Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

thảo luận môn kinh tế đầu tư đề tài NỘI DUNG VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN HỮU HÌNH VÀ ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN VÔ HÌNH.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (548.4 KB, 104 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KINH TẾ ĐẦU TƯ

BÀI TẬP NHĨM
MƠN KINH TẾ ĐẦU TƯ
Đề tài:
NỘI DUNG VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ VÀO
TÀI SẢN HỮU HÌNH VÀ ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN VƠ HÌNH

Nhóm sinh viên thực hiện : Nhóm 13
Lớp chuyên ngành

: Đầu tư 49

Lớp

: Kinh tế đầu tư I_2009_2010

Khoa

: Kinh tế đầu tư

Khóa

: 49

Giáo viên hướng dẫn

: TS. Từ Quang Phương
TS. Phạm Văn Hùng



HÀ NỘI, 2010
DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM
1. Trịnh Đức Giang
2. Đinh Ngọc Duy
3. Dương Tuấn Linh
4. Ngụ Thanh Thuận
5. Nguyễn Thị Khánh Linh


Kinh tế đầu tư

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TSHH
TSVH
NĐT
CSHT
VN
KHCB
NHNN
NHTM
HN
TPHCM

Tài sản hữu hình
Tài sản vơ hình
Nhà đầu tư
Cơ sở hạ tầng
Việt Nam
Khoa học cơ bản

Ngân hàng nhà nước
Ngân hàng thương mại
Hà Nội
Thành phố Hồ Chí Minh

3

Lớp Kinh tế đầu tư I


Kinh tế đầu tư

MỤC LỤC
át triển ĐH Kinh tế TPHCM, nhận định................................................57
Tính đến 0 giờ ngày 1/4/2009, cả nước có 43,8 triệu người trong độ
tuổi lao động đang làm việc, chiếm 51,1% dân số (thành thị có 11,9
triệu người, nơng thơn có 31,9 triệu người), lao động nữ chiếm 46,6%
tổng lực lượng lao động. Hiện nay, nước ta cũng bắt đầu bước vào
thời kỳ già hóa dân số. Chỉ số già hóa (biểu thị bằng số người từ 60
tuổi trở lên trên 100 người dưới 15 tuổi) đã tăng 11,4 điểm phần
trăm sau 10 năm (từ 24,5% năm 1999 lên 35,9% năm 2009). Chỉ số
già hóa của Việt Nam hiện nay cao hơn mức trung bình của khu vực
Đơng Nam Á (30%), tương đương mức già hóa của Indonesia,
Philippine, nhưng thấp hơn Singapore (85%), và ThaiLand (52%).Theo
ông Nguyễn Đại Đồng, Vụ trưởng Vụ Lao động và việc làm thuộc
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, sau nhiều năm phát triển, thị
trường lao động Việt Nam vẫn “chưa tương xứng với yêu cầu về
nguồn lao động cho thị trường”. Theo ơng Đồng, hiện mới chỉ có 32%
số lao động là đã qua đào tạo và tỷ lệ lao động đã có chứng chỉ đào
tạo ngắn hạn là 14,4%. Báo cáo về tình hình thị trường lao động

Việt Nam do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội soạn thảo đã
khẳng định: “Việt Nam thiếu trầm trọng lao động kỹ thuật trình độ
cao và lao động dịch vụ cao cấp trong các ngành tài chính, ngân
hàng, du lịch, bán hàng... nên nhiều nghề và công việc phải thuê lao
động nước ngoài trong khi lao động xuất khẩu đa phần có trình độ
chun mơn kỹ thuật thấp........................................................................57
oặc mới chỉ qua giáo dục định hướng”..................................................58
Theo thang điểm 10, Việt Nam được quốc tế đánh giá chất lượng
nguồn nhân lực đạt 3,79 điểm, đứng sau Thái Lan (4,04), Philippines
(4,5..............................................................................................................58
, Malaysia (5,73), Ấn Độ (5,76)...""..........................................................58
14/09/2007: Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam vừa thực hiện điều
tra, khảo sát thực trạng việc làm, thu nhập và đời sống của người lao
động trong các doanh nghiệp FDI tại một số địa phương thu hút nhiều
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Theo đó, khoảng 74% lao
động có việc làm ổn định, 22% lao động khơng có việc làm ổn định,
4% thiếu việc làm. Chỉ có khoảng 50% lao động có đào tạo được
làm đúng nghề. Kỹ năng làm việc của lao động Việt Nam, đặc biệt
các lao động mới ra trường là nỗi lo thường trực của doanh nghiệp.
Theo ý kiến của nhiều chủ doanh nghiệp, các cán bộ phụ trách nhận
sự thì nguyên nhân chính của thực trạng này nảy sinh ngay từ trong
giảng đường, sinh viên chỉ được học kiến thức mà chưa được rèn
4

Lớp Kinh tế đầu tư I


Kinh tế đầu tư

luyện kỹ năng. Nhiều doanh nghiệp đã phải đào tạo lại sinh viên khi

ra trường và vừa đào tạo vừa phải lo lắng vì nhân viên ln có ý định
nhảy việc, t................................................................................................58
cơng việc mới để có thêm "kinh nghiệm".............................................59
Kết quả khảo sát của Ngân hàng Thế giới cũng cho thấy: Khoảng
50% các công ty về may mặc, hóa chất đánh giá lao động được đào
tạo khơng đáp ứng nhu cầu của mình. Khoảng 60% lao động trẻ tốt
nghiệp từ các trường dạy nghề và trường CĐ cần được đào tạo lại
ngay sau khi tuyển dụng. Một số doanh nghiệp phần mềm cần đào
tạo lại ít nhất 1 năm cho khoảng 80%-90% .........................................59
vào hệ thống giáo dục, đào tạo hiện nay.............................................59
Ngân sách nhà nước dành cho giáo dục liên tục tăng qua các năm :
năm 2006 đạt 54.798 tỷ đồng (chiếm 19% tổng chi ngân sách); năm
2007 đạt 66.770 tỷ đồng (chiếm 20%); năm 2008 là 74.017 tỷ đồng
và năm2009 là 91.986 tỷ đồng ( Nguồn Vietnamnet ). Năm 2010 cũng
là năm Bộ GD-ĐT hoàn thành Đề án Chương trình quốc gia đào tạo
nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội đến năm 2015 để trình Thủ tướng
phê duyệt. Đồng thời, đây cũng là năm đầu tiên Bộ hướng dẫn các
trường xây.................................................................................................59
ựng chuẩn đầu ra và thực hiện 3 công khai..........................................60
Tại hội nghị đối thoại thường niên lần thứ hai giữa lãnh đạo Bộ GD ĐT và nhóm các nhà tài trợ quốc tế, Bộ GD - ĐT kêu gọi các nhà tài
trợ quốc tế đầu tư cho 9 dự án lớn trong giai đoạn 2008-2010 với
tổng vốn 1 tỷ USD. Từ năm 1998 đến nay, đã có 9 dự án được triển
khai bằng nguồn vốn ODA với tổng vốn trên 825 triệu USD và 6 dự
án được thực hiện bằng nguồn vốn viện trợ khơng hồn lại với tổng
vốn trên 25 triệu USD. Tỷ lệ giải...........................................................60
gân các dự án trong năm 2007 đạt trên 74%.........................................60
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân cho biết sẽ
cho phép các giảng viên ký hợp đồng với hiệu trưởng để nâng tính
cạnh tranh và hiệu trưởng được phép trả thù lao theo thỏa thuận với
giảng viên. Như vậy, giáo sư khơng cịn là cơng chức suốt đời và

