Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

Tiểu luận môn hệ hỗ trợ quyết định TÌM HIỂU VÀ XÂY DỰNG HỆ CHUYÊN GIA HỖ TRỢ QUYẾT ĐỊNH CHỌN NGÀY GIỜ KHAI TRƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 45 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HOC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TPHCM
BÁO CÁO THU HOẠCH MÔN HỌC
HỆ HỖ TRỢ QUYẾT ĐỊNH
Đề tài:
TÌM HIỂU VÀ XÂY DỰNG HỆ CHUYÊN GIA HỖ TRỢ
QUYẾT ĐỊNH CHỌN NGÀY GIỜ KHAI TRƯƠNG
GVHD : PGS.TS ĐỖ PHÚC
HVTH : Trương Thị Tuyết Hoa – MSHV: CH1301014
LỚP : Cao học khoá 8
TP HCM, Tháng 6 năm 2014
2
LỜI MỞ ĐẦU
Thực tế, có ngày mọi việc mọi điều đều thành công, nhiều điều may mắn tự
nhiên đưa tới; có ngày vất vả sớm chiều mà chẳng được việc gì, còn gặp tai nạn bất
ngờ. Thế nên từ xưa, người ta đã biết dựa vào Kinh Dịch để chọn giờ tốt, ngày tốt,
tháng tốt, năm tốt (gọi là tứ trụ cát) khởi đầu bất cứ việc gì. Những tri thức được lưu
giữ trong Kinh Dịch ngày càng được phát huy trong thời đại công nghệ thông tin. Con
người có thể dùng công cụ biểu diễn tri thức hiện đại kết hợp với các chuyên gia trong
lĩnh vực kinh dịch xây dựng hệ chuyên gia để khai thác hệ thống tri thức có nhiều vẻ
huyền bí này, tính toán để biết trước ngày tốt, ngày xấu của mỗi người, từ đó hỗ trợ
giúp con người có những lựa chọn đúng đắn và phù hợp với qui luật biến đổi của vũ
trụ.
Trong phạm vi bài thu hoạch này, tôi xin trình bày những kiến thức học được,
tìm hiểu được về hệ chuyên gia và viết một chương trình hệ chuyên gia về một phần
nhỏ kiến thức trong Kinh Dịch dự đoán để dự đoán ngày giờ tốt xấu trong việc khai
trương, mở kho, nhập kho, cất vật quý.
Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Đỗ Phúc đã tận tình hướng dẫn tôi
môn học bổ ích và đầy ý nghĩa này. Cảm ơn các bạn cùng khoá và các anh chị khoá
trước đã giúp đỡ tìm tài liệu và góp ý cho tôi hoàn thành tốt bài thu hoạch này!
3
MỤC LỤC


4
NỘI DUNG
Chương I. HỆ CHUYÊN GIA
I.1.Một số định nghĩa về hệ chuyên gia
- Theo E. Feigenbaum: “Hệ chuyên gia là một chương trình máy tính thông minh
sử dụng tri thức (knowledge) và các thủ tục suy luận (inference procedures) để
giải những bài toán tương đối khó khăn đòi hỏi các chuyên gia mới giải quyết
được”.
- Hệ chuyên gia là 1 hệ thống tin học có thể mô phỏng năng lực quyết đoán và
hành động của một chuyên gia.
- Hệ chuyên gia là một trong những lĩnh vực ứng dụng của Trí tuệ nhân tạo.
- Hệ chuyên gia là một khái niệm có tính ước mơ, trong đó người ta mong muốn
tạo ra được những chương trình máy tính có khả năng vận dụng tri thức (đã
được lưu trữ từ trước) để giải quyết những vấn đề khó khăn, phức tạp mà bình
thường chỉ có kiến thức thực sự của một con người mới có thể giải quyết được.
Bằng cách lưu trữ tri thức và giả lập quá trình suy luận, phản ứng của các
chuyên gia trong những tình huống đặc trưng, người ta mong muốn rằng các hệ
chuyên gia sẽ tạo cho người dùng có cảm giác là họ đang làm việc với một
chuyên gia thực trong lĩnh vực cụ thể nào đó. Do vậy, một trong những ứng
dụng hiển nhiên nhất của các hệ chuyên gia là làm một công cụ giúp những
người bình thường giải quyết vấn đề cũng như tự nâng cao khả năng giải quyết
vấn đề của mình. Thậm chí, ngay cả những chuyên gia thực thụ cũng sẽ sử
dụng các hệ chuyên gia như là một trợ lí về mặt kiến thức. (theo GS TSKH
Hoàng Văn Kiếm)
I.2.Đặc trưng và ưu điểm của hệ chuyên gia
Có bốn đặc trưng cơ bản:
• Hiệu quả cao: Khả năng trả lời với mức độ tinh thông bằng hoặc cao hơn so
với chuyên gia (người) trong cùng lĩnh vực.
• Thời gian trả lời thỏa đáng: Thời gian trả lời hợp lý, bằng hoặc nhanh hơn so
với chuyên gia (người) để đi đến cùng một quyết định.

• Độ tin cậy cao: Không thể xảy ra sự cố hoặc giảm sút độ tin cậy khi sử dụng.
• Dễ hiểu: Hệ chuyên gia giải thích các bước suy luận một cách dễ hiểu và nhất
quán.
Những ưu điểm của hệ chuyên gia :
5
• Phổ cập: Là sản phẩm chuyên gia, được phát triển không ngừng với hiệu quả
sử dụng không thể phủ nhận.
• Giảm giá thành.
• Giảm rủi ro: Giúp con người tránh được rủi ro trong các môi trường nguy
hiểm.
• Tính thường trực: Bất kể lúc nào cũng có thể khai thác sử dụng. Trong khi
con người có thể mệt mỏi, nghỉ ngơi hay vắng mặt.
• Đa lĩnh vực: Chuyên gia về nhiều lĩnh vực khác nhau và được khai thác đồng
thời bất kể thời gian sử dụng.
• Độ tin cậy.
• Khả năng giảng giải: Câu trả lời với mức độ tinh thông được giảng giải rõ
ràng, chi tiết, dễ hiểu.
• Khả năng trả lời nhanh.
• Tính ổn định, suy luận có lý và đầy đủ mọi lúc mọi nơi.
• Trợ giúp thông minh như một người hướng dẫn.
• Có thể truy cập như là một cơ sở dữ liệu thông minh.
I.3. lĩnh vực ứng dụng của hệ chuyên gia
Tính đến thời điểm này, hàng trăm hệ chuyên gia đã được xây dựng và báo
cáo thường xuyên trong các tạp chí, sách báo và hội thảo khoa học. Ngoài ra còn
các hệ chuyên gia được sử dụng trong các công ty, các tổ chức quân sự mà không
được công bố vì lí do bảo mật.
Dưới đây là một số lĩnh vực ứng dụng diện rộng của các hệ chuyên gia :
Lĩnh vực Ứng dụng diện rộng
Cấu hình Tập hợp thích đáng những thành phần của một hệ thống theo
cách riêng

