Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

luận văn kinh tế đầu tư CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐẦU TƯ CỦA Doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Hiệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.87 KB, 23 trang )

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1. Quá trình hình thành và phát triển của đơn vị
Tên doanh nghiệp: Doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Hiệu
Tên viết tắt: DNTN Nguyễn Hiệu
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5600156047 do Sở kế hoạch và đầu tư
Điện Biên cấp lần đầu ngày 24 tháng 8 năm 2001, thay đổi lần 3 vào ngày 11
tháng 11 năm 2011.
Địa chỉ trụ sở chính: Đội 4A- Xã Thanh Xương – Huyện Điện Biên
Điện thoại: 0230 3953612
Fax: 0230 3953612
Mã số thuế: 56001 56047
Vốn đầu tư: 17.046.000.000 đồng
Tài khoản ngân hàng: mở tại ngân hàng: Nông
nghiệp và phát triển nông thôn.
Giám đốc điều hành là ông Nguyễn Đức Hiệu.
Ngành nghề kinh doanh chính bao gồm:
- Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi.
Như có thể thấy, sản phẩm của doanh nghiệp cũng như các công ty xây dựng
khác là công trình, nhà cửa, vật kiến trúc,… có tính chất đơn chiếc, phát huy tác
dụng ngay tại địa điểm xây dựng. Do đó đặc điểm của quá trình sản xuất mang
tính liên tục, phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn, ở những địa điểm khác nhau.
Tuy nhiên hầu hết các công trình đều trải qua quy trình sản suất như sau:
+ Tham gia đấu thầu, nhận thầu trực tiếp, hoặc liên hệ trực tiếp với chủ đầu tư
+ Ký kết hợp đồng xây dựng với chủ công trình
+ Trên cơ sở hồ sơ thiết kế và hợp đồng xây dựng đã ký, doanh nghiệp xây dựng
Nguyễn Hiệu tổ chức quá trình thi công để tạo ra sản phẩm: giải quyết mặt bằng
thi công, tổ chức lao động, bố trí máy móc thiết bị, tổ chức cung ứng vật tư tiến
hành xây dựng và hoàn thiện.
+ Công trình được xây dựng dưới sự giám sát của chủ đầu tư về mặt kỹ thuật và
tiến độ thi công.


1
+ Bàn giao, thanh quyết toán công trình khi hoàn thành.
Cụ thể, quy trình được thể hiện qua sơ đồ sau:
Trong cùng một thời gian doanh nghiệp thường phải tiến hành triển khai
thực hiện nhiều hợp đồng xây dựng cùng một lúc, trên nhiều địa điểm khác nhau
nhằm hoàn thành yêu cầu của chủ đầu tư. Thường thì doanh nghiệp tổ chức lao
động tại chỗ, nhưng với năng lực sản xuất có hạn, nhiều khi phải điều chuyển lao
động giữa các công trình với nhau nhằm đảm bảo công trình được hoàn thành
đúng tiến độ.
- Khai thác, chế biến đá, cát, sỏi; kinh doanh vật liệu xây dựng.
Doanh nghiệp tổ chức tìm kiếm, nghiên cứu những bãi đá, cát trong khu
vực Điện Biên và Lai Châu, tiến hành làm thủ tục xin giấy phép để tiến hành
khai thác. Việc khai thác, chế biến vật liệu xây dựng này chủ yếu phục vụ cho
các công trình đang thi công gần đó của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tiết
kiệm được chi phí nguyên vật liệu của công trình.
Ký kết hợp đồng
Tổ chức thi công
Nghiệm thu kỹ thuật với
bên A
Bàn giao thanh quyết toán
với bên A
Đấu thầu hoặc liên hệ
trực tiếp với chủ đầu tư
2
- Kinh doanh xăng, dầu và các sản phẩm liên quan.
Mặc dù là một lĩnh vực nằm trong giấy phép đăng ký kinh doanh và doanh
nghiệp đã tiến hành đầu tư thử nhưng sau đó xét thấy tình hình thị trường và
nguồn vốn quá căng thẳng, doanh nghiệp đã hủy bỏ dự án. Và đến nay vẫn chưa
có dự án nào trong lĩnh vực này.
Doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Hiệu được thành lập lần đầu tiên với số vốn là

3.745.000.000 đồng hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và chế biến vật liệu xây
dựng mà chủ yếu là kinh doanh đá, cát, sỏi cho các công trình xây dựng trong
tỉnh. Sau đó xét thấy tình hình đầu tư sang lĩnh vực thi công xây lắp đem lại lợi
nhuận lớn, doanh nghiệp đã mạnh dạn mở rộng ngành nghề kinh doanh, thay đổi
đăng ký kinh doanh lần 2 vào ngày 9 tháng 5 năm 2007 lên tới 7.145.000.000
đồng, tới nay vốn đầu tư của doanh nghiệp được điều chỉnh lần 3 là
17.046.000.000 đồng.
2. Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, chức năng của các phòng ban
Doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Hiệu là một đơn vị kinh tế hoạt động chủ yếu
trong ngành xây dựng nên đặc điểm về tổ chức quản lý ở doanh nghiệp có một số
đặc điểm khác so với các doanh nghiệp sản xuất trong ngành khác. Sơ đồ cơ cấu
tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp như sau:
3
SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA DNTN NGUYỄN HIỆU:
Ban giám đốc:
Đứng đầu là giám đốc doanh nghiệp, đại diện pháp nhân của doanh nghiệp và
chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp. Giúp việc cho giám
đốc có trợ lý giám đốc và các trưởng phòng chức năng.
Các Phòng chức năng
Phòng nhân sự
Các tổ thi công từng
công trình
Các tổ khai thác và
chế biến VLXD
4
Ban giám đốc
Trợ lý giám
đốc
Phòng
kế toán

