1
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH
CƠ SỞ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH MIỀN TRUNG
BÀI KIỂM TRA
MÔN: QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH
TỔ CHỨC CÔNG
Giảng viên: TS. NGUYỄN THỊ HÀ
Học viên: Hoàng Thị Thu Hương
Lớp: HCC 16M
Huế, tháng 4, năm 2013
BÀI KIỂM TRA
MÔN QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH TỔ CHỨC CÔNG
Câu hỏi:
1. Phân tích mối quan hệ giữa đổi mới phương thức điều hành tổ chức công và
Cải cách hành chính hiện nay?
2. Phân tích các yếu tố cấu thành văn Hóa tổ chức công và vai trò của văn Hóa
trong tổ chức công?
BÀI LÀM
Câu 1:
Trước yêu cầu đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH-
HĐH) đất nước và tiến trình hội nhập quốc tế, cải cách hành chính đặt ra nhiều
nhiệm vụ cấp bách mà mục tiêu chung là hướng tới việc bảo đảm cho các cơ quan
hành chính nhà nước đủ năng lực để hoạt động có hiệu lực, hiệu quả. Việc xác định
rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan trong hệ
thống hành chính nhà nước phải tiến hành đồng thời với đổi mới phương thức điều
hành tổ chức công (TCC), từng bước làm cho bộ máy hành chính phù hợp yêu cầu
của cơ chế quản lý mới. Trong quá trình đó, nhiệm vụ đổi mới phương thức điều
hành TCC có một vai trò hết sức quan trọng, được thể hiện trên một số phương
diện chủ yếu sau:
Về kinh tế, đổi mới phương thức điều hành là điều kiện quan trọng để nâng
cao năng suất lao động quản lý, góp phần làm giảm những chi phí không cần thiết
trong quá trình vận hành công việc hằng ngày của các TCC. Nắm được phương
thức lãnh đạo hiện đại và vận dụng thích hợp vào điều kiện cụ thể của các TCC sẽ
cho phép các nhà lãnh đạo, quản lý tận dụng được các cơ sở vật chất hiện có trong
tay, rút ngắn được thời gian giải quyết các công việc. Chính nhờ vậy mà việc đổi
mới phương thức điều hành sẽ mang lại lợi ích kinh tế thiết thực. Ngoài ra đây
cũng là một trong những điều kiện để giảm bớt biên chế hành chính trong các TCC
hiện nay. Một thực tế hiện nay là mặc dù chúng ta đã tiến hành đổi mới trong nhiều
năm, tuy vậy bộ máy nhà nước vẫn còn cồng kềnh và hoạt động kém hiệu quả.
Trong tình hình vậy, một trong những biện pháp quan trọng là phải đổi mới
phương thức điều hành để có thể tinh giản biên chế. Điều này sẽ kéo theo hệ quả
như giảm được quỹ tiền lương, giảm các chi phí hành chính và nhiều lợi ích kinh tế
khác.
- Về phương diện xã hội, bản thân nền hành chính nhà nước của Việt Nam
đựơc hình thành và vận hành qua nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau, tuy đã có nhiều
2
đóng góp cho việc quản lý đất nước, nhưng thực tế cũng cho thấy, khi bước vào
thời kỳ hòa bình xây dựng và trước đòi hỏi quản lý nền kinh tế vận hành theo cơ
chế thị trường, nó ngày càng bộc lộ nhiều khuyết tật có tính cố hữu, ngày càng
bộc lộ sự xa dân, quan liêu. Đổi mới phương thức điều hành sẽ góp phần tạo ra
quan hệ tốt, gắn bó giữa các TCC và người dân do cách làm việc thiết thực hơn. Từ
đó sẽ làm tăng thêm lòng tin của người dân đối với hoạt động của các TCC. Các
quan hệ xã hội sẽ được mở rộng và củng cố, người dân sẽ có nhiều cơ hội để đóng
góp nhiều hơn cho hoạt động của các TCC vì sự phát triển không ngừng của xã
hội.
Ngoài ra, đổi mới phương thức điều hành hành chính sẽ có điều kiện để các cơ
quan nhà nước tiếp thu những kinh nghiệm của các nước tiến bộ trong lĩnh vực
này, tiếp tục phát huy những bài học tốt của ông cha trong quá khứ làm cho hoạt
động quản lý nhà nước tăng cường được vai trò xã hội to lớn của mình.
- Về phương diện chính trị, đổi mới phương thức điều hành là một biện pháp
tích cực nhằm góp phần thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước ta về cải cách
nền hành chính nhà nước, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ
nghĩa. Sự ổn định về chính trị và xã hội của đất nước trong thời kỳ mới không thể
tách rời khỏi kết quả thực hiện thành công các nhiệm vụ của công cuộc cải cách
nền hành chính nhà nước đang đặt ra hiện nay. Áp dụng một cách hợp lý các
phương thức điều hành trong điều kiện cụ thể của nước ta là con đường cần thiết
để nhanh chóng đưa được chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào cuộc
sống. Vì vậy, đổi mới phương thức điều hành là một công việc có ý nghĩa chính trị
quan trọng trong tình hình hiện nay.
Xét trong nội bộ bộ máy quản lý nhà nước, do tính chất của nó, đổi mới
phương thức điều hành hành chính sẽ góp phần làm cho các cơ quan có thể quản lý
được công việc thuận lợi hơn, kiểm tra được kịp thời việc thực hiện các quyết định
quản lý đã ban hành. Nhờ áp dụng các phương thức mới trong điều hành, các nhà
lãnh đạo, quản lý ở các ngành, các cấp sẽ có điều kiện thu nhập đầy đủ các thông
tin trong quá trình điều hành TCC cũng như của chính người lãnh đạo và đưa ra
những biện pháp khắc phục có hiệu quả.
