Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

báo cáo kết quả thực hiện bồi dương thường xuyên nội dung 3 năm học 2014 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.28 KB, 4 trang )

Mẫu M3
TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN BẰNG LŨNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Bằng lũng, ngày 18 tháng 4 năm 2014
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
NỘI DUNG 3 NĂM HỌC 2014 – 2015.
Họ tên: Nguyễn Thị Niềm
Ngày, tháng, năm sinh: 10/04/1989
Tổ: Toán Lý
Trường: THCS Thị Trấn Bằng Lũng.
Nhiệm vụ được phân công năm học 2014-2015 Giảng dạy môn: Tin học khối
6,7,8
1.Các mô đun đăng ký: Mô đun 14, Mô đun 18, Mô đun 19, Mô đun 20
1.1. Mô đun 14: Nâng cao năng lực lập kế hoạch dạy học
1.Các yêu cầu của một kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp.
2.Mục tiêu, nội dung ,phương pháp của kế hoạch dạy học theo
hướng tích hợp.
1.2. Mô đun 18: Tăng cường năng lực dạy học
1. Dạy học tích cực.
2. Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực .
3.Sử dụng các phương pháp,kĩ thuật dạy học tích cực.
1.3. Mô đun 19: Tăng cường năng lực sử dụng công nghệ thông tin trong dạy
học
1.Vai trò của công nghệ thông tin trong dạy học.
2.Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
1.4. Mô đun 20: Tăng cường năng lực sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công
nghệ thông tin trong dạy học
1.Vai trò của thiết bị dạy học trong đổi mới PP dạy học.
2.Thiết bị dạy học theo môn học cấp THCS.
3. Sử dụng thiết bị dạy học ;kết hợp sử dụng các thiết bị dạy
học truyền thống với thiết bị dạy học hiện đại để làm tăng hiệu quả


dạy học .
1
2. Quá trình thực hiện và kết quả thực hiện từng mô đun:
2.1 Mô đun 14: Nâng cao năng lực lập kế hoạch dạy học
- Quá trình thực hiện.
Nghiên cứu tài liệu để hiểu rõ quan niệm về chăm sóc, hỗ trợ tâm lý cho học sinh
THCS.
+ Chăm sóc hỗ trợ tâm lý HS nữ, học sinh người dân tộc thiểu số là trách nhiệm
của người giáo viên.
+ Thực hành được các biện pháp giúp đỡ học sinh nữ, học sinh người dân tộc
thiểu số thực hiện mục tiêu dạy học.
+Tổ chức các hình thức hỗ trợ chăm sóc như: tư vấn, tổ chức các hoạt động ngoại
khóa, thi tiểu phẩm, kịch , …Để các em hiểu được lứa tuổi học sinh THCS có một
vị trí quan trọng trong các thời kỳ phát triển của con người. Đây là thời kỳ phát
triển phức tạp và có tầm quan trọng đặc biệt của trẻ em nói chung và trẻ em gái nói
riêng, đây là giai đoạn ở tuổi dậy thì của các em ,HS nam và nữ. Do đó việc chăm
sóc, hỗ trợ tâm lý cho HS dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn nhất gặp nhiều khó
khăn trở ngại ở chỗ: Các em chưa biết đánh giá, chưa biết kìm hãm, chưa biết
kiểm soát tình cảm và hành vi, chưa biết xây dựng mối quan hệ đúng đắn với
người bạn khác giới.Vì thế các thầy cô giáo và anh chị phụ trách cần giúp đỡ các
em một cách tế nhị, khéo léo, để các em hiểu đúng vấn đề, tránh làm cho các em
băn khoăn lo ngại, chúng ta cần phải giúp các em có các kỹ năng sống cần thiết để
phân biệt , nhận biết được thế nào là yêu thương, thế nào là lạm dụng…Để từ đó
các em biết cách đề phòng và tránh xa trước những hành vi bạo ngược cám dỗ…
-Kết quả:
+ Trong năm học 2013- 2014, Bản thân tôi đã tổ chức các buổi gặp gỡ, trò chuyện,
tư vấn cho các em, để các em biết cách chăm sóc bản thân, cách ứng xử, giao tiếp,
bình tĩnh, xử lý các tình huống có thể xảy ra…
+ Tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, phù hợp với lứa tuổi, lồng ghép chăm
sóc, hỗ trợ tâm lý vào các giờ học chính khóa, các buổi sinh hoạt lớp, thi tiểu