được tự do điều chỉnh 50% chương trình học. Theo bộ trưởng năm
học 2008-2009 là ứng dụng công nghệ thông tin và đổi mới quản lý
tài chính. Tất cả các hiệu trưởng sẽ phải được đào tạo về quản lý
tài chính. Thơng qua chương trình ODA quản lý tài chính trường phổ
thơng, đến 2010 sẽ có phần mềm thự....................................................60

5

Lớp Kinh tế đầu tư I


Kinh tế đầu tư

LỜI MỞ ĐẦU
Xuất phát từ một vấn đề thực tiễn khi một thương hiệu đã nổi tiếng, có
chỗ đứng trên thị trường thì những sản phẩm mang tên thương hiệu này sẽ dễ
được người tiêu dùng mua hơn do họ đã có niềm tin vào thương hiệu đó nên
cũng tin tưởng vào chất lượng sản phẩm.
Cũng có thể thấy, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì khơng thể
tách rời hai yếu tố tài sản vơ hình và tài sản hữu hình. Một con người được
coi là có cuộc sống tốt và đầy đủ chỉ khi đời sống vật chất và đời sống tinh
thần của người đó đều được thoả mãn. Người ta khơng thể sống ( hay không
thực sự sống) khi mà chỉ được đáp ứng
Người ta không thể sống ( hay không thực sự sống) khi mà chỉ được đáp ứng
đời sống vật chất trong khi đời sống tinh thần không hề được quan tâm đến và
ngược lại.Đây là hai mặt thống nhất, gắn bó mật thiết khơng thể tách rời. Mối
quan hệ giữa tài sản hữu hình và tài sản vơ hình trong một doanh nghiệp cũng
giống như mối quan hệ giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của một
con người. Mối quan hệ này và sự nhân thức về tầm quan trọng của nó có ý
nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp.


6

Lớp Kinh tế đầu tư I


Kinh tế đầu tư

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ Lí LUẬN CHUNG VỀ NỘI DUNG VÀ MỐI QUAN
HỆ CỦA ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN HỮU HÌNH VÀ TÀI SẢN VƠ HÌNH
I. NỘI DUNG ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN HỮU HÌNH VÀ TÀI SẢN VƠ
HÌNH
1. Đầu tư
1.1. Khái niệm
Đầu tư là việc sử dụng phối hợp các nguồn lực vào một hoạt động nào đó
nhằm thu được lợi ích hoặc mục tiêu cho chủ đầu tư trong tương lai. Đầu tư
đòi hỏi rất lớn nhiều loại nguồn lực. Theo nghĩa hẹp, nguồn lực sử dụng cho
đầu tư là tiền vốn. Theo nghĩa rộng, nguồn lực đầu tư bao gồm cả tiền vốn,
đất đai, lao động, máy móc thiết bị, tài nguyên.
Đối tượng của đầu tư là tập hợp các yếu tố được chủ đầu tư bỏ vốn thực
hiện nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Trên quan điểm phân công lao
động xã hội, có hai nhóm đối tượng chính là đầu tư theo ngành và đầu tư theo
lãnh thổ. Trên góc độ tính chất và mục đích đầu tư, đối tượng đầu tư chia làm
2 nhóm chính: vì mục tiêu lợi nhuận và vì mục tiêu phi lợi nhuận. Trên góc
độ xem xét mức độ quan trọng, đối tượng đầu tư chia thanh: loại được khuyến
khích đầu tư và loại bị cấm đầu tư. Từ góc độ tài sản, đối tượng đầu tư chia
thành: những tài sản vật chất và tài sản vơ hình.
Kết quả của đầu tư là sự tăng thêm về tài sản vật chất (nhà xưởng, thiết
bị…), tài sản trí tuệ (trình độ văn hố, chun mơn, khoa học kỹ thuật…) và

tài sản vơ hình (phát minh, sáng chế, bản quyền…). Các kết quả của đầu tư
góp phần làm tăng thêm năng lực sản xuất của xã hội.
Mục tiêu của đầu tư vì sự phát triển bền vững, vì lợi ích quốc gia cộng
đồng và chủ đầu tư. Đầu tư thường được thực hiện bởi một chủ đầu tư nhất
7

Lớp Kinh tế đầu tư I


Kinh tế đầu tư

định. Chủ đầu tư là người sở hữu vốn hoặc được giao quản lý, sử dụng vốn
đầu tư. Theo nghĩa đầy đủ, chủ đầu tư là người sở hữu vốn; ra quyết định đầu
tư, quản lý quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư và là người hưởng
lợi từ thành quả đầu tư đó. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm kiểm tra giám sát đầu
tư, chịu trách nhiệm toàn diện về những sai phạm và hậu quả do ảnh hưởng
của đầu tư đến môi trường mơi sinh và do đó ảnh hưởng quan trọng đến việc
nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư. Xác định rõ chủ đầu tư có ý nghĩa
quan trọng trong quản lý đầu tư nói chung và vốn đầu tư nói riêng.
Hoạt động đầu tư là một q trình, diễn ra trong thời kỳ dài và tồn tại
vấn đề “độ trễ thời gian”. Độ trễ thời gian là sự không trùng hợp giữa thời
gian đầu tư và thời gian vận hành các kết quả đầu tư. Đầu tư hiện tại nhưng
kết quả đầu tư thường thu được trong tương lai.
1.2. Đặc điểm của đầu tư
- Quy mô về tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư là
rất lớn.
- Thời kỳ đầu tư kéo dài.
- Thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài.
- Quá trình thực hiện đầu tư cũng như thời kỳ vận hành kết quả đầu tư
chịu ảnh hưởng lớn của các nhân tố về tự nhiên, kinh tế, xã hội.

