Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Kinh tế học và kinh tế học vi mô trong quá trình đổi mới, hoàn thiện nội dung và phương pháp giảng dạy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.03 KB, 12 trang )

KINH TẾ HỌC VÀ KINH TẾ HỌC VI MÔ TRONG Q
TRÌNH ĐỔI MỚI, HỒN THIỆN NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP GIẢNG DẠY
trong q trình đổi mới, hồn thiện
nội dung và phương pháp giảng dạy
Đỗ Phi Hồi

Mới cách đây 10 năm thơi, khi nói đến khái niệm kinh tế
học, nhiều người, trong đó có cả các nhà khoa học đều thận trọng
và dè dặt. Xem xét một hiện tượng kinh tế, một quan hệ kinh tế,
dùng lý luận kinh tế học để soi rọi cũng không dễ dàng, nhạy bén
như hôm nay. Phải khẳng định rằng, kinh tế học đã nhanh chóng
đi vào đời sống kinh tế - xã hội với các vấn đề kinh tế của một
quốc gia hay một đơn vị kinh tế mà không phải chỉ nằm trên
những trang vở của sinh viên hay những cơng trình nghiên cứu
như những ngày đầu tiếp cận với nó. Đó là quá trình đổi mới,
hồn thiện và phát triển một cách tồn diện xung quanh một bộ
môn khoa học mới mẻ, phổ biến mà đầy sức hấp dẫn này.

1


1. Bắt đầu từ việc tiếp cận, nghiên cứu kinh tế học. Kinh tế
học ra đời khi người ta nhận thức được rằng: Nguồn tài nguyên
khan hiếm mà nhu cầu của con người thỡ vụ hạn. Làm thế nào để
thỏa mãn nhu cầu vơ hạn đó từ nguồn tài ngun ngày càng trở
nên khan hiếm này! Cần phải lùa chọn, phải đưa ra những quyết
định đúng đắn, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh ở từng thời điểm
và ở mỗi thời kỳ. Việc đó được làm bởi mỗi cá nhân, mỗi tập thể
cũng như mỗi quốc gia. Kinh tế học được hiểu một cách ngắn gọn
nhưng đầy hàm ý là khoa học về sự lùa chọn. Nhờ đó, người ta


giải thích được các hiện tượng kinh tế và đưa ra các quyết định
sản xuất, kinh doanh hoặc các chính sách kinh tế. Sự phân nhánh
trong kinh tế học làm sáng tỏ điều này. Kinh tế học thực chứng
giải thích sự hoạt động của nền kinh tế một cách khách quan.
Kinh tế học chuẩn tắc đưa ra các chỉ dẫn hoặc những khuyến nghị
dựa trờn những đánh giá, nhận xét mang tính chủ quan cá nhân.
Theo cách phân nhánh khác, kinh tế học được phân thành
kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô. Kinh tế học vĩ mô quan
tâm đến tổng thể nền kinh tế như ảnh hưởng của chi tiêu chính

2


phủ, thuế và chính sách tiền tệ. Kinh tế học vi mô quan tâm đến
những đơn vị kinh tế riêng lẻ như người tiêu dùng và hãng sản
xuất.
Đó là những khái niệm ban đầu rất giản dị nhưng cũng rất
hấp dẫn mà sinh viên được hết đến khi bắt đầu tiếp cận với bộ
môn khoa học này. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để sinh viên có
thể hình dung một cách khái quát về nền kinh tế và những vấn đề
sẽ được giải quyết trong kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô.
2. Đi sâu vào nội dung, các nhà kinh tế sử dụng các lý
thuyết kinh tế và các mơ hình. Các lý thuyết là sự diễn giải mang
tính giả định những mối quan hệ nhân - quả giữa các biến số có
thể quan sát được thông qua các mối liên hệ biện chứng giữa các
hoạt động kinh tế. Các mơ hình cho phép rót ra từ thực tế và do
đó có thể đơn giản hóa cơng việc. Ở đó, các giả định cũng được
đưa ra nhằm tỏch riờng các mối quan hệ giữa các biến số quan
trọng. Mơ hình sẽ đưa ra một hệ thống phân tích để tìm hiểu các
vấn đề kinh tế. Sử dụng lý thuyết và mơ hình giúp chúng ta có