Có thể nhận định rằng phương thức điều hành TCC được áp dụng ở nước ta từ
trước đến nay đã được hình thành và gắn liền với những đặc điểm của truyền thống
văn hóa Việt Nam. Nhiều mô thức quản lý TCC được hình thành trong lịch sử
hàng trăm năm nay, thậm chí hàng ngàn năm nay, cho đến nay vẫn có ảnh hưởng
đậm nét trong hoạt động hàng ngày của các cơ quan nhà nước và nhiều trường hợp
được thừa nhận một cách mặc nhiên.
Muốn cho cách giải quyết công việc được dựa trên những thủ tục hành chính
rành mạch mà cải cách hành chính hiện nay đang đòi hỏi, cần thiết phải tính đến
đặc điểm truyền thống văn hóa trong quá trình nghiên cứu để tìm kiếm một cơ chế
áp dụng sao cho thích hợp.
3
Việc đổi mới phương thức điều hành hiện nay được đặt ra trong điều kiện đổi
mới kinh tế và hợp nhất kinh tế ở nước ta diễn ra trong thời gian đã đạt được
những thắng lợi nhất định. Trong qúa trình hội nhập với thế giới bên ngoài. Chúng
ta dần dần tiếp thu được một số kinh nghiệm của các nước tiên tiến hơn trên nhiều
lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực hành chính. Hơn nữa, nếu muốn hội nhập với thế
giới bên ngoài được thuận lợi, chúng ta không thể không tự đổi mới mình. Đây
chính là bối cảnh thuận lợi trong việc đổi mới phương thức điều hành trong TCC
hiện nay.
Việc đổi mới phương thức điều hành hiện nay cũng diễn ra trong điều kiện
khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin đang phát triển như vũ bão.
Thực tế là nhiều thành tựu mới của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin đang
được áp dụng có hiệu quả trong quá trình điều hành các hoạt động của bộ máy nhà
nước. Ngày nay, khi nói đến việc đổi mới phương thức điều hành TCC chúng ta
không thể không nói đến yêu cầu khi áp dụng những kỹ thuật mới và công nghệ
thông tin vào lĩnh vực này. Điều này vừa là thuận lợi nhưng cũng đặt ra cho chúng
ta những khó khăn nhất định, vì nó đòi hỏi không những phải có cơ sở vật chất
tương ứng mà còn cần phải có những cán bộ có trình độ cao.
Trong bối cảnh như vậy, cần phải có cách nhìn nhận vấn đề toàn diện và sâu
sắc đối với nhiệm vụ đổi mới phương thức điều hành TCC. Chỉ có như vậy mới có
thể đưa ra những giải pháp thỏa đáng cho lĩnh vực này.
Một số định hướng đổi mới điều hành TCC như sau:
Một là, xây dựng và áp dụng phương thức điều hành và tổ chức công vụ kết
hợp hiện đại và truyền thống dân tộc. Trong điều kiện hiện nay, điều hành TCC
không thể không áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật hiện đại. Tuy nhiên khi áp dụng
các kĩ thuật hiện đại thì ta phải chú ý đến những đặc điểm của truyền thống văn
hóa dân tộc.
Hai là, bảo đảm tính khoa học trong quá trình điều hành
Trong mọi trường hợp, việc điều hành công việc một cách khoa học trong các cơ
quan luôn được đặt ra như một nhu cầu thực tế vì nó sẽ làm cho công việc được
giải quyết nhanh chóng và chính xác. Điều hành không khoa học còn là nguyên
nhân của lãng phí nhân lực và vật lực trong TCC. Vì vậy, một định hướng quan
trọng của việc đổi mới phương thức điều hành là phải góp phần tạo ra được những
cách thức điều hành khoa học cho các cơ quan. Tính khoa học trong quá trình điều
hành hoạt động của các TCC thể hiện trước hết ở chỗ mọi quyết định trong quá
trình đó phải có căn cứ khoa học, có cơ sở thực tế, được tính toán một cách cẩn
thận, chu đáo toàn diện, khắc phục cách làm việc tùy tiện, thiếu căn cứ khoa học
còn tương đối phổ biến hiện nay trong các TCC. Tuy nhiên các nhà lãnh đạo quản
lý của các cơ quan khác nhau, trong những điều kiện khác nhau có thể chọn cho
mình những cách điều hành thích hợp. Vấn đề là ở chỗ chọn cách điều hành nào
cho hợp lý nhất cho hoạt động của cơ quan có thể làm cho cơ quan có điều kiện
4
phát triển không ngừng.
Tính khoa học trong điều hành hoạt động của các TCC cũng đòi hỏi phải phân
định thẩm quyền giữa các cơ quan, các đơn vị trong một cơ quan và giữa các cá
nhân. Cần phải được nghiên cứu khắc phục tình trạng phân cấp thẩm quyền hiện
nay.
Ba là, tạo được sự điều hành thuận lợi, đơn giản và phù hợp. Đặc điểm của nền
hành chính quan liêu là thiếu các phương thức điều hành linh hoạt đồng thời với
thủ tục điều hành phức tạp. Qua các bước khác nhau, nhiều khi chồng chéo, phiền
hà làm cho công việc bị chẫm trễ, thậm chí không mang lại kết quả đề ra ban đầu.
Để quản lý nền kinh tế thị trường(KTTT), phương thức điều hành cũ rõ ràng không
thích hợp cần được đổi mới.