Chẩn đoán Lập luận dựa trên những chứng cứ quan sát được
Truyền đạt Dạy học kiểu thông minh sao cho sinh viên có thể hỏi
Giải thích Giải thích những dữ liệu thu nhận được
Kiểm tra So sánh dữ liệu thu lượm được với chuyên môn để đánh giá
hiệu quả
Lập kế hoạch Lập kế hoạch sản xuất theo yêu cầu
Dự đoán Dự đoán hậu quả từ một tình huống xảy ra
Chữa trị Chỉ định cách thụ lý một vấn đề
Điều khiển Điều khiển một quá trình, đòi hỏi diễn giải, chẩn đoán, kiểm
tra, lập kế hoạch, dự đoán và chữa trị
I.4.Cấu trúc chung của một hệ chuyên gia
Mọi hệ chuyên gia thường bao gồm 2 thành phần chính là môi trường phát
triển và môi trường tham vẫn. Những người phát triển sẽ sử dụng môi trường
phát triển để xây dựng các thành phần của hệ thống và cũng để chuyển tải tri
thức vào cơ sở tri thức. Người sử dụng sẽ sử dụng môi trường tham vẫn để khai
6
thác các tri thức trong hệ thống phục vụ cho các mục đích của họ. Các thành
phần thường thấy ở một hệ chuyên gia là:
• Một cơ sở tri thức: Dùng để lưu trữ toàn bộ tri thức có liên quan đến lĩnh
vực làm việc của hệ chuyên gia. Đây là thành phần quyết định sự thành
công hay thất bại của các hệ chuyên gia. Trong đó, tri thức dạng luật là
kiểu biểu diễn tri thức thường được dùng nhất trong các hệ chuyên gia.
• Hệ thống thu nhận tri thức: Bao gồm các chức năng dùng để thu nhận,
tích luỹ tri thức từ các nhà phát triển (hoặc người dùng) để sau đó
chuyển tải vào cơ sở tri thức.
• Hệ thống tối ưu tri thức: Cho phép loại bỏ các tri thức mâu thuẫn hoặc
trùng lắp trong cơ sở tri thức, tăng tốc quá trình truy xuất cơ sở tri thức.
• Động cơ suy diễn: Cho phép hệ thống suy luận dựa trên các tri thức
trong cơ sở tri thức để giải quyết vấn đề do người dùng đặt ra.
• Hệ thống giải thích, diễn giải: Bao gồm các chức năng liên quan đến

việc diễn giải, giải thích tại sao và bằng cách nào hệ chuyên gia lại đưa
ra các lời giải, lời khuyên hoặc tri thức liên quan đến vấn đề cần giải
quyết.
• Môi trường làm việc chung: Cho phép liên kết các kiểu tri thức khác
nhau cũng như các phương pháp suy luận khác nhau cùng hoạt động để
tìm ra lời giải cho vấn đề đặt ra.
• Các dịch vụ giao diện người dùng: Cho phép hệ chuyên gia có thể giao
tiếp với người dùng thông qua ngôn ngữ thế giới thực.
Hình: Cấu trúc chung của một hệ chuyên gia
7
I.5.Biểu diễn tri thức trong các hệ chuyên gia
I.5.1. Tri thức và các loại tri thức
- Tri thức là kết quả của quá trình nhận thức, học tập và lập luận
- Tri thức là tập các thông tin được phát biểu một cách tường minh.
- Người ta phân loại tri thức như sau:
Tri thức sự kiện : là các khẳng định về một sự kiện, khái niệm nào đó
(trong một phạm vi xác định). Các định luật vật lý, toán học, thường
được xếp vào loại này (Chẳng hạn : mặt trời mọc ở đằng Đông, tam giác
đều có 3 góc 60
0
, )
Tri thức thủ tục : thường dùng để diễn tả phương pháp, các bước cần
tiến hành, trình tự ngắn gọn cách giải quyết một vấn đề. Thuật toán, thuật
giải là một dạng của tri thức thủ tục.
Tri thức mô tả : cho biết một đối tượng, sự kiện, vấn đề, khái niệm,
được thấy, cảm nhận, cấu tạo như thế nào (một cái bàn thường có 4 chân,
con người có 2 tay, 2 mắt, )
Tri thức Heuristic : là một dạng tri thức cảm tính. Các tri thức thuộc
loại này thường có dạng ước lượng, phỏng đoán, và thường được hình
thành thông qua kinh nghiệm.

Siêu tri thức: mô tả tri thức về tri thức. Loại tri thức này giúp lựa chọn
tri thức thích hợp nhất trong số các tri thức khi giải quyết một vấn đề
Tri thức có cấu trúc: mô tả tri thức theo cấu trúc. Loại tri thức này mô
tả mô hình tổng quan hệ thốgn theo quan điểm của chuyên gia, bao gồm
khái niệm, khái niệm con, và các đối tượng, diễn tả chức năng và mối liên
hệ giữa các tri thức dựa theo cấu trúc nhất định.
I.5.2. Phương pháp biểu diễn tri thức
Biểu diễn tri thức là một phương pháp mã hóa tri thức sao cho máy tính
có thể xử lý được chúng.Cũng như dữ liệu, có nhiều cách khác nhau để
biểu diễn tri thức trong máy tính như: logic mệnh đề và vị từ, đối tượng
thuộc tính giá trị, tri thức luật dẫn, mạng ngữ nghĩa, frame
I.6.Kỹ thuật suy luận trong các hệ chuyên gia
• Suy diễn tiến (forward chaining): là quá trình suy luận xuất phát từ một số
sự kiện ban đầu, xác định các sự kiên có được “sinh” ra từ các sự kiện này.
Ví dụ:
Có luật: Nếu trời mưa  không đi học và sự kiện Trời mưa, kết luận không
đi học
• Suy diễn lùi (backward chaining): Là quá trình suy luận ngược xuất phát từ
một số sự kiện ban đầu, ta tìm kiếm các sự kiện đã “sinh” ra sự kiện này.Từ
8
một giải thuyết (như là kết luận), hệ thống đưa ra trả lời là các sự kiện cơ sở
đưa đến giả thuyết này. Ví dụ: Nếu có sự kiện một người học giỏi và chăm
chỉ, hệ chuyên gia có thể kết luận là thi đậu. Để củng cố giả thuyết này hệ
chuyên gia sẽ hỏi “Có phải thi đậu không?”.
I.7.Xây dựng hệ chuyên gia
III.7.1. Một số bước cơ bản để xây dựng hệ chuyên gia
Xây dựng một hệ chuyên gia là một quá trình lâu dài, phức tạp, nhiều
lúc phải kéo dài hàng năm trời. Bên cạnh các yếu tố kĩ thuật, quá trình
xây dựng hệ chuyên gia còn liên quan mật thiết đến một yếu tố hết sức
nhạy cảm và khó khăn là con người (nguồn cung cấp tri thức). Các bước

