung đình; dân
ca Huế
-Nhận xét, bổ sung
-Nhờ có nhiều điều kiện ( thiên
nhiên, các công trình kiến trúc cổ,
các nét văn hoá đặc sắc) nên Huế đã
trở thành một trung tâm du lịch lớn ở
miền Trung

THỂ DỤC: BÀI 58
MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN-NHẢY DÂY
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
-Ôn và học mới một số nội dung môn đá cầu.Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng
những nội dung ôn tập và học mới chuyền cầu.
-Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau.Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác dể
nâng cao thành tích.
II. Địa điểm, phương tiện:

-Địa điểm : Sân trường.
-Còi . Mỗi HS một dây nhảy và 1 quả cầu
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu
-GV: Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ
học
-HS chạy một vòng trên sân tập
Thành vòng tròn,đi thường….bước Thôi
-Khởi động
-Kiểm tra bài cũ : 4 hs
-Đội Hình
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
GV

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×