Việc đổi mới phương thức điều hành hiện nay là phải tạo ra được những phương
thức điều hành đơn giản và thuận lợi. Phải nâng cao tính thiết thực của quá trình
điều hành. Đồng thời, đối với từng loại hình công sở khác nhau đang hoạt động
trong điều kiện của nền KTTT cần áp dụng những cách thức điều hành sao cho phù
hợp với thực tế. Ví dụ, để truyền đạt một quyết định quản lý, ở cơ quan này có thể
bằng cách thông qua các cuộc họp với các thành phần cần thiết, nhưng ở cơ quan
khác có thể phải xây dựng và ban hành những văn bản thích hợp. Có trường hợp
các nhà quản lý phải sử dụng hệ thống truyền thông khác để truyền đạt các quyết
định quản lý cho đối tượng của mình. Như thế, trên một chừng mực nhất định sẽ có
thể hạn chế được bệnh quan liêu giấy tờ trong điều hành các thủ tục khác trong
điều hành như thủ tục kiểm tra, đánh giá kết quả, thủ tục thực hiện việc phân công
và hợp tác…cũng đòi hỏi phải được đổi mới theo hướng nói trên để tránh những
phiền hà và chồng chéo không cần thiết. Thực tế cho thấy, nhiều khi vì thủ tục
phiền hà dẫn đến việc đánh giá không kịp thời nên một công việc đạt kết quả tốt
không phát huy, trong khi đó những hạn chế thiếu sót không được khắc phục. Hoặc
vì tính phức tạp của các phương thức được áp dụng trong quá trình điều hành mà
thời gian dự định cho việc thực hiện một mục tiêu có thể bị kéo dài, thậm chí nhiều
khi không thể hoàn thành được yêu cầu cần thiết.
Phương thức điều hành phải luôn có sự phù hợp với đặc điểm hoạt động của
TCC, ví dụ như phương thức điều hành một cơ quan hành chính có thẩm quyền lập
quy như một bộ hay UBND Tỉnh phải khác với phương thức điều hành một trường
học hay một công sở sự nghiệp. Phương thức điều hành thích hợp sẽ
mang lại hiệu quả trong điều hành và ngược lại.
Bốn là, giảm nhẹ được cường độ và nâng cao năng suất lao động quản lý góp
phần tinh giảm biên chế trong các TCC. Nhiều trường hợp các nhà quản lý phải sử
dụng một cường độ lao động trong đó có lao động trí óc rất lớn để hoàn thành công
việc. Đổi mới phương thức điều hành cần có mục tiêu giảm nhẹ cường độ lao động
5
cho các nhà quản lý mà hiệu quả công việc vẫn không ngừng được nâng cao. Theo
định hướng này tất nhiên phải có nhiều biện pháp cần thiết. Ví dụ như, tăng cường
các hệ thống hỗ trợ xử lý thông tin. Khi đã có những biện pháp kĩ thuật hỗ trợ tích
cực để hoạt động của TCC đạt hiệu quả cao nhất không nhất thiết bao giờ cũng đòi
hỏi tăng biên chế. Thậm chí khi cường độ lao động được giảm bớt, các cơ quan còn
có thể thực hiện tinh giảm biên chế của mình.
Nói tóm lại, để thực hiện cải cách hành chính đạt hiệu quả thì chúng ta cần
phải đồng thời thực hiện đổi mới phương thức điều hành TCC.
Câu 2:
2.1. Quan niệm về tổ chức công:
Chúng ta có thể hiểu tổ chức công (TCC) là một tổ chức đặt dưới sự quản lý
trực tiếp của nhà nước để tiến hành một công việc chuyên ngành của nhà
nước. TCC là một tổ chức thực hiện cơ chế điều hành, kiểm soát công việc
hành chính, là nơi soạn thảo văn bản để thực hiện công vụ, đảm bảo thông tin
cho hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước(BMQLNN), nơi phối hợp hoạt
động thực hiện một nhiệm vụ được nhà nước giao. Là nơi tiếp nhận yêu cầu,
đề nghị, khiếu nại của công dân. Do đó, TCC là một bộ phận hợp thành tất
yếu của thiết chế BMQLNN.
2.2. Quan niệm về văn hoá:
Có nhiều quan niệm về văn hóa, nhưng chúng ta có thể hiểu như sau:
- Văn hoá là toàn bộ những hoat động sáng tạo và giá trị của nhân dân một nước,
một dân tộc về mặt sản xuất vật chất và tinh thần trong sự nghiệp dựng nước và giữ
nước. Văn hoá là tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ
những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối
sống và lao động.
- Văn hóa là tổng thể những giá trị (vật chất lẫn tinh thần), tồn tại qua nhiều thế hệ,
được nhân loại thừa nhận, chia sẻ, giữ gìn và áp dụng
- Văn hóa gắn liền với chân lý, với tính nhân bản và cái đẹp (Chân, Thiện, Mỹ)
- Văn hóa gắn liền với nhận thức, với đời sống con người, với truyền thống dân tộc
- Văn hóa là cốt lõi của văn minh.
Từ đó có thể hiểu: Văn hoá tổ chức là hệ thống những giá trị niềm tin, sự
mong đợi của các thành viên trong tổ chức, tác động qua lại với các cơ cấu chính
thức và tạo nên những chuẩn mực hành động như những giả thiết không bị chất
vấn về truyền thống và cách thức, là việc của tổ chức mà mọi người trong đó đều
tuân theo khi làm việc.