cơ bản để xây dựng hệ chuyên gia như sau:
a. Tiếp cận chuyên gia:
Đây là một bước mang tính quyết định đối với sự thành bại của
hệ chuyên gia. Ở bước này, phải đảm bảo rằng chúng ta đã tìm
đúng người (các chuyên gia thực sự trong lĩnh vực mà chúng ta
muốn xây dựng hệ chuyên gia) và thuyết phục được các chuyên gia
hỗ trợ chúng ta trong việc xây dựng hệ chuyên gia.
b. Tổ chức thu thập tri thức:
Sắp xếp và tổ chức lại các tri thức do các chuyên gia cung cấp,
tìm cách biến đổi lại các tri thức về dạng thích hợp để lưu trữ trong
cơ sở tri thức.
c. Chọn lựa công cụ phát triển hệ chuyên gia:
- Khi lựa chọn công cụ cần chú ý hai yếu tố cơ bản : phù hợp với
mục tiêu đề ra và độ tin cậy của công cụ (thời gian thi hành, độ ổn
định, độ chính xác, )
- Các công cụ phục vụ cho việc xây dựng các hệ chuyên gia được
chia làm ba loại chính:
• Các loại ngôn ngữ lập trình trí tuệ nhân tạo (như LISP,
PROLOG)
• Các ngôn ngữ lập trình thông dụng
• Các hệ cơ sở tri thức rỗng
9
Hình: Các vai trò chính trong quá trình xây dựng và ứng dụng một hệ
chuyên gia.
I.7.2. Thuật toán tổng quát để xây dựng hệ chuyên gia
Thuật toán tổng quát để xây dựng hệ chuyên gia (ES)
Begin
Chọn bài toán thích hợp
Phát biểu và đặc tả bài toán
If ES giải quyết thỏa mãn bài toán và có thể sử dụng Then

While Bản mẫu chưa được phát triển hoàn thiện Do
Begin
Thiết kế bản mẫu
Biểu diễn tri thức
Tiếp nhận tri thức
Phát triển hoàn thiện bản mẫu
End
Hợp thức hóa bản mẫu
Triển khai cài đặt
Hướng dẫn sử dụng
10
Vận hành
Bảo trì và phát triển
Else
Tìm cách tiếp cận khác thích hợp hơn
Endif
Kết thúc
End.
11
Chương II. KINH DỊCH
II.1. Kinh dịch
Kinh dịch là bộ sách kinh điển rất lâu đời của người Trung Hoa. Nó là một
hệ thống tư tưởng triết học của người Á Đông cổ đại. Tư tưởng triết học cơ
bản dựa trên cơ sở của sự cân bằng thông qua đối kháng và thay đổi
(chuyển dịch). Ban đầu, Kinh Dịch được coi là một hệ thống để bói toán,
nhưng sau đó được phát triển dần lên bởi các nhà triết học Trung Hoa. Cho
tới nay, Kinh Dịch đã được bổ sung các nội dung nhằm diễn giải ý nghĩa
cũng như truyền đạt các tư tưởng triết học cổ Á đông và được coi là một
tinh hoa của cổ học Trung Hoa, nó được vận dụng vào rất nhiều lĩnh vực
của cuộc sống như thiên văn, địa lý, quân sự, nhân mệnh v.v. .

II.2. Một số khái niệm cơ bản trong Kinh Dịch
II.2.1. Can – chi
- Can là hệ đếm thời gian theo chu kỳ 10 gian đoạn, gọi là thập thiên can
(Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý) tương thích với
vận động của thế giới vũ trụ (được qui chiếu vào phương vị của trái đất theo
tư duy của người trần gian)
- Chi là hệ đếm thời gian theo chu kỳ 12 giai đoạn, gọi là thập nhị địa chi (Tý,
Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi) tương thích với vận
động của trái đất (được qui chiếu theo vị trí sinh sống của người trần gian).
12
Khi ghép nối can và chi gọi là “nạp âm can chi” và bản chất vận động của tổ
hợp thời gian này chính là việc làm của một hành trong hệ 5 hành (ngũ hành: Kim,
Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ)
Thế nên, việc kết hợp hệ đếm Can – Chi (tức nạp âm can chi) chính là một “hình
thái ma trận” (10 hàng 12 cột), để có 60 số đếm thời gian (thuật ngữ cổ gọi là lục
thập hoa giáp) theo tiêu chí “âm cư âm vi – dương cư dương vi = can âm đi với chi
âm; can dương đi với chi dương” được người xưa áp dụng vào lịch biểu xác định
cho 4 thời điểm của mọi sự việc: thời dụng (giờ) – nhật dụng (ngày) – nguyệt dụng
(tháng) và niên dụng (năm). Khởi đầu cho một hoa giáp (tức 60 đơn vị nạp âm can
chi) là Giáp Tý (can khởi đầu của 10 can và chi khởi đầu của 12 chi), kết thúc một
hoa giáp là Quý Hợi (can cuối cùng của 10 can và chi cuối cùng của 12 chi).
II.2.2. Ngũ hành
- Dịch cho rằng vũ trụ được tạo nên do Ngũ Hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
Vạn vật có sự sống ở trần gian này, được người xưa tích luỹ trải nghiệm
bằng luận thuyết Ngũ Hành (Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ) tức là 5 cách vận
động – dịch chuyển – biến thái – chuyển hoá của mọi quá trình phát triển và
huỷ diệt sự vật (cũng có thể khái quát hơn: số lượng và chất lượng sự vật luôn
tiếp biến cho nhau):
Hành vi “bản năng” là động thái hành Mộc (sinh sôi, nẩy nở);
Hành vi “hành động” là động thái hành Hoả (phát huy, phát triển);