3


khả năng áp dụng các kết quả phân tích để nghiên cứu các vấn đề
kinh tế trọng tâm mà mỗi xã hội cần phải giải quyết.
Bằng sơ đồ mô tả hệ thống kinh tế của một quốc gia, sinh
viên sẽ được hiểu một cách tổng quát các hoạt động kinh tế và các
mối liên hệ kinh tế của quốc gia cả ở góc độ vi mơ và vĩ mơ.
Thêm nữa, nếu đặt sơ đồ này trong điều kiện nền kinh tế mở, các
vấn đề kinh tế thế giới sẽ tác động vào những lĩnh vực nào và chi
phối tới các hoạt động kinh tế gì của một quốc gia cũng được thể
hiện rõ. Sự phân nhánh kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô
cũng rõ nét bắt đầu từ sơ đồ này. Đó cũng chớnh là sự phõn mụn
kinh tế học thành kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô mà sinh
viên được học.
3. Theo học kinh tế học vi mô, sinh viên sẽ được nghiên
cứu lý thuyết hành vi. Người sản xuất và người tiêu dùng cố gắng
để đạt được mục tiêu của mình trong quá trình sản xuất và tiêu
dùng bằng các quyết định sao cho có lợi nhất cho họ. Dĩ nhiên,
các quyết định đó được thực hiện trong những hồn cảnh cụ thể
và với sự tác động của rất nhiều các yếu tố về thị trường. Cũng vì

4


thế, các vấn đề về cung cầu, giá cả, chi phí sản xuất, cạnh tranh,
độc quyền cũng được đưa ra theo trình tự và rất lụgic. Đồng thời
sinh viên cũng hiểu được rằng: các hoạt động kinh tế diễn ra ở thị
trường hàng hóa dịch vụ cũng gần giống với thị trường yếu tố sản

xuất.
Dường như các hoạt động kinh tế diễn ra trên thị trường
một cách suôn sẻ theo các quy luật kinh tế khách quan. Kinh tế
học vi mơ hồn thành sứ mệnh thiêng liêng của mình một cách
tồn vẹn là giải thích được các hoạt động kinh tế và tìm ra nguyên
lý cho việc lùa chọn. Nhưng trên thực tế thì khơng phải hồn tồn
như vậy. Có những vấn đề phát sinh do hoạt động kinh tế vi mơ
gây ra và có những vấn đề mà bản thân lý thuyết kinh tế học vi
mô không giải quyết được. Cũng như mỗi một quốc gia đều tồn
tại và phát triển dựa trờn thế lực kinh tế - xã hội của nã. Ở đây,
vai trị của chính phủ được khẳng định ngay cả trong phạm vi
nghiên cứu vi mô trong khi trước đó, sinh viên đã thấy được vai
trị to lớn của chính phủ qua việc nghiên cứu kinh tế học vĩ mô.

5


4. Với những nội dung trên, phương pháp nghiên cứu,
giảng dạy và học tập kinh tế học vi mô được đổi mới, hồn thiện
để mơn học ngày càng trở nên thiết thực hơn. Có thể khái quát ở
một số điểm sau:
Thứ nhất, sinh viên nhận thức đầy đủ về sự ra đời, nguồn
gốc, bản chất của kinh tế học; hiểu rõ tầm quan trọng của nó trong
đời sống kinh tế xã hội.
Thứ hai, kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô là hai bộ
phận không tách rời của kinh tế học. Chúng đứng cạnh tranh nhau
để bổ sung cho nhau, làm sáng tỏ khái niệm, nội dung của nhau
trên cơ sở phát triển lý thuyết kinh tế.
Thứ ba, linh hồn của kinh tế vi mô là khoa học về sự lùa
chọn. Lý thuyết lùa chọn vừa giúp cho việc giải thích hành vi của

mỗi cá nhân trong nền kinh tế vừa đưa ra cách thức, nguyên tắc
lùa chọn làm căn cứ cho việc ra các quyết định kinh tế.
Thứ tư, các sơ đồ là sự miêu tả một hoạt động kinh tế khái
quát giúp sinh viên hình dung được những vấn đề cần phải giải