Văn hóa tổ chức cũng có thể hiểu, là tập hợp các giá trị và qui tắc được các cá
nhân và các nhóm trong một tổ chức chia sẻ với nhau. Các giá trị và qui tắc này qui
6
định cách thức ứng xử của mọi người với nhau và giữa những người trong tổ chức
với các bên có liên quan nằm ngoài tổ chức.
Văn hóa của tổ chức có liên quan đến cách nhận thức và lối hành xử của các
thành viên đối với bên trong và bên ngoài tổ chức đó.
Đồng thời, văn hóa của tổ chức chính là sự hiện diện sinh động và cụ thể nhất
của tổ chức đó mà mọi người có thể dễ dàng nhận ra. Hình ảnh đó có thể do nhiều
yếu tố cấu thành nên. Vì thế, chỉ cần một yếu tố có sự thay đổi, thì về lý thuyết,
hình ảnh về tổ chức đó sẽ bị khác đi. Do đó, trên phương diện lý thuyết, sẽ không
có tổ chức này có văn hóa giống tổ chức kia, dù họ có thể giống nhau nhiều điểm.
Văn hóa tổ chức bao gồm các thành phần sau đây:
- Các thái độ của một tổ chức
- Các kinh nghiệm của một tổ chức
- Niềm tin của một tổ chức
- Các giá trị mà tổ chức theo đuổi
Văn hóa tổ chức bao gồm những niềm tin và quan niệm về mục đích của tổ
chức mà các thành viên nên theo đuổi và quan niệm về những chuẩn mực về hành
vi phù hợp mà các thành viên nên sử dụng để đạt đến những mục đích đó. Đầu tiên
là tổ chức theo đuổi những giá trị của tổ chức. Những giá trị này phát triển thành
các qui tắc của tổ chức, các nguyên tắc chỉ đạo, các mong đợi. Những thứ này bắt
các thành viên phải có những hành vi phù hợp trong những tình huống cụ thể và
kiểm soát hành vi của các thành viên đối với những thành viên khác.
Theo như phân tích trên, TCC cũng là một tổ chức, vì vậy văn hoá tổ chức
công có thể được hiểu là một hệ thống được hình thành trong quá trình hoạt động
của TCC, tạo nên niềm tin giá trị về thái độ của các nhân viên làm việc trong TCC,
ảnh hưởng đến cách làm việc trong TCC.
Xây dựng văn hoá tổ chức công là xây dựng một nề nếp làm việc khoa học, có
kỉ cương và dân chủ. Nó đòi hỏi các nhà lãnh đạo, quản lý cũng như các thành viên
của cơ quan phải quan tâm đến hiệu quả hoạt động chung của cơ quan mình. Muốn
như thế cán bộ phải tôn trọng kĩ luật cơ quan, phải chú ý đến danh dự của cơ quan
trong cư xử với mọi người, đoàn kết và hợp tác trên những nguyên tắc chung,
chống lại bệnh quan liêu, hách dịch, cơ hội.
Văn hóa TCC được cấu thành bởi hai nhóm yếu tố sau:
Một là, nhóm các yếu tố bên trong bao gồm: con người; thể chế; tài chính; văn
hóa tổ chức; thông tin; mục tiêu tổ chức.
Hai là, nhóm các yếu tố bên ngoài bao gồm: môi trường chính trị; hệ thống cơ
sở pháp luật của nhà nước; xu thế hoạt động của thế giới; xác yếu tố của môi
trường tự nhiên; các mối quan hệ của tổ chức; các công dân tại nơi tổ chức hoạt
động; văn hóa hành chính của hệ thống công vụ; tiến độ phát triển của khoa học kĩ
thuật; đời sống kinh tế văn hóa của đất nước và hiệu quả hoạt động của nó.
7
Văn hóa TCC do nhiều yếu tố cấu thành, nhưng bản thân chỉ làm rõ một số
vấn đề sau:
- Con người, là những cán bộ công chức (CBCC), bao gồm người quản lý,
lãnh đạo hay những nhân viên trong TCC. Mỗi cá nhân, mỗi thành viên trong TCC
ấy sẽ tạo ra văn hóa và bản sắc riêng. Đó là toàn bộ tri thức, kinh nghiệm tích lũy
vào mỗi cá nhân, biểu hiện ở hệ thống quan niệm và hành xử của các cá nhân trong
đời sống thực tiễn. Văn hóa cá nhân biểu hiện như là đơn vị của văn hóa toàn bộ.
Trong thực tế, sự hoạt động của bộ máy TCC lại có sự định hướng của các giá trị
văn hóa. Các giá trị cốt lõi của văn hóa liên quan đến nhận thức về thế giới, bản
thân, đối tác, về cái đẹp; quan niệm về nền công vụ, quan niệm về cách ứng xử cấp
trên với cấp dưới, quan niệm về sự công bằng về tinh thần phục vụ… trở thành các
giá trị hữu hình và vô hình. Đặc biệt là giá trị vô hình, là những yếu tố thuộc tinh
thần: chuẩn mực, đạo đức, lối sống, cái đẹp, niềm tin… và đều hướng tới giá trị
chung Chân – Thiện – Mỹ.
Con người là yếu tố quan trọng bậc nhất, quyết định văn hoá TCC. Con người
là nhân tố cơ bản, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng và hiệu quả của TCC. Tinh
thần tự quản, tính tự giác của cán bộ công chức làm việc trong TCC cao hay thấp,
mối quan hệ giữa các thành viên trong tổ chức, xung đột giữa các thành viên trong
cơ quan ở mức độ lớn hay nhỏ, cách giải quyết các xung đột, trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ cao hay thấp,…tất cả những yếu tố đó tạo nên văn hoá TCC.
