Tải bản đầy đủ (.doc) (185 trang)

Tìm hiểu thực trạng và đề xuất một số giải pháp xử lý rác thải sinh hoạt tại Thành Phố Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 185 trang )

20 | P a g e
ĐẶT VẤN ĐỀ
Song song với sự phát triển của nền kinh tế thì việc xả thải là một quy
luật tất yếu, vì vậy cần phải có giải pháp hạn chế và ngăn ngừa. Và để góp phần
thựcểuhiện tốt vấn đề trên khoá luận đã hướng đến việc đề xuất giải pháp quản
lý rác thải sinh hoạt.
Khoá luận trên cơ sở sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá
thực trạng rác thải của Thành Phố và phương pháp điều tra chọn mẫu để khảo
sát ý kiến của người dân trên địa bàn trong vấn đề rác thải. Với 60 hộ được điều
tra về những vấn đề xoay quanh việc phân loại rác thải, từ đó thực hiện chương
trình phân loại rác thải tại nguồn. Và hiệu quả của chương trình mang lại chính
là cơ sở cho việc thực hiện tái sử dụng rác thải, thông qua việc thực hiện dự án
xây dựng nhà máy sản xuất phân Compost từ rác hữu cơ. Cụ thể là đánh giá
những lợi ích kinh tế về môi trường mà dự án mang lại thông qua phương pháp
giá cả thị trường. Và sử dụng lại rác vô cơ như nguồn nguyên liệu sản xuất thu
hồi từ thị trường, cụ thể là việc thu hồi bao bì thông qua việc áp dụng hệ thống
tiền đặt cọc hoàn trả. Ngoài ra, kết hợp việc giáo dục ý thức cộng đồng trong
vấn đề rác thải.
Với những biện pháp trên sẽ góp phần giảm thiểu cũng như hạn chế việc
xả thải của người dân và đặc biệt mang lại một nguồn nguyên liệu hữu ích từ rác
thải.
1 | P a g e
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết của đề tài
Nền kinh tế và môi trường luôn có mối liên kết chặt chẽ với nhau thông qua
nguyên tắc cân bằng vật chất. Có thể xem hoạt động của con người nói chung và
hoạt động kinh tế nói riêng là một quá trình chuyển đổi vật chất và năng lượng. Bởi
vì chúng ta không thể hủy hoại và phục hồi vật chất và năng lượng theo nghĩa tuyệt
đối nên chúng ta sẽ tái xuất hiện chúng như chất phế thải và cuối cùng được thải ra
môi trường. Điều này gợi ý rằng nền kinh tế càng phát triển mạnh, chất thải tạo ra


càng nhiều. Tương tự như trong cuộc sống hàng ngày của con người thì nhu cầu
tiêu dùng đang ngày một gia tăng điều đó đồng nghĩa sẽ có một lượng rác thải sinh
hoạt khổng lồ được thải ra. Lượng chất thải rắn trong sinh hoạt gia đình bị loại thải
ngày một gia tăng và đang là vấn đề khó khăn quan trọng về mặt chính sách đối với
mọi nền kinh tế.
Cùng với sự phát triển rất nhanh cả về số lượng và chất lượng các đô thị, rác
thải đang trở thành thách thức lớn cho mục tiêu phát triển bền vững. Hiện tượng rác
thải bị ứ đọng ở một số thành phố từ lâu đã là vấn đề đáng báo động. Theo thống kê
sơ bộ, mỗi ngày Đà Nẵng thải ra không dưới 1.200 tấn rác và sẽ tăng lên 1.700
tấn/ngày vào năm 2010. Điều đáng nói là việc phân loại, xử lý rác thải của Đà
Nẵng hiện chưa được thực hiện rốt ráo. Đó là, không kiểm soát được rác thải ở khu
1
2 | P a g e
vực thu gom tập trung trước và sau khi đưa lên xe vận chuyển đến nơi tiêu huỷ;
việc phân loại rác tại nguồn chưa thực hiện nghiêm ngặt, nên lượng rác thải nhiều
hơn thực tế. Dụng cụ trang bị thu gom rác chưa đúng quy định, nhất là qui định về
nhãn, chất lượng bao bì, thùng đựng rác, chưa có nhà lưu giữ rác tại hầu hết các cơ
sở, tình trạng rác tập trung ngoài trời mưa nắng gây ô nhiễm và mất mỹ quan là phổ
biến, phương tiện vận chuyển rác không đảm bảo vệ sinh và an toàn …Đồng thời
vấn đề xử lý rác thải vẫn còn thể hiện nhiều điều bất cập, hầu hết rác thải đều xử lý
theo phương pháp chôn lấp. Điều này đồng nghĩa sẽ gây nên những vấn đề như ô
nhiễm không khí và môi trường ở các bãi rác tập trung, nước ngầm nhiễm độc. Các
bãi rác tập trung kiểu hở còn là nguồn lây lan bệnh, làm ô nhiễm nguồn nước mặt,
diện tích và qui mô ô nhiễm ngày càng lan rộng, tình trạng thiếu đất cho bãi rác,
đường giao thông cho việc vận chuyển rác, chi phí vận chuyển rác tới bãi tập trung
ngày càng cao, làm giảm giá trị của đất, giảm giá trị thẩm mỹ, v.v. Ngoài ra rác
ngày nay lẫn nhiều chất độc (hoá chất) và các chất không thể tiêu huỷ được. Bên
cạnh đó, công tác xử lý rác tốn kém lại chưa có lợi nhuận, nên xu hướng thường là
chọn công nghệ nào rẻ nhất đã dẫn đến những vấn đề trên.
Vì vậy, trước tình trạng trên thì các cơ quan chức năng cần phải làm gì để