- Đầu tư có độ rủi ro cao.
1.3. Phân loại đầu tư
- Theo bản chất của các đối tượng đầu tư có: Đầu tư vào tài sản hữu
hình, Đầu tư vào tài sản vơ hình.
- Theo phân cấp quản lý có: Đầu tư dự án nhóm A, Đầu tư dự án nhóm
B, Đầu tư dự án nhóm C.

8

Lớp Kinh tế đầu tư I


Kinh tế đầu tư

- Theo lĩnh vực hoạt động của kết quả đầu tư: Đầu tư phát triển sản
xuất kinh doanh, Đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật, Đầu tư phát triển cơ sở
hạ tầng.
- Theo đặc điểm hoạt động của các kết quả đầu tư: Đầu tư cơ bản, Đầu
tư vận hành.
- Theo giai đoạn hoạt động của các kết quả đầu tư trong quá trình tái
sản xuất xã hội: Đầu tư thương mại, Đầu tư sản xuất.
- Theo thời gian thực hiện và phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư:
Đầu tư ngắn hạn, Đầu tư dài hạn.
- Theo quan hệ quản lý của chủ đầu tư: Đầu tư gián tiếp, Đầu tư trực tiếp.
- Theo nguồn vốn trên phạm vi quốc gia: Đầu tư bằng nguồn vốn trong
nước, Đầu tư bằng nguồn vốn nước ngồi
2. Đầu tư vào tài sản hữu hình
2.1. Khái niệm và đặc điểm tài sản hữu hình
2.1.1. Khái niệm TSHH
Một doanh nghiệp muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của

mình thì phải có những tài sản nhất định. Tài sản là nguồn lực do doanh
nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai. Tài sản
hữu hình vẫn được coi nhân tố chính tạo nên giá trị doanh nghiệp. Những
nhân tố này bao gồm máy móc thiết bị, đất đai, nhà cửa hoặc những tài sản tài
chính khác như các khoản phải thu và vốn đầu tư. Các tài sản này được xác
định giá trị dựa trên chi phí và giá trị cịn lại như thể hiện trên bảng cân đối kế
toán. Các loại tài sản hữu hình nói chung, việc sử dụng tài sản đồng nghĩa với
việc làm cho giá trị tài sản giảm đi.
Có nhiều khái niệm khác nhau về tài sản hữu hình
- Trong đầu tư: TSHH là một tài sản dài hạn không được mua hoặc bán
theo diễn biến thơng thường của cơng việc kinh doanh. Ví dụ như đất đai, các
9

Lớp Kinh tế đầu tư I


Kinh tế đầu tư

tịa nhà, máy móc,... Nhìn chung, đây là những tài sản không thể chuyển
thành tiền mặt nhanh chóng.
- Trong kinh doanh: TSHH là tài sản với thời gian sử dụng khá dài, tài
sản cố định trong một cơng việc bn bán hay kinh doanh.
- Trong kế tốn: TSHH là tài sản được phục vụ mục đích sản xuất trong
thời gian dài chứ không phải để bán lại. Nó bao gồm đất đai, các tịa nhà, cây
cối, dụng cụ, khoáng sản, rừng cây lấy gỗ.
- Trong lĩnh vực thuế: đây là tài sản được sở hữu bởi người đóng thuế,
khơng phải tiền mặt, tồn kho, hàng hóa để bán, các khoản phải thu và những
tài sản vơ hình nhất định.
2.1.2. Đặc điểm TSHH
+ Tồn tại ở hình thái vật chất cụ thể: tài sản hữu hình do doanh nghiệp

nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, từ nguyên liệu vật
liệu sử dụng những tài sản này để tạo ra sản phẩm nên những tài sản này
chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy và nhận biết được
+ Khó có thể di dời: do tài sản hữu hình thường là nhà cửa, vật kiến
trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị, dụng cụ…được hình
thành sau q trình thi cơng xây dựng hoặc được dùng trong sản xuất kinh
doanh nên thường khó di chuyển
+ Có thể dễ dàng định giá tài sản: Tài sản hữu hình được đánh giá lần
đầu và có thể đánh giá lại trong quá trình sử dụng. Tài sản hữu hình được tính
giá theo ngun giá (giá trị ban đầu), giá trị đã hao mòn và giá trị còn lại.
Ngun giá là tồn bộ các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được
tài sản hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng
sử dụng
Giá trị đã hao mòn (Giá trị phải khấu hao) là nguyên giá của tài sản hữu
hình ghi trên báo cáo tài chính trừ đi giá trị thanh lý ước tính của tài sản đó
10

Lớp Kinh tế đầu tư I


Kinh tế đầu tư

Giá trị thanh lý (Giá trị còn lại) là giá trị ước tính thu được khi hết thời
gian sử dụng hữu ích của tài sản sau khi trừ chi phí thanh lý ước tính.
2.2. Nội dung đầu tư vào tài sản hữu hình
2.2.1. Đầu tư cố định vào tài sản trong kinh doanh
Đầu tư vào tài sản cố định hay đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động đầu
tư nhằm tái tạo tài sản cố định của danh nghiệp. Đầu tư xây dựng cơ bản bao
gồm các hoạt động chính như: xây lắp và mua sắm máy móc thiết bị. Trong
doanh nghiệp, đặc biệt trong sản xuất kinh doanh, để các hoạt động diễn ra

bình thường đều cần xây dựng nhà xưởng, kho tàng, các công trình kiến trúc,
mua và lắp đặt trên nền bệ các máy móc thiết bị…Hoạt động này địi hỏi vốn và
chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp, gồm có:
- Đầu tư vào xây dựng nhà xưởng, các cơng trình kiến trúc, kho tàng,
bến bãi, phương tiện vận tải, truyền dẫn: một doanh nghiệp muốn sản xuất
được cần phải có nhà xưởng, nơi sản xuất. Hoạt đọng đầu tư này thường xảy
ra trước khi tiến hành sản xuất trong thời gian khá dài, thường từ 3 - 5 năm
- Đầu tư vào máy móc, thiết bị: để có thể tạo ra được sản phẩm thì máy
móc là một yếu tố khơng thể thiếu. Doanh nghiệp có thể mua máy móc thiết
bị mới bằng cách nhập khẩu từ nước ngồi, hoặc do góp vốn của các cổ đơng
hoặc đầu tư của nước ngồi chuyển giao cơng nghệ…
- Đầu tư vào tài sản cố định khác: khi doanh nghiệp hoạt động còn phải
đầu tư mua sắm các trang thiết bị văn phòng, thiết bị dụng cụ dùng cho quản
lý…
2.2.2. Đầu tư vào hàng tồn trữ
Hàng tồn trữ trong doanh nghiệp là toàn bộ nguyên nhiên vật liệu, bán
thành phẩm và sản phẩm hoàn thành được tồn trữ trong doanh nghiệp. Tồn
kho bao giờ cũng được coi là nguồn nhàn rỗi, do đo khi tồn kho càng cao thì
càng gây ra sự lãng phí. Tồn kho như một lớp đệm lót giữa nhu cầu và khả
11