Văn hóa TCC lại có vai trò định hướng các giá trị để các thành viên trong tổ
chức nhận thức và hành động theo chuẩn mực của TCC một cách có hiệu quả. Giá
trị văn hóa tích cực sẽ tạo ra môi trường an toàn, thuận lợi trong công tác, giúp
hình thành nhân cách, trải nghiệm kiến thức kỹ năng làm việc và đặc biệt là các kỹ
năng “phục vụ nhân dân”. Cán bộ công chức phải là người có trách nhiệm với công
việc, phục phụ nhân dân một cách tận tụy không vụ lợi, trung thực với Tổ quốc,
với nhân dân, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, đấu tranh chống cái
xấu, cái ác, đặc biệt là tệ tham nhũng, quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu nhân dân…
Văn hóa TCC đã định hướng cho cá nhân CBCC hành động theo những mục tiêu
nhất định đó của Nhà nước.
Các giá trị văn hóa, chuẩn mực văn hóa được hình thành, phát huy và duy trì
sẽ tạo được một nếp văn hóa, giúp các thành viên trong tổ chức hành động tận tụy
vì mục đích, mục tiêu chung cho nền hành chính và cũng sẽ hạn chế được những
thành viên không có ý thức xây dựng cho mục tiêu chung của tổ chức, hoặc gây
ảnh hưởng tích cực đến những thành viên chưa thực sự đóng góp tích cực cho tổ
chức.
- Cơ cấu tổ chức: Việc sắp xếp bố trí nhân sự trong các tổ chức công có phù
hợp hay không cũng là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng. Nhân
viên làm việc trong các cơ quan tổ chức có được sắp xếp vào đúng vị trí, đúng
ngành nghề, phù hợp với năng lực mà họ có, có phát huy được năng lực làm việc
8
hay không cũng là vấn đề cần chú ý vì nó liên quan đến chất lượng, đến hiệu quả
làm việc trong các tổ chức công. Hoạt động quản lý là hoạt động điều hành thống
nhất dựa trên những quy tắc chung và mang tính bắt buộc. Trong khi đó, trong một
tổ chức bao giờ cũng bao gồm những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần. Những
giá trị văn hóa đó trong TCC trở thành những chuẩn mực, thói quen, truyền thống,
mối quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới, thành viên với thành viên, với tổ chức
công dân… những giá trị văn hóa đó sẽ định hướng và điều khiển hành vi của con
người. Cho nên, văn hóa TCC là “chất keo dính” tạo ra khối thống nhất giữa các
thành viên trong tổ chức với nhau, các tập thể với nhau để tạo nên sức mạnh tập
thể đạt mục tiêu chung của nhà nước, xây dựng đất nước hướng tới nục tiêu “dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Quản lý của nhà nước không chỉ đơn thuần là sự quản lý ở một lĩnh vực nhất
định mà là hoạt động quản lý bao gồm mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội.
Vì vậy, mỗi một tổ chức hành chính lại quản lý một lĩnh vực nhất định, nhưng bao
giờ các tổ chức ấy cũng cùng hướng đến mục tiêu chung của Nhà nước và có mối
quan hệ mật thiết với nhau. Do đó, văn hóa hành chính nhà nước được coi như
“chất xúc tác” để khuyến khích, thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau, tạo nên bầu không
khí tổ chức thuận lợi, hợp tác, liên kết tổ chức hành chính tạo nên sự đồng thuận
cao. Văn hóa TCC có thể được thể hiện trong quan hệ dọc và quan hệ ngang. Vì
vậy, mỗi một mô hình tổ chức lại có một đặc trưng văn hóa nhất định và thực hiện
một nhiệm vụ nhất định trong TCC.
Nếu giá trị văn hóa tích cực sẽ tạo sự đồng thuận cao trong tổ chức, tạo bầu
không khí cởi mở , tác động đến hiệu quả hoạt động của tổ chức, ngược lại thì nó
sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội.
Các giá trị văn hóa tạo điều kiện cho các tổ chức hành chính gắn kết với nhau,
có trách nhiệm với vị trí công việc đảm nhiệm, cùng nhau thực hiện mục tiêu
chung của Nhà nước. Một mặt, văn hóa TCC là một bộ phận cấu thành văn hóa dân
tộc, đồng thời văn hóa TCC lại góp phần làm phong phú giá trị của văn hóa dân
tộc. Như tinh thần trách nhiệm, đức tính liêm khiết, không vụ lợi của người cán bộ
công chức, sự gắn bó thân thiện của người CBCC với cộng đồng.
Giá trị văn hóa TCC có vai trò rất lớn trong việc tác động đến mục tiêu, hiệu
quả chung của bộ máy hành chính nhà nước, của quốc gia. Bởi vì, mục tiêu chiến
lược của quốc gia là do Nhà nước và cơ quan quyền lực nhà nước đặt ra để định
hướng cho cá nhân, CBCC, tổ chức xã hội, hệ thống các TCC thực hiện.