tài chính
Phòng
kinh
doanh
Phòng
vật tư
Phòng
nhân
sự
Phòng
kỹ
thuật
Văn
phòng
- Theo dõi việc thực hiện các chính sách bảo hiểm xã hội – y tế cho
CBCNV của Công ty, lập bảng lương hàng tháng và thực hiện các chính sách
nhân sự, lao động khác.
- Xây dựng kế hoạch, đề xuất các chương trình vui chơi giải trí tập thể cho
CBNV trong công ty, đảm bảo sử dụng quỹ phúc lợi hợp lý và có hiệu quả nhất.
- Tìm kiếm, tuyển dụng các ứng cử viên có năng lực và các vị trí theo yêu
cầu của Ban Giám đốc.
- Tư vấn cho Ban Giám đốc về các chính sách, chủ trương mới trong lĩnh
vực lao động.
- Xây dựng, đề xuất các chương trình đào tạo, nâng cao trình độ và kỹ năng
chuyên môn nghiệp vụ cho các phòng ban.
Phòng Kỹ thuật
Có chức năng xây dựng phương án kỹ thuật thi công và kiểm tra chất lượng các
công trình, kết hợp với phòng kinh tế dự án đối ngoại, lập hồ sơ kỹ thuật chi tiết
cho các dự án lớn chỉ đạo thi công các công trường của Xí nghiệp, các công
trường trực tiếp của doanh nghiệp, lập hồ sơ kỹ thuật thực hiện đúng hợp đồng,

nghiệm thu hoàn công, quản lý các hồ sơ liên quan như: hồ sơ thiết kế, hồ sơ
nghiệm thu.
Phòng kinh doanh
Phòng kinh doanh chịu trách nhiệm
- Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn - trung dài hạn, kế hoạch đầu
tư, hoàn tất các thủ tục đầu tư, tổ chức và triển khai thực hiện các dự án đầu tư.
- Tư vấn, tham mưu cho Ban Giám đốc về công tác kế hoạch.
- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện công tác kế hoạch.
Phòng Tài chính – Kế toán
- Thực hiện các công việc về tài chính – kế toán của Công ty; phân tích,
đánh giá tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của Công ty.
- Tư vấn, tham mưu cho Ban Giám đốc về các chiến lược tài chính ngắn,
trung và dài hạn trên cơ sở các công trình đang và sẽ triển khai.
5
- Kiểm tra, giám sát tình hình, công tác tài chính kế toán để đảm bảo tuân
thủ quy chế của doanh nghiệp và các quy định liên quan của Pháp luật. Kế toán
trưởng trịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực phản ánh đầy đủ hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trước Ban Giám đốc.
Phòng vật tư
Có chức năng cung cấp thông tin kinh tế, giá cả thị trường, các chủng loại vật tư,
nguyên vật liệu cho các phòng ban liên quan. Mua sắm, cung cấp vật tư, nguyên
vật liệu để sản xuất sản phẩm, thi công các công trình.
Cụ thể những nhiệm vụ của phòng vật tư như sau:
- Khai thác, cung ứng vật tư, nguyên nhiên vật liệu, thiết bị máy móc phục
vụ cho hoạt động của doanh nghiệp
- Quản lý, bảo quản vật tư, nguyên nhiên vật liệu. cấp phát vật tư, nguyên
nhiên vật liệu theo nhu cầu thi công.
- Căn cứ theo kế hoạch sản xuất kinh doanh để xây dựng kế hoạch mua sắm
vật tư
- Xây dựng các chương trình sản xuất hàng năm và dài hạn của doanh