Hành vi “kinh nghiệm” là động thái hành Thổ (thu gọn, qui nạp):
Hành vi “phương pháp” là động thái của hành Kim (chắt lọc, chọn lựa);
Hành vi “phản xạ” là động thái hành Thuỷ (phát tán, thanh lý)
13
- Tương quan ngũ hành
Trong 1 năm có 4 mùa, khởi đầu bằng mùa xuân, tương đương với hành Mộc.
Hành Mộc (cây, gỗ) đến mùa xuân ấm áp thì đâm chồi, nảy lộc khởi đầu cho 1
năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Mùa hạ nóng nực, tương ứng với
hành Hỏa (lửa. nhiệt độ cao). Mùa thu mát mẻ, tương ứng với hành Kim (Kim
loại). Mùa đông lạnh lẽo ứng với hành Thủy (nước, dung dịch). Ngoài bốn mùa
xuân, hạ, thu, đông trên thì hành Thổ (đất) tương ứng với sự chuyển giao giữa
các mùa: Xuân hè, hè thu, thu đông, đông xuân.
- Các qui luật của Ngũ hành
1. Tương sinh (Sinh: hàm ý nuôi dưỡng, giúp đỡ):
Giữa Ngũ hành có mối quan hệ nuôi dưỡng, giúp đỡ, thúc đẩy nhau để
vận động không ngừng, đó là quan hệ Tương sinh.
Người ta qui ước thứ tự của Ngũ hành Tương sinh như sau: Mộc sinh
Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.
Trong quan hệ Tương sinh, mỗi Hành đều có mối quan hệ với hai Hành
khác (hai vị trí khác: Cái-Sinh-Nó và Cái-Nó-Sinh). Người hình tượng hóa
quan hệ tương sinh cho dễ hiểu bằng hình ảnh quan hệ Mẫu - Tử: chẳng hạn
Mộc (Mẹ) sinh Hỏa (Con)… Thí dụ: vận động chân tay (Mộc) làm cho người
nóng lên (sinh Hỏa)…
2. Tương khắc (Khắc hàm ý ức chế, ngăn trở):
14
Giữa Ngũ hành có mối quan hệ ức chế nhau để giữ thế quân bình, đó là
quan hệ Tương khắc.
Người ta qui ước thứ tự của Ngũ hành Tương khắc như: Mộc khắc Thổ,
Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.
Trong quan hệ tương khắc, mỗi Hành cũng có quan hệ với hai Hành

khác (hjai vị trí khác: Cái-Khắc-Nó và Cái-Nó-Khắc). Người xưa hình tượng
hóa quan hệ tương khắc thành quan hệ Thắng – Thua: chẳng hạn Mộc (kẻ
thắng) khắc Khổ (kẻ thua). Thí dụ: khi vận động chân tay (Mộc) thì hoạt động
của tiêu hóa sẽ giảm đi (khắc Thổ)…
Sơ đồ quan hệ Tương sinh Tương khắc của Ngũ hành (Tương sinh
; Tương khắc ) 
- Hành của thiên can:
Giáp, Ất ………….hành Mộc
Bính, Đinh……… hành Hỏa
Mậu, Kỷ………… hành Thổ
Canh, Tân…………hành Kim
Nhâm, Quý……… hành Thủy
- Hành của địa chi:
- Tý, Hợi ………………………thuộc Thủy
Dần, Mão …………………….thuộc Mộc
Tị, Ngọ ………………………thuộc Hỏa
15
Thân, dậu …………………….thuộc Kim
Thìn, Tuất, Sửu, Mùi………….thuộc Thổ
- Theo vòng lục thập hoa giáp, cứ 60 năm là 1 Hội và 60 năm cũng được chia
thành ngũ hành. Tương đương với Thập nhị Chi (60:5 =12) nghĩa là mỗi Chi
trong Thập nhị Chi đều có ngũ hành.
- Phương pháp tìm bản Mệnh
II.2.1. Khi đã rõ tuổi của hàng Can, Chi, muốn tìm xem Bản mệnh
thuộc Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ xem bảng sau:
Bảng 1-5: Bản tổng hợp bản Mệnh của 60 hoa giáp
Ví dụ: tuổi Tý thì có Giáp Tý, thuộc hành Kim, Bính Tý thuộc hành Thủy,
Mậu Tý thuộc hành Hỏa, Canh Tý thuộc hành Thổ và Nhâm Tý thuộc hành
Mộc. Các tuổi khác cũng đều như vậy.
II.2.3. Âm dương

Triết học Âm - Dương có thiên hướng suy tư về nguyên lý vận hành đầu tiên và
phổ biến của vạn vật; đó là sự tương tác của hai thế lực đối lập nhau là Âm và
Dương.
“Âm” là một phạm trù rất rộng, phản ánh khái quát những thuộc tính phổ biến
của vạn vật như: nhu, thuận, tối, ẩm, phía dưới, phía phải, số chẵn (2, 4, 6…).
“Dương” là phạm trù đối lập với “Âm”, phản ánh khái quát những tính chất phổ
biến của vạn vật như: cương, cường, sáng, khô, phía trên, phía trái, số lẻ (1, 3,
5…). Nhưng hai thế lực Âm - Dương không tồn tại biệt lập mà là thống nhất với
nhau, chế ước lẫn nhau theo ba nguyên
Phân định Âm Dương theo Thiên Can của năm sinh
Được tổng hợp trong Bảng sau:
Bảng 1-1: Phân định Âm Dương của Thiên Can
Phân Âm Dương theo Địa Chi của năm sịnh
Được tổng hợp trong Bảng sau:
16
Bảng 1-2: Phân định Âm Dương của Địa Chi
Ví dụ, nếu ghép các Chi Dương và Can Dương với nhau như trên ta có: Giáp Tý,
Bính Dần, Mậu Thìn, Canh Ngọ, Nhâm Tuất. Nếu ghép các Chi âm và Can âm lại
thì ta có: Ất Sửu, Đinh Mão, Kỷ Tị, Tân Mùi, Quý Hợi.
II.2.4. Cách tính Can- Chi của Năm;
- Cách xác định can của năm sinh:
Năm sinh tính từ năm 1924. Lấy năm sinh - 4 sau đó chia dư cho 10
được kết quả tra vào bảng sau để lấy can
STT 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Can Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Quý
- Cách xác định chi của năm:
Năm sinh tính từ năm 1924. Lấy năm sinh - 4 sau đó chia dư cho 12 được kết
quả tra vào bảng sau để lấy chi.
STT 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
Chi Tý Sửu Dần Mẹo