- Thể chế văn hóa là một chỉnh thể có nội dung phong phú, là khái niệm chỉ hệ
thống những luật định, quy chế, quy định pháp quy về sản xuất, kinh doanh và
quản lý văn hóa. Thể chế văn hóa trước hết xuất phát từ yêu cầu của chính lĩnh vực
văn hóa, nhưng nó chịu sự quy định và chi phối của thể chế kinh tế và thể chế
chính trị. Trong thời kỳ kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, thể chế văn hóa tất
nhiên phải phù hợp với mô hình kinh tế bao cấp, và trong điều kiện lịch sử bấy giờ,
9
nó đã có những đóng góp tích cực không thể phủ nhận. Tuy nhiên, kể từ khi thực
hiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì thể chế văn hóa trước đây
tỏ ra không có hiệu quả. Biểu hiện rõ nhất của thể chế văn hóa cũ là quyền lực
quản lý chỉ tập trung vào tay Nhà nước, chế độ sở hữu và phương thức kinh doanh
đơn giản, bộ máy nhân sự xơ cứng, pháp chế văn hóa thiếu kiện toàn, chế độ phân
phối không công bằng, không khuyến khích được sức sáng tạo văn hóa của đông
đảo quần chúng nhân dân. Vì vậy, cùng với việc đổi mới thể chế kinh tế và thể chế
chính trị, coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, chúng ta đã tạo ra động lực
to lớn cho phát triển văn hóa. Kinh nghiệm của hơn hai mươi năm đổi mới càng
cho thấy, phát triển văn hóa phải thích ứng với phát triển kinh tế - xã hội, thể chế
văn hóa phải thích ứng với thể chế kinh tế, cải cách thể chế văn hóa phải thích ứng
với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thể chế văn hóa phản ánh quan hệ sản xuất văn hóa, quan hệ phân chia lợi ích
văn hóa và quyền lợi văn hóa giữa các tầng lớp xã hội, giữa công dân và nhà nước.
Quan hệ sản xuất văn hóa tất nhiên phản ánh văn hóa quan hệ kinh tế, có ý nghĩa
giải phóng sức sản xuất văn hóa trong từng thời kỳ nhất định. Trước đây, trong nền
kinh tế quan liêu bao cấp, kiểu quan hệ sản xuất văn hóa tự bao tự tiêu cũng đã
phần nào thỏa mãn được nhu cầu văn hóa của nhân dân. Nhưng khi bước sang kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thể chế văn hóa cũ không còn thích hợp
và tất nhiên, quan hệ sản xuất văn hóa trước đây không đáp ứng yêu cầu đổi mới
về quan hệ văn hóa, không đủ khả năng giải phóng và phát triển sức sản xuất văn
hóa như chúng ta mong muốn. Cải cách thể chế văn hóa, vì thế, trước hết là đổi
mới quan hệ sản xuất văn hóa lạc hậu không còn thích ứng với sức sản xuất văn
hóa xã hội tiên tiến, thông qua sự thay đổi của quan hệ này, giải phóng tới mức tối
đa sức sản xuất văn hóa. Sức sản xuất văn hóa mới không phải là sức sản xuất văn
hóa của một đơn vị hay cá nhân nào, mà là sức sản xuất văn hóa của toàn dân tộc.
Chỉ có giải phóng sức sản xuất văn hóa, sức sáng tạo tiềm tàng trong quần chúng
mới có cơ hội bùng nổ, thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa, thỏa
mãn nhu cầu văn hóa ngày càng cao của nhân dân.
- Mục tiêu tổ chức: Các mục tiêu được đề ra thích đáng và mức độ hoàn thành
công việc theo mục tiêu cao hay thấp. Có những trường hợp đề ra mục tiêu quá cao
trong khi tổ chức đó không có đủ điều kiện để thực hiện thì mức độ hoàn thành
công việc cũng không cao. Cho nên khi đề ra các mục tiêu cần chú ý tới điều kiện
hoàn cảnh ở trong tổ chức đó.
Văn hoá TCC không chỉ thể hiện đạo đức, phẩm chất của cán bộ, công nhân
viên chức trong khi thực thi nhiệm vụ mà còn thể hiện trình độ văn hoá của mỗi
người.
TCC là nơi công dân, các cơ quan hữu quan, bạn đồng nghiệp trong ngành…
đến liên hệ, công tác. Vì vậy, cán bộ, công chức làm việc ở đây cần có những ứng
xử văn minh, thanh lịch trong giao tiếp. Tuy nhiên, thực tế hiện nay ở một số công
10
sở, chúng ta vẫn bắt gặp những cách ứng xử thiếu thanh lịch. Nhiều nơi, mặc dù đã
có nội quy, có bảng “Cấm hút thuốc lá” gắn trên tường nhưng nhiều người vẫn
không chấp hành và còn “vô tư” vứt tàn thuốc bừa bãi, mặc dù gần đấy đã để sẵn
thùng rác. Có người do sở thích cá nhân, vừa làm việc vừa mở nhạc, ảnh hưởng
đến những người xung quanh. Có người ngồi làm việc lúc vắng người gác cả hai
chân lên bàn cho “thoải mái”. Lại có người, cứ đến cơ quan là tranh thủ dùng điện
thoại “chùa” gọi đi khắp nơi, hay “tranh thủ”: đi chợ, nhặt rau…
Ăn nói, giao tiếp cũng là một biểu hiện văn hoá nơi công sở, nhưng xung
quanh việc này vẫn còn nhiều điều đáng bàn. Ở một số cơ quan vẫn còn tình trạng
có những người cứ rỗi việc là ngồi nói chuyện gẫu, nói xấu lẫn nhau, gây mất đoàn
kết. Có người cứ mở miệng ra là chửi thề, nói tục. Là cơ quan công quyền nhưng
một số người vẫn mang nặng tư duy cửa quyền khi tiếp xúc với dân. Vì thế, không
ít nơi, chúng ta vẫn phải nghe những câu hỏi thiếu chủ ngữ, kiểu như: “Cần gì?”,
“Đi đâu?”, “Gặp ai?” hoặc bắt gặp những khuôn mặt cau có, thái độ hách dịch,
lạnh lùng.