6


quyết khi lý giải một hiện tượng kinh tế nào đó. Mơ hình tốn
kinh tế là con đường ngắn nhất để giải quyết một vấn đề kinh tế.
Thứ năm, những bài tập tình huống từ đơn giản đến phức
tạp mà nhờ đó sinh viên làm quen với một cơng việc cụ thể và
thấy được mọi lý thuyết đều được xây dựng trên cơ sở thực tế và
thực tế nào cũng được kiểm chứng một cách khách quan, khoa
học nhờ lý thuyết.
Cuối cùng, các câu hỏi trắc nghiệm buộc sinh viên muốn
trả lời nhanh, chính xác thì cần phải nắm thật chắc các khái niệm
cùng với khả năng tư duy lụgic, thờm khả năng phán đốn, phản
xạ nhanh và đơi khi là cả sự nhạy cảm thể hiện năng khiếu trong
lĩnh vực kinh tế.
5. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề đặt ra trong chương
trình đào tạo hiện nay:
Thứ nhất, về thời lượng cho môn học kinh tế vi mô: 60 tiết
(4 đơn vị học trình) cho sinh viên hệ đào tạo chính quy là phù
hợp. Song với 45 tiết (3 đơn vị học trình) cho hệ đào tạo tại chức
thì khơng đủ. Bởi vì: mỗi líp Đại học tại chức hoặc Đại học bằng

7



hai thường rất đông học viên, gấp khoảng 2-3 lần líp Đại học dài
hạn. Học viên khơng có cơ hội để được đối thoại với giảng viên
nên học thụ động, khó lĩnh hội được kiến thức mới và những khái
niệm trừu tượng - vốn là đặc thù của kinh tế học. Có thể, chương
trình cho hệ đào tạo này cũng được áp dụng thời lượng 60 tiết?
Thứ hai, về nội dung: theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và
Đào tạo, sinh viên các trường Đại học kinh tế được học theo giáo
trình của Bộ xuất bản 1997. Mặc dù đã được góp ý nhưng cho đến
nay, giáo trình vẫn chưa được chỉnh lý, bổ sung nên nhiều khái
niệm, ký hiệu khơng nhất qn giữa các chương, mục. Có một số
chương không đáp ứng yêu cầu của môn học (Chương 6, 7 - Kinh
tế học vi mô, Nxb Giáo dục, 1997).
Thứ ba, về phương pháp: Kinh tế học và nhất là kinh tế học
vi mô sẽ được xem là môn học mang nặng tính lý thuyết và xa rời
thực tiễn nếu như giảng viên truyền đạt kiến thức theo phương
pháp độc thoại và sinh viên lĩnh hội một cách thụ động. Cần phải
kết hợp với phương pháp đối thoại để đem đến hiệu quả giê học
cao hơn cho sinh viên.

8


6. Làm thế nào để việc học tập, giảng dạy kinh tế học nói
chung và kinh tế vi mơ nói riêng đạt hiệu quả cao.
Yêu cầu đối với người dạy
Thứ nhất, mét sự hiểu biết thấu đáo nội dung kinh tế học,
một sự đam mê, tâm đắc về nó sẽ cho sinh viên một người thầy
đáng tin cậy về tri thức trong lĩnh vực mới mẻ này.
Thứ hai, người dạy phải thực sự là một nhà hoạch định
chính sách hoặc tham mưu cho việc hoạch định chính sách kinh tế

của chính phủ. Đồng thời lại phải là một nhà quản lý kinh tế giàu
năng lực, biết làm ra lợi nhuận cho doanh nghiệp và phóc lợi cho
xã hội. Muốn vậy, người dạy cần phải hòa nhập với thực tế, soi
rọi thực tế từ vốn tri thức về kinh tế học của mình và dùng những
kinh nghiệm thực tế để chuyển tải cho sinh viên lý thuyết kinh tế
học. Kinh tế học nói chung và kinh tế học vi mơ nói riêng sẽ dễ
dàng đi vào sự hiểu biết của sinh viên ngay từ những ngày đầu họ
làm quen với khái niệm kinh tế.
Thứ ba, lùa chọn phương pháp giảng dạy phối hợp, dựa
trờn quan điểm toàn diện và biện chứng. Giải quyết vấn đề một