Lớp Kinh tế đầu tư I


Kinh tế đầu tư

năng sản xuất. Khi nhu cầu biến đổi mà hệ thống sản xuất có điều chỉnh khả
năng sản xuất của mình, hệ thống sản xuất sẽ khơng cần đến lớp đệm lót tồn
kho nhưng tồn kho vẫn là cần thiết trên các phương diện sau
- Tồn kho để giảm thời gian cần thiết đáp ứng nhu − cầu

- Làm ổn định mức sản xuất của đơn vị trong khi − nhu cầu biến đổi
- Bảo vệ đơn vị trước những dự báo thấp về nhu − cầu
Vậy bao nhiêu tồn kho là hợp lý?
Tùy theo loại hình doanh nghiệp, qui mô và cơ cấu các mặt hàng tồn
trữ cũng khác nhau. Nguyên vật liệu là một bộ phận hàng tồn trữ không thể
thiếu của doanh nghiệp sản xuất nhưng lại khơng có trong doanh nghiệp
thương mại dịch vụ. Tỷ trọng đầu tư vào hàng tồn trữ trong tổng vốn đầu tư
phát triển của doanh nghiệp thương mại thường cao hơn các loại hình doanh
nghiệp khác. Do vậy, xác định qui mô đầu tư hàng tồn thông trữ tối ưu cho
doanh nghiệp rất cần thiết. Hoạt động này gồm có:
- Đầu tư vào nguyên, nhiên vật liệu
- Đầu tư vào bán thành phẩm
- Đầu tư vào sản phẩm tồn trữ doanh nghiệp
2.3. Tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư vào tài sản hữu hình
2.3.1. Khái niệm hiệu quả đầu tư
Hiệu quả đầu tư là phạm trù kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh giữa các
kết quả kinh tế - xã hội đã đạt được của hoạt động đầu tư với các chi phí phải
bỏ ra để có các kết quả đó trong một thời kỳ nhất định
Hiệu quả của hoạt động đầu tư được đánh giá thông qua các chỉ tiêu đo
lường hiệu quả. Việc xác định các chỉ tiêu này phụ thuộc vào mục tiêu của
chủ đầu tư đưa ra

12

Lớp Kinh tế đầu tư I


Kinh tế đầu tư

Hiệu quả đầu tư được đánh giá là có hiệu quả khi trị số của các chỉ tiêu

đo lường hiệu quả thỏa mãn tiêu chuẩn hiệu quả trên cơ sở sử dụng các định
mức hiệu quả do chủ đầu tư định ra
2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của đầu tư
Hệ thống đánh giá hiệu quả tài chính của đầu tư gồm có:
- Chỉ tiêu lợi nhuận thuần, thu nhập thuần của dự án
+ Chỉ tiêu lợi nhuận thuần được tính cho tưng năm, cho cả đời dự án
hoặc bình quân năm của đời dự án
Lợi nhuận thuần từng năm được xác định như sau:
Wi = Oi - Ci
Trong đó:

Wi : Lợi nhuận thuần năm i
Oi : Doanh thu thuần năm i
Ci : Các chi phí ở năm i

+ Tổng lợi nhuận thuần: PV(W)
PV(W) =

= W1 + 2

+ …+W
Lợi nhuận thuần bình quân:

+ Chỉ tiêu thu nhập thuần: NPV: Thu nhập thuần của dự án thường
được tính chuyển về mặt bằng hiện tại đầu thời kỳ phân tích
- Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư: phản ánh mức lợi nhuận thuần
hoặc thu nhập thuần (tính cho cả đời dự án) thu được từ một đơn vị vốn đầu
tư phát huy tác dụng
- Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời vốn tự có: Vốn tự có là một bộ phận của vốn
đầu tư, là một yếu tố cơ bản để xem xét tiềm lực tài chính cho việc tiến hành

13

Lớp Kinh tế đầu tư I


Kinh tế đầu tư

các công cuộc đầu tư. Tỷ suất sinh lời vốn tự có càng cao thì hoạt động đầu tư
càng có hiệu quả
- Chỉ tiêu số lần quay vòng của vốn lưu động: Vốn lưu động là một bộ
phận của vốn đầu tư. Vốn lưu động quay càng nhanh, càng cần ít vốn và do
đó càng tiết kiệm vốn đầu tư. Nếu trong điều kiện khác không đổi thì hiệu quả
sử dụng vốn càng cao
- Chỉ tiêu tỷ số lợi ích - chi phí: B/C
- Chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn đầu tư: T
- Chỉ tiêu tỷ suất hồn vốn nội bộ: IRR
- Chỉ tiêu điểm hịa vốn
2.4. Kết quả và hiệu quả của việc đầu tư vào TSHH
Kết quả và hiệu quả của việc đầu tư vào TSHH gồm có:
- Khối lượng vốn đầu tư thực hiện: là tổng số tiền đã chi để tiến hành
các hoạt động của các công cuộc đầu tư bao gồm các chi phí cho cơng tác xây
dựng, chi phí cho công tác mua sắm và lắp đặt thiết bị, chi phí quản lý và chi
phí khác
- Tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm
+ Tài sản cố định huy động là cơng trình hay hạng mục cơng trình, đối
tượng xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập (làm ra sản phẩm hàng
hóa hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ) đã kết thúc quá trình xây dựng,
mua sắm, đã làm xong thủ tục nghiệm thu sử dụng, có thể đưa vào hoạt động
được ngay
+ Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm: Khi các tài sản cố định được

huy động vào sử dụng, chúng đã làm gia tăng năng lực sản xuất, phục vụ cho
nền kinh tế. Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm là khả năng đáp ứng nhu
cầu sản xuất, phục vụ của các tài sản cố định đã được huy động vào sử dụng
để sản xuất ra sản phẩm hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ. Năng lực sản
14

Lớp Kinh tế đầu tư I


Kinh tế đầu tư

xuất phục vụ được thể hiện ở công suất hoặc năng lực phát huy tác dụng của
các tài sản cố định được huy động
3. Đầu tư vào tài sản vơ hình
3.1. Khái niệm và đặc điểm đầu tư vào TSVH
3.1.1. Khái niệm TSVH
Tài sản vơ hình là tài sản khơng có hình thái vật chất cụ thể, thể hiện
một lượng giá trị đã được đầu tư thỏa mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định
vơ hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh
Theo Ủy ban Tiêu chuẩn Thẩm định giá quốc tế “Tài sản vô hình là
những tài sản thể hiện ra bằng những lợi ích kinh tế, chúng khơng có cấu tạo
vật chất, mà tạo ra những quyền và những ưu thế đối với người sở hữu và
thường sinh ra thu nhập cho người sở hữu chúng”.
Hiện nay tồn tại nhiều cách phân loại tài sản vơ hình khác nhau.
Theo Luật thuế thu nhập của Mỹ, tài sản vơ hình có thể chia làm 6 loại
cơ bản:
- Các sáng chế, phát minh, công thức tính, quy trình, mơ hình, kỹ năng.
- Bản quyền và các tác phẩm văn học, âm nhạc, nghệ thuật.
- Thương hiệu, tên thương mại, nhãn hiệu hàng hoá.
- Thương quyền, giấy phép, hợp đồng.