Đối với TCC thực hiện cơ chế một cửa, cán bộ tiếp dân cần có thái độ mềm
mỏng, nắm vững các quy chế, nguyên tắc, thủ tục, hướng dẫn cặn kẽ để khách đỡ
mất công sức và thời gian đi lại nhiều lần, nhất là cần làm việc đúng giờ quy định.
Song, điều đáng buồn là ở nhiều nơi vẫn xảy ra tình trạng khách cứ phải chờ đợi
lâu, còn cán bộ đang bận… trà nước, tán gẫu. Có cơ quan, còn nửa tiếng mới hết
giờ làm việc, nhưng khi có khách đến liên hệ công việc, cán bộ tiếp dân đã trả lời
là hết giờ nhận giấy tờ, mai quay lại. Thái độ tuỳ tiện thiếu trách nhiệm này làm
ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh các “công bộc” của dân.
Văn hoá trong TCC không chỉ thể hiện đạo đức, phẩm chất của cán bộ, công
nhân viên chức trong khi thực thi nhiệm vụ mà còn thể hiện trình độ văn hoá của
mỗi người.
Chúng ta đang phấn đấu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có
phong cách ứng xử chuẩn mực trong hoạt động công vụ, có phẩm chất đạo đức tốt,
góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Thiết nghĩ, tại các công sở, đặc
biệt là những nơi tiếp xúc với nhân dân, cán bộ công chức cần nghiêm chỉnh tuân
theo các quy định cụ thể về trang phục, cách giao tiếp, trong đó đặc biệt cần tôn
trọng dân, chú ý ứng xử với dân một cách có văn hoá. Điều đó góp phần tạo ra môi
trường văn hoá lành mạnh trong TCC.
- Tài chính: Tài chính của mọi tổ chức công đều phụ thuộc vào nguồn ngân
sách nhà nước. Nguồn tài chính mà nhà nước có được là rất hạn hẹp. Việc sử dụng
nguồn tài chính đó để tiến hành các hoạt động của các tổ chức cần được xem xét
hợp lí, tránh việc thâm hụt ngân sách, lãng phí tiền bạc của nhà nước, làm giảm
hiệu quả chất lượng tổ chức công.
Chế độ đãi ngộ được hiểu như là mức thu nhập, thưởng của người làm việc
trong TCC. Nếu chế độ đãi ngộ được thực hiện nghiêm túc dựa vào các quy định
11
về văn hóa trong TCC thì người làm việc cũng sẽ hăng hái, nhiệt tình trong việc
xây dựng văn hóa TCC ngày càng tốt đẹp hơn.
- Thông tin: Thông tin về các văn bản hành chính, thông tin về các loại thủ tục
(các loại giấy tờ biểu mẫu, quy trình thực hiện, thời gian giải quyết, phí và lệ
phí…) khi được công khai sẽ tạo điều kiện cho người dân thụ hưởng tốt hơn dịch
vụ mà nhà nước cung cấp. Trong mọi tổ chức công, sự công khai thông tin là điều
quan trọng không thể thiếu. Mức độ công khai về thông tin đến với người dân sẽ
góp phần đánh giá được văn hóa trong TCC.
2.3. Vai trò của văn hóa trong TCC:
Văn hóa bao giờ cũng gắn liền với sự phát triển, là chìa khóa của sự phát
triển và tiến bộ xã hội.
TCC là là nơi diễn ra hoạt động của nhà nước, là bộ mặt của cơ quan nhà
nước và thực hiện các giao dịch hành chính. TCC cũng là nơi phục vụ công dân, là
nơi phải thường xuyên tiếp xúc với người dân, với các cộng tác viên, với các cơ
quan, đơn vị và các bạn đồng nghiệp trong toàn cơ quan và cả những đơn vị cấp
trên của cơ quan, đơn vị mình. Để bảo đảm tính trang nghiêm và hiệu quả hoạt
động của các cơ quan hành chính nhà nước; đồng thời xây dựng phong cách ứng
xử chuẩn mực của cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động công vụ, hướng
tới mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức
tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Với mục đích đó, mỗi cán bộ, công
chức, viên chức và người lao động khi làm việc trong TCC của mình cần phải có
những lối ứng xử sao cho văn minh, lịch sự và thể hiện được mình là
người có văn hoá.
Đối với TCC, phải xây dựng được văn hóa TCC tiến bộ, văn minh, hiện đại từ
đó góp phần tạo nên nề nếp làm việc khoa học, có kỷ cương, dân chủ. Tạo được
tình đoàn kết và chống lại bệnh quan liêu, cửa quyền. Môi trường văn hóa TCC tốt
đẹp sẽ tạo được niềm tin của CBCC với cơ quan, với nhân dân góp phần nâng cao
hiệu quả hoạt động của công sở. Tính tự giác của CBCC trong công việc sẽ đưa
TCC này phát triển vượt hơn lên so với TCC khác.
Văn hóa TCC cũng có sự kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những tính văn hóa từ
bên trong và bên ngoài TCC, từ quá khứ đến tương lai cho nên trong một chừng
mực nào đó sẽ giúp TCC tạo nên những chuẩn mực, phá tính cục bộ, sự đối lập có
tính bản thể của các thành viên. Hướng các CBCC đến một giá trị chung, tôn trọng
những nguyên tắc, quy tắc và chuẩn mực văn hóa của TCC. Đó chính là làm cho
CBCC hoàn thiện mình.
Mỗi kiểu văn hóa có vai trò khác nhau đối với tiến trình phát triển của TCC.