hạn chế và quản lý tốt những các vấn đề chất thải rắn tại đây? Và việc chọn giải
pháp nào là hợp lý nhất? Xuất phát từ thực tiễn đó nên đề tài đã hướng đến việc
“Đề xuất giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại TP Đà Nẵng”.
2
3 | P a g e
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đề xuất giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Phân tích hiện trạng rác thải và quản lý rác thải của thành phố.
Phân tích phản ứng của người dân trong việc phân loại rác tại nguồn.
Đề xuất những biện pháp giải quyết.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Đề tài được tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu tại TP Đà
Nẵng.
Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện từ 24/3/2008 đến 24/6/2008
1.4. Bố cục đề tài
Đề tài gồm 5 chương, trong đó:
Chương 1: Nêu lý do chọn đề tài, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu và ý nghĩa
của đề tài.
3
4 | P a g e
Chương 2: Giới thiệu tổng quan về TP Đà Nẵng, về công ty Môi Trường Đô
Thị TP Đà Nẵng và tổng quan các tài liêu nghiên cứu có liên quan.
Chương 3: Giới thiệu một số khái niệm có liên quan đến rác thải, liên quan
đến các biện pháp quản lý và xử lý rác thải. Bên cạnh đó cũng tiến hành giới thiệu
phương pháp thống kê mô tả, phương pháp đồ thị, phuơng pháp bảng biểu thống kê
và phương pháp giá thị trường được thực hiện trong đề tài.
Chương 4: Tiến hành đánh giá, phân tích thực trạng và đề ra các giải pháp để
có thể khắc phục tình trạng hiện tại.

Chương 5: Kết luận và đưa ra một số kiến nghị trong việc thực thi các biện
pháp xử lý và quản lý rác thải.
1.5. Ý nghĩa đề tài
Khi nền kinh tế phát triển cùng với quá trình đô thị hóa, con người khai thác
và sử dụng tài nguyên với quy mô lớn đã thải ra nhiều loại chất thải nói chung và
rác thải nói riêng với khối lượng lớn đất bùn, xi măng, rác thải từ các gia đình, công
sở, bệnh viện…, đồng thời sự tiến bộ về kỹ thuật và công nghệ đạ tạo ra những vật
liệu mới như đồ nhựa kéo theo hàng loạt chất thải mới khó phân hủy. Do đó, con
người phải đối mặt với nhiều loại chất thải (rác thải) và phải biết cách tái sử dụng
và xử lý chúng. Nếu không được kiểm soát, quản lý tốt và không có biện pháp xử
lý hữu hiệu, thì các chất thải đó sẽ gây nên nhiều vấn đề nan giải. Vì vậy, cần phải
có những biện pháp thiết thực có thể khắc phục và hạn chế các vấn đề ô nhiễm một
4
5 | P a g e
cách tốt nhất, góp phần cải thiện môi trường, với mục đích phát triển kinh tế nhanh
nhưng phải đảm bảo tính bền vững, ít nhất phải giữ cho được chất lượng môi
trường như hiện tại, không để tiếp tục xấu đi.
5
6 | P a g e
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan các tài liệu nghiên cứu có liên quan
Hình 2.1: Một góc bãi rác Khánh Sơn (cũ)