nghiệp trên cơ sở năng lực, thiết bị và nguồn vật tư, nguyên liệu.
- Cung cấp thông tin giá cả thị trường các loại vật tư, nguyên nhiên vật liệu
cho các phòng ban, phục vụ cho công tác hạch toán, kế toán. Cùng các phòng
liên quan xây dựng hồ sơ đấu thầu và ký kết các hợp đồng kinh tế. Báo cáo số
lượng, chất lượng vật tư xuất nhập và tồn kho theo chế độ từng phần, từng
tháng. Thống kê chi phí vật tư cho từng công trình, hạng mục công trình.
- Thống kê ghi chép (thẻ kho, phiếu nhập xuất kho, biên bản bàn giao máy
móc thiết bị, sổ theo dõi cung cấp vật tư,…) theo quy định của doanh nghiệp và
Nhà nước. Xây dựng định mức vật tư để không ngừng tiết kiệm trong việc sử
dụng.
Văn phòng doanh nghiệp
Có chức năng quản lý con dấu doanh nghiệp, lưu giữ thu phát công văn,
tài liệu đúng nguyên tắc bảo mật, quản lý vật tư trang thiết bị phục vụ công tác
văn phòng, tổ chức thực hiện đón tiếp khách, đánh máy in, gửi tài liệu theo yêu
6
cầu, quản lý hoạt động đội xe văn phòng, tổ chức bảo vệ doanh nghiệp và quản
lý cán bộ nhân viên nội trú.
Các tổ thi công
Chịu trách nhiệm trực tiếp thực hiện công trình. Cơ cấu tổ chức của mỗi tổ bao
gồm một quản lý chung, nhân viên kỹ thuật, các công nhân xây dựng, nhân viên
gián tiếp phục vụ ăn uống, công tác vệ sinh.
Một tổ thi công của doanh nghiệp có khoảng 20-30 người, tùy theo đặc điểm của
từng công trình. Cũng có những giai đoạn căng thẳng, khi nhận thầu nhiều công
trình, một nhân viên kỹ thuật phải chịu trách nhiệm ở nhiều công trình tại nhiều
địa điểm tương đối gần nhau và không quá phức tạp về mặt kỹ thuật.
Các tổ khai thác và chế biến vật liệu xây dựng.
Bao gồm một quản lý chung, nhân viên kỹ thuật phụ trách máy móc, các công
nhân điều hành máy và vận chuyển vật liệu, các nhân viên gián tiếp phục vụ ăn
uống, công tác vệ sinh.
2. Tổng quan về kết quả sản xuất của doanh nghiệp từ 2009 -2011

Tuy Doanh nghiệp mới thành lập nhưng đã tạo được cho mình một uy tín
lớn mà không phải Doanh nghiệp xây dựng nào cũng có được. Với trang thiết bị
cơ giới hoá đa dạng và hiện đại cùng với đội ngũ cán bộ nhiều kinh nghiệm, lưc
lượng công nhân kỹ thuật lành nghề, doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Hiệu đã thi
công xây dựng nhiều công trình xây dựng cao tầng, công trình giao thông đường,
cầu, kè,…
Trong những năm qua doanh nghiệp đã tham gia xây dựng và hoàn thành
nhiều công trình, các công trình bàn giao được chủ đầu tư đánh giá đạt chất
lượng tốt và thi công đúng tiến độ. Bên cạnh đó doanh thu và lợi nhuận của
doanh nghiệp thu được cũng khá lớn
2.1. Doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp
Căn cứ vào các báo cáo tài chính qua các năm, ta có bảng số liệu về doanh thu
của doanh nghiệp như sau:
Bảng 1: Doanh thu hàng năm của doanh nghiệp
7
STT
Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1 Doanh thu xây lắp 4290888020 18039194172 30979965974
2
Doanh thu bán các
thành phẩm ( đá, cát) 1,920,794,493 986456234 38157538.9
2.1 Đá 852,788,579 567834235 24950000
2.2 Cát 1,068,005,914 418,621,999 13,207,539
3
Doanh thu cung cấp
dịch vụ 2,557,667,281 2,046,995,124 641,965,408
3.1 Vận chuyển 456,085,135 500259000 600490908
3.2 San ủi 2,101,582,146 1546736124 41474500
4 Tổng 8,769,349,794 21,072,645,530 32,033,560,044

5 Tốc độ tăng liên hoàn 240.3% 152%
Nguồn: Báo cáo tài chính
Qua bảng trên ta thấy doanh thu theo từng tăng theo từng năm. Cụ thể năm
2010, doanh thu tăng 240,3% tương đương với khoảng 12,3 tỷ đồng so với năm
2009. Đay là một con số rất đáng ngạc nhiên trong tình hìn kinh tế bị suy thoái
trong những năm gần đây. Tuy nhiên cũng dễ hiểu là trong những năm năm này,
doanh nghiệp tiến hành thi công, xây lắp nhiều công trình có giá trị lớn như
Công trình xử lý kỹ thuật sau lũ ( với giá trị gần 2,5 tỷ đồng), Đường lên địa
điểm định canh định cư tập trung Hô Huổi, Lay Nưa, Mường Lay (11,4 tỷ đồng),

Tiếp đó, năm 2011 doanh thu tăng 152% so với năm trước đó, tương đương với
khoảng hơn 11 tỷ đồng, với những công trình lớn được hòan thành như Kè ven
hồ phân khu số 1 khu tái định cư Nậm Cản, Mường Lay (17,268 tỷ đồng), đường
Tả Sìn Thàng - Sìn Chải, Tủa Chùa, Điện Biên (6,097 tỷ đồng),…
Điều này cho thấy doanh nghiệp đang phát triển rất tốt trong những năm gần đây,
từng bước nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh và quản lý.
Bảng số liệu về lợi nhuận hàng năm:
Bảng2: Kết quả kinh doanh ghi nhận theo báo cáo tài chính
8
STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1
Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ
8,769,349,794 21,072,645,530 32,033,560,044
3 Doanh thu hoạt động tài chính
23,158,016 15,467,894 23,158,016
4
Chi phí sản xuất, kinh doanh
hàng hoá, dịch vụ
8,342,368,394 20,584,416,098 31,361,373,562