Thì
n Tị Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi
II.2.5. Cách tính Can – Chi của Tháng
- Cách xác định can của tháng:
Can của tháng M năm Y âm lịch được tính theo công thức sau: chia
Y*12+M+3 cho 10, lấy số dư tra vào bảng sau để lấy can:
STT 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Can Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Quý
Ví dụ: Can-Chi của tháng 3 âm lịch năm Giáp Thân 2004 là Mậu Thìn:
tháng 3 âm lịch là tháng Thìn (trong một năm âm lịch, tháng 11 là
tháng Tý, tháng 12 là Sửu, tháng Giêng là tháng Dần v.v.,) và
(2004*12+3+3)= 24054, 24054 chia 10 dư 4, như vậy Can của tháng là
Mậu.
- Cách xác định chi của tháng
Tháng
(âm lịch)
11 12 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Chi Tý Sửu Dần Mẹo Thìn Tị Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi
17
II.2.6. Cách tính Can – Chi của Ngày
- Cách tính Can – Chi của Ngày
Can-Chi của ngày lặp lại theo chu kỳ 60 ngày, như thế nó cũng có thể
tính được một cách đơn giản. Cho JDN là số ngày Julius của ngày
day/month/year. Ta chia JDN+9 cho 10. Số dư 0 là Giáp, 1 là Ất v.v. Để tìm
Chi, chia JDN+1 cho 12; số dư 0 là Tý, 1 là Sửu v.v.
Số ngày JDN được tính theo công thức sau:
Cho một ngày trong Julian calendar (lúc trưa):
- Phương pháp xác định ngày đầu năm dương lịch
Để xác định ngày đầu năm dương lịch, trước hết chúng ta cần biết
những mốc thời gian ổn định trong từng năm và có Can Chi ngày giống nhau

đó là các ngày 1-3, 30-4, 29-6, 28-8, 27-10, và 26-12. Bởi vì theo vòng tuần
hoàn Can Chi thì cứ 60 ngày là chu kì Can Chi lặp lại. Nếu lấy các mốc ngày
khác thì sẽ không cố định, không có căn cứ được. vì nếu gặp năm nhuận thì
tháng 2 dương lịch là 29 ngày (Tháng 2 năm không nhuận chỉ là 28 ngày).
Ví dụ: xác định ngày dương lịch năm 2012: Theo lịch năm 2011 ta có
ngày 1-3 dương lịch là ngày Ất Mão theo chu kì trên thì ngày 26-12-2011 sẽ là
ngày Ất Mão và để tính ngày đầu năm dương lịch 2012 ta chỉ cần tính: Ngày
27-12 là ngày Bính thìn, ngày 28-12 là ngày Đinh Tị, ngày 29-12 là ngày Mậu
ngọ, 30-12 là ngày Kỷ mùi và 31-12 là ngày Canh thân. Vậy ngày đầu năm
Nhâm Thìn sẽ là ngày Tân Dậu. (Tất cả các năm khác đều tính tương tự).
II.2.7. Cách tính Can – Chi của Giờ
- Cách xác định can của giờ theo ngày:
Căn cứ vào bảng bên dưới và can của ngày: Lấy STT của can Ngày nhân với 2,
sau đó chia dư cho 10 được kết quả tra vào bảng sau để lấy can giờ Tý;
STT 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Can Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Quý
18
Ví dụ: Ngày 1 tháng 2 năm 2014 âm lịch là ngày Tân Mùi, như vậy Can giờ Tý
của ngày Tân Mùi là Mậu Tý vì 7x2=14 chia 10 dư 4 (STT 4 trong bảng ứng với
can Mậu)
- Cách xác định chi của giờ
ST
T
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Thời
gian
23h30
-1h30
1h30
-

3h30
3h30
-
5h30
5h30
-
7h30
7h30
-
9h30
9h30
-
11h3
0
11h30
-
13h30
13h30
-
15h30
15h30
-
17h30
17h30
-
19h30
19h30
-
21h30
21h30

-
23h30
Giờ Tý Sửu Dần Mẹo Thìn Tị Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi
II.2.8. Định hợp – phá của Thiên Can – Địa chi
Phân định hợp, phá của Thiên Can
Mười Thiên Can được chia ra các cặp Thiên Can hợp, phá như sau:
Bảng:Thiên Can hợp, phá
Phân định hợp – xung của Địa Chi:
+ Tam hợp của Địa Chi
- Tam hợp: Dần Ngọ Tuất; - Tam hợp: Tị Dậu Sửu;
- Tam hợp: Thân Tý Thìn; - Tam hợp: Hợi Mão Mùi.
+ Nhị hợp của Địa Chi
- Tý hợp Sửu; - Thìn hợp Dậu;
- Dần hợp Hợi; - Tị hợp Thân;
- Mão hợp Tuất; - Ngọ hợp Mùi.
+ Xung nhau của Địa Chi
- Tý xung với Ngọ; - Tị xung với Hợi;
- Mão xung với Dậu; - Thìn xung với Tuất;
- Dần xung với Thân; - Sửu xung với Mùi.
II.2.9. Thập nhị trực
Mười hai trực, mỗi ngày một trực theo trình tự sau: Kiến, Trừ, Mãn,
Bình, Định, Chấp, Phá, Nguy, Thành, Thu, Khai, Bế.
Thời kỳ đầu 12 trực dùng để chỉ tên 12 tháng âm lịch, về sau chuyển hoá
dùng để chỉ ngày tốt, ngày xấu.
Cách sắp xếp 12 trực có quan hệ đến sao Phá Quân (còn gọi là Diêu
Quang tinh) tức là sao đứng đầu trong hình cán gáo thuộc chòm sao Đại Hùng
Tin (Bắc đẩu).
Mười hai chi chỉ 12 tháng được xếp theo 24 phương vị:
19
• Tý (tháng 11) thuộc phương Bắc