Nguồn tin: Công ty Môi Trường Đô Thị TP. Đà Nẵng
6
7 | P a g e
- Sự ảnh hưởng của rác thải đô thị: Chuyên viên kỹ thuật môi trường của công

ty California Waste Solutions do anh David Dương là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm
Tổng giám đốc là một công ty ở California (Mỹ), hoạt động trong lĩnh vực thu gom, tái chế
và quản lý chất thải rắn 13 năm qua, ông Paul Rottenberg cho biết: "Khi rác bắt đầu phân
hủy, nó sẽ tạo ra hai chất phụ có hại cho sức khỏe, đó là nước thải (còn gọi là nước rỉ rác)
và khí gas (metan)”.
2.1.1. Ô nhiễm môi trường không khí
Tại bãi chôn lấp, qua quá trình phân hủy, các chất hữu cơ đã tạo thành lượng lớn khí
thải chủ yếu là CH
4
, CO
2
, N
2,
NH
3
, H
2
S, v.v. Tất cả sản phẩm này đều gây mùi hôi thối và
là chất độc hại. Đặc biệt là lượng khí metan (CH
4
) là nguồn ô nhiễm không khí có khả năng
gây hiệu ứng nhà kính gấp 30 lần so với khí CO
2
. Nếu lượng khí thải này không được thu
gom và tái sử dụng năng lượng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người và góp phần làm
tăng sự nóng lên toàn cầu. Trong hầu hết các trường hợp, trên 90% thể tích khí sinh ra là
methane (nồng độ có thể lên tới 40% ở khoảng cách 120m bên cạnh bãi rác) và cacbon
dioxide (khi hoà tan vào nước làm cho pH của nước ngầm thấp hơn, có thể làm tăng độ
cứng và hàm lượng muối khoáng).
Ngoài các khí trên , môi trường không khí tại các bãi chôn lấp và khu vực xung

quanh còn bị ảnh hưởng bởi các loại vi sinh vật trong các hạt bụi lơ lửng. Mùi hôi từ bãi rác
được tạo thành do phân hủy kị khí các thành phần hữu cơ có khả năng phân rã sinh hoạt
trong rác. Trong điều kiện kị khí, sulfate bị khử thành sulfide và sau đó kết hợp với hydro
7
8 | P a g e
tạo thành hydrosulfide có mùi khó chịu gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Ảnh
hưởng của mùi hôi từ bãi rác còn do yếu tố hướng gió và theo mùa trong năm. Thành phần
khí chủ yếu từ bãi rác được mô tả ở bảng 2.1
Bảng 2.1. Thành Phần Khí Từ Bãi Rác.
Thời gian
(tháng)
Thành phần khí (%thể tích)
N
2
CO
2
CH
4
0 – 3 5,2 88 5
3 – 6 3,8 76 21
6 – 12 0,4 65 29
12 -18 1,1 52 40
18 – 24 0,4 53 47
24 – 30 0,2 52 48
30 – 36 1,3 46 51
36 – 42 0,9 50 47
42 – 48 0,4 51 48
Nguồn tin: tiêu
chuẩn VN
2.1.2. Ô nhiễm môi trường nước