a Giá vốn hàng bán
7,892,414,815 18,965,380,977 30,752,217,642
b Chi phí bán hàng
c Chi phí quản lý doanh nghiệp
131,540,247 316,089,683 480,503,401
5 Chi phí tài chính
318,413,332 302,945,438 128,652,519
6
Lợi nhuận trước thuế của
doanh nghiệp
450,139,416 503,697,326 695,344,498
7 Thuế thu nhập doanh nghiệp
45013941.61 50369732.6 69534449.83
8 Lợi nhuận sau thuế 405,125,474 453,327,593 625,810,049
9 Tốc độ tăng liên hoàn 112% 138%
Nguồn: Báo cáo tài chính hàng năm.
Qua bảng trên có thể thấy được cùng với đà tăng của doanh thu lợi nhuận sau
thuế cũng tăng theo. Cụ thể năm 2010, lợi nhuận sau thuế đạt 453, 327 triệu đồng
tăng 12% so với năm 2009, tiếp đó năm 2011, con số này là gần 626 triệu đồng,
tốc độ tăng so với năm trước là 38% (tương đương với 191,647 triệu đồng). Mặc
dù tốc độ tăng trưởng về của lợi nhuận sau thuế như vậy là tương đối khiêm tốn,
nhưng xét thấy trong điều kiện suy thoái kinh tế như hiện nay, tỷ lệ lạm phát cao
đấy giá vật tư tăng mạnh cùng với đó là mức lãi suất ngân hàng cao từ đó mà chi
phí tài chính lớn khiến nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hoặc chỉ trong tình
trạng cầm chừng, mức lợi nhuận doanh nghiệp đạt được như trên được đánh giá
rất cao. Tìm hiểu sâu xa nguyên nhân ta có thể thấy rằng nhờ có hoạt động khai
thác chế biến đá, cát có doanh thu tương đối lớn trong những năm qua đã đáp
9
ứng một phần nhu cầu vật liệu xây dựng cho những công trình đang thi công của
doanh nghiệp, từ đó làm giảm sự căng thẳng về khối lượng và sự tăng giá cả của

nguyên vật liệu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp đã có chính sách huy động vốn hiệu
quả không những từ ngân hàng mà còn từ nhiều cá nhân khác từ đó đáp ứng đủ
nhu cầu vốn đảm bảo tiến độ thi công.
Điều này được thể hiện rõ qua bảng cân đối nguồn vốn của doanh nghiệp dưới
đây:
2.2. Vốn và nguồn vốn của doanh nghiệp
Bảng 3: Vốn và nguồn vốn của doanh nghiệp

Năm 2008
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Vốn chủ sở hữu
2 982 938 662
3,766,982,529 4,345,795,830 4,864,443,132
Nguồn vốn kinh doanh
2726749434
2,726,749,434

3,756,218,671 3,756,218,671
Quỹ khen thưởng, phúc lợi
6257284
10,763,858

10,763,858 9,180,730
Lợi nhuận chưa phân phối
249931944
1,029,469,237

578,813,301 1,099,043,731
Vốn vay
1 458 978 878

7,023,169,589 10,393,814,667 20,507,104,800
Nợ ngắn hạn
1 458 978 878
3,469,396,269 1,902,566,799 10,485,075,162
Nợ dài hạn 3,553,773,320 8,491,247,868 10,022,029,638
Tổng
4 441 917 540
10,790,152,118 14,739,610,497 25,371,547,932
Tỷ suất tự trài trợ 35% 29% 19%
Nguồn: Tổng hợp từ bảng kết cấu tài sản 2008-2011 của doanh nghiệp
Ta có thể thấy, nguồn vốn của doanh nghiệp tăng đều, năm 2010 tổng nguồn vốn
tăng 58% so với năm 2009 (tương ứng với 6 256 triệu đồng), sang năm 2011
tăng 49% so với năm trước đó (tương đương với khoảng 8 326 triệu đồng).
Doanh nghiệp đã tăng cả nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay, nhưng nguồn vốn
vay vẫn chiếm chủ yếu với tốc độ tăng cũng lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng của
vốn tự có của doanh nghiệp.
Cụ thể:
Tốc độ tăng liên hoàn
10
Năm 2010 so với 2009 Năm 2011 so với 2010
Vốn chủ sở hữu 115% 112%
Vốn vay 148% 197%
Qua bảng trên ta có thể thấy cả nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh
nghiệp đều tăng đều qua các năm, cụ thể vốn chủ sở hữu năm 2010 tăng 15% so
với năm 2009 (tương đương với khoảng 568 triệu đồng), tiếp đó năm 2011 tăng
so với năm 2010 là 12% (cũng tương đương với khoảng 500 triệu đồng). Bên
cạnh đó, tốc độ tăng của nguồn vốn vay lớn hơn một chút, năm 2010 tăng 48%,
và năm 2011 tăng 97%. Do đó mà tỷ suất tự tài trợ của doanh nghiệp giảm mạnh,
trong ba năm 2009-2011 giảm từ 35% xuống còn 19%, điều này cho thấy doanh
nghiệp đang có xu hướng dựa nhiều vào vốn vay, có nguy có chiếm dụng vốn