• Ngọ (tháng 5) thuộc phương Nam
• Mão (tháng 2) thuộc phương Đông
• Dậu (tháng 8) thuộc phương Tây
Tiết lập xuân vào lúc hoàng hôn (chập tối) sao cán gáo chỉ vào hướng
Đông – Bắc hợp với cung Dần, nên gọi là tháng giêng (lập xuân) Kiến Dần
= Trực Kiến vào ngày Dần. Đến tiết Kinh Trập (tháng 2), sao cán gáo đó
cũng đúng lúc hoàng hôn chỉ chính hướng Đông hợp với cung Mão, nên gọi
tháng 2 (Kinh Trập) Kiến Mão = Trực Kiến vào ngày Mão. Đến tiết Thanh
minh (tháng 3) sao cán gáo chỉ hướng Đông Đông Nam hợp với cung Thìn
nên gọi là tháng 3 Kiến Thìn. Trực Kiến vào những ngày Thìn, lần lượt
quay vòng như vậy, sau 12 tháng lại trở lại tháng giêng Kiến Dần.
Chu kỳ ngày hàng chi là 12 ngày, ngày trực cũng 12 ngày, nhưng vì
tháng giêng Kiến Dần, tháng 2 Kiến Mão, nên có hiện tượng mỗi tháng có 2
ngày liên tiếp cùng một trực, hai ngày đó gọi là ngày “Trùng Kiến”. Bắt đầu
từ ngày tiết đầu tiên của tháng nào thì theo trực của tháng đó.
Số
thứ
tự
Tháng
Âm
Giêng 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Tên
tiết
khí
Lập
xuân
từ
Kinh
trập
từ

Thanh
Minh
từ
Lập
hạ
từ
Mang
chủng
từ
Tiểu
thử
từ
Lập
thu
từ
Bạch
lộ
từ
Hàn
lộ
từ
Lập
đông
từ
Đại
tuyết
từ
Tiểu
hàn
từ

Tháng
Dương
4 - 5
(*) - 2
6 - 7
- 3
4 - 6
- 4
6 - 7
- 5
6 - 7
- 6
7 - 8
- 7
7 - 9
- 8
8 - 9
- 9
8 - 9
- 10
7 - 8
- 11
7 - 8
- 12
5 - 6
-1
1 Kiên Dần Mão Thìn Tị Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi Tý Sửu
2 Trừ Mão Thìn Tị Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi Tý Sửu Dần
3 Mãn Thìn Tị Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi Tý Sửu Dần Mão
4 Bình Tị Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi Tý Sửu Dần Mão Thìn

5 Định Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi Tý Sửu Dần Mão Thìn Tị
6 Chấp Mùi Thân Dậu Tuất Hợi Tý Sửu Dần Mão Thìn Tị Ngọ
7 Phá Thân Dậu Tuất Hợi Tý Sửu Dần Mão Thìn Tị Ngọ Mùi
8 Nguy Dậu Tuất Hợi Tý Sửu Dần Mão Thìn Tị Ngọ Mùi Thân
9 Thành Tuất Hợi Tý Sửu Dần Mão Thìn Tị Ngọ Mùi Thân Dậu
10 Thu Hợi Tý Sửu Dần Mão Thìn Tị Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất
20
11 Khai Tý Sửu Dần Mão Thìn Tị Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi
12 Bế Sửu Dần Mão Thìn Tị Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi Tý
II.2.10. Giờ Hoàng Đạo
Hoàng đạo trong thiên văn học cổ đại (còn có tên là Thiên Hoàng Đạo) tức
là quỹ đạo chuyển động của mặt trời trên bầu trời mà người xưa qua sát được.
Qua quỹ đạo đó thấy đường đi của mặt trời trong một năm có những
khoảng cách khác nhau, lấy quỹ đạo đó mà phân định mùa và khí tiết.
Các sao trên cung Hoàng Đạo vốn không có hàm ý sao tốt hay sao xấu.
Nhưng theo tâm lý của người xưa: Mặt trời tức Ông trời. Mặt trời là vật hữu hình,
Ông Trời là vô hình, Mọi người, mọi vật, mọi việc mọi điều hoạ phúc trên đời này
đều do ông Trời đầy đủ quyền uy quyết định. Ngày ngày, tháng tháng, năm năm
trên đường đi của ông Trời qua từng chặng đường tất phải có các vị thần hộ vệ,
mỗi vị thần là 1 ngôi sao, các thần có thần thiện thần ác, mỗi thần chyên lo một
việc do ông Trời giao phó. Vì vậy trong 12 giờ có 12 vị thần sát, các vị thần sát
cũng luân phiên trực nhật mỗi vị 1 ngày trong tháng trong năm. Đường thần thiện
đi gọi là Hoàng Đạo.
Giờ Hoàng Đạo:
Theo phong tục cổ truyền, khởi đầu một việc gì, ngoài việc chọn ngày lành
tháng tốt còn phải chọn giờ tốt. Xuất hành, khởi công xây dựng, khai trương cửa
hàng, bắt đầu đi đón dâu, đưa dâu, bắt đầu lễ đưa ma, hạ huyệt đều phải chọn giờ
Hoàng Đạo, tránh giờ Hắc Đạo. Trừ trường hợp đặc biệt, ví dụ sắp đến giờ tàu xe
sắp xuất phát, nếu đợi giờ tốt có khi lỡ kế hoạch hoặc có ngày tốt, giờ tốt nhưng
thời tiết rất xấu, chưa khởi công được nếu cứ quá câu nệ có khi hỏng việc. Sau

đây là bảng kê giờ Hoàng Đạo:
BẢNG KÊ GIỜ HOÀNG ĐẠO TỪNG NGÀY
STT Ngày Giờ Hoàng Đạo
1 Tý Thân, Dậu, Tý, Sửu, Mão, Ngọ
2 Sửu Tuất, Hợi, Dần, Mão, Tị, Thân
3 Dần Tý, Sửu, Thìn, Tị, Mùi, Tuất
4 Mão Dần, Mão, Ngọ, Mùi, Dậu, Tý
5 Thìn Thìn, Tị, Thân, Dậu, Hợi, Dần
21
6 Tị Ngọ, Mùi, Tuất, Hợi, Sửu, Thìn
7 Ngọ Thân, Dậu, Tý, Sửu, Mão, Ngọ
8 Mùi Tuất, Hợi, Dần, Mão, Tị, Thân
9 Thân Tý, Sửu, Thìn, Tị, Mùi, Tuất
10 Dậu Dần, Mão, Ngọ, Mùi, Dậu, Tý
11 Tuất Thìn, Tị, Thân, Dậu, Hợi, Dần
12 Hợi Ngọ, Mùi, Tuất, Hợi, Sửu, Thìn
22
Chương III. CÀI ĐẶT HỆ CHUYÊN GIA
1 Phát biểu bài toán
a. Người sử dụng nhập vào ngày, tháng, năm sinh Âm lịch hệ thống sẽ trả
lời câu hỏi sau:
 Sinh vào tháng âm lịch, năm âm lịch thuộc can chi nào?
 Mạng trong ngũ hành là gì?
b. Nhập tháng cần khai trương trong năm 2014 hệ thống sẽ chọn ra những
ngày tốt trong tháng đó thích hợp làm công việc trên. Khi nhập tháng, ta
sẽ tìm can - chi của tháng và các ngày nên làm trong tháng đó rồi đem
so với can – chi, mạng trong ngũ hành của người thực hiện công việc để
chọn ra ngày phù hợp.
III.1. Thông tin ban đầu
Thông tin ban đầu gồm ngày tháng năm sinh của người muốn xem và tháng