Nước rò rĩ từ bãi rác là chất lỏng thấm qua chất thải rắn và chứa nhiều chất hoà tan
và lơ lửng từ chất thải rắn. (Thông tin khoa học, số 23, tháng 09/2005)
Do rác có độ ẩm cao nên chất lỏng sinh ra từ sự phân huỷ và lượng nước mưa ngấm
qua các bãi chôn lấp tạo thành lượng lớn nước rò rỉ có chứa các chất lơ lửng, các chất hòa
tan, có mặt các kim loại nặng, các chất hữu cơ độc hại, v.v có thể gây ô nhiễm đất, ô nhiễm
nước ngầm và nước mặt.
8
9 | P a g e
Theo số liệu thống kê của công ty Môi Trường Đô Thị, lượng nước rỉ rác thu gom
hàng ngày tại bãi rác Khánh Sơn vào mùa nắng là 250 - 300 (m3/ngày) và mùa mưa là 450
- 500 (m3/ngày). Lượng nước rỉ rác thu gom trung bình hàng ngày là: 300 m
3
, lượng nước
rỉ rác sản sinh từ bãi rác mỗi năm là: 109.500 m
3
.Cho thấy lượng nước rỉ rác là rất lớn, cần
phải xử lý và phải nổ lực để giảm thiểu khối lượng nước và mức độ nhiễm bẩn. Một số
thành phần cơ bản trong nước rỉ như sau: pH, BOD, COD, hợp chất của N, hợp chất của P,
coliform, v.v trong bảng 2.2
Bảng 2.2: Thành Phần Nước Rò Rỉ của Bãi Rác Khánh Sơn.
Ngày
tháng
COD (mg/l) BOD (mg/l)
M
1
M
2
M
3
M

4
M
1
M
2
M
3
M
4
9/3/07 19.930 12.010 3.490 -
16.55
0
9.850 2.827 -
26/4/07 17.800 7.570 1.480 240
10.71
5
1.941 460 107
3/5/07 26.400 3.200 800 110 1.190 2.333 510 107
Nguồn tin: số liệu quan trắc mẫu nước từ Công Ty Môi Truờng Đô Thị TP Đà
Nẵng
Ghi chú: M1: Mẫu lấy tại mương phân phối.
M2: Mẫu lấy tại đầu ra hồ yếm khí.
M3: Mẫu lấy tại đầu ra hồ tuỳ nghi 1.
M4: Mẫu lấy tại đầu ra hồ tuỳ nghi 2.
9
10 | P a g e
2.1.3. Ảnh hưởng đến môi trường đất
Phương pháp xử lý rác thải phổ biến hiện nay là chôn lấp. Chính hành động
đó sẽ tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường đất. Bởi vì khi rác thải
chưa được xử lý mà chôn trực tiếp vào đất như vậy sẽ chứa đựng luôn cả những

chất độc hại còn sốt lại như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, v.v. Ngoài ra, các chất ô
nhiễm nước đều có thể lưu giữ lại trong đất do quá trình chảy trên bề mặt, di
chuyển lắng đọng hoặc thấm qua đất. Các chất ô nhiễm có thể là đầu mỡ, kim loại
nặng, các chất độc vô cơ và hữu cơ, các vi khuẩn gây bệnh, v.v các chất này làm
nhiễm bẩn đất làm thay đổi thành phần và tính chất của đất. Và điều đó có nghĩa là
sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến con người cả về mặt kinh tế lẫn sức khỏe.
2.1.4. Ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng
Nhiều thành phần trong các loại rác sinh hoạt như mực viết, bút bi, dầu máy, v.v dễ
gây độc cho người. Theo đó, trong mực viết có thể chứa những kim loại nặng (như chì,
thủy ngân, v.v); pin thì chứa các thành phần nguy hại như than hoạt tính, kim loại, niken
Những thành phần nguy hại này được giới hạn ở mức độ nhất định, chúng không gây nên
những ngộ độc cấp tính và bình thường chúng có vẻ vô hại đối với người dùng, khi các
thành phần nguy hại có trong chất thải tương tác với nhau dễ gây ra các phản ứng có hại
10
11 | P a g e
hoặc nhiễm vào thực phẩm sẽ gây ngộ độc. Các chất hữu cơ khó phân hủy, kim loại nặng
trong chất thải sẽ thấm vào đất, nước. Hậu quả là nguồn nước mặt, nước ngầm đều bị
nhiễm độc, không dùng được. Khi nước đã bị nhiễm độc thì ảnh hưởng của nó rất lớn, thực
vật xung quanh sống bằng đất, nước đó cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, rác hữu cơ phân huỷ nhanh, sinh sản ra mùi hôi khó chịu và trở nên
cực ký hấp dẫn đối với chuột, ruồi, bọ, v.v. Trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lị
tồn tại được từ 4 đến 42 ngày trong rác, trong điều kiện ẩm ứơt là môi trường tốt
cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển như: vi trùng thương hàn, lỵ, tiêu chảy, bạch
hầu, giun sán, v.v. Những loại ký sinh này tồn tại và phát triển nhanh chóng. Chất
thải rắn sau khi được phát sinh có thể thâm nhập vào môi trường không khí dưới
dạng bụi hay các chất khí bị phân hủy như H
2
S, NH
3
, v.v rồi theo đường hô hấp đi