phẩm, kịch vào các hoạt động NGLL…
+ Trong năm học không có tình trạng HS nữ bị dụ dỗ bắt cóc, không có học sinh
bỏ học.
+ Không còn ảnh hưởng tư tưởng trọng nam khinh nữ vì tất cả các em HS nữ đều
được đi học.Các em đều nhận thức rõ việc học là quan trọng , vì các em được trang
bị những kiến thức về bảo vệ chăm sóc sức khỏe…Các em ý thức được trách
nhiệm của mình trước ngưỡng cửa của cuộc đời. Vì vậy các em có những hoạt
động học tập tích cực như tìm hiểu, phê phán, đánh giá
+ Không còn sự bất hòa trong quan hệ bạn bè cùng lớp, không còn hiện tượng đánh
nhau, nói tục chửi bậy, các em biết giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh nơi công
cộng.
+ Các em biết cảm thông chia sẻ, tôn trọng, yêu thương giúp đỡ lẫ nhau, đoàn kết,
có tinh thần trách nhiệm và biết cách giải quyết các xung đột không bằng bạo lực.
- Tự đánh giá:
+ Tiêu chí 1: 4 điểm
2
+ Tiêu chí 2: 3 điểm
2.2 Mô đun 3: Giáo dục học sinh THCS cá biệt
- Quá trình thực hiện:
+ Bản thân tự học, tự nghiên cứu tài liệu để từ đó rút ra được các phương pháp
giáo dục học sinh cá biệt trong trường THCS. muốn thực hiện được hiệu quả việc
giáo dục học sinh cá biệt cần thực hiện các phương pháp sau:
+Thu thập thông tin về học sinh cá biệt.
+Đưa ra các phương pháp trong việc giáo dục học sinh cá biệt như:
* Tổ chức các hoạt động thi đua
* Quan sát gần gũi
* Gặp gỡ trò chuyện
* Tiếp xúc gia đình
* Đánh giá kết quả rèn luyện của HS cá biệt.
- Kết quả:

+ Sau khi nghiên cứu tài liệu, tham khảo sách báo, bản thân tôi đã đưa những
câu chuyện có sức thuyết phục để đọc cho cac em nghe và phân tích cho các em
hiểu những hành vi, đạo đức tốt mà các em cần học tập và làm theo. Qua những
cuộc gặp gỡ trò chuyện hướng dẫn các em biết cách ứng xử trong cuộc sống hàng
ngày, trong quá trình giao tiếp, từ đó biết vâng lời ông bà, cha mẹ, thầy cô, thực
hiện tốt nội quy của lớp, của trường, không nói tục chửi bậy, không gây gổ đánh
nhau…
+ Qua các hoạt động giáo dục NGLL, sinh hoạt đội, những giờ ra chơi…GV
quan sát, theo dõi để nắm rõ những biểu hiện hành vi đạo đức, cách ứng xử của
các em. Qua đó làm cơ sở phục vụ cho việc nghiên cứu tìm ra phương pháp giáo
dục tối ưu nhất trong việc giáo dục HS cá biệt THCS vùng KKN.
+ Trong quá trình thực hiện và tìm hiểu việc giáo dục học sinh cá biệt, năm học
2013- 2014 có 3 em. Trong đó có 03 em học lớp 7, cả 03 em đều có đặc điểm là
thường xuyên đi học muộn, hay bỏ tiết, thích gây gổ đánh nhau, thích thể hiện
mình, lười học, trong lớp mất trật tự, không để tâm vào bài học, thậm chí còn cãi
lại GV khi được nhắc nhở.
+Sau khi tìm hiểu nguyên nhân, nắm bắt được đặc điểm tính cách của từng em,
bản thân tôi đã vận dụng các biện pháp nói trên để trực tiếp giáo dục các em.Kết
quả là cuối học kỳ I, có 03 em đã tiến bộ rõ rệt, xếp loại học lực TB và hạnh kiểm
TB.
- Tự đánh giá:
+ Tiêu chí 1: 3 điểm
+ Tiêu chí 2: 3 điểm
+ Tiêu chí 3: 4 điểm
2.3.Mô đun 9: Hướng dẫn tư vấn đồng nghiệp trong phát triển nghề nghiệp
- Quá trình thực hiện:
+ Thông qua các tiết dự giờ lên lớp của các giáo viên trong tổ
+ Hướng dẫn tư vấn cho đồng nghiệp về chuyên môn.
3
+ Hưỡng dẫn cho đồng nghiệp để giúp hoàn thiện các phương châm đạo đức nghề

nghiệp và quan hệ ứng xử.
-Kết quả:
+ Trong năm học 2013- 2014 đa số các đồng nghiệp phát triển tốt về chuyên môn,
dự giờ được 10 tiết, đạt giỏi 9/10 tiết.
+ Đa số các đồng nghiệp đã dạt giáo viên dạy giỏi cấp trường.
*Tự đánh giá:
+ Tiêu chí 1: 4 điểm
+ Tiêu chí 2: 4 điểm
2.4. Mô đun 36: Giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS
- Quá trình thực hiện: Giáo dục giá trị sống cho học sinh THCS cần thực hiện
qua 4 bước:
+Quan niệm về giá trị sống và phân loại giá trị sống
+ Vai trò và mục tiêu
+ Giáo dục giá trị sống cho học sinh
+ Đưa ra phương pháp giáo dục
-Kết quả: (Vận dụng thực tế như thế nào, kết quả minh chứng)
+ Học sinh tích cực, tự giác và chủ động hơn trong việc tiếp thu kiến
thức.
+ Vận dụng thực tế qua các bài học và các buổi ngoại khóa.
+ Phương pháp giải quyết : vận dụng để giải quyết một số tình huống cố
vấn đề trong cuộc sống, các vấn đề đưa ra phải phù hợp với chủ đề, phù
hợp với nhận thức học sinh,học sinh lựa chọn được cách giải quyết tối
ưu nhất để giải quyết vấn đề.
*Tự đánh giá:
+ Tiêu chí 1: 4 điểm
+ Tiêu chí 2: 4 điểm
+ Tiêu chí 3: 4 điểm
+ Tiêu chí 4: 4 điểm

Bằng lũng, Ngày 18 tháng 4 năm 2014

Người viết báo cáo
(Ký, ghi rõ họ tên)
Hoàng Thị Dung
4
5

×