- Phương pháp, chương trình, hệ thống, thủ tục, nghiên cứu, dự báo, dự
toán, danh sách khách hàng, các số liệu kỹ thuật.
- Các thứ “tương tự” khác. Một thứ được gọi là tương tự nếu nó tạo ra
giá trị khơng phải nhờ vào các thuộc tính vật chất mà nhờ vào nội dung trí tuệ
hoặc các quyền tài sản vơ hình khác của nó.
Khái niệm tài sản theo nghĩa pháp lý được phân thành bốn dạng: tiền,
vật, giấy tờ có giá và “quyền tài sản”. Quyền tài sản là các quyền trị giá được
bằng tiền và có thể trao đổi trong giao lưu dân sự (như quyền sử dụng đất,
15

Lớp Kinh tế đầu tư I


Kinh tế đầu tư

hợp đồng thuê mướn cầu thủ, thỏa thuận gia cơng …). Các tài sản trí tuệ là
loại tài sản tồn tại dưới hình thức “quyền tài sản” và bao gồm các nhân tố trí
tuệ mà doanh nghiệp có thể kiểm sốt hoặc xác lập quyền sở hữu như: các cơ
sở dữ liệu (data base), các quy trình tác nghiệp, các bí quyết cơng nghệ …
Quyền sở hữu đối với một tài sản cụ thể bao gồm ba khía cạnh: quyền chiếm
hữu tài sản, quyền sử dụng tài sản và quyền định đoạt tài sản.
Một tài sản trí tuệ nếu thỏa mãn các điều kiện bảo hộ pháp lý cụ thể
theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ sẽ trở thành một đối tượng sở hữu
trí tuệ (intellectual property - IP) như sáng chế, kiểu dáng cơng nghiệp, nhãn
hiệu, chỉ dẫn địa lý, tác phẩm có bản quyền (copyright) … Tập hợp các đối
tượng sở hữu trí tuệ mà một doanh nghiệp nắm giữ được gọi là tập đối tượng
sở hữu trí tuệ (IP Portfolio) của doanh nghiệp đó. Một đối tượng sở hữu trí tuệ
nếu được doanh nghiệp xúc tiến đầy đủ các biện pháp hoặc thủ tục bảo hộ
thích ứng sẽ xác lập nên một quyền sở hữu trí tuệ (IP right) như bằng độc
quyền sáng chế, bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, giấy chứng nhận

đăng ký nhãn hiệu … Một quyền sở hữu trí tuệ có thể có tính độc quyền tuyệt
đối (như bằng độc quyền sáng chế) hoặc độc quyền tương đối (như bí mật
kinh doanh hoặc các tác phẩm có bản quyền). Điểm đáng chú ý của các đối
tượng sở hữu trí tuệ so với các tài sản trí tuệ khác là, pháp luật sở hữu trí tuệ
khơng chỉ điều chỉnh quá trình xác lập, bảo vệ và chuyển giao quyền tài sản
đối với các đối tượng sở hữu trí tuệ, mà còn chú trọng bảo vệ quyền nhân thân
của các tác giả đã tạo ra các đối tượng sở hữu trí tuệ đó (như quyền đứng tên
trên văn bằng độc quyền, quyền đặt tên cho tác phẩm, quyền nhận thù lao và
giải thưởng liên quan …).
Việc chuyển giao hẳn quyền sở hữu (bao gồm cả quyền chiếm hữu,
quyền sử dụng và quyền định đoạt) đối với một tài sản trí tuệ cụ thể hoặc một
đối tượng sở hữu trí tuệ cho một chủ thể khác được gọi là sự chuyển nhượng
16

Lớp Kinh tế đầu tư I


Kinh tế đầu tư

tài sản (assignment), như trong trường hợp Unilever mua lại nhãn hiệu P/S
của Cơng ty hố mỹ phẩm P/S. Việc chủ sở hữu vẫn nắm quyền sở hữu tài sản
và chỉ cấp phép cho một chủ thể khác sử dụng tài sản trí tuệ liên quan của
mình gọi là sự cấp li-xăng (licensing), như trong trường hợp Unilever cấp lixăng cho Kinh Đô sử dụng nhãn hiệu WALL trong một thời gian ngắn để
thuận tiện cho việc chuẩn bị và lăng xê nhãn hiệu thay thế sau khi mua lại
xưởng kem từ Unilever. Trong một hợp đồng nhượng quyền thương mại
(franchising), việc cấp li-xăng nhãn hiệu hay thương hiệu là một trong các
giao kết cơ bản và bên cạnh đó, hoạt động hỗ trợ tác nghiệp và hỗ trợ tiếp thị
có thể dẫn theo việc cấp li-xăng một số tài sản trí tuệ khác như bí quyết công
nghệ hoặc tác nghiệp, các tài liệu hướng dẫn hoặc các mẫu thiết kế có bản
quyền …

Bên cạnh các sáng kiến đóng góp trực tiếp vào việc làm giàu cơ sở tri
thức (intellectual base) của doanh nghiệp, mọi người lao động trong doanh
nghiệp cũng thường xuyên vận dụng kinh nghiệm, kỹ năng, óc phán đốn và
tri thức cá nhân của mình trong q trình lao động cơng vụ. Do vậy, nhìn từ
góc độ huy động và khai thác nguồn lực, nhà điều hành cũng nên chú ý đến
một đối tượng quản trị khác được gọi là nguồn vốn trí tuệ (intellectual capital
- IC) của doanh nghiệp, bao gồm nguồn nhân lực hiện hữu cùng các tài sản trí
tuệ (IA) được họ thường xuyên vận dụng và tạo dựng bổ sung cho doanh
nghiệp, trong đó có các quyền sở hữu trí tuệ (IP). Ở góc độ chiến lược kinh
doanh, có thể nói rằng, các quyền sở hữu trí tuệ (IP) là công cụ để bảo vệ các
tài sản hiện tại, trong khi nguồn vốn trí tuệ (IC) và các tài sản trí tuệ (IA) đảm
nhận vai trị khai thác các giá trị tương lai. Cách tiếp cận này sẽ giúp phân
định rõ nhiệm vụ tác nghiệp của một luật sư sở hữu trí tuệ (Patent Attorney,
Trademark Agency, IP lawyer …) với một quản trị viên tài sản trí tuệ (IP
Manager, IA Manager). Một doanh nghiệp đã phát triển đến một tầm mức nào
17