vào cơ thể con người hay động vật. Một bộ phận khác, đặc biệt là các chất hữu cơ,
các kim loại nặng thâm nhập vào nguồn nước hay môi trường đất rồi vào cơ thể con
người qua thức ăn, thức uống. Ngoài những chất hữu cơ có thể bị phân rã nhanh
chóng, chất thải rắn có chứa những chất rất khó bị phân hủy (như nhựa chẳng hạn)
làm tăng thời gian tồn tại của chúng trong môi trường. Mặc khác, việc xử lý chất
thải rắn luôn phát sinh những nguồn ô nhiễm mới, nếu không có biện pháp xử lý
triệt để, các chất ô nhiễm dạng rắn có thể dịch chuyển thành các chất ô nhiễm dạng
khí hay dạng lỏng. (Thông tin khoa học, số 23, tháng 9/2005)
11
12 | P a g e
Tác hại của CTR đối với sức khỏe con người được tóm tắt trên sơ đồ hình
2.2.
Hình 2.2. Sơ Đồ Tác Hại Của Chất Thải Rắn Sinh Hoạt Đến Sức Khỏe Con
Người.
Nguồn tin: thu thập
và tổng hợp
2.1.5. Làm giảm mỹ quan đô thị
Môi trường
không khí
Rác thải:
- Sinh Hoạt
- Thương nghiệp
- Tái chế
Nước
mặt
Nước
ngầm
Môi trường
đất
Người, động

vật
Bụi, CH
4
, NH
3
,
H
2
S, VOC
Kim
loại
nặng,
chất
độc
Ăn uống, tiếp
xúc qua da
Qua chuỗi
thực phẩm
Qua
đường
hô hấp
12
13 | P a g e
Trong thời gian qua, do có nhiều cố gắng và phối hợp đồng bộ giữa Công ty Môi
trường đô thị Đà Nẵng với chính quyền các phường các ngành chức năng nên công tác giữ
gìn vệ sinh đô thị từng bước có nhiều chuyển biến tốt. Song gần đây, tình hình vệ sinh đô
thị vẫn còn một số mặt yếu kém, tình trạng rác thải, rác sinh hoạt gia đình đổ ở các vùng
ven biển, cống rãnh công cộng, bờ sông Hàn và trên đường phố, v.v. Nhiều hộ nhân dân cải
tạo, xây dựng nhà cửa đã sử dụng vỉa hè làm nơi chứa vật liệu xây dựng và đổ bừa bãi vôi
vữa ra đường phố; xe chuyên chở vật liệu xây dựng, than đá, v.v vào đường phố không có

bạt che nên rơi vãi cát, đá trên đường phố. Nghiêm trọng nhất là một số hộ nhân dân có tập
quán xấu, thường xuyên đổ rác, vứt rác súc vật chết, đổ nước thải ra đường phố ở mọi thời
điểm trong ngày. Tình trạng trên diễn ra khá phổ biến. Gây tình trạng mất mỹ quan đường
phố.
Hình 2.3: Vớt Rác Trên Sông Hàn.
13
14 | P a g e

Nguồn tin: Công ty Môi Truờng Đô Thị TP Đà
Nẵng
2.2. Giới thiệu tổng quan về TP Đà Nẵng
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Thành phố Đà Nẵng trải dài từ 15°15' đến 16°40' Bắc và từ 107°17' đến
108°20' Đông. Phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía tây và nam giáp tỉnh
Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông. Trung tâm thành phố cách thủ đô Hà Nội
764 km về phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam, cách thủ
đô thời cận đại của Việt Nam là thành phố Huế 108 km về hướng Tây Bắc.
b) Diện tích
Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên là 1.255,53 km
2
; trong đó, các
quận nội thành chiếm diện tích 213,05 km
2
, các huyện ngoại thành chiếm diện tích
1.042,48 km
2
.
Hình 2.4: Bản Đồ TP. Đà Nẵng.
14