lớn. Tuy nhiên so với nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng nói chung thì
tỷ suất này vẫn là khá an toàn.
2.3. Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp
Bảng 4: Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp 2008-2011
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tài sản lưu động
2 486 406 988
8 297 114 057 6 552 020 650 16 677 362 013
Tốc độ tăng liên hoàn 333.7% 78.96% 254.54%
Tài sản cố định
1 955 480 552
2 493 038 063 8 187 589 848 9 294 185 920
Tốc độ tăng liên hoàn 127.49% 328.42% 113.52%
Tổng tài sản
4 441 887 540
10 790 152 120 14 739 610 498 25 971 547 933
Tốc độ tăng liên hoàn 242.92% 136.6% 176.2%
Nguồn: Bảng kết cấu tài sản 2008-2011
Qua bảng trên ta thấy tài sản của doanh nghiệp tăng nhanh trong giai đoạn 2008-
2011, với tốc độ tăng trung bình là 80% một năm. Cả tài sản lưu động và tài sản
cố định của doanh nghiệp đều tăng liên tục qua các năm. Đáng chú ý nhất là năm
11
2011, với việc trúng thầu và tiếp tục thi công nhiều công trình quan trọng, có giá
trị lớn như Kè ven hồ phân khu số 1 khu tái định cư Nậm Cản, Mường Lay (giá
trị gói thầu hơn 17 tỷ đổng), Cải tạo, nâng cấp đường Na Pheo- Si Pha Phin
( tổng giá trị gần 10 tỷ đồng),… doanh nghiệp đã đầu tư hơn nữa vào tài sản cố
định và tài sản lưu động cần cho quá trình thi công cũng tăng gấp 2,5 lần năm
2010.
Chương 2 : Các hoạt động liên quan đến đầu tư
1. Hoạt động đầu tư phát triển của doanh nghiệp

Cũng giống như nhiều doanh nghiệp nhỏ khác, lượng vốn đầu tư mở rộng
doanh nghiệp còn nhỏ do đó các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp không
được đầu tư theo dự án, mà mang nhiều tính tự phát.
12
1.1. Đầu tư vào tài sản cố định
Hoạt động đầu tư vào tài sản cố định của Doanh nghiệp không ngừng gia tăng
qua các năm từ 2008 đến nay. Giá trị đầu tư vào tài sản của Doanh nghiệp vẫn
tương đối nhỏ, bên cạnh đó doanh nghiệp mới chỉ tập trung đầu tư vào tài sản
cố định hữu hình mà chưa quan tâm, chú ý tới đầu tư vào các tài sản cố định vô
hình khác cũng rất quan trọng như thương hiệu doanh nghiệp, Cụ thể về tình
hình đầu tư vào tài sản cố định được thể hiện ở bảng dưới.
Bảng 5: Đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp 2008-2011
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
TSCĐ hữu hình 1 286 578 428 1 454 545 454 6 454 545 454 3 430 217 091
Nhà cửa, vật kiến trúc 1 076 680 428 15 600 000 20 890 000 0
Máy móc thiết bị 209 898 000 922 076 543 3 689 134 905 830 000 000
Phương tiện vận tải, vật
truyền dẫn 0 291 439 944 2 456 789 890 2 501 700 001
Thiết bị dụng cụ quản lý 0 225 428 967 287 730 659 98 517 090
Nguồn: Báo cáo thường niên của doanh nghiệp 2008-2011
Do tính chất đặc điểm của ngành nghề xây dựng – xây lắp, máy móc
thiết bị phục vụ thi công công trình là một trong những nhân tố quan trọng ảnh
hưởng đến chất lượng của hoạt động và thể hiện năng lực thi công của Doanh
nghiệp. Chính vì vậy, Doanh nghiệp luôn chú trọng, quan tâm đến việc đầu tư
mua sắm và đổi mới các máy móc thiết bị phục vụ thi công xây dựng. Hoạt
động mua sắm máy móc được thực hiện qua việc ký kết các hợp đồng trực tiếp
với các công ty buôn bán máy móc xây dựng.
Từ bảng trên ta có thể thấy giá trị đầu tư của doanh nghiệp vào tài sản cố
định tăng theo các năm với đột phá vào năm 2010 với tổng giá trị đầu tư lên tới
6454 triệu đồng. Trong năm này doanh nghiệp đã tăng đầu tư cho mua sắm