muốn khởi sự công việc.
III.2. Thông tin đích
Dữ liệu đích gồm các ngày giờ tốt và điểm của từng ngày giờ tốt chọn được.
III.3. Hướng xử lí bài toán
III.4.1. Việc chọn ngày được thực hiện qua các bước như sau:
Bước 1: Chọn ngày tốt căn bản:
Khai trương là mở cửa hàng quán để buôn bán. Mở kho, nhập kho là để đem
hóa vật ra hay mang hóa vật vào. Lấy hay cất vật quý là như vàng bạc, châu
ngọc muốn đem cất giấu hoặc nay muốn lấy ra. Cả ba việc trên đều dùng
chung trong 26 ngày tốt sau đây: Giáp Tý, Ất Sửu, Bính Dần, Kỷ Tị, Canh
Ngọ, Tân Mùi, Giáp Tuất, Ất Hợi, Bính Tý, Đinh Sửu, Nhâm Ngọ, Quý Mùi,
Giáp Thân, Canh Dần, Tân Mẹo, Ất Mùi, Kỷ Hợi, Canh Tý, Quý Mẹo, Bính
Ngọ, Nhâm Tý, Giáp Dần, Ất Mẹo, Kỷ Mùi, Canh Thân, Tân Dậu.
Bước 2: Định điểm cho ngày tốt căn bản:
o Mỗi ngày tốt chọn ra trong số các ngày tốt căn bản ở trên có trước 5
điểm/ngày.
o Xét điểm khi gặp 12 loại Trực: Nếu gặp trực hạp với việc định làm thì
cộng thêm 1 điểm, nếu gặp trực kỵ với việc định làm thì trừ đi 1 điểm,
không thấy nói gì đến trực trong vụ việc định làm thì thôi.
23
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Trực Kiến Trừ Mãn Bình Định Chấp Phá Nguy Thành Thu Khai Bế
Hạp/kỵ +1 0 +1 +1 +1 0 -1 -1 +1 0 +1 -1
o Lấy tuổi của người thực hiện khai trương so với các ngày tốt cao điểm:
 So sánh can - chi của người sử dụng và can - chi của ngày tốt cơ
bản: Nếu hợp thì được cộng 1 điểm nếu không hợp thì trừ 1 điểm.
 So sánh mệnh của người thực hiện khai trương có hợp kỵ theo
ngũ hành không: Nếu tương sinh thì được cộng 1 điểm, tương
khắc thì trừ 1 điểm. Ví dụ: Người sử dụng mệnh Hoả, ngày tốt cơ
bản có hành Mộc: là tốt vì Mộc sinh Hoả (quan hệ tương sinh)

nên được cộng 1 điểm, còn nếu ngày tốt cơ bản thuộc hành Thuỷ:
không tốt vì Thuỷ khắc Hoả nên bị trừ 1 điểm.
Bước 3: Chọn giờ tốt
Khi chọn được ngày lành rồi thì chọn giờ tốt trong ngày để khởi công,
khởi sự, là bắt đầu làm cái việc mình định làm ấy.
Ví dụ: Người xem tuổi Canh Tý, đã xem được ngày Giáp Tý là ngày cao
điểm nhất trong các bước trên.
Tra xem thì thấy ngày Giáp tý có 6 giờ Hoàng Đạo: Giáp Tý, Ất Sửu,
Đinh Mẹo, Canh Ngọ, Nhâm Thân, Quý Dậu.
Cách so đối cũng y như trên kia lấy tuổi so với ngày tốt cao điểm vậy.
• Tuổi Canh Tý (Thổ)_ giờ Giáp Tý (Kim): Có một xấu một tốt. Canh
phá Giáp là xấu. Nạp âm Thổ sinh Nạp âm Kim.
• Tuổi Canh Tý (Thổ)_ giờ Ất Sửu (Kim): có ba cách tốt => Ất với Canh
là Thiên Can Ngũ hợp . Tý với Sửu là Địa Chi Lục hợp. Nạp âm Thổ
sinh Nạp âm Kim.
• Tuổi Canh Tý (Thổ)_ giờ Đinh Mẹo (Hỏa): có một tốt và một xấu. Tý
với Mẹo là Tam Hình. Nạp âm Hỏa sinh Nạp âm Thổ.
• Tuổi Canh Tý (Thổ)_ giờ Canh Ngọ (Thổ): có một tốt một xấu. Nạp âm
Thổ với Nạp âm Thổ tỷ hòa, vượng. Tý với Ngọ là Lục Xung.
• Tuổi Canh Tý (Thổ)_ giờ Nhâm Thân (Kim): có hai cách tốt. Nạp âm
tương sinh là một. Tý với Thân là Tam Hợp.
24
• Tuổi Canh Tý (Thổ)_ giờ Quý Dậu (Kim): có một xấu và một tốt. Nạp âm
tương sinh là tốt. Tý với Dậu là Lục Phá.
Trong 6 giờ Hoàng Đạo trên thì giờ Ất Sửu tốt hạng nhất vì có tới 3 cách tốt.
Kế đến là giờ Nhâm Thân có 2 cách tốt. Do giờ Ất Sửu là vào lúc khuya chẳng
tiện xài, nên giờ hợp lý là giờ Nhâm Thân dễ dùng hơn.
Trong việc chọn giờ có thể sắp hạng từ tốt tới xấu như sau:
• Giờ có ba cách tốt là HẠNG NHẤT, rất nên dùng.
• Giờ có hai cách tốt là HẠNG NHÌ, nên dùng.