15 | P a g e

Nguồn tin: UBND TP. Đà
Nẵng
Diện tích tự nhiên của các quận huyện được thể hiện qua hình 2.5
Hình 2.5. Biểu Đồ Cơ Cấu Diện Tích Tự Nhiên TP. Đà Nẵng.
Nguồn tin: Phòng Thống Kê – UBND TP . Đà
Nẵng
15
16 | P a g e
c) Địa hình
Địa hình thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng vừa có núi, vùng núi cao và dốc
tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi
thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp. Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao
khoảng từ 700-1.500 m, độ dốc lớn (>400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có
ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố. Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp
chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp,
công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu chức năng của thành phố.
d) Khí hậu
Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít
biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền
Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt:
mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh
thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài.
Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,9°C; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8,
trung bình 28-30°C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình 18-23°C. Riêng vùng
rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500 m, nhiệt độ trung bình khoảng 20°C.
Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%; cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình
85,67-87,67%; thấp nhất vào các tháng 6, 7, trung bình 76,67-77,33%.
16

17 | P a g e
Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.504,57 mm; lượng mưa cao nhất vào các
tháng 10, 11, trung bình 550-1.000 mm/tháng; thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4, trung
bình 23-40 mm/tháng.
Số giờ nắng bình quân trong năm là 2.156,2 giờ; nhiều nhất là vào tháng 5, 6,
trung bình từ 234 đến 277 giờ/tháng; ít nhất là vào tháng 11, 12, trung bình từ 69 đến
165 giờ.
2.2.2. Tài nguyên thiên nhiên
2.2.2.1. Tài nguyên rừng
Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn thành phố là 67.148 ha, tập trung chủ
yếu ở phía Tây và Tây Bắc thành phố, bao gồm 3 loại rừng: rừng đặc dụng: 22.745
ha, trong đó đất có rừng là 15.933 ha; rừng phòng hộ: 20.895 ha, trong đó đất có
rừng là 17.468 ha; rừng sản xuất: 23.508 ha, trong đó, đất có rừng là 18.176 ha.
Rừng ở Đà Nẵng tập trung chủ yếu ở cánh Tây huyện Hòa Vang, một số ít ở
quận Liên Chiểu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn. Tỷ lệ che phủ là 49,6%, trữ lượng gỗ
khoảng 3 triệu m
3
. Phân bố chủ yếu ở nơi có độ dốc lớn, địa hình phức tạp. Rừng
của thành phố ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa phục vụ nghiên cứu khoa học, bảo vệ
môi trường sinh thái và phát triển du lịch. Thiên nhiên đã ưu đãi ban cho thành phố các khu
bảo tồn thiên nhiên đặc sắc như: Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà, Khu bảo tồn thiên nhiên
Sơn Trà và Khu văn hóa lịch sử môi trường Nam Hải Vân.
2.2.2.2. Tài nguyên nước
17
18 | P a g e
a) Biển, bờ biển
Đà Nẵng có bờ biển dài khoảng 30 km, có vịnh Đà Nẵng nằm chắn bởi sườn núi
Hải Vân và Sơn Trà, mực nước sâu, thuận lợi cho việc xây dựng cảng lớn và một số cảng
chuyên dùng khác; và nằm trên các tuyến đường biển quốc tế nên rất thuận lợi cho việc
giao thông đường thuỷ. Mặc khác Vịnh Đà Nẵng còn là nơi trú đậu tránh bão của các tàu