máy móc, cụ thể là bổ sung thêm ba máy súc (trị giá khoảng 1310 triệu đồng),
hai máy lu (trị giá hơn 500 triệu đồng), hai máy đào (trị giá 650 triệu đồng),…
1.2. Đầu tư vào nguồn nhân lực
Nhân lực là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển của bất kỳ doanh nghiệp
nào. Nhận thức được ý nghĩa này, doanh nghiệp luôn chú trọng đầu tư đào tạo
nguồn nhân lực đủ về lượng, mạnh về chất: xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý
giỏi; đội ngũ cán bộ kỹ thuật giỏi chuyên môn, nghiệp vụ; đội ngũ công nhân
có tay nghề cao.
13
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng chú trọng việc phát triển, bồi dưỡng, thu hút, sử
dụng và đãi ngộ đội ngũ tri thức, sinh viên giỏi mới ra trường, các chuyên gia có
trình độ cao; giành những ưu đãi thích hợp, hỗ trợ về nhà ở, tuyển dụng và các
hình thức đãi ngộ khác để thu hút nhân tài. Đồng thời, doanh nghiệp lập quỹ trợ
cấp, khen thưởng, tổ chức trao các loại giải thưởng; cải cách chế độ tiền lương,
chế độ cung cấp và tiếp cận thông tin, tạo mọi điều kiện vật chất, môi trường làm
việc, các hoạt động chuyên môn và đời sống sinh hoạt cho đội ngũ trí thức, chuyên
gia để họ yên tâm cống hiến tài năng và trí tuệ, phục vụ cho hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty.
Hàng năm, Doanh nghiệp tổ chức tuyển chọn và hỗ trợ kinh phí thích đáng để
cử cán bộ, công nhân viên có thành tích, triển vọng phát triển tốt và có nguyện
vọng gắn bó lâu dài với doanh nghiệp trong những lĩnh vực cần thiết đi đào tạo,
nâng cao trình độ chuyên môn.
Doanh nghiệp cũng chú ý cải thiện điều kiện môi trường làm việc cho người lao
động, thực hiện nghiêm túc công tác an toàn và bảo hộ lao động. Đảm bảo đầy
đủ các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ bảo trợ khác đối
với người lao động. Thực hiện ký kết hợp đồng lao động với các chức danh
quản lý điều hành. Dưới đây là bảng kê khai về số lao động và mức lương bình
quân của người lao động của doanh nghiệp qua các năm.
Bảng 6: Số lao động và mức lương bình quân của doanh nghiệp 2008-2011
nhận xét

Bảng7: Cơ cấu lao động phân theo trình độ 2008-2011
Nhận xét
1. Vốn và nguồn vốn đầu tư
Vốn là một yếu tố không thể thiếu trong hoạt động đầu tư. Chính vì vậy,
hoạt động huy động vốn đầu tư cũng rất được Doanh nghiệp tư nhân Nguyễn
Hiệu chú trọng. Vốn đầu tư của doanh nghiệp được huy động từ nhiều nguồn
khác nhau bao gồm:
- Vốn góp ban đầu của chủ sở hữu.
- Lợi nhuận chưa phân phối được giữ lại để tái đầu tư.
- Trích từ nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp
- Vốn vay từ các tổ chức tín dụng và các cá nhân.
14
Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp có thể được phân chia ra thành nguồn vốn
đầu tư trong doanh nghiệp (vốn chủ sở hữu) và nguồn vốn đầu tư ngoài doanh
nghiệp (vốn vay)
Bảng 7: Vốn và nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp
Nhận xét
2. Công tác đấu thầu và quản lý hoạt động đấu thầu
Doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Hiệu tham gia hoạt động đấu thầu với tư cách là
đơn vị tham dự thầu mà chưa đứng ra tổ chức đấu thầu lần nào, điều này cũng do
đặc điểm còn là một doanh nghiệp nhỏ, các hoạt động đầu tư đều chưa được tổ
chức chuyên nghiệp thành các dự án.
Cũng do đặc điểm của ngành nghề kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng nên hoạt
động đấu thầu đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp. Ngoài một số dự án được thuê trực tiếp từ các chủ đầu tư công trình, đa
phần các hợp đồng xây dựng mà doanh nghiệp ký kết là thông qua hoạt động đấu
thầu cạnh tranh rộng rãi. Do đó doanh nghiệp rất coi trọng công tác đấu thầu từ
lập hồ sơ dự thầu tới công tác tiếp thị đấu thầu để tăng tỷ lệ trúng thầu. Hoạt
động này có sự tham gia của tất cả các phòng ban trong doanh nghiệp, chủ chốt
nhất là phòng kĩ thuật.

Quy trình đấu thầu của doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Hiệu
15
Từ năm 2005, khi đăng ký kinh doanh thêm lĩnh vực xây dựng, do chưa có nhiều
kinh nghiệm nên doanh nghiệp thường tham dự thầu với tư cách là nhà thầu phụ
cùng với những nhà thầu lớn để học hỏi thêm kinh nghiệm đấu thầu và xây dựng
hình ảnh của doanh nghiệp. Từ năm 2009 đến nay, doanh nghiệp đã tham gia và
trúng thầu nhiều gói thầu có giá trị lớn. Hình thức tham gia cũng được mở rộng,
16
Nhận thông báo kết quả đấu thầu
Ký kết hợp đồng
và thực hiện hợp đồng
Điều khoản phát sinh, sửa đổi và bổ
sung hợp đồng
Chuẩn bị hồ sơ dự thầu
Nộp hồ sơ dự thầu
Tham gia mở thầu
Tìm kiếm thông tin về dự án và
mua hồ sơ dự thầu
Phòng kinh
doanh
Phòng kinh doanh,
phòng kỹ thuật,
phòng kế toán tài
chính, phòng vật tư
Văn phòng
2 cán bộ phòng
kinh doanh
Giám đốc
Phòng kinh
doanh

từ nhà thầu phụ, doanh nghiệp đã liên danh với nhiều nhà thầu khác tiêu biểu là
gói thầu Kè chống xói mòn bảo vệ tuyến NC 16 đoạn km0+00 –km0+300 (trị giá 5
637 865 000 đồng) liên danh với DNTN Thành Trung mà DNTN Nguyễn Hiệu là đơn vị
đại điện liên danh. Bên cạnh đó cũng có nhiều gói thầu doanh nghiệp trúng thầu với tư
cách nhà thầu độc lập.
Một số gói thầu tiêu biểu của doanh nghiệp từ năm 2009 đến nay:
STT Tên gói thầu
Năm thực
hiện
Tổng giá trị gói thầu Hình thức tham gia
1
Kè chống xói mòn bảo
vệ tuyến NC 16
đoạn km0+00 –km0+300
Từ 2009
-2011
5 637 865 000 Liên danh thầu với DNTN
Thành Trung (đơn vị đại
diện liên danh DNTN
Nguyễn Hiệu)
2
Công trình xử lý
kỹ thuật sau lũ
2010 2 428 199 426
Thầu phụ
3
Cải tạo, nâng cấp
đường Na Pheo- Si Pha Phin
Bắt đầu thực
hiện năm