Lớp Kinh tế đầu tư I


Kinh tế đầu tư

đó có thể sẽ có nhu cầu thiết lập một nhóm, tổ hoặc bộ phận quản trị sở hữu
trí tuệ (IP team/group) hoặc chuyên nghiệp hơn nữa là quản trị tài sản trí tuệ
(IA group/division), đảm nhiệm cả hai chức năng pháp lý lẫn quản trị.
3.1.2. Các đối tượng sở hữu trí tuệ
- Sáng chế (invention) là một giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm
hoặc quy trình, sẽ được bảo hộ độc quyền cho người đăng ký trước nếu thỏa
ba điều kiện: có khả năng áp dụng cơng nghiệp, có tính mới và có trình độ
sáng tạo. Một nhà sáng chế hoặc một doanh nghiệp có thể nộp đơn đăng tất cả

các sáng chế mà học có ngay khi mỗi sáng chế vừa phát sinh để giành quyền
ưu tiên. Sau đó, tùy theo điều kiện thương mại hố của mỗi sáng chế, họ có
thể tạm giữ kín sáng chế trong vịng 19 tháng để quan sát hoặc chuẩn bị thị
trường, để hoàn thiện sáng chế … hay cho công bố để chào bán hoặc chào
mời hợp tác, để có quyền tạm thời khuyến cáo các doanh nghiệp khác không
được khai thác … Cũng từ sau ngày nộp đơn, họ có một thời hạn là 42 tháng
để ra quyết định cuối cùng là có nên lấy bằng độc quyền hay khơng. Có khi
chỉ một thời gian ngắn sau khi đăng ký, đã xuất hiện một sáng chế khác ưu
việt hơn của người khác, hoặc có khi sau khi đã cơng bố và tìm mọi cách xâm
nhập thị trường mà vẫn khơng thành cơng, người đăng ký có thể từ bỏ đơn
sáng chế đã nộp do sáng chế khơng có triển vọng thương mại hố. Các tập
đồn cơng nghiệp quốc tế hàng năm đều đăng ký vài ngàn đơn sáng chế vào
nhiều nước khác nhau trong đó có VN, chủ yếu là để ém trước các thị trường
(preempt the markets) của các sản phẩm dự định được sản xuất theo các sáng
chế đã nộp đơn. Họ có thể tiến hành lấy bằng độc quyền hoặc khơng trong
vịng một, hai, ba, bốn hoặc năm năm sau tùy theo giá trị khai thác thương
mại của mỗi sáng chế. Theo đó, hệ thống đăng ký sáng chế về bản chất là một
hệ thống pháp lý trợ giúp kinh doanh công nghệ chứ không phải là hệ thống
để thể hiện hoặc tôn vinh tài năng. Cũng như mọi loại sản phẩm mới khác, có
18

Lớp Kinh tế đầu tư I


Kinh tế đầu tư

công nghệ mới sẽ hết sức đắt giá nhưng sẽ có nhiều hơn các cơng nghệ mới
chỉ mang tính lót đường cho tri thức và cơng nghiệp.
- Nhãn hiệu (brand/trademark) là dấu hiệu để phân biệt các sản phẩm
(hàng hoá và/hoặc dịch vụ) cùng loại. Giá trị của nhãn hiệu đuợc hình thành

dần trong tiến trình tiếp thị và có thể phân tách thành năm thành tố giá trị
khác nhau bao gồm: mức độ nhận biết về nhãn hiệu, chất lượng cảm thụ của
nhãn hiệu, các ấn tượng liên kết với nhãn hiệu, ý hướng trung thành của
khách hàng và các lợi thế cạnh tranh của nhãn hiệu. Một mức độ nhận biết
(brand awareness) rõ ràng là cơ sở tối thiểu để tạo lập sự tin cậy đối với nhãn
hiệu và giúp neo kết các thành tố giá trị khác
Cả bốn thành tố giá trị trên khi được bồi tụ đến một mức độ nào đó sẽ
tạo nên lợi thế hình ảnh cho nhãn hiệu, bên cạnh bốn loại lợi thế cạnh tranh
khác mà nhãn hiệu có thể có là: lợi thế về cơng nghệ, lợi thế về tài chính, lợi
thế về thương mại và lợi thế về pháp lý (như các văn bằng độc quyền sở hữu
trí tuệ khác trợ lực cho nhãn hiệu). Việc phân tách giá trị nhãn hiệu thành năm
thành tố giá trị như trên (hoặc qua một phương án phân tích khác) sẽ giúp
nhận biết chính xác hơn các tương tác nhân - quả trong tác nghiệp quản trị
nhãn hiệu
- Tên thương mại của doanh nghiệp hoặc thương hiệu (corporate
brand/trade name) là dấu hiệu để nhận biết và phân biệt các chủ thể kinh
doanh. Nhiều doanh nghiệp sử dụng luôn thương hiệu làm nhãn hiệu (IBM,
Prudential), thường là do kinh doanh đơn ngành hoặc phổ sản phẩm (hàng
hố, dịch vụ) có tính liên kết hay bổ trợ cho nhau. Ngược lại, nhiều doanh
nghiệp lại quản trị thương hiệu và nhãn hiệu như những giá trị độc lập và tách
biệt, thậm chí chẳng liên quan gì đến nhau (P&G, Unilever), thường là do phổ
sản phẩm có tính đa dạng phục vụ các phân mảng thị trường (segment) khác
biệt với chất lượng cảm thụ hoặc các ấn tượng liên kết không nên trộn lẫn với
19