9


cách triệt để khi sử dụng phương pháp diễn giải hay quy nạp kết
hợp với phương pháp nêu vấn đề hay tình huống trên cơ sở tơn
trọng suy nghĩ độc lập của sinh viên.
Cuối cùng, cần phải có phương pháp kiểm tra, đánh giá kết
quả học tập của sinh viên một cách linh hoạt để phát hiện sinh
viên giỏi. Cần tránh khuynh hướng cứng nhắc khiến sinh viên học
thụ động, trả bài theo bài mẫu.
Yêu cầu đối với người học
Thứ nhất, chăm chỉ, say mê, đọc nhiều, tự nờu cỏc vấn đề
để nghiên cứu, suy đoán.
Thứ hai, độc lập trong suy nghĩ, không thụ động trong việc
lĩnh hội kiến thức từ giảng viên. Đưa ra nhiều giả thiết cho một
vấn đề.
Thứ ba, cần có kiến thức vững chắc làm nền tảng cho sự
hiểu biết để nghiên cứu kinh tế học như tốn học, triết học, kinh tế
chính trị Mỏc - Lờnin,... nhờ đó, việc luận giải một vấn đề kinh tế

có thể được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau.
Những yêu cầu mang tớnh khỏch quan
10


Trước hết, sinh viên phải có đủ tài liệu từ nhiều nguồn
khác nhau để học tập và nghiên cứu. Từ đó mới có thể áp dụng
được phương pháp giảng dạy nêu vấn đề và phát huy khả năng
độc lập suy nghĩ của sinh viên.
Tiếp theo, cần phải có giảng viên đủ khả năng giảng dạy cả
kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô, bên cạnh việc chuyờn sõu kinh tế
vĩ mô hay kinh tế vi mô. Nên chăng, chúng ta cần đưa ra yêu cầu
đó một cách bắt buộc. Giảng viên có thể đã tự nghiên cứu song
cần thiết vẫn phải được đào tạo bài bản ở hai phân môn kinh tế vĩ
mô và kinh tế vi mô. Điều này là cần thiết, bởi vì chúng ta cịn
phải hiểu biết kinh tế học ở phạm vi rộng hơn và mang tính ứng
dụng như kinh tế học cho thế giới thứ ba; kinh tế học trong điều
kiện hội nhập v.v...
Kết luận: Đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy là
yêu cầu đặt ra đối với tất cả các môn học nhằm nâng cao chất
lượng đào tạo trong nhà trường, để sinh viên sau khi tốt nghiệp
có kiến thức thực sự, phục vụ cho công cuộc đổi mới của nước
nhà. Kinh tế học là một bộ môn khoa học mới, ngay khi ra đời đã

11


phù hợp và cần thiết trong cơ chế kinh tế mới. Tuy khơng có sự
đổi mới nhiều về nội dung nhưng lại rất cần có sự đổi mới về
phương pháp giảng dạy. Trên thực tế, qua mười năm, phương

pháp giảng dạy đã có nhiều cải tiến, nâng cao và ngày càng được
hoàn thiện. Song, chất lượng đào tạo là thứ khó định lượng nhất
trong mn vàn loại chất lượng sản phẩm. Mỗi cán bộ giảng dạy,
ngoài việc trau dồi kiến thức chun mơn cho mình, cần có niềm
say mê, hứng thó trong sáng tạo và lịng tâm huyết với nghề. Mỗi
sinh viên chuyên cần học hỏi, ham hiểu biết, có ý thức tốt về
việc học tập và định hướng tương lai. Đó là những điều kiện cần
thiết để q trình đổi mới, hoàn thiện nội dung, phương pháp
giảng dạy thực sự có ý nghĩa.

12



×