2010
9 274 804 095
Nhà thầu độc lập
4
Chợ Nậm Cản - Mường Lay Bắt đầu thực
hiện năm
2011
7 534 123 000
Nhà thầu độc lập
5
Trường trung học
Lay Nưa, Mường Lay
Bắt đầu thực
hiện năm
2011
17 345 256 000
Nhà thầu độc lập
6
Đường lên địa điểm định
canh định cư tập trung
Hô Huổi, Lay Nưa, Mường
Lay.
2008 -2010 11 472 625 227
Nhà thầu độc lập
7
Chợ Đồi Cao 2011 6 416 032 000
Nhà thầu độc lập
8
Xử lý kỹ thuật đoạn
km139+650 > km192+700

2011 cả gói thầu
13783212169 trong
đó phần thuộc về
DN là 8210260396
Liên danh thầu với CT
CPĐT XD và QL đường bộ
2 - Điện Biên
9
Kè ven hồ phân khu số 1 khu
tái định cư Nậm Cản, Mường
Lay
Bắt đầu thực
hiện 2010
17268633000
Nhà thầu độc lập
17
10
Đường Tả Sìn Thàng - Sìn
Chải, Tủa Chùa, Điện Biên
2009-2011 6096926358
Nhà thầu độc lập
3. Công tác lập dự án
Các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp được tiến hành không theo dự án
nên công tác lập dự án ở doanh nghiệp là không có.
4. Công tác thẩm định dự án đầu tư
Doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Hiệu thường xuyên thực hiện các hoạt động
đấu thầu hoặc trực tiếp nhận thi công các dự án cho chủ đầu tư, tức là doanh
nghiệp chỉ hoạt động ở giai đoạn thực hiện đầu tư của một dự án nên công tác
thẩm định dự án đầu tư trong doanh nghiệp cũng không có.
5. Công tác quản lý dự án

Trong hoạt động quản lý chung, DNTN Nguyễn Hiệu luôn đánh giá cao
tầm quan trọng của công tác quản lý dự án đầu tư. Vì điều này đảm bảo việc thi
công và hoàn thành các công trình đúng tiến độ và đạt chất lượng cao, đáp ứng
đúng nhu cầu của chủ đầu tư, tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp thực hiện công tác quản lý dự án đầu tư chủ yếu ở giai
đoạn thực hiện đầu tư. Cụ thể trong giai đoạn này, doanh nghiệp tiến hành quản
lý tiến độ, quản lý thông tin, quản lý chi phí, chất lượng thi công xây lắp, quản
lý nguồn nhân lực và quản lý hoạt động mua bán, đấu thầu. Giám đốc doanh
nghiệp đưa ra quyết định thành lập các Ban quản lý dự án để quản lý toàn bộ
các hoạt động của việc thi công, xây dựng.
6. Nội dung và phương pháp đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư
Khi tiến hành hoạt động đầu tư, DNTN Nguyễn Hiệu cũng giống như tất
cả các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác đều quan tâm đến vấn đề kết quả
và hiệu quả của hoạt động đầu tư. Các số liệu về các hoạt động đầu tư phát
triển của doanh nghiệp đuợc tập hợp từ tất cả các phòng ban khác nhau: phòng
kinh doanh, phòng kỹ thuật, phòng vật tư. Các số liệu này được tập trung và
tổng hợp tại phòng tài chính – kế toán. Phòng tài chính – kế toán chịu trách
nhiệm sắp xếp các số liệu và thiết lập nên các chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả
và kết quả đầu tư. Những chỉ tiêu này giúp Ban giám đốc Công ty cũng như
toàn bộ nhân viên Công ty nắm rõ hơn về tình hình cụ thể của Công ty. Từ đó
rút ra kinh nghiệm và đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư.
18
Các chỉ tiêu về kết quả đầu tư bao gồm: khối lượng vốn đầu tư thực
hiện, tài sản cố định huy động. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư bao gồm
các chỉ tiêu tài chính và các chỉ tiêu kinh tế - xã hội.
Để đánh giá hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư trong toàn doanh
nghiệp, hàng năm, phòng tài chính – kế toán sẽ tập hợp các số liệu và xây dựng
các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư của Công ty bao gồm: Cơ cấu
tài sản, cơ cấu nguồn vốn, khả năng thanh toán và tỷ suất sinh lời.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của

hoạt động đầu tư thông qua một số chỉ tiêu như: số lao động tăng thêm nhờ
hoạt động đầu tư, mức thu nhập bình quân tăng thêm của người lao động, nộp
ngân sách Nhà nước.
Dưới đây là một số chỉ tiêu về hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư
của Doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Hiệu trong giai đoạn 2009 - 20011.
Bảng 8: Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động đầu tư của doanh nghiệp
TT Chỉ tiêu 2009 2010 2011
I
Cơ cấu tài sản và cơ cấu
nguồn vốn (%)
1 Cơ cấu tài sản