• Giờ có một cách tốt mà không lẫn cách xấu là Hạng ba, khá nên dùng.
• Giờ có hai cách tốt và một cách xấu là Hạng tư, khá nên dùng.
• Giờ có một cách tốt và một cách xấu là hạng năm, tạm dùng.
• Giờ có một cách xấu mà không có lẫn một cách tốt là hạng sáu, chẳng
nên dùng.
• Giờ có hai cách xấu và một cách tốt là hạng bảy, chẳng nên dùng.
• Giờ có hai cách xấu là hạng tám, quyết không nên dùng.
• Giờ có ba cách xấu là hạng chín, tuyệt đối chẳng nên dùng.
III.4.2. Sử dụng ngôn ngữ lập trình để cài đặt chương trình chọn ngày giờ
tốt để khai trương trong năm 2014.
III.4.2.1. Sử dụng ngôn ngữ lập trình Pascal:
1. Tổ chức dữ liệu:
Xây dựng cấu trúc ngày tốt cơ bản gồm các thuộc tính can, chi, ngày
âm lịch và điểm ban đầu (ngày bình thường được 5 điểm, ngày có
Trực không tốt với việc khai trương được 4 điểm, ngày tốt cho việc
khai trương được 6 điểm); các mối quan hệ tương sinh- tương khắc
của cung mạng ngũ hành, mối quan hệ hạp/kỵ giữa các cung biểu
diễn bằng mảng hai chiều;
2. Chương trình:
PROGRAM XEM_NGAY;
uses crt;
type M1C= array[0 20] of integer;
ngay = record
can,chi,al:string;
diem:integer; end;
var mCan: array[0 9] of string
=('Giap','At','Binh','Dinh','Mau','Ky','Canh','Tan','Nham','Quy');
mChi:array[0 11] of string =
('Ty"','Suu','Dan','Mao','Thin','Ti.','Ngo',
'Mui','Than','Dau','Tuat','Hoi');

mMang: array[0 4] of string = ('Kim','Moc','Thuy','Hoa','Tho');
mMangCCH: array [0 9,0 11] of integer =
((0,-1,2,-1,3,-1,0,-1,2,-1,3,-1),
(-1,0,-1,2,-1,3,-1,0,-1,2,-1,3),
(2,-1,3,-1,4,-1,2,-1,3,-1,4,-1),
(-1,2,-1,3,-1,4,-1, 2, -1, 3, -1, 4),
(3,-1,4,-1,1,-1,3,-1,4,-1,1,-1),
(-1,3,-1,4,-1,1,-1,3,-1,4,-1,1),
25
(4,-1,1,-1,0,-1,4,-1,1,-1,0,-1),
(-1,4,-1,1,-1,0,-1,4,-1,1,-1,0),
(1,-1,0,-1,2,-1,1,-1,0,-1,2,-1),
(-1,1,-1,0,-1,2,-1,1,-1,0,-1,2));
mCanHop: array [0 9,0 9] of integer =
((-1,-1,-1,-1, 0, 1, 0,-1,-1,-1),
(-1,-1,-1,-1,-1, 0, 1, 0,-1,-1),
(-1,-1,-1,-1,-1,-1, 0, 1, 0,-1),
(-1,-1,-1,-1,-1,-1,-1, 0, 1, 0),
( 0,-1,-1,-1,-1,-1,-1,-1, 0, 1),
( 1, 0,-1,-1,-1,-1,-1,-1,-1, 0),
( 0, 1, 0,-1,-1,-1,-1,-1,-1,-1),
(-1, 0, 1, 0,-1,-1,-1,-1,-1,-1),
(-1,-1, 0, 1, 0,-1,-1,-1,-1,-1),
(-1,-1,-1, 0, 1,-1,-1,-1,-1,-1));
mChiHop: array [0 11,0 11] of integer =
((-1, 1,-1,-1, 1,-1, 0,-1, 1,-1,-1,-1),
( 1,-1,-1,-1,-1, 1,-1, 0,-1, 1,-1,-1),
(-1,-1,-1,-1,-1,-1, 1,-1, 0,-1, 1, 1),
(-1,-1,-1,-1,-1,-1,-1, 1,-1, 0, 1, 1),
( 1,-1,-1,-1,-1,-1,-1,-1, 1, 1, 0,-1),

(-1, 1,-1,-1,-1,-1,-1,-1, 1, 1,-1, 0),
( 0,-1, 1,-1,-1,-1,-1, 1,-1,-1, 1,-1),
(-1, 0,-1, 1,-1,-1, 1,-1,-1,-1,-1, 1),
( 1,-1, 0,-1, 1, 1,-1,-1,-1,-1,-1,-1),
(-1, 1,-1, 0, 1, 1,-1,-1,-1,-1,-1,-1),
(-1,-1, 1, 1, 0,-1, 1,-1,-1,-1,-1,-1),
(-1,-1, 1, 1,-1, 0,-1, 1,-1,-1,-1,-1));
mMangHop: array [0 4,0 4] of integer =( (-1, 0, 1, 0, 1),
(0, -1, 1, 1, 0),
(1,1,-1,0,0),
(0,1,0,-1,1),
(1,0,0,1,-1));
mGioHoangDao: array[0 11,0 11] of integer =
( (1,1,0,1,0,0,1,0,1,1,0,0),
(0,0,1,1,0,1,0,0,1,0,1,1),
(1,1,0,0,1,1,0,1,0,0,1,0),
(1,0,1,1,0,0,1,1,0,1,0,0),
(0,0,1,0,1,1,0,0,1,1,0,1),
(0,1,0,0,1,0,1,1,0,0,1,1),
(1,1,0,1,0,0,1,0,1,1,0,0),
(0,0,1,1,0,1,0,0,1,0,1,1),
(1,1,0,0,1,1,0,1,0,0,1,0),
(1,0,1,1,0,0,1,1,0,1,0,0),
(0,0,1,0,1,1,0,0,1,1,0,1),
(0,1,0,0,1,0,1,1,0,0,1,1));
mSoNgay: array[1 13] of integer
=(13,13,12,13,12,13,13,13,13,13,13,12,13);
lichVanNien: array[1 13,1 13] of ngay;
Can,Chi,Mang,T,NS,c,ch,Ng:integer;
dThang,dNgay,mGio:M1C;

function canGioTy(canNgay:integer):integer;
begin
canGioTy:=canNgay*2 mod 10;
end;
procedure CanGio(canNgay:integer; var cGio:M1C);
var i,canGT: integer;
begin
canGT:=canGioTy(canNgay);
for i:=0 to 11 do cGio[i]:=(canGT+i) mod 10;
end;

×