có công suất lớn.
Vùng biển Đà Nẵng có ngư trường rộng trên 15.000 km
2
, có các động vật
biển phong phú trên 266 giống loài, trong đó hải sản có giá trị kinh tế cao gồm 16
loài (11 loài tôm, 02 loại mực và 03 loại rong biển) với tổng trữ lượng là
1.136.000 tấn hải sản các loại (theo dự báo của Bộ Thuỷ sản) và được phân bố tập
trung ở vùng nước có độ sâu từ 50-200m (chiếm 48,1%), ở độ sâu 50m (chiếm
31%), vùng nước sâu trên 200m (chiếm 20,6%). Hàng năm có khả năng khai thác
trên 150.000 -200.000 tấn hải sản các loại.
Đà Nẵng còn có một bờ biển dài với nhiều bãi tắm đẹp như Non Nước, Mỹ
Khê, Thanh Khê, Nam Ô với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú; ở khu vực quanh
bán đảo Sơn Trà có những bãi san hô lớn, thuận lợi trong việc phát triển các loại
hình kinh doanh, dịch vụ, du lịch biển. Ngoài ra vùng biển Đà Nẵng đang được tiến
hành thăm dò dầu khí, chất đốt, v.v.
b) Sông ngòi, ao hồ
18
19 | P a g e
Sông ngòi của thành phố Đà Nẵng đều bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc thành
phố và tỉnh Quảng Nam. Hầu hết các sông ở Đà Nẵng đều ngắn và dốc. Có 2 sông
chính là Sông Hàn (chiều dài khoảng 204 km, tổng diện tích lưu vực khoảng
5.180km
2
) và sông Cu Đê (chiều dài khoảng 38 km, lưu vực khoảng 426km
2
).
Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn có các sông: Sông Yên, sông Chu Bái, sông
Vĩnh Điện, sông Túy Loan, sông Phú Lộc Thành phố còn có hơn 546 ha mặt nước
có khả năng nuôi trồng thủy sản. Với tiềm năng về diện tích mặt nước, tạo điều
kiện tốt để xây dựng thành vùng nuôi thủy sản với các loại chính như: cá mú, cá

hồi, cá cam, tôm sú.
2.2.2.3. Tài nguyên khoáng sản
Cát trắng: tập trung ở Nam Ô, trữ lượng khoảng 5 triệu m
3
.
Đá hoa cương: ở Non Nước, nhưng để bảo vệ khu di tích nổi tiếng Ngũ Hành
Sơn, loại đá này đã được cấm khai thác.
Đá xây dựng: đây là loại khoáng sản chủ yếu của thành phố, tập trung ở khu vực
phía Tây, Bắc và Tây Nam thành phố.
Đá phiến lợp: tập trung ở thôn Phò Nam, xã Hòa Bắc. Đây là loại đá filit màu
xám đen, có thể tách thành từng tấm với kích thước (0,5 x 10) x 0,3-0,5m. Trữ lượng
khoảng 500.000m
3
.
Cát, cuội sỏi xây dựng: cát lòng sông Vĩnh Điện, Túy Loan, sông Yên, Cầu Đỏ,
Cẩm Lệ, Cu Đê, cuội sỏi Hòa Bắc, Hòa Liên.
19
20 | P a g e
Laterir: đến nay đã có 03 mỏ được nghiên cứu sơ lược: La Châu, Hòa Cầm,
Phước Ninh là sản phẩm phong hóa của các đá phiến hệ tầng Bol-Atek.
Vật liệu san lấp: chủ yếu là lớp trên mặt của các đá phiến hệ tầng Bol-Atek bị
phong hóa, có nơi lớp này dày đến 40-50m. Tập trung chủ yếu ở Hòa Phong, Hòa Sơn,
Đa Phước.
Đất sét: trữ lượng khoảng 38 triệu m
3
.
Nước khoáng: ở Đồng Nghệ, lưu lượng tự chảy khoảng 72m
3
/ngày.
Đặc biệt, vùng thềm lục địa có nhiều triển vọng về dầu khí.

2.2.2.4. Tài nguyên đất
Với diện tích 1.255,53 km
2
(chủ yếu là đất đồi núi và đảo, trong đó có huyện đảo
Hoàng Sa với diện tích 305 km
2
); thành phố có các loại đất khác nhau: cồn cát và đất cát
ven biển, đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất xám bạc màu và đất xám, đất đen, đất đỏ
vàng, đất mùn đỏ vàng, v.v. Trong 1.255,53 km
2
diện tích, chia theo loại đất có: đất lâm
nghiệp: 514,21 km
2
; đất nông nghiệp: 117,22 km
2
; đất chuyên dùng (sử dụng cho mục
đích công nghiệp, xây dựng, thủy lợi, kho bãi, quân sự, v.v): 385,69 km
2
; đất ở: 30,79
km
2
; đất chưa sử dụng, sông, núi: 207,62 km
2
.
2.2.3. Điều kiện xã hội
2.2.3.1. Dân số
Tổng thể 777.216 triệu người, trong đó nông thôn chiếm 23.8%, thành thị
chiếm 86.2%, mật độ dân số 599 người/km
2
.