Kiểu văn hóa quyền lực giúp TCC có khả năng vận động nhanh, tạo nên tính bền
vững trong khi theo đuổi mục tiêu của mình.
Kiểu văn hóa vai trò giúp TCC phát huy hết năng lực của CBCC, khuyến khích họ
hăng say với công việc từ đó nhanh chóng đạt được mục tiêu của TCC.
12
Nhìn chung văn hóa có các vai trò cơ bản sau:
- Tạo nên niềm tin, thái độ làm việc của cán bộ, công chức, viên chức.
- Phản ánh các quan hệ trong tổ chức công.
- Cụ thể hóa những giá trị được coi trọng tổ chức (lòng trung thành, sự say mê
công việc…)
- Tác động đến nhận thức, suy nghĩ, hành động của các cá nhân
- Tạo nên dấu ấn của tổ chức (phân biệt tổ chức này với tổ chức khác)
- Phản ánh uy tín và năng lực của đội ngũ quản lý trong tổ chức; ảnh hưởng đến
hiệu quả điều hành và sự phát triển bền vững của tổ chức
Thắng lợi của mỗi TCC không chỉ là mục tiêu kinh tế, chính trị hay xã hội mà
trước hết và hơn hết đó là văn hóa TCC.
Con người tác động đến việc hình thành văn hóa TCC thì đồng thời văn hóa TCC
với những giá trị bền vững của nó sẽ tác động trở lại đối với việc hoàn thiện nhân
cách, phẩm chất, năng lực của mỗi cá nhân tồn tại trong nó.
Văn hóa TCC là hệ thống các giá trị hình thành trong quá trình hoạt động
của TCC tạo nên niềm tin, giá trị và thái độ của các thành viên làm việc trong
TCC, ảnh hưởng đến cách làm việc trong TCC và hiệu quả hoạt động của TCC
trong thực tiễn.
Tôi có thể nêu lên một vài ví dụ để chúng ta thấy được vai trò của văn hóa
công sở trong nền hành chính nhà nước, đặc biệt là trong giai đoạn cải cách nền
hành chính như hiện nay.
Giả thiết, nếu bạn có công việc gì đó cần phải đến một TCC nào đó thì người
đầu tiên bạn sẽ gặp đó là bộ phận bảo vệ thường trực của cơ quan. Đây chính là bộ
phận đầu mối cho hoạt động của một TCC, bất cứ ai khi đặt chân vào TCC, kể cả
các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong TCC đó đều
phải gặp họ. Họ là người đầu tiên đại diện cho TCC để hướng dẫn, giải đáp những
yêu cầu của mỗi người khách khi họ có việc cần vào TCC của mình để giao dịch.
Họ có nhiệm vụ chỉ dẫn các phòng, ban, bộ phận cho khách đến đúng nơi cần đến,
chỉ dẫn khách để xe cho đúng chỗ… Nếu một TCC có được bộ phận bảo vệ thường
trực vui vẻ, nhiệt tình, ứng xử có văn hóa thì bao giờ cũng gây được ấn tượng tốt
đẹp cho khách khi đến giao dịch tại TCC đó. Nếu người bảo vệ thường trực tỏ ra
khó chịu khi khách để xe không đúng nơi quy định; hoặc trả lời, giải đáp những
thắc mắc, yêu cầu của khách một cách hời hợt, nhát gừng; trả lời trống không ….
thì sẽ làm cho khách đến giao dịch không có cảm tình với cơ quan của mình, gây
ảnh hưởng xấu đến cơ quan và người đứng đầu cơ quan.
Hoặc bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (hay bộ phận một cửa) cũng vậy. Đây
là bộ phận trực tiếp làm việc, tiếp xúc với người dân, vì vậy cán bộ làm việc ở bộ
phận này cần có thái độ mềm mỏng, lịch thiệp, không hách dịch, cửa quyền. Mặt
khác, bản thân cán bộ đó phải là người có trình độ chuyên môn tốt, nắm vững các
13
quy chế, nguyên tắc, thủ tục; hướng dẫn nhẹ nhàng, tỷ mỷ cho khách, không để
khách phải đi lại nhiều lần; làm việc phải đảm bảo đúng giờ giấc; khi có công việc
đột xuất, cần nghỉ phải nêu rõ lý do, dán niêm yết ở vị trí dễ thấy… Đến giao dịch
tại cơ quan được cán bộ, công chức, viên chức nhiệt tình hướng dẫn và giải quyết
công việc đúng giờ như vậy, hẳn người dân sẽ rất hài lòng và quan niệm về cơ
quan hành chính nhà nước sẽ được hiểu theo đúng nghĩa của nó chứ không phải
“hành là chính”.
Từ những phân tích trên chúng ta có thể khẳng định, văn hóa có vai trò rất quan trọng
trong việc đảm bảo hiệu quả hoạt động của TCC. Vì vậy để xây dựng một nền văn
hoá TCC hiện đại, đáp ứng được nhu cầu cải cách nền hành chính hiện nay đang là
công việc mà thủ trưởng cơ quan, đơn vị nào cũng cần quan tâm để đề ra những
tiêu chí cụ thể, thích hợp. Đó cũng chính là những biện pháp tích cực góp phần
hình thành văn hoá chung mà mỗi cán bộ, công chức, viên chức cần phải hướng
tới.
Qua quá trình học tập và nghiên cứu, bản thân đã cố gắng để hoàn thành
nhiệm vụ của mình nhưng không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong Cô góp ý
để bản thân hiểu rõ hơn. Em xin trân trọng cảm ơn Cô nhé!
14