Tài sản ngắn hạn/Tổng số
tài sản 77% 44% 64%

Tài sản dài hạn/Tổng số tài
sản 23% 56% 36%
2 Cơ cấu nguồn vốn
Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn 65% 71% 81%

Nguồn vốn chủ sở
hữu/Tổng nguồn vốn 35% 29% 19%
II Khả năng thanh toán (lần)

Khả năng thanh toán tổng
quát 1.54 1.42 1.27

Khả năng thanh toán nợ
ngắn hạn 2.39 3.44 1.59


Khả năng thanh toán tức
thời 0.67 0.83 0.07
III Tỷ suất sinh lời (%)
1
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng
tài sản

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế
trên tổng tài sản 4.17% 3.42% 2.68%
19

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế
trên tổng tài sản 3.75% 3.08% 2.47%
2
Tỷ suất lợi nhuận trên
doanh thu

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế
trên doanh thu thuần 5.13% 2.39% 2.17%

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế
trên doanh thu thuần 4.62% 2.15% 1.95%
3
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế
trên vốn chủ sở hữu 3.75% 3.08% 2.47%
Nguồn: Tổng hợp Báo cáo thường niên các năm
7. Công tác quản lý rủi ro
Doanh nghiệp không có bộ phận chuyên trách về quản lý rủi ro. Phòng
kinh doanh khi đưa các kế hoạch đầu tư, phát triển của doanh nghiệp cũng có
tính đến các nhân tố rủi ro. Tuy nhiên, công tác quản lý rủi ro mới chỉ chủ yếu

dừng lại ở việc nhân diện rủi ro, chưa có các biện pháp quản trị rủi ro.
Một số rủi ro có thể tác động tới hoạt động của doanh nghiệp.
- Rủi ro kinh tế: Nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng
hoảng tài chính thế giới nên đà tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu chững lại, tuy
nhiên vẫn nằm trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.
Năm 2012, nền kinh tế Việt Nam có nhiều dấu hiệu lạc quan tin tưởng vào một
mức tăng trưởng cũng tương đối cao. Bên cạnh đó, với các chính sách kích cầu
và phục hồi kinh tế, ngành công nghiệp và xây dựng vẫn tiếp tục được kỳ vọng
sẽ tăng trưởng mạnh mẽ. Trong bất cứ giai đoạn phát triển nào của đất nước,
Chính phủ đều đưa ra các chính sách khuyến khích phát triển đối với lĩnh vực
này. Đây là những điểm thuận lợi cho hoạt động xây dựng của doanh nghiệp.
- Rủi ro pháp luật: doanh nghiệp có thể phải đối mặt với các vụ kiện tụng,
tranh chấp làm mất cơ hội kinh doanh và tốn chi phí.
- Rủi ro cạnh tranh: doanh nghiệp chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực xây
dựng công nghiệp và dân dụng. Hiện nay cũng có nhiều đơn vị tham gia vào
lĩnh vực này. Và thị trường này trong thời gian tới sẽ thu hút được sự tham gia
của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước và ít nhiều cũng tạo ra sức ép cạnh
tranh đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhờ vào mối quan hệ chặt chẽ với
nhiều chủ đầu tư, cùng với uy tín của doanh nghiệp đã được củng cố trong
nhiều năm gần đây, phần nào giảm bớt yếu tố cạnh tranh. Hiện tại, doanh
nghiệp vẫn được chính quyền địa phương ký hợp đồng trực tiếp với nhiều
công trình quan trọng tại Điện Biên.
20
- Rủi ro tài chính: Để phục vụ cho nhu cầu hoạt động kinh doanh của mình,
doanh nghiệp luôn có nhu cầu vay vốn phục vụ hoạt động sản xuất – kinh
doanh. Chính vì vậy, sự biến động về lãi suất có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt
động của doanh nghiệp, đặc biệt là sự gia tăng lãi suất cơ bản.
- Rủi ro về giá : Sự biến động của giá cả nguyên vật liệu đầu vào theo chiều
hướng tăng cao cũng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động đầu tư của doanh
nghiệp.

- Ngoài ra còn một số rủi ro khác như thiên tai, địch họa,…các rủi ro bất
khả kháng gây thiệt hại tới tài sản của doanh nghiệp và quá trình thi công các
công trình. Để hạn chế thiệt hại của rủi ro này, doanh nghiệp đã tiến hành mua
bảo hiểm tài sản và có nhiều biện pháp hạn chế tác động của thiên tai tới quá
trình thi công nhằm đảm bảo thi công đúng tiến độ.
8. Các hoạt động đầu tư tài chính khác
Doanh nghiệp chưa có hoạt động đầu tư tài chính nào.
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP
1. Định hướng phát triển của doanh nghiệp đến năm 2015
2. Phương hướng đầu tư trong năm 2012
21

×