Lớp Kinh tế đầu tư I


Kinh tế đầu tư


nhau hoặc đơi khi cịn trái ngược với nhau (thí dụ, trong phổ sản phẩm vừa có
tuyến (line) thực phẩm cho người, vừa có tuyến thực phẩm cho gia súc).
Trong một giao kết licensing hoặc franchising, nếu có q trình cấp phép sử
dụng thương hiệu, có thể hiểu rằng về mặt bản chất, thương hiệu đó đang
được sử dụng như một nhãn hiệu dịch vụ (service mark). Việc phân định về
bản chất chức năng của thương hiệu với chức năng của nhãn hiệu trong cách
tiếp cận này sẽ giúp phát triển các chiến thuật và sách lược khai thác mối
tương quan giữa thương hiệu (corporate brand) với các nhãn hiệu (brand)
trong tập nhãn hiệu (brand portfolio) của doanh nghiệp. Không như giá trị của
nhãn hiệu về cơ bản được hình thành trong mối quan hệ với mảng khách hàng
mục tiêu (target segment), giá trị của thương hiệu được hình thành qua quá
trình giao kết và giao tiếp với hàng loạt các đối tác kinh doanh như: các nhà
cung ứng, các nhà phân phối, khách hàng, các nhà đầu tư, cổ đơng, người lao
động trực thuộc, chính quyền, giới báo chí, giới phân tích … mà vào từng giai
đoạn kinh doanh khác nhau, một đối tác nào đó lại có vai trị quan trọng hơn
đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Đó cũng là q trình giúp doanh
nghiệp thiết lập nên các mối quan hệ (relationships), xác lập các quyền
(rights) được thụ hưởng, quản lý các công việc đang tiến triển (going
concerns), phát triển các tài sản trí tuệ và tạo dựng nên lợi thế hình ảnh
(corporate goodwill) cho doanh nghiệp. Năm thành tố vừa liệt kê cấu thành
phần tài sản vơ hình của doanh nghiệp, kết hợp cùng nguồn vốn tiền tệ và các
tài sản hữu hình khác xác lập và củng cố giá trị của thương hiệu trên trường
kinh doanh, phản ánh qua một trong những thước đo chủ yếu là giá trị cổ
phiếu của doanh nghiệp một khi đã được tung vào sàn giao dịch chứng khoán.
Do vậy, việc chuyển nhượng tên thương mại hoặc thương hiệu bao giờ cũng
phải đi kèm cùng toàn bộ cơ sở kinh doanh liên quan.

20

Lớp Kinh tế đầu tư I



Kinh tế đầu tư

3.1.3. Đặc điểm TSVH
+ Gắn liền với chủ thể nhất định
+ Mang lợi ích của chủ thể đó
+ Khơng có hình thức vật chất cụ thể
 Khơng dễ dàng trong việc đánh giá tài sản
3.2. Các hình thức đầu tư vào TSVH
Trong nền kinh tế thị trường, một trong những mục tiêu quan trọng của
các doanh nghiệp là phải làm gia tăng được giá trị của doanh nghiệp mình, giá
trị này bao gồm cả giá trị của tài sản hữu hình và giá trị của tài sản vơ hình.
Điều này muốn khẳng định lại một lần nữa, giá trị tài sản vơ hình trong doanh
nghiệp là một đại lượng có thật và trong nhiều trường hợp có giá trị rất lớn,
thậm chí lớn hơn nhiều giá trị của những tài sản hữu hình trong doanh nghiệp
cộng lại. Vào những năm 70 của thế kỷ XX, tỷ lệ trung bình giữa giá trị thị
trường (dựa vào giá cổ phiếu trên thị trường) với giá trị sổ sách (dựa vào bảng
cân đối kế tốn) của các Cơng ty là 1/1, thì theo nghiên cứu của các chuyên
gia kinh tế đến thời điểm hiện nay tỷ lệ này đã lên tới 6/1. Minh chứng tiêu
biểu, đó là trường hợp của Công ty Microsoft, năm 1996, tỷ lệ giữa giá trị thị
trường với giá trị sổ sách lên tới 85/1; năm 1997, tỷ số này ở Công ty Coca
Cola là 9/1. Theo số liệu của Chính phủ Hà Lan, năm 1992, đầu tư vào tài sản
vơ hình chiếm đến 35% tổng vốn đầu tư của nhà nước cũng như của tư nhân ở
Hà Lan. Còn tại Mỹ cũng trong năm này, vốn đầu tư cho các tài sản vơ hình
đã vượt vốn đầu tư cho các tài sản hữu hình. Ở Thuỵ Điển, nguồn đầu tư cho
các tài sản vơ hình chiếm đến 20% GDP...
Nắm bắt được tầm quan trọng của tài sản vơ hình và chiều hướng phát
triển khơng ngừng về mặt giá trị của tài sản vơ hình, nhiều nước đã nhanh
chóng tập trung mọi nỗ lực đầu tư cho loại tài sản mới này.


21

Lớp Kinh tế đầu tư I


Kinh tế đầu tư

3.2.1. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là nguồn lực con người, là một trong những nguồn lực
quan trọng của sự phát triển kinh tế xã hội. Nguồn nhân lực được hiểu như là
nơi sinh sản, nuôi dưỡng và cung cấp nguồn lực con người cho sự phát triển.
Nó là một yếu tố tham gia trực tiếp vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, là
tổng thể những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động.
Chất lượng nguồn nhân lực là trạng thái nhất định của nguồn nhân lực,
thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của
nguồn nhân lực. Chất lượng nguồn nhân lực là chỉ tiêu phản ánh trình độ phát
triển kinh tế và đời sống người dân trong một xã hội nhất định. Chất lượng
nguồn nhân lực ảnh hưởng mạnh đến năng suất lao động, đến sự tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp, nguồn nhân lực có vị trí quan trọng. Đó là yếu tố
duy nhất đưa lại lợi ích kinh tế, làm tăng của cải cho doanh nghiệp. Trong quá
trình sản xuất kinh doanh phải có 3 yếu tố cơ bản là: tư liệu lao động, đối
tượng lao động và lao động; nếu không có con người thì yếu tố tư liệu lao
động và đối tượng lao động chỉ là vật chết, chính yếu tố lao động mới làm
sống lại tư liệu sản xuất thơng qua việc đưa chúng tham gia vào q trình sản
xuất. Người lao động là yếu tố cách mạng nhất của q trình sản xuất. Mặt
khác, nguồn nhân lực có chất lượng cao góp phần làm tăng năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp, tăng thu hút đầu tư. Do vậy cần phải đầu tư phát triển
nguồn nhân lực.

Đầu tư phát triển nguồn nhân lực là hoạt động đầu tư nâng cao chất
lượng nguồn lực con người, đó là q trình trang bị kiến thức nhất định về
chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động, để họ có thể đảm nhận được một
cơng việc nhất định; đó cũng là q trinh cải thiện, nâng cao chất lượng điều
kiện làm việc của người lao động.
22

Lớp Kinh tế đầu tư I


Kinh tế đầu tư

Như vậy, nội dung đầu tư phát triển nguồn nhân lực bao gồm:
- Đầu tư cho hoạt động đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực
- Đầu tư cho cơng tác chăm sóc sức khoẻ, y tế
- Cải thiện môi trường, điều kiện làm việc
- Trả lương đúng và đủ cho người lao động.