20
21 | P a g e
Bảng 2.3: Dân Số TP Đà Nẵng.
Đơn vị
Năm
1999 2005
Dân số (Người)
Mật độ
(Người/km
2
)
Dân số
(Người)
Mật độ
(Người/km
2
)
Thành phố Đà Nẵng 684.846 545,15 777.216 599
Quận Hải Châu 189.297 7863,13 197.118 8.650
Quận Thanh Khê 149.637 16084,81 167.830 17.126
Quận Sơn Trà 99.344 1634,89 112.196 1.809
Quận Ngũ Hành
Sơn
41.895 1146,61 50.097 1.347
Quận Liên Chiểu 63.464 763,87 71.818 855
Quận Cẩm Lệ 71.429 2.164
Huyện Hòa Vang 141.209 191,47 106.746 211
Huyện Đảo Hoàng
Sa


Nguồn tin: Phòng Thống Kê – UBND TP. Đà
Nẵng
2.2.3.2. Cơ sở hạ tầng thành phố Đà Nẵng
Hình 2.6: Cầu Sông Hàn TP Đà Nẵng.
21
22 | P a g e

Nguồn tin: http://
www.danang.gov.vn

a) Giao thông
Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện có đủ 4 loại đường giao thông thông dụng
là: đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Tổng số km đường trên địa
bàn thành phố (không kể các hẻm, kiệt và đường đất) là 382,583 km.
Trong đó: quốc lộ 70,865 km; tỉnh lộ 99,716 km; đường huyện 67 km; đường nội
thị 181,672 km. Chiều rộng trung bình của mặt đường là 08m. Mật độ đường bộ phân
bố không đều, ở trung tâm là 3 km/km
2
, ngoại thành là 0,33 km/km
2
.
Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy ngang qua thành phố Đà Nẵng có chiều dài
khoảng 30 km, với các ga Đà Nẵng, Thanh Khê, Kim Liên, Hải Vân Nam. Trong đó, ga
Đà Nẵng là một trong những ga lớn của Việt Nam.
Đường biển với 02 cảng hiện có là cảng Tiên Sa và cảng Sông Hàn.
22
23 | P a g e
Sân bay hàng không quốc tế Đà Nẵng có diện tích là 150 ha (diện tích cả khu vực
là 842 ha), với 2 đường băng, mỗi đường dài 3.048m, rộng 45m; có khả năng cho hạ
cách các loại máy bay hiện đại như B747, B767, A320.

Hệ thống cấp nước và cấp điện cho sinh hoạt cũng như sản xuất đang dần được
nâng cấp, xây dựng mới để phục vụ ngày càng tốt hơn cho đời sống của người dân cũng
như cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thông tin liên lạc phát triển mạnh, được hiện đại hóa và trở thành trung tâm lớn
thứ ba trong cả nước.
b) Dịch vụ
Tài chính - Ngân hàng
Đà Nẵng là trung tâm tài chính lớn nhất của khu vực Miền Trung và Tây
Nguyên.
c) Thương mại
Đà Nẵng có 2 chợ lớn nhất: chợ Hàn, chợ Cồn; cùng những siêu thị mới mở
trong vòng vài năm trở lại đây như siêu thị Bài Thơ, siêu thị Metro, siêu thị BigC v.v.
Đây là những trung tâm thương mại chủ yếu của Đà Nẵng.
Hình 2.7: Một Góc Trung Tâm Chợ Hàn tại Đà Nẵng.
23
24 | P a g e

Nguồn tin: http://
www.danang.gov.vn

d) Công nghiệp
Bao gồm: KCN An Đồn, KCN Hoà Khánh, KCN Hoà Khánh mở rộng, KCN
Liên Chiểu, KCN Hoà Cầm, KCN Thọ Quang, KCN Công Nghệ Cao, Trung tâm điện
toán và truyền số liệu khu vực III.
2.2.3.3. Du lịch
Thành phố Đà Nẵng nằm bên dòng sông Hàn; phía Đông vươn ra biển Đông với
những bãi biển dài tăm tắp và bán đảo Sơn Trà còn rất hoang sơ; phía Bắc và phía Tây
được bao bọc bởi đèo núi cao. Đèo Hải Vân cheo leo hiểm trở là ranh giới tự nhiên giữa
thành phố và tỉnh Thừa Thiên-Huế.
24

×