Đầu tư cho hoạt động đào tạo đội ngũ lao động
Hoạt động đào tạo: chính quy, dài hạn, ngắn hạn, bồi dưỡng nghiệp

vụ… Giáo dục cơ bản cung cấp những kiến thức cơ bản để phát triển năng lực
cá nhân. Giáo dục nghề và giao dục đại học (đào tạo) vừa giúp cho người học
có kiến thức đồng thời cung cấp tay nghề, kỹ năng, chun mơn. Với mỗi
trình độ nhất định, người được đào tạo biết được họ sẽ phải đảm nhận những
công việc gì, u cầu kỹ năng cũng như chun mơn nghề nghiệp phải như
thế nào?
Vai trò của hoạt động giáo dục đối với việc nâng cao chất lượng lao
động được cụ thể như sau:

- Tăng tích luỹ vốn con người đặc biệt là tri thức và sẽ giúp cho việc
sáng tạo ra công nghệ mới, tiếp thu công nghệ mới. Do đó, thúc đẩy q trình
tăng trưởng dài hạn của doanh nghiệp.
- Tạo ra một lực lượng lao động có trình độ, có khả năng làm việc với
năng suất cao, là cơ sở thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững.


Đầu tư dịch vụ y tế, chăm sóc sức khoẻ cải thiện chất lượng lao động
Sức khoẻ có tác động đến chất lượng lao động cả hiện tại và tương lai.

Người có sức khoẻ tốt có thể mang lại những lợi nhuận trực tiếp hoặc gián
tiếp bằng việc nâng cao sức bền bỉ, dẻo dai và khả năng tập trung cao. Vì vậy
nhanh chóng tiếp thu kiến thức, kỹ năng qua giáo dục – đào tạo.
Hoạt động đầu tư cho lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe người lao động
bao gồm những nội dung như:
23

Lớp Kinh tế đầu tư I


Kinh tế đầu tư

+ Đầu tư cho hoạt động khám sức khỏe: Khám sức khỏa tuyển dụng,
khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp
+ Vệ sinh lao động, vệ sinh an toàn thực phẩm
+ Bảo hộ lao động: Trang phục lao bảo hộ lao động, trang bị phòng sơ
cấp cứu và các tai nạn lao động thường gặp trong sản xuất….
+ Bảo hiểm: BHYT, BHLĐ,BHXH… cho người lao động



Trả lương đúng và đủ cho người lao động, làm cho người lao động

nhận thức đúng đắn công việc và vai trị của mình trong doanh nghiệp.
Trước đây người ta coi tiền lương là một khoản chi phí của doanh
nghiệp và vì thế người ta tìm mọi cách để giảm thiểu khoản chi trả lương.
Ngày nay các doanh nghiệp cũng đã nhìn thấy những vai trị nhất định của
hoạt động thanh toán lương cho người lao động đối với sự phát triển của
doanh nghiệp. Lương phù hợp với khả năng khiến người lao động vững tâm
và phấn đấu hơn trong cơng việc. Họ đóng góp, cống hiến nhiều hơn, năng
suất lao động cao hơn… góp phần thúc đẩy hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp. Do vậy xu hướng chung hiện nay là nhìn nhận việc trả lương dưới góc
độ đầu tư phát triển và xem nó như là một hoạt động đầu tư.
Các hoạt động trên có tác động hỗ trợ nhau, bổ sung cho nhau trong
việc cải thiện chất lượng nguồn nhân lực.
3.2.2. Đầu tư nghiên cứu và triển khai khoa học công nghệ
Khoa học và công nghệ là nguồn lực quan trọng để tăng trưởng và phát
triển kinh tế. Khoa học và công nghệ được coi là “chiếc đũa thần mầu nhiệm”
để tăng năng suất lao động, phát triển lực lượng sản xuất. Nhờ ứng dụng
những thành tựu khoa học và công nghệ đã làm cho chi phí về lao động, vốn
tài nguyên trên một đơn vị sản phẩm giảm xuống hay nói một cách khác, hiệu
qủa sử dụng của các yếu tố này tăng lên.

24

Lớp Kinh tế đầu tư I


Kinh tế đầu tư

Sự phát triển khoa học và công nghệ cho phép tăng trưởng và tái sản

xuất mở rộng theo chiều sâu, làm xuất hiện những ngành kinh tế có hàm
lượng khoa học cao như: cơng nghệ điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ
sinh học… đang là cơ hội và thách thức đối với các quốc gia hướng tới nền
kinh tế tri thức. Như vậy, khoa học và cơng nghệ là một yếu tố đóng vai trị
đặc biệt quan trọng đối với sự tăng trưởng nhanh và bền vững. Vì vậy, nghiên
cứu và triển khai khoa học cơng nghệ cần phải được quan tâm và chú trọng
bằng cách đầu tư cho nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
- Đầu tư cho nghiên cứu khoa học
Đầu tư cho khoa học là một loại đầu tư mạo hiểm. Khảo sát ở Hoa Kỳ,
tháng 5/2006 cho thấy 10 đề tài nghiên cứu cơ bản thì 1 đề tài có khả năng trở
thành hàng hố. Vì vậy, việc chi cho khoa học không nên cứng nhắc như
những ngành kinh tế khác.Nó tạo ra sức bật nhiều cho nền kinh tế vì nó tạo ra
những sản phẩm mới, những bước đột phá mới về khoa học công nghệ là một
nội dung trong đầu tư phát triển
Mỗi năm nước Mỹ đầu tư cho KH&CN 312 tỷ USD. Ở Trung Quốc
đầu tư cho KH&CN 1,3% GDP, Thái Lan 2,8% GDP, trong khi đó con số này
ở Việt Nam kinh phí cho KHCN là 2.411 tỷ đồng, bằng 0,34% GDP (theo
nguồn Bộ Tài chính năm 2004)
-Đầu tư cho công tác chuyển giao công nghệ, phát triển sản phầm mới
Chuyển giao cơng nghệ là hình thức mua và bán công nghệ trên cơ sở
Hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được thỏa thuận phù hợp với các quy
định của pháp luật. Bên bán có nhiệm vụ chuyển giao các kiến thức tổng hợp
của công nghệ hoặc cung cấp các máy móc, thiết bị dịch vụ đào tạo, kèm theo
các kiến thức công nghệ cho bên mua và bên mua có nghĩa vụ thanh tốn cho
bên bán để tiếp thu, sử dụng các kiến thức công nghệ đó theo các điều kiện đã
thỏa thuận và ghi nhận trong hợp đồng chuyển giao công nghệ.
25

Lớp Kinh tế đầu tư I



×